Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Đồ án vi mạch tương tự và vi mạch số Sử dụng led 7 thanh à uA741 đo điện áp xoay chiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 28 trang )

MỤC LỤC


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, khoa học công nghệ đã và đang phát triển mạnh mẽ
trong những năm gần đây, đặc biệt là ngành kỹ thuật điện điển tử. Sự phát triển
dẫn đến sự xuất hiện nhanh chóng của các vi mạch tích hợp, IC số tổng hợp đã
giúp cho kích thước mạch điện tử ngày càng được thu nhỏ.
Điện và các ứng dụng của điện là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình
công nghiệp hóa và tự động hóa. Một trong những thông số quan trọng của điện
đó là Hiệu điện thế. Có thể hiểu hiệu điện thế (hay điện áp) là sự chênh lệch về
điện thế giữa hai cực. Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một
hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. Vôn kế có thể
được sử dụng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm trong một hệ thống điện. Với
kiến thức đã học, và tìm tòi kiến thức qua nhiều nguồn khác nhau, Chúng em đã
tìm hiểu và thực hiện đề tài: Nghiên cứu dùng các vi mạch tương tự tính toán
,thiết kế mạch đo điện áp xoay chiều từ 0-255V. Sử dụng ADC0804 (chuyển
điện áp sang mã nhị phân ).
Dưới đây là phần trình bày đề tài của nhóm em. Do kiến thức còn có nhiều hạn
chế nên đồ án không thể tránh khỏi những sai sót.
Chúng em kính mong quý thầy giáo góp ý và giúp đỡ để đồ án của chúng em
hoàn thiện hơn.
CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY!

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

2



Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ LINH KIỆN
1. Mạch khuếch đại thuật toán (Operational Amplifier) µA741

- Trong kỹ thuật đo lường và cảm biến mạch KĐTT, mạch khuếch đại
thuật toán có những ứng dụng trải rộng trong rất nhiều các thiết bị điện
tử thời nay từ các thiết bị điện tử dân dụng, công nghiệp và khoa học. Các
mạch khuếch đại thuật toán thông dụng hiện nay có giá bán rất rẻ. Các
thiết kế hiện đại đã được điện tử hóa chặt chẽ hơn trước đây, và một số
thiết kế cho phép mạch điện chịu đựng được tình trạng ngắn mạch đầu ra
mà không làm hư hỏng. Chúng rất thông dụng và được sử dụng nhiều với
các chức năng chính: khuếch đại điện áp, dòng điện, khuếch đại công
suất, …
Trong phạm vi môn học Vi mạch số - vi mạch tương tự và đề tài này, ta
sử dụng KĐTT µA741
a. Kí hiệu trong bản vẽ và học tập:

b. Một số hình ảnh thực tế:

Hình: Các bộ khuếch đại thuật toán

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

3


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

Hình: Khuếch đại thuật toán µ741

Tên gọi và chức năng của các chân:

Thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8

Tên chân
Offset null
Inverting Input
Non Inverting Input
-V
Offset null
Output
+V
Not connected

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

Chức năng
Bù tần số
Cửa vào đảo
Cửa vào không đảo
Chân cấp nguồn âm
Bù tần số

Cửa ra
Chân cấp nguồn dương
Không sử dụng

4


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

Thông số kỹ thuật:
- Hệ số khuếch đại mạch hở (K0): 105 .
- Tổng trở cửa vào (ZI): 1MΩ.
- Tổng trở cưa ra (ZO): 150Ω.
- Dòng điện phân cực cửa vào: 0,2µA.
- Điện áp lệch ngõ vi sai: 2mV.
- Dải tần số cho phép: 1MHz.
- Tốc độ quét: 0,5V/µs.
2. Biến áp hạ áp

*/ Khái niệm chung về máy biến áp hạ áp :
Là dụng cụ biến đổi điện áp xoay chiều nhưng không thay đổi tần số,
trong đó điện áp đầu ra sẽ nhỏ hơn điện áp đầu vào.
*/ Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
a. Cấu tạo:
-

Gồm có hai cuộn dây : cuộn sơ cấp có N1 vòng và cuộn thứ cấp có
N2 vòng. Lõi biến áp gồm nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau
để tránh dòng Fu-cô và tăng cường từ thông qua
mạch.


