Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

KỊCH BẢN KỊCH TRẬN CHIẾN SÔNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.11 KB, 11 trang )

KỊCH BẢN KỊCH TÁI HIỆN LỊCH SỬ
TRẬN CHIẾN SÔNG BẠCH ĐẰNG 938

Nguồn ảnh: Zing.vn

 Tác giả: Ha Nhat Anh Lam
 Nhân vật:
 Người dẫn truyện:

___________

 Ngô Quyền:

___________

 Dương Đình Nghệ:

___________

 Vua Nam Hán:

___________

 Kiều Công Tiễn:

___________


 Quân Nam Hán:

___________



 Quân Ngô Quyền:

___________

 Hoằng Tháo:

___________

(Tướng Nam Hán)
 Tiêu Ích:

___________

 Vai quần chúng:

___________

 Người dẫn truyện:
_ Thưa cô và các bạn! Theo sử sách còn ghi chép lại đến ngày hôm
nay thì trong tất cả các trận chiến lẫy lừng của dân tộc ta, Đại Chiến
Bạch Đằng năm 938 là một bản hùng ca bất diệt. Đây là một trận
đánh giữa quân dân Việt Nam với quân Nam Hán do Ngô
Quyền lãnh đạo trên sông Bạch Đằng. Trước sự chiến đấu dũng
cảm của quân ta, hơn nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử
Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết. Nó
đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm phương Bắc đô hộ, mở
ra một thời kỳ mới cho nước Đại Việt ta.
Để yêu lịch sử nước nhà hơn và cảm thấy tự hào khi là một người
Việt Nam, ngày hôm nay, nhóm 4 chúng em sẽ tái hiện lại Trận

chiến sông Bạch Đằng năm 938 với các nhân vật sau: bạn Lộc
trong vai Ngô Quyền, bạn Duy - vua Nam Hán, bạn Tôn - Kiều
Công Tiễn, bạn Thiên Anh vai Dương Đình Nghệ, bạn Nghĩa Hoằng Tháo, bạn Hà và Như trong vai quân Nam Hán, bạn Thông


và Hân vai quân của Ngô Quyền, tôi là Linh trong vai người dẫn
truyện cùng một số vai quần chúng khác...
Sau đây, vở kịch của nhóm chúng em xin được phép bắt đầu: Năm
179 TCN, sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu, nhà Hán bắt đầu
chia cắt nước ta và cai trị. Lúc bấy giờ, cuộc sống nhân dân vô cùng
khó khăn, thiếu thốn vì sự bóc lột, vơ vét triệt để của quân phương
Bắc.

Phân cảnh 1
*Trên một cánh đồng nọ có 2 người nông dân đang cấy cày
 Quân phương Bắc:
*Vừa nói vừa chỉ vào người nông dân…
_ Làm nhanh lên cho tao, nhanh lên! Vụ mùa này không có lúa gạo
để cống nộp cho bọn tao thì tụi bây sẽ sống không yên thân đâu.
Hứ…!
*Sau đó bỏ đi…
 Người nông dân 1:
_ Bác ơi, thật là khổ thân tôi quá! Đứa con nhà tôi bệnh tật nằm ở
nhà chưa biết sống chết ra sao, thuốc than, lương thực thì thiếu thốn
đủ thứ, giờ bọn chúng còn đòi vơ vét hết của cải.
 Người nông dân 2:
_ Bác cứ bình tĩnh đi bác ạ, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi. Bọn chúng


hiếp đáp dân lành như vậy thì Trời Đất không để yên cho chúng đâu!

À, mà trưa nay con gái tôi mang cơm ra đồng cho tôi đấy, bác ở lại
ăn chung với tôi nghe!
 Người nông dân 1:
_ Cám ơn Bác nhé!
 Đứa con:
_ Cha ơi, con đem cơm ra cho cha này!
*Đột nhiên, quân lính phương Bắc đi ngang…
 Quân phương Bắc:
_ Con gái nhà ai mà trông xinh đẹp thế kia?! Mau bắt nó về mau!
 Người nông dân 2:
_ Không được, thả con tôi ra! Con ơi...
*Chạy theo…
 Người nông dân 1: *Chạy theo…
 Đứa con:
_ Bớ người ta, cứu tôi...!

