Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

GIÁM ĐỊNH BÌNH TUYỂN BÒ ĐỰC GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
WX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIÁM ĐỊNH BÌNH TUYỂN BÒ ĐỰC GIỐNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

Họ và tên sinh viên : TRIỆU NGỌC THẢO
Ngành

: Thú Y

Lớp

: TC03TY Sóc Trăng

Niên khóa

: 2003 - 2008

Tháng 06/2009


GIÁM ĐỊNH BÌNH TUYỂN BÒ ĐỰC GIỐNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

Tác giả

TRIỆU NGỌC THẢO


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác Sĩ Ngành Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:
GVC. ThS. CHÂU CHÂU HOÀNG

Tháng 06/2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: Triệu Ngọc Thảo.
Tên luận văn: “Giám định bình tuyển đàn bò đực giống trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng”.
Đã hoàn thành bài luận văn theo sự hướng dẫn tận tình của thầy Châu Châu
Hoàng, và các ý kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng Khoa ngày……………
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

ThS. Châu Châu Hoàng

ii


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng cha mẹ công trình đầu tay của con để tỏ lòng biết ơn sinh thành và
hy sinh suốt đời cho con có ngày này.
Xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban lãnh
đạo trường Cao Đẳng Cộng Đồng tỉnh Sóc Trăng, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi

Thú y, cùng quí thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quí báu
cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
- Thạc sĩ Châu Châu Hoàng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
- Ban lãnh đạo Chi cục Thú y tỉnh Sóc Trăng.
- BSTY Nguyễn Tiến Lực, văn phòng Ban quản lý Dự án giống - Chi cục
Thú y, cùng các anh thú y mạng lưới Thú y tỉnh Sóc Trăng đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
- Các bạn lớp Thú y ST03 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và làm luận văn.

Triệu Ngọc Thảo

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Giám định bình tuyển bò đực giống trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”, tiến
hành từ ngày 01/11/2008 đến ngày 01/03/2009 được thực hiện qua việc phỏng vấn 97
nông hộ chăn nuôi bò tại 08 huyện và Thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng bao gồm
1.277 con bò, trong đó số bò đực giống được giám định là 103 con gồm 85 bò đực lai
Sind, 13 bò đực Brahman-Sind và 5 bò đực Drought Master-Sind.
Trong số các hộ khảo sát: số hộ có kinh nghiệm chăn nuôi dưới 5 năm chiếm
59,8%, quy mô nuôi trên 11 con bò chiếm 35,0%, phần lớn nghề chính của nông hộ là
nghề trồng lúa và làm vườn, thu nhập từ việc chăn nuôi bò của nông hộ là thu nhập
phụ chiếm 58,8%. Phương thức chăn nuôi phổ biến là theo kiểu nuôi nhốt kết hợp
chăn thả chiếm 78,3%, và 85,5% nông hộ xây dựng chuồng trại cho đàn bò có kết cấu
nền xi măng, mái ngói, mái tol hoặc lá. Diện tích nuôi trên 8 m2/ con chiếm 30% tổng
số đàn điều tra. Về thức ăn, nước uống đa số thức ăn của đàn bò là cỏ tự nhiên chiếm
36,1%, số hộ sử dụng nước từ cây nước (giếng khoan) cho bò uống chiếm 67%.

