Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG XẢY RA TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI HEO NÁI THUỘC HUYỆN VŨNG LIÊM, MANG THÍT, LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y VÀ MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG XẢY RA TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI HEO NÁI
THUỘC HUYỆN VŨNG LIÊM, MANG THÍT, LONG HỒ,
TỈNH VĨNH LONG

Họ và Tên sinh viên:

NGUYỄN QUỐC HƯNG

Ngành

:

Thú Y

Lớp

:

Bác Sĩ Thú Y 2003 Vĩnh Long

Niên khóa

:

2003 - 2008



Tháng 06/2009


KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y VÀ MỘT SỐ BỆNH
THƯỜNG XẢY RA TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI HEO NÁI THUỘC
HUYỆN VŨNG LIÊM, MANG THÍT, LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG

Tác giả

NGUYỄN QUỐC HƯNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ ANH PHỤNG

Tháng 06/2009

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: NGUYỄN QUỐC HƯNG
Tên luận văn: “Khảo sát điều kiện vệ sinh thú y và một số bệnh thường xảy ra tại
một số hộ chăn nuôi heo nái thuộc huyện Vũng Liêm, Mang Thít, Long Hồ, tỉnh Vĩnh
Long”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa, ngày.............................
Giáo viên hướng dẫn


T.S. LÊ ANH PHỤNG

ii


LỜI CẢM ƠN
™ Thành kính công ơn:
Ông, bà, cha mẹ đã hết lòng lo lắng, an ủi động viên và tạo điều kiện cho con ăn
học để có được như ngày hôm nay.
™ Xin chân thành tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến
TS. LÊ ANH PHỤNG đã tận tình, chỉ dạy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực tập và hoàn thành khóa luận này.
™ Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa, quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt thời gian học tập.
Bộ môn Vi Sinh Truyền Nhiễm Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Vĩnh Long.
™ Xin chân thành biết ơn:
ThS. NGUYỄN ĐA PHÚC cùng toàn thể các cô chú, anh chị cán bộ Chi Cục
Thú Y Vĩnh Long đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian thực tập.
™ Xin chân thành cảm ơn:
Toàn thể bạn bè lớp Bác Sĩ Thú Y Vĩnh Long 2003 đã giúp đỡ, động viên tôi
vượt qua mọi khó khăn và cùng chia sẽ niềm vui trong suốt thời gian học tập ở trường.
Chân thành cảm ơn
NGUYỄN QUỐC HƯNG


iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Qua thời gian khảo sát điều kiện vệ sinh thú y và một số bệnh truyền nhiễm
thường xảy ra tại một số hộ chăn nuôi heo nái thuộc huyện Vũng Liêm, Mang Thít,
Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Theo phương pháp hồi cứu (bằng phiếu điều tra) ở các hộ
chăn nuôi nái từ 10 nái trở lên, từ tháng 9/2008 đến tháng 2/2009, chúng tôi có một số
kết quả sau:
(1) Đặc điểm chung về chăn nuôi heo nái ở các địa phương, tỉnh Vĩnh Long
- Mục đích chăn nuôi nái theo hướng kiêm dụng là phổ biến (65%) và với
nguồn giống chủ yếu do tự nhân giống (65%). Vị trí chuồng trại cách khu dân cư ít
nhất 500m chiếm tỷ lệ khá cao (57,5%), nhưng ít nằm trong khu quy hoạch (25%).
- Đa số chuồng nuôi heo nái có nền xi măng (85%), và mái chuồng bằng tole
(chiếm 65%). Nhưng việc có thực hiện hố sát trùng trước cổng đạt thấp (32,5%).
- Các hộ nuôi nái sử dụng thức ăn hỗn hợp trộn sẵn (62,5%) và một số hộ nuôi
cho ăn thêm thức ăn rau, cỏ tươi (25%), cùng với việc cung cấp nước uống bằng máng
nước (57,5%), còn nhiều hơn dùng núm uống (42,5%).
(2) Đánh giá điều kiện vệ sinh thú y
- Các hộ nuôi heo nái có xây dựng tường bao quanh khu chăn nuôi (55%), có bố
trí kho chứa thức ăn riêng biệt (57,5%), và có khu vực chứa chất thải riêng (55%).
- Có thực hiện thường xuyên thu dọn chất thải (2 lần/ngày) đạt 90%, tiêu độc
sát trùng chuồng trại đúng quy định (80%), có hệ thống xử lý chất thải (hoạt động)
(57,5%).
- Nguồn nước có xử lý trước khi sử dụng (97,5%), và tuân thủ nuôi theo lứa
tuổi (92,5%), cũng như có tẩy ký sinh trùng (77,5%).
(3) Tình hình dịch bệnh và các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra
- Tỷ lệ tiêm phòng vaccine trên heo nái: tụ huyết trùng (83,3%), dịch tả heo
(81,1%), phó thương hàn (81%), vaccine lở mồm long móng (56,7%) và PRRS

(51,5%).
- Tỷ lệ heo nái mắc bệnh: bệnh viêm tử cung (11,6%), viêm vú (9,9%), tụ huyết
trùng (1,5%), và phó thương hàn (1,5%), bệnh Leptospirosis (0,8%).
- Đa số các hộ chăn nuôi không báo cáo khi heo bị bệnh (72,5%), nhưng khi
heo bị chết thường xử lý theo hướng dẫn của cán bộ thú y (52,5%).
iv


MỤC LỤC
Trang
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1 
1.2 Mục Đích ...................................................................................................................1 
1.3 Yêu Cầu .....................................................................................................................1 
Chương 2 TỔNG QUAN................................................................................................2 
2.1 

