Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

phần mềm chuyển ảnh in 2D thành 3D

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 73 trang )

Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy Nguyễn Việt
Cường – người đã trực tiếp hướng dẫn, cung cấp, và rèn luyện những kiến thức,
kỹ năng quý báu trong suốt quá trình em làm đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Bộ môn Công Nghệ In, Viện Kỹ
thuật Hóa học đã truyền đạt em cho những những vốn kiến thức to lớn trong
suốt những năm học vừa qua. Đây luôn là những kiến thức nền tảng giúp vững
bước hơn trong học tập và công tác sau này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn Lớp Kỹ thuật In và Truyền thông K55 đã
ủng hộ, giúp đỡ mình trong các năm học và quá trình hoàn thành đồ án.
Ở đồ án này, lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới, lượng kiến thức và thời
gian nghiên cứu của em còn hạn chế, những hiểu biết vẫn còn chưa thực sự sâu.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành nhưng vẫn còn thiếu sót rất nhiều, em rất
mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo của thầy cô và các bạn.
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Thùy Linh
01/2016

Trang 1
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI


--------------------

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Vũ Thị Thùy Linh
Khoá : 55
Viện: Kỹ thuật Hóa học
1. Đầu đề thiết kế :

Ngành: Công nghệ in

TÌM HIỂU CÁC CHỨC NĂNG CỦA PHẦN MỀM AGISOFT CHUYỂN
ẢNH 2D THÀNH 3D
2. Các số liệu ban đầu:
Các bài báo, tạp chí chuyên ngành, thông tin trên website, catalog về công nghệ in 3D
3. Nội dung các phần thuyết minh :
- Giới thiệu chung về công nghệ in 3D
- Sơ lược về các mô hình in 3D
- Chức năng của phần mềm AGISOFT Photo Scan
- Kết luận

4. Các bản vẽ, đồ thị (ghi rõ các loại bản vẽ và kích thước các bản vẽ):
.......................................................................................................................................
5. Cán bộ hướng dẫn:
Phần Lý thuyết:

TS. Nguyễn Việt Cường


Phần Công nghệ:

TS. Nguyễn Việt Cường

6. Ngày giao nhiệm vụ thiết kế:
7. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

18- 09- 2015
18- 01- 2016
Ngày 18 tháng 01 năm 2016

NGƯỜI DUYỆT

TRƯỞNG BỘ MÔN

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày
(Ký, ghi rõ họ tên)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Ký, ghi rõ họ tên)

TS. Nguyễn Việt Cường
tháng năm 2016

Trang 2

SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
2D (two-dimension): Hai chiều
3D (three-dimension): Ba chiều
RTV (room temperature vulcanization) Silicone: Cao su silicone có quá
trình lưu hóa xảy ra ở nhiệt độ phòng
AM (additive manufacturing): công nghệ tạo hình từng lớp
Thermoplastic: nhựa nhiệt dẻo
Thermosetting plastic: nhựa nhiệt rắn
Pot life: thời gian sống của mực, được tính bằng khoảng thời gian mực có
thể sử dụng được, nếu quá thời gian sống mực sẽ hỏng.
Thinner: phụ gia làm loãng
Hardener: phụ gia đóng rắn
RPT (Rapid Prototyping Technology): công nghệ tạo mẫu nhanh
SLA (Stereo Lithography Apparatus): công nghệ tạo mẫu lập thể
SGC (Solid Ground Curing): tạo mẫu xử lý nền tảng rắn
LOM (Laminated Object Manufacturing): công nghệ tạo mẫu theo dạng tấm
FDM ( Fused Deposition Modelling ): công nghệ tạo mẫu đùn
SLS (Selective Laser Sintering): công nghệ thiêu kết bằng laser

Trang 3
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng mở rộng, nhu
cầu về đời sống con người ngày càng tăng lên. Đi kèm đó là nhu cầu tìm kiếm,
sáng tạo các sản phẩm thay thế, mỹ thuật, sản phẩm thiết kế ngày càng phát
triển. Công nghệ in 3D phát triển cũng là yếu tố tất nhiên cho những nhu cầu
này. Việc tạo ra các sản phẩm thay thế sản phẩm hỏng với giá thành rẻ hơn rất
nhiều so với quy trình tạo ra sản phẩm truyền thống. Hãy tưởng tượng bạn bị
hỏng 1 chi tiết máy của hệ thống thiết bị rất đắt tiền, nhưng việc đặt mua nó là
rất tốn kém và khó khăn, thời gian chờ đợi lâu; với công nghệ in 3D chỉ cần có
file CAD của chi tiết đó và vật liệu phù hợp chúng ta đã có thể tạo ra được chi
tiết đó nhanh chóng và tiết kiệm. Một ví dụ khác nữa về vấn đề y tế, các mô, cơ
quan bên trong cơ thể bị hỏng, việc tìm kiếm các mô, cơ quan thay thế là nhu
cầu rất lớn ngoài xã hội; thế nhưng nguồn dữ trữ vốn có từ nguồn hiến thì lại
không được cao, thập chí còn thiếu hụt rất nhiều trong những năm gần đây. Việc
tái tạo lại cấu trúc của mô, cơ quan đã có hướng phát triển cùng với sự xuất hiện
của máy in 3D, các tế bào được nuôi cấy bằng cấu trúc khung in trên máy in,
việc tạo các thiết bị phụ trợ trong y học cũng rất phát triển. Thậm chí việc tạo ra
các cơ quan giả có cấu trúc và tính năng hoạt động giống như thật cũng giúp
bệnh nhân sống dài hơn.
In 3D xuất hiện hầu hết trong tất cả các lĩnh vực y tế, giáo dục, hàng không
vũ trụ, cơ khí, xây dựng, thực phẩm, có thể nói ở đâu có nhu cầu về tái tạo mô
phỏng thiết kế ở đó có sự xuất hiện của in 3D. Vậy in 3D là gì và những phẩn
mềm công nghệ tạo ra cấu trúc vật thể cho in 3D sẽ được em trình bày trong
luận án này. Và đặc biệt quan trọng là phần mềm có chức năng chuyển ảnh từ
2D sang 3D AGISOFT Photo Scan sẽ được giới thiệu cụ thể trong chương 3 sẽ
giúp cho người đọc cảm nhận được những tính năng mới mẻ hiện đại của phần
mềm này. Nội dung trình bày của em bao gồm các phần sau:

