Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

ĐATN nghành kiến trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.52 MB, 113 trang )


LÊ UYÊN MINH
MSSV: 09510107660

GVHD: THẦY PHẠM PHÚ CƯỜNG
GVHDNT: THẦY ĐINH ANH TUẤN

02


Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, tác giả đã nhận được sự hướng
dẫn và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giảng dạy tại trường đại học
Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin đặc biệt gửi lời tri ân đến:
Thầy PHẠM PHÚ CƯỜNG - Khoa Kiến trúc Bộ môn Lý luận & Lịch sử Kiến trúc
Cô TRẦN THỊ THU HẰNG - Khoa Quy hoạch
Bác THẬP LIÊN TRƯỞNG và các anh chị Viện nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận
Chị DƯƠNG HẢI ÂU và các anh chị Sở Xây Dựng tỉnh Ninh Thuận
Gia đình ANH THƯ và BIÊN SOẠN làng Tuấn Tú, xã An Hải, Ninh Phước, Phan Rang
Gia đình chị QUỲNH NHƯ làng Thành Tín, xã Phước Hải, Ninh Phước, Phan Rang
Anh VIỆT HÀ , anh INRA JAKA làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Phan Rang
Anh VŨ TIẾN AN (K05)
Anh PHẠM TRỌNG HIẾU (Q08)
Chị LÊ THỊ XUÂN THÙY (Q06)
Anh PHẠM NHÂN THỌ (K05)
Đã giúp tác giả có được những tài liệu quý báu để học tập và hoàn
thành bài tốt nghiệp.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, PTRP và các nègre
(Nguyễn Đình TRÍ, Phạm Hoàng NGUYÊN, , Tăng Vĩnh Anh DUY, Bùi
Dương Kim YẾN) đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và thực
hiện đề tài.


Mặc dù đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và thể hiện, sai sót trong
lúc thực hiện là điều khó tránh khỏi, kính mong nhận được sự góp ý
quý báu từ phía thầy cô, bạn bè và độc giả
03


04


LỜI MỞ ĐẦU|
INTRODUCTION

Văn hóa Champa, sau hơn hai trăm
năm không được vun xới, bồi đắp đã
lụi tàn rất nhanh, bởi sự vô tình của thời
gian và cả vô tâm của con người. Dù từ
hơn trăm năm nay, nhận thấy nguy cơ
tiêu vong của nền văn hóa ấy, nhiều
nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong
và ngoài nước đã đổ công sức, trí tuệ
vào việc phục dựng, nhưng các thành
tựu đạt được vẫn còn khá khiêm tốn.
Nhà ở - nơi hội tụ và phản ánh trung thực
nhất tất cả các mối quan hệ giao lưu văn
hóa, nghề nghiệp, quan hệ xã hội và giai
cấp, tín ngưỡng, thẩm mỹ, tâm lý.... lại là
loại hình di sản ít được quan tâm nhất.
Có thể nói, nghiên cứu nhà ở chính là
nghiên cứu một phức hợp sinh hoạt
văn hóa , vừa là một yếu tố vật thể, vừa

thể hiện những đặc điểm phi vật thể

mang tính phổ biến của một cộng đồng
người. Đây là điều cốt lõi để gầy dựng
và bảo tồn một nền văn hóa của các tộc
người.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội
cũng làm cho những bối cảnh văn hóa
biến đổi và phát triển.
Vậy, vấn đề đặt ra cho bản thân tác giả
là làm thế nào để bảo tồn một nền văn
hóa khi chính những cá thể trong cộng
đồng văn hóa ấy vẫn đang loay hoay
giữa bàn cân truyền thống và hiện đại?
Phải chăng, điều cần bảo tồn đầu tiên
chẳng đâu xa lạ, chính là nơi ăn chốn
ở của các thế hệ gia đình người Chăm,
cái nôi văn hóa của mỗi hộ gia đình:
điều cơ bản cần tái lập và gìn giữ nhất.

05


BỐI CẢNH | CONTEXT
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHĂM HIỆN NAY TẠI NINH THUẬN

10

NINH THUẬN NINH PHƯỚC - VỊ TRÍ - KINH TẾ - KHÍ HẬU


16

XÃ AN HẢI NINH PHƯỚC - VỊ TRÍ KHU ĐẤT XÂY DỰNG

22

PHÂN TÍCH | ANALYSIS
QUY HOẠCH LÀNG CHĂM TRUYỀN THỐNG

28

NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG LÀNG CHĂM

34

CÁC KHÔNG GIAN TRONG KHUÔN VIÊN
KẾT CẤU TRUYỀN THỐNG
TRANG TRÍ
BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI CƯ NGỤ

06

46

MỤC LỤC


NHIỆM VỤ THIẾT KẾ | TARGET
QUY HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG


52

KIẾN TRÚC

54

CẢNH QUAN - NGĂN SA MẠC HÓA

58

PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ | CONCEPT
QUY HOẠCH

66

CÁC MẪU NHÀ

76

NHÀ CỘNG ĐỒNG

104

07




Vị trí đền tháp
Vị trí làng Chăm Bà la môn

Vị trí làng Chăm Bà ni

Hình 1: Bản đồ biểu hiện
vị trí của đền tháp, làng
Chăm Bà la môn và làng
Chăm Bà ni trên toàn
Phan Rang - Ninh Thuận
Photo courtesy of Uyên Minh

THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHĂM
TẠI PHAN RANG - NINH THUẬN
“Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui
Chịu chơi cả trong đau khổ.”

|

- INRASARA - Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002

Người Chăm là một dân tộc đã
từng có một quốc gia độc lập,
hùng mạnh trong lịch sử; có
nền văn hóa phát triển, và là
hậu duệ của các cư dân nền văn
hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Các
cộng đồng người Chăm ở Việt
Nam, Campuchia, Malaysia, Hoa
Kì... có quan hệ đồng tộc, đồng
tôn. Ở Việt Nam người Chăm có
mối liên hệ gần gũi với các dân
tộc nói các tiếng cùng thuộc

nhóm ngôn ngữ Mã lai - Đa đảo
như Gia Rai, Ê Đê, RaGlai và Chu
Ru. Người Chăm ở Việt Nam có
số dân khoảng 153.000 người.
Do đặc điểm cư trú, tính chất
tôn giáo và sắc thái văn hóa
mang tính vùng miền, người
Chăm ở Việt Nam chia thành
3 nhóm cộng đồng chính là:
10

Chăm Hroi; Chăm Ninh Thuận
– Bình Thuận và Chăm Nam
Bộ. nhiều nét văn hóa dân gian
đặc sắc như lễ hội Kate, lễ hội
Ramưwan, lễ hội Rija Nagar…
Riêng ở Ninh Thuận biết đến với
địa danh Pangdurangga- khu
vực địa lí lịch sử cực nam trong
4 khu vực thuộc vương quốc
Champa, có khoảng 72.500
người (năm 2012), chiếm 50%
tổng số người Chăm toàn
Việt Nam. Họ sống tập trung
thành từng palei ( làng Chăm)
riêng biệt và bảo lưu đậm nét
nhiều tập tục truyền thống
như nghi lễ, hội hè, tục cúng
tế đền tháp, tục cưới gả, tang
ma, tín ngưỡng, tôn giáo, luật

tục, văn chương, làng nghề…
mang bản sắc văn hoá riêng.

Trong các tỉnh thành tại Việt Nam
có người Chăm sinh sống, Phan
Rang - Ninh Thuận có lượng
người Chăm đông nhất. Họ sống
tập trung thành 23 làng gồm:
+ 13 làng thuộc huyện Ninh
Phước
+ 2 làng thuộc huyện Ninh Hải
+ 1 làng thuộc huyện Ninh Sơn
+ 1 làng thuộc huyện Thuận Bắc
+ 5 làng thuộc huyện Thuận Nam
+ 1 làng thuộc thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm


Tôn giáo của các cộng đồng Chăm gồm:
Bà-la-môn (Chăm Ahier) , Chăm Bà-ni
(Chăm Awal) và Hồi giáo (Islam).
Lễ hội Katê là lễ hội lớn nhất của cộng
đồng Chăm Bà-la-môn . Lễ hội gắn liền với
hình ảnh đền tháp cổ kính cùng văn hoá
dân gian như: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ,
những bài thánh ca ca ngợi các vị vua hiền
có công với dân, với nước và kể về công
việc mùa màng, vườn ruộng. Lễ hội Katê
diễn ra từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tháng
7 âm lịch hằng năm (lịch Chăm).

Đối với người Bà-ni và Islam, lễ hội
Ramưwan diễn ra trong 3 ngày, gồm có
những nghi lễ quan trọng: lễ tảo mộ (nau
ghôr) - lễ cúng gia tiên (iêu muk key – kèm
theo hội) và lễ chay niệm tại thánh đường
(bang ơk). Lễ hội nguyên gốc chỉ là lễ đơn
thuần cho mùa chay niệm cho tín đồ Hồi
giáo được cải biên lại, kết hợp những tín
ngưỡng bản địa lâu đời của người Chăm.



SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐA DẠNG?
Giữa 53 dân tộc anh em làm nên một
nền văn hóa VN vô cùng phong phú,
văn hóa của người Chăm vẫn là một nền
văn hóa được bảo tồn tốt hơn cả, lưu giữ
nhiều nét độc đáo nhất trong cuộc sống
đương đại.
Theo ông Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng
Viện Văn hóa Nghệ thuật VN: “Người
Chăm là một cộng đồng theo chế độ mẫu
hệ từ ngàn đời nay. Cơ cấu tổ chức xã hội
của người Chăm không bị mất đi, không
bị xô lệch, phương thức canh tác của họ
cũng ít bị thay đổi, họ vẫn sinh sống ở
những cộng đồng như ngày xưa, những
làng xã như ngày xưa. Điều này góp phần
tạo nên những “kháng thể” đặc biệt, do
vậy, dù tập trung sống ở gần những đô

