Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

giới thiệu sách tháng 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 17 trang )

Thư viện trường THCS Đông Mỹ
BÀI GIỚI THIỆU TUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 9
Tên sách: " TRUYỆN KIỀU"
(STK 2 - V23, 532)
Tác giả: Nguyễn Du
Nhà xuất bản giáo dục
Số trang: 400 trang
Năm xuất bản: 2007
Kiệt tác "Truyện Kiều" của Nguyễn Du nguyên có tên là “Đoạn trường tân thanh”.
Đây là tác phẩm truyện thơ nôm lục bát viết dựa trên cốt truyện "Kim Vân Kiều
truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Mượn bối cảnh xã hội Trung Quốc
đời nhà Minh (Rằng năm Gia Tĩnh triều
Minh) nhưng Truyện Kiều chính là bức
tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại lúc
nhà thơ đang sống.
Tác phẩm gồm 3254 câu lục bát kể
về cuộc đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của
Thúy Kiều, người con gái tài sắc vẹn
toàn nhưng vì gia biến phải bán mình
chuộc cha, rơi vào cảnh “Thanh y hai
lượt, thanh lâu hai lần”, bị các thế lực
phong kiến dày xéo, chà đạp.
Về giá trị hiện thực, tác phẩm đã
phơi bày bộ mặt xã hội phong kiến bất
công, tàn bạo, đồng thời phản ánh nỗi
khổ đau, bất hạnh của con người, đặc
biệt là người phụ nữ trong xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ
XIX.
Về giá trị nhân đạo, Truyện Kiều là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công
lí và ngợi ca vẻ đẹp của con người. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện ước mơ đẹp
đẽ về một tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy trong xã hội mà quan niệm về tình


yêu, hôn nhân còn hết sức khắc nghiệt. Mối tình Kim - Kiều được xem như là bài ca
tuyệt đẹp về tình yêu lứa đôi trong văn học dân tộc.


Truyện Kiều còn là bài ca ca ngợi vẻ đẹp của con người. Đó là vẻ đẹp của tài, sắc,
tình, lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, đức tính vị tha, thủy chung, chí khí anh hùng…
Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó. Thông qua nhân vật
Từ Hải, người anh hùng hảo hán, một mình dám chống lại cả xã hội bạo tàn, Nguyễn
Du còn thể hiện khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công, tù túng.
Cùng với đó, Truyện Kiều còn là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo, chà đạp lên
quyền sống con người. Thế lực đó được điển hình hóa qua các nhân vật như Mã Giám
Sinh, Sở Khanh, Tú Bà, qua bộ mặt quan tham như Hồ Tôn Hiến... Đó còn là sự tàn
phá, hủy diệt của đồng tiền trong tay bọn người bất lương tàn bạo, nó có sức mạnh đổi
trắng thay đen, biến con người thành thứ hàng hóa để mua bán, chà đạp.
Về giá trị nghệ thuật, Nguyễn Du đã kết hợp tài tình tinh hoa của ngôn ngữ bác
học với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân. Với Truyện Kiều, tiếng Việt và thể thơ lục bát
dân tộc đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ của nghệ thuật thi ca. Vì thế, Truyện Kiều là sự kết
tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.
Công đóng góp của Nguyễn Du về phương diện ngôn ngữ là có một không hai trong
lịch sử.
Nghệ thuật tự sự trong Truyện Kiều cũng là một bước phát triển vượt bậc, từ
nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách nhân vật
và miêu tả tâm lí con người. Bởi lẽ đó, nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã cho rằng:
“Truyện Kiều là cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của văn học Việt Nam”.
Thư viện xin trân trọng giới thiệu với độc giả!