Trang 4
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55



Đồ án tốt nghiệp

Chương 1: Giới thiệu chung về công nghệ in 3D
Chương 2: Sơ lược về các công nghệ tạo hình 3D đang sử dụng
Chương 3: Tìm hiểu phần mềm AGISOFT Photo Scan ứng dụng vào
xử lý ảnh 2D và 3D
Chương 4: Kết luận
Tài liệu tham khảo

Trang 5
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp
Mục Lục

CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT.........................................................3
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ IN 3D.........................7
1.1

Sự tạo ảnh 3D và mắt người..........................................................................7

1.2

Lịch sử của in 3D............................................................................................8

1.3


Các vật liệu sử dụng trong in 3D...................................................................9

1.4

Lợi ích, ứng dụng của công nghệ in 3D.......................................................11

1.5 Công nghệ in 3D trên thế giới và Việt Nam........................................................12
CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ CÁC CÔNG NGHỆ TẠO MÔ HÌNH 3D ĐANG SỬ
DỤNG...................................................................................................14
2.1 Quy trình và công nghệ.......................................................................................14
2.1.1 Giới thiệu về công nghệ in 3D Stereolithography ( SLA )...........................14
2.1.2 Giới thiệu về công nghệ in Selective Laser Sintering (SLS)........................16
2.1.3 Giới thiệu về công nghệ in Fused Deposition Modeling (FDM).................18
2.2 Một số phần mềm dùng cho thiết kế in 3D.........................................................19
2.2.1 Phần mềm OpenSCAD................................................................................19
2.2.2 Phần mềm Solidworks 3D CAD..................................................................20
2.2.3 Phần mềm TinkerCad..................................................................................21
2.2.4. Phần mềm AGISOFT Photo Scan...............................................................22
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU PHẦN MỀM AGISOFT PHOTO SCAN 1.1....................25
3.1 Giới thiệu phần mềm Agisoft Photo Scan...........................................................25
3.2. Một số yêu cầu về file đầu vào của phần mềm..................................................27
3.3. Quy trình làm việc chung...................................................................................29
3.4. Qúa trình chỉnh sửa............................................................................................56
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.........................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................74

Trang 6
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55



Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ IN 3D
1.1 Sự tạo ảnh 3D và mắt người
Một trong các thuộc tính quan trọng nhất của thế giới vật chất xung quanh
ta là sự tồn tại của không gian 3 chiều. Con người có thể trực tiếp cảm nhận
không gian 3 chiều thông qua các giác quan ( thị giác, xúc giác, các cảm giác
bản thể…), trong đó thị giác thu nhiều thông tin nhất. Khi quan sát xung quanh
bằng mắt, có hai yếu tố làm ta cảm nhận được chiều sâu hay khoảng cách, đó là
sự điều tiết thủy tinh thể và góc chập của 2 mắt. Ấn tượng chìm hay nổi của
không gian và các đối tượng có được nhờ sự tổng hợp của não bộ từ các hình
ảnh ghi nhận đồng thời từ mắt trái và mắt phải. Nhờ tiếp thu thông tin từ hai góc
nhìn khác nhau, thị giác hai mắt giúp chúng ta định được khoảng cách xa gần và
do đó, nhận thức được tính vô tận và liên tục của 3 chiều không gian.
Nguyên lý căn bản của hầu hết các thể loại hình ảnh nổi là sự mô phỏng thị
giác hai mắt đối với đối tượng sự vật. Nói các khác hiệu ứng 3D ở các loại ảnh
nổi hay phim nổi đều giống nhau ở bản chất: nhằm gửi đến mắt trái và mắt phải
người quan sát một cách tách biệt hai hình ảnh tương ứng với hai góc lệch bên
trái và bên phải của đối tượng ( nếu tách biệt không tốt sẽ có hiện tượng nhòe
hình ). Sự chập ảnh vô thức của não bộ sẽ gây nên ấn tượng chìm hay nổi của
đối tượng sự vật. Đó là sự khác biệt lớn nhất đối với hình ảnh 2D truyền thống –
người quan sát đứng ở bất kỳ góc nào thì mắt trai và mắt phải cũng chỉ nhìn thấy
một khuôn hình giống hệt nhau.
Ảnh 3 chiều ( ảnh 3D ) thực chất là một bức ảnh tích hợp ( intergrated
picture ) với một lượng thông tin nhiều gấp 10 – 20 lần so với một tấm ảnh bình
thường. Một bức ảnh 3 chiều thể hiện được toàn bộ quang cảnh sự vật theo một
góc nhìn 360 x 180 độ.
Công nghệ 3D là công nghệ được xây dựng từ các phần mềm máy tính,
được ra đời vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước và đang được phát triển rất

nhanh trên thế giới. Công nghệ 3D có khả năng mô phỏng và giả lập thế giới
thực từ các quần thể kiến trúc, mô hình, vật thể, nhân vật cho đến mô tả chất

