Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA VACXIN ĐA GIÁ TỤ HUYẾT TRÙNG VÀ ESCHERICHIA COLI TRÊN VỊT Ở CÁC NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN KHÁC NHAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.39 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA VACXIN ĐA GIÁ
TỤ HUYẾT TRÙNG VÀ ESCHERICHIA COLI TRÊN VỊT
Ở CÁC NHIỆT ĐỘ BẢO QUẢN KHÁC NHAU

Sinh viên thực hiện : PHẠM NGỌC NHUNG
Ngành

: Thú Y

Lớp

: TC03TYTP

Khóa

: 2003 - 2008

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 - 2009


ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA VACXIN ĐA GIÁ TỤ HUYẾT TRÙNG
VÀ ESCHERICHIA COLI TRÊN VỊT Ở CÁC NHIỆT ĐỘ
BẢO QUẢN KHÁC NHAU

Tác giả



PHẠM NGỌC NHUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. TRẦN THỊ BÍCH LIÊN
BSTY. PHÙNG DUY HỒNG HÀ

Tháng 6 - 2009
i


CẢM TẠ


Con xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ và người thân đã luôn yêu

thương, dạy dỗ và động viên để con có được kết quả ngày hôm nay.


Em xin chân thành cám ơn
ThS.Trần Thị Bích Liên, giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
TS. Trần Xuân Hạnh, Phó Tổng Giám Đốc Công ty Thuốc Thú Y Trung Ương

(NAVETCO).
BSTY. Phùng Duy Hồng Hà, cán bộ nghiên cứu thuộc Phòng Nghiên cứu vi
trùng của Công ty Thuốc Thú Y Trung Ương (NAVETCO).
Đã hết lòng quan tâm, chỉ bảo cho em những kiến thức, những kinh nghiệm

trong suốt thời gian thực tập đề tài và giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.


Em xin chân thành cám ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú y
Cùng toàn thể thầy cô khoa Chăn nuôi – Thú y
Đã tận tình giảng dạy cho em trong những năm học vừa qua.



Em xin chân thành cám ơn
Ban Giám đốc Công ty Thuốc Thú Y Trung Ương
Các cô chú, anh chị thuộc Bộ môn Nghiên cứu vi trùng, phân xưởng vi trùng và

cơ sở Thạnh Lộc thuộc Phòng Kiểm nghiệm Công ty Thuốc Thú Y Trung Ương tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho em trong quá trình thực tập tại Công ty.


Cuối cùng, cám ơn tất cả bạn bè đã quan tâm động viên tôi trong suốt những

năm học vừa qua..

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Đánh giá hiệu lực của vacxin đa giá tụ huyết trùng và E.coli
trên vịt ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau” được tiến hành tại Bộ môn nghiên cứu vi
trùng – Trung tâm nghiên cứu thuốc thú y thuộc Công ty thuốc thú y Trung Ương, thời

gian từ 11/2008 đến 05/2009. Vacxin đa giá tụ huyết trùng và E.coli được thí nghiệm
trên vịt với kết quả thí nghiệm như sau:
-

Hai lô vacxin sau khi sản xuất đạt tiêu chuẩn vật lý và vô trùng.

-

Khi tiêm vacxin cho vịt với liều gấp đôi liều quy định. Sau 10 ngày, tất cả vịt thí

nghiệm ăn uống bình thường, sống khỏe mạnh. Kết quả hai lô vacxin đạt tiêu chuẩn an
toàn.
-

Vịt được tiêm vacxin sau 21 ngày có khả năng tạo miễn dịch tốt. Kết quả là vịt

miễn dịch đều được bảo hộ với tỷ lệ sống 100%, vịt đối chứng chết hết.
-

Khi bảo quản vacxin ở 2 – 8oC sau 3 tháng, 6 tháng vẫn tạo miễn dịch tốt trên vịt

với tỷ lệ sống của vịt miễn dịch từ 80 – 100%, vịt đối chứng chết hết.
-

Vacxin sau khi sản xuất để ở nhiệt độ phòng (25 – 30oC) vẫn đảm bảo chất lượng

về tính chất vật lý và hiệu lực sau 5 ngày.

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.....................................................................................................................i
Cảm tạ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt..................................................................................................................... iii
Mục lục .....................................................................................................................iv
Danh sách các bảng ................................................................................................ vii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...........................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU...............................................................................2
1.2.1. Mục đích ..........................................................................................................2
1.2.2.Yêu cầu .............................................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN...................................................................................3
2.1. Những hiểu biết về bệnh tụ huyết trùng gia cầm ...............................................3
2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................3
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu ..........................................................................................3
2.1.3.Vi khuẩn Pasteurella multocida.......................................................................3
2.1.3.1. Đặc điểm hình thái .......................................................................................3
2.1.3.2. Đặc điểm nuôi cấy .......................................................................................4
2.1.3.3. Đặc tính sinh hóa ..........................................................................................4
2.1.3.4. Cấu trúc kháng nguyên ................................................................................5
2.1.3.5. Sức đề kháng ................................................................................................6
2.1.4. Truyền nhiễm học............................................................................................7
2.1.5. Triệu chứng......................................................................................................8
2.1.6. Bệnh tích..........................................................................................................8
2.1.7. Chẩn đoán và phòng trị bệnh...........................................................................9
2.1.7.1. Chẩn đoán .....................................................................................................9
2.1.7.2. Phòng trị bệnh...............................................................................................9
2.1.8. Một số nghiên cứu về bệnh Tụ huyết trùng gia cầm ......................................9