Tổ thư viện


Thư viện trường THCS Đông Mỹ

BÀI GIỚI THIỆU TUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 11
Tên sách: " THIÊN THẦN KHÔNG CÓ CÁNH"
(STK 3 - V23, 350)
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà xuất bản giáo dục
Số trang: 279 trang
Năm xuất bản: 2008
Kính thưa các thầy cô giáo
cùng cả các em học sinh thân
mến!
Hôm nay, chúng ta lại gặp
nhau trong chương trình giới
thiệu sách mới của tháng 11.
Cuốn sách tôi mang đến cho các
thầy cô và các em là: “ Thiên
thần không có cánh”.
Đây là những câu chuyện
được lựa chọn từ Cuộc thi viết
truyện ngắn về nhà giáo Việt
Nam trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ Quốc được Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Hội nhà
văn Việt Nam, Công đoàn giáo
dục Việt Nam và NXB Giáo dục phối hợp tổ chức đã thành công tốt đẹp. Sau gần năm
tháng phát động cuộc thi. Ban tổ chức đã nhận được hơn 3500 tác phẩm của gần 3000
tác giả ở 64 tỉnh thành trong cả nước và kiều bào ở nước ngoài gửi đến. Điều đó chứng
tỏ sức thu hút mạnh mẽ của cuộc thi về đề tài nhà giáo Việt Nam, là nguồn cảm hứng
nghệ thuật của nhiều đối tượng xã hội.
Không ít các tác phẩm dự thi được chính các tác giả trong nghề giáo viết ra từ
những trăn trở, đau đớn chuyện nghề. Chuyện nghề nghiệp của nhà giáo không bó hẹp

ở bài soạn giảng, mà ở đời sống hiện thực phong phú và sinh động, ở cả những góc


khuất trong tâm hồn. Mới hay nghề thầy, vượt trên chuyện chuyên môn, kiến thức là
một tấm lòng nồng hậu, một trái tim nhân ái, luôn thấu hiểu, biết thông cảm sẻ
chia...Với mong muốn chuyển tải được thông điệp trên đến bạn đọc. Nhà xuất bản
Giáo dục đã lựa chọn từ hơn 3500 tác phẩm dự thi để chọn ra 855 truyện có nội dung
tốt nhất và từ 855 truyện này, ban tuyển chọn( Gồm nhiều nhà văn và chuyên gia văn
học) đã tiếp tục lựa chọn trên 400 tác phẩm đã in thành bộ sách nhằm phục vụ bạn
đọc.
Mỗi câu chuyện đưa ta đến một miền quê khác nhau, một gia đình, một tình
huống, một mối quan hệ... ở đó có rất nhiều điều bổ ích, những điều cần học hỏi, chia
sẻ cảm thông. Để biết được hình ảnh những thầy cô giáo, những người học sinh thân
yêu, lúc ở hoàn cảnh này, khi ở hoàn cảnh kia...Lúc còn là thầy giáo hay khi đã nghỉ
hưu. Họ là ai? Họ là người như thế nào? Đọc xong chúng ta thấu hiểu cái mất mát về
thể xác, về tinh thần của các thày cô giáo, những cô cậu học trò bé bỏng. Họ đã chịu
thiệt thòi như thế nào? Thầm lặng hy sinh ra sao? Tiếp cận với bộ truyện này chúng ta
sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về những thành tựu của ngành giáo dục đã đạt được. Và các
thầy cô giáo chính họ là người viết lên những bản tình ca, những trang sử hào hùng
của dân tộc
Sẽ là một thiếu sót nếu như chúng ta không nhắc tới cách thể hiện nội dung nghệ
thuật của cuốn sách này. Các tác giả đã viết bằng những câu văn khi dài khi ngắn, lúc
trầm lắng vô tư, khi dạt dào cảm xúc. Cách kể chuyện như lời thủ thỉ tâm tình, đúng
như tâm sự của nhà văn. Có thể nói cả cuốn sách là một mạch cảm xúc đằm thắm sâu
lặng tình người, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đọc một lần rồi nhớ mãi không
thể quên. Cuốn sách giáo dục cho mọi người lòng yêu quê hương đất nước, tình cảm
gia đình, ý chí vươn lên không mệt mỏi trong học tập hay trong giảng dạy và rèn
luyện. Chúng ta mãi mãi không bao giờ quên những tấm gương của những bậc tiền
bối, những thày cô giáo đã ghi lên những trang sử vẻ vang của dân tộc, ghi vào tượng
đài lịch sử. Dù thời chiến hay trong hoà bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bước chân

của các thày các cô vẫn không bao giờ dừng bước. Họ mãi mãi là niềm tin yêu của Tổ
quốc và nhân dân. Là tấm gương sáng cho các thế hệ học trò noi theo.
Nếu dòng sông cứ mượt mà tuôn chảy, mang phù sa làm tươi tốt thêm ruộng đồng
thì một cuốn sách hay làm tươi thắm thêm vẻ đẹp tâm hồn ở mỗi người đọc. Với hy
vọng sau buổi giới thiệu sách hôm nay mọi người sẽ tìm đọc cuốn sách này, và giới
thiệu cho nhiều người khác cùng đọc để cảm nhận được những cái hay cái đẹp của mỗi
câu chuyện.
Xin chào các thầy cô giáo cùng toàn thể các em, hẹn gặp lại các bạn vào buổi
giới thiệu sách lần sau. Xin trân trọng cám ơn!