thị, nhưng họ vẫn giữ được bản sắc riêng.
Đó là lý do để văn hóa tộc người Chăm dễ
nhận dạng trong nền văn hóa Đại Việt.”
BÀI TOÁN BẢO TỒN
Dù là một dân tộc vẫn bảo lưu được
nhiều tập tục truyền thống nhưng trước
sự phát triển chung của toàn xã hội, văn
hóa của người Chăm vẫn đang đứng
trước nguy cơ suy giảm “hệ miễn dịch”,
hay có thể nhìn nhận: hình ảnh là văn
hóa Chăm cũng đã có những nếp gãy.
Cũng theo ông Chí Bền, muốn bảo tồn
văn hóa thì trước hết, nhận thức của chủ
thể văn hóa phải được thay đổi, nghĩa là
họ phải biết tự hào với chính di sản của
họ. Di sản không phải là một tài sản xa
lạ với người dân, mà ngược lại, đó là
những gì rất đỗi quen thuộc, thiết yếu
như cơm ăn, nước uống hằng ngày. Đối
với bản thân chủ thể văn hóa, họ thực
hiện việc gìn giữ di sản như một hành
động xuất phát từ tiềm thức.
Ngoài những ngày lễ vẫn còn phần nào
giữ được những nét chính độc đáo, chữ
viết được giữ lại qua thơ văn, và kiến
trúc đền tháp được quan tâm - gìn giữ
phục chế - bảo tồn... thì kiến trúc nhà ở
truyền thống người Chăm lại là di sản bị
lãng quên nhiều nhất.


Hình 2: Một ngôi nhà Chăm
cổ truyền đã bị hư hại nhiều,
nay chỉ sử dụng làm kho chứa
các vật dụng linh tinh.
Photo courtesy of Uyên Minh

Hiện nay, do tác động của nhiều nguyên
nhân chủ quan và khách quan, nhất là
khi kinh tế-xã hội ngày càng phát triển,
nhận thức của người Chăm cũng như
khuôn viên và các ngôi nhà cổ truyền
của người Chăm cũng có những biến
đổi. Hầu hết bà con người Chăm làm
nhà theo điều kiện kinh tế, đơn giản
hơn với các loại nhà xây bằng gạch, lợp
mái tôn là chủ yếu chứ không còn làm

nhà theo truyền thống. Ở tại Ninh
Thuận, không còn thấy một khuôn viên
nhà người Chăm nào có đầy đủ các ngôi
nhà, chỉ còn một vài gia đình lưu giữ
lại được 2 hoặc 3 ngôi nhà nhỏ truyền
thống. Những ngôi nhà ấy không còn
giữ đúng chức năng như trước, đa phần
làm nhà kho, nhà bếp, hoặc trở thành
chuồng trại gia cầm.
Bác Triệu Văn Ngọt cho biết: “Ở thị trấn
tôi không còn nhà truyền thống giống
như ở Bảo tàng Dân tộc học nữa. Gia
đình tôi còn giữ lại được 3 ngôi nhà

giống nhà truyền thống nhưng cũng đã
lợp bằng ngói, tôn, biến đổi từ nhà có
nóc thành nhà một mái đơn giản”. Theo
nhà nghiên cứu Sử Văn Ngọc (là người
Chăm) thì gia đình ông chỉ còn 1 ngôi
nhà truyền thống của cha mẹ để lại, còn
ông đang ở trong một ngôi nhà khác
hoàn toàn và cách ăn mặc cũng đã thay
đổi.
Nhà ở - nơi hội tụ và phản ánh trung thực
nhất tất cả các mối quan hệ giao lưu văn
hóa, nghề nghiệp, quan hệ xã hội và
giai cấp, tín ngưỡng, thẩm mỹ, tâm lý....
Thảng nghĩ, bài toán về bảo tồn được
đặt ra không đơn giản chỉ là giữ lại
những gì còn lại, mà cần thiết hơn là tái
thiết lập những di sản đã mai một và
đang dần biến mất khỏi đời thường.
Tuy vậy, việc bảo tồn văn hoá không
hẳn phải cứ khư khư giữ lấy cái cũ mà
cần chủ động loại bỏ dần những yếu tố
không hợp lý, không còn phù hợp với
đời sống hiện nay, đồng thời chủ động
tiếp thu cái mới, tất nhiên trên cơ sở bản
sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.
Bảo tồn để phát triển, phát triển nhằm
bảo tồn, đây là hai mặt có mối quan hệ
biện chứng, tác động qua lại và bổ sung
cho nhau. Có như thế, văn hoá truyền
thống của dân tộc Chăm không bị mai

một mà được bảo tồn và phát triển liên
tục từ quá khứ, hiện tại đến tương lai.
Mặt khác, phải giải quyết được cơ chế
chính sách: Làm sao biến cuộc sống
thường nhật của người dân Chăm
thành sản phẩm du lịch, thành kế sinh
nhai của chủ thể di sản. Chỉ khi di sản
văn hóa sinh lợi nhuận, ý thức hệ của
người dân mới dần cải thiện và tự thân
bảo toàn giá trị di sản của dân tộc. Đó là
những bài toán đặt ra và cần giải quyết
ngay. Vì lý do mưu sinh, cộng đồng có
thể hy sinh những gì đang có để tìm
đến những phương thức tốt hơn nhằm
xây dựng hạnh phúc gia đình. Có chăng
nếu dung hòa được cả hai yếu tố thành
một, bài toán bảo tồn mới đủ cơ sở vững
chắc để triển khai? ./.
13




