Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

NGHIÊN cứu tối ưu QUY TRÌNH sản XUẤT vắc XIN RUBELLA bán THÀNH PHẨM tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.64 MB, 89 trang )

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN : PHẠM VĂN KHÔICÔNG NGHỆ SINH HỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
--------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU TỐI ƯU QUY TRÌNH SẢN XUẤT VẮC XIN
RUBELLA BÁN THÀNH PHẨM TẠI VIỆT NAM

KHÓA HỌC: 2015-2017

PHẠM VĂN KHÔI

Hà Nội, 1/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

---------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU TỐI ƯU QUY TRÌNH SẢN XUẤT VẮC XIN
RUBELLA BÁN THÀNH PHẨM TẠI VIỆT NAM
HỌC VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM VĂN KHÔI


CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ : 8420201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.NGUYỄN THÚY HƯỜNG

Hà Nội, 1/2018

2


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS.Nguyễn Thúy Hường, phó giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này. Trong thời gian học tập và nghiên cứu vừa
qua, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của thầy cô trong Khoa Công nghệ
Sinh học hệ sau đại học và các thầy cô trong Phòng Đào tạo Viện Đại Học Mở Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Toàn bộ nội dung nghiên cứu trong khóa luận này được thực hiện và hoàn thành
tại Phòng Sản xuất vắc xin bán thành phẩm và Phòng Kiểm định vắc xin, Trung tâm
Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC). Tôi xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể cán bộ trong phòng.
Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên
cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC), cử nhân Nguyễn Xuân Hòa Trưởng phòng Sản xuất vắc xin Sởi bán thành phẩm, nơi tôi đang công tác, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập và làm việc, sắp xếp thời gian để tôi hoàn thành nhiệm
vụ học tập.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã luôn
quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa
luận này.

Hà Nội, Ngày


tháng

năm 2018

Học viên

Phạm Văn Khôi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi và các cộng sự
trong phòng sản xuất vắc xin bán thành phẩm dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Nguyễn
Thúy Hường . Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên

Phạm Văn Khôi

2


BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BTP

Bán thành phẩm

BVPSTW

Bệnh viện phụ sản trng ương


BSA

Bovin Serum Albumin - Albumin huyết thanh bò

BYT

Bộ y tế

CDC

Center for Disease Control and Prevention – Trung tâm Phòng
chống và kiểm soát bệnh (Mỹ)

CPE

Cytopathic Effect - Hiệu quả hủy hoại tế bào

CRS

Chứng Rubella bẩm sinh

CGI

Cell Growth Index - Chỉ số phát triển tế bào

EK

Erythromycin & Kanamycin - Kháng sinh


GM 5% BS

Môi trường phát triển 5% huyết thanh bò

GMP

Good Manufacturing Practices - Thực hành tốt sản xuất

HG

Hiệu giá

HIV

Human immunodeficiency virut- virut suy giảm miễn dịch ở

người
KDSV

Kitasato Daiichi Sankyo Vaccine - Công ty KDSV

KT

Kháng thể

M199/PR (+)

Môi trường M199 có đỏ phenol

M199/PR (-)


Môi trường M199 không có đỏ phenol

MMR

Vắc xin phối hợp Sởi – Quai bị - Rubella

MR

Vắc xin phối hợp Sởi- Rubella

NBCS

New born calf serum – Huyết thanh bê mới sinh

NAHCO3

Natri hydrocacbonat

PCR

Polymerase Chain Reaction – Phản ứng khuếch đại gen

PFU

Plaque Forming Unit – Đơn vị tạo đám hoại tử

POLYVAC

Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế


P-S

Kháng sinh Penicilline và Streptomycine

SCD

Soybean Casein Digest – Môi trường Casein đậu tương

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

TGC

Thioglycholate – Môi trường nuôi cấy vi khuẩn

UNICEF

Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc
3


VX

Vắc xin

FBS

Fetal bovine serum - Huyết thanh bào thai bò


WFI

Water for Injection – Nước pha tiêm

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

4


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1. Hình ảnh cấu trúc virut Rubella [25] .................................................... 5
Hình 1-2: Cấu trúc virut Rubella dưới kính hiển vi điện tử [9]............................. 6
Hình 1-3: Sự sâm nhập và nhân lên của virut [16]. ............................................ 10
Hình 1-4. Cấu trúc và các protein của virut Rubella .......................................... 19
Hình 1-5. Phân tích vùng gen đảm nhiệm chức năng nhạy cảm với nhiệt độ của
virut Rubella .............................................................................................................. 20
Hình 1-6. Tạo virut thay thế ở vùng p150 virut rubella và tính nhạy cảm với nhiệt
độ .............................................................................................................................. 21
Hình 1-7: Sự khác biệt giữa FBS và NBCS [41]. ............................................... 22
Hình 3-1: Kết quả CGI trung bình của 3 nhóm nghiên cứu sử dụng N, FG và FS 47
Hình 3-2: Kết quả đếm tế bào trung bình trước khi gây nhiễm .......................... 48
Hình 3-3. Biểu đồ kết quả hiệu giá nhóm 1- lô 0116 .......................................... 54
Hình 3-4: Biểu đồ kết quả hiệu giá nhóm 1- lô 0216 theo ngày sau gây nhiễm .. 54
Hình 3-5: Biểu đồ kết quả hiệu giá nhóm 1- lô 0316 theo ngày sau gây nhiễm .. 55
Hình 3-6: Biểu đồ kết quả hiệu giá nhóm 2- lô 0116 ......................................... 56
Hình 3-7:Biểu đồ kết quả hiệu giá nhóm 2- lô 0216 .......................................... 57
Hình 3-8: Biểu đồ kết quả hiệu giá nhóm 2- lô 0316 ......................................... 58