Tổ thư viện

Thư viện trường THCS Đông Mỹ
BÀI GIỚI THIỆU TUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 10
Tên sách: " NGƯỜI MẸ CẦM SÚNG"
(STK 3 - V13, 290)
Tác giả: Nguyễn Thi
Nhà xuất bản giáo dục
Số trang: 287 trang
Năm xuất bản: 2006
Kính thưa các thầy cô giáo cùng cả
các em học sinh thân mến!
Hôm nay, chúng ta lại gặp nhau trong
chương trình giới thiệu sách mới của tháng
10. Trong không khí cả nước đang hướng
về ngày 20 – 10, ngày để tri ân những
người mẹ, người chị giàu đức hy sinh, tôi
xin giới thiệu đến cho các thầy cô và các
em cuốn sách: “ Người mẹ cầm súng” như

một lời biết ơn sâu sắc đến những người
phụ nữ thân yêu.
Truyện kể về Chị Nguyễn Thị Út,
người mẹ 5 con, sinh ra trong một gia đình
nghèo khổ, cả gia đình đều phải đi ở đợ.
Chính vì vậy ngay từ khi còn nhỏ chị út đã phải đi ở đợ và bị chủ đối xử tàn bạo, bị
bóc lột…và lần nào chị cũng vùng lên đánh trả lại.
Năm 13 tuổi được sự ủng hộ của các cán bộ Việt Minh, chị được chuộc ra khỏi
nhà địa chủ, thoát khỏi cảnh nô lệ, là người có tính khí mạnh mẽ, chị sớm chịu ảnh
hưởng từ sự tuyên truyền về cuộc cách mạng của các cán bộ việt minh, từ đó tích cực
ủng hộ những người cộng sản cho đến sau này…


Khi người Pháp tái chiến Nam bộ, chị xung phong tham gia chiến đấu và lập
nhiều chiến công vẻ vang. Chị trở thành người giao liên, liên lạc cho các cán bộ quân
sự.
Sau khi lập gia đình với anh Lâm Văn Tịch, chiến sĩ Việt Minh tại địa phương, 2
vợ chồng vẫn tiếp tục tham gia kháng chiến, vừa tham gia chiến đấu vừa chăm lo việc
nhà.
Mãi đến cuối năm 1959, gia đình bà trở về Tam Ngãi. Sau Phong trào Đồng khởi,
ông bà tham gia hoạt động quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam. Dù phải chăm lo chuyện gia đình và con cái, ngay cả khi mang thai bà vẫn tích
cực tham gia hoạt động binh vận, du kích, tham gia đánh nhiều trận, tuyên truyền vận
động nhiều binh lính bỏ ngũ.
Năm 1965, bà được cử đi dự Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang
toàn miền Nam và được bầu là nữ anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam,
được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng
thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng Nhì.
Chị Út Tịch trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi là một người
phụ nữ dũng cảm, gan dạ, căm thù giặc sâu sắc và yêu thương mọi người. Chị là hiện

thân vẻ đẹp của con người phụ nữ Việt Nam, của sức mạnh dân tộc. Đi dọc chiều dài
lịch sử dân tộc, không đâu là không thấy bóng của người phụ nữ Việt Nam; và cũng
chạy theo chiều dài lịch sử thơ văn, không đâu là không thấy bóng những con người
đảm đang, bất khuất. Chị Út trong tác phẩm của Nguyễn Thi là nét son chói lọi về
người phụ nữ Việt Nam thương con và yêu nước tha thiết. Đúng như nhà thơ Tố Hữu
đã từng ngợi ca xúc động chân thành:
"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời và cũng nắng cho thơ."
Xin chào các thầy cô giáo cùng toàn thể các em, hẹn gặp lại các bạn vào buổi
giới thiệu sách lần sau. Xin trân trọng cám ơn!
Tổ thư viện