Đối với đàn bò điều tra: qua cơ cấu đàn bò cho thấy bò lai Sind được nuôi nhiều
nhất với 1.014 con chiếm 79,4%. Tầm vóc bò đực Brahman-Sind lớn hơn lai Sind và
Drought Master-Sind cả về trọng lượng lẫn chiều cao vai ở độ tuổi từ 18 - 24 và trên 25
tháng tuổi. Về kết quả giám định ngoại hình thể chất trên đàn bò đực giống (103 con) thì
bò đực đạt đặc cấp kỷ lục chiếm tỷ lệ cao nhất là 75,7%; và về xếp cấp tổng hợp đàn bò
đực giống (68/103 bò đực đạt 10 TCN 534-2002 được xếp cấp tổng hợp) có 24 con bò
đực đạt đặc cấp kỷ lục chiếm 35,3%. Về các chỉ tiêu sinh sản: trên 103 bò đực giống điều
tra có 86 con bò đực có hình thái hòn cà bình thường chiếm 83,5%; chu vi hòn cà của bò
đực giống Brahman-Sind trung bình là 33,2 cm; bò đực lai Sind là 31,5 cm và bò đực
Drought Master-Sind là 29,6 cm; tuổi phối giống lần đầu trung bình của các nhóm giống
là 21,3 tháng tuổi trong đó độ tuổi phối giống lần đầu từ 19 – 23 tháng tuổi chiếm 64,5%
bò đực giống điều tra; tỷ lệ phối giống đậu thai trung bình 91,8 %.
Qua điều tra sơ bộ tình hình chăn nuôi của tỉnh, chúng tôi nhận thấy tỉnh cần
phải cải tạo đàn bò đực giống ngày càng tốt góp phần cải tạo tầm vóc đàn bò tỉnh ngày
càng tốt hơn. Bên cạnh, cơ quan chức năng nên có chính sách hỗ trợ vốn và con giống
để tạo điều kiện cho nông hộ phát triển thêm đàn bò.
iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA...................................................................................................................i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................... ii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ......................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục đích ...................................................................................................................2
1.3. Yêu cầu .....................................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Sóc Trăng ...........................................................................3
2.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................3
2.1.2. Khí hậu và thời tiết ................................................................................................4
2.1.3. Địa hình .................................................................................................................4
2.1.4. Thủy văn ................................................................................................................4
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................................4
2.2.1. Dân số ....................................................................................................................4
2.2.2. Sản xuất nông nghiệp ............................................................................................5
2.3. Đặc điểm ngoại hình một số giống bò hiện hữu ở tỉnh Sóc Trăng...........................6
2.3.1. Bò Ta Vàng............................................................................................................6
2.3.2. Bò lai Sind .............................................................................................................7
2.3.3. Bò Drought Master-Sind: (Drought Master x Lai Sind) .......................................8
2.3.4. Bò Brahman-Sind: (Brahman x Lai Sind).............................................................9
2.4. Giám định tuổi bò...................................................................................................10

v


Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................12
3.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng ...........................................................................12
3.2. Phương pháp điều tra..............................................................................................12
3.3. Các chỉ tiêu khảo sát và phương pháp thu thập số liệu ..........................................12
3.3.1. Tình hình chăn nuôi ở nông hộ............................................................................12
3.3.2. Trên đàn bò điều tra.............................................................................................13
3.4. Xử lý số liệu ...........................................................................................................17
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................18

4.1. Tình hình của các nông hộ chăn nuôi bò................................................................18
4.1.1. Kinh nghiệm chăn nuôi và nghề nghiệp của nông hộ .........................................18
4.1.2. Quy mô đàn bò ở các nông hộ.............................................................................19
4.1.3. Số hộ nuôi thêm vật nuôi khác ............................................................................19
4.1.4. Khó khăn và nguyện vọng của nông hộ ..............................................................20
4.2. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng...............................................................................21
4.2.1. Phương thức chăn nuôi........................................................................................21
4.2.2. Chuồng trại ..........................................................................................................21
4.2.3. Thức ăn chăn nuôi ...............................................................................................23
4.2.4. Nguồn nước sử dụng cho bò................................................................................26
4.2.5. Tình hình về thú y................................................................................................27
4.2.5.1. Dịch bệnh..........................................................................................................27
4.2.5.2. Công tác tiêm phòng.........................................................................................27
4.3. Hiện trạng của đàn bò đực giống............................................................................27
4.3.1. Nguồn gốc bò đực giống .....................................................................................27
4.3.2. Cơ cấu đàn ...........................................................................................................28
4.4. Tầm vóc của đàn bò đực giống giám định .............................................................29
4.4.1. Trọng lượng và các chiều đo của bò đực giống từ 18 - 24 tháng tuổi.................29
4.4.1.1. So sánh chiều cao vai giữa các bò đực giống ở độ tuổi từ 18 - 24 tháng tuổi..29
4.4.2. Trọng lượng và các chiều đo của bò đực giống trên 25 tháng tuổi .....................30
4.4.2.1. So sánh chiều cao vai giữa các bò đực giống ở độ tuổi trên 25 tháng tuổi ......31
4.4.2.2. So sánh trọng lượng giữa các bò đực giống ở độ tuổi trên 25 tháng tuổi ........31
4.5. Xếp cấp bò đực theo khối lượng.............................................................................32
vi