Hình 3-9: Biểu đồ kết quả hiệu giá nhóm 3- lô 0116 ......................................... 59
Hình 3-10: Biểu đồ kết quả hiệu giá nhóm 3- lô 0216........................................ 60
Hình 3-11: Biểu đồ kết quả hiệu giá nhóm 3- lô 0316........................................ 60
Hình 3-12: Biểu đồ kết quả hiệu giá vắc xin bán thành phẩm Rubella trước lọc
của 3 lô sản xuất ........................................................................................................ 61
Hình 3-13: Kết quả đo abumin huyết thanh tồn dư ............................................ 63
Hình 3-14: Kết quả đo pH ................................................................................. 64
Hình 3-15: Thể tích vắc xin Rubella bán thành phẩm trước lọc thu được........... 65
Hình 3-16: Tế bào sử dụng huyết thanh N sau 6 ngày nuôi trước gây nhiễm ..... 66
Hình 3-17: Tế bào sử dụng huyết thanh FS sau 6 ngày nuôi trước gây nhiễm..... 66
Hình 3-18: Tế bào sử dụng huyết thanh FG sau 6 ngày nuôi trước gây nhiễm .... 66
Hình 3-19 : Tế bào sử dụng huyết thanh N nhóm 2 trước khi rửa hanks ............ 67
Hình 3-20: Tế bào sử dụng huyết thanh FS nhóm 2 trước khi rửa hanks............. 67
5


Hình 3-21: Tế bào sử dụng huyết thanh FG nhóm 2 trước khi rửa hanks ............ 67
Hình 3-22: Tế bào sử dụng huyết thanh N nhóm 2 khi gặt ................................. 68
Hình 3-23: Tế bào sử dụng huyết thanh FS nhóm 2 khi gặt ................................ 68
Hình 3-24: Tế bào sử dụng huyết thanh FG nhóm 2 khi gặt ............................... 68

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2-1: Bảng phân chia nhóm nghiên cứu ..................................................... 26
Bảng 2-2. Sơ đồ lấy mẫu tìm thời điểm tối ưu cho Rửa Hanks và thay môi trường
M199/PR(-) và ngày gặt sau khi bổ sung môi trường sau gây nhiễm virut ......... 26
Bảng 3-1: Huyết thanh sử dụng trong nghiên cứu .............................................. 44
Bảng 3-2: Môi trường và hóa chất sử dụng trong 3 lô sản xuất nghiên cứu ........ 45

Bảng 3-3: Chỉ số phát triển tế bào CGI trước khi gây nhiễm virut lô 0116, 0216,
0316 .................................................................................................................. 46
Bảng 3-4: Kết quả trung bình đếm tế bào trước khi gây nhiễm .......................... 48
Bảng 3-5. Kết quả hiệu giá của 3 nhóm nghiên cứu ở loạt 0116 ........................ 50
Bảng 3-6. Kết quả hiệu giá của 3 nhóm nghiên cứu ở loạt 0216 ........................ 51
Bảng 3-7. Kết quả hiệu giá 3 nhóm loạt 0316 .................................................... 52
Bảng 3-8: Kết quả các thử nghiệm khác của vắc xin bán thành phẩm Rubella
trước lọc ............................................................................................................ 62
Bảng 3-9: Thể tích vắc xin Rubella bán thành phẩm trước lọc thu được ............ 64

7


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. 7
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4

1.1. Virut Rubella ............................................................................................ 4
1.1.1. Cấu trúc virut Rubella ............................................................................ 4
1.1.2. Tính chất kháng nguyên virut ................................................................. 5
1.1.3. Đặc điểm quá trình phát triển của virut .................................................. 6
1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm rubella ............................................. 10
1.2.1. Nguồn truyền nhiễm............................................................................. 10
1.2.2. Đường truyền nhiễm ............................................................................ 11

1.2.3. Phân bố nhiễm rubella trên thế giới. ..................................................... 11
1.3. Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm rubella. ................ 13
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng ........................................................................... 13
1.3.2. Xét nghiệm .......................................................................................... 13
1.3.3. Chẩn đoán xác định .............................................................................. 15
1.3.4. Chẩn đoán phân biệt............................................................................. 15
1.4. Tiến triển và biến chứng của bệnh Rubella ............................................. 17
1.4.1.Viêm đa khớp ....................................................................................... 17
1.4.2. Viêm não – màng não .......................................................................... 17
1.5. Điều trị bệnh Rubella ............................................................................... 17
1.6. Quá trình nghiên cứu và phát triển vắc xin Rubella .............................. 18
1.6.1. Phân lập chủng Takahashi vắc xin rubella giảm độc lực ....................... 19
1.6.2. Phân tích tính chất của chủng Takahashi Rubella (KRT) ...................... 19
1.7. Đặc điểm khác biệt giữa huyết thanh FBS và NBCS .............................. 21
2.

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 23

2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 23
2.1.1.

Huyết thanh nuôi cấy virut ................................................................ 23

2.1.2.

Các lô nghiên cứu sản xuất bán thành phẩm vắc xin Rubella ............ 23
8


2.2. Nguyên vật liệu và thiết bị ...................................................................... 23

2.2.1.

Nguyên vật liệu ................................................................................ 23

2.2.2.

Thiết bị ............................................................................................. 24

2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 25
2.3.1.

Nuôi song song riêng biệt 3 nhóm tế bào trên 3 loại huyết thanh ..... 25

2.3.2.

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ................................................................. 26

2.3.3.

Công thức pha môi trường 1 lô sản xuất trong từng quy trình theo 3
nhóm riêng biệt : .............................................................................. 27

3.

2.3.4.

Quy trình sản xuất vắc xin Rubella bán thành phẩm.......................... 29

2.3.5.


Quy trình kiểm tra hiệu giá vắc xin Rubella : .................................... 34

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 44

3.1. Kết quả kiểm tra các nguyên vật liệu đầu dùng cho sản xuất vắc xin
bán thành phẩm Rubella ........................................................................ 44
3.1.1. Kết quả kiểm tra huyết thanh sử dụng trong nghiên cứu ....................... 44
3.1.2. Kết quả kiểm tra các loại môi trường và hóa chất sử dụng trong 3 lô sản
xuất nghiên cứu ................................................................................ 44
3.2. Kết quả nuôi cấy tế bào trong sản xuất bán thành phẩm Rubella ....... 45
3.2.1. Đánh giá chỉ số phát triển tế bào CGI trước khi gây nhiễm virut .......... 45
3.2.2. Kết quả đếm tế bào trước khi gây nhiễm ............................................. 48
3.3. Kết quả sản xuất vắc xin Rubella bán thành phẩm .............................. 49
3.3.1. Kết quả xác định thời điểm rửa Hank/PR(-) và bổ sung môi trường nuôi
M199(-) ............................................................................................ 53
3.3.2. Kết quả hiệu giá vắc xin bán thành phẩm Rubella trước lọc của các
nhóm huyết thanh ............................................................................. 61
3.3.3. Kết quả các thử nghiệm khác của vắc xin bán thành phẩm Rubella trước
lọc .................................................................................................... 62
3.3.4. Thể tích vắc xin bán thành phẩm Rubella trước lọc ở các nhóm ........... 64
3.4. Hình ảnh tế bào trong quy trình sản xuất lô thử nghiệm 0116 ............. 66
4.

