Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án dự thi GVDG cấp tỉnh danh 25 3 09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.09 KB, 3 trang )

Trường tiểu học Tịnh Minh
GV: Nguyễn Thị Mỹ Danh
Ngày soạn: 22/3/2009
Ngày dạy: 25/3/2009

1
GIÁO ÁN DỰ THI GVDG CẤP TỈNH
Môn dạy: Khoa học Lớp 5
BÀI: SINH SẢN CỦA ẾCH

I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
- Có ý thức để ý quan sát thiên nhiên.
II. ĐDDH:
- Hình ảnh minh hoạ T116, 117 SGK.
- Bài học ghi giấy rô ki.
III. Phương pháp dạy học:
Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm,…
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ: Sự sinh sản của côn trùng.
- 1 HS nêu chu trình sinh sản của ruồi
* HS nhận xét - GV nhận xét ghi điểm.
3/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Giới thiệu- HS quan sát con ếch, qua đó
giới thiệu về bài sự sinh sản của ếch.
b) Vào bài:
HĐ1: Tìm hiểu sự sinh sản của ếch.
Ở hoạt động 1 cô chia làm 2 phần: Phần 1 tìm hiểu về loài


ếch. Phần 2 sự sinh sản của ếch.
* Phần 1: Ta sẽ tìm hiểu về loài ếch thông qua trò chơi: Đó
bạn.
 GV: Thông qua luật chơi: Các em quan sát h1,2 T116
SGK, câu hỏi phần đố bạn để dưa ra câu đố.
Lớp có 4 tổ, các tổ sẽ nêu câu hỏi liên quan về loài ếch dựa
vào h1,2 và câu hỏi ở phần 1 SGK- Tổ đưa ra câu hỏi mời tổ
nào trả lời thì tổ đó sẽ trả lời. Tổ nào đưa ra câu hỏi và câu trả
lời chậm sẽ mất quyền chơi. Lượt chơi sẽ nhường cho tổ khác.
Tổ thắng cuộc là tổ đưa ra câu hỏi đúng và trả lời tốt theo yêu
cầu. (Thời gian diễn ra trò chơi trong vòng 4 phút).
Tổ nào bắt chước tiếng ếch kêu giống nhất thì tổ đó có quyền
đưa ra câu hỏi trước.
- Cử 4 đại diện cho 4 tổ làm tiếng ếch kêu.
- Mời đại diện tổ đưa ra câu đố. Các câu dự kiến:
1. Ếch sống ở đâu?
2. Bạn thường nghe tiếng ếch kêu khi nào?
3. Tiếng kêu đó là của ếch đực hay ếch cái?
4. Ếch đẻ con hay đẻ trứng?
5. Ếch đẻ trứng vào mùa nào?
6. Ếch đực khác ếch cái như thế nào?
7. Bạn nghe tiếng ếch kêu ở đâu?

Hoạt động học
-HS trả lời: Ruồi-> trứng-> dòi (ấu trùng)
-> nhộng->ruồi.
- HS theo dõi quan sát.

- HS theo dõi lắng nghe.


- HS cử đại diện cho tổ mình.
- HS trả lời:
+ Ếch sống ở ao hồ, đồng ruộng.
+Vào ban đêm, sau cơn mưa; ở ao hồ,
đồng ruộng.
+ Tiếng kêu đó là của ếch đực.
+ Ếch đẻ trứng, trứng ếch tạo thành từng
chùm lềnh bềnh trên mặt nước.
+ Đẻ trứng vào mùa hè
+ Ếch dực khi kêu có hai túi kêu phái
dưới miệng phồng to, ếch cái không có
túi kêu.
+ Ở gần ao hồ, đồng ruộng


2
Hoạt động dạy
8. Ếch đẻ trứng ở đâu?
Kết luận: Tuyên dương đội thắng cuộc
- Qua trò chơi “Đố bạn” vừa rồi em nào có thể nói lại
những hiểu biết của mình về loài ếch, thông qua hình 1, 2.

Sau khi ếch đẻ trứng thì trứng ếch sẽ phát triển như
thế nào? Cô cùng các em sẽ tìm hiểu qua phần 2.
* Phần 2: Sự sinh sản của ếch.
Cô sẽ tổ chức cho lớp làm việc theo cặp với phiếu học tập.
- Học sinh nhận phiếu, đọc yêu cầu của phiếu trong thời gian
2 phút.
Nhóm 1:
- HS quan sát hình 3, 4 và trả lời.

