Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong mật thuộc họ Megachilidae (Hymenoptera: Apoidea) ở một số khu vực thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.95 MB, 98 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
==========***==========

TRẦN THỊ NGÁT

NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ
CỦA CÁC LOÀI ONG MẬT THUỘC HỌ
MEGACHILIDAE (HYMENOPTERA: APOIDEA)
Ở MỘT SỐ KHU VỰC THUỘC BẮC BỘ VÀ TRUNG BỘ

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Hà Nội, 2017


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
==========***==========

TRẦN THỊ NGÁT

NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN VÀ SỰ PHÂN BỐ
CỦA CÁC LOÀI ONG MẬT THUỘC HỌ
MEGACHILIDAE (HYMENOPTERA: APOIDEA)
Ở MỘT SỐ KHU VỰC THUỘC BẮC BỘ VÀ TRUNG BỘ

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60.42.01.03

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC



Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN

Hà Nội, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình và quý báu của các cơ quan và cá nhân. Tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- TS. Nguyễn Thị Phương Liên – người đã trực tiếp hướng dẫn tận
tình trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
- Các nhà khoa học và các thầy cô đang công tác tại Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật và các cơ quan khác (Bảo tàng Thiên nhiên Việt
Nam, Viện nghiên cứu hệ gen, trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã trực
tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành
khóa học này.
- Quỹ học bổng Nagao đã hỗ trợ một phần kinh phí để tôi hoàn thành
luận văn tốt nhất.
Hà Nội, tháng 8 năm 2017
Học viên

Trần Thị Ngát


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự
hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Phương Liên.

Kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, nếu sai, tôi xin chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, tháng 8 năm 2017
Học viên

Trần Thị Ngát


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần và số lượng cá thể của các loài ong mật thuộc họ
Megachilidae ở Bắc Bộ và Trung Bộ.................................................................. 24
Bảng 3.2. Số loài và tỉ lệ phần trăm mỗi giống của họ Megachilidae ............... 27
thu được ở Bắc Bộ và Trung Bộ ......................................................................... 27
Bảng 3.3. Mức độ phổ biến của các loài ong mật thuộc họ Megachilidae ở Bắc
Bộ và Trung Bộ ................................................................................................... 28
Bảng 3.4. Số lượng loài ong mật của các giống thuộc họ Megachilidae thu
được ở 3 khu vực thuộc Bắc Bộ .......................................................................... 62
Bảng 3.5. Số lượng loài ong mật của các giống thuộc họ Megachilidae thu
được ở 3 khu vực của Trung Bộ.......................................................................... 64
Bảng 3.6. Các điểm phân bố của các loài ong mật thuộc họ Megachilidae ở Bắc
Bộ và Trung Bộ ................................................................................................... 65
Bảng 3.7. Độ tương đồng về thành phần loài ong mật thuộc họ Megachilidae
giữa các khu vực nghiên cứu ............................................................................... 71
Bảng 3.8. Chỉ số đồng đều (J’) và chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’) ở các
khu vực nghiên cứu thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ ................................................ 73


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phần đầu của ong mật. ....................................................................... 10
Hình 1.2. Cấu tạo của râu ................................................................................... 10

Hình 1.3. Cấu tạo của phần ngực ....................................................................... 11
Hình 1.4. Cấu tạo của cánh ................................................................................ 11
Hình 1.5. Cấu tạo của chân.................................................................................. 12
Hình 1.6. Cấu tạo của phần bụng ....................................................................... 12
Hình 3.1. Anthidiellum carinatum (Wu, 1962) .................................................. 33
Hình 3.2. Euaspis divercarinata Pasteels, 1980 ................................................ 34
Hình 3.3. Pachyanthidium lachrymosum (Smith, 1879) ................................... 36
Hình 3.4. Coelioxys basalis Smith, 1875 ........................................................... 37
Hình 3.5. Coelioxys capitata Smith, 1854 ........................................................ 39
Hình 3.6. Coelioxys decipiens Spinola, 1838 .................................................... 40
Hình 3.7. Coelioxys sexmaculata Cameron, 1897 ............................................. 42
Hình 3.8. Megachile atrata Smith, 1853 ........................................................... 43
Hình 3.9. Megachile bhavanae Bingham, 1897 ................................................ 44
Hình 3.10. Megachile fratera Smith, 1853 ........................................................ 45
Hình 3.11. Megachile hera Bigham, 1897 ........................................................ 47
Hình 3.12. Megachile subrixator Cockerell, 1915 ............................................ 48
Hình 3.13. Megachile trichorhytisma Engel, 2006 ........................................... 49
Hình 3.14. Megachile umbripennis Smith, 1853 .............................................. 51
Hình 3.15. Megachile velutina Smith, 1853 ...................................................... 53
Hình 3.16. Anthidiellum sp.1 .............................................................................. 55
Hình 3.17. Anthidiellum sp.2 .............................................................................. 56
Hình 3.18. Trachusa sp. ..................................................................................... 58
Hình 3.19. Heriades sp.1 .................................................................................... 59
Hình 3.20. Heriades sp.2 .................................................................................... 60
Hình 3.21. Coelioxys sp.1 ................................................................................... 62
Hình 3.22. Sự phân bố của các loài ong mật thuộc họ Megachilidae ............... 64
Hình 3.23. Sự tạo nhóm giữa các khu vực nghiên cứu về thành phần loài ...... 72


