Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường mỏ đá hoa Lèn Kẻ Bút Nghệ An (Đã được BTNMT phê duyệt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 139 trang )

Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.....................................................................8
1.1. Tên dự án.............................................................................................................. 8
1.2. Chủ dự án.............................................................................................................8
1.3. Vị trí địa lý của dự án...........................................................................................8
1.3.1. Vị trí dự án.......................................................................................................8
1.3.2. Hiện trạng khu vực thực hiện dự án.................................................................11
1.3.2.1. Địa hình khu vực dự án............................................................................11
1.3.2.2. Hiện trạng khu đất tiến hành dự án...........................................................11
1.3.2.3. Hiện trạng giao thông...............................................................................11
1.3.2.4. Hiện trạng cấp nước.................................................................................12
1.3.2.5. Hiện trạng thoát nước mưa.......................................................................12
1.3.2.6. Hiện trạng nước thải.................................................................................12
1.3.2.7. Hiện trạng cấp điện..................................................................................12
1.3.2.8. Thông tin liên lạc.....................................................................................13
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án...............................................................................13
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án................................................................................13
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án..............................................13
1.4.2.1. Quy mô, phạm vi của khu mỏ..................................................................13
1.4.2.2. Công suất thiết kế và trữ lượng mỏ..........................................................14
1.4.2.3. Tuổi thọ của mỏ.......................................................................................15
1.4.2.4. Các hạng mục công trình chính của dự án................................................16
1.4.2.5. Các hạng mục công trình phụ trợ.............................................................18
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các công trình của dự


án............................................................................................................................ 19
1.4.3.1. Biện pháp thi công các công trình khu vực văn phòng, nhà xưởng..........19
1.4.3.2. Vị trí và phương pháp mở mỏ..................................................................19
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành.........................................................................21
1.4.4.1. Trình tự khai thác và hệ thống khai thác của dự án..................................21
1.4.4.2. Công nghệ khai thác đá............................................................................23
1.4.4.2. Công nghệ sản xuất sơ chế sản phẩm.......................................................27
1.4.5. Danh mục các máy móc thiết bị......................................................................27
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án
................................................................................................................................ 28


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

1.4.6.1. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) của dự án............................................28
1.4.6.1. Các chủng loại sản phẩm của dự án.........................................................30
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án..................................................................................30
1.4.8. Vốn đầu tư.....................................................................................................32
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án.................................................................32
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.........................................................................................36
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên...........................................................................36
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất............................................................................36
2.1.1.1. Điều kiện về địa lý...................................................................................36
2.1.1.2. Điều kiện về địa chất...............................................................................36
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng......................................................................40
2.1.3. Điều kiện thủy văn.........................................................................................44
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý..................................46
2.1.4.1. Hiện trạng môi trường không khí.............................................................46

2.1.4.2. Hiện trạng môi trường nước.....................................................................47
2.1.4.3. Hiện trạng môi trường đất........................................................................49
2.1.4.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học.................................................................49
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................................50
2.2.1. Điều về kiện kinh tế - xã hội xã Tân Xuân.......................................................50
2.2.1.1. Về kinh tế.................................................................................................50
2.2.1.2. Văn hóa - xã hội.......................................................................................51
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Giai Xuân..........................................................51
2.2.2.1. Về kinh tế.................................................................................................51
2.2.2.2. Văn hóa - xã hội.......................................................................................52
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG............................................53
3.1. Đánh giá, dự báo tác động..................................................................................53
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án...................53
3.1.1.1. Đánh giá địa điểm thực hiện dự án...........................................................53
3.1.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động do chiếm dụng đất canh tác nông nghiệp.54
3.1.1.3. Đánh giá, dự báo tác động do hoạt động giải phóng mặt bằng.................55
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự
án............................................................................................................................ 56
3.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải........................................56
3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải..................................65
3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động môi trường trong giai đoạn vận hành dự án......70
3.1.3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải........................................70
3.1.3.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải.........................................77
3.1.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường.......................80


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

3.1.4.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải........................................81

3.1.4.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải..................................83
3.1.5. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án...................84
3.1.5.1. Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng........................................85
3.1.5.2. Dự báo rủi ro, sự cố trong giai đoạn hoạt động dự án..............................86
3.1.5.3. Giai đoạn kết thúc dự án..........................................................................88
3.1.5. Tác động do các rủi ro sự cố...........................................................................89
3.2. Nhận xét mức độ chi tiết, tin cậy của đánh giá...................................................89
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ
ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.............................................................................91
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án...................91
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai
đoạn chuẩn bị..........................................................................................................91
4.1.1.1. Các biện pháp giảm thiểu do chiếm dụng đất canh tác.............................91
4.1.1.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường kinh tế - xã hội...............91
4.1.1.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do quá trình giải phóng mặt bằng............91
4.1.2. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai
đoạn thi công xây dựng............................................................................................92
4.1.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đối với nguồn gây tác
động có liên quan đến chất thải.............................................................................92
4.1.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đối với nguồn gây tác
động không liên qua đến chất thải.........................................................................93
4.1.3. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai
đoạn vận hành của dự án..........................................................................................94
4.1.3.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đối với nguồn tác động có
liên qua đến chất thải............................................................................................94
4.1.3.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với nguồn tác
động không liên qua đến chất thải.........................................................................99
4.1.4. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu của dự án trong giai đoạn
đóng cửa dự án......................................................................................................102
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án.................103

4.2.1. Trong giai đoạn chuẩn bị..............................................................................103
4.2.2. Trong giai đoạn thi công xây dựng................................................................104
4.2.3. Trong giai đoạn hoạt động của dự án.............................................................107
4.2.4. Trong giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường.................................................112
4.3. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 112
Chương 5. QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG...........................................116
5.1. Chương trình quản lý môi trường.....................................................................116
5.2. Chương trình giám sát môi trường...................................................................122
5.2.1. Giám sát chất thải.........................................................................................122