- Trứng ếch đã thụ tinh nở thành gì?
Nòng nọc sống ở đâu, có hình dạng như thế nào?
Nhóm 2:
- Quan sát hình 5,6.
-Khi đã lớn nòng nọc mọc chân nào trước, chân nào
sau?
Nhóm 3: - HS quan sát hình 4,5, 6,7.
- Ếch khác nòng nọc ở điểm nào?
Nhóm 4: -Quan sát hình 7,8.
- Ếch con khác ếch đã trưởng thành ở điểm nào?
 HS nhận xét- GV nhận xét và tuyên dương.
- Dựa vào hình từ 3 đến 8 trên bảng em nào nêu lại sự phát
triển của nòng nọc cho đến khi thành ếch.
- Dựa vào hình từ 1 đến 8 em hãy nêu sự sinh sản của ếch.

 GV: Ếch là động vật đẻ trứng. Trong quá trình đẻ trứng
con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước vừa trả qua
đời sống trên cạn (giai đoạn nòng nọc chỉ sống dưới
nước).

Hoạt động học
+ Ở dưới nước ao hồ, đồng ruộng.

- HS: Ếch sống ở ao hồ, ruọng đồng. Dầu
mùa hạ, sau cơn mưa lớn ta thường nghe
tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái, ếch đẻ
trứng, trứng ếch nổi lềnh bềnh trên mặt
nước.

- HS quan sát và trả lời: Trứng ếch đã thụ

tinh nở thành nòng nọc. Nòng nọc sống ở
dưới nước, có đầu tròn, đuôi dài và dẹp.

- HS quan sát và trả lời: Khi lớn dần nòng
nọc mọc hai chân phía sau trước, sau một
thời gian nòng nọc tiếp tục mọc hai chân
phía trước.
- HS quan sát và trả lời: Ếch con đuôi
ngắn, bắt đầu nhảy lên bờ.
- Nòng nọc đầu tròn, duôi dài và dẹp.
- Ếch trưởng thành không còn đuôi. Ếch
con còn đuôi ngắn.
- HS các nhóm trình bày kết quả kết hợp
chỉ tranh.
-HS: Trứng ếch thụ tinh nở thành nòng
nọc, nòng nọc sống dưới nước, nòng nọc
đầu tròn, duôi dài và dẹp. Nòng nọc lớn
dần mọc ra hai chân phía sau, sau một
thời gian nòng nọc tiếp tục mọc hai chân
phía trước. Khi nòng nọc lớn thành ếch
con đủ 4 chân, thì đuôi ngắn dần và bắt
đầu nhảy lên bờ. Ếch trưởng thành không
còn đuôi nữa.


3
Hoạt động dạy
Liên hệ giáo dục:
- Chính vì môi trường của ếch như vậy, chúng ta cần làm gì để
để bảo vệ loài ếch?


- Vì sao cần bảo vệ loài ếch?
*HĐ2:: Các em đã biết về sự sinh sản của ếch. Bây giờ cô
sẽ tổ chức cho lớp thi vẽ sơ đồ về chu trình sinh sản của
ếch.
Ở hoạt động này cô sẽ tổ chức làm hai phần.
+ Vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch theo cặp.
+ Các cặp thi vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch
trước lớp.
o Chúng ta sẽ nói về chu trình sinh sản của ếch theo cặp
1, thời gian (2 phút)
o Thi vẽ và nói về chu trình sinh sản của ếch trước lớp.

Hoạt động học
- HS: + Không soi bắt ếch trong mùa sinh
nở.
+ Không phun thuốc độc làm ô
nhiễm môi trường ao hồ, đồng ruộng, hay
vức rác xuống ao hồ,…
- HS: Vì ếch là con vật có ích. Ở vùng
nông thôn ếch giúp bà con nông dân bắt
sâu cho lúa, hoa màu, thịt ếch ngon, bổ
dưỡng.

- HS thực hiện
Ếch

 HS nhận xét- GV nhận xét và tuyên dương.
Nòng nọc
4. Củng cố:

- Ếch đẻ trứng hay đẻ con?
- Ếch cái đẻ trứng ở đâu?
- Trứng ếch thụ tinh nở ra gì? Nòng nọc phát triển
thành gì?
Đó là nội dung bài học (nội dung bài học SGK)
Liên hệ: Ếch là loài động vật sống trong tự nhiên đó là loài
vật rất quý. Do vậy, các em phải bảo vệ ếch.
 GV nhận xét và tuyên dương.
HS hát bài hát về ếch: “Kìa chú ếch con….”
5. Nhân xét- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực tham gia học tập.
- Dặn dò: HS về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài tiếp theo.

Trứng

- HS: 1 em HS đọc lại nội dung bài học.



×