Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA BỘT CÁ VÀ KHÔ DẦU ĐẬU NÀNH LÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO HỆ THỐNG MÁY NIRS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA BỘT CÁ
VÀ KHÔ DẦU ĐẬU NÀNH LÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHO HỆ THỐNG MÁY NIRS

Họ và tên sinh viên: TRẦN TRUNG KIÊN
Ngành: Dược Thú y
Niên khóa: 2004-2009

Tháng 9/2009


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực: Trần Trung Kiên

Tên đề tài: “Xác định thành phần hóa học cơ bản của bột cá và khô dầu đậu
nành làm cơ sở dữ liệu cho hệ thống máy NIRS”.
Đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý
kiến nhận xét góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khóa ngày 17-18 / 09 / 09.

Giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Duy Đồng


XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA BỘT CÁ VÀ KHÔ
DẦU ĐẬU NÀNH LÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO


HỆ THỐNG MÁY NIRS

Tác giả
TRẦN TRUNG KIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
TS. Dương Duy Đồng
Th S. Lê Minh Hồng Anh

-

Tháng 9/2009 –
i


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi - thú y
Bộ môn dinh dưỡng gia súc
Toàn thể quý thầy cô Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ tôi suốt năm năm tôi theo học tại trường.

Xin được tỏ lòng thành kính ghi nhớ công ơn đến
T.S Dương Duy Đồng
Th.S Lê Minh Hồng Anh
Cô Trần Thị Phương Dung, thầy Nguyễn Phúc Lộc, cô Lộc.

Đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập đề tài và hoàn thành luận
văn.
Con xin cảm ơn gia đình đã nuôi dạy con nên người
Xin cảm ơn những người bạn thân thiết và toàn thể cá bạn lớp dược thú y
30 đã gắn bó và chia sẻ những vui buồn trong quãng đời sinh viên của tôi, các bạn
đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua, xin chân thành cảm ơn.

Chân thành cảm ơn.

Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 9 năm 2009
Sinh viên thực hiện luận văn : Trần Trung Kiên

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Khảo sát thành phần hóa học của bột cá và khô dầu đậu nành để làm cơ sở
dữ liệu cho máy NIRS, với tổng cộng 7 chỉ tiêu được khảo sát là vật chất khô,
protein thô, béo thô, xơ thô, khoáng tổng số, Calci, Phospho. Thí nghiệm được
phân tích tại phòng dinh dưỡng thuộc Bộ Môn Dinh Dưỡng Gia Súc- Trường Đại
Học Nông Lâm Tp.HCM từ 11/5/2009 đến 15/8/2009.
Kết quả ghi nhận được là
Bột cá được sử dụng ở Miền Đông và Miền Tây không có sự khác biệt
nhiều về chất lượng, chỉ có độ ẩm là bột cá Miền Tây cao hơn Miền Đông.
Bột cá phân tích được có béo, khoáng và Calci cao hơn so với các khảo sát
trước đây.
Giá trị dinh dưỡng của khô dầu đậu nành thông qua kết quả phân tích thì
khô dầu Argentina > khô dầu Mỹ > khô dầu Ấn Độ.
Các chỉ tiêu sai biệt có ý nghĩa ở P < 0,05 của khô dầu đậu nành.
-


Béo thô của khô dầu Argentina cao hơn so khô dầu của Mỹ và Ấn Độ.

-

Xơ thô trong khô dầu Ấn Độ cao hơn trong khô dầu Mỹ và Argentina.

-

Khoáng tổng số của khô dầu Argentina thấp hơn khô dầu Mỹ và Ấn Độ.

-

Phospho của khô dầu Ấn Độ thấp hơn so với khô dầu của Argentina và Mỹ.
Khô dầu đậu nành phân tích có Calci cao hơn bình thường

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa…………………………………………………………………………...i
Lởi cảm tạ………………………………………………………………………….ii
Tóm tắt.....................................................................................................................iii
Mục lục....................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt......................................................................................vii
Danh sách các hình................................................................................................viii
Danh sách các bảng.................................................................................................ix
Danh sách các biểu đồ.............................................................................................xi
Chương 1. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

……………………………………………………………….1

1.2. Mục đích

……………………………………………………………….2

1.3. Yêu cầu

……………………………………………………………….2

Chương 2. TỔNG QUAN
2.1. Thức ăn cung đạm
2.1.1. Bột cá

………………………………………………………..3

……………………………………………………………….3

2.1.2. Khô dầu đậu nành

………………………………………………...4

2.2. Các chỉ tiêu phân tích và ý nghĩa thực tế

………………………………..6

2.2.1. Phương pháp phân tích hóa học …………………………………………6
2.2.1.1 Vật chất khô tuyệt đối


……………………………………........7

2.2.1.2 Protein thô

…………..…………………………………….7

2.2.1.3. Chất béo thô

………………………………………………...9

2.2.1.4. Chất xơ thô

……………………………………………….10

2.2.1.5. Khoáng tổng số

……………………………………………….10

2.2.1.6.Calci……………………………………………………………….11
2.2.1.7 Phospho

………………………………………………………11

2.2.2. phương pháp phân tích cận hồng ngoại

…………………………12

2.2.2.1 Giới thiệu máy NIRS


………………………………………..12

2.2.2.2 Nguyên lý hoạt động

………………………………………..12

2.2.2.3. ưu nhược điểm của phương pháp cận hồng ngoại
iv

…………..15


Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành
3.2. Đối tượng thí nghiệm
3.3. Yếu tố thí nghiệm