Thư viện trường THCS Đông Mỹ
BÀI GIỚI THIỆU TUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 12
Tên sách: “HỒI ỨC CHIẾN TRANH”
(STK 2 – 9(v), 103)
Tác giả: Nhiều tác giả.
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Số trang: 304 trang
Năm xuất bản: 1999
Kính thưa các thầy cô giáo cùng cả các em
học sinh thân mến!
Hôm nay, chúng ta lại gặp nhau trong
chương trình giới thiệu sách của tháng 12, và
cuốn sách tôi muốn giới thiệu đến cho các
thầy cô và các bạn mang tên: “ Hồi ức chiến
tranh”. Cuốn sách là tập hợp những bài viết
của chính những người lính được thu thập từ
cuộc vận động “Cựu chiến binh viết – Viết về

cựu chiến binh” do Hội cựu chiến binh thủ đô
Hà Nội tổ chức.
Chiến tranh đã đi qua, nhưng những mất
mát mãi còn đó hằn sâu cùng năm tháng. Để
rồi khi nhớ lại những khoảnh khắc của cuộc
chiến, những người lính năm xưa lại không khỏi bồi hồi, xao xuyến. Đó là những
mảnh kí ức tuyệt đẹp cùng đồng đội chiến đấu nơi chiến trường, đó là những giọt nước
mắt trong veo của người lính trẻ khi nhớ nhà, nhớ người yêu và có cả những nỗi đau
khi phải chứng chiến sự ra đi của đồng đội… Hồi ức ấy, kĩ niệm ấy đã được các cựu
chiến tái hiện vẹn nguyên trong cuốn sách: “Hồi ức chiến tranh”.


Những trang viết của tác giả thuyết phục người đọc ở tính chân thật của sự kiện, ở
sức lôi cuốn với cảm xúc mạnh, trong tâm thức của một người trong cuộc. Đó là
những trang viết máu thịt của cuộc đời anh. “Hồi ức Chiến tranh” là một bức tranh
sinh động phản ánh một phần của cuộc kháng chiến đầy hy sinh, mất mát mà cả dân
tộc ta đã gánh chịu và đi qua. Trong đó, chân dung của người lính được khắc hoạ đậm
nét nhất. Cả một thế hệ thanh niên Việt Nam thời ấy đều có chung một lý tưởng cao
đẹp, một tấm lòng nồng nàn yêu nước, cùng một quyết tâm ra trận “quyết tử cho Tổ
quốc quyết sinh” để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tất cả được tái hiện rõ
rệt như một cuốn phim tài liệu trong đó cận cảnh và rõ nét nhất vẫn là những trận mưa
bom bão đạn của kẻ thù và những gương mặt đồng đội với sự hy sinh vô cùng anh
dũng. Bằng ý chí, nghị lực phi thường, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng
vẻ vang của dân tộ; từ đó thêm trân trọng, tri ân những người đã ngã xuống cũng như
trách nhiệm phải giữ gìn thành quả của độc lập tự do.
Chiến tranh đã lùi xa, giờ đây đất nước ta đang từng ngày thay da, đổi thịt. Song
những gì thuộc về miền nhớ của lịch sử hào hùng vĩ đại sẽ mãi mãi bất tử. “Hý ức
chiến tranh” của là một tư liệu quý giá chứa đựng những giá trị lịch sử của một dân tộc
– xứng đáng là một cuốn sách tôn vinh lịch sử.
Thư viện xin trân trọng giới thiệu với độc giả!


Tổ thư viện


Thư viện trường THCS Đông Mỹ
BÀI GIỚI THIỆU TUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 1
Tên sách: “CA DAO VỀ HÀ NỘI”
(STK 2 – KV5, 394)
Biên soạn: Nguyễn Bích Hằng.
Nhà xuất bản Lao động
Số trang: 252 trang
Năm xuất bản: 2009
Kính thưa các thầy cô giáo cùng cả các
em học sinh thân mến!
Hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến cho các
thầy cô và các bạn cuốn sách: “ Ca dao về
Hà Nội”.
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được
truyền miệng dưới dạng những câu hát
không theo một điệu nhất định, thường phổ
biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ
thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ
nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai
điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu,
chương khúc.
Từ xưa đến nay, ca dao đóng một vai cho
quan trọng trong lời ăn tiếng nói của người
dân Hà Nội nói chung và người dân Việt
nam nói riêng bởi tính nhạc, tính hàm xúc dễ
đi vào lòng người của nó. Với mong muốn được phần sưu tầm văn học dân gian của