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

5.2.2. Giám sát môi trường xung quanh..................................................................122
5.3. Giám sát khác.................................................................................................123
Chương 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG......................................................124
6.1. Ý kiến của chính quyền địa phương.................................................................124
6.1.1. Ý kiến UBND xã Tân Xuân..........................................................................124
6.1.2. Ý kiến UBND xã Giai Xuân.........................................................................124
6.2. Ý kiến của cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp của dự án.......................125
6.2.1. Ý kiến của cộng đồng dân cư xã Tân Xuân...................................................125
6.2.1. Ý kiến của cộng đồng dân cư xã Giai Xuân...................................................125
6.3. Ý kiến của chủ dự án........................................................................................125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT...........................................................126
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO...............................................................129
PHỤ LỤC..................................................................................................................130


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai

Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

- Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 20oC trong 5 ngày

BTCT

- Bê tông cốt thép

BTNMT

- Bộ Tài nguyên và Môi trường

COD

- Nhu cầu oxy hóa học

CTNH

- Chất thải nguy hại

CTR

- Chất thải rắn

CTRSH

- Chất thải rắn sinh hoạt


ĐTM

- Đánh giá tác động môi trường

MICC

- Công ty Cổ phần tư vấn Mỏ



- Nghị định

HTKT

- Hệ thống khai thác

KTQG

- Kỹ thuật quốc gia

KTXH

- Kinh tế xã hội

QCVN

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TN&MT


- Tài nguyên và Môi trường

TNHH

- Trách nhiệm hữu hạn

TT

- Thông tư

UBND

- Ủy ban Nhân dân

WHO

- Tổ chức Y tế thế giới

XLNT

- Xử lý nước thải


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.Tọa độ các điểm khép góc khu vực thăm dò...................................................8

Bảng 1.2. Tọa độ toạ độ các điểm khép góc khai trường..............................................8
Bảng 1.3. Phân khu mặt bằng tổng thể của dự án........................................................13
Bảng 1.4. Công suất khai thác của dự án.....................................................................14
Bảng 1.5. Trữ lượng mỏ trong biên giới khai trường...................................................15
Bảng 1.6. Các công trình tại khu điều hành và bãi tập kết...........................................16
Bảng 1.7. Bảng khối lượng thi công các hạng mục mở mỏ.........................................16
Bảng 1.8. Tổng hợp biện pháp thi công các hạng mục mở mỏ...................................20
Bảng 1.9. Tổng hợp các thông số của HTKT...............................................................22
Bảng 1.10. Tổng hợp trang thiết bị, máy móc..............................................................27
Bảng 1.11. Nhu cầu nhiên, nguyên vật liệu phục vụ XDCB của dự án........................29
Bảng 1.12. Nhu nhiên liệu, năng lượng của dự án trong giai đoạn hoạt động..............29
Bảng 1.13. Bảng tiến độ thực hiện các hạng mục xây dựng cơ bản.............................30
Bảng 1.14. Kế hoạch khai thác theo thời gian mỏ đá hoa Lèn Kẻ Bút 3......................30
Bảng 1.15. Tiến độ thực hiện các hạng mục cải tạo phục hồi môi trường...................31
Bảng 1.16. Tổng vốn đầu tư của dự án........................................................................32
Bảng 1.17. Nhu cầu lao động cho dự án......................................................................33
Bảng 1.18. Tóm tắt thông tin chính của dự án.............................................................34
Bảng 2.1. Biến thiên hàm lượng các oxyt trong đá hoa toàn khu mỏ...........................40
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm.....................................................41
Bảng 2.3. Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm.......................................41
Bảng 2.4. Tổng số giờ nắng các tháng và năm.............................................................42
Bảng 2.5. Tốc độ gió trung bình tháng và năm............................................................42
Bảng 2.6. Lượng mưa trung bình tháng trong năm......................................................43
Bảng 2.7. Tổng lượng nước bốc hơi tháng trong năm..................................................44
Bảng 2.8. Điều kiện vi khí hậu khu Lèn Kẻ Bút 3.......................................................46
Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực Lèn Kẻ Bút 3..................47
Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt.....................................................47
Bảng 2.11. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm.............................................................48
Bảng 2.12. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất.............................................49
Bảng 3.1. Tổng hợp giá trị kinh tế từ sản xuất nông nghiệp.........................................55

Bảng 3.2. Tổng hợp nguồn gây tác động trong quá trình thi công xây dựng................56
Bảng 3.3. Hệ số phát thải ô nhiễm bụi trong hoạt động xây dựng...............................58
Bảng 3.4. Tải lượng bụi phát sinh trong hoạt động xây dựng......................................58
Bảng 3.5. Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động khoan, nổ mìn giai đoạn XDCB..........59
Bảng 3.6. Số máy móc, lượng nhiên liệu tiêu thụ ước tính theo công suất thiết bị thi


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

công cơ giới.................................................................................................................60
Bảng 3.7. Tải lượng, nồng độ chất ô nhiễm từ phương tiện thi công cơ giới...............60
Bảng 3.8. Hệ số phát thải ô nhiễm đối với xe tải.........................................................61
Bảng 3.9. Tải lượng phát thải ô nhiễm không khí đối với xe tải vận chuyển nội mỏ...61
Bảng 3.10. Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại.....................62
Bảng 3.11. Tải lượng khí thải đối với xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng.................63
Bảng 3.12. Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt...............................................64
Bảng 3.13. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt...............................64
Bảng 3.14. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công...................................64
Bảng 3.15. Tổng hợp nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải....................66
Bảng 3.16. Tải lượng ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn............................................67
Bảng 3.17. Mức ồn từ một số thiết bị thi công trên công trường.................................68
Bảng 3.18. Tốc độ dao động nền đất do nổ mìn giai đoạn thi công.............................68
Bảng 3.19. Ma trận dự báo mức độ tác động từ các hoạt động trong giai đoạn thi công
xây dựng của dự án......................................................................................................69
Bảng 3.20. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải..........................................71
Bảng 3.21. Dự báo lượng bụi phát sinh trong quá trình khai thác mỏ..........................72
Bảng 3.22. Nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động khoan, nổ mìn giai đoạn khai thác....72
Bảng 3.23. Ước tính thải lượng ô nhiễm của các hoạt động khai thác mỏ đá..............73
Bảng 3.24. Tải lượng chất ô nhiễm không khí của xe tải vận chuyển nội mỏ..............73