2.2. Những hiểu biết về bệnh do Escherichia coli trên vịt ......................................10
iv


2.2.1. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................10
2.2.2.Vi khuẩn Escherichia coli .............................................................................10
2.2.2.1. Đặc điểm hình thái......................................................................................10
2.2.2.2. Đặc điểm nuôi cấy .....................................................................................10
2.2.2.3. Đặc tính sinh hóa .......................................................................................11
2.2.2.4. Cấu trúc kháng nguyên...............................................................................11
2.2.2.5. Sức đề kháng ..............................................................................................12
2.2.3. Truyền nhiễm học..........................................................................................12
2.2.4. Triệu chứng ...................................................................................................13
2.2.5. Bệnh tích........................................................................................................13
2.2.6. Chẩn đoán và phòng trị bệnh.........................................................................13
2.2.6.1. Chẩn đoán ...................................................................................................13
2.2.6.2. Phòng trị bệnh.............................................................................................14
2.2.7. Một số nghiên cứu Escherichia coli trên vịt ................................................14
2.3. Những hiểu biết về miễn dịch ..........................................................................14
2.3.1. Miễn dịch học ................................................................................................14
2.3.1.1 Miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu) .........................................14
2.3.1.2 Miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu)....................................................15
2.4. Vacxin...............................................................................................................17
2.4.1. Vacxin và nguyên lý tác dụng .......................................................................17
2.4.2. Thành phần của vacxin..................................................................................18
2.4.3. Tiêu chuẩn của vacxin ...................................................................................18
2.4.4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng vacxin.....................................................18
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .....................21
3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ...........................................................................21
3.1.1. Thời gian........................................................................................................21

3.1.2. Địa điểm thực hiện ........................................................................................21
3.2. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM..............................................................................21
3.3. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM ..............................................................................21
3.3.1. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm .........................................................................21
3.3.2. Môi trường và hóa chất .................................................................................21
v


3.3.3. Động vật thí nghiệm ......................................................................................22
3.3.4. Giống vi khuẩn cường độc và liều công cường độc......................................22
3.3.5. Vacxin dùng thí nghiệm ................................................................................22
3.4. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .....................................................................22
3.4.1. Phương pháp kiểm tra chất lượng của vacxin sau khi sản xuất ...................22
3.4.1.1. Phương pháp kiểm tra vật lý của vacxin sau khi sản xuất..........................22
3.4.1.2. Phương pháp kiểm tra vô trùng của vacxin sau khi sản xuất .....................23
3.4.1.3. Phương pháp kiểm tra an toàn của vacxin sau khi sản xuất.......................23
3.4.1.4. Phương pháp kiểm tra hiệu lực của vacxin sau khi sản xuất......................24
3.4.2. Phương pháp kiểm tra độ dài bảo quản của vacxin sau 3 – 6 tháng khi
bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8oC ....................................................................................25
3.4.3. Phương pháp kiểm tra chất lượng của vacxin sau 1, 2, 3, 4, 5 ngày để ở
nhiệt độ 25 – 30oC ...................................................................................................26
3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU..............................................................................................29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................30
4.1. Kết quả kiểm tra chất lượng của vacxin sau khi sản xuất ................................30
4.1.1. Kết quả kiểm tra vật lý và vô trùng của vacxin sau khi sản xuất ..................30
4.1.2. Kết quả kiểm tra an toàn của vacxin sau khi sản xuất...................................31
4.1.3. Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin sau khi sản xuất .................................32
4.2. Kết quả kiểm tra độ dài bảo quản của vacxin sau 3 – 6 tháng khi bảo quản
ở nhiệt độ 2 – 8oC ....................................................................................................32
4.3. Kết quả kiểm tra chất lượng của vacxin tại thời điểm 1, 2, 3, 4, 5 ngày ở

nhiệt độ 25 – 30oC ..................................................................................................33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................37
5.1. Kết luận.............................................................................................................37
5.2. Đề nghị .............................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................38
PHỤ LỤC ...............................................................................................................40

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
E. coli:

Echerichia coli

P. multocida:

Pasteurella multocida

NAVETCO:

National Veterinary Company

TSB:

Tryptone Soya Broth

TSA:

Tryptone Soya Agar


CFU:

Colony Forming Unit

MD:

Miễn dịch

ĐC:

Đối chứng

MLD:

Minimum Lethal Dose

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Pasteurella multocida ............................5
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm kiểm tra an toàn của vacxin sau sản
xuất. .........................................................................................................................24
Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực của vacxin sau khi sản
xuất. .........................................................................................................................25
Bảng 3.3: Sơ đồ bố trí kiểm tra độ dài bảo quản của vacxin sau 3 – 6
tháng khi bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8oC ...................................................................26
Bảng 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm kiểm tra hiệu lực của vacxin sau 1, 2,

3, 4, 5 ngày để ở nhiệt độ 25 – 30 oC ......................................................................28
Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra vật lý, vô trùng sau khi sản xuất..................................31
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra an toàn vacxin sau khi sản xuất...................................31
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin sau khi sản xuất...........................32
Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra độ dài bảo quản của vacxin sau 3 – 6 tháng
khi bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8oC ..............................................................................33
Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra vật lý của vacxin tại thời điểm 1, 2, 3, 4, 5
ngày ở nhiệt độ 25 – 30oC .......................................................................................34
Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin sau khi bảo quản ở nhiệt
độ 25 – 30oC ...........................................................................................................35

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm qua, chăn nuôi gia cầm đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện thu
nhập, nâng cao mức sống của người dân, nhất là người dân vùng nông thôn Đồng bằng
sông Cửu Long. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đã và đang gặp không ít khó khăn, một
trong những khó khăn đó là tình hình dịch bệnh của gia súc và gia cầm vẫn rất phức
tạp và khá trầm trọng. Một trong những bệnh nguy hiểm làm thiệt hại kinh tế cho
ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta thường gặp phải kể đến là bệnh tụ huyết trùng do
vi khuẩn Pasteurella multocida và bệnh do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) gây ra.
Bệnh tụ huyết trùng chiếm 40,56% trong tình hình dịch bệnh trên đàn vịt nuôi tại
ĐBSCL (Nguyễn Đức Hiền, 2004). Theo số liệu Nguyễn Xuân Bình, 2002 tỷ lệ nhiễm
E. coli trên vịt 3-15 ngày tuổi là 20-60%.
Để giảm thiểu thiệt hại do các bệnh này gây ra thì việc sử dụng vacxin phòng
bệnh là phương pháp mang lại hiệu quả và kinh tế nhất. Vacxin phòng bệnh tụ huyết
trùng vịt đã được dùng ở Việt Nam tuy nhiên vacxin phòng bệnh E. coli vịt hiện nay

phải dùng vacxin nhập từ nước ngoài nên chi phí cao. Trong những năm gần đây,
Trung tâm nghiên cứu thú y - Công Ty Thuốc Thú Y Trung Ương tiến hành nghiên
cứu chế tạo vacxin tụ huyết trùng ghép với E. coli do TS. Trần Xuân Hạnh làm chủ trì.
Vacxin đa giá này có ưu điểm là một mũi vacxin phòng ngừa được hai bệnh, như vậy
sẽ thuận lợi cho việc sử dụng vacxin, không gây tác động nhiều lần đến đàn vịt nuôi.
Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất, do nhiều lý do khác nhau, ở một số vùng
đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện bảo quản vacxin đúng như

