GIÁO ÁN VẬT LÝ 11
TỪ TRƯỜNG TRONG DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT.
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm chung của từ trường.
- Vẽ được hình dạng các đường sức từ sinh bởi dòng điện chạy trong các dây
dẫn có hình dạng khác nhau.
- Nêu được công thức tính cảm ứng từ trong các trường hợp đặc biệt.
Kĩ năng:
- Xác định véc tơ cảm ứng từ tại mỗi điểm do dòng điện chạy trong các dây
dẫn có hình dạng đặc biệt.
- Giải các bài tập liên quan.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
. Các hình vẽ hình dạng các đường sức của từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong
dây dẫn có hình dạng đặc biệt.
Học sinh:
- Chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
( 2’ )
- Sĩ số:………………..
2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi PC2, PC3 của bài trước. ( 7’)
3. Bài mới:
Hoạt động 1 Tìm hiểu các đặc điểm chung của từ trường. ( 3’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK để trả lời.
- Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1.
- Gợi ý HS trả lời.
PC1 - Cảm ứng từ do dòng diện chạy trong dây dẫn sinh ra phụ thuộc những yếu tố
nào?
TL1: - Cảm ứng từ do dòng diện chạy trong dây dẫn sinh ra:
+ Tỉ lệ với cường độ dòng điện sinh ra điện trường.
+ Phụ thuộc dạng hình học của dây dẫn.
+ Phụ thuộc vị trí điểm đang xét.
+ Phụ thuộc môi trường trong quanh.
GIÁO ÁN VẬT LÝ 11
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn
thẳng dài. ( 7’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Kết hợp SGK trả lời các câu hỏi PC2.
- Trả lời C1.
- Đọc SGK mục I, trả lời các câu hỏi
PC3.
- Hướng dẫn hs nhận biết đặc điểm về
đường sức, nêu câu hỏi PC2.
- Nêu câu hỏi C1.
- Nêu câu hỏi PC3.
PC2 - Nêu đặc điểm đường sức từ của từ trường sinh bởi dòng điện chạy trong dây
dẫn thẳng dài?
TL2: - Là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn mà
tâm chính là vị trí giao của dây dẫn với mặt phẳng đó. Chiều của đường sức xác định theo
quy tắc nắm bàn tay phải.
PC3 - Nêu biểu thức xác định độ lớn cảm ứng từ tại một điểm cách dây dẫn thẳng
dài mang dòng điện I một khoảng r trong chân không.
TL3: - Biểu thức: B 2.10 7
I
r
Hoạt động 3: Tìm hiểu cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn uốn
thành hình tròn ( 9’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC4.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Nêu câu hỏi PC4.
- Hướng dẫn hs trả lời
- Xác nhận kiến thức trong mục.
PC4 - Nêu đặc điểm đường sức từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn hình tròn.
- Nêu biểu thức tính độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng dây.
TL4: - Đặc điểm đường sức: Là những đường cong vô hạn ở hai đầu nằm trong các mặt
phẳng chứa trục đi qua tâm của vòng dây. Có thể xác định được chiều đường sức bằng
quy tắc nắm tay phải.
- Biểu thức độ lớn của cảm ứng từ tại tâm của vòng dây:
B 10 7.2N
I
R
Hoạt động 4 Tìm hiểu cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây(10’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Trả lời các câu hỏi PC5.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Nêu câu hỏi PC5.
- Hướng dẫn hs trả lời
GIÁO ÁN VẬT LÝ 11
- Xác nhận kiến thức trong mục.
PC5 - Nêu đặc điểm đường sức sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây.
- Viết biểu thức tính cảm ứng từ tại các điểm trong lòng ống dây.
TL5: - Các đường sức phía ngoài dây giống với đường sức sinh bởi nam châm thẳng.
Các đường sức phía trong lòng ống là những đường thẳng song song cách đều nhau.
Chiều của các đường sức trong lòng ống cũng được xác định theo quy tắc nắm bàn tay
phải.
- Biểu thức cảm ứng từ trong lòng ống:
B 10 7.4
N
I
l
↔ B 10 7.4nI
Hoạt động 5 Tìm hiểu cảm ứng từ sinh bởi nhiều dòng điện.( nguyên lí chồng
chất từ trường) ( 5’)
Hoạt động của học sinh
- Trả lời các câu hỏi PC6.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
Trợ giúp của giáo viên
- Nêu câu hỏi PC6.
- Xác nhận kiến thức trong mục.
PC6 - Nêu cách xác định cảm ứng từ tại mỗi điểm sinh bởi nhiều nguồn khác nhau.
ur ur ur ur
TL6: - Cảm ứng từ tại mỗi điểm có thể xác định: B B1 B2 B3 .......
Hoạt động 6: Củng cố, vận dụng và giao bài tập về nhà. (2’)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Tiếp thu, ghi nhớ.
- Nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ trong
bài học.
- Yêu cầu hs làm các bài tập 3, 4 SGK
* Giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài và chuẩn bị bài tập giờ sau chữa.
- Làm các bài tập 3, 4 SGK
- Nhận nhiệm vụ về nhà.