KẾT LUẬN .............................................................................................. 69

5.

KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 70

6.


PHỤ LỤC ................................................................................................. 71

9


MỞ ĐẦU
Rubella được phát hiện bởi người Đứccách đây hơn 150 năm, De Bergen năm
1752 và Orlow năm 1758[36]. Đến năm 1962, Parkman mới phân lập được virut
rubella là nguyên nhân gây bệnh.Sau một thời gian rubella ít xuất hiện, đến năm 1970
rubella xuất hiện trở lại, hầu hết xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi. Đến năm 1999,
người lớn bị nhiễm chiếm 86% trường hợp, 73% những người mắc rubella là những
người nhập cư có nguồn gốc từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Hầu hết những người
được sinh ra ở nước ngoài, dịch bệnh bùng phát xảy ra đối với những người di cư từ
Mexico và Châu Mỹ [30]. Ở Hoa Kỳ, theo McElhaney và cộng sự, tỷ lệ phụ nữ bị
nhiễm 25% ,theo Amy Jonhson và Brenda Ross, tỷ lệ nhiễm từ 10 - 20% [8]. Rubella có
thể gây ra nhiều biến chứng, yếu tố liên quan đến sức khỏe cộng đồng được đặt ra là
rubella gây ra thai dị tật bẩm sinh. Với những phụ nữ mang thai nhiễm rubella nguyên
phát ở những tuần đầu thai nghén, thì virut rubella có thể vào thai nhi và gây ra hội
chứng rubella bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Phụ nữ mang thai bị nhiễm rubella càng sớm thì hậu
quả đến thai nhi càng nặng nề, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai nghén. Theo Miller và
cộng sự, tỷ lệ ảnh hưởng đến thai nhi dưới 12 tuần là 80%, từ 13- 14 tuần là 54%, 3
tháng giữa và 3 tháng cuối là 25%, tỷ lệ ảnh hưởng chung lên thai nhi là 9%. Hội chứng
rubella bẩm sinh có thể bao gồm 1 hoặc nhiều triệu chứng: khiếm khuyết ở mắt, các dị
tật về tim, động mạch, khiếm khuyết về hệ thống thần kinh, ban xuất huyết, bệnh về
xương
Tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012. Bệnh Rubella lưu hành theo chu kỳ
và gây dịch trên quy mô toàn quốc vào năm 2011. Đã có 10.491 trường hợp mắc trong
5 năm, tương đương tỷ lệ mắc trung bình hàng năm trong giai đoạn này là 2,4/100.000
dân. Bệnh Rubella mắc cao nhất từ tháng 2 đến tháng 4 và đạt đỉnh vào tháng 3. Khu

vực Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ, Đông Bắc và Tây Bắc là vùng có tỷ lệ mắc cao
nhất. Nhóm 10-15 tuổi (38,1/100.000 dân) và nhóm 15-19 tuổi (32,4/100.000 dân) là
nhóm có tỷ lệ mắc cao nhất, chiếm 53,6% tổng số trường hợp mắc. Trong số trường
hợp mắc Rubella cao nhất ở nhóm 15-49 tuổi trong đó nhóm nữ tuổi sinh đẻ có nguy
cơ cao nhiễm Rubella. 91,8% số trường hợp mắc bệnh chưa được tiêm vắc xin Rubella
hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng.[1]

1


Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải triển khai vắc xin Rubella trong
chương trình tiêm chủng mở rộng cho nhóm trẻ em, thanh niên và nữ tuổi sinh đẻ để
khống chế bệnh Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh.
Hiện nay vắc xin phòng bệnh Rubella chủ yếu được sản xuất dưới dạng vắc xin
phối hợp và được nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ Ấn Độ. Do đó chúng ta không
chủ động được vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng và phụ thuộc vào nước
ngoài, giá thành đắt.
Ngày 18 tháng 10 năm 2013, Bộ Y Tế Việt Nam đã ký quyết định số 4471/QĐBYT phê duyệt Dự Án Hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực sản xuất vắc xin phối
hợp Sởi-Rubella” với nguồn vốn do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Theo các nội dung
của Dự án, Công ty KDSV (Kitasato Daiichi Sankyo Vaccine- Nhật Bản) là đơn vị
chuyển giao hoàn toàn công nghệ sản xuất vắc xin phối hợp Sởi-Rubella cho Trung
tâm nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (Polyvac).
Vắc xin phối hợp Sởi-Rubella được sản xuất trên chính nhà xưởng và dây
chuyền công nghệ đã được chuyên gia Nhật Bản thiết kế, lắp đặt và xây dựng, tương
tự nhà xưởng sản xuất của KDSV. Nhà xưởng đã được Bộ Y Tế cấp phép đạt tiêu
chuẩn WHO-GMP từ năm 2008 cho dây chuyền sản xuất vắc xin Sởi MVVAC và vào
tháng 8/2016, Bộ Y tế cấp chứng nhận GMP cho dây chuyền sản xuất vắc xin phối
hợp Sởi-Rubella.
Từ năm 2013, Polyvac đã nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Rubella
bán thành phẩm và vắc xin thành phẩm MR từ KDSV bằng việc sử dụng bán thành

phẩm Sởi đã được KDSV chuyển giao công nghệ của dự án trước phối hợp với bán
thành phẩm Rubella được nhận chuyển giao công nghệ của dự án hiện nay.
Khi công ty KDSV Nhật Bản chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin
Rubellabán thành phẩm cho Polyvac đã sử dụng FBS của hãng Gibco trong sản xuất .
Với mục tiêu sản xuất được vắc xin có hiệu giá cao nhất, chất lượng tương đương vắc
xin từ công ty KDSV Nhật Bản và phù hợp với quy trình sản xuất tại Polyvac. Hiện tại
Polyvac đang sản xuất vắc xin Sởi bán thành phẩm sử dụng huyết thanh NBCS của
hãng Gibco. Quy trình sản xuất vắc xin Rubella bán thành phẩm cũng tương tự như
quy trình sản xuất vắc xin Sởi bán thành phẩm: các quy trình sản xuất, các môi trường
và hóa chất sử dụng . Huyết thanh NBCS có giá thành thấp hơn 10 lần so với FBS và
FBS của hãng Sigma cũng thấp hơn đáng kể so với FBS của hãng Gibco mà chúng tôi
2