Thủ đô Hà Nội, tác giả Nguyễn Bích Hằng đã sưu tầm biên soạn cuốn: “Ca dao về Hà
Nội”.
Cuốn sách “Ca dao về Hà Nội” được soạn thảo công phu, chắt lọc, tuyển soạn từ
nhiều nguồn tư liệu phong phú trong thực tế, sách báo, tạp chí đã xuất bản trong và
ngoài nước. Nội dung cuốn sách gồm ba phần:
Phần 1: Phong cảnh, sản vật, văn hoá, con người Hà Nội.
Phần 2: Lễ hội - Lịch sử Hà Nội.
Phụ lục: Ngạn ngữ, danh nhân, di tích lịch sử đền chùa Hà Nội
Ngoài ca dao xưa về Hà Nội, tác giả đưa thêm một số sa dao mới về Hà Nội được trích
từ những câu thơ, bài thơ quen thuộc mang phong cách ca dao dễ thuộc dễ nhớ.
Hy vọng tập sách sẽ là tài liệu hữu ích góp phần cùng bạn đọc qua ca dao để tìm
hiểu nghiên cứu về Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta.
Thư viện xin trân trọng giới thiệu với độc giả!

Tổ thư viện


Thư viện trường THCS Đông Mỹ
BÀI GIỚI THIỆU TUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 2
Tên sách: “VIỆT NAM VĂN MINH SỬ”
(STK 2 – 9, 498)
Tác giả: Lê Văn Siêu.
Nhà xuất bản Văn học
Số trang: 1116 trang
Năm xuất bản: 2009
Kính thưa các thầy cô giáo cùng cả các
em học sinh thân mến!
Hôm nay, chúng ta lại gặp nhau trong

chương trình giới thiệu sách của tháng 2, và
cuốn sách tôi muốn giới thiệu đến cho các
thầy cô và các bạn mang tên: “ Việt Nam
văn Minh sử”.
Việt Nam văn Minh Sử là cuốn sách đại
cương về lịch sử Việt Nam phác họa một
tiến trình văn minh chung. Học giả Lê Văn
Siêu: bằng kiến thức sâu rộng và dựa trên
kết quả sưu tầm, khảo cứu của mình, đã
chứng minh đầy thuyết phục Việt Nam có
một nền văn minh thật sự. Có thể còn
những điều phải tranh luận, nhưng giá trị tư
liệu, sử học và các môn khoa học xã hội khác của công trình dày công sưu tập vô cùng
phong phú và quý giá này là một cống hiến tâm huyết xứng đáng được trân trọng đón


nhận. Phác họa những nét hoành tráng về diễn trình kỳ diệu, sống động, đầy ắp những
biến cố, đổi thay, thất bại lẫn thành tựu ở nhiều lĩnh vực từ vật chất đến tinh thần của
một dân tộc. Theo dòng lịch sử thăng trầm, có lúc cay đắng, đau thương, phẫn hận
nhưng cũng không thiếu những năm tháng quật khởi, oai hùng - một đất nước Việt
Nam tự hào, hãnh diện trong sự trường tồn và tiếp tục phát triển...
“Với một bút lực dồi dào, Việt Nam văn Minh Sử chính là dấu ấn một đời cầm bút
của Lê Văn Siêu”.“Với một bút lực dồi dào, Việt Nam văn minh sử chính là dấu ấn
một đời cầm bút của Lê Văn Siêu”.
Thư viện xin trân trọng giới thiệu với độc giả!
Tổ thư viện
Thư viện trường THCS Đông Mỹ
BÀI GIỚI THIỆU TUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 3
Tên sách: “NGƯỜI MẸ CỦA MỘT THIÊN TÀI”
(STK 3 – V23, 349)

Tác giả: Chu Trọng Huyến.
Nhà xuất bản Thuận Hóa
Số trang: 151 trang
Năm xuất bản: 2008
Thật đơn điệu biết bao nếu cuộc sống
này thiếu hẳn những “bóng hồng” – người
phụ nữ. Họ vinh dự sở hữu cái đẹp “thiên
phú” và cái đẹp ấy được sinh ra là để tô
thêm nét đẹp cho đời. Người phụ nữ là đề
tài muôn thuở của thi ca, hội họa, và nhiều
loại hình nghệ thuật khác… Họ khơi
nguồn cảm hứng bất tận cho rất nhiều
người có tâm hồn nhạy cảm, những nhà
sáng tác tài ba. Bởi lẽ, vẻ đẹp của người
phụ nữ không chỉ được thể hiện qua dung
mạo bên ngoài mà tâm hồn họ thật sự là
một tác phẩm nghệ thuật kiệt tác nhất, xuất
sắc nhất. Có ai đó đã từng nói “Vĩ đại nhất
là trái tim người mẹ”. Vâng! trái tim người
phụ nữ, tâm hồn của người phụ nữ vốn dĩ