THIẾT KẾ CƠ SỞ CHĂN NUÔI ........................................................................2 

2.2 MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CHUỒNG NUÔI.....................................................3 
2.2.1 Nhiệt độ môi trường ...............................................................................................4 
2.2.2 Ẩm độ môi trường ..................................................................................................4 
2.2.3 Sự thông thoáng......................................................................................................5 
2.2.4 Bụi ..........................................................................................................................5 
2.2.5 Khí độc trong chuồng nuôi .....................................................................................6 
2.2.6 Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi ...............................................................7 
2.3 NGUỒN NƯỚC DÙNG TRONG CHĂN NUÔI .....................................................8 
2.3.1 Khái niệm ...............................................................................................................8 
2.3.2 Một số yếu tố liên quan tính chất của nước............................................................9 
2.3.3 Vi sinh vật tồn tại trong nước ...............................................................................10 

2.4 THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI .........................................................................11 
2.4.1 Vi sinh vật trong thức ăn chăn nuôi......................................................................11 
2.4.2 Độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi.............................................................12 
2.5 NƯỚC THẢI TRONG CHĂN NUÔI.....................................................................12 
2.5.1 Các chất tạo mùi trong nước thải..........................................................................13 
2.5.2. Các loại vi sinh vật trong nước thải.....................................................................14 
2.6 BIỆN PHÁP TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG ................................................................14 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP...............................................................18 
3.1 Thời gian và địa điểm ..............................................................................................18 
3.1.1 Thời gian...............................................................................................................18 
3.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................18 
3.2 Đối tượng khảo sát...................................................................................................18 
3.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu khảo sát .........................................................18 
3.4 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................18 
3.4.1 Điều tra tình hình chăn nuôi và một số dịch bệnh trên heo tại hộ chăn nuôi .......18 
v


3.4.2 Đánh giá an toàn sinh học của hộ chăn nuôi ........................................................19 
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................20 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................21 
4.1 Đặc điểm chung về chăn nuôi heo nái ở huyện Vũng Liêm, Mang Thít, Long Hồ,
tỉnh Vĩnh Long...............................................................................................................21 
4.1.1 Mục đích, nguồn gốc, vị trí chuồng trại ở các hộ chăn nuôi heo nái ...................21 
4.1.2 Thiết kế chuồng trại..............................................................................................26 
4.1.3 Việc cung cấp thức ăn, nước uống .......................................................................29 
4.2 Đánh giá điều kiện vệ sinh thú y .............................................................................32 
4.2.1 Việc bố trí chuồng trại nuôi heo nái .....................................................................32 
4.2.2 Vệ sinh chuồng trại...............................................................................................37 
4.2.3 Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học............................................................41 

4.3 Tình hình dịch bệnh và các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra .....................44 
4.3.1 Tỷ lệ tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm quan trọng......................................44 
4.3.2 Thiệt hại do dịch bệnh trên heo nái trong năm 2008............................................48 
4.3.3 Nhận thức về cách xử lý khi động vật bị bệnh hoặc chết.....................................50 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................53 
5.1 Kết luận....................................................................................................................53 
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................54 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55 

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Sự định vị của bụi trên đường hô hấp heo.......................................................5 
Bảng 2.2: Tác hại của khí ammonia, hydrogen sulfide trên heo......................................7 
Bảng 2.3: Khả năng tồn tại của một số vi sinh vật trong không khí chuồng heo ............8 
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của pH, Fe, NO2- nguồn nước đến heo.........................................9 
Bảng 2.5: Những vi khuẩn thường gặp trong thức ăn chăn nuôi...................................11 
Bảng 2.6: Một số thành phần của nước thải chăn nuôi heo ...........................................13 
Bảng 2.7: Các chất tạo mùi trong nước thải...................................................................13 
Bảng 2.8: Những chất sát trùng thích hợp trong vệ sinh chuồng trại ............................17 
Bảng 3.1 Danh sách các hộ chăn nuôi heo nái được điều tra.........................................19 
Bảng 4.1: Mục đích chăn nuôi, nguồn gốc heo, vị trí chuồng trại ở các hộ nuôi heo
nái....................................................................................................................................21 
Bảng 4.2: Đặc điểm thiết kế chuồng trại nuôi heo nái ...................................................26 
Bảng 4.3: Việc cung cấp thức ăn, nước uống ở các hộ nuôi heo nái .............................29 
Bảng 4.4 Việc bố trí chuồng trại nuôi heo nái ...............................................................32 
Bảng 4.5 Thực hiện vệ sinh chuồng trại chăn nuôi heo nái ...........................................37 
Bảng 4.6 Tỷ lệ các hộ có thực hiện các biện pháp an toàn sinh học..............................41 

Bảng 4.7: Tỷ lệ tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm quan trọng...............................44 
Bảng 4.8 Thiệt hại do dịch bệnh trên heo nái trong năm 2008 ......................................48 
Bảng 4.9 Cách xử lý của các hộ nuôi khi heo nái bị bệnh hoặc chết.............................50 

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.3: Việc cung cấp thức ăn, nước uống ở các hộ nuôi heo nái ................29 
Biểu đồ 4.4 Việc bố trí chuồng trại nuôi heo nái...................................................33 
Biểu đồ 4.5 Thực hiện vệ sinh chuồng trại chăn nuôi heo nái ..............................38 
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm quan trọng ..................45 
Biểu đồ 4.8: Thiệt hại do dịch bệnh trên heo nái trong năm 2008 ........................48 
Biểu đồ 4.9 Cách xử lý của các hộ nuôi khi heo nái bị bệnh hoặc chết ................51 