………………………………………..16

……………………………………………….16
……...……………………………………………….16

3.4. Phương pháp tiến hành ………………………………………………………16
3.5. Phương pháp phân tích mẫu ……………………………………………….17
3.6. Phương pháp xử lý số liệu

……………………………………………….18

Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả phân tích của bột cá

4.1.1 Phân loại

………………………………………..19

....................................................................................19

4.1.2. Kết quả phân tích

.........................................................................20

4.1.2.1. Vật chất khô

………………………………………..22

4.1.2.2. Protein thô

………………………………………..23

4.1.2.3. Béo thô

……………………………………………….23

4.1.2.4. Xơ thô

……………………………………………….24

4.1.2.5. Khoáng tổng số

………………………………………..25


4.1.2.6. Calci

……………………………………………….25

4.1.2.7. Phospho

……………………………………………….26

4.2 Kết quả phân tích khô dầu đậu nành ………………………………..............27
4.2.1. phân loại

………………………………………………………27

4.2.2. Kết quả phân tích

……………………………………………….29

4.2.2.1. Vật chất khô

………………………………………..30

4.2.2.2. Protein thô

………………………………………..31

4.2.2.3. Béo thô

……………………………………………….31

4.2.2.4. Xơ thô


……………………………………………….32

4.2.2.5.Khoáng tổng số

………………………………………..33

4.2.2.6. Calci

……………………………………………….33

4.2.2.7. Phospho

……………………………………………….34

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
5.1. Bột cá

……………………………………………………………...36
……………………………………………………………...36
v


5.1.2. Khô dầu đậu nành
5.2. Đề nghị

……………………………………………….36

………………………………………………………….......37


5.2.1. Bột cá ……………………………………………………………...37
5.2.2. Khô dầu đậu nành

……………………………………………….37

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

UV

: Ultra violet / tia cực tím

VIS

: Visible / thấy được

N

: Nitơ

C

: Carbon


O

: Oxy

P

: Phospho

EMS

: Electromagnetic spectrum / phổ điện từ

AOAC

: Offical Methods Of Analysis. Washington, DC

NIRS

: Near Infrared Spectroscopy / máy cận hồng ngoại

DM

: Dry Matter / vật chất khô

CP

: Crude Protein / protein thô

EF


: Ether Extract / béo thô

CF

: Crude Fiber / xơ thô

Ash

: Total Ash / khoáng tổng số

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Bột cá Miền Tây......................................................................................19
Hình 4.2 Bột cá Miền Đông...................................................................................20
Hình 4.3 Khô dầu đậu nành Mỹ.............................................................................27
Hình 4.4 Khô dầu đậu nành Argentina...................................................................28
Hình 4.5 Khô dầu đậu nành Ấn Độ........................................................................28

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Hàm lượng Nitơ trong protein của cá loại thức ăn khác nhau……………….8
Bảng 4.1. Thành phần hóa học của bột cá được phân chia theo miền………………...19
Bảng 4.2 Kết quả hàm lượng vật chất khô trong bột cá phân tích so với các tài liệu
khác…………………………………………...………………………………………20
Bảng 4.3. Kết quả hàm lượng protein thô trong bột cá phân tích so với các tài liệu

khác……………………………………………………………………………………21
Bảng 4.4. Kết quả hàm lượng béo thô trong bột cá phân tích so với các tài liệu khác
.…..................................................................................................................................22
Bảng 4.5. Kết quả hàm lượng xơ thô trong bột cá so phân tích với các tài liệu
khác……………………………………………………………………………………22
Bảng 4.6. Kết quả hàm lượng khoáng tổng số trong bột cá phân tích sovới các tài liệu
khác …….......................................................................................................................23
Bảng 4.7. Kết quả hàm lượng Calci trong bột cá phân tích so với các tài liệu
khác……………………………………………………………………………………24
Bảng 4.8. Kết quả hàm lượng Phospho tổng số trong bột cá phân tích với các tài liệu
khác……………………………………………………………………………………24
Bảng 4.9 Thành phần hóa học của khô dầu đậu nành phân chia theo nguồn gốc…….26
Bảng 4.10 Kết quả hàm lượng vật chất khô của khô dầu đậu nành phân tích so với các
tài liệu khác …………………………………………………………………………...27
Bảng 4.11 Kết quả hàm lượng protein thô của khô dầu đậu nành phân tích so với các
nguồn tài liệu khác……………...………………………………...………………….. 28
Bảng 4.12 Kết quả hàm lượng béo thô của khô dầu đậu nành phân tích so với các tài
liệu khác ………………………………………………………………………………29
Bảng 4.13 Kết quả hàm lượng xơ thô của khô dầu đậu nành phân tích so với các tài
liệu khác………………………….……………………………....……………………29
Bảng 4.14 Kết quả hàm lượng khoáng tổng số của khô dầu đậu nành phân tích so với
các tài liệu khác……………………………………...…………………..…................30

