Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính của virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp tại phía Bắc Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu lực vắc xin phòng bệnh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN QUYẾT

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA VIRUS
GÂY BỆNH MAREK Ở GÀ NUÔI CÔNG NGHIỆP
TẠI PHÍA BẮC VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU LỰC VẮC XIN PHÒNG BỆNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN QUYẾT

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA VIRUS
GÂY BỆNH MAREK Ở GÀ NUÔI CÔNG NGHIỆP
TẠI PHÍA BẮC VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU LỰC VẮC XIN PHÒNG BỆNH
Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học thú y
Mã số: 9.64.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên
2. PGS.TS. Phạm Công Hoạt



THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án này là trung thực và nguyên gốc, không trùng lặp với những kết
quả đã được công bố.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án này đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án

Hà Văn Quyết


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của
các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp, cơ quan công tác và đặc biệt là gia đình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông
lâm - Đại học Thái Nguyên; Khoa Công nghệ sinh học, Viện Đại học mở Hà Nội đã
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
đề tài.
Hoàn thành luận án khoa học này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ tận tình, đầy trách nhiệm và hết lòng vì khoa học của thầy giáo: GS.TS.
Nguyễn Quang Tuyên, PGS.TS. Phạm Công Hoạt, PGS.TS Nguyễn Viết Không và
PGS.TS. Phạm Thị Tâm.

Tôi xin trân thành cảm ơn: sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi về thời gian học
tập, nghiên cứu của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; sự giúp đỡ nhiệt tình của Chi cục Thú y các tỉnh Vĩnh Phúc,
Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nội và khoa Công nghệ sinh học - Viện Đại học mở Hà Nội
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thí nghiệm và thực hiện luận án này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: các thầy, các cô, các
bạn đồng nghiệp và đặc biệt là gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên, hỗ trợ tôi trong
suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận án

Hà Văn Quyết


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

2.


Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 2

3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 2

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 3
4.

Những đóng góp mới của đề tài ......................................................................... 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1.

Tình hình lưu hành bệnh Marek ở trong nước và trên thế giới ........................ 4

1.1.1. Tình hình lưu hành bệnh Marek ở Việt Nam ................................................... 4
1.1.2. Tình hình lưu hành bệnh Marek trên thế giới .................................................. 5
1.2.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................ 6

1.2.1. Đặc tính sinh học cơ bản của virus gây bệnh Marek ....................................... 6
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng bệnh Marek ................................................................ 14
1.2.3. Bệnh tích của bệnh Marek ............................................................................. 15
1.2.4. Chẩn đoán bệnh Marek .................................................................................. 18
1.2.5. Dịch tễ học bệnh Marek ................................................................................. 19
1.2.6. Miễn dịch chống lại MDV ............................................................................. 22
1.2.7. Vắc xin với việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh Marek ................................ 26

1.2.8. Các giải pháp phòng và trị bệnh Marek ......................................................... 27
Chương 2. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................. 30
2.1.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 30

2.1.1. Phân lập virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp tại một số tỉnh
phía Bắc Việt Nam ......................................................................................... 30


iv

2.1.2. Nghiên cứu xác định độc lực và gây bệnh thực nghiệm virus Marek
phân lập được trên các giống và lứa tuổi gà .................................................. 30
2.1.3. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý đặc trưng do virus Marek phân lập được
đối với gà thí nghiệm ..................................................................................... 30
2.1.4. Nghiên cứu thử nghiệm phối hợp chất bổ trợ với vắc xin để tăng cường
hiệu quả miễn dịch của vắc xin phòng bệnh Marek....................................... 30
2.2.

Đối tượng, nguyên liệu nghiên cứu................................................................ 30

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 30
2.2.2. Nguyên liệu .................................................................................................... 30
2.2.3. Hóa chất, sinh phẩm và môi trường nuôi cấy ................................................ 31
2.3.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................. 33


2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 33
2.3.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 33
2.4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 33

2.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu .............................................................. 33
2.4.2. Phương pháp phân lập MDV và nhuộm Plaque ............................................ 33
2.4.3. Phương pháp hóa mô ..................................................................................... 35
2.4.4. Phương pháp xác định độc lực của virus trên phôi trứng gà ......................... 35
2.4.5. Phương pháp PCR và xác định trình tự gen Meq .......................................... 36
2.4.6. Phương pháp Real-Time PCR định lượng số copy genome của virus MDV ........ 37
2.4.7. Bố trí thí nghiệm xác định khả năng gây bệnh của MDV trên các giống
gà và lứa tuổi gà ............................................................................................. 38
2.4.8. Bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các chất tăng cường miễn
dịch đến hiệu quả của vắc xin HVT/Rispens ................................................. 39
2.5.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 40

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 41
3.1.

Kết quả phân lập virus Marek ........................................................................ 41

3.1.1. Kết quả mổ khám gà nghi mắc bệnh Marek ở một số địa phương. ............... 41
3.1.2. Phân lập virus Marek ..................................................................................... 43
3.1.3. Đặc tính gene của virus Marek chủng MDV 6.13 ......................................... 44
3.2.


Khả năng gây bệnh của chủng MDV phân lập được ..................................... 46

3.2.1. Khả năng gây bệnh của MDV 6.13 trên các giống gà thí nghiệm ................. 46


v

3.2.2. Khả năng gây bệnh của MDV phân lập được trên các giống gà thí
nghiệm ở các độ tuổi khác nhau ..................................................................... 51
3.2.3. Nghiên cứu sự bài thải của virus từ gà thí nghiệm gây nhiễm virus gây
bệnh MDV ...................................................................................................... 58
3.3.