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


B

: Bắc

Đ

: Đông

S

: Mặt dưới đốt bụng

T

: Mặt trên đốt bụng

KTTN

: Khu bảo tồn thiên nhiên

VQG

: Vườn Quốc Gia

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

HNL


: Hà Ngọc Linh

NĐĐ

: Nguyễn Đắc Đại

NPM

: Nguyễn Phượng Minh

NTPL

: Nguyễn Thị Phương Liên

NQC

: Nguyễn Quang Cường

PHP

: Phạm Huy Phong

TĐD

: Trần Đình Dương

TTD

: Trần Thiếu Dư


TTN

: Trần Thị Ngát

TXL

: Trương Xuân Lam


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài.................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ...................................................... 2
4. Các điểm mới của luận văn ....................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Khái quát về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của các khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................. 3
1.1.1. Vị trí địa lí .......................................................................................... 3
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 4
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................ 7
1.2.1. Khái quát về các loài ong mật thuộc họ Megachilidae...................... 7
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về họ Megachilidae trên thế giới ................. 14
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về họ Megachilidae ở Việt Nam .................. 18
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 20
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................... 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 20
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 20

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 20
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21
2.3.1. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa ............................................. 21
2.3.2. Phương pháp xử lý mẫu vật trong phòng thí nghiệm ..................... 21
2.3.3. Phương pháp quan sát và định loại mẫu vật ................................... 22
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 22


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 24
3.1. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài ong mật thuộc họ
Megachilidae ở các khu vực nghiên cứu ..................................................... 24
3.1.1. Thành phần các loài ong mật thuộc họ Megachilidae ở các khu vực
nghiên cứu................................................................................................. 24
3.1.2. Mức độ phổ biến của các loài ong mật thuộc họ Megachilidae ở các
khu vực nghiên cứu................................................................................... 28
3.1.3. Mô tả giống, các loài ghi nhận mới và các loài chỉ được định loại
đến giống................................................................................................... 30
3.2. Sự phân bố và thích nghi của các loài ong mật ở các khu vực nghiên
cứu ............................................................................................................... 62
3.2.1. Sự phân bố của các loài ong mật ở các khu vực nghiên cứu .......... 62
3.2.2. Khả năng thích nghi của các loài ong mật ở các khu vực nghiên cứu .....65
3.3. So sánh tính đa dạng của các loài ong mật thuộc họ Megachilidae ở các
khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 71
3.3.1. Độ tương đồng về thành phần loài ong mật giữa các khu vực nghiên
cứu

......................................................................................................... 71