Trang 7
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

liệu, ánh sáng, các chuyển động,… rất sát với thực tế thông qua các thao tác
nhập các dữ liệu và tái tạo lại mô hình của đối tượng trong không gian 3 chiều.
In 3D là một quy trình in ra một mô hình có cấu trúc không gian từ các
phần mềm thiết kế để tạo thành từng lớp vật liệu chồng lên nhau,lớp này kế tiếp
lớp kia hình thành cấu trúc không gian cho vật. Mỗi lớp được xem như là mặt
cắt ngang vô cùng mỏng của vật thể.
1.2 Lịch sử của in 3D
Công nghệ in 3D bắt đầu được hình thành từ những năm 1980, xuất phát từ
việc tạo ra mẫu trong sản xuất sản phẩm công nghiệp. Năm 1984 Charles Hull
đã phát triển các công nghệ chuyển đổi từ dữ liệu vật lý sang dữ liệu số, đến
năm 1986 các bằng sáng chế của Charles Hull ( người đầu tiên phát hiện ra máy
Stereolithography SLA ) được công nhận. Ở đây, một bệ đỡ được đặt trong một
thùng chứa 1 loại polymer lỏng có thể làm cứng khi chiếu ánh sáng thích hợp.
Dựa trên hình dạng của đối tượng muốn tạo ra một chùm tia laser UV được điều
khiển bởi một máy vi tính sẽ chiếu lên bề mặt trên cùng của polymer lỏng, làm
lớp polymer này cứng lại. Bệ đỡ lúc này chứa lớp polymer cứng được hạ xuống
một chút. Quá trình này lặp đi lặp lại, hết lớp này tới lớp khác cho tới khi vật thể
được in hoàn toàn.
Năm 1987, một công nghệ tương tự khác là Selective Laser Sintering
(SLS) được đăng ký quyền sáng chế bởi Carl Deckard. SLS có nguyên lý tương
tự SLA: Xây dựng vật thể từ các lớp. Nó tạo nên vật thể bằng cách sử dụng một

lớp vật liệu ở dạng bột và sau đó dùng tia laser để liên kết các hạt bột lại với
nhau. Năm 1989, công nghệ Deposition Modeling (FDM) đã được giới thiệu và
đăng ký bản quyền sáng chế bởi Scott Crump – người đồng sáng lập Stratasys
Inc. Các công nghệ này vẫn còn được công ty giữ độc quyền cho tới ngày nay.
FDM là quá trình tạo nên vật thể bằng cách sử dụng 1 loại nhựa dẻo nóng (cùng
loại sử dụng trong ép nhựa) được đùn ra từ một đầu in có thể kiểm soát nhiệt độ.
Năm 1993, Viện Công nghệ Massachusetts ( MIT) đã cấp bằng sáng chế
với một cái tên khác là “ Kỹ thuật in không gian 3 chiều”, nó giống như kỹ thuật
in phun sử dụng máy in 2D.
Trang 8
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

Trong suốt những năm 1990 và đầu những năm 2000 một loạt các công
nghệ mới tiếp tục được giới thiệu. Năm 2000, máy in phun, in nhiều màu 3D
đầu tiên được sản xuất.
Năm 2005 các dự án RepRap được thành lập bởi tiến sĩ Adrian Bowyer tại
đại học Bath. Nó nghiên cứu về việc sử dụng mã nguồn mở để thiết kế cấu trúc
cho vật thể. Năm 2008 các vật liệu sinh học được tạo nên bởi phương pháp
FDM từ công ty Stratasys, từ đó các hệ thống chân giả và mô hình bắt đầu có sự
phát triển lớn. Các trang web về in 3D đã được phổ biến trên thị trường nhằm
giới thiệu và chia sẻ các tập tin tới người dùng.
Năm 2009 mạch máu đầu tiên được in với sự phát triển của công nghệ in
sinh học và được thực hiện bởi tiến sĩ Gabor. Các chi tiết máy móc, thiết bị, hay
các mẫu xe ô tô, hàm nuôi cấy các tế bào sinh học cũng được phát triển cho tới
ngày nay.
1.3 Các vật liệu sử dụng trong in 3D
Các loại vật liệu sử dụng trong in 3D tùy thuộc vào các phương pháp in

khác nhau, máy in 3D có thể sử dụng các loại vật liệu nhựa, kim loại, gốm sứ và
các loại vật liệu sinh học.
Nhựa: Hiện tại các máy in 3D sử dụng một công nghệ gọi là “ nóng chảy
các sợi nhựa ( Fused filament fabrication, FFF)”.
 PLA ( Acid Polylactic ) – PLA là chất liệu đơn giản nhất được dùng
trong máy in 3D. Nó là vật liệu thân thiện với môi trường, an toàn và dễ sử
dụng. Loại nhựa này có thể phân hủy sinh học do được chế tạo từ nguồn gốc
tinh bột ngô và mía.
 ABS ( Acrylonitrile butadiene styrene ) – ABS là loại vật liệu phổ biến
thứ 2 sau PLA. Nó khá an toàn và có độ bền cao, được sử dụng rộng rãi trong
chế tạo các tấm bảo vệ mui xe, hoặc các mô hình đồ chơi trẻ em.
 PVA ( Polyvinyl Ancohol ) – Các dòng máy Makerbot Replicator
thường sử dụng các loại nhựa này.
Các loại bột: thường sử dụng với phương pháp in SLS, các loại bột này
gồm:
Trang 9
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp



Polyamide: là một polymer có chứa monome của amit tham gia vào

quá trình tạo thành liên kết peptide. Polyamide có thể sử dụng cho các mô hình
phức tạp, các mô hình chức năng. Bột này thường có màu trắng.
 Alumide: là một loại bột được pha trộn từ bột nhôm xám và
polyamide. Hỗn hợp này bền hơn polyamide.
 Multicolor: là loại vật liệu in chứa đầy đủ màu sắc.