-

Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tuỳ thuộc nhiệm vụ của máy
mà có thể N1 > N2 hoặc ngược lại.

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

5


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ
-

Cuộn sơ cấp nối với mạch điện xoay chiều còn cuộn thứ cấp nối với
tải tiêu thụ điện.

Hình: Máy biến áp thực tế
b. Nguyên tắc hoạt động:
-

Đặt điện áp xoay chiều tần số f ở hai đầu cuộn sơ cấp. Nó gây ra sự
biến thiên từ thông trong hai cuộn. Gọi từ thông này là:
φ = φ0cosωt

-

Từ thông qua cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là :
φ1 = N1φ0cosωt và φ2 = N2φ0cosωt


-

Cuộn thứ cấp xuất hiện suất điện động cảm ứng e2 có biểu
thức

-

Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa vào hiện tượng cảm
ứng điện từ.

3. Mạch chỉnh lưu
- Mạch

chỉnh lưu là một mạch điện bao gồm các linh kiện điện - điện tử,
dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều
(DC). Mạch chỉnh lưu có thể được sử dụng trong các bộ nguồn cung cấp
dòng điện một chiều, hoặc trong các mạch tách sóng tín hiệu vô tuyến
điện trong các thiết bị điện tử.
Nhóm 9 – Điện 1 – K10

6


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

- Có hai loại mạch chỉnh lưu là:

a. Mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ:

b.Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ:


4. IC ổn áp LM780
Tổng quan: Họ LM78XX ổn áp +XX(V)
Chức năng: IC thuộc họ LM78xx mạch tích hợp có chức năng tạo điện áp ra
một chiều ổn định khi mức điện áp đầu vào thay đổi, với xx là điện áp ra tương
ứng. vd: LM7805 có Vout=+5V
Hình ảnh thực tế: về hình dạng cũng như kích thước, khoảng cách chân thì cả 3
IC kể trên gần giống nhau.

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

7


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

Hình: Hình ảnh IC LM780X thực tế
Thông số kỹ thuật:

Thông số
Điện áp đầu vào (Input)
Điện áp đầu ra (Output)
Dòng diện đầu ra (Max)

LM7805
8V÷30V
+5V
1A

5. Bộ chuyển đổi tương tự - số ADC0804


-Chức năng: biến đổi tín hiệu điện áp tương tự đầu vào thành tín hiệu số
với độ phân giải 8bit.
-Tên và chức năng của từng chân:

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

8


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

Hình: Sơ đồ chân ADC0804
Thứ
tự

Tên chân

Chức năng

1

Chip select Chân trọn chip, đầu vào tích cực mức thấp để kích hoạt
(CS)
chíp

2

Read (RD)


3

Write
(WR)

Tín hiều đầu vào chuyển từ cao xuống thấp để xuất dữ
liệu đã được chuyển đổi tới các chân đầu ra
Đây là chân vào tích cực mức thấp được dùng báo cho ADC
biết để bắt đầu quá trình chuyển đổi. Nếu CS = 0 khi WR tạo
ra xung cao xuống thấp thì bộ ADC0804 bắt đầu quá trình
chuyển đổi giá trị đầu vào tương tự Vin thành số nhị phân 8
bit. Khi việc chuyển đổi hoàn tất thì chân INTR được ADC hạ
xuống thấp.