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Phong trào chăn nuôi heo ngày càng phát triển đã đáp ứng được nhu cầu thực
phẩm ngày càng lớn của xã hội và không chỉ phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước,
các sản phẩm của ngành chăn nuôi heo cũng đã và đang tìm ra thị trường thế giới.
Để đáp ứng đầy đủ những yếu tố đó, đòi hỏi những nhà chăn nuôi, những hộ
chăn nuôi phải tích cực đầu tư và tìm những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng năng suất,
nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Muốn làm được điều đó, những nhà chăn nuôi phải
quan tâm đến rất nhiều vấn đề, trong đó điều kiện ngoại cảnh, môi trường sống của gia
súc, tiêu chuẩn vệ sinh và dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra đối với từng lứa tuổi heo là

vấn đề rất quan tâm.
Từ vấn đề này và được sự phân công của khoa chăn nuôi thú y Trường Đại Học
Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và sự hỗ trợ của chi cục thú y Vĩnh Long, dưới sự hướng
dẫn của TS. Lê Anh Phụng chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y VÀ MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN
NHIỄM THƯỜNG XẢY RA TẠI MỘT SỐ HỘ CHĂN NUÔI HEO NÁI THUỘC
HUYỆN VŨNG LIÊM, MANG THÍT, LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG”
1.2 Mục Đích
Đánh giá tình hình vệ sinh thú y tại hộ chăn nuôi heo nái và một số dịch bệnh
thường hay xảy ra từ đó đánh giá được những yếu tố bất lợi của ngoại cảnh đối với cơ
thể gia súc nhằm bảo vệ sức khỏe gia súc, tăng năng suất chăn nuôi, tạo ra những sản
phẩm lành mạnh phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và thị trường thế giới.
1.3 Yêu Cầu
Lập phiếu điều tra và tổ chức phỏng vấn (bằng phiếu điều tra) về vệ sinh thú y
và bệnh truyền nhiễm thường xảy ra.
Khảo sát, đánh giá tình trạng vệ sinh chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng dịch,
xử lý chất thải, nước thải…tình hình dịch bệnh trên heo nái tại địa phương.
1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 THIẾT KẾ CƠ SỞ CHĂN NUÔI
Theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi heo an toàn tại Việt Nam
(Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2008): việc thiết kế xây dựng khu chăn nuôi
phải chú ý các điểm sau:
-

Vị trí xây dựng chuồng trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa


phương.
-

Cách xa đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, công sở, trường học,

khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, khu chăn nuôi khác và xa hệ thống kênh
mương thoát nước thải của khu vực.
-

Ở cuối và cách xa nguồn nước sinh hoạt, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng

cho chăn nuôi. Đảm bảo diện tích và điều kiện xử lý chất thải, nước thải theo quy định.
-

Xung quanh khu vực chăn nuôi cần có tường bao, hàng rào ngăn cách.

-

Ở các cổng ra vào của các khu chuồng và ở đầu mỗi dãy chuồng phải bố trí hố

khử trùng. Người và phương tiện vận chuyển trước khi vào khu chăn nuôi đều phải đi
qua hố khử trùng.
-

Khu thay đồ, tắm rửa sát trùng riêng biệt cho khách tham quan, công nhân.

-

Trong khu chăn nuôi, ưu tiên bố trí khu chăn nuôi heo đực giống và nái nuôi


con ở đầu hướng gió. Chuồng nuôi cách ly, khu xử lý heo bệnh, chết, nhà chế biến hay
nhà phân, bể chứa nước thải phải đặt ở cuối hướng gió.
-

Thiết kế chuồng nuôi cho các đối tượng heo khác phải tuân thủ theo quy định

hiện hành.
-

Trong khu chăn nuôi heo cần trồng cây xanh và tạo các thảm cỏ để tăng cường

khả năng chống nóng, góp phần cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi.

2


-

Khu nuôi cách ly heo bệnh, khu nuôi tân đáo phải bố trí cách biệt và có hàng

rào ngăn cách với khu chăn nuôi. Khoảng cách giữa các khu chuồng, dãy chuồng phải
được bố trí xây dựng hợp lý.
-

Bố trí khu nhà xưởng và công trình phục vụ chăn nuôi: kho chứa thức ăn, kho

chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi phải được bố trí
riêng biệt với khu chăn nuôi.
-


Thường xuyên thay thuốc sát trùng ở cổng ra vào ít nhất ngày 1 lần. Người và

phương tiện vận chuyển trước khi vào khu chăn nuôi đều phải đi qua hố sát trùng.
-

Sát trùng chuồng trại vào các thời điểm: trước khi nuôi 5 ngày, sau mỗi đợt

nuôi, khi chuyển đàn. Phun thuốc sát trùng ở các lối đi và khu vực xung quanh chuồng
1 lần/ngày (nếu không có dịch bệnh) và mỗi ngày (nếu có dịch bệnh).
-

Thu gom chất thải rắn hàng ngày vào hệ thống chứa, có nắp hay mái che bảo

đảm không rò rỉ, không lưu giữ chất thải trên 24 giờ mà không có biện pháp xử lý.
-

Thường xuyên phát quang cỏ dại, rắc vôi bột, tiêu độc, khử trùng chuồng trại,

môi trường xung quanh, dụng cụ chăn nuôi, diệt côn trùng, chuột, hạn chế thấp nhất
những điều kiện, môi trường có thể làm lây lan, phát tán mầm bệnh từ trong khu chăn
nuôi ra ngoài và ngược lại.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2008): quy định vùng, cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật:
-

Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật. Phải được

nuôi cách ly trong thời gian từ 15-30 ngày tuỳ theo từng bệnh, tại khu nuôi cách ly
trước khi cho nhập đàn.
-


Cơ sở chăn nuôi, con giống, thức ăn, nước uống phải được kiểm tra 2 lần/1năm

và phải đạt qui chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia về vệ sinh thú y.
2.2 MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CHUỒNG NUÔI
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), bầu tiểu khí hậu chuồng
nuôi là khoảng không khí bên trong chuồng nuôi, được hợp thành bởi các yếu tố vật lý
bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, tia bức xạ, độ thông thoáng; các yếu tố hóa học bao gồm:
thành phần các chất khí và bụi và các yếu tố sinh học (chủ yếu là các vi sinh vật). Các
yếu tố này có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng qua lại với nhau.

3


2.2.1 Nhiệt độ môi trường
- Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004): ngoài yếu tố thời tiết,
nhiệt độ trong chuồng nuôi bị ảnh hưởng bởi thiết kế chuồng nuôi, mật độ nuôi nhốt,
độ thông thoáng. Nhiệt độ của bầu tiểu khí hậu tác động rất lớn đến sức khỏe, năng
suất của vật nuôi.
-

Phản ứng của vật nuôi đối với nhiệt độ của môi trường được thực hiện thông

qua quá trình điều hòa thân nhiệt.
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004):
-

Cảm nóng có thể xảy ra do nhiệt độ môi trường tăng cao (thay đổi thời tiết) do

mật độ nuôi nhốt cao, hay độ thông thoáng kém làm cho sự thải nhiệt không hiệu quả.