NINH THUẬN - NINH PHƯỚC
VỊ TRÍ - KINH TẾ - KHÍ HẬU
Quê mình thừa nắng thiếu mưa
Một miền nước mặn đồng chua cội cằn
Gió như “phang”, nắng như “rang”
Đá chồng lên đá héo tàn cỏ cây
- Ninh Thuận Một bài ca -


Ninh Thuận là một tỉnh nhỏ ở phía Nam
Trung Nguyên Trung Phần Việt Nam,
Bắc giáp quận Cam Lâm tỉnh Khánh Hoà
và Thị xã Cam Ranh ở cây số 1525 trên
Quốc lộ 1A, Nam giáp Quận Tuy Phong
tỉnh Bình Thuận ở cây số 1585, 508 trên
Quốc lộ 1A, Đông giáp biển Đông Hải,
Tây giáp quận Đơn Dương tỉnh Tuyên
Đức ở cây số 67, 477 trên quốc lộ số 11.
Tỉnh Ninh Thuận trông như một hình
bình hành, hai góc nhọn về phía Tây Bắc
và Đông Nam chiều dài cạnh gần bằng
16

nhau, khoảng 60 cây số. Tỉnh Ninh Thuận
ở vào giữa vĩ tuyến 11° 18 và 12° 02, giữa
Đông kinh tuyến 108° 35 và 109° 15 từ
Bắc đến Nam theo đường chim bay qua
Phan Rang làm tâm khoảng 70 cây số từ
Đông qua Tây khoảng 60 cây số.
Tỉnh Ninh Thuận có 336.308,24 ha diện
tích tự nhiên và 573.925 nhân khẩu; có
07 đơn vị hành chính trực thuộc bao
gồm các huyện: Thuận Nam, Ninh Phước,
Ninh Hải, Ninh Sơn, Bắc Ái, Thuận Bắc và
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.


Thuộc một trong những vùng khô hạn nhất trong năm, Ninh Thuận có

lượng mưa thấp, mùa khô kéo dài, lượng bốc hơi nước nhanh. Bên cạnh
đó, nhiệt độ trung bình trong mỗi tháng không có sự chênh lệch lớn,
nóng gần như quanh năm.


Hình 3: Số liệu các huyện tại Ninh Thuận
a) Diện tích đất đai trên từng huyện

Photo courtesy of Uyên Minh

b) Số lượng người mỗi huyện trên mỗi km2

Ninh Phước là một huyện thuộc Ninh
Thuận. Đây là nơi hội tụ nhiều làng người
Chăm nhất, với những làng nổi tiếng với
ngành nghề truyền thống như Làng gốm
Bàu Trúc, Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp.

kết hợp du lịch; năng lượng tái tạo,
chuyển biến nhanh cơ cấu kinh tế, nâng
cao nhịp độ tăng trưởng trong từng
ngành, từng lĩnh vực, bảo đảm nền kinh
tế huyện phát triển nhanh và bền vững.

Qua hình ảnh minh họa bên dưới, ta có
thể dễ dàng kết luận: huyện Ninh Phước
có diện tích NHỎ thứ 3 trong 7 huyện tại
Phan Rang.

Phát huy yếu tố nguồn lực con người,

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tuy vậy, số lượng người tập trung lại
thuộc hàng CAO thứ 3 xét trên 7 huyện.

1 - ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
Phát triển kinh tế - xã hội toàn huyện
Ninh Phước được đặt trong tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kết nối
với thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
và khu vực phía Bắc tỉnh Bình Thuận;
tận dụng lợi thế về 2 hành lang quốc lộ
1A và đường ven biển, xây dựng huyện
thành vùng trọng điểm phát triển tiểu
thủ công nghiệp, làng nghề, du lịch văn
hóa, năng lượng tái tạo và phát triển
nông nghiệp theo hướng ứng dụng kỹ
thuật cao khu vực phía Nam của tỉnh.
Khai thác tối đa có hiệu quả nguồn
nội lực và thu hút các nguồn ngoại lực
nhằm khai thác lợi thế phát triển nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề
18

2015

Phát triển bền vững, hài hòa về kinh tế
- văn hóa xã hội - quốc phòng an ninh
gắn với bảo vệ môi trường sinh thái,
phòng chống biến đổi khí hậu, phòng

chống giảm nhẹ thiên tai.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thời
kỳ 2011-2020 đạt 19 - 20%; giai đoạn
2011-2015 đạt 16-17%/năm, giai đoạn
2016-2020 đạt 21-22%/năm; trong đó,
giai đoạn 2011-2015: Nông, lâm và
thủy sản tăng 10-11%; công nghiệp xây dựng tăng 32-33%; dịch vụ tăng
14-15% và giai đoạn 2016-2020 tương
ứng đạt 15-16%; 26-27% và 23-24%.
Vậy, theo định hướng tương lai, tỉ lệ
giá trị sản xuất nông nghiệp và thủ
công mỹ nghệ có sự thay đổi nhẹ
kèm theo mức tăng của ngành dịch
vụ du lịch. Theo đó, việc kết hợp Du
lịch cộng đồng (DLCĐ) cho khu vực
là vấn đề nên được xem xét và xúc
tiến nhằm tăng cường giá trị kinh tế.