Bảng 3.25. Tải lượng chất ô nhiễm không khí của hoạt động vận chuyển ngoài mỏ...74
Bảng 3.26. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện........74
Bảng 3.27. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt...............................75
Bảng 3.28. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.................................75
Bảng 3.29. Các thiết bị phát sinh tiếng ồn do thiết bị khai thác...................................77
Bảng 3.30. Mức độ lan truyền độ rung trong đất.........................................................78
Bảng 3.31. Ma trận dự báo mức độ tác động trong giai đoạn vận hành.......................80
Bảng 3.32. Nguồn phát sinh tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn cải tạo,
phục hồi môi trường.....................................................................................................81
Bảng 3.33. Tải lượng chất ô nhiễm khí từ phương tiện vận tải đất đá..........................83
Bảng 3.34. Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM......................................................90
Bảng 4.1. Dấu hiệu cảnh báo tại khu lưu giữ chất thải nguy hại..................................99
Bảng 4.1. Tóm tắt dự toán kinh phí với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
của dự án.................................................................................................................... 113
Bảng 5.1. Kế hoạch quản lý môi trường cho dự án....................................................117


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Vị trí khu đất tiến hành dự án.......................................................................10
Hình 1.2. Hiện trạng khu đất dự án..............................................................................11
Hình 1.3. Đường đất từ dự án ra đường liên xã............................................................12
Hình 1.4. Sơ đồ bố trí mặt bằng các công trình của dự án...........................................14
Hình 1.5. Sơ đồ các khâu công nghệ khai thác mỏ đá hoa...........................................23
Hình 1.6. Quá trình cưa tách đá tại khu vực Lèn Kẻ Bút 3..........................................25
Hình 1.7. Quá trình sử dụng túi Hydro để tách các tảng đá.........................................25
Hình 1.8. Quá trình cắt các khối đá nhỏ từ tảng đá......................................................26

Hình 2.1. Nhiệt độ trung bình tháng............................................................................40
Hình 2.2. Độ ẩm trung bình tháng...............................................................................41
Hình 2.3. Tổng số giờ nắng trong năm.........................................................................42
Hình 2.4. Lượng mưa trung bình tháng........................................................................43
Hình 2.5. Lượng bốc hơi trung bình tháng...................................................................44
Hình 4.1. Khởi nổ từng lỗ bằng ngòi nổ chậm trên dây dẫn chính...............................95
Hình 4.2. Nổ vi sai theo hàng ngang............................................................................95
Hình 4.3. Sơ đồ hệ thống thu gom, xử lý nước thải sản xuất.......................................96
Hình 4.4. Sơ đồ cấu tạo bể lắng ngang xử lý nước thải sản xuất..................................97
Hình 4.5. Sơ đồ bể tự hoại cải tiến 5 ngăn...................................................................98
Hình 4.6. Sơ đồ hệ thống thoát và xử lý nước mưa chảy tràn....................................100
Hình 4.7. Cấu trúc hồ lắng xử lý nước mưa chảy tràn từ khu vực khai thác..............101
Hình 4.8. Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường của công ty...........................................114


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Sự cần thiết của dự án
Nghệ An là tỉnh có tiềm năng to lớn về đá xây dựng và khoáng chất công nghiệp,
đặc biệt là đá hoa có thể sử dụng làm đá ốp lát và sản xuất bột nặng carbonat calci mịn
và siêu mịn. Thực tế các mỏ đang khai thác và các sản phẩm bán ra trên thị trường
trong nước và xuất khẩu cho thấy đá hoa có màu trắng gần như thuần khiết, được ứng
dụng cho nhiều lĩnh vực.
Thông qua nghiên cứu cách chính sách đầu tư, tìm hiểu các khu mỏ, chất lượng
nguồn đá hoa tại xã Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, Tổng Công
ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí nhận thấy việc xây dựng dự án khai thác đá
hoa tại khu vực Lèn Kẻ Bút 3 trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An là hết sức cần

thiết, phù hợp với chủ trương phát triển của tỉnh Nghệ An, phù hợp với nhu cầu, đòi
hỏi của thị trường về đá hoa, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp khai thác
mỏ, giảm thiểu việc lãng phí tài nguyên do việc áp dụng công nghệ hiện đại.
Phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân
trong tỉnh, đặc biệt là sẽ tạo một lượng công ăn việc làm đáng kể cho địa bàn huyện
Tân Kỳ. Dự án góp phần tăng ngân sách địa phương và tăng thu nhập cho người dân
trên địa bàn, cũng như thúc đẩy các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế khác của
tỉnh Nghệ An phát triển.
Dự án “Đầu tư khai thác đá hoa tại khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An” đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động
môi trường tại Quyết định số 399/QĐ-UBND.ĐC ngày 16/2/2012 của UBND tỉnh
Nghệ An. Dự có diện tích 20,1ha, trữ lượng đá hoa khai thác là 3.402.259 m 3. Khối
lượng sản phẩm dự kiến hàng năm là 80.160m3/năm.
Tuy nhiên, khi dự án chuẩn bị triển khai thì Chủ đầu tư là Tổng công ty dung
dịch khoan và hóa phẩm dầu khí nhận được theo Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09 tháng
1 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc “tăng cường công tác quản lý nhà nước
đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản”
nên dự án phải tạm dừng triển khai;
Ngày 30/3/2015, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng
cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản nên dự án tiếp tục được
triển khai;
Theo Luật bảo vệ Môi tường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua và ban
hành ngày 23 tháng 06 năm 2014, đối với các dự án sau 24 tháng kể từ khi có quyết
định phê duyệt mà chưa đi vào triển khai, xây dựng thì phải lập lại ĐTM
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư và thiết kế cơ sở dự án “Đầu tư
khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ,
tỉnh Nghệ An” là Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu Khí;
1



Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

1.3. Mối quan hệ của dự án với quy hoạch phát triển
Dự án đầu tư khai thác đá hoa tại khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An của Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm
dầu khi phù hợp với Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng
nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), felspat, cao lanh và magnezit đến
năm 2015, có xét đến năm 2025 của Bộ Công Thương tại quyết định số 47/2008/QĐBCT ngày 17 tháng 12 năm 2008. Phù hợp với Chiến lược phát triển khoáng sản Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN
ĐTM
2.1. Các căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 được thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014;
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 7 năm 2008;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 và

có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 của Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
- Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân số 21-LCT/HĐNN của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1989;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về Quản lý chất lượng
2


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

và bảo trì công trình xây dựng
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 về thoát nước và xử lý
nước thải;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy

định về quy hoạch bảo vệ môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu;
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 27/2014/TT – BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 quy định việc
đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép
tài nguyên nước;
- Thông tư số 27/2015/TT – BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết
một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế
hoạch bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 28/2011/TT – BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí
xung quanh và tiếng ồn;
- Thông tư số 29/2011/TT – BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục
địa;
- Thông tư số 30/2011/TT – BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới
đất;
- Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất;
- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ Xây dựng
Quy định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng;

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn một số
điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về
Quản lý chất thải rắn;
3


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông
số vệ sinh lao động”;
- Quyết định phê duyệt trữ lượng số 818/QĐ-HĐTLKS ngày 28 tháng 06 năm
2011 của Hội đồng trữ lượng khoáng sản quốc gia về việc phê duyệt trữ lượng mỏ đá
hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
- Giấy phép thăm dò mỏ đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An số 1908/GP-BTNMT, ngày 02 tháng 10 năm 2009
do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và cấp cho Tổng công ty Dung dịch khoan
và Hóa phẩm Dầu khí.
2.2. Căn cứ kỹ thuật
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành kèm theo Thông tư số
04/2008/TT-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ TN&MT. Cụ thể là:
- QCVN 03: 2008/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất.
2. Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành kèm theo Quyết
định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ TN&MT. Cụ thể là:
- QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09: 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt;
3. Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành kèm theo Thông tư

số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ TN&MT. Cụ thể là các Quy chuẩn
sau đây được áp dụng:
- QCVN 06: 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh;
4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành kèm theo Thông tư số
39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ TN&MT. Cụ thể là các Quy chuẩn sau
đây được áp dụng:
- QCVN 26: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27: 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung.
5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành kèm theo Thông tư số
47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ TN&MT. Cụ thể là:
- QCVN 40: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.
6. Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được ban hành kèm theo Thông tư
số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- QCVN 05: 2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh;
- QCVN 50: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối
với bùn thải từ quá trình xử lý nước;
7. Quy chuẩn khác:
- QCVN 02: 2008/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản,
4


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN.
- QCVN 02: 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
- QCVN 04: 2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác
mỏ lộ thiên.

2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tạo lập trong quá trình ĐTM
1. Báo cáo dự án đầu tư và thiết kế cơ sở dự án “Dự án đầu tư khai thác đá hoa khu
vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An”, MICC,
2015.
2. Kết quả phân tích môi trường của Phòng thí nghiệm phân tích môi trường, Trung
tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường năm 2015.
3. Đề án thăm dò đá hoa tại khu vực Lèn Kẻ Bút 3 xã Tân Xuân và Giai Xuân,
huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Kasmico thực hiện.
Thi công đề án thăm dò và viết Báo cáo kết quả thăm dò do Đoàn 50A thuộc Liên
đoàn địa chất Miền Bắc thực hiện (Tài liệu gồm: Báo cáo thăm dò đá hoa tại khu vực
Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, Bản đồ địa
hình, Bản đồ tài liệu thực tế thăm dò đá hoa, Bản đồ địa chất, Bình đồ trữ lượng khu
vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, tỷ lệ:
1/2.000; Mặt cắt địa chất các tuyến khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai Xuân,
huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, tỷ lệ: 1/1.000).
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
3.1. Tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM
Báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã
Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An ” được Tổng công ty Dung dịch
khoan và Hóa phẩm Dầu khí thực hiện với sự phối hợp của đơn vị tư vấn là Công ty
Cổ phần môi trường xanh Cửu Long. Các bước tiến hành như sau:
1. Xây dựng Dự án;
2. Tổ chức thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của 02 xã Tân
Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An;
3. Tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường khu vực xây dựng Dự án,
hiện trạng môi trường các khu vực lân cận, có khả năng chịu tác động ảnh hưởng đến
môi trường của Dự án;
4. Tiến hành khảo sát lấy mẫu, phân tích, đánh giá, chất lượng môi trường không
khí, môi trường đất và môi trường nước trong khu vực đã và đang thực hiện Dự án và
vùng lân cận;

5. Tiến hành tham vấn cộng đồng, xin ý kiến đóng góp của chính quyền địa
phương nơi tiến hành dự án;
6. Trình hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường lên cấp có thẩm quyền thẩm
định và phê duyệt là Bộ tài nguyên và Môi trường;
7. Giải trình báo cáo đánh giá tác động môi trường với cơ quan thẩm định;
8. Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo theo ý kiến của cơ quan thẩm định và trình Bộ tài
nguyên và Môi trường phê duyệt.
5


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

3.2. Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
Để tiến hành nghiên cứu lập báo cáo ĐTM của dự án, Công ty Cổ phần môi
trường xanh Cửu Long và Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí CTCP đã thành lập nhóm thực hiện gồm các chuyên chuyên gia, cán bộ kỹ thuật.
Cán bộ của Công ty cổ phần môi trường xanh Cửu Long:
Họ và tên