đang sử dụng trong sản xuấtnên chúng tôi muốn nghiên cứu việc sử dụng huyết thanh
NBCS, FBS của hãng Sigma so với FBS của hãng Gibco để lựa chọn ra loại huyết
thanh phù hợp nhất trong sản xuất vắc xin bán thành phẩm Rubella tại Việt Nam,
nhằm mục đích tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo không thua kém về
chất lượng sản phẩm. Đồng thời chúng tôi cũng mong muốn nghiên cứu thời gian phù
hợp nhất giữa các công đoạn trong quy trình sản xuất một lô bán thành phẩm rubella.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu tối ưu quy trình sản xuất vắc xin Rubella bán thành phẩm tại Việt
Nam”
Mục đích: sản xuất vắc xin Rubella bán thành phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng
của Tổ chức y tế thế giới và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Mục tiêu (Nội dung nghiên cứu) :
o Xác nhận các thông số sản xuất phù hợp với qui trình sản xuất đã nhận
chuyển giao công nghệ từ Công ty KDSV, Nhật Bản.
o Nghiên cứu loại huyết thanh phù hợp trong giai đoạn nuôi cấy tế bào
nhằm giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm.

o Nghiên cứu thời gian phù hợp giữa các công đoạn sản xuất bán thành
phẩm để cho kết quả hiệu giá tốt nhất.

3


1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Virut Rubella
Virut rubella gây bệnh “Sởi Đức”. Bệnh đặc trưng bởi sốt, nổi ban, và tổn
thương hạch bạch huyết. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em và thiếu niên và những
người trẻ tuổi. Phụ nữ mang thai trong những tháng đầu nếu bị nhiễm rubella, virut có
thể qua rau thai truyền sang thai nhi và gây nên bệnh rubella bẩm sinh. Bệnh thường
nhẹ, tự khỏi. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng phòng bệnh bằng vắc xin rất
có hiệu quả [21], [29], [36].
1.1.1. Cấu trúc virut Rubella
Virut rubella là thành viên duy nhất của nhóm Rubivirut, thuộc họ Togaviridae.
Cho đến nay, mới chỉ có một kiểu gen được xác định. Virut rubella khác biệt về mặt
huyết thanh học với các virut khác thuộc họ Togaviridae, bao gồm cả nhóm Alphavirut
genus[21], Alphavirutes và virut rubella có nhiều cấu trúc giống nhau về mặt di truyền
cũng như cách nhân lên trong tế bào chủ. Alphavirutes lan truyền từ côn trùng tiết túc
sang người, còn virut rubella lan truyền giữa người và người.
o Virut hình cầu, chứa một sợi ARN.Hạt virut đa dạng, đường kính 50100nm (TB 58nm), Lõi capsid lipoprotein 30nm, hình khối đa diện đối
xứng,Vỏ có gai glycoprotein E1 và E2 (5-8nm).RNA sợi đơn, cực
dương, 10kb, tỷ lệ GC 69,5%.
o RNA có 2 khung đọc mở (ORF) như Alphavirut. Đầu 5’ gồmORF 6345
nu. mã hóa cho NSP (NH2-P150-P90-C004). Đầu 3’ gồm ORF 3189 nu.
mã hóa cho SP (E1, E2 và C).
Hạt virut chứa 3 cấu trúc polypeptide: 2 glycoprotein màng E1, E2 và một
protein capsid (protein C) gắn với ARN không bị glycosyl hoá. Protein vỏ bao E1 có
khả năng gây ngưng kết hồng cầu và tạo kháng thể trung hoà hạt virut. E2 có hai dạng

E2a và E2b. Sự khác nhau giữa các chủng virut rubella là do sự khác biệt về mặt
kháng nguyên của E2 [16], [17], [21], [29], [33].
o Protein C: 293-300 aa, 33kD, không glycosyl hóa.
o Protein E1: 282 aa, 58kD, có 3 vị trí glycosyl hóa liên kết với nhau.
o Protein E2: 481 aa, có 4 vị trí glycosyl hóa, liên kết với N, là màng vận
chuyển đến gần điểm tận cùng của protein C.
o Các protein đều được tổng hợp trong tế bào chất
4


Hình 1-1.Hình ảnh cấu trúc virut Rubella[25]
1.1.2. Tính chất kháng nguyên virut
Chỉ có 1 tuýp kháng nguyên :

o Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin)
o Kháng nguyên kết hợp bổ thể (CF)
o Kháng nguyên trung hòa: epitope chứa hoạt tính trung hòa nằm trên
protein C (aa 51-105, ít nhất 2 epitope), E1 (aa 214-285) và E2 (aa 1-26).
o Vùng phản ứng miễn dịch : C (aa 9-29, 255-280), E1 (aa 273-284, 358377, 402-422), E2 (aa 54-74)
Khi nhiễm virut Rubella, xuất hiện KT kháng 3 protein cấu trúc, trội nhất là KT
kháng E1.
Virut Rubella tồn tại ở:
o 40C bền vững trên 7 ngày,
o 370C bị bất hoạt 0,1-0,4 log10 TCID50/mL/giờ,
o 560C bị bất hoạt 1,5-3,5 log10 TCID50/mL/giờ,
o -700C bền vững trong nhiều năm.
o Virut Rubella thích hợp ở pH 6,0-8,1; kém bền ở pH quá kiềm hoặc quá
acid.
o Mất hoạt tính nhanh bởi tia cực tím (40giây 1350w/cm2), sóng siêu âm
(bền trong 9 phút).

o Bất hoạt vỏ lipid bằng chất tẩy và dung môi hòa tan lipid.