ix


Bảng 4.15 Kết quả hàm lượng Calci của khô dầu đậu nành phân tích so với các tài liệu
tham khảo khác……………………………………………………………..................31
Bảng 4.16. Kết quả hàm lượng Phospho tổng số của khô dầu đậu nành phân tíchvới
các tài liệu khác……………………………………………………..………………...32


x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Thành phần hoá hoc của bột cá phân bố theo miền ………………...20
Biểu đồ 4.2 Thành phần hoá học của khô dầu đậu nành phân theo nguồn gốc ….27
Biểu đồ 4.3 Kết quả phân tích mẫu bắp từ máy NIRS………………………...….33

xi


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay khi thế giới đang lâm vào cảnh khủng hoảng kinh tế thì tình hình của
nước ta nói chung cũng như sự phát triển về ngành chăn nuôi nói riêng đang đối mặt
với không ít khó khăn đặc biệt là những vật nuôi để xuất khẩu như cá tra sẽ gặp nhiều
khó khăn do vấp phải sự cạnh tranh của các nước khác, rào cản về chất lượng và giá
thành. Ngoài ra với giá các nguyên liệu thức ăn liên tục gia tăng nên việc chúng ta tính
toán sao cho giảm chi phí sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh cũng như sự phát triển
mạnh mẽ trong ngành chăn nuôi của nước nhà là hết sức cần thiết và phải được thực
hiện càng sớm càng tốt.
Việt Nam ta với hơn 3200km bờ biển thì có những lợi thế đặc biệt về nguồn
cung cá biển làm bột cá trong chăn nuôi, ngoài ra nước ta còn là nước xuất khẩu cá tra
hàng đầu thế giới thì các phụ phẩm còn lại của cá tra sau khi xuất khẩu cũng được tận
dụng làm bột cá để cung cấp cho ngành chăn nuôi trong nước. Nếu như chúng ta coi
bột cá là lợi thế của đất nước thì cũng chưa hoàn toàn đúng vì hiện nay chúng ta vẫn

phải nhập bột cá ở nước ngoài như: Peru, Chile, Argentina…v…v. Lợi thế của bột cá
nước ngoài sản xuất là có tỉ lệ đạm cao hơn và có độ ẩm tương đối thấp so với các loại
khác trong nước sản xuất. Tuy nhiên dễ nhận thấy thì bột cá thường có hàm lượng
protein biến đổi rất lớn nên ta cần phải tiến hành xác định rõ chất lượng của bột cá.
Vấn đề về khô dầu đậu nành thì hoàn toàn ngược lại với bột cá, chúng ta gần
như phải nhập khẩu hoàn toàn lượng khô dầu đậu nành để phục vụ cho ngành chăn
nuôi. Hiện nay chúng ta phải nhập 100% (2-2,5 triệu tấn/năm) (Lê Bá Lịch, 2009).
Tuy nhiên do có nhiều loại khô dầu đậu nành được sản xuất nhiều từ các nước như
Mỹ, Argentina, Ấn Độ…vv có chất lượng lượng và giá cả khác nhau. Do đó ta cần
phân tích rõ các thành phần hóa học của chúng để đưa ra nhận định chính xác về giá trị
thực từng loại khô dầu.

1


Hiện nay thì việc phân tích thành phần hóa học ta thường sử dụng là phân tích
ướt đây là phương pháp được cho là kém hiệu quả do tốn nhiều thời gian và chi phí
phân tích. Chính vì lẽ đó mà người ta đang hướng đến việc phân tích bằng phương
pháp cận hồng ngoại (NIRS) vừa nhanh và ít tốn kém hơn nhưng lại nhất thiết phải có
đường chuẩn từ kết quả của việc phân tích ướt (theo hãng FOSS thì cần ít nhất là 80
mẫu cho mỗi nguyên liệu thì đường chuẩn mới có giá trị).
Chính từ những yếu tố kể trên cộng với sự giúp đỡ và hướng dẫn của tiến sĩ
Dương Duy Đồng, chúng tôi tiến hành đề tài “XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CƠ BẢN CỦA BỘT CÁ VÀ KHÔ DẦU ĐẬU NÀNH LÀM CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHO HỆ THỐNG NIRS”.
1.2. MỤC ĐÍCH
Khảo sát thành phần hóa học cơ bản trong bột cá và khô dầu đậu nành. Từ kết
quả khảo sát đó ta tiến hành nhập số liệu vào máy NIRS giúp cho quá trình phân tích
mẫu trở nên nhahh và tiện lợi hơn.
1.3. YÊU CẦU

Xác định các thành phần vật chất khô, protein thô, béo thô, xơ thô, khoáng tổng
số, Calci, Phospho.