4.6. Kết quả giám định ngoại hình thể chất...................................................................33
4.7. Cấp tổng hợp của đàn bò đực giống ......................................................................34
4.8. Các chỉ tiêu sinh sản đàn bò đực giống ..................................................................34
4.8.1. Hình thái hòn cà...................................................................................................34

4.8.2. Chu vi hòn cà.......................................................................................................35
4.8.3. Tuổi phối giống lần đầu.......................................................................................36
4.8.4. Tỷ lệ phối giống đậu thai.....................................................................................37
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................39
5.1. Kết luận...................................................................................................................39
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................41
PHỤ LỤC .....................................................................................................................42

vii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CIDA: Canada Internation Development Agency
HF: bò Holstein Friesian
RRTC: Research Ruminant Training Center
STT: Số thứ tự
%: Tỉ lệ phần trăm
X: (Mean) Trung bình cộng
SD: (Standard deviation) Độ lệch chuẩn
CV: (Coefficiency of variation) Hệ số biến thiên

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Số lượng đàn bò tại các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng
từ năm 2004-2008 ....................................................................................................6

Bảng 2.2: Đoán tuổi bò dựa vào đặc điểm của răng......................................................11
Bảng 3.1: Xếp cấp theo khối lượng cho bò đực lai Sind...............................................13
Bảng 3.2: Xét điểm ngoại hình thể chất bò đực giống lai Zêbu....................................14
Bảng 3.3: Thang điểm xếp cấp ngoại hình thể chất ......................................................14
Bảng 3.4: Cấp tổng hợp bò đực lai Sind theo cấp khối lượng và ngoại hình................15
Bảng 4.1: Số năm kinh nghiệm của người chăn nuôi....................................................18
Bảng 4.2: Quy mô đàn bò ở các nông hộ ......................................................................19
Bảng 4.3: Số hộ nuôi thêm vật nuôi khác......................................................................20
Bảng 4.4: Phương thức chăn nuôi của nông hộ.............................................................21
Bảng 4.5: Kiểu chuồng trại nuôi bò ở các nông hộ .......................................................22
Bảng 4.6: Diện tích chuồng nuôi bình quân cho mỗi con bò ở các nông hộ.................22
Bảng 4.7: Nguồn thức ăn của bò ...................................................................................23
Bảng 4.8: Nguồn nước sử dụng cho đàn bò ..................................................................26
Bảng 4.9: Cơ cấu đàn và cơ cấu giống của đàn bò điều tra...........................................28
Bảng 4.10: Trọng lượng và các chiều đo của bò đực giống từ 18 - 24 tháng tuổi ........29
Bảng 4.11: Trọng lượng và các chiều đo của bò đực giống trên 25 tháng tuổi ............30
Bảng 4.12: Kết quả xếp cấp đàn bò đực giống theo khối lượng ...................................32
Bảng 4.13: Kết quả giám định ngoại hình thể chất của bò đực giống...........................33
Bảng 4.14: Kết quả xếp cấp tổng hợp của đàn bò đực giống........................................34
Bảng 4.15: Hình thái hòn cà của đàn bò đực giống.......................................................35
Bảng 4.16: Chu vi hòn cà của đàn bò đực giống...........................................................36
Bảng 4.18: Phân bố độ tuổi phối giống lần đầu của đàn bò đực giống.........................37
Bảng 4.19: Tỷ lệ phối giống đậu thai của bò đực giống ...............................................37

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang


Hình 2.1: Bò đực Ta Vàng 2 năm tuổi ............................................................................7
Hình 2.2: Bò đực lai Sind 3 năm tuổi..............................................................................7
Hình 2.3: Bò đực Drought Master-Sind 4 năm tuổi ........................................................8
Hình 2.4: Bò đực Brahman đỏ-Sind 2 năm tuổi..............................................................9
Hình 2.5: Bò đực Brahman trắng-Sind 2 năm tuổi........................................................10
Hình 3.1: Hình thái hòn cà:. ..........................................................................................16
Hình 3.2: Kỹ thuật đúng để giữ cổ hòn cà lúc đo kích thước hòn cà ............................17
Hình 4.1: Cỏ sả lá lớn ....................................................................................................25
Hình 4.2: Cỏ VA 06.......................................................................................................25
Hình 4.3: Dự trữ rơm.....................................................................................................26