3.3.2. So sánh chỉ số đồng đều và chỉ số đa dạng của các loài ong mật

thuộc họ Megachilidae ở các khu vực nghiên cứu ................................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 75
1. Kết luận ................................................................................................. 75
2. Kiến nghị ............................................................................................... 75
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ........ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 77
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Họ Megachilidae là một trong những họ có sự đa dạng cao về thành phần
loài trong tổng họ Ong mật Apoidea. Theo thống kê của Ascher và Pickering
(2016) [34], trên thế giới hiện có hơn 4000 loài thuộc họ Megachilidae đã
được mô tả. Các loài ong thuộc họ này được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới
và phổ biến nhất là ở Bắc Mỹ (Serrano, 2014) [29]. Các loài ong mật thuộc họ
Megachilidae nói riêng là một trong những trợ thủ đắc lực cho nền nông
nghiệp. Chúng là nhân tố thụ phấn quan trọng cho nhiều cây trồng ăn quả,
một số loại cây trồng khác như hành tây, cà rốt, các loài hoa dại,.… Thậm chí,
một số loài ong thuộc họ này (như Osmia spp., Megachile rotundata,…) còn
được sử dụng như những loài thụ phấn thương mại (giống các loài ong mật
thuộc giống Apis trong họ Ong mật Apidae) cho một số cây trồng như cỏ linh
lăng, cây việt quất (Bohart, 1972; Serrano, 2014) [6, 29].
Tuy nhiên, gần đây mới chỉ có một số tác giả trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu về các loài ong mật thuộc họ Megachilidae ở Việt Nam (Lê
Xuân Huệ, 2008; Khuat et al., 2012; Ascher and Pickering, 2016) [1, 16, 34],
và cho đến nay cũng mới chỉ có ba công trình công bố về họ ong này. Mặt
khác, trong các công trình nghiên cứu đó chỉ đưa ra tên khoa học của các loài

chứ không đề cập đến tình hình phân bố của loài đó trên thế giới và Việt
Nam, cũng như không có hình ảnh minh họa rõ ràng cho các loài, kể cả những
loài được xác định là loài ghi nhận mới cho Việt Nam.
Bắc Bộ và Trung Bộ được cấu thành từ các tiểu vùng lãnh thổ khác nhau,
do đó địa hình mang những đặc trưng riêng của mỗi miền. Bắc Bộ mang khí
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, lại có mùa đông lạnh. Mặc dù, một phần phía bắc
của Trung Bộ cũng có mùa đông lạnh kèm theo mưa nhưng nhìn chung nền
nhiệt trung bình của Trung Bộ cao hơn hẳn so với Bắc Bộ. Với sự khác nhau


2

về địa hình cũng như khí hậu sẽ tạo nên sự khác biệt về đa dạng côn trùng nói
chung và thành phần các loài ong mật nói riêng ở mỗi miền, đồng thời góp
một phần không nhỏ tạo nên sự đa dạng các loài ong mật ở Việt Nam.
Nhằm làm rõ sự đa dạng về thành phần cũng như sự phân bố của các loài
ong mật thuộc họ Megachilidae ở một số khu vực thuộc Bắc Bộ, Trung Bộ và
sự sai khác về thành phần các loài ong mật thuộc họ này ở các khu vực nghiên
cứu, đồng thời tạo tiền đề cho công tác bảo tồn các loài ong mật nói chung, tôi
lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của các loài ong
mật thuộc họ Megachilidae (Hymenoptera: Apoidea) ở một số khu vực thuộc
Bắc Bộ và Trung Bộ”.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu thành phần và sự phân bố của các loài ong mật thuộc họ
Megachilidae ở một số khu vực điển hình, đại diện cho miền Bắc và miền
Trung của nước ta, đồng thời so sánh sự đa dạng của chúng giữa các khu vực
nghiên cứu, tạo cơ sở cho nghiên cứu sau này về sinh học sinh thái, sinh học
bảo tồn các loài ong mật thuộc họ Megachilidae.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu nhằm đưa ra những dẫn liệu mới về sự

đa dạng thành phần và phân bố của các loài ong mật thuộc họ Megachilidae ở
một số khu vực điển hình, đại diện cho miền Bắc và miền Trung nước ta.
- Ý nghĩa thực tiễn: Tạo tiền đề cho công tác bảo tồn các loài ong mật
thuộc họ Megachilidae nói riêng và tổng họ Ong mật Apoidea nói chung ở
Việt Nam.
4. Các điểm mới của luận văn
Đây là nghiên cứu đầu tiên về thành phần và sự phân bố của các loài ong
mật thuộc họ Megachilidae ở một số khu vực thuộc Bắc Bộ và Trung Bộ.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của các khu vực nghiên
cứu
1.1.1.Vị trí địa lí
Theo địa lý tự nhiên, Việt Nam được chia thành 3 miền: Bắc Bộ, Trung
Bộ và Nam Bộ. Nhưng trong khuôn khổ luận văn này chỉ tiến hành nghiên
cứu ở 2 miền Bắc Bộ và Trung Bộ của Việt Nam do thời gian nghiên cứu có
hạn và các mẫu vật ở một số khu vực đại diện cho hai miền này đã được thu
thập trong thời gian gần đây.
Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc của lãnh thổ Việt Nam, phía bắc giáp Trung
Quốc, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông. Được bắt đầu từ vĩ độ
23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc với chiều dài là 1 650 km. Chiều ngang Đông - Tây
là 500 km, rộng nhất so với Trung Bộ và Nam Bộ.
Bắc Bộ được chia thành 3 tiểu vùng lãnh thổ: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ
và đồng bằng sông Hồng.
- Vùng Tây Bắc Bộ bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà
Bình, Lai Châu, Sơn La.
- Vùng Đông Bắc Bộ bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn,

Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà
Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,
Vĩnh Phúc.
Trung Bộ có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông Hồng và Trung du
miền núi vùng Bắc Bộ, phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà
Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp 2
nước Lào và Campuchia. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy
núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang


4

theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình.
Trung Bộ được tạo thành bởi 3 tiểu vùng lãnh thổ là: Bắc Trung Bộ,
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
- Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự Bắc-Nam: Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận,
Bình Thuận.
- Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và
Lâm Đồng.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp, bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ
biển và thềm lục địa, có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong
hóa mạnh mẽ, có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn.
Khu vực đồng bằng rộng lớn nằm ở lưu vực sông Hồng, có diện tích

14 800 km2 và bằng 4,5% diện tích cả nước. Đây là đồng bằng châu thổ lớn
thứ hai của Việt Nam (sau đồng bằng sông Cửu Long diện tích 40 000 km2)
do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Phần lớn bề mặt đồng bằng có địa
hình khá bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 - 12m so với mực nước biển.
Khu vực Tây Bắc có diện tích khoảng 102 900 km2 và chiếm 30,7% diện
tích cả nước. Địa hình ở đây bao gồm các dãy núi cao và rất hiểm trở, kéo dài
từ biên giới phía bắc (nơi tiếp giáp với Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh
Hoá. Trong khu vực này từ lâu đã xuất hiện nhiều đồng cỏ, nhưng thường
không lớn và chủ yếu nằm rải rác trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m.


5

Khu vực Đông Bắc với địa hình phần lớn là núi và đồi nằm ở ven bờ biển
Đông, được bao bọc bởi các đảo và quần đảo lớn nhỏ.
Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu
ảnh hưởng từ lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục
địa. Toàn vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm quanh năm với 2 mùa rõ
rệt là mùa hè và mùa đông. Đồng thời, hàng năm, Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần
từ phía bắc xuống phía nam và có khí hậu giao hoà, là đặc trưng của khu vực
đồng bằng Bắc Bộ và ven biển. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25°C,
lượng mưa trung bình từ 1 700 đến 2 400 mm. Vào mùa đông nhiệt độ xuống
thấp và thấp nhất trong các tháng 12 và tháng 1. Thời gian này ở khu vực
miền núi phía bắc (như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn) có thời điểm nhiệt
độ còn xuống dưới 0°C, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết rơi. Khí hậu
vùng Bắc Bộ cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết,
trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt,
đe dọa trực tiếp đến cây trồng nông nghiệp ảnh hưởng đến cuộc sống của các
địa phương trong vùng [35].

Địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò
trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến
các đảo ven bờ.
Bắc Trung Bộ bao gồm các dãy núi phía Tây và nơi giáp Lào có độ cao
trung bình và thấp. Riêng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá có độ cao từ
1 000 – 1 500 m. Khu vực miền núi Nghệ An - Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy
Trường Sơn có địa hình rất hiểm trở, phần lớn các núi cao nằm rải rác ở đây.
Các miền đồng bằng có tổng diện tích khoảng 6 200 km2, trong đó đồng bằng
Thanh Hoá do nguồn phù sa từ sông Mã và sông Chu bồi đắp, chiếm gần một
nửa diện tích, đồng thời là đồng bằng rộng nhất của Trung Bộ. Vào mùa