4

Clock IN
(CLK IN)

Chân đầu vào để kết nối với đồng hồ bên ngoài

5

Interrupt
(INTR)

Chân ra: tín hiệu ra ở mức thấp khi quá trình chuyển đổi
kết thúc

6


Vin (+)

Điện áp đầu vào mức cao của tín hiệu Analog

7

Vin (-)

Điện áp đầu vào mức thấp của tín hiệu Analog

8

Analog
Ground

Chân nối đất cho tín hiệu Analog

9

Vref/2

Chân đầu vào đặt giá trị điện áp tham chiếu cho tín hiệu
Analog

10

Digital
Ground


Chân nối đất cho tín hiệu Digital

11÷8

D7÷D0

Chân ra của tín hiệu Digital

19

Clock R

Sử dụng cùng với chân Clock IN khi sử dụng đồng hồ bên
trong của ADC

20

Vcc

Chân cấp dương nguồn, hỗ trợ 5V

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

9


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

6. Bộ cộng nhị phân 4 bit 74LS83


- Chức năng: Tương tự như các bộ cộng nhị phân khác, IC số 74LS83 có
là mạch tích hợp với khả năng cộng hai số nhị phân 4 bit cho ra kết quả
tương đối nhanh.

Hình: Hình ảnh IC 74LS83 thực tế
- Sơ đồ chân 74LS83:

Hình: Sơ đồ chân 74LS83
Chức năng từng chân:
-

A1÷A4: các chân đầu vào số 4 bit thứ nhất.
B1÷B4: các chân đầu vào số 4 bit thứ hai.
C0: số nhớ đầu vào.
∑1÷∑4: các chân đầu ra của phép cộng.
C4: chân đầu ra của số nhớ.
Vcc: chân cấp nguồn 5V.
GND: Chân nối đất

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

10


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

Hình: Sơ đồ logic 74LS83
7. Bộ giải mã LED 7 thanh
- Để xây dựng bộ hiển thị BCD chúng ta sẽ dung IC giải mã BCD sang led 7 thanh, cụ
thể ở đây chúng ta sẽ sử dụng IC 74LS247 để giải mã BCD sang led 7 thanh.


- Sơ đồ chân của IC như sau:

Hình: Sơ đồ chân 74LS247

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

11


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

- Chức năng các chân
- VCC, GND: Chân cấp nguồn dương và mass cho IC
- TEST: Chân test đèn
- RBI: Xuất các số khác 0 qua LED bên trái
- BI: Không hiển thị số 0 vô nghĩa
- P0, P1, P2, P3: Các ngõ vào IC
- A, B, C, D, E, F, G: Các ngõ ra của IC
- Hoạt động của IC được mô tả tóm tắt như sau :
- Nhận thấy các ngõ ra mạch giải mã tác động ở mức thấp (0) thì led tương
ứng sáng
- Ngoài 10 số từ 0 đến 9 được giải mã, mạch cũng còn giải mã được 6
trạng thái khác, ở đây không dùng đến (ghi chú 2)
- Để hoạt động giải mã xảy ra bình thường thì chân TEST và BI/RBO phải
ở mức cao
- Muốn thử đèn led để các led đều sáng hết thì kéo chân TEST xuống thấp
(ghi chú 5)
- Muốn xoá các số (tắt hết led) thì kéo chân BI xuống thấp (ghi chú 3)
- Khi cần giải mã nhiều led 7 đoạn ta cũng có thể ghép nhiều tầng IC,

muốn xoá số 0 vô nghĩa ở trước thì nối chân RBI của tầng đầu xuống
thấp, khi này chân ra RBO cũng xuống thấp và được nối tới tầng sau nếu
muốn xoá tiếp số 0 vô nghĩa của tầng đó (ghi chú 4). Riêng tầng cuối
cũng thì RBI để trống hay để mức cao để vẫn hiển thị số 0 cuối cùng

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

12


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

Hình : Bảng trạng thái 74LS247
8. Led 7 thanh Anot chung

-Chức năng: Led 7 thanh là một linh kiện được sử dụng khá là phổ biến
trong các mạch điện tử hiển thị số. Tùy vào nhu cầu hiển thị mà người ta
chia thành các loại led khác nhau: led đơn, led đôi, led ba,… theo cách
kết nối: led 7 thanh kiểu Anot chung, led 7 thanh kiểu Catot chung.Cụ thể
trong bài này chúng ta dùng led 7 thanh anot chung.