Các quá trình biến dưỡng sẽ giảm, heo biếng ăn và giảm năng suất.
-

Trong mùa lạnh, sự tiêu tốn thức ăn sẽ tăng. Nếu tình trạng nhiệt độ môi trường

quá thấp kéo dài thì các biện pháp duy trì thân nhiệt ổn định có thể hoạt động không
còn hiệu quả, dẫn đến tình trạng thân nhiệt hạ thấp heo có thể chết.
2.2.2 Ẩm độ môi trường
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004):
-

Ẩm độ không khí giữ vai trò rất quan trọng trong cân bằng nhiệt của cơ thể.

Không khí trong chuồng nuôi có ẩm độ cao hơn ngoài trời. Ẩm độ trong chuồng nuôi
phụ thuộc vào mật độ nuôi nhốt, thiết kế chuồng trại và tình trạng vệ sinh của chuồng
nuôi.
-

Ẩm độ không khí cao quá (trên 90%) sẽ làm heo khó chịu, mất cảm giác ngon

miệng và giảm khả năng tiêu hóa. Do đó, tăng trọng, năng suất sản xuất và sức đề
kháng của heo sẽ bị ảnh hưởng. Ẩm độ tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh tồn tại và
phát triển nhanh, kết hợp với việc heo bị giảm sức đề kháng thì dịch bệnh sẽ rất dễ
phát sinh. Ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho các phản ứng phân hủy các chất hữu
cơ trên nền chuồng xảy ra nhanh, giải phóng các khí độc như NH3, H2S và các khí độc
khác vào không khí.
-

Ẩm độ không khí dưới 50% làm da và niêm mạc bị khô, nứt, do đó rất dễ bị


nhiễm trùng. Đồng thời, lượng bụi trong không khí tăng cao do quá trình phát tán bụi
làm cho heo dễ mắc các bệnh đường hô hấp.

4


2.2.3 Sự thông thoáng
Sự thông thoáng trong chuồng nuôi được quyết định bởi cách thiết kế chuồng
nuôi như: hướng chuồng nuôi, độ cao mái, chiều dài và rộng, chiều cao và số lượng
cửa, hệ thống quạt được lắp đặt,… Sự thông thoáng trong chuồng nuôi rất quan trọng,
tác động mạnh mẽ đến sức khỏe và năng suất sản xuất. Sự lưu thông không khí trong
chuồng nuôi tốt sẽ giúp loại bỏ được hơi ẩm, bụi, mùi hôi, các khí độc và vi sinh vật
trong không khí. Đồng thời, nó cũng cung cấp không khí sạch và phân phối không khí
đồng đều (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
Tuy nhiên, vào mùa lạnh, tốc độ gió trong chuồng nuôi lớn quá sẽ làm cho heo
mất nhiều nhiệt, đặc biệt đối với heo non. Ngoài ra, tốc độ gió cao còn làm tăng sự
khuếch tán bụi và mầm bệnh.
2.2.4 Bụi
Bụi trong chuồng nuôi có nguồn gốc từ cơ thể heo, thức ăn, chất lót chuồng, bề
mặt cơ thể heo, phân và các nguồn khác như nền chuồng, tường, vách (Hartung, 1994).
Phản ứng đầu tiên đối với bụi là sự gia tăng tiết dịch nhờn nhằm loại bỏ bụi
khỏi đường hô hấp. Ho cũng là một phản ứng ban đầu để loại bỏ bụi. Tuy nhiên, sự
tiếp xúc lâu dài với nồng độ bụi cao sẽ làm giảm số lượng các tế bào niêm mạc có
lông, tăng số lượng tế bào tiết nhày. Cuối cùng, các màng nhày bị teo và các tuyến
nhờn bị suy kiệt. Bụi có thể kết hợp lại tạo thành các hạt trong phổi, ảnh hưởng đến
chức năng phổi. Các tổn thương này sẽ dễ dàng dẫn đến sự nhiễm trùng thứ phát và
gây viêm phổi mãn tính (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
Bảng 2.1: Sự định vị của bụi trên đường hô hấp heo
Kích thước hạt bụi (μm)


Vị trí định vị

7 – 11

Mũi

4,7 – 7

Thanh quản

3,3 – 4,7

Khí quản và phế quản cấp I

2,1 – 3,3

Phế quản cấp II

1,1 – 2,1

Phế quản nhỏ

≤ 1,1

Phế nang
(Nguồn: Muller và Wieser, 1987)