Biểu hiện bệnh tích ở gà thí nghiệm do chủng MDV phân lập được gây nên ..... 60

3.3.1. Biểu hiện tổn thương đại thể ở các tổ chức của gà thí nghiệm ...................... 60
3.3.2. Biểu hiện tổn thương vi thể ở các tổ chức của gà thí nghiệm ........................ 66
3.3.3. Kết quả xác định khả năng gây bệnh trên phôi gà của MDV phân lập ......... 68
3.3.4. Kết quả xác định khả năng gây bệnh trên trên môi trường tế bào xơ
phôi vịt một lớp của MDV phân lập .............................................................. 69
3.4.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các chất tăng cường miễn dịch đến
hiệu quả bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek ............................................ 70

3.4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch sự
hình thành đáp ứng miễn dịch của gà thí nghiệm với vắc xin phòng
bệnh Marek..................................................................................................... 73
3.4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch
đến sự hình thành khối u trong các tổ chức của gà thí nghiệm công

cường độc ....................................................................................................... 92
3.4.3. Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong các cơ quan có chức năng
miễn dịch của gà thí nghiệm công cường độc sau khi sử dụng vắc xin
và các chất tăng cường miễn dịch .................................................................. 93
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 103
1. Kết luận ............................................................................................................... 103
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 118
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ................................. 118


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. ADC

Antibody Dependent Cellmediated

2. ADN

Acide Deoxyribo Nucleotic

3. APC

Antigen Presenting Cell

4. CAM


Chorioat Antoid Membran

5. CEF

Chicken Embryo Fibroblast

6. CKC

Chicken Kidney Cell

7. CMGF

Chicken Myelomonocytic Growth Factor

8. CPE

Cytopathogenic Effect

9. CPG-ODN

Cytosine Phosphate Guanosine-Olygo Deoxy
Nucleotide

10. Poly I:C

Chuỗi mạch ARN đôi Polyriboinosinic và
Polyribocytidylic

11. DEF


Duck Embryo Fibroblast

12. DHBV

Duck Hepatitis B Virus

13. ELISA

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay

14. GDP

Gross Domestic Product

15. HVT

Herpesvirus of Turkey

16. IFN

Interferon

17. IL

Interleukin

18. MDV

Marek Disease Virus


19. MHC

Major Histocompatibility Complex

20. NKC

Nature Killer Cell

21. PCR

Polymerase Chain Reaction

22. PFU

Plaque Forming Unit

23. RIF

Resistance Inducing Factor

24. TLR

Toll Like Receptor


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.


Tình hình dịch bệnh Marek tại các tỉnh phía Nam năm 2007 ................. 5

Bảng 3.1.

Kết quả mổ khám gà nghi mắc bệnh Marek ở một số địa phương ....... 41

Bảng 3.2.

Tương đồng gene Meq virus MDV 6.13 với MDV trên thế giới .......... 45

Bảng 3.3.

Gene Meq MDV 6.13 và MDV cường độc trên thế giới và chủng
vắc xin ................................................................................................... 46

Bảng 3.4.

Mức độ gây bệnh của chủng MDV phân lập trên các giống gà thí nghiệm..... 47

Bảng 3.5.

Triệu chứng lâm sàng bệnh Marek qua từng tháng theo dõi ................. 49

Bảng 3.6.

Mức độ gây bệnh của chủng MDV phân lập được trên các giống
gà ở các độ tuổi ...................................................................................... 54

Bảng 3.7.


Số lượng bản copy của gen Meq bình quân trên 1 cá thể gà bài thải
trong 1 ngày (log10) .............................................................................. 59

Bảng 3.8.

Biểu hiện bệnh tích do MDV gây cho gà thí nghiệm ............................ 61

Bảng 3.9.

Tần suất xuất hiện các tổn thương vi thể trong các tổ chức của gà
thí nghiệm .............................................................................................. 66

Bảng 3.10. Biểu hiện bệnh tích do MDV trên phôi gà 11 ngày tuổi ....................... 69
Bảng 3.11. Biểu hiện bệnh tích do MDV 6.13 trên trên môi trường tế bào xơ
phôi vịt ................................................................................................... 70
Bảng 3.12. Ảnh hưởng các yếu tố tăng cường miễn dịch đến hiệu quả bảo hộ
của vắc xin phòng bệnh Marek .............................................................. 71
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự hình
thành kháng thể bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek ....................... 75
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp  - IFN..... 78
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp
các β - IFN ............................................................................................. 80
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp α-IFN....... 83
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp IL-4.......... 86
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp
IL-12p40 ................................................................................................ 87


viii
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp IL-10 .... 90

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự hình
thành khối u ở gà sau công cường độc (Tỷ lệ % gà có khối u) ............. 92
Bảng 3.21. Mức độ giảm số bản copy của gen Meq trong lách gà thí nghiệm
công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng cường
miễn dịch ............................................................................................... 94
Bảng 3.22. Mức độ giảm các bản copy của gen Meq trong túi Fabricius của gà
thí nghiệm công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất
tăng cường miễn dịch ............................................................................ 97
Bảng 3.23. Mức độ giảm số bản copy của gen Meq trong tuyến ức của gà thí
nghiệm công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng
cường miễn dịch .................................................................................. 100


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.

Bản đồ hệ gene của MDV ....................................................................... 8

Hình 3.1.

Hình ảnh nuôi cấy phân lập MDV trên trên môi trường tế bào xơ
phôi vịt ................................................................................................... 43

Hình 3.2.

Trình tự gene Meq virus chủng phân lập MDV 6.13 ............................ 44

Hình 3.3.


Mức độ gây bệnh và gây chết của chủng MDV 6.13 ở gà thí
nghiệm ................................................................................................... 50

Hình 3.4.

Các biểu phiện tổn thương thần kinh của gà gây nhiễm với MDV 6.3..... 51

Hình 3.5.

Tỷ lệ gà mắc bệnh và chết do chủng virus MDV 6.13 trên các giống
gà thí nghiệm ở các độ tuổi ................................................................... 52

Hình 3.6.

Gà 6 tuần tuổi bại liệt sau khi gây nhiễm bằng chủng MDV 6.13 ........ 55

Hình 3.7.

Tỷ lệ xuất hiện các biểu hiện tổn thương thần kinh do chủng virus
MDV 6.13 trên các giống gà thí nghiệm ở các độ tuổi ......................... 56

Hình 3.8.

Mức độ bài thải virus MDV 6.13 của các giống gà thí nghiệm ở các
độ tuổi .................................................................................................... 58

Hình 3.9.