Biểu đồ 4.1: So sánh chiều cao vai giữa các bò đực giống ở độ tuổi
từ 18 - 24 tháng tuổi ..................................................................................29
Biểu đồ 4.2: So sánh trọng lượng giữa các bò đực giống ở độ tuổi
từ 18 - 24 tháng tuổi ..................................................................................30
Biểu đồ 4.3: So sánh chiều cao vai giữa các bò đực giống ở độ tuổi
trên 25 tháng tuổi ......................................................................................31
Biểu đồ 4.4: So sánh trọng lượng giữa các bò đực giống ở độ tuổi
trên 25 tháng tuổi ......................................................................................31

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cả nước nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng thực
hiện chính sách khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc, trong đó chú
trọng phát triển đàn bò lai bằng kỹ thuật phối giống trực tiếp và gieo tinh nhân tạo cho
bò cái sinh sản để tăng hiệu quả trong chăn nuôi bò. Ngành chăn nuôi bò với ưu thế về

chi phí thức ăn thấp, không cạnh tranh thức ăn với thú khác, giải quyết công lao động
nông nhàn, và còn có thể bán bê, bán bò thịt, bán sữa, giá cả luôn có thể bảo đảm cho
người chăn nuôi có lãi, với một đàn bò có giống tốt.
Giống vật nuôi là yếu tố sinh học quan trọng có tính quyết định đến năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất ngành chăn nuôi; giống là tiền đề phát huy các kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến góp phần nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm chăn nuôi.
Nhưng để có được con bò giống tốt thì cần phải có tổ tiên, cha mẹ tốt, trong đó
bò đực giống đóng vai trò quan trọng về khả năng di truyền tính trạng tốt cho đời con.
Một con bò đực giống tốt sẽ có nhiều bê sinh ra trong năm, chất lượng đàn bê tốt hơn,
và cải tiến chất lượng di truyền cho đàn giống. Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu hiện
nay thì việc thực hiện cải tiến nâng cao chất lượng bò đực giống là hết sức cần thiết và
cấp bách.
Trước những vấn đề trên, được sự chấp thuận của Bộ môn Chăn nuôi Chuyên
khoa, khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, và sự giúp đỡ của
văn phòng Ban quản lý dự án giống - Chi cục Thú y tỉnh Sóc Trăng, với sự hướng dẫn
tận tình của thầy Châu Châu Hoàng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Giám định bình
tuyển bò đực giống trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”.

1


1.2. Mục đích
Qua giám định bình tuyển để chọn lọc ra những con bò đực giống tốt đạt tiêu
chuẩn giống.
1.3. Yêu cầu
Đánh giá ngoại hình thể chất và các chỉ tiêu về sinh sản của bò đực giống ở tỉnh
Sóc Trăng.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Sóc Trăng
2.1.1. Vị trí địa lý
Sóc Trăng là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, được thành lập
từ năm 1992, theo Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII (tách tỉnh Hậu Giang cũ thành 2
tỉnh mới Cần Thơ và Sóc Trăng). Tỉnh Sóc Trăng nằm ở đoạn cuối, bên bờ Nam của
dòng sông Hậu Giang đổ ra biển Đông tại cửa Định An và cửa Trần Đề, có 72 Km bờ
biển; có toạ độ địa lý 9o 14’ - 9o 55’ vĩ Bắc, 105 o 34’ - 106 o 18’ kinh Đông, phía Bắc
và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp
tỉnh Trà Vinh và phía Đông Nam nhìn ra biển Đông. Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc
lộ I A nối liền các tỉnh ở phía Nam và phía Bắc của đất nước. Quốc lộ 60 nối Sóc
Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang.
Sóc Trăng cách Cần Thơ 62 km, nơi trung tâm thương mại của vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long và đồng thời có mạng lưới giao thông thuận lợi có thể đi đến các trung
tâm các tỉnh, các đô thị trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và khắp vùng Nam bộ
bằng đường thủy và đường bộ. Cùng với hệ thống kênh rạch và 8 tuyến tỉnh lộ dài 277
km, các tuyến liên huyện, thành phố, phường thành hệ thống giao thông kết hợp thủy
bộ khá thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.223,3 km2 chiếm 0,98% tổng diện tích tự nhiên
cả nước, bao gồm 8 huyện và thành phố với 105 xã, phường, thị trấn. Thành phố Sóc
Trăng là trung tâm hành chính (niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 01/ 2008).