Phân cảnh 2
 Người dẫn truyện:
_ Chứng kiến cuộc sống nhân dân bị áp bức, bóc lột tàn bạo như
vậy, lúc bấy giờ, đã có biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa nổi dậy
chống lại ách thống trị cùa bọn phương Bắc như: Hai Bà Trưng, Bà
Triệu, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ... Thế nhưng, dù có giành thắng lợi


nhưng quyền tự chủ của dân tộc chỉ kéo dài trong một thời gian
ngắn.
Năm 931, ở làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu
Hóa, tỉnh Thanh Hóa có một hào trưởng tên là Dương Đình Nghệ
được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt các địa phương như Ngô
Quyền, Đinh Công Trứ v.v… vượt rừng núi, từ Thanh Hóa tiến quân

ra Giao Châu, bao vây và tiến công thành Đại La (tức dinh lũy của
quân xâm lược Nam Hán).
 Dương Đình Nghệ: Tiến quân! Tất cả phải đều phải hạ được thành
lũy cho ta!
 Người dẫn truyện:
_ Từ bên kia biên giới, Vua Nam Hán khi hay tin đã bắt đầu hoảng
sợ...
Phân cảnh 3
 Vua Nam Hán:
_ Người đâu! Mau cho quân lính bảo vệ thành lũy, không được để
bọn chúng tấn công nghe chưa?
 Quân lính:
_ Rõ!

Phân cảnh 4
 Người dẫn truyện:


_ Quân cứu viện của Nam Hán kéo vào nước ta, chưa kịp ổn định
đã bị Dương Đình Nghệ chủ động đem quân ra ngoài thành, tiến
công tiêu diệt. Quân Nam Hán bị đánh bất ngờ, rối loạn, tan
rã. Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân ta do Dương Đình
Nghệ lãnh đạo đã đánh bại âm mưu chiếm lại nước ta của nhà Nam
Hán. Đất nước độc lập, tự chủ tiếp tục được giữ vững. Đánh đuổi
quân Nam Hán ra khỏi đất nước, Dương Đình Nghệ bắt tay vào xây
dựng chính quyền độc lập tự chủ, tổ chức lại công cuộc cai trị đất
nước.
Tháng ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị một kẻ phản
phúc giết hại. Kẻ đó là Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn lại cũng
chính là con nuôi và là một trong những nha tướng từng được

Dương Đình Nghệ cưu mang và tin cậy.
Chứng kiến vụ việc đó, tháng 10 - 938, Ngô Quyền bèn tập hợp lực
lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ. Công Tiễn sợ hãi, bèn
sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu
Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ
hai.
 Người của Kiều Công Tiễn:
_ Muôn tâu bệ hạ! Xin người hãy cứu tướng quân Kiều Công Tiễn
của tôi. Nay, Ngô Quyền đã hay tin ông ấy giết chết Dương Đình
Nghệ và hiện đang chuẩn bị kéo quân tới để trị tội phản chủ.


 Vua Nam Hán:
_ Ha ha ha… Đây là cơ hội tốt để ta xâm lược và chiếm Giao Châu
lần hai.

Phân cảnh 5

 Người dẫn truyện:
_ Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh Hải
quân không còn tướng giỏi, bèn phong con trai thứ chín là Lưu
Hoằng Tháo làm "Bình Hải tướng quân" đem 2 vạn quân sang với
danh nghĩa là cứu Công Tiễn. Lưu Nghiễm hỏi kế ở Sùng Văn hầu là
Tiêu Ích.
 Tiêu Ích:
_ Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô
Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân
phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau
mới nên tiến.
 Người dẫn truyện:

_ Vua Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh
Hải quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai Hoằng Tháo
đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào. Lưu Nghiễm tự


mình làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện. Trong lúc này,
thành Đại La thất thủ, Kiều Công Tiễn bị giết chết và bị bêu đầu
trước cổng thành. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên
giới. Nhận được tin báo thủy binh của Hoằng Tháo đang kéo vào
đất Việt, Ngô Quyền cùng các tướng sĩ họp lại bàn kế sách.
 Ngô Quyền:
_ Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính
còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội
ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân
mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta
không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai
người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển,
thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì
sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.

Phân cảnh 6

 Người dẫn truyện:
_ Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc có bịt sắt nhọn xuống lòng sông
Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự
định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước
triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến. Vào một
ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và



hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt
biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Quân Nam Hán thấy quân của
Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt
sống liền hùng hổ tiến vào.
 Hoằng Tháo:
_ Đuổi theo bọn chúng cho ta
 Người dẫn truyện:
_ Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu.
 Lính Ngô Quyền:
_ Thưa tướng quân,bây giờ địch đã vào sâu trong bãi cọc rồi ạ!
 Ngô Quyền:
_ Tốt lắm! Đã đến lúc thủy triều rút rồi. tất cà chuẩn bị tổng phản
công cho ta.
 Lính Ngô Quyền:
_ Tuân lệnh!
 Người dẫn truyện:
_ Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc
đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công
dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng


cùng với quá nửa quân sĩ. Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng
đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng
Tháo tử trận, Lưu Nghiễm kinh hoàng, đành rút quân.
HẾT





×