1


khuyến cáo của nhà sản xuất, người chăn nuôi thường bảo quản vacxin ở nhiệt độ
phòng trong một thời gian trước khi được sử dụng.
Để kiểm tra xem trong những điều kiện bảo quản như vậy có ảnh hưởng đến
hiệu lực của vacxin hay không? Qua đó, để làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình
tiêm phòng có hiệu quả. Được sự đồng ý của Trung tâm nghiên cứu Thú Y - Công ty
Thuốc Thú Y Trung Ương (NAVETCO) dưới sự hướng dẫn của ThS. Trần Thị Bích
Liên và BSTY. Phùng Duy Hồng Hà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu lực của vacxin đa giá tụ huyết trùng và Escherichia coli trên vịt ở
các nhiệt độ bảo quản khác nhau”
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá hiệu lực của vacxin đa giá tụ huyết trùng và Escherichia coli trên vịt ở
các nhiệt độ bảo quản khác nhau làm cơ sở việc xây dựng quy trình tiêm phòng có
hiệu quả.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá chất lượng của vacxin đa giá tụ huyết trùng và Escherichia coli trên
vịt sau khi sản xuất.
- Xác định độ dài bảo quản của vacxin sau khi bảo quản ở nhiệt độ 2 – 80C.
- Đánh giá chất lượng của vacxin sau khi để ở nhiệt độ phòng (25 – 300C) ở các

thời điểm khác nhau.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Những hiểu biết về bệnh tụ huyết trùng gia cầm
2.1.1. Khái niệm
Tụ huyết trùng (Fowl cholera) do vi khuẩn Pasteurella multocida (P. multocida)
gây ra. Bệnh đặc trưng bởi nhiễm trùng huyết, thường là cấp tính, lây lan nhanh và gây
thiệt hại nặng nề.
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu
Bệnh đã xảy ra ở Châu Âu trong suốt nửa sau của thế kỷ 18. Năm 1782 bệnh
được nghiên cứu bởi Chabert (Pháp). Mailet là người đầu tiên dùng thuật ngữ fowl
cholera vào năm 1836. Năm1880 Pasteur đã phân lập vi khuẩn và làm vaccine giảm
độc đầu tiên. Năm 1900 Lignieres đã dùng thuật ngữ avian pasteurellosis. Bệnh xuất
hiện phổ biến ở miền nhiệt đới hơn ôn đới (Dẫn liệu của Nguyễn Thị Phước Ninh,
2000).
2.1.3 Vi khuẩn Pasteurella multocida
2.1.3.1. Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc
Bộ : Eubacteriales
Họ : Pasteurellaceae
Giống : Pasteurella
Loài : Pasteurella multocida
Pasteurella multocida là cầu trực khuẩn nhỏ, bắt màu Gram âm, không di động,
không bào tử, bắt màu lưỡng cực. Vi khuẩn thường đứng một mình hay từng cặp,

3



Kích thước của vi khuẩn thay đổi phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng. Khi nuôi
cấy ở nhiệt độ thấp vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn, trong môi trường nuôi cấy có
thêm đường thì vi khuẩn lớn hơn. Hình thái vi khuẩn có xu hướng không ổn định trong
quá trình nuôi cấy, cấy truyền nhiều lần vi khuẩn có dạnh hình sợi nhiều hơn ( Trích
dẫn của Nguyễn Mạnh Thắng, 2003)
Đặc tính bắt màu của vi khuẩn Pasteurella multocida cũng không cố định, vi
khuẩn trong các bệnh phẩm, các canh khuẩn mới phân lập thường bắt màu lưỡng cực
rõ rệt. Cấy truyền nhiều lần làm giảm đặc tính bắt màu lưỡng cực của vi khuẩn (Trích
dẫn của Nguyễn mạnh Thắng, 2003)
Vi khuẩn Pasteurella multocida có giáp mô, bề dày giáp mô thay đổi tùy theo
serotype (rõ nhất ở type A và D). Giáp mô này mất đi nhanh chóng khi nuôi cấy nhiều
lần trong môi trường nhân tạo. Tuy nhiên nếu cấy truyền nhiều lần trong môi trường
có bổ sung máu cừu thì giáp mô của nó sẽ được tái tạo. Vi khuẩn có giáp mô sẽ có
kích thước lớn hơn vi khuẩn không có giáp mô (Trích dẫn của Lê Hoàng Long, 2007)
2.1.3.2. Đặc tính nuôi cấy
Môi trường dùng để nuôi cấy vi khuẩn Pasteurella multocida có thể là môi
trường đặc, thể lỏng hoặc bán lỏng. Vi khuẩn Pasteurella multocida là vi khuẩn hiếu
khí hay yếm khí tùy tiện.
Theo Namioka và Murata (1961) môi trường tốt nhất cho vi khuẩn Pasteurella
multocida phát triển là môi trường YPC (yeast extract peptone L-cystine).
Vi khuẩn Pasteurella multocida phát triển ở 37oC, pH từ 7,2-7,4. Nếu có thêm
huyết thanh hoặc máu cừu ( hay thỏ) vào môi trường nuôi cấy vi khuẩn Pasteurella
multocida thì vi khuẩn sẽ mọc tốt. Trong môi trường nước thịt vi khuẩn Pasteurella
multocida làm đục môi trường và canh trùng thuần khiết có mùi tanh rất đặc trưng và
đây cũng là môt một dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán. (Trích dẫn của Nguyễn Mạnh
Thắng, 2003)
2.1.3.3. Đặc tính sinh hóa
Phản ứng sinh hoá mang tính đặc trưng cho mỗi giống, loài vi khuẩn. Do đó,

phản ứng sinh hoá được dùng để định danh vi khuẩn.
4


Theo Smith và Thol (1965), Simaniuk và Domaraski (1969) đã thông báo những
kết quả nghiên cứu về phản ứng decarboxylaza. Bukousky (1966) căn cứ vào tính chất
phân giải các chất nitrat của vi khuẩn để phân loại các chủng vi khuẩn theo vật chủ gây
bệnh. Vi khuẩn này có đặc tính : không làm tan chảy gelatin, không lên men lactose,
sinh Indol.
Theo nghiên cứu của Fredericksen (1973) và của Namioka (1978), vi khuẩn
Pasteurella multocida có đặc tính sinh hóa được tóm tắt trong bảng 2.2
Bảng 2.1 : Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn Pasteurella multocida
Phản ứng