3


2.1.2. Khí hậu và thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu tỉnh Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình là 26,8oC, lượng mưa trung bình cả năm 1.938,2 mm, độ
ẩm trung bình 83,4%, cao nhất 96% vào mùa mưa, thấp nhất 62% vào mùa khô, lượng
ánh sáng chiếu sáng khá lớn, trung bình là 6,6 giờ/ ngày.
2.1.3. Địa hình
Sóc Trăng thấp và tương đối bằng phẳng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông
Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc.
Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những cồn cát, địa hình
tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm
tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các
huyện Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và Thành phố Sóc Trăng. Vùng đất
phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn, mùa mưa thường bị ngập
úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và sản xuất nhân dân trong vùng.
2.1.4. Thủy văn
Do nằm ở hạ lưu sông Cửu Long, tỉnh Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch tương
đối chằng chịt gồm hệ thống kênh rạch tự nhiên và hệ thống kinh đào. Trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 2 con sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh.
Sông Hậu: là con sông chính cung cấp nguồn nước ngọt và phù sa bồi đắp cho đồng
ruộng.
Điều kiện địa lý tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng thích hợp cho phát triển nông
nghiệp đa dạng, trong đó lợi thế đối với cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và
đồng cỏ chuyên canh, chăn nuôi bò thịt, bò sữa.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Dân số
Cuối năm 2007 dân số toàn tỉnh 1.283.721 người, trong đó 81,66% ở nông thôn
sống nhờ sản xuất nông nghiệp và thủy sản, chỉ có 18,44% ở thành phố, thị trấn. Mật
độ dân số trung bình của tỉnh là 388 người/km2. Cao nhất là thành phố Sóc Trăng
1.645 người/km2, thấp nhất là huyện Cù Lao Dung 242 người/km2.

4



2.2.2. Sản xuất nông nghiệp
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê năm 2008 cho thấy:
- Tổng diện tích đất nông nghiệp là 276.252 ha chiếm 83,42 %.
+ Đất trồng lúa: 155.139 ha.
+ Đất trồng cây hoa màu và cây công nghiệp lâu năm: 20.154 ha.
+ Đất lâm nghiệp: 11.527 ha.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 47.063 ha.
+ Đất làm muối: 483 ha.
- Đất ở: 5.641 ha.
- Đất chuyên dùng: 22.288 ha.
- Đất chưa sử dụng: 2.623 ha.
- Chăn nuôi: (Báo cáo tổng kết và triển khai kế hoạch năm 2009 của Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 12/ 2008).
+ Đàn trâu: 2.824 con tăng 205 con so năm 2007, được nuôi nhiều nhất ở huyện
Thạnh Trị với 1.794 con.
+ Đàn bò: Trong 5 năm qua đàn bò tỉnh Sóc Trăng tăng nhanh về số lượng và
có bước cải tiến đáng kể về chất lượng giống. Năm 2004 đàn bò của tỉnh có 12.392
con đến năm 2008 tăng lên 33.061 con trong đó có 1.894 con bò sữa. Sở dĩ tốc độ tăng
đàn nhanh như vậy là do trong giai đoạn này có rất nhiều dự án đầu tư phát triển và cải
tiến đàn bò tỉnh Sóc Trăng: Dự án nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi Sóc
Trăng (do CIDA - CANADA tài trợ), Dự án Sind hóa đàn bò, Dự án hỗ trợ phát triển
bò sữa giai đoạn 2004 - 2008, các dự án xóa đói giảm nghèo hỗ trợ phát triển đàn bò
của các huyện, Chương trình Heifer... Ngoài ra trong giai đoạn này do có nhiều tỉnh
triển khai dự án phát triển và cải tiến đàn bò nên nhu cầu về con giống tăng đột biến
dẫn đến giá bò giống bị “sốt” làm người chăn nuôi bò thấy nuôi bò dễ mà thu lợi
nhuận cao. Vì vậy số người đầu tư nuôi bò của tỉnh trong giai đoạn này tăng rất nhanh.
Đàn bò phân bố ở cả 8 huyện, thành phố của tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất ở các
huyện Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Long Phú. Dự kiến đến năm 2009 đạt 36.000 con, trong đó
bò sữa 2.500 con (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).