2


Chương 2

TỔNG QUAN
2.1. THỨC ĂN CUNG ĐẠM
Thức ăn cung đạm là loại thức ăn có hàm lượng đạm thô cao hơn nhu cầu đạm
trong thức ăn của loài thú mà nó cung cấp .Thức ăn cung đạm có nguồn gốc thực vật
hay động vật (Dương Thanh Liêm và cs, 2002).
Thức ăn cung đạm có nguồn gốc thực vật: đậu nành, khô dầu đậu nành, khô dầu
đậu phộng, khô dầu mè, khô dầu dừa…vv.
Thức ăn cung đạm có nguồn gốc động vật: bột cá, bột huyết, bột mai mực, bột
đầu tôm, bột lông vũ…vv.
Xét về mức độ tiêu thụ của các loại thức ăn cung đạm trên thị trường hiện nay
thì khô dầu đậu nành và bột cá là nguồn cung đạm chính trong chăn nuôi gia súc gia
cầm và cả trên chăn nuôi thủy sản ở nước ta. Chính vì vậy, việc phân tích các thành
phần hóa học của các chất cung đạm này rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc
cân đối khẩu phần thức ăn của thú và giảm chi phí chăn nuôi.
2.1.1. Bột cá
Bột cá được chế biến từ những loại cá thứ phẩm hay phụ phẩm của các nhà máy
chế biến thủy sản, để làm thức ăn gia súc. Tùy theo độ đạm thô mà bột cá được phân
loại như bột cá 45% đạm, bột cá 50% đạm …vv. hay dựa vào lượng muối mà ta phân
chia thành bột cá lạt hay bột cá mặn (ví dụ, bột cá lạt thường có lượng muối dưới 5%
và đạm thô trên 50%, quan trọng đối với thức ăn gia cầm).
Ngoài hàm lượng protein cao, bột cá còn chứa nhiều loại acid amin hữu ích và
là nguồn cung cấp chất khoáng rất tốt như: Calci, Phospho, các khoáng vi lượng và

vitamin. Bột cá có độ mịn và mùi thơm nên tạo được độ ngon miệng cho gia súc cũng
như gia cầm.
Tuy là nguồn cung đạm chính trong thức ăn chăn nuôi và có nhiều loại acid
amin hữu dụng nhưng cũng có một số bất lợi khi sử dụng bột cá như:

3


- Dễ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như E.coli, Salmonela là khá cao.
- Hàm lượng muối trong bột cá có thể ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của thú
nếu không được sử dụng đúng nhu cầu, đặc biệt là đối với thú non hay gia cầm. Gia
cầm tiêu chảy khi hàm lượng muối vượt quá 0,7%, trên 1% gây ngộ độc muối với triệu
chứng khó thở, tim đập chậm, gà tiêu chảy, phân đen, tích nước xoang bụng. Tình
trạng ngộ độc muối ở gà rất nghiêm trọng vì lượng nước tiểu ít nên khó bài thải muối
(Lâm Minh Thuận, 2004).
- Hàm lượng protein thô và acid amin hữu dụng không đúng với thực tế công bố
do: sự pha trộn các tạp chất để tăng lợi nhuận, sự biến chất trong quá trình bảo quản và
vận chuyển, kỹ thuật chế biến như sấy ở nhiệt độ cao làm mất đi giá trị sử dụng của
các acid amin.
- Bột cá được xay nghiền từ cá con có chất lượng không ổn định, khó bảo quản,
dễ bị hư hỏng trong quá trình bảo quản.
- Độ ẩm trong bột cá tương đối cao do kỹ thuật phơi sấy chưa được thực hiện
tốt.
- Bột cá gây mùi tanh nhiều cho các sản phẩm trứng và thịt (giảm tỷ lệ bột cá
trong thức ăn gà trước khi xuất chuồng ít nhất 2 tuần để làm giảm mùi tanh trong sản
phẩm, gà đẻ trứng thương phẩm không nên cho ăn nhiều bột cá) (Lâm Minh Thuận,
2004).
- Theo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam (2000), giảm lượng bột cá trong thức ăn sẽ
tránh được hiện tượng loét mề gà. Bởi trong quá trình chế biến (sấy ở nhiệt độ cao)
histamin sẽ biến thành gizzerosine, chất này gây viêm loét mề gà.