Hình: Ảnh thực tế

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

13


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ


Hình: Sơ đồ chân led 7 thanh

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MẠCH
1. Sơ đồ khối mạch đo điện áp xoay chiều sử dụng IC số:

- Mạch đo gồm 4 khối cơ bản sau:
- Khối nguồn: Cung cấp nguồn nuôi cho cả hệ thống
- Khối chỉnh lưu: Chỉnh lưu dòng điện AC thành dòng DC
- Khối chuẩn hóa: Biến đổi dòng điện biến đổi từ 0 đến 5V
- Khối chuyển đổi
- Khối hiển thị:
- Khối tạo xung

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

14


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

Khối nguồn

Điện áp đo
0 =>255VAC

Khối chỉnh
lưu

Khối chuẩn
hóa


0 - > 255V

0 -> 5V

Khối chuyển
đổi

Khối hiển thị

Khối tạo xung

Hình: Sơ đồ khối mạch đo điện áp xoay chiều
Chức năng chính của từng khối:
- Khối nguồn: cấp nguồn chuẩn cho các khối còn lại làm việc.
- Khối chỉnh lưu: chỉnh lưu điện áp xoay chiều thành một chiều.
- Khối chuẩn hóa: điện áp vào lấy từ khối chỉnh lưu được chuẩn hóa
thành chuẩn với tín hiệu điện áp U: 0 ÷ 5V.
- Khối chuyển đổi: Chuyển đổi tín hiệu analog thành nhị phân 8 bit
rồi đó chuyển đổi tín hiệu nhị phân 8 bit thành mã BCD rồi giải
mã.
- Khối hiển thi: hiển thị điện áp đo được tren led 7 thanh.
- Khối tạo xung: tạo xung vuông cấp cho ADC0804

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

15


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ


2. Thiết kế mạch đo điện áp xoay chiều
2.1. Tính toán, thiết kế KHỐI CẤP NGUỒN

a) Tính toán, lựa chọn linh kiện
- Sử dụng 2 IC ổn áp LM7812 và LM7912 để tạo nguồn đối xứng DC
±12VDC ; IC ổn áp LM7805 để tạo nguồn áp 5VDC;
- Chọn điện áp đầu vào khối cấp nguồn là: 220VAC.
Để IC ổn áp có thể làm việc được ổn định cần tạo ra nguồn áp một chiều
đầu vào lớn hơn điện áp cần ổn định từ 3÷5V nên:
Chọn hệ số biến đổi của biến áp: 220V/12V;
-Chọn C1=1000µF, C2 ta chọn tụ gốm bằng 100nF để lọc các hài cao, bởi
tụ gốm lọc được các tần số cao, C3=220 µF
Kết quả ta được các điện áp DC ở cửa ra la: -12V DC, +12V DC, +5V
DC.
b) Sơ đồ mạch nguyên lý

Hình: Sơ đồ mạch nguyên lý khối cấp nguồn
2.2. Tính toán mạch chuẩn hóa điện áp
a. Sơ mạch KHỐI CHUẨN HÓA

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

16


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

b. Tính toán mạch chuẩn hóa ra U= 0 ÷ 5V
Điều kiện:

R7×R4= R6×R5 (1)
Từ đó ta xác định dòng biểu thức ra:
Uo= (UI2 – UI1)
× ( + 1) × (5)
Từ phương trình (1) và (5):
Khi U0 = 5V và UI1= 0V, UI2=2,55V
Ta xác định được:
R1 = 0.99k R2 =1k
R3 = 1k
R4 = 153k
R5 = 100k R6 = 153k
R7 =100k
2.3. Khối tạo xung

- Giới thiệu về IC 555: IC thời gian 555 được du nhập vào những năm
1971 bằng công ty Signetics Corporation bằng 2 dòng sản phẩm
SE555/NE555 và được gọi là máy thời gian và cũng là loại có đầu tiên.
Nó cung cấp cho các nhà thiết kế mạch điện tử với chi phí tương đối rẻ,
ổn định và những mạch tổ hợp cho những ứng dụng cho đơn ổn và không
ổn định.
IC 555 hiện nay được sử dụng khá phổ biến ở các mạch tạo xung, đóng
cắt hay là những mạch dao động khác.
- Cấu trúc của 555 gồm : 2 con OPAMP, 3 con điện trở, 1 transitor, 1 FF (
ở đây là FF RS):

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

17



Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

- 2 Opamp có tác dụng so sánh điện áp.
- Transistor để xả điện.