Các loại vật liệu khác:


Titanium: là loại vật liệu nhẹ và có độ bền tốt nhất. Vật thể được in

bằng bột titanium, các hạt bột này liên kết với nhau sau khi tia laser chiếu vào
tạo thành hình dạng vật thể.
 Thép không gỉ, đồng: là các loại vật liệu giá thành rẻ hơn so với kim
loại khác. Các loại vật liệu này đều ở dạng bột và được liên kết tạo hình bằng tia
laser nóng chảy các hạt bột thành liên kết.
 Vàng, bạc: Đây là kim loại quý hiếm, ở dạng bột và thường được dùng
để chế tạo trang sức, các kim loại này thường hay có khuôn sáp đi cùng.
 Gốm sứ: Loại vật liệu in 3D mà có vẻ ngoài sáng bóng, khả năng chịu
nhiệt cao và độ an toàn sử dụng cao. Vật thể thường được tạo thành từ bột gốm
silica-alumina.
 Vật liệu sinh học: các nghiên cứu về vật liệu sinh học ngày càng được
nghiên cứu phát triển. Các bộ phận cơ thể người đang được nuôi cấy và thay thế
cho các bộ phận hỏng như da, thận, xương giả, bang quang…
 Một số thực phẩm: chocolate, mỳ ống, thịt…
1.4 Lợi ích, ứng dụng của công nghệ in 3D
Lợi ích của công nghệ in 3D:
Thứ nhất đây là ngành sản xuất giá rẻ. Các máy in 3D có sức thu hút mạnh
vì có thể tiết kiệm được tới 70% do phí tổn vận chuyển và phí tổn đóng gói, cần
ít nhân lực, các nguyên liệu thì rẻ hơn.
Thứ hai ngành in 3D là ngành sản xuất nhanh. Sản phẩm được tạo ra nhanh
chóng so với sản xuất thủ công hiện tại.
Thứ ba ngành in 3D khuyến khích được các ý tưởng sáng tạo không giới
hạn về thiết kế. Ngăn chặn việc rò rỉ thông tin nhờ các mẫu được thực hiện trực
tiếp tại công ty.
Trang 10

SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

Thứ tư đây là ngành in tiết kiệm nguyên vật liệu và cũng có thể sử dụng
nguyên vật liệu tái chế nên an toàn và bảo vệ được môi trường.
Ứng dụng của công nghệ in 3D
Ngành y tế: Triển vọng dùng trong y tế của in 3D đang phát triển với tốc độ
cực kỳ nhanh chóng, các chuyên gia đang sử dụng in 3D để in các mẫu răng,
hàm giả, các bộ phần cấu trúc xương, lồng ngực nhân tạo, tay chân giả, hay các
cơ quan nội tạng. In 3D đã được sử dụng để in nội tạng từ chính tế bào của bệnh
nhân. Điều nay có nghĩa là bênh nhân không còn phải chờ đợi một thời gian dài
từ nguồn hiến nội tạng. Việc cấy ghép các mô hay cơ quan cũng được thực hiện
dễ dàng hơn. Tiến sỹ Anthony Alata, Viện nghiên cứu y học tái sinh, Wake
Forest đã từng làm cả thế giới bất ngờ tại diễn đàn TED Talks về việc tạo ra quả
thận nhân tạo bằng tế bào sống.
Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ: Việc sự dụng các chi tiết làm từ
nguyên vật liệu nhẹ, và có cấu tạo chức năng giống với các vật được chế tạo thủ
công đã giúp cải thiện đáng kể về khối lượng của máy bay, vệ tinh. Gần đây, một
vòi phun động cơ tên lửa của NASA được tạo nên từ máy in 3D đã được thử
nghiệm về độ nóng bằng lửa.
Ngành công nghiệp tự động hóa: Việc sử dụng in 3D được phát triển để
thẩm tra cấu trúc thiết kế. Các nguyên mẫu của nhiều bộ phận được in ra trong
sản xuất ô tô, linh kiện điện từ, chi tiết máy móc.
1.5 Công nghệ in 3D trên thế giới và Việt Nam
Hiện nay, khả năng tạo mẫu nhanh của máy in 3D đã được ứng dụng phổ
biến rộng khắp nhiều lĩnh vực từ kiến trúc, xây dựng, thời trang, mỹ thuật, y
học, thẩm mỹ, giáo dục, đến các ngành công nghiệp sản xuất khác như hàng tiêu
dùng, ô tô, máy bay, vũ trụ.

Tại Mỹ, công nghệ SLS ( Selective Laser Sintering ) đã được phát triển tại
Đại học Texas dưới sự bảo trợ của cơ quan đặc trách nghiên cứu quốc phòng cao
cấp của Mỹ ( DARPA ). Tổng thống Obama cũng đề cập đến Viện công nghệ sản
xuất phụ trợ ( NAMII ) “America Makes”.
NAMII được thành lập năm 2012 như một đối tác tư nhân thúc đẩy công
nghệ in 3D trong các ngành sản xuất ở Mỹ và từ đó giúp tăng khả năng cạnh
Trang 11
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