6

đông, do gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào
nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa. Đây là
điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa đông ở vùng Bắc Bộ. Đến mùa
hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi
là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt
độ ngày có thể lên tới trên 40°C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp.
Tây Nguyên có địa hình đa dạng và phức tạp, chủ yếu là cao nguyên với
độ cao từ 250 – 2 500 m. Tây Nguyên không phải là một cao nguyên mà là
một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500
m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800
m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao
khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1 000 m, cao nguyên Lâm Viên cao
khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1 000 m. Tất cả các
cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối
núi cao (chính là Trường Sơn Nam). Tây Nguyên chịu ảnh hưởng của khí hậu
cận xích đạo, nhiệt độ trung bình năm khoảng 200C điều hoà quanh năm biên

độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,50C. Khí hậu Tây Nguyên có hai
mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng
còn mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm.
Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm
đồng bằng ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hướng Đông - Tây
(trung bình 40 – 50 km), hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Có hệ
thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm
lục địa hẹp. Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía
Tây trải dọc theo hướng Nam tiến dần ra sát biển và diện tích có xu hướng thu
hẹp dần. Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp nên khi hình thành
thường bám sát theo các chân núi.


7

Đặc điểm nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô
không cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm của hai vùng khí hậu Bắc Bộ và
Nam Bộ. Gió mùa Đông Bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi do bị chặn
lại bởi dãy Bạch Mã. Vì vậy, khi về mùa hè thường xuất hiện gió mùa Tây
Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây ra
thời tiết khô nóng cho toàn bộ khu vực [36].
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.2.1. Khái quát về các loài ong mật thuộc họ Megachilidae
Cơ thể ong mật gồm 3 phần khớp động với nhau là đầu, ngực và bụng.
Cơ thể ong được bao bọc bằng một lớp vỏ kitin. Chính lớp vỏ kitin là bộ
xương ngoài, chỗ dựa cho các cơ quan bên trong và bảo vệ cơ thể ong tránh
những tác động bất lợi bên ngoài.
Phần đầu
Đầu ong có hình hộp, 2 mắt kép ở mỗi bên và có 3 mắt đơn phân bố theo
dạng hình tam giác ở gần đỉnh đầu (Hình 1.1). Mắt kép gồm rất nhiều mắt đơn

gộp lại, mỗi mắt đơn là một thấu kính trong suốt, tầng tế bào thị giác và các
dây thần kinh thị giác. Mắt kép giúp ong phân biệt được các đối tượng ở xa và
các mắt đơn tạo điều kiện cho mắt kép thực hiện chức năng của nó hoàn hảo
hơn.
Ở phần trước đầu có một đôi râu. Râu bao gồm gốc râu, cuống râu, đốt
chuyển và các đốt roi (Hình 1.2). Râu là cơ quan cảm giác rất nhạy bén. Ong
dùng râu để phân biệt mùi vị trong và ngoài tổ. Ngoài ra, râu còn có tác dụng
xác định dao động sóng trong không gian.
Với chức năng cắn, nghiền và hút, miệng và vòi ong có đặc điểm khác
với nhiều loại côn trùng khác. Ong dùng hàm trên để cắn các vật cứng, khi
mở rộng cửa tổ, cân nắp lỗ tổ chứa mật, vít nắp và nghiền phấn hoa. Ong


8

dùng vòi để hút các chất lỏng như mật hoa, si – rô, nước. Bình thường vòi co
vào dưới đầu, khi muốn hút các chất lỏng vòi thò ra ngoài.
Phần ngực
Phần ngực gồm 3 đốt: đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau
(Hình 1.3). Phần ngực của ong mang các cơ quan vận động là cánh và chân.
Trong phần ngực thì đốt ngực giữa giữ vai trò quan trọng nhất. Các đốt ngực
được chia ra nửa lưng và nửa bụng. Nửa lưng có đôi cánh trước lớn hơn đôi
cánh sau. Khi ong bay, cánh trước móc lại với cánh sau thông qua hệ thống
móc cánh.
Cánh ong mật có hệ thống gân, giữa các gân là màng cánh mỏng trong
suốt (Hình 1.4). Cánh ong là cơ quan vận động trong không khí. Khi không
phải mang tải, ong bay với vận tốc khoảng 60-70km/giờ. Khi phải mang tải
nặng, ong bay với vận tốc 15-20km/giờ. Nhờ hệ gân cánh phát triển nên trong
lúc bay, ong có thể mang vật nặng bằng trọng lượng cơ thể nó. Nửa bụng của
phần ngực ong mật có 3 đôi chân gắn vào 3 đốt ngực tương ứng.