Hình ảnh thực tế của IC 555:

- Chức năng của từng chân

Thứ tự

Chân

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

Chức năng

18


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

1

GND

2

TRIGGER


Đây là chân đầu vào thấp hơn điện áp so sánh và được
dùng như 1 chân chốt hay ngõ vào của 1 tần so áp.
Mạch so sanh ở đây dùng các transitor PNP với mức
điện áp chuẩn 2/3 Vcc.

3

OUTPUT

Chân này là chân dùng để lấy tín hiệu ra logic. Trạng
thái của tín hiệu ra được xác định theo mức 0 và 1. 1 ở
đây là mức cáo nó tương ứng gần bằng Vcc nếu
(PWM=100%) và mức 0 tương đương với 0V (thực tế
từ 0.35 đến 0.75V)

4

RESET

Dùng lập định mức trạng thái ra. Khi chân số 4 nối
masse thì ngõ ra ở mức thấp. Còn khi chân 4 nối vào
mức cao thì trạng thái ngõ ra phụ thuộc vào điện áp
chân 2 và chân 6. Nhưng mà trong mạch để tạo được
dao động thường nối chân này lên Vcc.

5

CONTROL
VOLTAGE


Dùng thay đổi mức áp chuẩn trong IC 555 theo các
mức biển áp ngoài hay dùng các điện trở ngoài nối
GND. Chân này có thể không nối cũng được nhưng để
giảm trừ nhiễu người ta thường nối chân số 5 xuống
GND thông qua tụ điện từ 0.01uF->0.1uF các tụ này
lọc nhiễu và giữ cho điện áp chuẩn được ổn định.

6

THREHOLD

7

DISCHAGER Có thể xem chân này như 1 khóa điện tử và chịu điều
khiển bởi tầng logic của chân 3. Khi chân 3 ở mức
điện áp thấp thì khóa này đóng lại , ngược lại thì nó
mở ra. Chân 7 tự nạp xả điện cho mạch R_C lúc IC
555 dùng như 1 tầng dao động.

8

VCC

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

Cho nối GND để lấy nguồn cấp cho IC hay chân còn
gọi là chân chung.

Là một trong những chân đầu vào so sánh điện áp
khác và cũng được dùng như 1 chân chốt dữ liệu.


Đây là chân cung cấp áp và dòng cho IC hoạt động.
không có chân này coi như IC chết . Nó được cấp điện
áp từ 2->18V.

19


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

- Mạch tạo xung:
Có tần số dao động có công thức :
f=1/T=1/0.69(R1+2R2)C.
- Ứng dụng hầu hết vào các mạch tạo xung đóng cắt hay là những mạch
dao động

2.4. Xây dựng bộ chuyển mã nhị phân 8 bit thành mã BCD và hiển thị trên
led 7 thanh
a. Xây dựng phương pháp
- Phương pháp: Để thực hiện việc chuyển đồi mã nhị phân 8 bit sang mã BCD
ta dùng IC 74LS83 để thực hiện cộng các số nhị phân tương ứng rồi chuyển
sang mã BCD, sau đó dùng IC 74LS247 để giải mã led 7 thanh. Nhưng trước
hết để làm được điều này, cần xét tới sự tương quan giữa loại mã: mã thập phân,
mã nhị phân và mã BCD.