5


Bảng 2.1: Số lượng đàn bò tại các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng từ năm 2004-2008
ĐVT: (con)
Năm

2004

2005

2006

2007

2008

12.392

17.620

25.347

31.887

33.061

Tp. Sóc Trăng


379

633

918

1.401

1.425

Kế Sách

912

1.132

1.391

1.443

1.022

2.483

3.683

4.659

7.214


4.417

559

926

1.344

1.779

7.923

Long Phú

1.410

2.257

4.170

4.894

8.936

Mỹ Xuyên

2.697

4.208


7.112

7.974

4.264

Ngã Năm

260

562

855

1.215

1.159

Thạnh Trị

1.775

2.277

2.926

3.573

2.669


Vĩnh Châu

1.917

1.942

1.972

2.394

1.246

Địa phương
Toàn tỉnh

Mỹ Tú
Cù Lao Dung

+ Gia cầm: 3.506,5 ngàn con tăng 384,5 ngàn con so với năm 2007.
+ Heo: 257.793 con.
+ Đàn dê: 2.017 con.
2.3. Đặc điểm ngoại hình một số giống bò hiện hữu ở tỉnh Sóc Trăng
2.3.1. Bò Ta Vàng
Thường gọi là bò ta, bò cỏ hay bò cóc với tầm vóc và trọng lượng nhỏ, trọng
lượng bò đực trưởng thành chỉ 250 - 300 kg, bò cái sinh sản 180 - 200 kg, tỉ lệ thịt xẻ
từ 42 - 45%, với sắc màu lông từ vàng, vàng nhạt hoặc vàng đậm, trán hơi lõm. Đầu
nhỏ ngắn, sừng cong hơi đưa về phía trước, u yếm kém phát triển, tai nhỏ, lưng hơi
võng, 4 chân hơi ngắn, bầu vú nhỏ, phần mông cao hơn vai hơi dốc nghiên về phía
trước. Tuy nhiên bò có khả năng thích nghi với khí hậu nhiệt đới, chịu được tham khổ,
chống chịu bệnh tốt, thành thục sớm, mắn đẻ…..


6


Hình 2.1: Bò đực Ta Vàng 2 năm tuổi
2.3.2. Bò lai Sind

♂ Bò Red Sindhy x ♀ Bò Ta Vàng
Bò Lai Sind

Hình 2.2: Bò đực lai Sind 3 năm tuổi
7


Được tạo ra trên cơ sở dùng đực Sind phối giống với bò cái Ta Vàng. Bò lai
Sind có lông màu nâu cánh gián, trán gồ, u vai cao, yếm rộng, bầu vú phát triển vừa
phải, tỉ lệ máu bò Sind càng cao thì u, yếm càng phát triển màu lông cánh gián càng
đậm. Khối lượng bò cái trưởng thành 270 – 300 kg, bò đực 400 – 450 kg. Tỷ lệ thịt xẻ
48 - 49%. Tăng trọng 400g/ngày. Bò lai Sind khắc phục được hai nhược điểm của bò
vàng Việt Nam, kết hợp ưu điểm cả hai giống bò vàng và Red-Sindhy. Tuy năng suất
không cao, nhưng do dễ nuôi, chịu được kham khổ, ít bệnh nên phần lớn bà con đều
bắt đầu vào nghề nuôi bò sữa từ bò lai Sind.
2.3.3. Bò Drought Master-Sind: (Drought Master x Lai Sind)
Bò Drought Master-Sind tạo ra trên cơ sở lai giữa bò cái lai Sind được phối tinh
bò đực Drounght Master.

♂ Bò Red Sindhy x ♀ Bò Ta Vàng
♂ Bò Drounght Master x ♀ Bò Lai Sind
Bò Drought Master-Sind
Mặt ngắn, đầu tròn, có u vai nhỏ, cổ và tai vừa phải, chân hơi thấp, yếm và rốn

phát triển. Lông màu vàng đậm hoặc màu cánh gián, viền mắt và mũi có màu nâu
sáng, một số có viền mắt, gương mũi và móng guốc màu đen nhạt.