Kết quả

Dung huyết

-

Indol

+

Urea

-

Mac Conkey


-

Catalase

+

Oxidase

+

Gelatin

-

Glucose

+

Lactose

-

Sucrose

+

Maltose

-


(+): dương tính

(-): âm tính

2.1.3.4. Cấu trúc kháng nguyên
Tìm hiểu về cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella multocida có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong phòng bệnh và điều chế vaccine. Kháng nguyên của vi
khuẩn Pasteurella multocida rất phức tạp và cấu trúc từng loại kháng nguyên cũng
luôn thay đổi. Để định type vi khuẩn Pasteurella multocida người ta dựa vào kháng
nguyên giáp mô (K) và kháng nguyên thân (O).
Kháng nguyên giáp mô (K) chỉ gặp ở vi khuẩn Pasteurella multocida có khuẩn
lạc dạng láng (S), và không bao giờ có ở dạng khuẩn lạc nhầy (M) và dạng xù xì (R).
Kháng nguyên giáp mô (K) cấu tạo từ 2 thành phần chính là phức hợp protein (α)
và polysaccharide (α). Kháng nguyên protein dễ phá huỷ bởi nhiệt và các enzyme
5


phân huỷ như: trypsin, pepsin… nhưng lại có vai trò quan trọng trong miễn dịch.
Trong khi đó kháng nguyên polysaccharide không bị biến tính bởi nhiệt nhưng tính
sinh miễn dịch lại thấp.
Kháng nguyên thân (O) : được chia làm hai nhóm : kháng nguyên (O) đặc hiệu
và kháng nguyên (O) không đặc hiệu. Kháng nguyên thân được cấu tạo bởi phức hợp
lipopolysaccharide (γ).
Lipopolysaccharide là kháng nguyên thân quan trọng, có khả năng tạo đáp ứng
miễn dịch cao và đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch dịch thể (Ruy và Kim,
2000). Lipopolysaccharide của vi khuẩn Pasteurella multocida có đặc tính hóa học
giống như lipopolysaccharide của một số vi khuẩn gram âm khác. Lipopolysaccharide
được coi là thành phần chủ yếu trong vách tế bào của các vi khuẩn gram âm nên dễ
dàng tìm thấy trong tất cả các giai đoạn chiết xuất vỏ.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người ta đã phát hiện thêm được

18 loại kháng nguyên hòa tan khác. Tuy nhiên trên thực nghiệm người ta thấy rằng
kháng nguyên thân (O) vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành miễn
dịch, và kháng nguyên giáp mô (K) cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình này
(Trích dẫn Trần Thu Lâm, 2007)
Cho đến nay, người ta đã xác định được có 5 nhóm kháng nguyên giáp mô : A, B,
D, E và F ( Carter, 1955 ; Rimler & Rhoades, 1987) và 16 kháng nguyên thân O ký
hiệu từ 1 -16 (Brogden, 1978).
Theo Phùng Duy Hồng Hà (1995) vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh trên
vịt ở miền nam Việt Nam chủ yếu thuộc serotype A:1.
2.1.3.5. Sức đề kháng
Vi khuẩn Pasteurella multocida bị tiêu diệt dễ dàng bởi các chất sát trùng (formol
1%, afenic, ß-propiolactone,…), ánh sáng, sự khô ráo và sức nóng. Vi khuẩn chết
nhanh chóng trong đất có độ ẩm dưới 40%. Trong đất có độ ẩm 50%, nhiệt độ 200C,
pH = 5 sống được 5-6 ngày , ở pH = 7 sống được 15 – 100 ngày, pH = 8 sống được
24 - 85 ngày. Trong đất có độ ẩm 50%, nhiệt độ 30C, pH = 7,15 sống 113 ngày mà
không mất độc lực. Ở nhiệt độ từ 560C - 600C chết trong vòng từ 10 - 15 phút.

6


2.1.4. Truyền nhiễm học
Các loài mắc bệnh, chất chứa căn bệnh và đường xâm nhập
Tất cả gia cầm đều cảm thụ với bệnh, gà tây cảm thụ với bệnh hơn gà rồi đến vịt,
ngỗng, chim hoang dã như quạ, chim sẽ, chim sáo…Gà lớn mẫm cảm với bệnh hơn gà
nhỏ. Trong phòng thí nghiệm: thỏ, chuột bạch, chuột lang rất nhạy cảm với vi khuẩn
Pasteurella multocida.
Gia cầm bị bệnh, toàn bộ cơ thể đều chứa vi khuẩn nhất là trong máu, phổi và các
chất tiết của đường hô hấp.
Vi khuẩn vào cơ thể qua đường hô hấp, nó có thể xuyên qua niêm mạc của đường
hô hấp trên, qua màng nhày của hầu bởi không khí, qua kết mạc hay vết thương. Lây

lan qua đường tiêu hóa: qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm.
Trong thiên nhiên thỏ có thể lây bệnh của gà, ít có trường hợp lây từ gà sang trâu,
bò. Bệnh có thể lây từ gà sang heo, bệnh ít lây từ trâu, bò, heo sang gà.
Cách phát sinh bệnh và lây lan
Bệnh phát sinh từ hai nguồn chính :
- Nguồn ngoại cảnh (nhiễm trùng ngoại sinh).
- Nguồn mang trùng (nhiễm trùng nội sinh). Chim trời, loài gặm nhấm tiếp xúc với
gà bệnh trở thành nguồn bệnh, chuột nhắc rất nhạy cảm.
- Ngoài ra mầm bệnh còn ở ngay trên bản thân gia cầm. Khi điều kiện bất lợi cho
gà như : thời tiết khắc nghiệt, các stress... sẽ làm giảm sức đề kháng, bệnh sẽ phát ra,
vi khuẩn tăng độc lực và lây lan.