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

20



Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

- Ta có bảng sau khảo sát IC 74LS83:

-Khi giá trị <10 thì mã nhị phân và mã BCD hoàn toàn giống nhau.
-Khi giá trị ≥10 để có mã BCD ta phải cộng thêm 6 vào mã nhị phân.
=>Để giải quyết vấn đề hiệu chỉnh này trước tiên ta sẽ thực hiện một
mạch phát hiện kết quả trung gian của mạch cộng 2 số nhị phân 4 bit.
Mạch này nhận kết quả trung gian của phép cộng 2 số nhị phân 4 bit và
cho ở ngõ ra Y=1 khi kết quả này ≥ 10, ngược lại Y=0.

- Thiết kế mạch phát hiện kết quả trung gian:
Xét bảng chân lý:

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

21


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

S4

S3

S2

S1

Y


0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

1

0

0


0

0

1

1

0

0

1

0

0

0

0

1

0

1

0


0

1

1

0

0

0

1

1

1

0

1

0

0

0

0


1

0

0

1

0

1

0

1

0

1

1

0

1

1

1


1

1

0

0

1

1

1

0

1

1

1

1

1

0

1


1

1

1

1

1

Hình: Bảng chân lý IC74LS84

S2S1 00
S2S1

00
01
11
10

0
0
1
0

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

01


11

0
0
0
0
1
1
0
1
Hình: Bảng Các - nô

10
0
0
1
1

22


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

Từ bảng Các - nô xác định được:
Y= S4S2 + S4S3
-Tuy nhiên nhìn vào bảng 2.1 ta thấy những mã BCD có giá trị thập phân
≥ 10 khi tín hiệu chân C4 của IC74ls83 ở mức 1.Vậy nên biểu thức logic
đúng là:
Y’=C4 + S4S2 + S4S3


Hình: Sơ đồ nguyên lý mạch cộng hai số nhị phân 4 bit
- Ta có thể ghép nhiều mạch cộng ở trên để có mạch cộng 2 số BCD
nhiều bit, khi đó chỉ việc nối ngõ ra hàng chục của tầng đầu tới ngõ vào
số nhớ C0 của tầng sau là được.
b. Tiến hành kết hợp các bộ cộng nhị phân với ADC0804
-Với 4 bit đầu tiên: (DB0-DB3)

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

23


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

-Với 4 bit tiếp theo: (DB4-DB7)
• Ở bít thứ 4: (giá trị thập phân tương ứng là 16). Vì vậy, ta sẽ cộng 6
vào khối mạch hiển thị đơn vị, và cộng 1 vào khối hiển thị hàng chục.
• Ở bít thứ 5: (giá trị thập phân tương ứng là 32). Vì vậy, ta sẽ cộng 2
vào khối mạch hiển thị đơn vị, và cộng 3 vào khối hiển thị hàng chục.
• Ở bít thứ 6: (giá trị thập phân tương ứng là 64). Vì vậy, ta sẽ cộng 4
vào khối mạch hiển thị đơn vị, và cộng 6 vào khối hiển thị hàng chục.
Đến đây có thể sẽ xuất hiện chàn biết ở hàng chục vì thế ta dùng mạch
trung gian để cộng 1 vào hàng trăm.
• Ở bít thứ 7: (giá trị thập phân tương ứng là 128). Vì vậy, ta sẽ cộng 8
vào khối mạch hiển thị đơn vị, cộng 2 vào khối hiển thị hàng chục và
cộng 1 vào khối hiển hàng trăm.
Mô phỏng bằng phần mềm Proteus:

Hình: Chuyển đổi mã nhị phân 8 bit thành mã BCD
-. Để hiển thị số thập phân tương ứng với mã BCD vừa chuyển đổi ta chỉ

việc kết nối đầu ra của bộ cộng hàng đơn vị, hàng chục và hàng trăm với
Led 7 thanh.

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

24


Đồ án môn học: VI MẠCH TƯƠNG TỰ VÀ VI MẠCH SỐ

Hình: Khối hiển thị với LED 7 thanh

Nhóm 9 – Điện 1 – K10

25


×