tranh của ngành. NAMII đonga vai trò hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và thúc đẩy
thực hiện, tạo điều kiện cho hợp tác giữa công ty, các trường Đại học và các tổ
chức phi lợi nhuận; đồng thời hỗ trợ các hoạt động giao dục đào tạo liên quan
đến sản xuất. Năm 2014, NAMII đầu tư 9 triệu USD cho các dự án nghiên cứu
ứng dụng in 3D, các chủ dự án góp ngân sách 19,3 triệu USD, như vậy tổng vốn
đầu tư của nhà nước và tư nhân lên đến gần 30 triệu USD.
Bên cạnh đó, Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) là một trong những đơn vị
ủng hộ chính cho in 3D ở Mỹ, đặc biệt là các dự án đầu tư cho nghiên cứu. Từ
năm 1986 đến 2012 quỹ này đã cung cấp hơn 200 triệu USD cho công nghệ in
3D.
Bộ quốc phòng ( DOD ) cũng là đơn vị tài trợ cho in 3D qua các cơ quan
khác nhau của bộ như là DARPA và văn phòng nghiên cứu Hải quân (ONR).
Tại Trung Quốc, quốc gia này có tham vọng tận dụng lợi thế của công
nghệ in 3D để đưa vào lĩnh vực sản xuất. Năm 2012, Trung Quốc đã đưa ngành
công nghệ in 3D vào Chương trình Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao
quốc qua của Bộ Khoa học và Công nghệ. Chính phủ Trung Quốc cấp hơn 6,5
triệu USD tài trợ cho các nghiên cứu tập trung về công nghệ 3D.
Bên cạnh đó, tháng 6/2013, Chính phủ Trung Quốc cam kết đầu từ 245

triệu USD cho công nghệ này trong suốt bảy năm tiếp theo. Và Viện nghiên cứu
3D cũng được thành lập trong năm 2013. Thông qua việc cộng tác với các
trường đại học, Viên nghiên cứu ngày sẽ thực hiện các nghiên cứu về công nghệ
in 3D cũng như tiến hành thương mại hóa cũng như triển khai các hoạt động liên
quan đến in 3D. Trung Quốc cũng là nước đầu tiên trên thế giới mở bảo tàng
nghệ thuật in 3D tại Bắc Kinh năm 2013.
Tại Anh, đầu năm 2014 thủ tướng Anh cũng công bố họ sẽ thành lập một
trung tâm in 3D quốc gia với khoản đầu tư 25 triệu USD. Tháng 6/2013, Ủy ban
chiến lược công nghệ ( TSB ) – cơ quan sáng tạo của Vương quốc Anh – cùng
với ba hội đồng nghiên cứu đã giới thiệu một chương trình hỗ trợ trị giá 13,9
triệu USD từ chính phủ cho các công ty tư nhân để phát triển sản xuất công nghệ
in 3D. Ngoài ra bộ giáo dục Anh cũng dành sự quan tâm cho in 3D, trong năm
Trang 12
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

2012-2013, một dự án thí điểm được thực hiện tại 21 trường học nhằm kiểm tra
khả năng sử dụng máy in 3D trong mô hình giáo dục STEM
( Science- Technology- Engineering – Mathematics, mô hình với nền tảng Công
nghệ thông tin và Robots).
Tại Nhật, chính phủ Nhật là một trong những chính phủ sớm nhận ra tầm
quan trọng của công nghệ in 3D. Chiến lược Tái tạo Nhật Bản được thông qua
06/2013, bao gồm công nghệ in 3D và khuyến khích đầu tư vào công nghệ này
song song cùng các công nghệ tiên tiến hàng đầu khác tại Nhật Bản. Bộ Kinh
Tế, Thương mại và Công nghệ Nhật Bản ( METI ) sẽ trợ giá mua mày in 3D cho
nhiều trường đại học và cao đẳng kỹ thuật. Các khoản trợ cấp này dự kiến sẽ
được mở rộng cho các trường trung học cơ sở sau này. Ngoài ra, METI dành
khoảng 44 triệu USD trong ngân sách 2014 để hỗ trợ các nghiên cứu và phát

triển liên quan đến việc sử dụng in 3D trong sản xuất kim loại.
Ngoài ra một số các trường đại học cũng đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu
phát triển công nghệ 3D và các ứng dụng của nó như đại học Wollongong,
Australia; Đại học Sydney; Đại học Harvard; Đại học Stanford; Viện công nghệ
Massachusetts nghiên cứu về 3D sinh học.
Hiện nay, ngành in 3D chỉ mới xâm nhập thị trường Việt Nam trong
những năm gần đây. Chủ yếu xuất hiện nhỏ lẻ và mang tính chất tìm hiểu, số
lượng máy in 3D cũng là các nguồn từ công ty nước ngoài, việc thiết kế sáng tạo
mẫu vẫn chưa được đầu tư cao. Hy vọng trong thời gian không xa, thị trường
công nghệ in 3D tại Việt Nam có bước phát triển hơn nữa.

Trang 13
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ CÁC CÔNG NGHỆ TẠO MÔ HÌNH
3D ĐANG SỬ DỤNG
2.1 Quy trình và công nghệ
2.1.1 Giới thiệu về công nghệ in 3D Stereolithography ( SLA )

Stereolithography ( SLA ) được phát triển bởi Charles Hull (1986). Công
nghệ này sử dụng chất liệu chính là photopolymer dạng lỏng. Từ file hình ảnh
3D dưới tác dụng của chùm tia laser UV được điều khiển bởi hệ thống máy tính
sẽ chiếu lên bề mặt của lớp polymer lỏng, làm cho polymer cứng lại. Các phần
sau đó được hạ xuống đến độ sâu tương ứng với độ dày ( thường từ 0.05 – 0.15
mm ) của phần mặt cắt ngang tiếp theo cho tới khi hoàn thiện sản phẩm. Độ
chính xác của công nghệ này thường nhỏ hơn 0.5 mm, nó tạo ra lớp bề mặt sản
phẩm khá trơn và mềm mại. Công nghệ này rất phù hợp cho việc tạo khuôn đúc

có độ chính xác cao, cũng như các mẫu chức năng mô hình sản phẩm gốc.
Thời gian để in các sản phẩm cũng phụ thuộc vào kích thước của sản
phẩm, kích thước máy, và độ phân giải đạt được. Đối với các sản phẩm kích
thước nhỏ thường được sản xuất với máy nhỏ, và thường mất từ 6 đến 12 giờ để
in. Còn các sản phẩm lớn, kích thước vài mét thì có thể mất đến vài ngày để in.
Thông thường người ta hay in các mô hình mẫu nhỏ cho sản phẩm lớn. Từ đó có
thể kiểm tra nguyên mẫu này về hình thức trước khi sản xuất sản phẩm thật.