5



Triệu chứng chủ yếu trên heo trong môi trường không khí có hàm lượng bụi và
vi sinh vật cao là nhiễm trùng đường hô hấp. Khi bụi trong không khí tăng cao, heo có
biểu hiện ho, mổ khám bệnh tích cho thấy phổi có những tổn thương, nhiều heo mắc
bệnh viêm màng phổi - viêm phổi cấp tính. Tác hại của bụi trên heo chủ yếu kết hợp
với ảnh hưởng của các khí độc và vi sinh vật. Bụi và chất lót chuồng được coi là nguồn
mang trùng. Nhìn chung, hầu hết các bệnh gây ra do bụi và vi sinh vật trong không khí
đều xảy ra sau một thời gian tiếp xúc kéo dài, rất khó xác định mối liên hệ giữa sự bắt
đầu một bệnh nào đó với những nguyên nhân gây ra nó. Tuy nhiên, các bệnh sơ phát
do vi khuẩn, virus, Mycoplasma sẽ trở nên trầm trọng hơn khi heo mắc bệnh sống
trong môi trường có hàm lượng bụi và vi khuẩn trong không khí cao (Nguyễn Thị Hoa
Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
2.2.5 Khí độc trong chuồng nuôi
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), các khí độc chủ yếu
được sinh ra từ sự phân hủy các chất thải, chúng bốc lên và di chuyển nhờ gió. Tuy
nhiên, ẩm độ tương đối, nhiệt độ, tốc độ gió cùng hướng gió, và sự xáo trộn không khí
đóng vai trò quan trọng trong việc khuếch tán, tác động đến ảnh hưởng của khí độc.
Ammonia trong chuồng nuôi được sinh ra từ sự khử amin của protein trong chất
thải. Tác hại của ammonia thường kết hợp với bụi và vi sinh vật trong không khí.
Ammonia được hấp thu trên bụi, cùng với bụi được hít vào đường hô hấp gây kích
ứng, mở đường cho các bệnh đường hô hấp và sự tấn công của vi sinh vật (Taiganides,
1992).
Theo Noren (1987), hydrogen sulfide là khí rất độc, sinh ra từ sự phân hủy yếm
khí phân. Cơ chế gây độc chủ yếu là:
• Kích ứng màng nhày, gây phù niêm mạc đường hô hấp và tích lũy K2S, Na2S.
• Ức chế các cytochrome oxidase làm rối loạn các chuyển hóa tế bào, cuối cùng
là tác động lên thần kinh trung ương.
Hydrogen sulfide còn kết hợp với Fe2+ trong hemoglobin làm mất khả năng vận
chuyển oxy của hợp chất này. Triệu chứng trúng độc là lừ đừ, thở khó, tím da và co
giật. Ẩm độ không khí cao sẽ phát huy tác hại của khí H2S (Noren, 1987).


6


Bảng 2.2: Tác hại của khí ammonia, hydrogen sulfide trên heo
Khí độc

Nồng độ tiếp xúc trong

Tác hại – Triệu chứng

không khí

Giảm năng suất và sức khỏe, tiếp xúc lâu

50 ppm
Ammonia

dễ viêm phổi và các bệnh đường hô hấp

100 ppm

Hắt hơi, chảy nước bọt, ăn không ngon

Trên 300 ppm, tiếp xúc lâu
Hydrogen
sulfide

Thở gấp, thở không đều, co giật
Sợ ánh sáng, ăn không ngon, có biểu


20 ppm, tiếp xúc liên tục

hiện thần kinh không bình thường

Trên 200 ppm

Phổi bị thủy thủng, khó thở, bất tỉnh, chết
(Nguồn: Barker và ctv, 2000)

2.2.6 Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi
Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi có nguồn gốc chủ yếu từ cơ thể hay
các chất tiết từ heo, chất thải, thức ăn, và chất lót chuồng. Số lượng vi sinh vật trong
không khí chuồng nuôi có thể từ một trăm đến vài ngàn trong một lít không khí. Trên
80% vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi là các cầu khuẩn Staphylococcus và
Streptococcus. Chúng có nguồn gốc từ đường hô hấp trên và da. Ngoài ra, có khoảng
1% là nấm mốc và nấm men, 0,5% là coliforms có nguồn gốc từ phân (Hartung, 1994).
Số lượng vi sinh vật không khí chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mật độ
nuôi nhốt, tuổi của heo, độ thông thoáng, nhiệt độ, ẩm độ và hàm lượng bụi. Trong
không khí, vi sinh vật có thể tồn tại riêng lẻ hay kết hợp với nhau. Bụi có chứa rất
nhiều vi sinh vật. Các vi khuẩn kết hợp với bụi sẽ bám trên các bề mặt nền vách
chuồng, trên da lông, hay trên niêm mạc của heo.

7


Bảng 2.3: Khả năng tồn tại của một số vi sinh vật trong không khí chuồng heo
Ẩm độ tương đối

Nhiệt độ


Thời gian tồn tại

(%)

(0C)

(phút)

Salmonella newbrunswick

70

21

35

Pseudomonas tularensis

85

24

35

Brucella suis

55

19


3

Escherichia coli (O:78)

55

22

71

Pasteurella multocida

70

21 – 34

31

Staphylococcus albus

50

22

772

Staphylococcus aureus

50


22

604

50 – 55

22

1.292

Vi sinh vật

Micrococcus luteus

(Nguồn: Hartung, 1994)
Tác hại của vi sinh vật trong không khí thường kết hợp với bụi và các khí độc.
Phần lớn, chúng là các vi sinh vật gây bệnh cơ hội, có thể có một số vi sinh vật gây
bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là trong các ổ dịch.
Nhìn chung, hầu hết các bệnh do bụi và vi sinh vật trong không khí gây ra là
các bệnh hô hấp mãn tính, do tiếp xúc trong một thời gian dài. Các bệnh truyền nhiễm
do vi khuẩn, virus, Mycoplasma sẽ trở nên trầm trọng hơn do nồng độ cao của bụi hay
vi sinh vật trong không khí (Muller và Wieser, 1987).
2.3 NGUỒN NƯỚC DÙNG TRONG CHĂN NUÔI
2.3.1 Khái niệm
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004), nước là thành phần tham
gia cấu tạo cơ thể sinh vật. Trong cơ thể sống, nước chiếm khoảng 52 – 75%, nước ở
dạng liên kết hóa học tham gia vào cấu tạo tế bào, làm dung môi cho các phản ứng
trong tế bào, tham gia quá trình biến dưỡng và tạo sức căng cho tế bào. Nước là thành
phần chính của các dịch thể, tham gia hấp thu và bài tiết các chất, giữ vai trò quan
trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt.