Học vị

Chuyên ngành

Chức danh

Cử nhân

KH&CNMT

Giám đốc


Nguyễn Trung Hà

Kỹ sư

CNMT

Cán bộ

Trần Mạnh Hà

Kỹ sư

CNMT

Cán bộ

Nguyễn Thị Dung

Thạc sĩ

KH&CNMT

Cán bộ

Đào Văn Mạnh

Kỹ sư

CNMT


Cán bộ

Thạc sĩ

KH&CNMT

Cán bộ

Kỹ sư

MTĐT

Cán bộ

Nguyễn Trần Mạnh

Nguyễn Thị Phương
Dung
Phạm Ngọc Ánh

Chữ ký

Cán bộ của Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí – CTCP
Họ và tên

Học vị

Chuyên ngành


Chức danh

Lưu Quốc Phương

Phó tổng
Giám Đốc

Nguyễn Xuân Lăng

Cán bộ

Đỗ Văn Hải

Cán bộ

6

Chữ ký


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

4. Phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
4.1. Phương pháp ĐTM
Hiện tại có rất nhiều phương pháp để đánh giá tác động môi trường. Trong báo
cáo này, các phương pháp chủ yếu được lựa chọn là phương pháp danh mục môi
trường (check list), phương pháp đánh giá nhanh (rapid assessment), phương pháp sơ
đồ mạng lưới. Đây là các phương pháp tin cậy, đang được sử dụng chủ yếu trong các
báo cáo ĐTM của Việt Nam cũng như trên thế giới.

+ Phương pháp danh mục môi trường (hay bảng kiểm tra) là bảng thể hiện mối
quan hệ giữa các hoạt động của Dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu
tác động do Dự án. Đây là một phương pháp cơ bản để nhận dạng tác động môi
trường. Phương pháp này bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của Dự án, cho
phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần
được nghiên cứu chi tiết.
+ Phương pháp đánh giá nhanh là phương pháp có hiệu quả cao trong xác định
tải lượng, nồng độ ô nhiễm đối với các Dự án công nghiệp, đô thị, giao thông... Từ đó
có thể dự báo khả năng tác động môi trường của các nguồn gây ô nhiễm.
+ Phương pháp mạng lưới là phương pháp định hướng xác định các tác động trực
tiếp (sơ cấp) và hậu quả (tác động thứ cấp) do các hoạt động của Dự án.
Các phương pháp đánh giá trên là các phương pháp tiên tiến đã được áp dụng và
công nhận không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Đây là các phương pháp đánh
giá do các tổ chức quốc tế (WHO, WB, ADB, UNEP) và nhiều tác giả nước ngoài đề
xuất, có độ chính xác và tin cậy cao.
4.2. Phương pháp khác
4.2.1. Phương pháp khảo sát, phân tích
Để đánh giá chất lượng môi trường không khí, nước ở khu vực nghiên cứu,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát, đo đạc tại thực địa, lấy mẫu và phân tích, xác định các
thông số môi trường trong phòng thí nghiệm.
4.2.1.1. Đối với môi trường không khí
Việc quan trắc và phân tích chất lượng không khí được thực hiện theo Thông tư
số 28/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn.
4.2.1.2. Đối với môi trường nước
Việc quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước được thực hiện theo
Thông tư số 29/2011/TT – BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa; Thông
tư số 30/2011/TT – BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới đất.

4.2.1.3. Đối với môi trường đất
Việc quan trắc và phân tích chất lượng đất được thực hiện theo Thông tư số
33/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất.
4.2.2. Phương pháp so sánh
Là phương pháp so sánh đối chiếu các các tải lượng, nồng độ ô nhiễm môi
trường đo được với các tiêu chuẩn hiện hành do Bộ Tài nguyên và Môi trường và của
một số cơ quan, tổ chức môi trường thế giới quy định.
7


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Tên dự án: Đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và
Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An;
Địa điểm: xã Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An;
1.2. Chủ dự án
Tên công ty: Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí - CTCP.
Địa chỉ liên lạc: Tầng 6-7 Tòa nhà Viện dầu khí, số 167 phố Trung Kính, Cầu
Giấy, Hà Nội.
Đại diện: Ông Tôn Anh Thi;

Chức vụ: Tổng giám đốc

Điện thoại: 04.38.562.861;

Fax: 04.38.562.552.


1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí dự án
Dự án có tổng diện tích 20,1ha. Trong đó diện tích khu vực thăm dò là 18,7ha
thuộc địa phận xã Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nằm trong bản
đồ địa hình tỷ lệ 1: 50.000 tờ Tân Kỳ có số hiệu E - 48 - 19 - C, được giới hạn bởi 4
điểm góc có tọa độ sau:
Bảng 1.1.Tọa độ các điểm khép góc khu vực thăm dò
Tên điểm

Hệ tọa độ VN 2000 (kinh tuyến trục 105o múi 6o)
X (m)

Y (m)

1

2121341

527541

2

2121328

528072

3

2121047


528139

4

2120904

527662

Diện tích khai trường được phép khai thác của dự án là 9,9 ha. Tọa độ khép góc
khu vực khai trường chi tiết trong bảng sau:
Bảng 1.2. Tọa độ toạ độ các điểm khép góc khai trường
Điểm

(Hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 6o, KTT 105o00’)
X (m)

Y (m)

A

2.121.341

527.541

B

2.121.328

528.072


C

2.121.169

528.110

D

2.121.162

527.957
8


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

Điểm

(Hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 6o, KTT 105o00’)
X (m)

Y (m)

E

2.121.074

527.851


F

2.121.152

527.823

G

2.121.159

527.714

H

2.121.112

527.626

I

2.121.204

527.593

J

2.121.204

527.579


Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:
+ Phía Bắc giáp khu vực thung lũng núi Con Trâu, xã Giai Xuân;
+ Phía Nam giáp với núi đá;
+ Phía Tây giáp núi đá;
+ Phía Đông giáp núi đá.