Hình ảnh bệnh tích đại thể ở gà thí nghiệm do chủng MDV phân

lập được gây nên .................................................................................... 60

Hình 3.10. Tần suất xuất hiện bệnh tích trong các cơ quan của gà thí nghiệm ....... 62
Hình 3.11. Tỷ lệ gà thí nghiệm có tổn thương ở lách.............................................. 63
Hình 3.12. Tỷ lệ gà thí nghiệm có tổn thương ở thận ............................................. 63
Hình 3.13. Tỷ lệ gà thí nghiệm có tổn thương ở tim ............................................... 64
Hình 3.14. Tỷ lệ gà thí nghiệm có tổn thương ở dạ dày tuyến ................................ 65
Hình 3.15. Tỷ lệ gà thí nghiệm có tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên............. 65
Hình 3.16. Tần suất xuất hiện các tổn thương vi thể trong các tổ chức của gà
thí nghiệm .............................................................................................. 67
Hình 3.17. Bệnh tích trên màng CAM phôi gà 14 ngày tuổi do MDV gây nên ..... 69
Hình 3.18. Hình ảnh gây hiệu ứng hủy hoại trên môi trường tế bào xơ phôi vịt
1 lớp do MDV MDV 6.13 qua các đời tiếp truyền sau 96 giờ .............. 70
Hình 3.19. Phản ứng trung hòa virus Marek với kháng thể thu được ..................... 73
Hình 3.20. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự hình thành
kháng thể bảo hộ của vắc xin phòng bệnh Marek ................................. 76
Hình 3.21. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp  - IFN .. 79


x

Hình 3.22. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp
các β - I .................................................................................................. 81
Hình 3.23. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp α-IFN .... 84
Hình 3.24. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp IL-4 ....... 86
Hình 3.25. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp
IL - 12p40 .............................................................................................. 88
Hình 3.26. Ảnh hưởng của các yếu tố tăng cường miễn dịch đến sự tổng hợp
IL-10 ...................................................................................................... 91
Hình 3.27. Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong lách gà thí nghiệm công

cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng cường miễn dịch ....... 95
Hình 3.28. Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong túi Fabricius của gà thí
nghiệm công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng
cường miễn dịch .................................................................................... 98
Hình 3.29. Tỷ lệ giảm số bản copy của gen Meq trong tuyến ức của gà thí
nghiệm công cường độc sau khi sử dụng vắc xin và các chất tăng
cường miễn dịch .................................................................................. 101


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, chăn nuôi gà ở nước ta có sự phát triển mạnh mẽ
theo hướng chăn nuôi công nghiệp tập trung, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh
tế xã hội ở các địa phương. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (2016) [12],
năm 2016 cả nước có khoảng 252 triệu con gà; với sản lượng trên 500 ngàn tấn
thịt, 8,5 tỷ quả trứng, cho thu nhập khoảng 63 ngàn tỷ đồng, chiếm 29,5% trong
tổng giá trị ngành nông nghiệp, chiếm 3,15% trong GDP. Tuy nhiên, chăn nuôi gà
còn gặp nhiều rủi ro về giá cả, thị trường, đặc biệt là các loại dịch bệnh luôn tiềm
ẩn, ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả sản xuất. Một trong những căn bệnh khá phổ
biến thường xuyên xảy ra trên đàn gà nuôi công nghiệp, đặc biệt là đàn gà đẻ, đó
là bệnh Marek, do Gallid herpesvirus gây ra, virus thường tồn tại trên biểu mô của
nang lông của gà nên có khả năng lây lan nhanh và mạnh qua đường hô hấp.
Bệnh Marek có hai biểu hiện chính là gây tăng sinh các tổ chức lypmpho và
suy giảm miễn dịch ở gà. Cho đến nay bệnh Marek vẫn chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu, việc phòng bệnh phải dùng vắc xin tiêm cho gà. Trên thực tế những năm gần
đây một số trang trại chăn nuôi gà của nông dân, công ty CP, Japfa comfeed,.. ở
miền Bắc tình hình nhiễm bệnh Marek khá phức tạp gây thiệt hại lớn cho người
chăn nuôi. Qua thực tế cho thấy việc phòng bệnh cho đàn gà bằng vắc xin Marek

nhập ngoại được các công ty và hộ chăn nuôi thực hiện tương đối đầy đủ, tuy nhiên
đáp ứng miễn dịch của gà ở một số trang trại không cao, tỷ lệ bảo hộ của vắc xin
chưa đảm bảo. Ở nước ta, những năm gần đây, hầu hết các cơ sở sản xuất gà giống,
mặc dù đã dùng vắc xin song bệnh vẫn xuất hiện làm ảnh hưởng đến chất lượng con
giống (Phan Văn Lục, 2008) [7].
Hiện tượng gà vẫn bị bệnh sau khi tiêm vắc xin Marek có nhiều nguyên nhân
trong đó nguyên nhân kỹ thuật về sự phù hợp chủng là quan trọng. Các loại vắc xin
hiện đang sử dụng được tạo ra từ những chủng kinh điển, sử dụng lâu dài trên toàn
thế giới không hoàn toàn phù hợp với các biến chủng mới, độc lực cao xuất hiện
thường xuyên ở các vùng địa lý khác nhau [(Baigent SJ et al., 2006) [25]; (Schat
KA và Baranowski E, 2007) [100].


2

Trong khi chưa có một vắc xin phù hợp, đáp ứng yêu cầu về hiệu quả bảo hộ
thực tế, việc nâng cao hiệu quả của vắc xin thương mại hiện có là vấn đề cần được
quan tâm. Gần đây, giải pháp sử dụng phối hợp vắc xin với các chất tăng cường đáp
ứng miễn dịch, làm tăng khả năng bảo hộ chéo cho các biến chủng virus trên thực
địa có những triển vọng khả quan và đang được ứng dụng rộng rãi. Vấn đề đặt ra là
liệu có thể lựa chọn được chất tăng cường miễn dịch của vắc xin trong phòng bệnh
Marek ở nước ta. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần có chủng virus gây bệnh
Marek đang lưu hành, sau đó sử dụng chủng virus này để thử nghiệm với vắc xin có
và không có chất bổ trợ tăng cường miễn dịch. Trong bối cảnh chưa sẵn có nguồn
gene virus Marek cường độc, để bước đầu có những cơ sở khoa học và thực tiễn cho
những ứng dụng này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc tính của
virus gây bệnh Marek ở gà nuôi công nghiệp tại phía Bắc Việt Nam và giải pháp
nâng cao hiệu lực vắc xin phòng bệnh”.
2. Mục tiêu của đề tài
Phân lập, xác định một số đặc tính của virus gây bệnh Marek trên đàn gà

nuôi công nghiệp đã được tiêm vắc xin phòng bệnh Marek nhưng vẫn có biểu hiện
mắc bệnh tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Đánh giá khả năng gây bệnh, đặc
điểm gây bệnh lý của chủng virus phân lập được và nghiên cứu ứng dụng liệu pháp
phối hợp chất tăng cường miễn dịch trong sử dụng vắc xin phòng bệnh Marek.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Nghiên cứu đặc tính sinh học và độc lực của chủng gây bệnh trên thực địa
tại Việt Nam sẽ cung cấp cơ sở khoa học cơ bản nhất cho việc đánh giá diễn biến
tình hình dịch bệnh Marek ở nước ta, đồng thời chủng phân lập cũng là nguồn gene
virus cho sự phát triển các nghiên cứu tiếp theo về sinh bệnh học, chẩn đoán phát
hiện và chế tạo vắc xin phòng bệnh Marek.
- Kết quả đánh giá hiệu quả bảo hộ khi dùng phối hợp các chất tăng cường
miễn dịch với vắc xin cung cấp cơ sở khoa học về đáp ứng miễn dịch học ở gia cầm
(trong điều kiện thí nghiệm) và định hướng cho phát triển nhóm chất bổ trợ vắc xin
trong tương lai. Mở ra một hướng nghiên cứu nâng cao hiệu quả phòng bệnh của
vắc xin Marek nói riêng và vắc xin phòng bệnh virus phổ biến ở gia cầm nói chung
(trong điều kiện thực địa).