Nước cũng là môi trường dễ dàng bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, chất thải
công nghiệp và chất thải chăn nuôi, nhất là sự ô nhiễm nước ngầm. Đặc biệt, nước
đóng vai trò quan trọng trong sự truyền lây các bệnh giữa người và heo, tạo điều kiện
cho sự vấy nhiễm vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm. Chính vì vậy, nghiên cứu vệ sinh
8


nước và tìm các biện pháp phòng chống ô nhiễm nước trong chăn nuôi là rất cần thiết
(Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
Vì nước chiếm khoảng 52 – 75% trọng lượng cơ thể, do đó, uống nước quan
trọng hơn ăn, stress có thể xảy ra khi heo không được cung cấp đủ nước. Thiếu nước
uống có thể dẫn đến giảm ăn, giảm tăng trọng, giảm năng suất.
2.3.2 Một số yếu tố liên quan tính chất của nước
2.3.2.1 pH
Theo tiêu chuẩn vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi 10 TCN 680 – 2006, pH
của nước được phép sử dụng ở khoảng 5,0 – 8,5. pH của nước thiên nhiên bị ảnh
hưởng lớn bởi nồng độ CO2 được tạo ra từ sự phân giải các chất hữu cơ, chất mùn, quá
trình quang hợp.
pH tăng do nhiễm bẩn các acid, các chất kiềm, các muối vô cơ hoặc các muối
sulfur kim loại.
Do nước chứa nhiều H2S, đất chứa nhiều muối nhôm thì pH giảm.
Bảng 2.4: Ảnh hưởng của pH, Fe, NO2- nguồn nước đến heo
Yếu tố ảnh hưởng

Mức giới hạn

Sử dụng cho heo

< 8,5


Sử dụng được

8,5 – 10

Có thể dùng

> 10

Không thích hợp

Hàm lượng Fe

< 0,3

Sử dụng được

(ppm)

> 0,3

Vị khó chịu

Hàm lượng NO2-

Vết

Sử dụng dược

(ppm)


Cao hơn (chỉ sự ô nhiễm phân)

Hại sức khỏe

pH

(Nguồn: Alberta, 1993)
2.3.2.2 Sắt (Fe)
Sắt được chứa hầu hết trong các loại đất, tồn tại chủ yếu ở dạng không hòa tan,
oxide sắt hay carbonate sắt. Tuy nhiên, trong điều kiện có nhiều khí CO2 trong nước,
sắt sẽ được hòa tan.
Người và heo không bị nguy hiểm khi uống nước có sắt, nhưng sắt có thể làm
cho nước uống có vị tanh làm mất cảm giác ngon miệng và thay đổi màu sắc. Cho tới
nay vẫn chưa có một thông báo chính thức nào về liều gây ngộ độc do sắt trong nước.
9


2.3.2.3 Nitrite (NO2-)
Nitrite là dạng trung gian của quá trình chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ như:
sản phẩm của quá trình oxy hóa ammonia, sản phẩm của quá trình khử nitrate. Các quá
trình này xảy ra trong tự nhiên, trong hệ thống cung cấp nước và nước thải (Nguyễn
Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
Trong máu, nitrite kết hợp với hemoglobin tạo methemoglobin, ngăn cản sự vận
chuyển oxy. Triệu chứng của methemoglobinemia biểu hiện như sau: ngạt thở (thở
hổn hển, mõm tái xanh), lòng trắng mắt có màu hơi xanh, run rẩy, vận động thiếu phối
hợp, không đứng được và thường sẽ chết (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa,
2004).
2.3.2.4 Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy (đơn vị mg O2/l) cần thiết để oxy hóa các
hợp chất hữu cơ trong một thể tích nước nhất định.

COD được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước và nước thải, được
dùng để đánh giá nhanh hàm lượng BOD (Biological Oxygen Demand – Nhu cầu oxy
sinh học). Nếu phần lớn chất hữu cơ trong nước dễ bị phân hủy sinh học thì giá trị
COD sẽ gần bằng BOD, ngược lại, giá trị COD sẽ thấp hơn BOD một cách đáng kể
nếu nước chứa nhiều chất hữu cơ khó phân hủy (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim
Hoa, 2004)
2.3.3 Vi sinh vật tồn tại trong nước
Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hệ vi sinh vật nước, gồm: hàm lượng
muối và các chất hữu cơ, pH, độ đục, nhiệt độ và các nguồn nhiễm khuẩn.
Nguồn gốc của các vi sinh vật trong nước có thể là:
• Các vi sinh vật trong nước thật sự
• Các vi sinh vật nhiễm vào nước từ các chất thải, từ đất, từ không khí.
Vi sinh vật trong nước có khả năng sử dụng những chất dinh dưỡng có nồng độ
rất thấp. Chúng sống tự do hay bám vào các chất rắn. Thành phần vi sinh vật trong
nước cũng rất đa dạng, trong nước còn có các loại nấm (chủ yếu là nấm men) sống
hoại sinh, ký sinh trên các động thực vật nước.

10


Vi sinh vật chỉ danh ô nhiễm nước
Vi sinh vật chỉ danh ô nhiễm nước là những vi sinh vật cư trú trong đường tiêu
hóa động vật máu nóng và người. Trong những điều kiện bình thường, chúng không
gây bệnh.
Các vi sinh vật chỉ danh ô nhiễm nước thường dùng:
• Nhóm coliforms và Clostridium perfringens
• Streptococci và Enterococci từ phân
2.4 THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI
Theo Nguyễn Bạch Trà (2003), trong chăn nuôi heo, để sử dụng thức ăn đạt
hiệu quả cần nắm vững 2 vấn đề:

9 Vai trò của các chất dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của từng giống,
từng nhóm heo.
9 Đồng thời phải hiểu rõ giá trị thành phần dinh dưỡng của từng loại thức
ăn nhằm đảm bảo chất lượng phù hợp với yêu cầu từng loại heo, tiết kiệm thức ăn.
Ẩm độ thức ăn có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hệ sợi, sự sản sinh bào tử,
sự nảy mầm của bào tử nấm mốc.
2.4.1 Vi sinh vật trong thức ăn chăn nuôi
Hệ vi sinh vật có trong thức ăn chăn nuôi luôn biến đổi cả về số lượng và chất
lượng, nó tùy thuộc vào thành phần dinh dưỡng, công nghệ chế biến, chất liệu bao bì
và quá trình sử dụng
Bảng 2.5: Những vi khuẩn thường gặp trong thức ăn chăn nuôi
STT
1