7


Cơ chế sinh bệnh
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2000), cơ chế sinh bệnh như sau :
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
Sinh sản tại chỗ
Vào máu
Gây nhiễm trùng huyết (septicemia)

Vào cơ quan phủ tạng

Chết

Viêm, hoại tử

2.1.5. Triệu chứng
Theo Nguyễn Thị Phước Ninh (2000), thời gian nung bệnh ngắn, thường khoảng

1 - 2 ngày nhưng cũng có khi tới 4 - 9 ngày, có trường hợp vài tuần. Bệnh thường thể
hiện ở 3 thể:
Thể quá cấp tính: bề ngoài vịt hoàn toàn khỏe mạnh, chưa biểu hiện một triệu
chứng lâm sàng không rõ, đột nhiên ủ rũ 1-2 giờ sau chết.
Thể cấp tính: thể này khá phổ biến, vịt có những biểu hiện : sốt cao (42-43oC), ủ
rũ, bỏ ăn, ỉa chảy, phân màu xanh đôi khi có lẫn máu, tím tái ở mắt, mũi, miệng có
dịch nhầy.
Thể mãn tính: xảy ra ở vịt sống sót qua thể cấp tính hay bị nhiễm các vi khuẩn
có độc lực thấp. Mỏ và mũi tiết ra nhiều chất dịch dính. Viêm ở các khớp và bao hoạt
dịch nên có khi bị liệt. Mắt vịt sưng, viêm kết mạc mắt.
2.1.6. Bệnh tích
Thể quá cấp tính: thịt sẫm màu, phổi có một vài đốm sậm đen.
Thể cấp tính: có hiện tượng sung huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, cơ
quan phủ tạng nhất là phần bụng như xuất huyết ở tim và lớp mỡ vành tim, phổi, lớp
mỡ xoang bụng, niêm mạc đường ruột (phần tá tràng). Viêm bao tim tích nước, phổi
viêm, có nhiều dịch nhày dọc theo đường hô hấp. Gan sưng có hoại tử điểm bằng đầu
đinh ghim. Ở các cơ quan tiêu hóa như hầu, diều, ruột có nhiều chất dịch nhày.

8


Thể mãn tính: chủ yếu là viêm hoại tử mãn tính đường hô hấp và gan. Viêm
ống dẫn trứng, viêm khớp dẫn đến gia cầm bị khập khiễng. Đôi khi khớp sưng phồng,
nứt ra và chảy ra một chất mủ bã đậu.
2.1.7. Chẩn đoán và phòng trị bệnh
2.1.7.1. Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng dựa trên tài liệu dịch tể, triệu chứng bệnh tích,
đồng thời kết hợp với việc xét nghiệm vi trùng học và tiêm truyền động vật. Lấy máu
và nội tạng làm tiêu bản, nhuộm gram để phát hiện vi khuẩn Pasteurella multocida bắt
màu lưỡng cực rõ ràng.

2.1.7.2. Phòng trị bệnh
Vệ sinh thú y phải chặt chẽ kết hợp với dinh dưỡng tốt, đầy đủ dưỡng chất để
nâng cao sức đề kháng cho gia cầm. Trước khi dùng vaccine, trong thời gian giao mùa,
chuyển gà… phải trộn kháng sinh và vitamin vào thức ăn, nước uống để chống stress.
Pasteurella multocida nhạy cảm với penicilline, do đó có thể dùng kháng sinh và
nhóm sulfamide để điều trị, có thể sử dụng streptomycine, tetramycine… trộn vào thức
ăn hay trong nước uống .Ví dụ: sulfaquinoxaline 0,025% trong nước uống 5 – 7 ngày.
2.1.8. Một số nghiên cứu về bệnh tụ huyết trùng gia cầm
Phùng Duy Hồng Hà (1990) đã phân lập các chủng Tg, V, Ng tại các tỉnh phía
Nam và dùng các chủng này sản xuất vacxin tụ huyết trùng gia cầm nhũ hóa dạng
paraffin và lanolin làm chất bổ trợ, từ đó cho ra vacxin miễn dịch cao.
Nguyễn Xuân Bình (1994) theo dõi bệnh tụ huyết trùng trên đàn gà, vịt tại 11
huyện của tỉnh Long An từ 1991 – 1993 đã nhận xét: bệnh tập trung vào gà, vịt 30 – 60
ngày tuổi. Gà dưới 14 ngày tuổi chưa thấy bị bệnh, có thể còn kháng thể do mẹ truyền.
Gà trên 15 ngày tuổi đến 1 tháng tỷ lệ bệnh thấp 1,17%. Gia cầm trên 60 ngày tuổi vẫn
có thể bị bệnh nhưng ít hơn.
Lê văn Tạo và ctv (2001), cho biết tình hình bệnh tụ huyết trùng gia cầm ở Nông
Cống (Thanh Hóa) năm 1999 là 7,02%, năm 2000 là 7,03% và nữa đầu năm 2001 là
3,76%. Như vậy bệnh lưu hành với mức độ cao ở huyện này trong nhiều năm.
Sa Đình Chiến (2001), tỷ lệ bệnh nhiễm bệnh tụ huyết trùng gia cầm tại tỉnh Sơn
La khoảng 9,05 – 17,02%, nhất ở các lứa tuổi 1 – 2 tháng, gà dưới 1 tháng tuổi tỷ lệ