Mỗi chân ong gồm 5 đốt: đốt háng, đốt chuyển, đốt đùi, đốt ống và đốt
bàn (Hình 1.5). Đốt bàn chân chia thành 5 đốt nhỏ, phần cuối của đốt bàn
chân có hai vuốt nhọn, giữa hai vuốt có tấm đệm mềm. Ngoài nhiệm vụ vận
động, mỗi đôi chân của ong mật còn có chức năng đặc biệt: chân trước có bộ
phận làm sạch râu, ở đầu đốt bàn có hốc lõm hình bán khuyên, cuối đốt đùi có
cựa kéo dài đậy lên hốc lõm đó. Khi râu ong bị bám phấn hoa và các vật khác,
ong cho râu vào hốc lõm ở đốt bàn, dùng cựa ở đốt đùi đậy lại và kéo râu về
phía trước vài lần để làm sạch râu. Chân trước cũng có lớp lông, ong dùng
chân trước chùi sạch mắt kép. Gần đây, người ta phát hiện được ở khớp đầu
gối chân trước ong mật có cơ quan cảm giác xác định được sóng truyền trong
không khí.


9

Phần bụng
Bụng ong mật có 6 đốt và nối với phần ngực qua đốt chuyển (Hình 1.6).
Mỗi đốt gồm có hai phần: phần lưng và phần bụng. Các đốt bụng nối với nhau
bằng màng kitin mỏng, đàn hồi. Nhờ các màng mỏng này mà ong có thể thay
đổi thể tích bụng. Hai bên mỗi đốt bụng có lỗ thở. Ở phần bụng của 4 đốt
bụng cuối cùng có các cơ quan tiết sáp, cuối bụng có ngòi đốt. Ngòi đốt có
nhiệm vụ bảo vệ. Tuy nhiên, ngòi đốt của các loài ong thuộc họ Megachilidae
khi đốt không quá đau và gây nguy hiểm như các loài ong thuộc họ Ong mật
Apidae. Khác với họ Apidae có giỏ phấn hoa ở đôi chân sau thì một số loài
ong thuộc họ Megachilidae có dải lông dày ở dưới bụng giúp chúng lấy được
lượng phấn hoa lớn hơn gấp nhiều lần.

A



10

B
Hình 1.1. Phần đầu của ong mật. A. Mặt trước

B. Mặt bên

(Nguồn: Charles Duncan Michener, 2007)

Hình 1.2. Cấu tạo của râu
(Nguồn: Charles Duncan Michener, 2007)


11

Hình 1.3. Cấu tạo của phần ngực
(Nguồn: Charles Duncan Michener, 2007)

Hình 1.4. Cấu tạo của cánh
(Nguồn: Charles Duncan Michener, 2000)


12

Hình 1.5. Cấu tạo của chân
(Nguồn: Charles Duncan Michener, 2007)

Hình 1.6. Cấu tạo của phần bụng
(Nguồn: Charles Duncan Michener, 2007)



13

Khác với họ Ong mật Apidae có các cá thể sống thành đàn với số lượng
cá thể khổng lồ thì các loài ong thuộc họ Megachilidae lại sống theo kiểu đơn
độc. Thức ăn chủ yếu của chúng là phấn hoa và mật hoa. Do cơ thể chúng có
chứa nhiều lông nên sau mỗi lần đến thăm hoa, những hạt phấn sẽ bám dính
vào cơ thể. Khác với 2 giỏ phấn hoa ở đôi chân sau của các loài ong mật
thuộc họ Apidae, một số loài ong mật thuộc họ Megachilidae thường có đốm
lông dày đặc ở mặt dưới của bụng giúp chúng có thể dễ dàng lấy được một
lượng phấn hoa lớn trong quá trình kiếm ăn.
Họ Megachilidae bao gồm cả các loài sống không ký sinh và các loài
sống ký sinh (Michener, 2007) [20].
Nhóm sống không ký sinh (giống Megachile,…) thường làm tổ trong
những ống tre, nứa, gỗ, đất. Lá cây, nhựa cây, bùn, đất và sỏi là những
nguyên liệu chính tạo nên chiếc tổ - nơi an toàn nhất đối với giai đoạn phát
triển của trứng và ấu trùng. Con cái bay đi cắt những mảnh lá cây và xếp dọc
theo thành trong của ống nứa, tre hay cành cây rỗng. Sau đó, nó cung cấp một
lượng thức ăn bao gồm phấn hoa và mật hoa vào trong mỗi khoang cho sự
phát triển của ấu trùng sau này. Tại mỗi khoang, con cái chỉ đẻ 1 quả trứng
trên lượng thức ăn đó. Tiếp đến, nó sẽ bay đi cắt miếng lá hình tròn để ngăn
cách với khoang bên cạnh. Các khoang bên cạnh được xây theo cách tương tự
đến hết chiều dài của ống rỗng.
Nhóm sống ký sinh (giống Coelioxys, Stelis,…) thường sống ký sinh vào
tổ của nhóm loài cùng họ Megachilidae. Nó thường vào tổ trước khi tổ được
niêm phong và đẻ trứng trong một khoang. Sau khi nở, ấu trùng của loài ký
sinh sẽ giết chết ấu trùng chủ nhà. Loài ký sinh thường có kích thước bằng
hoặc nhỏ hơn so với loài bị kí sinh.
Các loài ong mật thuộc họ Megachilidae có vai trò hết sức quan trọng
trong nông nghiệp. Do một số loài có đốm lông dày đặc ở bụng nên chúng