- Bột cá nhiễm melamine đang là vấn đề quan tâm với người chăn nuôi “Sở Y
tế TP HCM cho biết khoảng 15% số bột cá nhiễm melamine xuất xứ Trung Quốc được
phát

hiện

đã

sử

dụng

làm

thức

ăn

cho

thủy

sản”

( />- Giá bột cá khá cao nên khi sử dụng phải tính toán kỹ lưỡng để giảm chi phí
mà vẫn bảo đảm giá trị thức ăn.
2.1.2. Khô dầu đậu nành

4



Đậu nành, hay còn gọi là đỗ tương, có tên khoa học là Glycine max. Đậu
nành được sử dụng làm thức ăn cung đạm chủ lực trong ngành chăn nuôi hiện nay
(Dương Thanh Liêm và cs, 2002).
Hạt đậu nành có tỉ lệ đạm thô cao khoảng 38%, béo 18%, chất khoáng và
vitamin. Hơn nữa, đậu nành còn chứa nhiều axit amin cơ bản cần thiết như isoleucine,
leucine, methionine, lysine, phenylalamine, tryptophan, valine, nhiều loại vitamin A,
B1, B2, C,…và chất khoáng. Hạt đậu nành được coi là nguồn cung cấp protein hoàn
chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các acid amin không thay thế. Nhưng đậu nành ít
được sử dụng trong chăn nuôi hiện nay vì hàm lượng béo quá cao dễ bị ẩm mốc, khó
bảo quản lâu nên dạng đậu nành thường được sử dụng là khô dầu đậu nành, tức là đậu
nành đã được trích béo. Hạt đậu nành chưa trích béo chỉ được sử dụng cho thú nhỏ, thú
tập ăn vì nó chứa nhiều năng lượng (chất béo chứa năng lượng tiêu hóa gấp 2,25 lần so
với chất bột đường) và có đạm giá trị cao.
Khô dầu đậu nành thường được sử dụng là dạng đã được trích béo thông qua
hai phương pháp là chiết ly hay ép máy. Khô dầu đậu nành thường có chứa khoảng 4349% đạm thô, 3,2-7,4% chất béo, giàu acid amin thiết yếu, nhất là lysine nhưng acid
amin chứa lưu huỳnh thì hơi thấp so với nhu cầu của gia cầm (Dương Thanh Liêm và
cs, 2002).
Bên cạnh ưu điểm của nguyên liệu cung đạm chính, khô dầu đậu nành cũng có
các nhược điểm sau:
- Khô dầu có chứa nhiều chất ức chế protein, nhất là antitrypsin. Antitrypsin
gây ức chế tiêu hóa protein trong đậu nành. Để phá hủy được chất này, đậu nành cần
được xử lý ở nhiệt độ cao. Nhưng nhiệt độ cao làm mất lysine, acid amin có nhiều
trong đậu nành. Để tránh làm mất lysine mà vẫn loại được antitrypsin, người ta sử
dụng kỹ thuật xử lý nhiệt bằng hồng ngoại hay kỹ thuật ép đùn (extruder).
- Các độc tố khác trong đậu nành như phytoestrogen, goitrogen, thường có tác
động không tốt trên sự tăng trưởng của heo con. Ở thú trưởng thành, ảnh hưởng do các
độc tố không đáng kể. Vì vậy, khi sử dụng khẩu phần cho heo con tập ăn nên lưu ý chỉ
sử dụng các sản phẩm giàu protein trích ly từ đậu nành mà không dùng nguyên hạt để
giới hạn ảnh hưởng của các loại độc tố trên.


5


- Ngoài ra, trong đậu nành còn có các protein dự trữ là glycinin và conglycinin
có thể gây dị ứng cho thú, đặc biệt là ở bê và heo con. Các hiện tượng này làm hạn chế
sự phát triển của các nhung mao ruột và do đó gây rối loạn hấp thu dưỡng chất.
- Khô dầu dễ bị ẩm mốc do có nhiều chất béo và chất béo cũng làm cho khô dầu
mau biến chất do có mùi ôi khét của dầu.
- Khô dầu có chứa nhiều lysine nhưng nghèo methionine, có men antitrysin và
soyin ức chế tuyến giáp và kìm hãm sinh trưởng ở gà, vì vậy phải xử lý nhiệt để phân
hủy men antitrypsin và soyin, đồng thời tăng khả sử dụng methionine (Lâm Minh
Thuận, 2004).
Hiện nay, giá khô dầu tương đối cao nên cần chú ý khô dầu dễ bị độn thêm để
tăng trọng lượng như thêm vào bột sò, khô dầu cao su, khô dầu mè, khô dầu đậu phộng
(Lã Văn Kính, 2004).
Để tăng độ đạm cho khô dầu, người ta thường trộn thêm ure, “ cứ một tấn khô
dầu

trộn

thêm

3,6

kg

ure

thì


độ

đạm

tăng

thêm

1%”