5


Hình 1-2: Cấu trúc virut Rubella dưới kính hiển vi điện tử[9].
1.1.3. Đặc điểm quá trình phát triển của virut
1.1.3.1. Quá trình bám dính và xâm nhập
Sự bám dính của virut rubella lên các thụ thể của tế bào liên quan đến sự bám
của các phân tử glycoprotein E2 và hoặc E1. Mặc dù các thụ thể của tế bào đặc hiệu
đối với rubella hoặc là các vị trí gắn của thụ thể trên 1 hoặc 2 protein nói trên vẫn chưa
được xác định một cách chính xác. Cả hai thụ thể tế bào và các vị trí gắn thụ thể trên
glycoprotein đã được xác định đối với các alphavirutes.
Sự xâm nhập của RNA virut vào nội bào liên quan đến sự thay đổi cấu hình của
protein E1 hoặc E2, virut rubella bám dính màng tế bào làm lộ petide trong protein E1
và cho phép sự hòa màng của virut với màng tế bào vật chủ dẫn đến sự xâm nhập. Vì vỏ
nhân được bám vào màng của hạt virut qua đầu tận C của các protein C, do đó, người ta
chưa rõ liệu có phải việc hòa màng và cởi bỏ lớp vỏ nhân là các quá trình riêng biệt[39]
1.1.3.2. Sự nhân lên của bộ gen virut
6


Sự nhân lên của bộ gen virut rubella bắt đầu bằng việc tổng hợp các polyprotein
không cấu trúc. Người ta cho rằng, các polyprotein này nhận ra một vùng khởi đầu bộ
gen và tổng hợp nên một ARN sợi âm. ARN này được cho là hình thành một cấu trúc
sợi đôi làm trung gian cùng với ARN bộ gen. ARN sợi âm của bộ gen sau đó được
dùng làm khuôn mẫu cho việc tổng hợp cả ARN của bộ gen[29] .
1.1.3.3. Sự lắp ráp của các hạt virut
Đối với rubella, quá trình nảy chồi dường như không có những cách thức riêng
rẽ đối với glycoprotein và nucleocapsid, có thể vì protein C được bao bởi màng qua

trình tự tín hiệu E2. Ba protein cấu trúc của virut rubella được dịch mã từ ARN ngoài
bộ gen thành các polyprotein. Polyprotein này sau đó được cắt thành các protein riêng
lẻ nhờ enzym signalase [28].Các protein E1 và E2 qua quá trình glycosyl hóa trực tiếp.
Tại đó, vị trí glycosyl hóa vùng N xảy ra ở trong lưới nội sinh chất có hạt. Vùng
glycosyl hóa tại vị trí O của protein E2 chưa được xác định nhưng protein E2 có chứa
các trình tự để giúp protein khu trú tại bộ Golgi. Sự kết hợp của protein E1 với E2 cần
cho quá trình E1 thoát khỏi lưới nội sinh chất có hạt. Protein C phải kết hợp với ARN
của virut tại một thời điểm nào đó trong quá trình virut lắp ráp. Sự lắp ráp hoặc cởi vỏ
của các nucleoprotein hạt virut và quá trình virut nhân lên được điều hòa bằng quá
trình phosphoryl và loại phosphoryl hóa của protein C, sự phosphoryl hóa ức chế việc
hình thành nucleocapsid [40].
1.1.3.4. Dịch tễ học phân tử của virut rubella
Mặc dù một thực tế là virut rubella có tổ chức bộ gen giống với alphavirut,
nhưng mối quan hệ giữa chi Rubivirut và Alphavirut là khá xa và sự liên quan đến tiến
hóa của rubella và alphavirut khá phức tạp [28], [38] . Tuy nhiên, một số nghiên cứu
gần đây cho thấy, các chủng rubella đang lưu hành trên thế giới và các virut nói trên
được xếp vào một số nhóm nhỏ trong phân loại di truyền về phát sinh loài [37]. Những
rubella này được xếp vào hai nhánh, trước đây gọi là kiểu gen, khác nhau khoảng 8 10% trình tự nucleotid [27], [37]. Mỗi nhánh có một số kiểu gen [27]. Một sơ đồ phân
loại do tổ chức y tế thế giới đề xuất năm 2004 có 2 nhánh cùng 7 kiểu gen và 3 kiểu
gen dự phòng. Dịch tễ học phân tử có vai trò quan trọng hỗ trợ cho việc kiểm soát và
phòng bệnh bằng vắc xin như bại liệt và sởi. Người ta cũng đã thấy sự thay đổi của các
chủng rubella đang lưu hành và những thông tin đó giúp cho nghiên cứu dịch tễ học
phân tử của rubella có thể hỗ trợ cho các hoạt động kiểm soát và hạn chế dịch. Một số
7


kiểu gen của rubella có sự lưu hành hạn chế về địa dư. Điều này cho phép chúng ta
thấy sự xuất hiện một số vụ dịch lẻ tẻ do những kiểu gen này gây ra ở một số vùng
nhất định [19], [35].
Cho dù nguồn gốc phát sinh loài và dịch tễ học phân tử của rubella đã trở nên

rõ ràng nhưng đơn vị phân loại học sử dụng cho nghiên cứu dịch tễ học phân tử của
virut này vẫn cần được xác định thêm trong một số tình huống. Các chủng rubella ở
những cộng đồng như vậy rất đa dạng phản ánh những vụ dịch có thể xảy ra, hay sự
du nhập các chủng virut từ các nơi khác nhau. Trong cùng một kiểu gen có thể có
nhiều dòng virut khác nhau và những thông tin như vậy khá hữu dụng trong việc
theo dõi và nghiên cứu [25].
1.1.3.5. Phản ứng miễn dịch trong nhiễm rubella
Nhiễm rubella tạo ra miễn dịch đặc hiệu. Miễn dịch này tồn tại suốt đời, kháng
thể trung hoà và kháng thể ức chế ngưng kết hồng cầu xuất hiện ngay sau khi có phát
ban và đạt mức cao nhất sau 1 đến 4 tuần. Các kháng thể này có vai trò bảo vệ cơ thể
chống lại việc tái nhiễm rubella sau này. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhiễm virut
thứ phát với các chủng hoang dại hoặc từ vắc xin. Các trường hợp này thường không
có triệu chứng và chỉ biểu hiện bằng sự tăng hiệu giá kháng thể đặc hiệu trong huyết
thanh. Miễn dịch qua trung gian tế bào hình thành trong giai đoạn hồi phục và tồn tại
hàng năm sau nhiễm virut [36] .
Nhìn chung, người đã nhiễm rubella hoặc được tiêm vắc xin ít bị nhiễm lại hoặc
có bị, nhưng biểu hiện thường nhẹ. Có thể nói rằng, một nửa số trường hợp nhiễm
rubella không biểu hiện dấu hiệu lâm sàng mà chỉ có thể phát hiện được bằng xét
nghiệm. Do vậy, việc phân biệt ban đỏ trên bệnh nhân đơn thuần chỉ dựa vào thăm
khám lâm sàng là rất khó khăn [8], [26].
Dựa vào các nghiên cứu, việc phân tích kết quả huyết thanh học phát hiện các
kháng thể đặc hiệu như IgG, IgM và ái tính của IgG là các xét nghiệm được dùng phổ
biến hiện nay và cho phép định hướng trong nhiều trường hợp để phân biệt nhiễm mới
và tái nhiễm. Các phương pháp sử dụng trong huyết thanh học chủ yếu sử dụng kỹ
thuật miễn dịch gắn enzyme, xét nghiệm ức chế ngưng kết hồng cầu và kháng thể
huỳnh quang [13], [14]. Kỹ thuật quang hóa khuếch đại enzyme để phát hiện kháng
thể cũng là một kỹ thuật tương đương dùng để sàng lọc trước sinh. Kỹ thuật này thuận
lợi là có thể chạy được nhiều mẫu cùng một lúc. ELISA là một kỹ thuật có độ nhạy
8