Hình 2.1.1 A: Công nghệ Stereolithography ( SLA )

Trang 14
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.1.1 B: Cấu trúc của một hệ thống SLA
2.1.2 Giới thiệu về công nghệ in Selective Laser Sintering (SLS)

Selective Laser Sintering (SLS) được phát triển từ nguyên mẫu của Charles
Hull, nguyên lý in tương tự như công nghệ SLA nhưng thay vì sử dụng vật liệu
đầu vào dạng lỏng thì ta sử dụng dạng bột. Đây là điểm khác nhau giữa SLA và
SLS, các lớp vật thể được tạo nên bởi sự liên kết nóng chảy bằng tia laser năng
lượng cao( ví dụ: laser CO2, laser Diot ). Quá trình SLS bắt đầu bằng việc tách
các dữ liệu 3D CAD thành các lớp rồi chuyển giao đến thiết bị điều khiển. Đầu
laser tạo liên kết các hạt bột với nhau, lớp đầu tiên bắt đầu được hình thành, sau
đó 1 con lăn trượt qua phủ lên 1 lớp bột mỏng nữa và liên kết lớp thứ hai, quá
trình cứ diễn ra cho tới khi hết các lớp sản phẩm. Các lớp bột mỏng được chứa
trên khay để vật liệu. Vật liệu dạng bột rất đa dạng như PolyStyren, Nylon, thủy


Trang 15
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

tinh, gốm sứ, thép, titanium, nhôm, bạc, vàng ….Sau khi có được sản phẩm in,
các bột còn dư thừa có thể được tái sử dụng cho các lần in tiếp theo.

Hình 2.1.2: Cấu trúc của hệ thống in SLS

Bất kỳ loại laser năng lượng cao nào cũng có thể sử dụng miễn là tia laser
đó phải đủ nhiệt để làm nóng chảy các hạt bột. Có hai loại tia laser thường hay
được sử dụng là laser Diot và laser CO2.
Ưu điểm

Laser Diot
Nguồn laser nhỏ và khối

Laser CO2
Laser CO2 có bước song 10.4 um,

lượng nhẹ nên có để lắp đặt

nên không xảy ra vấn đề gì với vật

trực tiếp trên hệ thống chuyển

liệu màu trắng và trong suốt.


động.
Nguồn cũng không quá nóng
nên hệ thống tản nhiệt đơn
giản làm cho cấu trúc của máy
không quá phức tạp.
Trang 16
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

Chế độ làm việc đơn

Tốc độ hoạt động của laser CO2

giản,nguồn điện áp nhỏ. Các

nhanh hơn so với laser diot.

mạch điện cấp nguồn tương
Nhược

đối đơn giản
Các loại bột trắng hoặc trong

Laser CO2 cấu trúc phức tạp và

điểm

suốt thì khó khan hơn trong


cồng kềnh,ví dụ như 1 ống laser

quá trình kiểm tra. Cần sử

40W dài 70cm và nặng 2kg, nên

dụng các loại bột tối màu để

không thể gắn cùng hệ thống di

được kết quả tốt nhất. Điều

chuyển mà phải có 1 hệ thống

này trái ngược với laser CO2

gương phản chiếu đi kèm.

vùng làm việc xa so với ánh
sáng hồng ngoại.
Laser diot công suất cao

Nguồn laser CO2 hoạt động ở mức

( hàng chục Watts) có giá

điện áp cao có thể lên đến hàng

thành đắt hơn laser CO2 cùng


chục ngàn Volt. Nên cần hệ thống

công suất.

cấp điện đặc biệt
Nguồn cần làm mát bằng nước, nên
làm tăng sự cồng kềnh của hệ
thống, và không an toàn với nguồn
điện áp cao.

Trong quá trình in cho vật liệu sử dụng bị nung chảy liên kết với nhau nên
thường sẽ có mùi khó chịu, do đó hệ thống cần được đảm bảo kín và có bộ phận
lọc không khí ví dụ như than hoạt tính để tránh mùi có thể bay ra môi trường
làm việc.
2.1.3 Giới thiệu về công nghệ in Fused Deposition Modeling (FDM)

Được phát minh vào cuối những năm của thập niên 1980 bởi Scott
Crump, FDM hoạt động trên nguyên tắc đùn vật liệu nóng chảy bằng đầu in.
Quá trình FDM được bắt đầu bằng cách chia thành các lớp từ file dữ liệu CAD,
các phần mềm xử lý tập tin STL, máy có thể phân chia ra thành nhiều loại vật
Trang 17
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

liệu và màu sắc khác nhau trên cùng 1 vật thể, các đầu phun được điều khiển để
phun chính xác vào các vị trí thiết kế, từ đó tạo thành các lớp chồng lên nhau,
các vật liệu này sau khi ra khỏi đầu in thường khô nhanh chóng, định hình kích

thước, hình dạng cho vật thể. Độ chính xác của đầu phun có thể đạt được là 0,1
mm. Sản phẩm hoàn thành có thể chuyển đến các khâu làm nhẵn hoặc sơn để
tạo tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Công nghệ này thường sử dụng các vật liệu như
Acrylonitrile Butadiene Styrene ABS, Polylactic acid PLA, Polycarbonate PC,
Polyamide PA, Polystyrene PS, lignin…
Các vật thể in của phương pháp này thường là các mẫu ý tưởng của thiết
kế kiến trúc, nghiên cứu khoa học, thiết kế đồ họa 3D, quảng cáo…Các mẫu
chức năng mô phỏng khuôn mẫu, các chi tiết thay thế, cánh tuabin, các chi tiết
gá đặt, định vị.