được xem là những kỳ quan giá trị trong kho tàng văn hóa nhân loại. Nhà văn Victor
Huygo từng nhận xét “Bên cạnh ánh sáng lung linh của các vì sao còn có ánh sáng êm
dịu và huyền bí của tâm hồn người phụ nữ”.
Nhân dịp kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8 tháng 3, thư viện trường THCS
Đông Mỹ xin giới thiệu đến cho các thầy cô và các em cuốn sách: “ Người mẹ của một
thiên tài” như một lời biết ơn sâu sắc đến những người phụ nữ thân yêu. Trang bìa
cuốn sách được trình bày đơn giản nhưng thật ý nghĩa với hình ảnh một bà mẹ đang
tần tảo làm việc nhưng đôi mắt hiền từ vẫn luôn dõi theo chăm sóc cho đứa con nhỏ

đang nằm trên chiếc võng. Đó là một hình ảnh đẹp và gần gũi tượng trưng cho vẻ đẹp
của phụ nữ Việt Nam nhưng cũng thể hiện được tấm lòng yêu thương dành cho con
của tất cả những người mẹ trên thế giới.
Cuốn sách kể về cuộc đời làm vợ, làm mẹ của bà Hoàng Thị Loan. Sau mười mấy
năm chung sống với ông Nguyễn Sinh Sắc, bà đã để lại cho ông một gia tài vô giá là
bốn người con, trong đó có cậu bé Nguyễn Sinh Cung - Sau này trở thành anh hùng
giải phóng dân tộc, Doanh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh.
Trong suốt những năm gắn bó thiết tha với chồng, với con, với gia tộc và làng nước,
bà đã thể hiện đầy đủ các đức tính cao quý của người phụ nữ Việt Nam: Với tấm lòng
cao đẹp của một bà mẹ không cam chịu để con mình quá thiếu thốn; với quyết tâm của
một bà vợ không muốn chồng phải ngừng học tập vì hiếu cơm ăn mà bà đã làm tất cả
những gì có thể được thuộc thiên chức của một người mẹ: cần cù, chịu đựng, âm thầm
gánh lấy những trĩu nặng của hoàn cảnh, hi sinh cho chồng, cho con với một niềm tin
trong sáng như đóa hoa Đại Huệ lặng lẽ tỏa thương thầm trong đêm.
Với sự ngưỡng mộ và tôn vinh, với lòng kính trọng những người thân trong gia đình
Bác Hồ và với trách nhiệm của người cầm bút, tác giả Chu Trọng Quyến bằng cảm
hứng lịch sử của mình đã làm giàu thêm chân dung vĩ đại của người phụ nữ Việt Nam
bằng thiên truyện: Người mẹ của một thiên tài để cống hiến cho độc giả cuộc đời âm
thầm cao cả của Bà Hoàng Thị Loan mà thước đo của sự hi sinh không phải là thời
gian ngắn hay dài, mà điều quan trọng là đã thắp sáng cho tương lai một ngọn đèn Đại
Tuệ.
Thư viện xin trân trọng giới thiệu với độc giả!

Tổ thư viện


Thư viện trường THCS Đông Mỹ
BÀI GIỚI THIỆU TUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 4
Tên sách: “BÀN VỀ TỰ DO”
(STK 2 – 508)

Tác giả: John Stuart Mill
Dịch giả: Nguyễn Văn Trọng
Nhà xuất bản Tri Thức
Số trang: trang
Năm xuất bản: 2006
Kính thưa các thầy cô giáo cùng cả
các em học sinh thân mến!
Hôm nay, chúng ta lại gặp nhau trong
chương trình giới thiệu sách của tháng 4,
và cuốn sách tôi muốn giới thiệu đến cho
các thầy cô và các bạn mang tên: “ Bàn
về tự do”.
Bàn về tự do (nguyên gốc tiếng
Anh: On Liberty) là một trong những tác
phẩm triết học nổi tiếng nhất của John
Stuart Mill, một nhà triết học thực chứng
người Anh. Được John Stuart Mill viết
năm 1859, cuốn sách đã đề cập đến một
trong những vấn đề được nhiều người