cao, đơn giản và có nhiều kỹ thuật khác cải tiến của kỹ thuật này. Với quan điểm của
huyết thanh học, nhiễm rubella cấp tính đặc trưng bởi sự tăng nồng độ kháng thể và sự
xuất hiện của IgM trong vòng 5 ngày sau khi có phát ban, IgM có thể tồn tại tới 6 tuần
[34]. Người ta thường sử dụng xét nghiệm miễn dịch enzyme để phát hiện IgM.
Tipples và cộng sự khi so sánh 7 loại xét nghiệm miễn dịch enzyme phát hiện IgM đã
cho thấy, độ nhạy của kỹ thuật từ 66,4 đến 78,9% và độ đặc hiệu từ 85,6 đến 96,1%.
Nói chung, sự xuất hiện của kháng thể IgM đặc hiệu với rubella không phải lúc nào
cũng tương ứng với tình trạng nhiễm virut cấp tính. Thực tế, người ta đã thấy rằng,
một số xét nghiệm xác định IgM đặc hiệu với rubella có thể cho kết quả dương tính giả
ở những bệnh nhân nhiễm parvovirut, nhiễm trùng gây tăng bạch cầu đơn nhân trong
máu hoặc ở bệnh nhân có yếu tố dạng thấp [7]. Thêm nữa, cũng có tình trạng : “người
mang IgM mạn tính”. Kháng thể này có thể tồn tại tới 1 năm hoặc hơn sau nhiễm virut
tự nhiên do rubella, sự tái nhiễm không có triệu chứng hoặc do tiêm vắc xin [11]. Để
có được chẩn đoán chính xác và thông tin cụ thể về thời điểm nhiễm virut trong những
trường hợp không chắc chắn, cần phải làm xét nghiệm xác định ái tính của IgG.
Nguyên tắc là với các nhiễm cũ rubella thì trong máu sẽ có nhiều IgG có ái tính cao,
nếu là nhiễm mới (nhiễm virut cấp) thì có kháng thể IgG có ái tính thấp [10]. Trong
thực tế, mức độ ái tính của kháng thể xuất hiện và tăng lên trong trong 3 tháng đầu sau
khi bệnh nhân có phát ban và chỉ số ái tính biểu hiện tới 6 tuần sau nhiễm virut tiên
phát [15]. Việc xác định ái tính của kháng thể IgG có vai trò quan trọng và có ý nghĩa
tư vấn đối với các trường hợp cần chẩn đoán phân biệt giữa nhiễm virut nguyên phát
với một số trường hợp khác như nhiễm cũ, tái nhiễm, sau tiêm vắc xin, dương tính giả
với IgM hoặc tình trạng “mang IgM mạn tính” [15]. Việc phát hiện IgM, IgG và ARN
của virut trong nước bọt thay vì phát hiện trong máu cũng đã được làm và sử dụng để
chẩn đoán nhiễm virut rubella [6], [10]. Trong một nghiên cứu của Ramsay và cộng sự
(1998), các xét nghiệm sử dụng nước bọt có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 98% và
100% đối với IgG, độ đặc hiệu 99% với IgM khi so sánh với các xét nghiệm miễn dịch
và độ nhạy nói chung đạt 81%. Các xét nghiệm sử dụng nước bọt cần lưu ý việc lấy
bệnh phẩm trong vòng 7 đến 42 ngày sau khi bệnh khởi phát và vận chuyển ngay tới

phòng xét nghiệm. Để xác định chắc chắn nhiễm virut rubella, việc nuôi cấy, phân lập
virut từ dịch ngoáy mũi, dịch ngoáy họng, máu, nước tiểu, dịch não tủy cần được thực
hiện trong giai đoạn cấp. Tuy vậy, kỹ thuật này có hạn chế, khó được dùng thường qui,
9


do không phải mọi phòng xét nghiệm đều có đầy đủ phương tiện và việc nuôi cấy virut
tốn rất nhiều công .

Hình 1-3: Sự sâm nhập và nhân lên của virut[16].
1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm rubella
1.2.1. Nguồn truyền nhiễm
Là bệnh có nguồn truyền nhiễm duy nhất là người. Cho tới nay chưa ghi nhận
các mầm bệnh tự nhiên là động vật cũng như người lành mang virut. Các trường hợp
nhiễm virut thải qua chất nhầy mũi họng và có khả năng lây truyền bệnh ngay từ cuối
thời kỳ ủ bệnh tương ứng với khoảng thời gian 1 tuần trước và sau khi xuất hiện ban.
Các trường hợp nhiễm virut không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng
cũng có thể trở thành nguồn truyền nhiễm .
10


1.2.2. Đường truyền nhiễm
Rubella được lây truyền qua đường hô hấp do [31], [32]:
- Hít phải những giọt dịch tiết đường mũi họng (nước bọt, nước mũi) có chứa
virut của người bệnh được bắn ra khi tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt với người bệnh.
- Tiếp xúc với các vật dụng, các bề mặt (sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi) có dính chất
tiết mũi họng của người bệnh.
- Thai nhi bị nhiễm virut rubella sau khi sinh ra sẽ tiếp tục thải virut qua phân
cho đến 30 tháng tuổi.
1.2.3. Phân bố nhiễm rubella trên thế giới.