Hình 2.1.3: Cấu trúc hệ thống in FDM.

Các bước cơ bản tạo nên vật thể bằng công nghệ FDM

Trang 18
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị tập tin thiết kế ví dụ như CAD rồi chia nhỏ thành các
lớp mỏng với chiều dày từ 0,005 inch (0,127 mm) đến 0.013 inch (0,3302 mm).
Bước 2: In mẫu thiết kế, các đầu in chứa vật liệu với màu sắc khác nhau,
cũng có thể là hai vật liệu khác nhau được đùn ra ở đầu in theo các lớp đã chia
sẵn ở bước 1.
Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm sau cùng. Lấy sản phẩm ra và làm sạch
những vị trí dư thừa, đánh bóng hay phun sơn hoàn thiện sản phẩm.
2.2 Một số phần mềm dùng cho thiết kế in 3D
2.2.1 Phần mềm OpenSCAD


OpenSCAD là một phần mềm có thể tạo mẫu mô hình 3D, đây là phần
mềm dùng cho Linux/ Unix, Windows và Mac OS X. Nó không tập trung vào
mẫu mang tính nghệ thuật mà tập trung vào yếu tố chi tiết như là chi tiết máy,
hình khối hình học. Vì vậy, phần mềm này tập trung ở phần tạo nên các chi tiết
máy hơn là các mẫu nghệ thuật. OpenSCAD không phải là phần mềm tương tác
mà nó gần giống như người biên dịch lại ý tưởng của người thiết kế dưới dạng
3D, điều này giúp bạn kiểm soát được quá trình tạo mẫu và dễ dàng thay đổi bất
cứ bước nào trong quá trình tạo mẫu. Các mô hình mẫu được xác định bằng cách
nhập vào các thông số không gian, hàm tạo thành. OpenSCAD sử dụng tập tin
định dạng DXF, STL, OFF. có hai vùng làm việc chính là Preview và Render.
OpenSCAD tạo ra dưới 2 kiểu mẫu: Cấu trúc không gian và dạng 2D sang 3D.
Lợi ích của OpenSCAD: Nó được thiết kế dành cho người dùng đã hiểu biết về
lập trình, nó gần giống như 1 ngôn ngữ lập trình thay vì phần mềm CAD. Nó dễ
dàng trong việc thay đổi thông số vật thể, thiết kế giao diện đơn giản.

Trang 19
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

Hình 2.2.1: Giao diện làm việc của phần mềm OpenSCAD.
2.2.2 Phần mềm Solidworks 3D CAD

Solidworks 3D CAD là một phần mềm thiết kế cơ khí 3D, chạy trên hệ
điều hành Windows, nó vốn được coi là “tiêu chuẩn cho thiết kế công nghiệp”.
Solidworks 3D CAD được biết đến với khả năng dễ dàng kết hợp với một loạt
các công cụ vẽ, lắp ráp, phân tích thiết kế, xây dựng mô hình dựa trên cách tiếp
cận các thành phần tham số để tạo mô hình. Solidworks tạo nên bề mặt vật dựa
trên các bề mặt phẳng với diện tích nhỏ tạo nên cảm giác độ cong. Hệ thống này

cho phép ta đạt được độ chính xác cao hơn so với phương pháp khác. Thay vì sử
dụng mô hình đa giác, Solidworks dựa trên bản phác thảo không gian làm cho
các kích thước chính xác hơn nhiều. Định dạng STL có sẵn giúp nó đạt được độ
chính xác cao, điều đó giúp cho người dùng dễ dàng xuất file và in với máy in
3D được kết nối.

Trang 20
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

Hình 2.2.2: Mẫu được tạo ra với các mặt phẳng khác nhau.
2.2.3 Phần mềm TinkerCad

TinkerCad là một phần mềm thiết kế 3D trực tuyến đơn giản giúp ta có thể
tạo nên mô hình đồ chơi, các mẫu trang sức mà bất kỳ 1 nhà thiết kế không
chuyên nào cũng có thể sử dụng.
Các thiết kế của TinkerCard có thể sử dụng để in trực tiếp bằng máy in 3D.
Để bắt đầu sử dụng TinkerCard chúng ta có thể mở các trình duyệt Web như
Google Chrom hoặc Mozilla Firefox, sau đó tạo tài khoản với các thông tin cá
nhân. Chúng ta có thể tạo các mẫu thiết kế riêng bằng cách chọn “Create new
design”

Hình 2.2.3: Giao diện làm việc của TinkerCard
Bước 2: Lựa chọn các đối tượng hình học có sẵn bên thanh công cụ, ta có
thể điều chỉnh kích thước của các đối tượng hình học này. Các chức năng dễ
Trang 21
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55



Đồ án tốt nghiệp

dàng sử dụng như là: Di chuyển hình học, phóng to, thu nhỏ, kết hợp và tách
khối hình, sao chép, dán, nhân rộng, thay đổi màu sắc.
Bước 3: Sử dụng linh hoạt các góc nhìn đối với vật thể. Sau đó vẽ và ghép
các phần chi tiết của vật thể lại với nhau để đạt được hình khối mong muốn.
Bước 4: Xuất file dữ liệu, file được lưu cho in ấn ở định dạng .STL.
Ưu nhược điểm của TinkerCard:
Ưu điểm: Đây là một web ứng dụng nên việc sử dụng không mấy khó khăn,
mọi người dùng đều có thể sử dụng được.
Nhược điểm.Ứng dụng này không thực sự chuyên nghiệp nên tính thẩm mỹ
không cao, chất lượng file xuất cũng không đảm bảo đủ dung lượng xuất.
2.2.4. Phần mềm AGISOFT Photo Scan