2020
Hình 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công
nghiệp – xây dựng và giảm dần tỷ trọng
ngành nông lâm, nghiệp, thuỷ sản và khu
vực dịch vụ. Đến năm 2015, tỷ trọng ngành
ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 41,5%;
công nghiệp - xây dựng chiếm 34%; các
ngành dịch vụ chiếm 24,5% và năm 2020
tỷ trọng các ngành tương ứng đạt 36%  ;
44,5% và 19,5%.
Photo courtesy of Uyên Minh



Hình 5: Biểu đồ gió vào 2 mùa trong năm
tại Phan Rang - Ninh Thuận.
Mùa khô: kéo dài trong gần 10 tháng có
gió thổi chủ yếu theo hướng Đông Bắc .
Gió thường khô nóng, lượng ẩm thấp.
Mùa mưa: kéo dài trong 2 tháng, có gió
thổi chủ yếu theo hướng Tây Nam.
MÙA KHÔ
Kéo dài từ tháng 12
đến tháng 9 năm sau

MÙA MƯA
Kéo dài từ tháng 9
đến tháng 11

Photo courtesy of Uyên Minh

Hình 6: Bảng thống kê tần suất hướng gió
thịnh hành tại Phan Rang. (bên trái)
Qua đó, ta nhận thấy: hướng gió Tây Nam
là hướng gió chủ đạo tại khu vực này.

2- KHÍ HẬU TỰ NHIÊN
‘Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn
nhất Việt Nam, có nền khí hậu nhiệt đới
gió mùa điển hình với đặc trưng là khô
nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670 –
1.827 mm.

Lượng bốc hơi tháng trung bình trong
nhiều năm đo được đều vượt 100mm/
tháng – 200mm/tháng. Trạm khí tượng
Phan Rang 100% các tháng đều có lượng
bốc hơi trung bình tháng > 100mm/
tháng.
Mùa mưa thường chỉ diễn ra 2-3 tháng,
thời gian mùa khô kéo dài, thường từ
9-10 tháng. Tuy diễn ra ít, nhưng có
tháng lượng mưa vượt mức 100mm. Các
tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng
4) nhiều năm không mưa, thậm chí kéo
dài từ 15-20 năm liên tục không mưa,
đặc biệt là vào tháng 1 và 2.
Mặc dầu lượng mưa trong năm thấp
(700-800ml/năm) nhưng mưa chỉ tập
trung trong ba tháng (tháng 8, 9,10),
nên những tháng này ẩm độ không khí
cao, hơn thế nữa trong mùa mưa lại có
nhiều cơn bão gây mưa làm cho thời
tiết trở nên thất thường. Cho nên, trong
những tháng mưa vùng khô hạn Nam
Trung bộ không còn đặc điểm khô hạn,
mà là khí hậu nhiệt đới ẩm.
Độ ẩm 75 – 77%.

3- NẮNG
Nắng nóng thường kéo dài từ tháng 3-9
hằng năm.
Thời tiết nắng nóng ở khu vực Nam

Trung bộ có những đặc điểm sau:
- Nhiệt độ cao thường là Tx >350C. Tại
Phan Rang đã quan trắc được nhiệt
độ Tx= 39.40C.
- Độ ẩm không khí nhỏ. Tại Phan Rang
đã quan trắc được Um= 29 %.

1. Từ phía Tây và Tây Nam thổi tới sau khi
vượt qua dãy Trường Sơn, để lại phần
lớn lượng ẩm phía Tây Trường Sơn và trở
nên khô nóng gay gắt mà ta thường gọi
là gió Tây khô nóng hoặc gió Lào.
2. Từ biển thổi đến theo hướng Nam hay
Đông Nam, sau khi trải qua một quảng
đường dài trên biển, đem lại thời tiết
mát mẻ hơn vào cuối mùa hạ.
Tại Ninh Thuận do ảnh hưởng của địa
hình nên hướng gió bị biến đổi so với
biểu đồ gió chuẩn mực.

- Một đợt kéo dài vài ba ngày, đôi khi 5
-7 ngày liền có nhiệt độ >350C, thậm
trí tới 12 - 15 ngày có nhiệt độ > 350C.
- Nó không hoàn toàn mất khả năng cho
mưa, vì sự biến tính xảy ra trong tầng
không khí dưới thấp, còn trên cao vẫn
là không khí nóng ẩm của gió mùa nên
đôi khi cũng xuất hiện những cơn dông
địa phương chiều tối và cho mưa
Ở Ninh Thuận, hàng năm từ tháng 3 - 9

có khoảng 25 - 40 ngày bị ảnh hưởng
của gió Tây khô nóng
Mùa hè, không khí xích đạo bắt nguồn
từ vùng biển Bắc Ấn Độ Dương, kết hợp
với một phần tín phong Nam Bán Cầu
vận chuyển lên phía Bắc, được gió mùa
mùa hạ mang tới Ninh Thuận theo hai
luồng:

Hình 7: Biểu kiến mặt trời tại Phan Rang Ninh Thuận
Năng lượng bức xạ lớn, khoảng 160 kcal/
cm2/năm. Tổng lượng nhiệt bình quân
năm khoảng 9.500 – 10.0000C.
Mặt trời nằm trên thiên đỉnh vào khoảng
tháng 6.