9


nhiễm bệnh rất thấp. Vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được thuộc serotype
A:1.
2.2. Những hiểu biết về bệnh Escherichia coli trên vịt
Bệnh do Escherichia coli (E. coli) ở vịt thường gây chết phôi, nhiễm trùng túi
lòng đỏ, viêm ống dẫn chứng, viêm xoang bụng ở vịt giống và bại huyết ở vịt từ 2 - 8

tuần.
2.2.1. Lịch sử nghiên cứu
Escherichia coli còn có tên là Bacterium coli commune, Bacillus coli communis
do Escherich phân lập vào năm 1885 từ phân trẻ em. E. coli thường ở phần sau của
ruột, ít khi ở dạ dày hay phần trước ruột của các loài động vật như ngựa, bò, dê, lợn,
chó, mèo và người. E. coli theo phân của gia súc, gia cầm, người mà gieo rắc ra ngoài.
Loài ăn thịt bài thải ra nhiều E. coli hơn loài ăn cỏ (Dẫn liệu của Tô Minh Châu – Trần
Thị Bích Liên, 2001).
2.2.2. Vi khuẩn Escherichia coli
2.2.2.1. Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn E. coli thuộc:
Họ: Enterobacteriaceae
Giống: Escherichia
Loài: Escherichia coli
Vi khuẩn E. coli thuộc loại trực khuẩn, hai đầu tròn, Gram âm, di động bằng tiêm
mao quanh tế bào, không tạo bào tử, loại có độc lực thì có giáp mô, loại không có độc
lực không có giáp mô. Kích thước 2-3 x 0.6µm, , đôi khi thấy hiện tượng bắt màu ở
hai đầu.
2.2.2.2. Đặc tính nuôi cấy
Theo Tô Minh Châu – Trần Thị Bích Liên (2001), E. coli là vi khuẩn gram âm
(Gr-), hình que, đường kính khoảng 1mm, hiếu khí hay yếm khí tùy nghi, nhiệt độ
thích hợp 370C, pH thích hợp 7,2 - 7,4. Trên môi trường thạch dinh dưỡng: tạo khuẩn
lạc tròn ướt (dạng S) màu trắng đục. Để lâu trở nên khô nhăn (dạng R). Kích thước
khuẩn lạc 2-3mm. Trong môi trường canh: vi khuẩn làm đục đều, sau lắng cặn, có mùi
phân thối và một số tạo váng mỏng trên bề mặt.

10


Đặc trưng trên môi trường EMB (Eozin Methyl Blue): E. coli mọc thành những

khuẩn lạc màu tím ánh kim. Trên môi trường MC (Macconkey): E. coli hình thành
khuẩn lạc hồng đỏ.

Nguồn:
2.2.2.3. Đặc tính sinh hóa
Vi khuẩn E. coli lên men đường glucose, galactose, lactose, maltose, manitose,
fructose, có thể lên men hay không lên men đường saccharose. Không lên men dextrin,
amidon, glycogen (Trích dẫn Lê Hoàng Long, 2007)
Các phản ứng sinh hóa: Indol dương tính, Methyl Red (phản ứng MR) dương
tính, Voges-Proskauer (phản ứng VP) âm tính và Citrat âm tính, H2S âm tính, hoàn
nguyên nitrat thành nitrit, Lysine decarboxylaza dương tính.
2.2.2.4. Cấu trúc kháng nguyên
Theo Tô Minh Châu – Trần Thị Bích Liên (2001) gồm có 4 loại kháng nguyên:
0, K, H và F.
Kháng nguyên thân (O) : có trên 160 loại, cấu tạo từ hỗn hợp

lipid -

polysaccharide - protein phân bố đều trên thành tế bào. Kháng nguyên này chịu nhiệt,
được chia thành 4 nhóm lớn : OI, OII, OIII, OIV với 150 loại kháng nguyên đơn giá.
Kháng nguyên giáp mô (K): có khoảng 100 loại, bản chất là polysaccharide.
Kháng nguyên bề mặt có liên quan đến giáp mô. Kháng nguyên này gồm 3 type : A, B
và L.
Kháng nguyên lông (H) : có khoảng 20 loại, bản chất là protein, chịu nhiệt thấp.
Phần lớn E.coli có chung type kháng nguyên này nên ít có ý nghĩa trong chẩn đoán.

11


Kháng nguyên lông bám (F) : bản chất là protein. Vi khuẩn bám chặt lên niêm

mạc ruột và tiết độc tố gây bệnh.
2.2.2.5. Sức đề kháng
Vi khuẩn E. coli chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như nhiệt độ, hóa chất. Ở
nhiệt độ 600C vi khuẩn bị diệt trong 15 - 20 phút, ở nhiệt độ đông lạnh 95% vi khuẩn
bị diệt trong 2 giờ. Một số hóa chất như formol, NaOH, phenol, vôi… có thể diệt được
vi khuẩn E. coli (Đào Trọng Đạt, 1999).
2.2.3. Truyền nhiễm học
Loài vật mắc bệnh và chất chứa căn bệnh
Loài động vật có vú, gia cầm, chim hoang dã đều mắc bệnh khi con còn non. Ở
gia cầm bệnh thường xảy ra từ 1 - 10 ngày và những con trưởng thành trong giai đoạn
chuẩn bị đẻ. Ở vịt thì bệnh thường xảy ra từ 3 - 15 ngày, tỷ lệ chết có thể đến 60%
(Nguyễn Đức Hiền, 2004).
Vi khuẩn E. coli có trong máu, các cơ quan phủ tạng như gan, lách, tủy xương,
buồng trứng, phôi, phân… vịt bệnh và những con mang trùng. Trong thiên nhiên vi
khuẩn tồn tại khắp mọi nơi nhất là trong thời gian dài vào mùa khô. Vi khuẩn E. coli
có thể phân lập từ thức ăn, thức uống, không khí, bụi nền chuồng.
Cách truyền lây và đường lây lan
Các chất thải từ vịt bệnh, vịt khỏi bệnh, thức ăn, nước uống, dụng cụ bị ô nhiễm
là nguyên nhân gây nên bệnh truyền nhiễm. Trứng gia cầm dính phân nhiễm vi khuẩn
E. coli thấm qua vỏ trứng gây nhiễm phôi, gây chết hoặc nở ra con mang mầm bệnh
và lây truyền. Các loài gặm nhấm như chuột, chim hoang dại … cũng là nguồn lây
bệnh.
Vi khuẩn E. coli lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, nước uống bị nhiễm khuẩn,
ít khi nhiễm qua đường hô hấp, da, niêm mạc.
Cơ chế sinh bệnh
Khi sức đề kháng trong cơ thể giảm sút thì chức năng bảo vệ dịch dạ dày và niêm
mạc ruột giảm, điều này làm cho vi khuẩn E. coli gia tăng số lượng nhanh chóng xâm
nhập qua thành ruột, hệ thống mạch máu, hạch lâm ba gây nên nhiễm trùng huyết.
Nếu vi khuẩn E. coli xâm nhập vào đường hô hấp, nó sẽ định vị ở túi khí, khả năng
gây bệnh thường phụ thuộc vào nhân tố gây bệnh trước đó. Vi khuẩn E. coli khi vào