9


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, t ỉnh Nghệ An

Hình 1.1. Vị trí khu đất tiến hành dự án
10


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

1.3.2. Hiện trạng khu vực thực hiện dự án
1.3.2.1. Địa hình khu vực dự án
Trong khu vực thăm dò đã hình thành và tồn tại các kiểu địa hình: Địa hình bóc
mòn xâm thực, địa hình rửa trôi, địa hình tích tụ, địa hình karst (kiểu địa hình karst,
kiểu địa hình dạng phễu, hang động karst). Địa hình xung quanh khu vực dự án có độ
cao dao động từ cốt +90m đến +204m.
1.3.2.2. Hiện trạng khu đất tiến hành dự án
Tại khu vực dự án không có đất rừng, nơi đây là đồi núi trọc, chủ yếu là cây bụi.
Dưới chân núi khu vực Lèn Kẻ Bút 3 về phía Bắc có diện tích đất trồng cây nông
nghiệp ngắn ngày như: Ngô, sắn, mía, lúa nước một vụ của nhân dân hai xã Tân Xuân
và Giai Xuân. Dân cư sinh sống gần nhất cách mỏ khoảng 1,0÷1,5km về phía Nam và

phía Tây mỏ bao gồm các thôn Hoàng Xuân, thôn Xuân Yên, xã Tân Xuân và thôn
Vạn Long xã Giai Xuân. Về phía Bắc cách mỏ khoảng 1,5÷2km là núi Con Trâu.
Trong phạm vi diện tích thăm dò của Công ty không có các công trình: Trường
học, bệnh viện, trạm y tế và các di tích lịch sử, văn hóa.
Diện tích đất canh tác cây nông nghiệp ngắn ngày của người dân khoảng 11,8ha.

Hình 1.2. Hiện trạng khu đất dự án
1.3.2.3. Hiện trạng giao thông
Khu vực mỏ có điều kiện giao thông đường bộ tương đối thuận lợi: Nằm ở
phía đông bắc thị trấn Lạt (huyện Tân Kỳ) khoảng 15 km; từ khu mỏ có đường tạm
ô tô có thể đi lại được nối với đường tỉnh lộ 533 tại xóm Trà, xã Tân Xuân. Đường
tỉnh lộ 533 là trục giao thông chính nối vùng nghiên cứu với các miền của Tổ Quốc
thông qua đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 48, Quốc lộ 7. Hiện tại tuyến đường từ mỏ
đến khu vực chế biến tại Khu Kinh Tế Nam Cấm, xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An. Xe trọng tải từ 7 - 15 tấn có thể hoạt động tốt (chỉ có đoạn đường từ
mỏ ra đường giao thông liên xã thì xe có trọng tải lớn hoạt động khó khăn nhưng
đoạn đường này sẽ được cải tạo trong quá trình thực hiện dự án).

11


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

Hình 1.3. Đường đất từ dự án ra đường liên xã
1.3.2.4. Hiện trạng cấp nước
Phía Nam khu vực cách dự án khoảng 6km có sông Con. Sông chảy theo hướng
Đông Bắc - Tây Nam từ huyện Nghĩa Đàn qua thị trấn Lạt (huyện Tân Kỳ) và đổ vào
sông Cả ở huyện Anh Sơn. Cách mỏ khoảng 2 km về phía Nam sau những đỉnh núi là
suối Lội chảy theo hướng Đông – Tây. Phía Đông vùng cách khoảng 1,5km có suối

Hao, suối chảy theo hướng Bắc – Nam, gần khai trường về phía Tây Nam là suối Khe
Lồ.
Hiện tại, khu vực dự án không có nguồn nước mặt. Chủ dự án sẽ xin phép cơ
quan chức năng khoan giếng để lấy nước cung cấp cho các hoạt động của dự án.
1.3.2.5. Hiện trạng thoát nước mưa
Nước mưa chảy tràn từ khu khai trường của dự án: Hiện tại nước mưa của khu
vực đang được thoát theo các bờ dốc, khe rãnh tự nhiên trên các sườn đồi, chảy vào
suối Khe Lồ.
Nước mưa chảy tràn từ khu vực bãi thải đất đá của dự án: hiện tại đang được
thoát tự nhiên theo độ dốc tự nhiên qua các khe, rãnh trũng sẵn có dưới chân các đồi
xung quanh. Sau đó, lượng nước mưa này sẽ chảy vào lưu vực của suối Khe Lồ.
1.3.2.6. Hiện trạng nước thải
Hiện tại, xung quanh khu vực núi Con Trâu có 2 công ty đang hoạt động khai
thác đá là công ty TNHH Nam Trung và công ty TNHH Phúc Hưng. Về phía Tây cách
mỏ khoảng 1km là mỏ đá của công ty TNHH Tiến Hoàng đang hoạt động khai thác.
Do đặc trưng của hoạt động khai thác đá của dự án chủ yếu là khoan, cắt và nổ
mìn nên nước thải sản xuất phát sinh ít. Nước thải trong khu vực chủ yếu là nước thải
sinh hoạt của người dân và công nhân làm việc tại các mỏ. Nước thải sinh hoạt được
xử lý qua bể tự hoại rồi xả trực tiếp ra môi trường theo các tuyến rãnh tự nhiên. Các
điểm xả thường riêng rẽ theo vị trí của mỗi công ty.
1.3.2.7. Hiện trạng cấp điện
Hiện tại trong khu vực tiến hành dự án đã có sẵn đường điện 35kV chạy qua.
Khoảng cách từ đường dây đến khu vực dự án khoảng 250m và đến các khu vực khác
12