14

được đánh giá rất cao trong quá trình thụ phấn cho cây trồng. Chúng tiến hành
thụ phấn cho nhiều loại cây trồng giúp năng suất cây trồng tăng gấp nhiều lần
so với cây trồng đơn thuần chỉ được thụ phấn nhờ gió. Một số ít loài được con
người chủ động sử dụng làm tác nhân thụ phấn mang tính thương mại, nổi bật
là loài Megachile rotundata thụ phấn cho cỏ linh lăng và đem lại hiệu quả cao
về mặt kinh tế (Bohart, 1972) [6].
Các loài ong mật thuộc họ Megachilidae có mối quan hệ chặt chẽ với
thực vật, đặc biệt là thực vật có hoa. Bởi nếu một loài ong biến mất thì một
loài thực vật được thụ phấn bởi loài ong đó dần dần cũng sẽ biến mất trong
tương lai không xa. Ngoài ra, chúng cũng có quan hệ mật thiết với các nhóm
sinh vật khác trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái. Cơ thể của những con ong
này sau khi chết có thể làm thức ăn cho nhiều nhóm động vật khác như kiến,
vi khuẩn hoặc nấm. Như vậy, các loài ong mật thuộc họ Megachilidae là một
mắt xích quan trọng trong chuỗi và lưới thức ăn, giúp cân bằng hệ sinh thái.
1.2.2.Tình hình nghiên cứu về họ Megachilidae trên thế giới
Nghiên cứu về ong mật nói chung và các loài ong thuộc họ Megachilidae
nói riêng được tiến hành từ thời cổ đại (Michener, 2007) [20]. Các loài ong
thuộc họ Megachilidae được tìm thấy trong nhiều môi trường sống trên tất cả
các châu lục, trừ Nam Cực, từ rừng mưa nhiệt đới đến môi trường núi cao,
thậm chí là sa mạc (Gonzalez et al., 2012) [14]. Trên thế giới, 4105 loài thuộc
80 giống của 4 phân họ Megachilinae, Lithurginae, Fideliinae và
Pararhophitinae đã được ghi nhận (Ascher and Pickering, 2016) [34].
Nghiên cứu về họ Megachilidae ở Phương Tây
Năm 2005, nghiên cứu về họ Megachilidae ở Florida được tiến hành làm
rõ. Kết quả đã ghi nhận 79 loài, 13 giống, 4 tộc thuộc phân họ Megachilinae.
Trong đó, tộc Megachilini có số loài nhiều nhất (49 loài), tiếp sau là tộc