2
3
4
5
6

Họ vi khuẩn

Giống vi khuẩn đại diện
Flavobacterium
Vi khuẩn gram âm, hình que
Achromobacteriaceae
Không tạo nha bào, có sắc tố màu vàng
Pseudomonas, Aeromonas
Vi khuẩn gram âm, hình que
Pseudomonadaceae

Không tạo nha bào, không có sắc tố
Micrococcaceae
Staphylococcus
Enterococaceae
Streptococcus
Enterobacteriaceae
Coliforms, Salmonella
Bacillaceae
Bacillus, Clostridium
(Nguồn: Gedek, 1974; trích dẫn bởi Trần Thị Hạnh, 1996)
11


2.4.2 Độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi
Độc tố nấm mốc đầu tiên được biết đến là ergotin, một chất gây độc thần kinh
do loài nấm mốc Claviceps purpurea sản sinh. Có nhiều loại độc tố gây bệnh cho
người và heo, nhưng độc tố aflatoxin mang tính chất độc hại nhất, do loài Aspergillus
flavus sản sinh (Claude Moreau, 1980).
Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong chăn
nuôi, điển hình là vụ gây chết 100.000 con gà tây ở Anh vào năm 1960 – 1961.
Theo Đậu Ngọc Hào (1996), độc tố nấm mốc có thể làm cho heo chậm lớn, tiêu
chảy, viêm gan và hư thận. Nếu sử dụng liều lượng thấp và kéo dài, nó có thể gây nên
bệnh ung thư.
Các độc tố nấm mốc đều gây ra các ảnh hưởng sau:
ƒ Tăng chi phí thức ăn
ƒ Giảm trọng lượng
ƒ Tăng tỷ lệ chết
ƒ Dễ gây mẫn cảm với các bệnh truyền nhiễm do gây sự suy giảm miễn
dịch
ƒ Gây ỉa chảy, chậm lớn, còi cọc, xù lông, vàng da, viêm da, sảy thai, giảm

tỷ lệ đẻ, gây chết phôi, gây chết hàng loạt
ƒ Tồn dư chất độc trong mô bào gây nguy hại cho người tiêu dùng
2.5 NƯỚC THẢI TRONG CHĂN NUÔI
Nước thải trong các cơ sở chăn nuôi heo là phần nước thải ra từ khu chăn nuôi
do việc làm vệ sinh chuồng trại, máng ăn máng uống, nước dùng tắm rửa heo hàng
ngày. Thành phần nước thải chăn nuôi heo biến động rất lớn, phụ thuộc vào quy mô
đàn heo, phương thức dọn vệ sinh, kiểu thiết kế chuồng. Trong nước thải, nước chiếm
75 – 95%, phần còn lại là các chất hữu cơ, vô cơ và mầm bệnh (Nguyễn Thị Hoa Lý,
2004).
Tính chất nguy hiểm của nước thải tùy thuộc vào nguồn tiếp nhận nước thải và
khả năng làm sạch nước thải trong tự nhiên.

12


Bảng 2.6: Một số thành phần của nước thải chăn nuôi heo
Chỉ tiêu

Đơn vị

pH

Giá trị đo được
5,5 – 8,8

Cặn lơ lửng

mg/l

1.900 – 8.500


BOD

mg/l

1.380 – 5.900

TN (tổng nitơ)

mg/l

120 – 360

E. coli

MPN/100 ml

107 – 108

(Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004)
2.5.1 Các chất tạo mùi trong nước thải
Nước thải chăn nuôi thường có mùi hôi thối do các chất tạo mùi có sẵn trong
nước, hoặc do vi sinh vật tạo thành từ các vật chất hữu cơ. Nước thải càng thiếu oxy
thì các chất tạo mùi hình thành càng nhiều.
Bảng 2.7: Các chất tạo mùi trong nước thải
Chất có mùi

Công thức

Mùi đặc trưng


Ammonia

NH3

Khai

Phân

C8H5NHCH3

Thối

Hydrosulfua

H2S

Thối (trứng)

Sulfide hữu cơ

(CH3)2S, CH3SH

Bắp cải rửa

Mercaptan

CH3NH2

Hôi


Amin

NH2(CH2)4NH

Cá ươn

(Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004)
Ammonia thường hiện diện trong nước bề mặt, nước thải do quá trình khử amin
hay sự thủy phân urê. Nước ngầm có nồng độ ammonia thấp do bị hấp thu bởi các hạt
đất, do đó, nó không thấm qua đất mà hay bị oxy hóa để tạo ra sản phẩm cuối cùng là
nitrate. Mặc dù không gây chết, ammonia có thể làm cho heo dễ mắc bệnh và chậm
phát triển (Taiganides, 1992).
Hydro sulfur là khí rất độc, sinh ra từ sự phân hủy của các vi khuẩn kỵ khí lưu
huỳnh trong phân, nước tiểu. Khí này có mùi trứng thối, được nhận ra ở nồng độ 1
ppm trở lên (Norén, 1987).

13


2.5.2. Các loại vi sinh vật trong nước thải
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004):
-

Trong nước thải của các trại chăn nuôi heo có nhiều loại vi sinh vật gây bệnh,

điển hình là nhóm vi trùng đường ruột với các loài điển hình như: E. coli, Salmonella,
Shigella, Proteus.
-


Vi trùng gây bệnh đóng dấu heo tồn tại trong nước thải 92 ngày, Brucella là 74

– 108 ngày, Salmonella là 3 – 6 tháng, Leptospira là 3 – 5 tháng, virus LMLM là 2 – 3
tháng.
-