3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết quả phân lập và nghiên cứu đặc tính sinh học của chủng virus Marek
lưu hành ở Việt Nam có thể là nguồn gene phục vụ nghiên cứu mức độ tương đồng
kháng nguyên giữa chủng vắc xin với chủng gây bệnh và chế tạo vắc xin nội địa
phòng bệnh Marek trong tương lai.
- Kết quả thử nghiệm xác định chất bổ trợ có tác dụng tăng cường hiệu lực
của vắc xin có ý nghĩa trước mắt là có thể ứng dụng kết hợp với vắc xin sẵn có làm
tăng hiệu quả phòng bệnh Marek, giảm thiệt hại do bệnh này gây ra và tăng thu
nhập cho người chăn nuôi, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm phát triển;

kế đó có thể tiếp tục nghiên cứu lựa chọn chất tăng cường đáp ứng miễn dịch hiệu
quả nhất, nâng cao hiệu quả của giải pháp phòng bệnh Marek.
- Thông tin và tài liệu của đề tài có thể hỗ trợ nguồn thông tin giúp người
chăn nuôi và cán bộ thú y, các nhà quản lý và đào tạo cập nhật về bệnh Marek ở gà
trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam nhằm hoạch định và thực hiện tốt hơn các biện
pháp phòng chống bệnh với hiệu quả cao.
4. Những đóng góp mới của đề tài
- Chủng virus MDV 6.13 là chủng virus gây bệnh Marek lần đầu tiên được
phân lập và xác định đặc tính gene học, độc lực, gây bệnh cho gà ở Việt Nam.
- Nội dung của đề tài, lần đầu tiên nghiên cứu đánh giá hiệu quả bảo hộ thực
tế của một loại vắc xin đa giá nhập ngoại bằng chủng virus phân lập tại Việt Nam.
- Bước đầu khám phá khả năng sử dụng các chất bổ trợ tăng cường miễn
dịch để nâng cao hiệu quả bảo hộ của vắc xin thương mại, xác định được chất phối
hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vắc xin phòng bệnh Marek cho gà tại Việt Nam.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình lưu hành bệnh Marek ở trong nước và trên thế giới
Bệnh Marek (Marek’s Disease: MD) được gọi theo tên người (József Marek)
phát hiện bệnh và mô tả đầu tiên vào năm 1907. Virus gây bệnh Marek (Marek’s
disease virus - MDV) hoặc Gallidherpesvirus 2 (GaHV - 2) là tác nhân gây bệnh
Marek ở gà, virus gây nên tình trạng tăng sinh nhanh chóng tế bào lympho, gây
hình thành các khối u ở các cơ quan nội tạng và tổ chức thần kinh dẫn tới bại liệt
(Biggs et al., 1965) [29]. Mặc dù được mô tả bởi Joseph Marek từ năm 1907 nhưng
đến năm 1967 virus gây bệnh Marek mới được phân lập tại Anh và Mỹ (Churchill
et al.,1967) [46].
1.1.1. Tình hình lưu hành bệnh Marek ở Việt Nam

Theo Phan Văn Lục và cs. (2008) [7] ở Việt Nam, bệnh Marek bùng phát
mạnh vào những năm 80 của thế kỷ XX như ở Châu Thành năm 1982, Cầu Diễn
năm 1984 buộc phải hủy cả đàn gà. Trước tình hình đó, Liên hiệp các xí nghiệp gia
cầm Việt Nam đã đưa vắc xin Marek vào lịch tiêm phòng cho các đàn gà giống.
Giai đoạn từ 1993 trở đi, bệnh có chiều hướng giảm do sử dụng vắc xin và biện
pháp vệ sinh phòng bệnh. Những năm gần đây, ở hầu hết các cơ sở mặc dù đã dùng
vắc xin, song bệnh vẫn xuất hiện khoảng 3 - 5% số gà trong đàn, làm ảnh hưởng
đến chất lượng con giống. Ngoài ra, bệnh còn gây chết trên nhiều trại gà đẻ và gà ta
nuôi tập trung trên một số địa bàn Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Long An
và Tiền Giang... Những số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn cho thấy mức độ phân bố của bệnh Marek ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả
nước. Tuy không phải là bệnh gây bùng phát dịch hàng năm nhưng bệnh Marek vẫn
liên tục gây ra các thiệt hại cho người chăn nuôi gà ở các mức độ khác nhau, trực
tiếp gây thiệt hại về kinh tế cho sản xuất. Thậm chí, đã có nhiều trường hợp được
ghi nhận sự bùng phát thành dịch của bệnh Marek, khiến phải thiêu hủy toàn bộ đàn
gia cầm nuôi. Trong trường hợp này, những thiệt hại mà bệnh Marek gây ra không
chỉ là về kinh tế, mà đó còn là những hệ lụy về môi trường và xã hội.
Theo nghiên cứu của Phan Văn Lục và cs. (2008) [7] theo dõi đàn gà giống
tại trại gà Liên Ninh từ năm 2002 - 2005 cho thấy, mặc dù đàn gà giống được nuôi


5

đủ điều kiện và quy trình tiêu chuẩn Việt Nam nhưng bệnh Marek vẫn xảy ra với tỷ
lệ từ 2,28 - 3,32% trong năm 2002 - 2004 và 2,50 - 2,63% trong năm 2005.
Theo Cục Thú y, từ ngày 26 - 10 - 2007, dịch bệnh trên gà đã xảy ra ở 15 hộ
chăn nuôi gà hậu bị của một số xã, phường thuộc thị xã Tân An, tỉnh Long An, số
chết và tiêu hủy 1.360 con. Từ ngày 2 - 10 - 2007, bệnh đã xảy ra ở 43 hộ chăn nuôi
gà đẻ thuộc huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, số gà mắc bệnh và chết do dân khai
báo là 38.100 con. Cơ quan Thú y vùng VI đã chẩn đoán xét nghiệm trong phòng

thí nghiệm, xác định là số gà chết nói trên mắc bệnh Marek (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Tình hình dịch bệnh Marek tại các tỉnh phía Nam năm 2007
Tỉnh