Hình 2.3: Bò đực Drought Master-Sind 4 năm tuổi
8


2.3.4. Bò Brahman-Sind: (Brahman x Lai Sind)
Bò Brahman-Sind tạo ra trên cơ sở lai giữa bò cái lai Sind được phối tinh bò
đực Brahman.

♂ Red Sindhy x ♀ Bò Ta Vàng
♂Bò Brahman x ♀ Bò Lai Sind
Bò Brahman-Sind
Bò Brahman-Sind có u cao, yếm thõng, đầu dài vừa phải, cổ dài, tai to dài và
sụp xuống, ngực sâu, lưng thẳng, chân cao, lông màu vàng đỏ nâu hoặc màu cánh gián,
một số con có đốm trắng nhỏ phía dưới cổ và yếm, gương mũi và móng guốc màu đen.

Hình 2.4: Bò đực Brahman đỏ-Sind 2 năm tuổi

9


Hình 2.5: Bò đực Brahman trắng-Sind 2 năm tuổi
2.4. Giám định tuổi bò
Việc giám định tuổi bò dựa vào sự thay răng và độ mòn của răng. Tuy nhiên độ
chính xác có tính tương đối vì việc mọc răng và mòn răng còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu
tố như: thức ăn, giống, điều kiện sống…

10



Bảng 2.2: Đoán tuổi bò dựa vào đặc điểm của răng
Tuổi

Sự thay răng và độ mòn của răng

1

Bò có đủ 8 răng cửa

2

Thay cặp răng cửa thứ nhất

3

Thay cặp răng cửa thứ 2

4

Thay cặp răng cửa thứ 3

5

Thay cặp răng cửa thứ 4

6

Có vết mòn rất nhỏ ở cặp răng thứ nhất


7

8

Cặp răng thứ nhất mòn hình chữ nhật
Cặp răng thứ hai mòn kình vệt dài
Cặp răng thứ nhất mòn hình vuông
Cặp răng thứ hai mòn hình chữ nhật
Cặp răng thứ nhất mòn hình tròn

9

Cặp răng thứ hai mòn hình vuông
Cặp răng thứ ba mòn hình chữ nhật

10

Cặp răng thứ nhất mòn hẳn

11


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng
- Thời gian: đề tài thực hiện từ ngày 01/11/2008 đến ngày 01/03/2009;
- Địa điểm: đề tài được tiến hành ở 09 huyện, thành phố: Huyện Mỹ Xuyên, Mỹ
Tú, Long Phú, Thạnh Trị, Kế Sách, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung, Ngã Năm và Thành phố
Sóc Trăng;

- Đối tượng: bò đực giống trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ 18 tháng tuổi trở lên.
3.2. Phương pháp điều tra
Gồm 2 phần:
- Khảo sát cá thể, quan sát và đo đạc các bò đực giống để thu thập thông tin làm
cơ sở cho việc giám định dựa vào phiếu điều tra cá thể (phụ lục 1).
- Phỏng vấn nông hộ chăn nuôi bò đực giống nhằm tìm hiểu và ghi nhận một số
nội dung liên quan đến chăn nuôi thông qua phiếu điều tra nông hộ (phụ lục 2).
3.3. Các chỉ tiêu khảo sát và phương pháp thu thập số liệu
3.3.1. Tình hình chăn nuôi ở nông hộ
- Quy mô đàn: tìm hiểu số lượng bò hiện đang nuôi ở các nông hộ điều tra.
- Kinh nghiệm nuôi bò của nông hộ: tìm hiểu thời gian kinh nghiệm cũng như
kỹ thuật chăn nuôi bò của nông hộ đã tích lũy được.
- Phương thức chăn nuôi của nông hộ: tìm hiểu một số phương thức chăn nuôi
bò của nông hộ.
- Chuồng trại: quan sát ghi nhận diện tích, cấu trúc các loại chuồng nuôi và kiểu
chuồng trại của từng nông hộ.
- Thức ăn, nước uống nuôi dưỡng cho chăn nuôi bò, do chưa có điều kiện cân,
đo các loại khẩu phần thức ăn, mức độ sạch nguồn nước uống cho bò nên chỉ phỏng
vấn, quan sát để tìm hiểu nhận định chung.
- Nghề nghiệp của nông hộ nông chăn nuôi bò. Tìm hiểu nghành sản xuất thực
tế của các nông hộ nuôi bò.
12