19


1km2
Diện tích phủ xanh
Diện tích bán phủ xanh
Diện tích bán hoang mạc
Diện tích hoang mạc

1990
Hình 8: (bên trái) Biểu đồ
biểu hiện sự hoang mạc
hóa đang diễn ra tại Phan
Rang qua các năm

(bên phải) Biểu đồ diện tích
đất bị hoang mạc tại Phan
Rang

4- SA MẠC HOÁ

2000

2005

2012
20

Tại Ninh Thuận hiện nay, tình trạng sa
mạc hóa chủ yếu xuất hiện vào mùa
khô, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và
dân sinh cũng như một số thành phần
kinh tế xã hội khác do địa hình đặc thù
của tỉnh là các dãy núi cao từ 1.200m
đến 2.000m bao xung quanh, chiếm
khoảng 70% diện tích tự nhiên, tạo nên
một vòng cung chắn gió từ phía Bắc qua
Tây và Tây Nam.
Trong khi đó, vào mùa gió Đông Bắc,
thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 2
năm sau mang lại lượng mưa chủ yếu
trong năm, bị các dãy núi cao ở phía Bắc
chắn lại đã làm giảm đáng kể lượng mưa
trong mùa.
Vào mùa gió Tây Nam, xảy ra vào khoảng

từ tháng 4 đến tháng 8, mang đến lượng
mưa đáng kể cho nhiều nơi, song do có
các dãy núi cao phía Nam chắn lại nên
trong mùa gió Tây Nam cũng xảy ra mưa
ít trên địa bàn tỉnh. Lượng mưa trung
bình năm, khu vực đồng bằng xấp xỉ
720mm, trong khi đó lượng bốc hơi
tiềm năng là 1.860mm, gần gấp 2,6 lần
lượng mưa năm. Riêng khu vực miền núi
có lượng mưa trung bình năm khoảng
1.200mm. Tuy nhiên, mưa chỉ tập trung
chủ yếu vào tháng 9, 10, 11 và 12, phần
lớn lượng mưa này lại đổ ra biển, nên
mùa khô, hạn hán xảy ra gây hiện tượng
cát bay, cát nhảy, là nguyên nhân gây
nên tình trạng hoang mạc hóa đất đai.

Photo courtesy of Uyên Minh

Diễn biến bất lợi về khí hậu thời tiết
như nhiệt độ không khí tăng cao, lượng
nước bốc hơi, số giờ nắng đều cao hơn
giá trị trung bình nhiều năm và đặc
biệt là sự thiếu hụt lượng mưa kéo dài
trong nhiều tháng là nguyên nhân chủ
yếu gây nên hạn hán ở Ninh Thuận. Sự
thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước
cấp của hệ thống thủy lợi lớn trong tỉnh
như sông Pha, Nha Trinh – Lâm Cấm
phụ thuộc chủ yếu vào việc sử dụng

nước xả này, chiếm khoảng 15% tổng
trữ lượng tài nguyên nước mặt của toàn
tỉnh. Việc sử dụng nguồn nước mặt còn
nhiều lãng phí như tưới tràn từ ruộng
cao xuống thấp suốt ngày đêm, các hệ
thống kênh nhánh nội đồng chưa được
hoàn thiện và cứng hóa. Theo số liệu
điều tra, hệ thống thủy lợi hiện nay chỉ
mới tưới được khoảng 80% so với thiết
kế.
Theo điều tra nghiên cứu, số dân làm
nông nghiệp chiếm 52.82% trong
588.799 nhân khẩu toàn tỉnh. Đây chính
là đối tượng chịu tác động trực tiếp và
nặng nề trong mùa hạn hán. Theo số
liệu thống kê, tổng thiệt hại trực tiếp tới
sản xuất và kinh phí cần thiết để phòng
chống, khắc phục hậu quả của trận hạn
năm 2002 ước tính lên đến 44.83 tỷ
đồng. Theo số liệu điều tra cho biết, đợt
hạn năm 2005, riêng về sản xuất nông
nghiệp đạt đến ngưỡng 133 tỷ 707 triệu
đồng, được xem là lần thiệt hại nặng nề
nhất trong suốt 10 năm qua.


Cát xám thẩm
ở vùng trũng

Hình 9:

(bên trái) Cồn cát trắng vàng có độ phì
nhiêu, tính giữ màu thấp.
Chứa nhiều thạch anh, có thể sử dụng
trong xây dựng

Cát mịn/
cát pha

(bên phải) Cồn cát đỏ có độ kiềm cao. Chứa
nhiều mùn, có tỷ lệ sét và sức giữ nước cao
hơn cồn cát trắng vàng.

Cát vàng
đỏ

Cát xám vàng
vùng cao

Cát vàng
xám

4.1 - ĐẤT CỒN CÁT TRẮNG VÀNG

nước ngầm.