Số trại gà bệnh

Số gà bệnh chết

Tiền Giang

49

42.816

Long An

15

6.000

Bà Rịa Vũng Tàu

2

11.300

Đồng Nai

5


27.400

71

87.516

Tổng số

(Nguồn: Cơ quan thú y vùng VI)
Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, thành phố Hà Nội
từ năm 2010 - 2015 và một địa phương ở phía Bắc Của Việt Nam, một số trang trại
nuôi gà đẻ theo hướng công nghiệp, mặc dù đàn gà đã được tiêm phòng bằng vắc
xin Marek nhưng vẫn có hiện tượng gà mắc bệnh Marek gây thiệt hại lớn về kinh tế
cho người chăn nuôi.
1.1.2. Tình thình lưu hành bệnh Marek trên thế giới
Theo tổ chức Thý y thế giới (OIE, 2016) [63] tính từ năm 2005 trở lại đây,
93 nước và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu lục trên thế giới đã báo cáo phát
hiện có Marek lưu hành. Trong số đó có cả các nước có ngành chăn nuôi phát triển
mạnh như: Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức. Cũng theo tổ chức Thú y thế giới, số liệu
thống kê từ năm 2005 đến 2014 cho thấy 25% các quốc gia trên thế giới xuất hiện
bệnh Marek, bao gồm: Angola, Argentina, Australia, Bangladesh, Belarus, Bolivia,
Brazil, Cameroon, Canada, Chile, Trung Quốc, Đài Loan, Colombia, Costa Rica,
Cuba, Đan Mạch, Cộng Hòa Dominica, Phần Lan, Pháp, Đức, Hồng Kông,
Hungary, Indonesia, Iraq, Ireland, Israel, Nhật Bản, Jordan, Kenya, Hàn Quốc,
Madagascar, Malawi, Malaysia, Myanmar, Nepal, Hà Lan, New Zealand, Oman,


6

Pakistan, Paraguay, Philippines, Ba Lan, Russia, Suriname, Anh, Mỹ, Uruguay,

Zambia và Zimbabwe, Việt Nam.
Ở Rumani, một ổ dịch Marek đã xảy ra vào năm 2009 gây chết 12.000 gà giống
hướng thịt trong vòng 6 tuần. Theo số liệu điều tra của Ionica et al. (2009) [64] cho
thấy tỷ lệ gà chết ở khu vực có dịch lên tới 12,06%, trong đó 9,0% là do MDV.
Tại Ấn Độ, Arulmozhi et al. (2011) [21] đã xác định được ổ dịch bệnh
Marek trên gà Leghorn trắng đã được tiêm vắc xin nuôi tại huyện Namakkal, tỉnh
Tamil Nadu, bệnh đã gây chết từ 10 - 40% tổng lượng gia cầm ở địa phương này.
Ở Ethiopia, năm 2014, Lobago et al. (2014) [80] đã thực hiện điều tra trên
đàn gà 8.500 con có dấu hiệu lâm sàng và biểu hiện chết của bệnh Marek đã chứng
minh được rằng 46% tổng đàn gà 14 tuần tuổi chết do MDV. Báo cáo này cũng chỉ
ra rằng, với tình trạng quản lý chăn nuôi kém, gà không được sử dụng vắc xin bênh
Marek sẽ gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi gà ở quốc gia này.
Theo Xinyu et al. (2015) [129] năm 2015 ở Trung Quốc dịch bệnh Marek nổ
ra ở tỉnh An Huy, trên gà Broiler 24 - 30 tuần tuổi đã được tiêm phòng vắc xin, các
dấu hiệu lâm sàng xuất hiện từ tuần tuổi thứ 24 và tỷ lệ gà có khối u đạt cao nhất ở
tuần tuổi thứ 30, tỷ lệ gà mắc bệnh và chết tương ứng là 5% và 80%.
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài
1.2.1. Đặc tính sinh học cơ bản của virus gây bệnh Marek
1.2.1.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc của virus gây bệnh Marek
Theo Churchill (1967) [46] virus gây bệnh Marek gồm có nhân cấu tạo bởi
ADN và vỏ bọc hình khối lục giác với 6 cạnh. Virus trưởng thành được bao bọc bởi
một đôi màng mỏng và virus hoàn chỉnh có kích thước từ 80 - 100 nm. Nhân có độ
lớn 40 -50 nm, trong nguyên sinh chất của tế bào bị virus xâm nhập gặp cả những
virus chưa hoàn chỉnh có kích thước nhỏ hơn virus trưởng thành (70 - 80 nm).
Chúng tập trung quanh Riboxom từ đó di chuyển và ký sinh trong nhân tế bào ký
chủ. Tại đây chúng sinh sản bằng phương pháp nảy chồi. Ông cũng đã chứng minh
rằng virus bệnh Marek (MDV) là loại virus gắn chặt tế bào ký chủ. Ra khỏi tế bào
sống virus dễ dàng bị tiêu diệt. Biggs et al. (1965) [29] đã chứng minh đặc tính lây
lan của virus phụ thuộc trực tiếp vào số lượng tế bào sống trong đó chứa MDV,
virus chứa trong các tế bào bị phá hủy hoặc tế bào sống còn nguyên vẹn khi ra khỏi

môi trường sống sẽ bị giảm độc lực hoặc bị triệt tiêu khả năng gây bệnh.