( />Khô dầu khá nghèo Calci và Phospho nên lưu ý bổ sung thêm trong khẩu phần
thức ăn cho cân bằng với nhu cầu của thú.
Điều cần lưu ý nữa là khô dầu ở nước ta hầu như nhập khẩu hoàn toàn của nước
ngoài nên giá cả thường hay biến động theo chiều hướng gia tăng mạnh.
2.2.CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TẾ
2.2.1. Phương pháp phân tích hóa học (phân tích ướt)
Ngày nay, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, có nhiều phương pháp xác định thành
phần hóa học trong thức ăn với độ chính xác cao như: phân tích hóa học, phân tích cận
hồng ngoại (Near Infrared Spectroscopy).
Phương pháp hóa học (phân tích ướt) được áp dụng phổ biến, đặc biệt trong đề
tài này do có nhiều thuận lợi


Ưu điểm:
Dụng cụ máy móc được trang bị trong phòng thí nghiệm.
Hóa chất dùng thí nghiệm dễ mua và dễ pha chế.

6



Độ chính xác giữa các lần lặp lại của thí nghiệm được cho là chính xác hơn các
phương pháp khác.(theo kinh nghiệm của bộ môn dinh dưỡng sau nhiều năm hoạt
động).


Nhược điểm:
Tốn nhiều thời gian.
Tốn nhiều chi phí cho hóa chất.

2.2.1.1 Vật chất khô tuyệt đối (DM – Dry Matter)


Định nghĩa
Vật chất khô tuyệt đối là mẫu được xác định sau khi đã loại bỏ hoàn toàn nước

ở cả hai dạng tự do và liên kết trong mẫu thức ăn.


Nguyên tắc phân tích
Xác định theo vật chất khô theo phương pháp phương pháp sấy khô:
Hàm lượng vật chất khô trong mẫu vật là phần còn lại khi đã loại bỏ nước trong

quá trình làm khô mẫu.
Mẫu được sấy khô ở 100-105oC, lượng nước sẽ mất hết, phần còn lại là vật chất
khô hoàn toàn của mẫu.


Ý nghĩa
Xác định độ ẩm của thức ăn quan trọng đối với việc bảo quản mẫu. Thức ăn


hỗn hợp và thức ăn nguyên liệu được trữ ở trạng thái khô, yêu cầu độ ẩm tối đa khoảng
13-14%. Qui định quốc tế thì độ ẩm là khoảng 13% (Dương Thanh Liêm và cs, 2002)
Ta sẽ tính được các chỉ tiêu khác quan trọng dựa trên vật chất khô tuyệt đối.
Giá thành nguyên liệu cũng phụ thuộc vào vật chất khô vì khi nó quá cao thì
hàm lượng các chỉ tiêu khác thấp và ta cần phải sấy nguyên liệu lại hay phải trộn thêm
chất bảo quản nên giá thành nguyên liệu có thể bị hạ thấp xuống.
2.2.1.2 Protein thô (CP – Crude Protein)


Định nghĩa
Protein thô là tất cả các chất chứa nitrogen (N) trong nguyên liệu, trong đó N

được xác định chung rồi quy đổi ra protein bằng cách nhân với hệ số 6,25.
protein thô = N tổng số x 6,25
Đây chỉ là công thức tương đối vì thực ra mỗi loại protein khác nhau có hàm
lượng N khác tuy vậy nó cũng nằm gần với hệ số 16%.

7


Bảng 2.1 Hàm lượng Nitơ trong protein của các loại thức ăn khác nhau
Các loại thức ăn

Hàm lượng N% trong protein

Hệ số nhân quy ra protein

Đậu phộng ( lạc)


18,28

5,47

Lúa mì

17,17

5,83

Lúa gạo

17,04

5,87

Gelatin

17,60

5,68

Thức ăn nói chung

16,00

6,25

Cazein sữa


15,67

6,38

(Dương Thanh Liêm và cs, 2002)


Nguyên tắc phân tích
Protein thô được phân tích theo phương pháp Kjeldahl:
Phân giải mẫu trong H2SO4 đậm đặc, sử dụng CuSO4 và K2SO4 làm xúc tác để

biến N trong mẫu thành (NH4)2SO4. Sử dụng NaOH bảo hoà để tách NH3 khỏi muối
sulfate rồi thu lại bởi axit boric.
Chuẩn độ lượng axit boric sử dụng trong phản ứng bởi HCl 0,1N để xác định
hàm lượng ni-tơ trong mẫu từ đây ta có thể tính ra protein thô (tổng số).
Nitơ tổng số * 6,25 = protein tổng số
6,25: hàm lượng N có trong protein thô (100/16= 6,25). Tùy theo mẫu có nguồn
gốc từ thực vât , mà hệ số này thay đổi thí dụ như sữa là 6,39; nhưng trong thức ăn
chăn nuôi thì để đơn giản hệ số 6,25 được chấp nhận cho tất cả các mẫu.