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

của dự án khoảng 500m. Như vậy, nguồn cung cấp điện cho các hoạt động của dự án là

rất thuận lợi.
1.3.2.8. Thông tin liên lạc
Khu vực tiến hành dự án có hệ thống thông tin liên lạc tương đối phát triển, có
các sóng điện thoại di động Vinaphone, Mobiphone, Viettel. Ngoài ra còn có các trạm
bưu điện của xã. Vì vậy, hệ thống thông tin liên lạc trong và ngoài nhà máy rất thuận lợi.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
- Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, khoáng sản sẵn có của địa phương, tránh
thất thoát, lãng phí.
- Gia tăng lợi nhuận trên cơ sở nâng cao lợi ích ba bên: Nhà nước, người lao
động, nhà đầu tư.
- Khai thác đá hoa làm đá khối, đá ốp lát, bột đá cacbonat calci cung cấp cho thị
trường trong nước và nước ngoài.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục của dự án
1.4.2.1. Quy mô, phạm vi của khu mỏ
Dự án được triển khai tại xã Tân Xuân và Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ
An diện tích chiếm đất khoảng 20,1ha. Phân khu mặt bằng chi tiết như trong Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Phân khu mặt bằng tổng thể của dự án
TT

Tên hạng mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Khu khai trường khai thác đá


9,9

49,25

2

Khu điều nhà hành mỏ, bãi tập kết sản
phẩm, trạm sơ chế và hồ lắng xử lý nước
mưa chảy tràn

1,5

7,46

3

Khu vực bãi thải đất đá

8,7

43,29

20,1

100,00

Tổng

- Bãi thải đất đá thải: Bãi thải nằm tại khu vực thung lũng cốt +90m, cách mỏ
khai thác khoảng 150 ÷ 200m;

- Khu trạm sơ chế đặt ở phía Bắc mỏ cách mỏ 100m, cạnh tuyến đường vào mỏ.
Hiện tại tuyến đường liên xã vào mỏ là đường đất có chiều dài 1.500m, chiều rộng mặt
đường 2÷2,5m;
- Bể lắng xử lý nước thải mỏ được đặt ở phía Bắc mỏ, cách mỏ khoảng 50m;
- Hồ lắng xử lý nước mưa chảy tràn từ khu vực khai thác và sân công nghiệp tại
phía Bắc mỏ, cách mỏ khoảng 100m;
- Hồ lắng xử lý nước mưa chảy tràn từ khu bãi thải đất đá đặt tại phía Đông Bắc
mỏ, cách mỏ khoảng 400m;
- Khu vực văn phòng, nhà điều hành mỏ, trạm sơ chế và sân công nghiệp nằm ở
phía Bắc mỏ, cách mỏ 70m.
13


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

Hình 1.4. Sơ đồ bố trí mặt bằng các công trình của dự án
1.4.2.2. Công suất thiết kế và trữ lượng mỏ
 Công suất khai thác mỏ
Công suất khai thác của mỏ đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3 như sau:
Bảng 1.4. Công suất khai thác của dự án
TT

Loại sản phẩm

Đơn vị

Khối lượng

1


Đá khối

m3/năm

57.600

2

Đá làm bột calci

m3/năm

22.560

3

Đất đá thải

m3/năm

79.840

m3/năm

160.000

Tổng khối lượng

Khối lượng sản phẩm dự kiến hàng năm là 80.160m 3/năm. Đất, đá thải là

79.840 m 3/năm. Tỷ trọng đá khai thác là 2,7 tấn/m3.
 Trữ lượng mỏ
Trữ lượng đá hoa trong biên giới khai trường của dự án được thể hiện ở sau:
Bảng 1.5. Trữ lượng mỏ trong biên giới khai trường

14


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An
Tầng

Diện
tích
(m2)

Thể tích
(m3)

Thể tích đá
hoa – kast
0,95 (m3)

Đá ốp lát
(m3)

Đá bột
(m3)

Đá thải

(m3)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(4)xK2

(6)=(4)xK3

(7)=(4)-(5)-(6)

>200

6411

19233

18271

6578

2576

9117


190-200

10550

84805

80565

29003

11360

40202

180-190

18361

144555

137327

49438

19363

68526

170-180


22440

204005

193805

69770

27327

96709

160-170

31826

271330

257764

92795

36345

128624

150-160

36548


341870

324777

116920

45794

162064

140-150

37618

370830

352289

126824

49673

175792

130-140

39660

386390


367071

132146

51757

183168

120-130

38404

390320

370804

133489

52283

185031

110-120

36517

374605

355875


128115

50178

177582

100-110

34758

356375

338556

121880

47736

168939

90-100

31648

332030

315429

113554


44475

157399

80-90

29347

304975

289726

104301

40851

144573

3.402.259

1.224.813

479.718

1.697.728

Tổng

3.581.323


Nguồn: Thuyết minh TKCS, MICC,2015.

Tổng trữ lượng đá hoa khai thác: 3.402.259 m3.
1.4.2.3. Tuổi thọ của mỏ
Tuổi thọ của mỏ được xác định theo công thức:
T = txd + td + tsx + tc, năm
Trong đó:
+ tsx: Thời gian mỏ khai thác ổn định theo công suất thiết kế;
+ txd: Thời gian xây dựng cơ bản mỏ dự kiến 1,0 năm;
+ td: Thời gian khai thác các năm đầu tiên của mỏ dự kiến 2,0 năm;
+ tc: Thời gian đóng cửa mỏ phục hồi môi trường 1 năm;
1.704.532  6.666  56.112  68.136
t sx 
20 năm
80.160

Trong đó:
+ 1.704.532 m3: Khối lượng khoáng sản có ích trong biên giới khai trường;
+ 6.666 m3: Khối lượng khoáng sản có ích thu hồi trong giai đoạn XDCB;
+ 56.112 m3: Khối lượng sản phẩm năm đầu tiên khai thác (70% công suất)
+ 68.136 m3: Khối lượng sản phẩm năm thứ 2 khai thác (85% công suất)
+ 80.160 m3: Khối lượng sản phẩm trong các năm tiếp theo.
15


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

Vậy tuổi thọ mỏ là: T = 1,0 + 2,0 + 20 + 1 = 24 năm.
1.4.2.4. Các hạng mục công trình chính của dự án

a). Các công trình tại khu điều hành, bãi tập kết
Khu nhà điều hành mỏ, kho chứa, xưởng sơ chế... có tổng diện tích 1,5ha được
xây dựng bao gồm các hạng mục công trình được mô tả trong bảng dưới đây:
Bảng 1.6. Các công trình tại khu điều hành và bãi tập kết
TT