7

Calnek và Hitchner (1970) [39] cũng đã chứng minh duy nhất chỉ có tế bào
chân lông có thể bảo tồn sự sống và khả năng truyền bệnh của virus Marek trong
thời gian khá dài. Ngày nay trên thế giới đã phân lập được rất nhiều chủng virus từ
những vùng khác nhau. Virus gây bệnh Marek bị tiêu diệt bởi tác dụng của Ete,
Chloroform nhưng hoàn toàn đề kháng với 5-iod-2-dezoxiuridin. Virus có thể phát
hiện ở trong máu, tại các cơ quan có biến đổi khối u đặc biệt là ở thận và các tế
bào biểu bì hóa sừng chân lông chứa các virus trưởng thành và tại đó là nơi duy
nhất đào thải virus có khả năng gây bệnh ra môi trường bên ngoài. Trong các tổ
chức khác như gan, lách, buồng trứng tinh hoàn virus nằm trong trạng thái chưa
hoàn chỉnh và không có yếu tố đề kháng (RIF - Resistance Inducing Factor).
1.2.1.2. Độc lực của virus Marek
Những chủng MDV được phân lập từ những vùng địa lý khác nhau, có độc
lực khác nhau. Một số MDV có độc lực cao luôn gây bệnh Marek thể ác tính, số
khác có độc lực trung bình chỉ gây bệnh Marek thể cổ điển ở thể da, mắt...và một số
khác có độc lực kém hoặc không độc lực được sử dụng vào mục đích chế tạo vắc
xin như:
- Chủng virus Marek HPRS - B14, HPRS - B17.
- Chủng virus Marek CVI - 988.
- Chủng virus Marek C - 80.
Theo Purchase (1971) [98] Có một số chủng MVD có độc lực rất cao như
HPRS - 16, 18, 19, 20 khi tiêm cho gà con 1 ngày tuổi chúng có thể phát bệnh trong
vòng 7 ngày và làm chết 100% số gà thí nghiệm. Khi gây nhiễm bệnh cho gà con
bằng đường tiếp xúc thì 28 ngày sau những gà bị nhiễm cũng bắt đầu biểu hiện các
triệu chứng lâm sàng.
Theo Dunn et al. (2014) [52] có mối tương quan giữa mức độ nhân lên của

virus và độc lực, các chủng MDV có độc lực cao hơn thì mức độ nhân lên cũng
nhanh hơn.
1.2.1.3. Cấu trúc kháng nguyên của virus Marek
Người ta đã chứng minh MDV chỉ có 3 serotype và chúng có các loại
kháng nguyên: Kháng nguyên A là kháng nguyên nhân khuếch tán, đó là một
Glucoprotein đóng vai trò quyết định độc lực của virus, sau 10 lần cấy truyền liên
tục MDV qua các đời trên môi trường tế bào xơ phôi vịt độc lực bắt đầu giảm dần


8

và mất đi với sự tăng dần các đời cấy truyền. Kháng nguyên B là kháng nguyên
Cytoplasma (tương bào) khuếch tán và kháng nguyên C cũng là kháng nguyên
Cytoplasma nhưng ở dạng hạt. Các kháng nguyên này tồn tại không những ở bản
thân virus mà cả trong các tế bào sống chứa MDV. Ở nước ta, Hồ Đình Chúc
(1984) [1] đã chế tạo thành công kháng nguyên phục vụ cho công tác chẩn đoán
và nghiên cứu bệnh Marek.
Theo Baigent et al. (2004) [23] virus gây bệnh Marek là virus có 2 mạch
ADN lớn (~180kb), nó thuộc họ Herpesviridae, phân họ Alphaherpesvirinae và chi
Mardivirus (MDV được phân loại thành 3 serotype dựa trên sự khác biệt về kiểu
gen và kháng nguyên, bao gồm: serotype 1 (MDV-1) gây ra các khối u điển hình
của bệnh Marek, serotype 2 (MDV-2) và serotype 3 (MDV-3) được xem là không
gây hình thành khối u và được sử dụng để phát triển vắc xin (Calnek et al.,1970)
[39]. Dựa vào mức độ gây bệnh, serotype 1 được được phân loại chi tiết thành 4
nhóm độc lực: Trung bình, độc, rất độc và cực độc (Witter et al.,(2001) [122]. Theo
cách gọi tên phổ biến hiện tại, MDV-1 được gọi là Gallid herpesvirus 2 (GaHV-2),
MDV-2 là Gallid herpesvirus 3 (GaHV-3), và MDV-3 được xếp là Meleagrid
herpesvirus 1 (MeHV-1).

Hình 2.1. Bản đồ hệ gene của MDV

Theo Cebrian et al. (1982) [43] bộ gen của 3 serotype mang tính tương đồng
đáng kể, tuy nhiên, chúng có những khác biệt rõ rệt ở cấu trúc của endonuclease
(RE). Genome của MDV-1 là lớn nhất (174,076 bp), sau đó là MDV-2 (164,270 bp)


9

và MDV - 3 (160,673 bp). Hiện nay, trình tự nucleotid của cả 3 serotype đã được
giải mã, tỷ lệ G + C của 3 serotype MDV khác nhau, dao động lần lượt là 43,9%,
53,6% và 47,6% tương ứng với các serotype 1, 2 và 3.
1.2.1.4. Sức đề kháng của virus gây bệnh Marek
Trong chuồng trại, MDV tồn tại từ 19 đến 44 ngày, trong tế bào nang lông gà
hoặc đã thoát ra khỏi cơ thể gà chúng tiếp tục sống 28-42 ngày, trong chất độn
chuồng MDV tồn tại 28 - 112 ngày và nếu ở nhiệt độ chuồng 25oC, độ ẩm 65 - 75%
chúng tồn tại trên 8 tháng.
Những muối amoniac, phenol không có khả năng tiêu diệt MDV nhưng
formalin 0,5%, các chế phẩm 1% iod có thể tiêu diệt chúng trong thời gian 5 phút
đến 2 giờ.
Theo giáo trình của Nguyễn Bá Hiên và cs. (2011) [5], virus Marek bất hoạt và
bị tiêu diệt ở môi trường có độ pH = 3 sau 10 phút. Ở ngoài môi trường virus tồn tại
được ở 37oC trong 18 giờ; ở 60oC trong 10 phút và đặc biệt trong vảy da bong tróc,
nang lông gà bệnh, rác, chất độn chuồng virus có thể tồn tại từ 4 - 8 tháng.
1.2.1.5. Đặc tính gây bệnh của virus gây bệnh Marek
Trong cơ thể vật chủ, quá trình nhân lên của MDV trải qua 4 giai đoạn: xâm
nhập, nhân lên (tiềm ẩn), phá tế bào, phóng thích xâm nhập tế bào mới (Calnek et
al., 1970) [39].
* Giai đoạn xâm nhập và phá hủy tế bào
Con đường lây nhiễm tự nhiên thông qua việc hít phải các MDV trong không
khí có nhiễm virus và lông mang mầm bệnh (Beasley et al.,1970) [27] hoặc các dịch
tiết mắt và miệng (Davidson, 2002) [49].