15

Anthidiini (14 loài), Osmiini (14 loài) và Lithurgini (2 loài) (Leavengood and
Serrano, 2005) [15].
Một khóa định loại cho các loài thuộc tộc Anthidiini ở Châu Phi được
đưa ra (Cockerell, 1936) [7]. Đặc điểm các giống và phân giống thuộc tộc
Anthidiini và mối quan hệ của các giống này ở Mỹ được bàn luận (Michener,
1948) [18]. Một khóa định loại đến giống của tộc Anthidiini ở Trung và Nam
Mỹ được công bố và con đực của giống Rhynostelis lần đầu tiên được mô tả
(Urban and Parizotto, 2012) [33]. Nghiên cứu của Pauly (2015) ghi nhận 4
loài mới thuộc tộc này: Anthidiellum iiwini, A. schlingeri, Benanthis
androimpano và B. ifatyensis (Pauly, 2015) [25].
Năm 1927, Schwarz xây dựng khóa định loại gồm 29 loài cho từng giới
của giống Anthidium ở Bắc Mỹ (Schwarz, 1927) [28].
Năm 1947, nghiên cứu của Michener ghi nhận 8 phân giống, trong đó 4
phân giống mới được bổ sung cho khu hệ ong mật ở Mỹ (Crytosima,
Dasyosima, Acrosmia và Monumetha) thuộc giống này, đồng thời khóa định
loại đến phân giống và loài của giống này ở Mỹ được đưa ra. Kết quả nghiên
cứu cũng cung cấp đầy đủ thông tin về mẫu chuẩn và đặc điểm phân bố của
mỗi loài (Michener, 1947) [17].
Năm 1935, bốn loài thuộc giống Coelioxys được ghi nhận ở Belgian
Congo, trong đó có 2 loài thuộc nhóm Liothyrapis và 2 loài thuộc nhóm
Coelioxys (Cockerell, 1935) [8]. Cấu trúc tổ và đặc điểm ấu trùng của loài
Coelioxys coturnix được mô tả trong nghiên cứu của Rozen và Kamel (2008)
[26]. Hình thái ấu trùng của loài Coelioxys chichimeca ở Trung Mĩ được
Rozen et al. (2010) mô tả [27].
Năm 2011, Sheffied và cộng sự đã ghi nhận 38 loài thuộc giống
Megachile ở Canada và Alaska, trong đó ba loài Megachile (Eutricharaea)

apicalis, M. (Megachiloides) casadae và M. (Megachiloides) umatillensis là


16

những ghi nhận mới cho Canada; M. (Xanthosarus) giliae và M. (Megachile)
nivalis được thay thế lần lượt là M. (Xanthosarus) circumcincta và M.
(Megachile) lapponica; M. subanograe được thay thế bằng tên M.
sublauritam, trước đây chỉ tìm thấy cá thể cái của loài M. subanograe và
trong nghiên cứu này cá thể đực lần đầu tiên được mô tả. Đồng thời, một khóa
định loại đến loài được cung cấp cùng những hình ảnh minh họa rất cụ thể
(Sheffied et al., 2011) [30]. Các đặc điểm sinh thái của loài Megachile
gomphrenoides trên hệ sinh thái nông nghiệp ở Argentina đã được Torretta và
cộng sự (2012) tiến hành làm rõ. Nghiên cứu này sử dụng bẫy tổ để thu bắt
các cá thể của loài Megachile gomphrenoides và quan sát các đặc điểm sinh
thái của loài. Cá thể cái sử dụng lá cây của ít nhất 3 loài thực vật làm vật liệu
xây tổ. Phấn hoa cung cấp cho sự phát triển trong giai đoạn trứng và ấu trùng
chủ yếu thuộc họ Cúc. Khoảng 30 % số con sinh ra không phát triển đến giai
đoạn trưởng thành và hơn nữa, 10% số con sinh ra bị giết bởi kẻ thù tự nhiên
(Torretta et al., 2012) [32]. Đến năm 2013, Megachile (Megachiloides)
chomskyi được phát hiện ở Mỹ bởi Sheffield. Megachile chomskyi là một
trong 4 loài thuộc nhóm Oenotherae trong phân giống Megachiloides, chúng
đều có vòi hút dài. Các đặc điểm đặc trưng và bản mô tả chi tiết cho cả 2 giới
cùng một khóa định loại đến loài của nhóm Oenotherae được cung cấp
(Sheffield, 2013) [31]. Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái của Megachile
guaranitica được tiến hành ở Brazil đã ghi nhận 21 tổ của loài này từ các bẫy
nứa trong suốt quá trình nghiên cứu. Tổ của M. guaranitica được thu từ tháng
12 đến tháng 3 năm sau. Mỗi khoang tổ có 3 lớp: lớp ngoài cùng và lớp trong
cùng được làm bằng những miếng lá hình thon dài, còn lớp giữa dày hơn và
được làm từ mùn. Phân tích phấn hoa trong 10 tổ xác định được 97,6% phấn

hoa được lấy từ thực vật họ Đậu. Trong số 26 tổ thu được có 17 tổ có sự xuất


×