Năm 1999, trên toàn thế giới có 874.713 ca mắc sốt phát ban. Năm 2000 có
671.293 ca mắc sốt phát ban. Năm 2001 có 836.356 ca [20], [23], [24].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1997), tỷ lệ lây nhiễm rubella ở Ấn Độ là 15 - 22%,
Israel là 25%, Jamaica là 43%, Malaysia là 42%, Nigeria là 30%, Singapore là 47%,
Thái Lan là 32 - 36%, Srilanka là 43% và Trinidad và Tobago là 68% [24].
Ở kỷ nguyên trước khi có vắc xin phòng rubella, các vụ dịch rubella xảy ra theo
chu kỳ từ 6 đến 9 năm 1 lần. Ở Hoa Kỳ, trong vòng từ năm 1964 đến năm 1965 có
12,5 triệu người bị nhiễm rubella.
Ở Canada, nhiễm rubella và hội chứng rubella bẩm sinh giảm rất nhiều kể từ
sau khi thực hiện chương trình tiêm chủng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp mắc
hội chứng rubella bẩm sinh ở Canada và một số nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các
quốc gia chưa thực hiện chương trình tiêm chủng phòng ngừa rubella, bởi vậy hội
chứng rubella bẩm sinh vẫn là một vấn đề cần quan tâm [26].
Cũng tại Canada, sau khi thực hiện chương trình tiêm chủng vắc xin rubella vào
năm 1969, dịch tễ học của nhiễm rubella xảy ra không theo quy luật như trước khi
thực hiện chương trình tiêm chủng. Sau năm 1970, cường độ nhiễm rubella giảm một
cách đáng kể và dừng lại ở mức độ trung bình (4/100.000). Số nhiễm rubella dao động
trong khoảng từ 237 đến 2450 trường hợp/năm. Virut rubella tiếp tục tồn tại trong
cộng đồng dân cư và không phải tất cả những phụ nữ mang thai đều có miễn dịch
thông qua chương trình tiêm chủng phòng ngừa rubella. Vẫn còn một phần nào dân số
thế giới chưa có được miễn dịch rubella chủ động do họ để lỡ cơ hội hoặc từ chối tiêm
chủng, hoặc họ đến từ những quốc gia chưa có chương trình tiêm chủng vắc xin phòng
ngừa rubella và từ đó vẫn có thể bị nhiễm rubella và lây nhiễm cho những người
khác[26].
11


Vào năm 2005, đã có đến 220 trường hợp nhiễm rubella được chẩn đoán chắc
chắn khẳng định ở 3 nước Bắc Mỹ. Phần lớn những trường hợp này là người dân của
những cộng đồng tín ngưỡng nơi mà rất nhiều trong số họ không được tiêm vắc xin

hoặc không chấp nhận tiêm vắc xin thường quy. Đây chính là một sự cảnh báo rằng
rubella không chỉ là một căn bệnh xuất hiện ở những người nhập cư không được tiêm
chủng mà còn có khả năng xảy ra cho những người dân ở Canada và những phụ nữ có
thai ở Canada cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh rubella [12], [18] .
Ở Nhật Bản, chu kỳ nhiễm rubella thường xảy ra khoảng 5 năm một lần (năm
1976, 1982, 1987 và 1992). Mỗi vụ dịch xảy ra có ít nhất 100 trường hợp dị tật bẩm
sinh do nhiễm rubella được báo cáo .
Ở Georgia, theo Sucheta Doshi và cộng sự (2009), trước năm 2004, dịch bệnh
sởi lớn nhất bùng phát vào năm 1988 (với tỷ lệ là 36/100000). Vụ dịch rubella bùng
phát lớn nhất vào năm 1985 với tỉ lệ 110/100000. Trong những năm 2004 - 2005, có
8391 trường hợp sởi và 5151 trường hợp rubella được báo cáo. Trong số 358 trường
hợp sởi nghi ngờ được xét nghiệm, 181 (51%) dương tính với kháng thể IgG rubella,
(21%) dương tính với kháng thể IgM rubella. Trên 90% trường hợp bị sởi là những
người sinh sau năm 1979, 90% trường hợp nhiễm rubella là những người sinh sau năm
1987. Xấp xỉ 41% ca sởi và 88% trường hợp rubella là không tiêm phòng vắcxin .
Tại Đức, các số liệu báo cáo năm 2003, tỷ lệ nhiễm rubella là 0,33/ 100000
người dân. Ở Châu Âu, trong năm 2005 ở 22 quốc gia đã ghi nhận gần 1500 trường
hợp nhiễm rubella, trong đó tỷ lệ cao nhất ở Litva (3,44/ 100000) và Hà Lan (2,23/
100000). Tỷ lệ trung bình của tất cả 22 quốc gia là 0,51/ 100000 người [20].
Ở những nước đang phát triển, chương trình tiêm chủng rubella không được
thường xuyên. Vì vậy, rubella và hội chứng rubella bẩm sinh tiếp tục xảy ra với chu kỳ
khoảng 5 - 7 năm/lần [24] .
Theo Ai Theng Cheong và Ee Ming Khoo (2008), nghiên cứu trên 500 phụ nữ
mang thai ở quận Petaling, Selangor, Malaysia. Các phụ nữ mang thai được làm xét
nghiệm IgG, kết quả thu được là 11,4% phụ nữ mang thai đã bị nhiễm rubella [22].
Tại Việt Nam, trong vòng 6 tháng đầu năm 2011, dịch sốt phát ban do nhiễm
rubella bùng phát trên toàn quốc, tại BVPSTW có hơn 2000 cặp vợ chồng đến trung
tâm chẩn đoán trước sinh để tư vấn khi bị nhiễm rubella trong thời kỳ mang thai [2].