Ý nghĩa
Hàm lượng protein thô được xem là chỉ tiêu phân tích quan trọng nhất trong tất

cả các chỉ tiêu cần phân tích.
Protein thô giúp tính toán khối lượng mẫu trong thức ăn hỗn hợp khi cần tổ hợp
trong công thức có sẵn tỷ lệ protein.
Protein thô quyết định giá thành của nguyên liệu.
Là chỉ tiêu quan trọng nhưng phân tích bằng phương pháp Kjeldahl nó cũng có
nhiều khuyết điểm cần khắc phục:

- Chỉ xác định được protien thô mà không xác định được protein hữu dụng và
chất chứa Nitơ không phải protein.

8


- Không xác định được từng loại acid amin cụ thể đây mới là điều cần quan tâm
nhất khi phân tích protein.
2.2.1.3. Chất béo thô (EE – Ether Extract)


Định nghĩa
Chất béo thô (lipid) là hợp chất hữu cơ đa chức, gồm các lipid chứa glycerid và

các lipid không chứa glycerid. Chất béo có độ nhớt cao, không tan trong nước, tan
trong các dung môi hữu cơ như ether, chloroform, benzene, rượu nóng. Các lipid được
tạo nên từ C, H và O nhưng chúng có thể chứa các nguyên tố khác như P và N.


Nguyên tắc phân tích
Chất béo được phân tích theo phương pháp Soxhlet:
Chất béo là một ester do sự hoá hợp của acid béo và glycerin. Tính chất chung

của chất béo là có thể hoà tan trong các dung môi hữu cơ như ether, phenol,
acetol…vv. Khi xác định chất béo, ether thường được làm dung môi hoà tan, vì ether
có nhiệt độ sôi thấp ( 35oC).
Ether được làm bay hơi liên tục và được làm ngưng lạnh rơi qua mẫu và kéo
theo các chất tan trong ether và trở lại cốc đựng ether ban đầu.
Ether cũng như các dung môi khác không những có thể hoà tan được chất béo
mà còn hoà tan được các chất khác như: sáp, một số sắc tố,…do đó chất béo lấy ra

được gọi là chất béo thô.


Ý nghĩa
Hàm lượng chất béo trong mẫu có ý nghĩa trong việc bảo quản mẫu (hàm lượng

chất béo cao làm mẫu dễ bị ôi và ẩm mốc).
Chất béo cung năng lượng rất tốt cho thú nên từ chất béo trong mẫu có thể cân
bằng năng lượng trong khẩu phần thức ăn cho thú.
Bất lợi của việc phân tích béo bằng phương pháp Soxhlet:
- Chỉ phân tích được béo thô chứ không phân loại được chất béo chứa glycerid và
chất béo không chứa glycerid.
- Không phân tích được từng loại chất béo cụ thể đặc biệt là 3 acid béo thiết yếu
là acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic.
2.2.1.4 Chất xơ thô (CF – Crude Fiber)


Định nghĩa

9


Chất xơ thô trong khẩu phần bao gồm nhiều loại, người ta chia ra làm hai nhóm
chính, đó là Non Starch Polysaccharides (NSP- đường không phải là tinh bột) và
lignin.


Nguyên tắc phân tích
Phương pháp sử dụng là phương pháp Henneberg và Stoma
Mẫu thức ăn nghiền nhỏ, đem xử lý bằng dung dịch acid sulfuric loãng, base


loãng.
Acid sulfuric thuỷ phân các chất hoà tan trong acid như carbolhydrat biến nó
thành đường đơn, ngoài ra còn có một phần protein bị hoà tan.
Base sẽ thuỷ phân chất béo, biến nó thành xà phòng và glycerin, hoà tan toàn bộ
protid.
Ngoài ra acid và base có thể hoà tan một phần chất khoáng.
Chất xơ thô là trọng lượng bã mất đi sau khi xử lý đem đốt.


Ý nghĩa
Chất xơ có thể xem là chất vừa có lợi mà lại vừa có hại trong khẩu phần tùy

theo hàm lượng của nó.
- Nếu hàm lượng thấp hoặc vừa phải thì chất xơ có vai trò tạo khuôn phân, lôi
cuốn độc tố, phát triển dung tích ống tiêu hóa, hạn chế cắn mổ lẫn nhau. …vv.
- Hàm lượng cao chất xơ làm cản trở sự hấp thu các chất khác, giảm lượng thức
ăn ăn vào, làm hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau…vv.
Biết hàm lượng xơ trong nguyên liệu ta sẽ có tính toán hợp lý về lượng xơ trong
thức ăn hỗn hợp.
2.2.1.5.Khoáng tổng số (Ash – Total Ash)


Định nghĩa
Là khi đốt mẫu thức ăn ở 550-600ºC trong 3-4 giờ thì thu được tro hay còn gọi

là chất khoáng. Tùy theo loại nguyên liệu mà tỷ lệ khoáng có thể bị thay đổi.