Theo Adldinger et al. (1973) [18] ở phổi, MDV có thể bị tiêu diệt bởi các tế
bào nhu mô. Trong suốt giai đoạn đầu, khoảng 2 - 7 ngày kể từ khi bị xâm nhiễm,
MDV tấn công vào các tế bào lympho B, sau đó xâm nhập vào các tế bào lympho T
gây thiểu năng miễn dịch, tăng sinh tế bào mang virus trong máu, Đến thời điểm
này có thể chuyển sang dạng nhiễm virrus tiềm ẩn ở rất nhiều nội quan hoặc ở thể
gây chuyển dạng tế bào CD4-Tcell, gây ung thư và gây chết (Schat et al., 2008)
[102]. Bộ gen của MDV chứa một đoạn gen lai là viral interleukin - 8 (vIL - 8)
tương đồng với IL - 8, yếu tố này đóng vai trò như là một chất kích thích hiệu quả,
điều khiển sự tập trung của các tế bào lympho T đã hoạt hóa tại khu vực bị xâm


10

nhiễm, tạo điều kiện cho việc xâm nhiễm từ tế bào lympho B sang tế bào lympho T.
Trong suốt giai đoạn tan tế bào, virus tự do không được tạo ra, tuy nhiên tác động
ảnh hưởng qua lại giữa các tế bào đã bị xâm nhiễm tạo điều kiện cho MDV phát tán
từ tế bào này qua tế bào kia với sự lây lan mạnh nhất trong khoảng 4 - 7 ngày sau
lây nhiễm, giai đoạn xâm nhập và gây tan tế bào từ 7 - 8 ngày sau lây nhiễm
(Buscaglia et al.,1988) [36].
* Giai đoạn tiềm ẩn
Herpesviruses mang đặc trưng bởi việc xâm nhập tiềm ẩn ở bên trong tế bào
chủ, từ đó virus có thể tái hoạt hóa và gây bệnh. Volpini et al. (1995) [118] đã chỉ ra
rằng Interferon I có thể ức chế MDV trong ống nghiệm, đây có thể là nguyên nhân
dẫn hiện tượng tiềm ẩn của virus trong cơ thể. Theo Cantello et al. (1997) [42] các
gen LATs của MDV bao gồm 2 mảnh RNAs nhỏ có tên là Marek’s disease virus
small RNAs (MSRs) và 1 đoạn 10 kb RNA khác, các gen này đối mã với gen tổng
hợp protein nội bào ICP4 là yếu tố ức chế quá trình tan bào. Parcells et al. (2003)
[93] khẳng định, trong suốt quá trình tiềm ẩn, MDV biểu hiện 1 số lượng gen gồm:
pp14, Meq và latency - associated transcripts (LATs); trong số những gen khác
nhau của MDV trong suốt quá trình tiềm ẩn thì Meq là gen duy nhất luôn luôn được

biểu hiện ở các type huyết thanh gây bệnh, nó ức chế quá trình tự chết (apoptosis)
của tế bào lympho T CD4+ nhiễm bệnh ở giai đoạn tiềm ẩn và hoạt hóa sự biểu hiện
các gen gây duy trì mức độ tiềm tan. Liên kết dimer giữa hai gen Meq có liên quan
đến sự biểu hiện của gen pp38 gây duy trì mức độ tiềm tan đồng thời hoạt hóa sự
sao chép của các gen khối u.
Theo Faiz et al. (2016) [54] virus gây bệnh Marek là một herpesvirus gây ra
khối u lympho và ức chế miễn dịch ở gà. Ức chế miễn dịch do virus Marek gây ra
được chia thành hai pha, pha đầu xảy ra chủ yếu ở gà thiếu kháng thể bẩm sinh
chống lại virus bệnh Marek và liên quan đến teo cơ quan lympho; pha tiếp theo là
gây ra ức chế miễn dịch xẩy ra khi virus Marek đi vào tiềm ẩn và phát triển khối u.
* Giai đoạn tan tế bào và phát tán virus
MDV có thể tái hoạt hóa trong cơ thể gà mẫn cảm với bệnh Marek tạo ra một
đợt làm tan tế bào thứ 2 sau khi hình thành khối u khoảng 2 - 3 tuần sau đợt lây
nhiễm đầu tiên. Sau khi các khối u hình thành, sự giải phóng virus có thể gây hiện
tượng tan bào, làm hoại tử các mô, gây hiện tượng teo cơ (Calnek (1986) [38). Điều


11

này dẫn đến việc suy giảm miễn dịch vĩnh viễn ở cơ thể mẫn cảm, nguyên nhân của
hiện tượng này được cho là các tế bào nhiễm virus ở giai đoạn tiềm ẩn có chứa virus
được đưa đến các mô khác nhau thông qua các mạch lympho ngoại biên (Baigent et
al., 2004) [23].
Theo Cantello et al. (1994) [41] LATs cũng có thể liên quan đến việc biển
đổi cấu trúc tế bào do tần số xuất hiện nhiều trong các dòng tế bào khối u của gà
nhiễm MDV. Hơn nữa, các nghiên cứu về hóa sinh và sinh học phân tử cũng đã đưa
ra nhận định rằng Meq là gen chính gây hình thành khối u của MDV (Parcells et al.,
2001) [92]. MDV có thể gây ra khối u phân bố ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ
thể bao gồm: thận, lách, tuyến sinh dục và hệ thống tiêu hóa. Trong đó, lách được
xem là nơi tập trung sự gia tăng số lượng tế bào khối u. Những nghiên cứu invitro

chỉ ra rằng các gen của virus MDV như ICP4 và Meq liên quan đến quá trình biến
đổi của tế bào (Lupiani et al., 2001), Levy et al., 2005) [82,79].
Sự biến đổi của các tế bào dẫn đến việc phát triển của các tổn thương
lymphomatous có thể xuất hiện sớm từ khoảng 12 - 14 ngày lây nhiễm, và kết quả
là gây mù, bại liệt và chết (Calnek (2001) [40]. Có một số thông tin cho rằng có thể
có sự hình thành khối u liên kết kháng nguyên hoặc khối u đặc hiệu kháng nguyên,
tuy nhiên, người ta đã xác định được kháng nguyên CD30 trên bề mặt các tế bào
khối u do MDV gây nên. CD30 thuộc nhóm các yếu tố thụ cảm typ II gây hoại tử
khối u, nó biểu hiện ở mức độ rất thấp ở các tế bào bạch cầu không nhiễm virus và
không biểu hiện trong các tế bào lympho T thông thường (Burgess et al., 2002)
[35]. Bên cạnh đó, trên các tế bào nhiễm MDV có sự thay đổi các dấu ấn bề mặt,
những tế bào này có thể sản sinh các yếu tố miễn dịch trung gian. Ví dụ, các tế bào
ung thư do MDV có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch thông qua việc biểu hiện của
IL - 10 và IL - 10 receptor, những yếu tố này giải thích cho cơ chế lẩn tránh, giúp
virus thoát khỏi hệ thống miễn dịch của cơ thể vật chủ (Buza et al., 2007) [37].
Theo Moriguchi et al. (1987) [87], Abdul Careem et al. (2008) [14] mặc dù
một vài loại tế bào và mô có thể bị xâm nhiễm bởi MDV nhưng nang lông là thứ
duy nhất có thể gây phát tán virus trưởng thành từ cá thể này sang cá thể khác. Sự
nhiễm MDV trong nang lông có thể được phát hiện sớm khoảng 4 ngày sau gây
nhiễm bằng kỹ thuật PCR phát hiện gen Meq. Đáp ứng của vật chủ đối với virus có
thể được đánh giá bởi sự xuất hiện các tế bào của phản ứng viêm, bao gồm các tế