12



1.3. Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm rubella.
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Sốt, phát ban và nổi hạch là 3 triệu chứng lâm sàng điển hình của rubella. Tuy
nhiên, những người có biểu hiện triệu chứng nhiễm rubella chiếm tỷ lệ 50 - 70% [8].
Rubella thường có thời gian ủ bệnh từ 14 - 17 ngày và có thể đến 21 ngày. Sau thời
gian ủ bệnh, sẽ xuất hiện sốt nhẹ, có khoảng 50 - 95% bệnh nhân có sốt nhẹ, rất ít khi
có sốt cao. Đồng thời với sốt, bệnh nhân thường có phát ban (khoảng dưới 50% bệnh
nhân có phát ban) hoặc các nốt phỏng nhỏ, có thể kèm theo các nhức đầu sổ mũi, viêm
kết mạc. Bệnh có thể kéo dài từ 1 - 5 ngày. Dấu hiệu rõ nét nhất của nhiễm rubella là
nổi hạch bạch huyết sau tai, chẩm và dãy hạch sau cổ [30].
Virut rubella được đào thải ra ngoài cơ thể người bệnh theo các chất tiết mũi
họng ngay từ cuối thời kỳ ủ bệnh, khoảng 1 tuần trước và 1 tuần sau khi xuất hiện triệu
chứng phát ban. Những người có biểu hiện triệu chứng nhiễm rubella chiếm tỷ lệ 50 70% [8]. Sau khi virut vào cơ thể khoảng 2-3 tuần lễ, bệnh nhân hoàn toàn bình
thường. Tiếp theo có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch. Sốt, đau đầu,
mệt mỏi thường xuất hiện từ 1 - 4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm, sốt nhẹ 38,50C.
Phát ban là dấu hiệu làm người ta để ý tới. Ban bắt đầu xuất hiện ở trên đầu, mặt, rồi
mọc khắp toàn thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục,
đường kính khoảng 1 - 2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ.
Trong vòng 24 giờ ban mọc khắp người, chỉ sau 2-3 ngày là bay hết. Cần phân biệt với
ban của sởi: Ban sởi sờ mịn, mọc thứ tự từ trên đầu, mặt xuống, sau khi bay để lại các
vảy như phấn rôm, trên da có các vân màu sẫm. Nổi hạch ở vùng xương chẩm, khuỷu
tay, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban
bay hết. Đau khớp hoặc đau khắp mình mẩy, hay gặp ở phụ nữ. Các khớp ngón tay, cổ tay,
gối, cổ chân đau trong khi phát ban, sau đó không để lại di chứng [8], [26].
1.3.2. Xét nghiệm
Trong giai đoạn cấp tính, xét nghiệm lấy dịch mũi, hầu họng để nuôi cấy phân
lập virut, hoặc xét nghiệm PCR để chẩn đoán. Tuy nhiên giai đoạn này dễ bị bỏ qua vì
người bệnh thường đến muộn. Xét nghiệm miễn dịch hay được áp dụng nhất. Chẩn

đoán thường được định lượng bằng huyết thanh IgG và IgM. Mẫu máu có thể đạt được
sớm sau 2 tuần bị nhiễm và nếu cần thiết 4 tuần sau sẽ định lượng lại. Mẫu máu huyết
thanh được xét nghiệm lúc nhiễm và sau khi nhiễm tăng gấp 4 lần hoặc cao nhất. Khi
13


bị lây nhiễm cấp tính, nếu người có huyết thanh dương tính ở lần thử đầu tiên không
ảnh hưởng đến thai nhi. Kháng thể kháng rubella IgM có thể tìm thấy lần đầu nhiễm
rubella và tái nhiễm rubella. Tái nhiễm rubella thường không có triệu chứng lâm sàng.
Thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm cận lâm sàng và ít nguy cơ lây nhiễm rubella
đến thai nhi trong thời kỳ thai nghén [8] .
Chẩn đoán thai nhi nhiễm rubella thường được xác định bởi IgM trong mẫu
máu thai nhi, đạt được ở tuần thứ 22 hoặc muộn hơn. Sự có mặt kháng thể IgM rubella
trong máu thai nhi xác định được nhiễm rubella trong thời kỳ thai nghén, bởi vì IgM
của mẹ không qua hàng rào rau thai [8].
HIT (Hemagglutinin Inhibition Test) là định lượng kháng thể rubella. Khả
năng kháng thể kháng rubella để ức chế ngưng kết của hồng cầu trên bề mặt của
rubella. Tỷ lệ kháng thể định lượng > 1:32 chứng tỏ bị nhiễm rubella.
IgG: Sự nhận biết của một dạng rubella đặc hiệu, IgG được sử dụng như một dấu
hiệu nhận biết của tiêm phòng rubella hoặc đã bị nhiễm bệnh. Xét nghiệm thường kiểm
tra máu của mẹ và của thai nhi. Hạn chế của phương pháp này là không xác định được
nhiễm mới hoặc tái nhiễm rubella .
IgM: Kháng thể IgM được phát hiện ra ở từng cá thể vừa bị nhiễm rubella hoặc
vừa được tiêm phòng. IgM thường xuất hiện 5 ngày sau khi người mẹ bị phát ban và
thường tồn tại từ 6 đến 8 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp kháng thể rubella
IgM chỉ tồn tại trong vòng 1 năm hoặc dài hơn sau khi nhiễm lần đầu, tái nhiễm không
triệu chứng hoặc tiêm phòng [11]. Thường chỉ kiểm tra IgM khi bệnh nhân đã nhiễm
rubella hoặc nghi ngờ bị nhiễm. IgM là dấu hiệu nhận biết của nhiễm rubella lần đầu
hoặc tái nhiễm. Kết quả âm tính giả có thể xảy ra vì những phản ứng chéo nhau và yếu
tố liên quan tới khớp, parvovirut và mononucleosis .

Ái tính của IgG: đối với một chẩn đoán chính xác hơn và thời gian của nhiễm
virut đặc biệt là trong trường hợp không chắc chắn [10]. Trong thực tế, kháng thể IgG ái
tính xuất hiện và tăng lên trong 3 tháng đầu sau khi phát ban và giảm dần cho đến 6 tuần
sau đó [15]. Đánh giá IgG ái tính là quan trọng và kiến nghị trong trường hợp chẩn đoán
phân biệt giữa nhiễm rubella cấp tính và các tình trạng khác như: nhiễm cũ, tái nhiễm
hoặc sau tiêm phòng hoặc "IgM dương tính giả" hoặc IgM tồn tại kéo dài [15]. Sự
trưởng thành của dạng rubella đặc hiệu - IgG ái tính xảy ra rất nhanh, chỉ trong
vòng 2 tháng. Bởi vậy, xét nghiệm này chỉ được sử dụng kết hợp với những xét
14


×