- Tình hình sức khoẻ của đàn bò điều tra. Dựa vào thăm hỏi, quan sát để biết
được tình hình bệnh tật, tiêm phòng trong năm qua.
3.3.2. Trên đàn bò điều tra
- Cơ cấu đàn và cơ cấu giống:
Trên cơ sở phỏng vấn chủ hộ cùng với sự quan sát, nhận định ngoại hình tổng
quát, các bộ phận cơ thể, màu sắc lông da của từng cá thể để xác định nhóm giống, độ

tuổi đàn bò.
- Sinh trưởng: đo trực tiếp một số chiều đo đối với từng cá thể bò đực giống
giám định:
+ Các chiều đo:
• Vòng ngực (dùng thước dây): chu vi quanh ngực, tiếp giáp ngay phía sau
xương bã vai.
• Dài thân chéo (dùng thước gậy): từ chỗ lồi phía trước của khớp xương
cánh tay bả vai đến mấu sau của xương u ngồi.
• Cao vai (dùng thước gậy): từ mặt đất đến điểm cao nhất của xương bã
vai, nếu có u thì đo sau u.
- Trọng lượng: được tính dựa trên chiều đo vòng ngực và dài thân chéo theo
công thức:
M = VN2 x DTC x 90
(Căn cứ theo tài liệu tập huấn giám định bình tuyển bò đực giống)
M: khối lượng cơ thể (đơn vị tính là Kg).
VN là chiều đo vòng ngực (đơn vị tính bằng m).
DTC là chiều dài thân chéo (đơn vị tính bằng m).
+ Dựa vào khối lượng của đàn bò để xếp cấp khối lượng cho đàn bò theo các
lứa tuổi.
Bảng 3.1: Xếp cấp theo khối lượng cho bò đực lai Sind
24 tháng
36 tháng
48 tháng
60 tháng
Tuổi
Cấp

(Kg)

(Kg)


(Kg)

(Kg)

Đặc cấp kỷ lục

> 350

> 400

> 470

> 540

Đặc cấp

300 - 350

350 - 400

450 - 470

500 - 540

Cấp I

270 - 299

300 - 400


400 - 449

450 - 499

(Tài liệu tập huấn giám định bình tuyển bò đực giống)
13


- Giám định ngoại hình thể chất cho từng cá thể bò đực giống (10 TCN 5342002) và tiến hành bấm số tai cho những cá thể bò đực đạt cấp ngoại hình thể chất từ
đặc cấp trở lên.
Bảng 3.2: Xét điểm ngoại hình thể chất bò đực giống lai Zêbu
STT

Bộ phận

Đạt tiêu chuẩn

cơ thể

Điểm Hệ Tổng số
số

số

điểm

5

5


25

5

1

5

5

3

15

5

3

15

5

1

5

5

3


15

5

1

5

5

3

15

Toàn thân phát triển cân đối. Cơ thể khỏe
1.

Phát triển mạnh, biểu hiện được ngọai hình và đặc điểm
chung

của bò lai Sind, lông màu cánh gián, không
đốm lưỡi.

2. Đầu và cổ
3. Ngực
4.

Đầu to khỏe, trán rộng, gốc sừng to, cổ to nở
nang. Đầu và cổ kết hợp hài hòa.

Ngực sau rộng và nở nang.

Vai, lưng, Lưng dài rộng và phẳng. lưng và ông kết hợp
hông

5. Bụng
6. Dịch hoàn
7. Mông
8. Bốn chân

tốt
Bụng thon gọn, không xệ, tròn đều về phía sau
kết hợp hài hòa.
Hai dịch hoàn phát triển đều đặn, không lệch,
da dịch hoàn săn, màu hồng
Mông rộng phẳng, to tròn, xương ngồi rộng.
Bốn chân khỏe, chắc chắn cân đối, không chạm
khoe, móng tròn khít.
Tổng cộng

100

Bảng 3.3: Thang điểm xếp cấp ngoại hình thể chất
CẤP NGOẠI HÌNH THỂ CHẤT
Đặc cấp kỷ lục

ĐIỂM NGOẠI HÌNH THỂ CHẤT
Từ 85 điểm trở lên

Đặc cấp


Từ 80 điểm đến 84 điểm

Cấp I

Từ 75 điểm đến 79 điểm

14


×