Được hình thành do hoạt động của
thủy triều nên địa hình khác nhau, có
nơi tương đối bằng phẳng, có chỗ lượn
sóng nhưng cũng có khu vực tạo thành
những đụn cát, cồn cát chạy song song

với bờ biển có sườn dốc về phía đất liền.
Đất được hình thành chủ yếu do tác
động của biển và gió, chia làm hai lọai:

Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ mùn
cao (0,3%), hàm lượng dinh dưỡng ở
tầng đất mặt thấp. Nhìn chung đất vẫn
có độ phì thấp, tính giữ màu, giữ nước
kém. Đây là loại đất chưa phát triển, các
tầng đất chưa phân biệt rõ ràng, đồng
nhất từ trên xuống dưới là thành phần
cấp hạt chủ yếu là thạch anh (SiO2= 95%),
do đó loại đất này có thể sử dụng cho xây
dựng. Đất cồn cát trắng vàng có phản
ứng pHKCl < 5, mùn và đạm nghèo (0,35
- 0,07%), độ phì thấp nên tỷ lệ C/N thấp
(<5), khả năng giữ nước và mùn cũng
kém.

+ Cát xám thẩm ở vùng trũng:Nhìn
chung đất cát xám thẩm vùng trũng
được phân bố chủ yếu ở nơi có địa hình
bằng phẳng hoặc trũng. Đất thường bí
chặt, độ ẩm cao, có khi ẩm ướt, nước
rỉ lên mặt, nhiều ion H+, Al3+ nên đất
chua (pHKCl: 4,5).
+ Cát xám vàng vùng cao: phân bố ở
những nơi có địa hình cao hơn hoặc ở
dạng đồi. Thực bì tự nhiên chủ yếu là cây
bụi, phẫu diện phân tầng rõ rệt tương

tự đất cát đỏ, song đặc biệt của đất này
thường tầng thứ ba là tầng xanh lơ xuất
hiện nông (1,2 - 1,5m) có màu trắng xám
hoặc xanh lơ, chủ yếu cát mịn, tầng này
dâng nước mạnh và kéo dài xuống mực

4.2 - ĐẤT CỒN CÁT ĐỎ
Đất được hình thành do tác động của
khí hậu nóng - khô hạn đặc trưng ở
Ninh Thuận và dòng chảy ven bờ, có lịch
sử phát triển lâu đời hơn so với cồn cát
trắng vàng. Đất này được phân bố nhiều
trên địa hình đồi bát úp hoặc gợn sóng,
có nơi cao đến 200m. Khác với đất cát
trắng và cát biển phân bố ở vùng ngoài
gần biển, loại đất này phân bố chủ yếu ở

Photo courtesy of Uyên Minh

vùng giữa. Đối với loại đất cát đỏ, phần
lớn các phẫu diện phân thành 3 tầng
khác nhau rõ rệt :
- Tầng trên cùng độ dày tới 20 - 25cm là
cát mịn hoặc cát pha, xám vàng, tơi xốp,
có nhiều rễ cây.
- Tầng vàng đỏ: 50 - 70 cm là tầng vàng
đỏ có thành phần cơ giới nặng hơn,
thường là cát pha dính tay rõ rệt.
- Tầng vàng xám xuất hiện ở độ sâu 1,2 1,4 m, hạt cát thô hơn, thuần nhất. Tầng
này kéo dài tới 4 - 5 m thì gặp mực nước

ngầm.
Kết quả phân tích lý - hóa tính của đất
cho thấy: Đất hơi chua (pHKCl= 4,6 đến
pH= 5) những nơi bị bào mòn pHKCl =
4 - 4,5. Các cation kiềm trao đổi có liên
quan tới độ chua tăng lên (Al3+ = 0,12 0,7 mgđl/100g đất ). Mùn, đạm khá hơn
đất cát trắng (mùn: 0,3-0,4%), (N: 0,04 0,05%), (P205: 0,01%), độ phân giải hữu
cơ mạnh (tỉ số C/N< 4). Về tính chất vật
lý cũng được cải thiện hơn so với đất cát
trắng như tỷ lệ sét vật lý cao hơn, sức giữ
nước khá hơn.
21


1- CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT

nghiệp rõ rệt cho toàn xã.

Trong xã An Hải có tổng diện tích đất tự
nhiên là: 2.091,08ha với cơ cấu sử dụng
đất đến năm 2020 như biểu đồ trên.

Xã An Hải gồm 5 thôn: Thôn An Thạnh,
Thôn Long Bình, Thôn Hòa Thạnh, Thôn
Tuấn Tú và Thôn Nam Cương.

Vậy, định hướng quy hoạch của xã An
Hải thuộc vùng nông thôn của huyện
Ninh Phước có diện tích trồng trọt
chiếm 63,4% mang định hướng nông


Trong đó, Thôn (làng) Tuấn Tú nằm ở tọa
độ: 11°31’29”N 108°59’39”E
Hiện nay, trong khu vực Đồi cát Nam
Cương, thuộc xã An Hải đang bắt đầu có

XÃ AN HẢI - NINH PHƯỚC
VỊ TRÍ KHU ĐẤT XÂY DỰNG

Lung linh mắt ai đồi cát Nam Cương
cầm tay người về chầm chậm bước
đám bò Ma Oai hai mắt thật buồn
bước lửng lơ quạnh lối về Ninh Phước
- HUY UYÊN - Về cùng em - Phan Rang Ninh Thuận Vị trí tọa độ:

Vĩ độ: 11.506
Kinh độ: 108.996

Tổng diện tích khu đất: 9,6 ha
Huyện Ninh Phước có 34.103,37 ha diện tích tự nhiên và 135.146 nhân khẩu; có 09
đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thị trấn Phước Dân và các xã: An Hải, Phước
Hải, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Vinh, Phước Thái, Phước Hậu và Phước Hữu.
22

định hướng quy hoạch phát triển khu
Du lịch sinh thái Nam Cương. Đây cũng
chính là lý do để sinh viên đặt một bài
toán về Du lịch cộng đồng phát triển
song hành với vùng đồi cát, đưa ra một
mô hình làng Chăm Tuấn Tú, vừa là một

làng nông nghiệp truyền thống, vừa
mang ý nghĩa bảo tồn, giữ gìn nét đặc
sản của vùng miền và văn hóa Chăm và
mang tính sinh thái bền vững cho khu
vực.


2- ĐỊA HÌNH
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, bởi đây là vùng đất
cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy
núi đâm ra biển. Lãnh thổ tỉnh được bao
bọc bởi 3 mặt núi: phía Bắc và phía Nam
là 2 dãy núi cao chạy sát ra biển, phía Tây
là vùng núi cao giáp tỉnh Lâm Đồng.
Tỉnh Ninh Thuận có 3 dạng địa hình: núi,
đồi gò bán sơn địa, đồng ven biển. Vùng
đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh,
chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ
200 – 1.000 m. Vùng đồi gò bán sơn địa

chiếm 14,4% diện tích tự nhiên, vùng
đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện
tích đất tự nhiên.
Địa hình vùng huyện Ninh Phước nhìn
chung có nhiều đồi dốc, cao nhất từ
1100m so với mặt nước biến đến thấp
nhất 1,5m so với mặt nước biển.
Trong khu vực xã An Hải, tại vị trí khu
đất xây dựng mô hình làng Chăm Tuấn

Tú, địa hình cho thấy đa số là đất bằng
phẳng với độ cao 2,9m so với mặt nước
biển. Tuy nhiên có một phần diện tích
đất nằm ở vị trí đồi dốc 10%< i <20%,
cần chú ý khi đưa ra giải pháp thiết kế

Hình 10: (trên) Mặt cắt dọc địa hình
(dưới) Mặt cắt ngang địa hình
Photo courtesy of Uyên Minh

23


“Con đường từ thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận)
đến đồi cát Nam Cương khá “vặn
vẹo”. Vặn vẹo vì nó, lúc chạy lòng
vòng qua những xóm Chăm với
những đàn dê, cừu thả rông trên
những con đường đất nhỏ với
tiếng mõ trên cổ kêu vang lọc cọc
ngộ nghĩnh. Vặn vẹo vì khi lên dốc
lúc xuống đồi, cảnh quan hai bên
đường đẹp đẽ, càng ngoạn mục
hơn khi thấp thoáng đâu đó những
giàn nho xanh mướt lá khoe những
chùm trái đỏ tươi như mời gọi. Chưa
hết thỏa mãn mắt nhìn thì đã thấy
những đụn cát nhấp nhô đằng phía
chân trời bao la một màu xanh ngút

ngát của biển khơi.”

24


Hình 11: Vị trí khu đất xây dựng trên mối quan hệ toàn xã An Hải
Photo courtesy of Uyên Minh

GIAO THÔNG - nằm trên trục
đường nối liền huyện Ninh
Phước và Phước Dinh

BAO CẢNH - được bao
quanh bởi ruộng rau. Cách
cồn cát di động Nam Cương
500m

Hình 12: Các yếu tố ảnh hưởng tới khu đất

xây dựng

BIỂU KIẾN MẶT TRỜI - khu
đất nhận năng lượng bức xạ
lớn, khoảng 160 kcal/cm2/
năm. Tổng lượng nhiệt bình
quân năm khoảng 9.500 –
10.0000C.

Photo courtesy of Uyên Minh


3- GIAO THÔNG

3- VIEW NHÌN

Hiện nay, các tuyến đường giao thông
tiếp cận hiện trạng đều trong tình trạng
đang quy hoạch và chưa được đặt tên
cụ thể.

Các góc nhìn chính từ bên ngoài vào
khu đất chủ yếu nằm từ đường lớn
(đường đi Phước Dinh). Đây là điểm cần
lưu ý để tạo những điểm nhìn nổi bật,
đánh dấu được vị trí khu vực quy hoạch
xây dựng.

Theo định hướng tương lai, đoạn
đường chính sẽ có thể đi về hướng xã
Phước Dinh với độ lớn đường là 10m.
Các đường nhỏ hơn có độ rộng đường
dao động từ 4.2 – 5m.
Xung quanh khu đất xây dựng được quy
hoạch là các đất nông nghiệp, gồm lúa,
cây hoa màu, cây ăn quả, và rừng phòng
hộ.

Các góc nhìn từ các đường phụ sẽ là các
hướng tiếp cận đến vùng Động cát Nam
Cương. Vì vậy, các góc nhìn này cũng
cần được lưu tâm để tạo sự hài hòa giữa

kiến trúc và thiên nhiên tại những điểm
này.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×