Nguyên tắc phân tích

Khoáng tổng số là phần còn lạicủa mẫu thức ăn sau khi các chất hữu cơ đã bị

đốt cháy hết ở nhiệt độ 550-6000C.

10




Ý nghĩa
Từ tỷ lệ khoáng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ các thành phần khác như protein

điều này khá quan trọng với mẫu là bột cá.
Nhờ phân tích khoáng mà đôi khi ta cũng nhận biết được mẫu có trung thực hay
không, như khô dầu đậu nành thường được trộn thêm bột sò để tăng lợi nhuận.
2.2.1.6. Calci


Nguyên tắc phân tích
Hàm lượng calci trong mẫu nguyên liệu được xác định bằng phương pháp thể

tích:
Thức ăn sau khi đốt thành tro, Ca trong thức ăn sẽ chuyển thành oxide Calci
(CaO) như sau:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Dùng amonium oxalat để kết tủa Ca:
CaCl2 + (NH4)2C2O4 → Ca C2O4 +2NH4Cl
Như vậy đã tách Ca ra khỏi dung dịch. Nếu hòa tan kết tủa oxalat Ca bằng
sulfuric sẽ được acid oxalic:
CaC2O4 + H2SO4 → H2C2O4 + CaSO4

Lượng acid oxalic sẽ tỷ lệ với oxalat Ca dùng thuốc tím để chuẩn độ acid, từ đó
tính được lượng Ca:
2KMnO4 + 5H2C2O4 + 3H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 +8H2O + 10CO2


Ý nghĩa
Calci cũng là một chỉ tiêu quan trọng nên việc phân tích sẽ giúp chúng ta
xác định hàm lượng Calci trong từng nguyên liệu từ đó làm cơ sở cho việc tính toán
hàm lượng Calci cho thức ăn hỗn hợp.
2.2.1.7 Phospho


Nguyên tắc phân tích
Phospho trong mẫu nguyên liệu được phân tích bằng phương pháp so màu.
Ion orthophosphate phản ứng với amonium molybdate để tạo thành phospho

molybdate.

11




Ý nghĩa
Cũng tương tự như Calci thì Phospho là khoáng quan trọng trong tổ hợp thức ăn

nên nắm được hàm lượng Phospho thì việc cân bằng nó trong khẩu phần thức ăn trở
nên dễ dàng hơn. Ngoài cám gạo thì nguồn cung cấp phospho khác thì giá thành tương
đối cao.
2.2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẬN HỒNG NGOẠI (NIRS - Near

Infrared Spectroscopy)
2.2.2.1 Giới thiệu máy NIRS
Ngày nay khi các thiết bị phần cứng tương tác với con người như điện thoại
cầm tay (cellular phone) và máy tính trở nên nhỏ và gọn hơn nữa, thì các thiết bị phân
tích quang phổ cận hồng ngoại (NIR spectrophotometer) cũng hướng tới mục đích này.
Trên thế giới các nhà khoa học và kỹ sư cùng cố gắng sáng chế và đưa vào ứng dụng
các thiết bị cầm tay (hand-held) mới kiểu cận hồng ngoại (NIR instruments). Fred
McClure là người đi đầu với việc đánh giá thức ăn chăn nuôi bằng thiết bị cầm tay
NIR gọi là “Mmeter”. Christian Paul đến từ Đức với thiết bị cầm tay Corona dùng cho
phân tích thành phần thức ăn gia súc. Các kết quả chỉ ra rằng cần phải phát triển xa
hơn nữa, nhưng rõ ràng có một tiềm năng sáng sủa của những thiết bị cầm tay NIRS.
( ).
Qua những dẫn chứng trên ta cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ và ứng
dụng tuyệt vời của nó về phân tích thức ăn chăn nuôi, được các nhà khoa học trên thế
giới nghiên cứu và giúp cho nó được hoàn thiện hơn.
2.2.2.2 Nguyên lý hoạt động
Thiết bị đo phổ hấp thụ hồng ngoại UV-VIS-NIRS hoạt động theo nguyên tắc
so sánh hai chùm tia, được sử dụng để đo:
-Phổ hấp thụ, truyền qua của mẫu lỏng trong vùng tử ngoại, khả kiến và hồng
ngoại gần.
- Đo phổ hấp thụ, truyền qua và phản xạ của mẫu rắn dạng khối, màng trong
vùng tử ngoại, khả kiến và hồng ngoại gần.
- Đo phổ phản xạ của mẫu bột trong vùng tử ngoại, khả kiến và hồng ngoại gần.
Đồng thời cho biết chiết xuất và độ dày của mẫu màng cần cho việc phân tích nó.

12


×