quan tâm, đó là sự tự do cá nhân hay quyền của các cá nhân trong mối quan hệ của họ
với cộng đồng và xã hội. Tuy tác giả không phải là triết gia đầu tiên trong lịch sử nêu
lên ý tưởng về quyền tự do của con người nhưng ông là người đưa ra định nghĩa
thuyết phục nhất cho quyền này.
Do vậy, Bàn Về Tự Do mau chóng trở nên nổi tiếng ngay sau lần xuất bản đầu tiên.
Và, trong suốt gần 150 năm qua, nó đã là "bài nhập môn", là cuốn sách gối đầu giường
cho bất kỳ một người nào có quan tâm tới tư duy lý luận và tư tưởng phương Tây.
Qua cuốn sách này, J.S. Mill đã đưa ra quan điểm về tự do dân sự (hay tự do xã
hội) là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và tự do cá nhân: Chỉ có phần cư xử của một

ai đó liên quan đến những người khác mới phải vâng theo xã hội, còn anh ta hoàn toàn
tự do trong việc tác động lên riêng cá nhân mình. Vì lẽ những con người khác nhau
cần những điều kiện khác nhau cho sự phát triển tinh thần của họ, nên con người cần
sự tự do cá nhân để phát huy hết tiềm năng của mình. Sự tự do cá nhân được giới hạn
trong phạm vi những việc chỉ tác động lên quyền lợi của chính cá nhân anh ta, còn
những hành vi vượt ngoài ranh giới ấy phải bị chính quyền quản lý bằng pháp luật, xã
hội gây sức ép bằng công luận.
Vậy làm cách nào để phân biệt hành vi nào hoàn toàn nằm trong khu vực lợi ích cá
nhân, hành vi nào có liên quan tới những thành viên khác của xã hội? Hãy đọc cuốn
sách “Bàn Về Tự Do” để tìm câu trả lời.
Thư viện xin trân trọng giới thiệu với độc giả!
Tổ thư viện


Thư viện trường THCS Đông Mỹ
BÀI GIỚI THIỆU TUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 5
Tên sách: “CHÂN DUNG ANH HÙNG THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH”
(STK 2 – 3K5H, 388)
Tác giả: Hội đồng thi đua – khen thưởng trung ương
Ban tư tưởng – văn hóa trung ương
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Số trang: 787 trang
Năm xuất bản: 2002
Kính thưa các thầy cô giáo cùng cả các em học sinh thân mến!


Hôm nay, chúng ta lại gặp nhau trong
chương trình giới thiệu sách của tháng 5, và
cuốn sách tôi muốn giới thiệu đến cho các
thầy cô và các bạn mang tên: “ Chân dung

anh hùng thời đại Hồ Chí Minh”.
“Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí
Minh” là một bộ sách quý. Có thể nói rằng
đây chính là tượng đài bằng ấn phẩm chân
dung 1.779 anh hùng thời đại ngày nay của
dân tộc ta; là công trình xuất bản có ý nghĩa
quốc gia, nhằm góp phần tiếp tục khẳng định
những cống hiến lớn lao của dân tộc ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng, mà tiêu biểu là những
anh hùng đã được Nhà nước tuyên dương
hơn nửa thế kỷ qua. Từ đó, tiếp tục cổ vũ
phong trào thi đua yêu nước của quân và dân ta trong thời kỳ mới. Công trình này còn
là ấn phẩm giàu ý nghĩa chính trị, tư tuởng và văn hóa chào mừng Đại hội thi đua toàn
quốc lần thứ VI vào cuối năm 2000. Với ý nghĩa to lớn, bộ sách được đồng chí Lê Khả
Phiêu - nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam viết lời tựa. Bài viết của ông đã
thể hiện rõ quan điểm của Đảng ta về bản chất anh hùng của dân tộc Việt Nam, của
con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Cuốn sách gồm những mục chính sau :
- Phần I : Văn kiện -Tư liệu
- Phần II : Thời kỳ 1945- 1954
- Phần III : Danh sách các anh hùng thời kỳ 1954 -1975
- Phần IV : Thời kỳ 1975 - Tháng 9-2000
Hy vọng tập sách sẽ là tài liệu hữu ích góp phần cùng bạn đọc tìm hiểu nghiên cứu
thêm về các vị anh hùng dân tộc của chúng ta.
Thư viện xin trân trọng giới thiệu với độc giả!
Tổ thư viện




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×