12


bộ máy hô hấp thường vào máu gây nhiễm trùng huyết. Khi vi khuẩn E. coli vào máu
định vị ở các vùng khác nhau gây viêm khớp, viêm màng bao tim, viêm vòi
trứng…sau đó gây viêm gan, lách và có thể tạo những nốt hoại tử do độc tố vi khuẩn.
(Dẫn liệu của Nguyễn Như Pho, 2000)
2.2.4. Triệu chứng
Vi khuẩn E. Coli có sẵn trong cơ thể vịt hay nhiễm từ môi trường bên ngoài, khi
vào cơ thể chúng xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn gây nhiễm trùng máu, vi khuẩn
đến niêm mạc ruột, gây viêm ruột, đến các cơ quan phủ tạng gây viêm hoại tử.
Ở thể cấp tính vịt thường chết đột ngột không có triệu chứng điển hình. Bệnh do
trực khuẩn E .coli thường diễn biến mãn tính, bệnh thứ phát thường là sự kéo dài của
sự nhiễm trùng. Các triệu chứng bệnh tăng dần, toàn thân yếu, phân màu xám trắng
hoặc xanh có lẫn chất nhờn.
Thời gian nung bệnh từ 1- 10 ngày. Ở vịt 3 ngày tuổi đã có thể nhiễm bệnh, vịt bị
rút cổ, lông xù, mắt lim dim như buồn ngủ, một số con có triệu chứng cảm cúm, sổ
mũi và khó thở, tiêu chảy phân loãng có màu trắng xanh rồi chết. Trước khi chết nhiều
con có triệu chứng thần kinh như: co giật, quay đầu, ngoẹo cổ… vịt đẻ chết lai rai,
giảm đẻ, vỏ trứng dính máu. (Trích dẫn của Phan Thị Ngọc Sương, 2007)
2.2.5. Bệnh tích
Túi khí dày đục có những đốm hoại tử màu vàng, có thể tích tụ casein. Viêm
màng bao tim: bao tim hoặc cơ tim xuất huyết, bề mặt quả tim phủ nhiều sợi huyết.
Viêm màng bao quanh gan, bề mặt gan phủ fibrin. Thận, gan, lách sưng to với một số
vùng bị hoại tử ( Dẫn liệu của Nguyễn Như Pho, 2000).
Biểu mô khí quản được thay thế bằng các mảng tế bào lớn có những tế bào Mast
dọc rìa vùng hoại tử, tăng nguyên sợi bào fibroblast. Màng bao tim có nhiều tế bào dị
nhân xuất hiện. Vòi trứng viêm, trong vòi tử cung xuất hiện một lượng lớn khối bã đậu
bên trong của tế bào dị nhân và vi khuẩn. (Trích dẫn của Trương Thị Hoa, 2005)
2.2.6. Chẩn đoán và phòng trị bệnh

2.2.6.1. Chẩn đoán
Chẩn đoán bệnh do E. coli dựa trên tài liệu dịch tễ, triệu chứng lâm sàng, bệnh
tích, đồng thời kết hợp với việc xét nghiệm vi trùng học và tiêm truyền động vật.

13


2.2.6.2. Phòng trị bệnh
Để phòng bệnh có hiệu quả thì yếu tố quan trọng là tăng sức đề kháng cho vịt
như nuôi dưỡng khẩu phần đầy đủ dưỡng chất, vệ sinh chuồng trại thường xuyên tiêu
độc bằng Benkocid, Clorua vôi, NaOH 3%....
Để giảm lượng kháng sinh trong cơ thể vật nuôi, cũng như giảm kháng kháng
sinh của vi khuẩn E. coli chỉ có cách duy nhất là tiêm phòng vacxin. Một số vacxin
thường sử dụng như Avicolivac hay Neotyphomix.
Trong thức ăn, nước uống dùng kháng sinh. Vi khuẩn E. coli đề kháng kháng
sinh cao không thể dùng kháng sinh tiêm , do đó để việc điều trị có hiệu quả nên làm
kháng sinh đồ để xem độ nhạy của vi khuẩn đối với kháng sinh.
2.2.7. Một số nghiên cứu Escherichia coli trên vịt
Trên thế giới bệnh do E. coli được Tolnay Sandor phát hiện từ năm 1779. Sau đó
Laubender, Dletrick, Obich và Dlecker Hoff tiếp tục nghiên cứu và xác định chính xác
vi khuẩn gây bệnh
Ở Việt Nam, bệnh do E. coli gây ra trên vịt chưa được nghiên cứu nhiều. Theo
Nguyễn Vĩnh Phước (1978) thủy cầm có tỷ lệ nhiễm E. coli rất cao. Nguyễn Xuân
Bình (1994) khi xác định tỷ lệ nhiễm E. coli cho thấy vịt 1 tháng tuổi là 90%. Một số
đề tài nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ nhiễm E. coli ở một số tỉnh miền Nam là 58,68%
phân lập từ mẫu phân và phôi (Nguyễn Trọng Phước, 1998). Theo Nguyễn Xuân Bình,
2002 tỷ lệ nhiễm E. coli trên vịt 3 – 15 ngày tuổi là 20 – 60%.
2.3. Những hiểu biết về miễn dịch
2.3.1 Miễn dịch học
Miễn dịch là khả năng đề kháng của sinh vật chống lại một sinh vật khác và các

chất mang trên bản thân chúng những dấu hiệu thông tin di truyền ngoại lai. Tính miễn
dịch được hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật (R.V.Petrov, 1978).
Hệ thống miễn dịch trong cơ thể sinh vật được chia làm hai nhóm : miễn dịch tự
nhiên (miễn dịch không đặc hiệu) và miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu).
2.3.1.1. Miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu)
Miễn dịch tự nhiên được quy định bởi đặc tính của giống, loài sinh vật. Loại miễn
dịch này đã có sẵn khi cơ thể được sinh ra và nó được di truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác.
14