Kích thước (m) Diện tích (m2)

Tên hạng mục

1

Phòng giám đốc mỏ

10,4×3,6×3,6

36

2

Phòng kế toán hành chính

7,96×3,6×3,6

28

3

Phòng kỹ thuật - kế hoạch, phòng họp giao ca


10,58×7,96×3,6

84

4

Phòng bếp

7,96×3,6×3,6

28

5

Phòng ăn 50 chỗ

10,58×7,96×3,6

86

6

Nhà xưởng và kho (sản phẩm sau sơ chế)

18,2×10,4×3,6

190

7


Khu vực sân bãi để phương tiện vận chuyển

120×89

10.680

8

Bể lắng xử lý nước thải sản xuất

10,0×1,5×2,0

15,0

9

Hồ lắng xử lý nước mưa chảy tràn – khu vực
khai thác và sân công nghiệp

45×12×2,5

540

10

Hồ lắng xử lý nước mưa chảy tràn – khu vực
bãi thải đất đá

45×30×3,0


1.350

11

Cây xanh, lối đi nội bộ...

2.000
m2

Tổng

15.000

Nguồn: Thuyết minh TKCS, MICC,2015

b). Các công trình tại khu vực khai thác
Các hạng mục công trình tại khu vực khai thác gồm: Tuyến đường mở mỏ, đường
vận chuyển thiết bị, bể lắng xử lý nước thải mỏ... Chức năng của các công trình và
khối lượng thi công được trình bày chi tiết trong Bảng 1.7 dưới đây.
Bảng 1.7. Bảng khối lượng thi công các hạng mục mở mỏ
TT

Hạng mục

Mục đích

Khối lượng

1


Đường mở mỏ từ
cốt +90m lên bãi
trung chuyển cốt
+180m

2

Tạo tuyến đê chắn nhằm giảm thiểu Khối lượng thi công
Đê chắn cho bãi
3
việc tràn bột đá trong mùa mưa ra môi 350 m
thải
trường xung quanh

Nối khu vực khai trường và nơi chế Đào nền: 200.345m3
biến, quy mô tuyến đường 2 làn xe chạy,
Đào rãnh: 421m3
chiều dài tuyến là 925m, chiều rộng mặt
Đào khuôn: 4.565m3
đường 9,5m; độ dốc dọc id = 0-10,6%

16


Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác đá hoa khu vực Lèn Kẻ Bút 3, xã Tân Xuân và Giai
Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

3

San gạt tạo mặt

San gạt tạo mặt bằng để xây dựng khu
bằng bãi tập kết
văn phòng và xưởng sơ chế sản phẩm
và khu văn
của khai trường
phòng

Diện tích cần san gạt
1,4ha.
Khối lượng thi công
2.700 m3

4

Hồ lắng xử lý
nước mưa chảy
tràn (02 hồ, dung
tích lần lượt là
1.400m3 và
4000m3)

Thu gom nước khu vực mặt khai
trường chảy xuống khu khai thác, sau
đó xử lý trước khi thải ra môi trường;
Hệ thống thu nước của mỏ bao gồm các
mương thu nước nối giữa khai trường,
bãi thải với hồ lắng

Dung tích: 5.400 m3
Đào: 6.200 m3.

Đắp: 220 m3.
Tổng chiều dài mương
thu nước: 250m.
Đào mương: 135 m3

5

Bãi trung chuyển Tạo mặt bằng phục vụ công tác vận Khối lượng thi công
tại cốt +180
tải của mỏ
6.850 m3.

6

Tuyến đường
vận chuyển thiết
Tạo tuyến đường di chuyển cho thiết Khối lượng thi công
bị từ bãi trung
bị
156 m3
chuyển +180m
lên +190m

7

Bạt đỉnh

Bạt đỉnh tạo diện khai thác đầu tiên từ Khối lượng đất đá bạt
+195 m xuống +190m
đỉnh là 6.300 m3.

Nguồn: Thuyết minh TKCS, MICC,2015

Như vậy, tổng khối lượng đất đá đào của hạng mục mở mỏ là 227.872m3; khối
lượng đắp là 3.270m3.
c). Hệ thống cấp điện cho mỏ và các công trình
Để cung cấp điện cho các phụ tải tại mỏ, chủ đầu tư sẽ xây dựng 01 trạm biến thế
trọn bộ 35/6/0,4 KV công suất 500 KVA. Trạm biến thế được đặt tại khu vực khai
trường, từ đây sẽ xây dựng đường dây 0,4 KV lên khai trường cấp điện cho máy khoan
và chiếu sáng bảo vệ ban đêm cũng như đến các khu vực khác trên tổng mặt bằng của
mỏ. Ngoài ra để phòng ngừa mất điện lưới mỏ sẽ đầu tư 2 máy phát điện công suất 150
KVA phục vụ công tác sản xuất của mỏ.
- Hệ thống cấp điện tại khai trường
Trên khai trường sử dụng 3 cột đèn di động, mỗi cột treo 2 đèn halôgien 300w.
Thân cột làm bằng thép ống 100 và 60 lồng vào nhau cao 6m. Trên cột có hộp diện
bằng tôn kín lắp 2 át-tô-mát 16A điều khiển riêng từng đèn.
Cáp điện cho mỗi cột dùng loại 3×4mm2 rải trên nền di động theo cột. các cột
được tiếp đất bằng hố tiếp đất trên khai trường với điện trở Rtđ < 10 .
-

Hệ thống cấp điện tại khu văn phòng, kho vật tư

Khu văn phòng sử dụng đèn nê-ông đôi và quạt trần. Khu nhà ăn ca sử dụng đèn
nê-ông đơn, quạt trần và đèn sợi đốt có chao cho phòng bếp. Kho vật tư sử dụng đèn
17


×