Các loại vi khuẩn có nha bào như Bacillus anthracis tồn tại 10 năm,

Clostridium tetani tồn tại và còn khả năng gây bệnh 3 – 4 năm.
-

Trong nước thải còn có trứng giun sán của các loài điển hình là Fasciola

hepatica, Fasciola gigantica, Ascaris suum, Trichocephalus dentatus,… có thể phát
triển đến giai đoạn gây nhiễm sau 6 – 28 ngày, ở nhiệt độ và khí hậu nước ta thì chúng
tồn tại được 2 – 5 tháng.
2.6 BIỆN PHÁP TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG
™ Sát trùng và phòng bệnh trong thú y
Heo mang trùng có thể bài thải và lan truyền một số lượng lớn mầm bệnh ra
môi trường. Các đối tượng mang mầm bệnh gồm: các chất tiết, phân, rác, lông, thức ăn
dư thừa, nước tiểu, nước rửa chuồng, các phương tiện vận chuyển, chuồng trại sẽ
mang các vi sinh vật gây bệnh trong một thời gian và đóng vai trò quan trọng trong
việc lan truyền bệnh trong quần thể, cho tới khi chúng ta có thể cắt được chu trình lây
nhiễm bằng một biện pháp hữu hiệu. Nhiều vi sinh vật gây bệnh có thể tồn tại rất lâu ở
môi trường ngoài cơ thể như trong đất, nước, các sản phẩm động vật, rơm ... có thể
cho phép các bào tử nhiễm và gây bệnh cho các heo mẫn cảm. Do đó, sát trùng đóng
một vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt mầm bệnh, không cho chúng tồn tại và phát
tán trong môi trường (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
Vệ sinh sát trùng được tiến hành ở nhiều giai đoạn và trên nhiều đối tượng
trong suốt quá trình chăn nuôi (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).

Chọn chất sát trùng phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế. Thông thường, vì
không thể làm sạch tất cả các vị trí trong chuồng trại, do đó nên chọn các chất sát trùng
có hoạt tính ít bị ảnh hưởng bởi chất hữu cơ. Cần lưu ý nồng độ và thời gian tiếp xúc
14


là các yếu tố quyết định sự thành công của việc sát trùng (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ
Thị Kim Hoa, 2004).
™ Các biện pháp tiêu độc khử trùng
Theo Lê Anh Phụng (1996):
+ Tiêu độc cơ giới: Bao gồm thu dọn phân, rác, rơm độn chuồng, chôn thức ăn
thừa, cọ rửa dụng cụ, nền chuồng, nạo vét cống rãnh,... tiêu độc cơ giới cần thực hiện
trước và sau các biện pháp tiêu độc khác
+ Tiêu độc vật lý: ánh sáng mặt trời diệt được nhiều mầm bệnh trên dụng cụ
trong chuồng trại.
+ Tiêu độc hóa học: dùng rộng rãi trong thú y. Tác động của hóa chất phụ thuộc
hai yếu tố: nồng độ chất diệt trùng, thời gian tác động.
+ Tiêu độc sinh học: dựa trên quá trình lên men của vi sinh vật trong phân
chuồng làm nhiệt độ đống phân lên đến 70-750C kéo dài 10-15 ngày sẽ tiêu diệt phần
lớn mầm bệnh.
™ Hố sát trùng tại chuồng nuôi
Việc sử dụng các hố sát trùng chỉ thật sự đạt hiệu quả khi người chăn nuôi
mang các loại ủng chống nước và ngâm chân mang ủng sạch trong dung dịch sát trùng
sâu 15 cm trong ít nhất 1 phút. Các chất sát trùng thích hợp cho các hố sát trùng là
phenol, cresol, và iodophors (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).
Dung dịch sát trùng trong hố cần được thay thường xuyên. Trong trại lớn nên
thay dung dịch sát trùng mỗi ngày, hay thậm chí mỗi buổi nếu thấy có sự nhiễm bẩn
(chất hữu cơ) nhiều. Ở các cơ sở chăn nuôi nhỏ có thể thay dung dịch 3 ngày/lần.
Trong trường hợp giày dễ bị dính đất cần có hố chứa dung dịch sát trùng loãng để rửa
giày trước khi bước sang hố sát trùng (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa,

2004).
™ Hố sát trùng phương tiện vận chuyển
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa (2004):
Phương tiện vận chuyển heo và các sản phẩm có liên quan cùng với người lái
xe có thể là phương tiện cơ giới truyền lây mầm bệnh. Để đạt hiệu quả sát trùng cần
bảo đảm sự thiết kế, xây dựng, cách sử dụng hố sát trùng phù hợp cho việc tiếp xúc

15


của bề mặt các bánh xe trong dung dịch sát trùng trong một khoảng thời gian đủ để
tiêu diệt mầm bệnh.
Khi thiết kế hố sát trùng cần chú ý: kích thước hố phải đủ lớn, hố phải được làm
bằng vật liệu chống thấm, chống rò rỉ.
Có thể dùng iodophors tương đối an toàn cho môi trường do chúng dễ trung
hòa, và thường không độc đối với người và vật nuôi. Khi thấy dung dịch bị đục, có
nhiều chất hữu cơ thì thay nước, hoặc sau cơn mưa lớn thì phải pha thêm thuốc sát
trùng.
™ Một số hóa chất dùng tiêu độc
Chlorine và hypochlorite được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước thải vì có tính
sát trùng mạnh, khử mùi, làm kết tủa các chất hoá học, khử màu và xử lý cyanide.
Iodophor được dùng như một chất tẩy uế, tiêu diệt được vi khuẩn không bào tử, vi
khuẩn lao, hầu hết các virus và nấm mốc.
Phenolic sát trùng nền, sàn, tường, đồ dùng trong nhà
Ammonium bậc bốn sát trùng các dụng cụ đựng thức ăn, hay kệ. Sát trùng các
đối tượng không bị ô nhiễm nặng hay để rửa sạch các đối tượng sát trùng trước khi áp
dụng các phương pháp tiệt trùng hữu hiệu. Diệt tảo.
Glutaraldehyde sát trùng dụng cụ phẫu thuật
Formaldehyde dung dịch 4% được dùng sát trùng tường, sàn
Hydrogen hydroxide (HP) tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch vết thương, khử mùi

nước thải (Nguyễn Thị Hoa Lý và Hồ Thị Kim Hoa, 2004).

16


×