Những yếu tố cấu thành miễn dịch tự nhiên gồm : các yếu tố cơ học ở biểu mô,
surfactans, lactoferrin, lysozyme, tallow, acid được tiết ra trong dạ dày, transferrin, bổ
thể, C.reactive protein, interferon, các tế bào thực bào... (Dẫn liệu Lê Văn Hùng, 1998)
2.3.1.2 Miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu)
Miễn dịch thu được là loại miễn dịch mà cơ thể tiếp thu được trong quá trình
sống. Miễn dịch thu được chia ra làm hai loại : Miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ
động.
Miễn dịch thụ động: là loại miễn dịch mà cơ thể tiếp thu từ bên ngoài. Nếu quá
trình tiếp thu miễn dịch xảy ra hoàn toàn tự nhiên như trong trường hợp thú con tiếp
nhận kháng thể từ thú mẹ qua sữa đầu, hoặc gia cầm con tiếp nhận kháng thể từ gia
cầm mẹ qua lòng đỏ trứng, được gọi là miễn dịch thụ động tự nhiên. Còn miễn dịch
thụ động có được do con người tạo ra như trường hợp tiêm huyết thanh đề phòng và trị
bệnh, được gọi là miễn dịch thụ động nhân tạo (Dẫn liệu Lê Văn Hùng, 1998)
Miễn dịch chủ động: là loại miễn dịch mà tự bản thân cơ thể sinh vật tạo ra khi
cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên. Nếu miễn dịch chủ động mà trong đó có sự tham gia
của con người như trường hợp chủng ngừa vacxin để phòng bệnh, được gọi là miễn
dịch chủ động nhân tạo. Miễn dịch chủ động do cơ thể tiếp thu tự nhiên trong môi
trường sống được gọi là miễn dịch chủ động tự nhiên. Trong trường hợp này xảy ra khi
thú qua khỏi đợt dịch bệnh, có khả năng không mắc lại bệnh đó khi bị tái nhiễm (Dẫn

liệu Lê Văn Hùng, 1998)
Trong hệ thống miễn dịch tự nhiên cũng như miễn dịch thu được đều có cả miễn
dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
• Kháng nguyên (Antigen)
Kháng nguyên là tất cả các chất, đôi khi kể cả thành phần cấu tạo của cơ thể, khi
xâm nhập vào cơ thể sinh vật sẽ gây nên một đáp ứng miễn dịch, tức một quá trình
sinh học phức tạp dẫn đến sự tổng hợp những phân tử đặc biệt gọi là kháng thể dịch
thể hay kháng thể tế bào và chúng có đặc tính liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đó.
• Kháng thể (Antibody)
Kháng thể là phân tử protein hình thành trong cơ thể động vật để trung hòa hiệu
ứng của loại protein lạ xâm nhập hay còn gọi là kháng nguyên. Các kháng thể do
lympho bào sản sinh ra đáp ứng sự có mặt của kháng nguyên.
15


Mỗi kháng thể có cấu trúc phù hợp một cách chính xác với cấu trúc của một phân
tử kháng nguyên cụ thể, giống như chìa khóa và ổ khóa nghĩa là chúng đặc hiệu với
nhau.
Các tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch
Dựa vào sự khác nhau trong quá trình biệt hóa và sự khác nhau về chức năng
người ta chia tế bào dạng lympho thành hai quần thể chính, đó là quần thể tế bào
lympho B và quần thể tế bào lympho T.
Các tế bào lympho B trong quá trình biệt hóa chịu ảnh hưởng của túi Fabricius và
chịu trách nhiệm trong các đáp ứng miễn dịch dịch tể.
Các tế bào lympho T được biệt hóa tại tuyến ức và sau đó cư ngụ tại các vùng
thuộc tuyến ức của hạch tế bào lympho hoặc lách, chúng chịu trách nhiệm trong các
đáp ứng miễn dịch tế bào và điều hòa đáp ứng miễn dịch. Quần thể tế bào lympho T
được phân thành các tiểu quần thể khác nhau T1, TC, TDTH, THB, TFR, TS với các tính
chất và chức năng khác nhau.
Các đáp ứng miễn dịch là kết quả của sự hợp tác nhiều loại tế bào, để nhận diện

và phản ứng với kháng nguyên, trong đó quan trọng nhất là sự hợp tác giữa đại thực
bào với các loại quần thể lympho bào và sự hợp tác giữa các quần thể lympho bào với
nhau. Bởi vậy trong các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu các quần thể lympho bào và đại
thực bào có vai trò trọng yếu.
Ở gia cầm, các cơ quan dạng lympho gồm tuyến ức, túi fabricius, đó là nơi sản
sinh, huấn luyện và tàng trữ các tế bào dạng lympho. Tuyến ức gồm hai chuỗi hạch
nằm dưới da hai bên cổ. Ngoài ra ở gia cầm còn có hai tuyến lympho nữa là tuyến
Harder và hạch nhân manh tràng (Dẫn liệu của Lê Văn Hùng, 1998)
Túi Fabricius
Ở loài chim, túi fabricius là một cơ quan dạng lympho ở gần phía hậu môn, giống
như tuyến ức, túi Fabricius có cấu trúc lympho biểu mô. Túi Fabricius cũng là một
dạng lympho trung ương, quá trình biệt quá tế bào trong túi diễn ra không bị ảnh
hưởng bởi các kích thích kháng nguyên từ bên ngoài.
Túi Fabricius cũng nhỏ đi rất sớm. Ở gà, khoảng tháng thứ tư, túi Fabricius bắt
đầu teo và đến tháng thứ 11 – 12 thì mất hẳn.

16


×