Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng tỉnh Điện Biên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ MỸ LINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ MỸ LINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MƯỜNG ẢNG - TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60-62-01-15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Trung

THÁI NGUYÊN - 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực va chưa từng được dùng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Mỹ Linh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã nhận được giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô. Tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, đặc biệt là thầy giáo Tiến sĩ Hà Quang
Trung đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ
Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng, tỉnh Điện
Biên và bà con nhân dân các xã: Ảng Nưa, Mường Đăng, Búng Lao huyện
Mường Ảng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu để thực hiện
luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn và gia đình đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý

kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,tháng 02 năm 2018
Tác giả luận văn

Trần Thị Mỹ Linh


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Cây cà phê và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây cà phê ........................ 4
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của phát triển cây cà phê ............................................... 8
1.1.3. Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế ............................................ 8
1.1.4. Nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh ........... 12
1.1.5. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................................ 14
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cà phê .................................. 15

1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 16
1.2.1. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ cà phê trên thế giới .............. 16
1.2.2. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ cà phê ở trong nước ............. 21
1.2.3. Tình hình phát triển cà phê tại Điện Biên ............................................. 25
1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng ............................................... 28
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 31
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 31
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31


iv

2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu nghiên cứu ............................................ 31
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 35
2.3.3. Phương pháp phân tích .......................................................................... 35
2.3.4. Một số phương pháp khác ..................................................................... 36
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ............................................................... 36
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ của hiện tượng .................................. 36
2.4.2. Nhóm các chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất ....................... 36
2.4.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất ..................................... 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 40
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên ...... 40
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên............................................................. 40
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 51
3.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Mường Ảng .................. 57
3.2.1. Lịch sử phát triển cây cà phê ở Mường Ảng......................................... 57

3.2.3. Các hình thức tổ chức sản xuất cây cà phê ở huyện Mường Ảng ........ 58
3.2.4. Tình hình chế biến, bảo quản cà phê ở Mường Ảng ............................. 59
3.2.5. Tình hình tiêu thụ cà phê ở Mường Ảng............................................... 60
3.3. Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê tại các hộ nông dân ...... 61
3.3.1. Điều kiện sản xuất cà phê của các hộ nông dân .................................... 61
3.3.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê ở điểm điều tra .................... 63
3.3.3. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản ........................................................... 64
3.3.4. Chi phí sản xuất cà phê ở thời kỳ kinh doanh ....................................... 65
3.3.5. Thuận lợi và khó khăn đối với hộ trồng cà phê .................................... 69
3.4. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê ở điểm điều tra năm 2017........ 71
3.4.1. Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê ở điểm điều tra năm 2017 ................ 71
3.4.2. Hiệu quả xã hội sản xuất cà phê ở điểm điều tra năm 2017 ................. 73
3.4.3. Hiệu quả về môi trường sản xuất cà phê ở điểm điều tra năm 2017 .... 73
3.4.4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây cà phê và một số cây trồng khác
ở huyện Mường Ảng năm 2017 .......................................................... 73


v

3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây cà phê huyện Mường
Ảng năm 2017...................................................................................... 74
3.5.1. Tập quán canh tác.................................................................................. 74
3.5.2. Mức độ đầu tư vốn ................................................................................ 75
3.5.3. Chất lượng lao động .............................................................................. 75
3.5.4. Hình thức tổ chức sản xuất.................................................................... 75
3.5.5. Lợi thế cạnh tranh và thị trường............................................................ 76
3.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê trên địa
bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.............................................. 77
3.6.1. Định hướng phát triển cây cà phê của huyện Mường Ảng đến năm 2020 .... 77
3.6.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê trên địa

bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.............................................. 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 85
1. Kết luận ....................................................................................................... 85
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CN

Công nghiệp

DV

Dịch Vụ

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã


KH

Kế hoạch

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT - SX

Kỹ thuật - Sản xuất

NN

Nông nghiệp

QLNN

Quản lý nhà nước

SX

Sản xuất

TN

Thu nhập

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

XK

Xuất khẩu


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Sản lượng cà phê theo niên vụ .................................................... 22

Bảng 1.2:

Dự báo diện tích gieo trồng cà phê theo tỉnh tại Việt Nam ........ 23

Bảng 1.3:

Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Điện Biên giai

đoạn 2011 - 2015 ........................................................................ 26

Bảng 2.1:

Hộ điều tra phân theo bản và xã ................................................. 34

Bảng 2.2:

Hộ điều tra phân theo xã và kinh tế hộ ....................................... 35

Bảng 3.1:

Diện tích các dạng địa hình huyện Mường Ảng ......................... 42

Bảng 3.2:

Thống kê các loại đất đai trên địa bàn huyện Mường Ảng ........ 45

Bảng 3.3:

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Mường Ảng ..................... 51

Bảng 3.4:

Tình hình dân số và lao động huyện Mường Ảng ...................... 52

Bảng 3.5:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mường Ảng ......................... 53


Bảng 3.6:

Hiện trạng giáo dục huyện Mường Ảng năm 2016 .................... 54

Bảng 3.7:

Hiện trạng đầu tư ngành Y tế huyện Mường Ảng năm 2016 ..... 55

Bảng 3.8:

Cơ cấu đội ngũ cán bộ ngành Y tế của huyện Mường Ảng ....... 55

Bảng 3.9:

Diện tích, sản lượng cây cà phê ở huyện Mường Ảng ............... 58

Bảng 3.10: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại 3 xã đại diện huyện
Mường Ảng ................................................................................. 61
Bảng 3.11: Tuổi của chủ hộ........................................................................... 62
Bảng 3.12: Trình độ học vấn của các hộ điều tra .......................................... 62
Bảng 3.13: Tình hình nhân khẩu lao động và ngành nghề của hộ điều tra ... 63
Bảng 3.14: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê ở điểm điều tra .......... 64
Bảng 3.15: Chi phí đầu tư kiến thiết cơ bản trồng 1ha cà phê ...................... 64
Bảng 3.16: Chi phí sản xuất bình quân 1 ha cà phê kinh doanh của hộ
nông dân ...................................................................................... 68
Bảng 3.17: Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng cà phê ....... 71
Bảng 3.18: So sánh hiệu quả kinh tế cây cà phê với cây ăn quả ở huyện
Mường Ảng (tính BQ/1 ha mỗi loài cây trong 1 năm canh tác) .... 74
Bảng 3.19: Quy hoạch phát triển cà phê huyện Mường ảng đến năm 2020 ...... 78



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1:

Thân cây cà phê vối, khi cưa đốn thường được dùng chạm
trổ các đồ thủ công mỹ nghệ. ........................................................ 4

Hình 1.2:

Hoa cà phê..................................................................................... 5

Hình 1.3:

Quả cà phê chè .............................................................................. 6

Hình 1.4:

Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới ......................... 17

Hình 1.5:

10 nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới .............................. 19

Hình 1.6:

Các nước nhập khẩu cà phê nhiều nhất thế giới ......................... 20

Hình 1.7:


Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Điện Biên giai
đoạn 2011-2015 .......................................................................... 27

Hình 3.1:

Bản đồ hành chính huyện Mường Ảng ....................................... 41

Hình 3.2:

Bản đồ thổ nhưỡng huyện Mường Ảng ...................................... 50

Hình 3.3:

Các kênh tiêu thụ chính của sản phẩm cà phê Mường Ảng ....... 60


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1875, giống Arabica
được người Pháp mang từ đảo Bourton sang trồng ở phía Bắc sau đó lan ra các
tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Bố Trạch, v.v.. Đồn điền cà phê đầu tiên được
lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888.
Giống cà phê arabica (tức cà phê chè) được trồng ở ven sông. Sau việc canh tác
cà phê lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum và
Djiring. Năm 1937-1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000ha cà phê,
cung ứng 1.500 tấn. Cho đến nay sản lượng cà phê cả nước chiếm 8% sản lượng
nông nghiệp, chiếm 25% giá trị xuất khẩu và là nước xuất khẩu cà phê Robusta

lớn nhất thế giới với hai tỉnh có diện tích canh tác lớn nhất là ĐăkLăc và Gia Lai,
mang lại việc làm ổn định, thu nhập cao cho hàng triệu người. Góp phần ổn định
kinh tế xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh, dân tộc ít người, v.v..
( 2017)
Huyện Mường Ảng thuộc phía Đông Nam của tỉnh Điện Biên, có tổng
diện tích đất tự nhiên là 44.352,2 ha. Nằm cách thành phố Điện Biên Phủ
khoảng 40 km về phía Tây, huyện Mường Ảng được thiên nhiên ưu đãi về đất
đai, khí hậu, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê.
Với độ cao địa hình trung bình từ 700 - 900 m so với mực nước biển, huyện
Mường Ảng được Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam đánh giá là một trong
những khu vực có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi để phát triển vùng
chuyên canh cà phê chất lượng cao (UBND huyện Mường Ảng, 2017). Xác định
rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như những đóng góp của cây cà phê đối với công
cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của địa phương. Tuy nhiên trong
quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ đã có hàng loạt câu hỏi đặt ra như hiệu
quả kinh tế của sản xuất cây cà phê hiện nay ở Mường Ảng như thế nào?
Những thuận lợi, khó khăn, đối với việc phát triển sản xuất cây cà phê ở
Mường Ảng ra sao? Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây
cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng?


2

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: "Thực
trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa bàn huyện
Mường Ảng tỉnh Điện Biên" để nghiên cứu với mong muốn góp phần công sức
nhỏ bé giúp huyện Mường Ảng nói riêng và tỉnh Điên Biên nói chung phát triển
bền vững loại cây trồng tiềm năng này.
2. Mục tiêu nghiên cứu


- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất
cây cà phê.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất
cây cà phê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây
cà phê ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm, giá trị cây cà phê địa bàn huyện

Mường Ảng, tỉnh Điên Biên.
Trên cơ sở tổng kết các công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế nói
chung và hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê nói riêng, nghiên cứu các bài
học kinh nghiệm về việc nâng cao hiệu quả kinh tế nông sản hàng hóa, từ đó
rút ra bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế cà phê trên địa
bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Luận văn nghiên cứu thành công có thể là công trình khoa học dùng để
tham khảo cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên, các sở, ban ngành thuộc tỉnh Điện Biên
trong công tác phát triển cây cà phê nhằm xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn phân tích khách quan về hiệu quả kinh tế cây cà phê trên địa
bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điên Biên, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế cây cà phê, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×