12

bào lympho và heterophils ở bên trong tủy lông cũng như sự biểu hiện của các
Cytokine thuộc phản ứng viêm như IL - 6, IL - 8 and IFN - γ. Sự tăng lên hay giảm
xuống của các hạt virus tự do không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền hay sự bảo
hộ của vắc xin.
1.2.1.6. Đặc điểm nuôi cấy

MDV có thể nhân lên trong môi trường tế bào thận gà (chicken kidney cell CKC), xơ phôi gà (Chicken embryo fibroblast - CEF), trên môi trường tế bào xơ
phôi vịt (Duck embryo fibroblast - DEF) hoặc phôi gà, gà mới nở.
* Trên phôi gà
Von Bullow et al. (1977) [119] đã dùng máu toàn phần của gà bị bệnh (đã xử
lý chống đông bằng 0,5% dung dịch Natri citrate) tiêm vào lòng đỏ của phôi gà 4 5 ngày tuổi rồi tiếp tục ấp thêm 7 - 9 ngày nữa, tức là vào ngày thứ 11 - 12 sau khi
ấp thì trên màng niệu phôi (CAM - Chorioat Antoid Membran) sẽ xuất hiện những
nốt sần trắng to bằng đầu kim có kích thước 1 - 2mm gọi là Fox. Nếu trên màng
CAM có dưới 6 Fox thì coi như kết quả âm tính. Từ 6 - 20 Fox kết quả là nghi ngờ
và trên 20 Fox kết quả mới được khẳng định là dương tính.
Katz et al. (1971) [74] gọi phương pháp của Von Bullow là Embrion test và
chứng minh khi sử dụng nguyên liệu xét nghiệm chỉ có bạch cầu thì kết quả thu
được sẽ khá hơn và Embrion test rất tiện lợi trong việc chẩn đoán, phân lập, xác
định và giữ virus Marek.
* Nuôi cấy trên môi trường tế bào
Nuôi cấy virus Marek trên môi trường tế bào được thực hiện trong phòng thí
nghiệm đã mở ra một trang mới trong các nghiên cứu về MDV với tính ưu việt hơn
hẳn test của Von Bullow (1977) [119]. Phương pháp này cho phép theo dõi được
quá trình nhân lên của virus, xác định được độc lực và những đặc tính hình thái,
sinh học virus. Đồng thời cũng có điều kiện quan sát được những biến đổi của tế
bào bị virus Marek xâm nhập.
Nuôi cấy MDV trên môi trường tế bào thận gà
Năm 2003, Witter đã dùng thận gà 5 - 35 ngày tuổi không bị nhiễm MDV,
sau khi tách tế bào thận trong dung dịch 0,25% trypsin, các tế bào được thu lại rửa
sạch hồng cầu, bạch cầu và các tạp tổ chức khác bằng dung dịch PBS nhiều lần, lọc


13

qua gạc và ly tâm 800 vòng/ phút trong 5 phút (Witter and Schat, 2003) [124]. Tế
bào thu được được nuôi trong bình Roux, trong môi trường MEM hoặc 199 có bổ

sung huyết thanh bào thai bò. Các bình nuôi tế bào được đặt trong tủ ấm 370C và 3 4% CO2. Tùy thuộc vào thiết diện bình để cho số lượng tế bào và môi trường vừa
đủ. Trong tất cả các phòng thí nghiệm, việc nuôi cấy phải được thực hiện ở điều kiện vô
trùng tuyệt đối.
Sau 48 - 72 giờ các tế bào thận đã bám vào đáy bình và mọc thành một lớp
thì có thể cấy virus Marek và quan sát các biến đổi bệnh lý tế bào (Cytopathogenic
Effect - CPE).
Bệnh tích tế bào do MDV gây nên có biểu hiện: tế bào biến đổi từ hình thoi,
hình sợi sang hình tròn hoặc hình ellip tròn có kích thước khổng lồ, các tế bào bệnh
lý thường nằm kề sát nhau tạo thành 1 đám như chùm nho (gọi là Plaque). Khi quan
sát dưới kính hiển vi các đám Plaque này bị khúc xạ ánh sáng. Tế bào bệnh lý có
nhiều nhân nhưng không quá 5 nhân. Nếu tiếp tục cấy truyền thì CPE thay đổi kiểu
như Herpes virus typ B, nhân tế bào to lên gấp bội và các cơ quan nội nhân cũng
tăng lên về khối lượng. Căn cứ vào độ lớn Plaque mà Spenser et al. (1970) [108] đã
chia chúng thành 2 loại CPE: micro CPE chỉ chứa số ít tế bào bệnh tích và macro
CPE có lượng lớn tế bào bệnh tích.
Nuôi cấy tế bào MDV trên môi trường tế bào xơ phôi gà, vịt
Solomon (1968) [107] đã cấy chuyển thành công MDV trên trên môi trường
tế bào xơ phôi gà (Chicken Embryo Fibroblast - CEF) và xơ phôi vịt (Duck Embryo
Fibroblast - DEF).
Theo Kottaridis et al. (1968) [76] để tiếp tục giữ những tế bào sống có virus
thì cần phải tiếp tục nuôi lặp lại cách nhau 4 ngày và CPE sẽ xuất hiện sau lần thứ 3.
Quy trình thực hiện nuôi cấy MDV cũng lần lượt các bước như nuôi cấy trên
môi trường tế bào thận, chỉ khác dùng trên môi trường tế bào xơ phôi gà tách từ
phôi 11 ngày tuổi và trên môi trường tế bào xơ phôi vịt tách từ phôi 13 ngày tuổi.
Các tác giả đều thống nhất rằng muốn tiếp tục giữ virus Marek thì cần phải đảm bảo
những tế bào có bệnh tích (CPE) trong Ni tơ lỏng (-1960C) hoặc tiêm trực tiếp cho
gà con 1 ngày tuổi hoặc đông khô chúng lại và bảo quản ở 40C.



×