Agisoft PhotoScan là một giải pháp mô hình hóa 3D dựa trên hình ảnh
tiên tiến nhằm tạo ra nội dung chất lượng 3D chuyên nghiệp từ hình ảnh tĩnh.
Dựa trên công nghệ multi-view xây dựng ảnh 3D mới nhất. Hình ảnh có thể
được lấy từ bất kỳ vị trí, điều kiện là đối tượng được xây dựng lại có thể nhìn
thấy ít nhất hai hình ảnh. Cả hai liên kết hình ảnh và mô hình 3D tái thiết hoàn
toàn tự động.
Hoạt động của phần mềm
Nói chung mục đích cuối cùng của hình ảnh được tạo ra với PhotoScan là
xây dựng một mô hình 3D kết cấu. Các thao tác của hình ảnh xử lý và xây dựng
mô hình 3D bao gồm bốn giai đoạn chính.
1. Giai đoạn đầu tiên là chỉnh camera. Ở giai đoạn này PhotoScan tìm
kiếm điểm chung về hình ảnh và phù hợp với chúng, cũng như nó tìm thấy vị trí
của máy ảnh cho mỗi hình ảnh và cải tiến các thông số hiệu chỉnh camera. Kết
quả là một đám mây điểm thưa thớt và một tập hợp các vị trí máy ảnh được hình
thành. Các đám mây điểm thưa thớt này là kết quả của sự liên kết hình ảnh và sẽ

không được sử dụng trực tiếp trong quá trình xây dựng mô hình 3D tiếp tục. Tuy
nhiên nó có thể được xuất ra để sử dụng cho các chương trình bên ngoài. Ví dụ,
Trang 22
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

các điểm mô hình đám mây thưa thớt có thể được sử dụng trong một trình soạn
thảo 3D như một tài liệu tham khảo. Ngược lại, tập hợp các vị trí máy ảnh là cần
thiết để biết thêm mô hình 3D xây dựng bởi PhotoScan.
2. Giai đoạn tiếp theo là xây dựng đám mây điểm dày đặc. Dựa trên vị trí
máy ảnh ước tính và hình ảnh cho mình một điểm đám mây dày đặc được xây
dựng bởi PhotoScan. Đám mây dày đặc điểm có thể được chỉnh sửa và phân loại
trước khi xuất ra hoặc tiến tới hệ thống mô hình lưới 3D.
3. Một ma trận được xây dựng lưới. PhotoScan dựng lại một lưới đa giác
3D đại diện cho bề mặt đối tượng dựa trên các đám mây điểm dày đặc. Ngoài ra
có một đám mây điểm dựa trên phương pháp mô tả hình học nhanh chóng dựa
vào các điểm của đám mây thưa thớt. Thông thường có hai thuật toán có sẵn
trong PhotoScan có thể được áp dụng để tạo lưới 3D: Height Field - cho bề mặt
loại phẳng, Arbitrary - cho bất kỳ loại đối tượng.
Sau khi xây dựng các lưới, có thể chỉnh sửa nó. Một số điều chỉnh, như
lưới decimation, loại bỏ các thành phần tách rời, đóng các lỗ trong lưới,… có thể
được thực hiện bởi PhotoScan. Để chỉnh sửa phức tạp hơn, bạn phải tham gia
vào các công cụ biên tập 3D bên ngoài. PhotoScan cho phép xuất ra lưới, chỉnh
sửa nó bằng các phần mềm khác và nhập nó trở lại.
4. Sau khi xây dựng lại hình học (tức là lưới), nó có thể được cấu trúc lại
và / hoặc sử dụng cho thế hệ orthophoto. Một số chế độ mạng dệt có sẵn trong
PhotoScan.
Trong các phần mềm đã kể trên có thể nói tính hữu dụng của phần mềm

AGISOFT Photo Scan rất cao, trong đồ án này em tập trung vào tìm hiểu sâu các
chức năng sử dụng của phần mềm này. Cụ thể trong chương 3.

Trang 23
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU PHẦN MỀM AGISOFT PHOTO SCAN 1.1
3.1 Giới thiệu phần mềm Agisoft Photo Scan
Phần mềm Agisoft PhotoScan là một phần mềm giải pháp mô hình hóa
3D độc lập có thể thực hiện xử lý hình ảnh kỹ thuật số và tạo ra dữ liệu không
gian 3D. Dựa trên công nghệ Multi-view, nó liên kết hình ảnh lại và xây dựng
cấu trúc 3D hoàn toàn tự động dựa trên nguồn ảnh dữ liệu.
Các quy trình xây dựng và xử lý hình ảnh gồm 4 bước chính.
Bước 1: Hiểu chỉnh và điều khiển camera, ở giai đoạn này phần mềm sẽ
tìm kiếm các điểm chung về hình ảnh phù hợp với vật thể được chụp cũng như
xác định vị trí máy ảnh chụp.
Bước 2: Xây dựng vùng điểm ảnh. Dựa trên vị trí và góc chụp hình ảnh,
phần mềm ước tính vị trí máy ảnh chụp và khoảng cách tạo nên vùng điểm ảnh.
Bước 3: Xây dựng cấu trúc 3D dựa trên độ dày vùng điểm ảnh. Có hai
thuật toán để tạo cấu trúc 3D là Height Field – cho bề mặt hình ảnh phẳng và
Arbitrary – cho bất kỳ bề mặt hình ảnh nào. Sau khi xây dựng hệ thống cấu trúc
phần nào cần điều chỉnh thì cần điều chỉnh lại để  loại bỏ  các vùng dư  thừa, có
thể điều chỉnh bằng các phần mềm khác rồi đưa lại vào PhotoScan.
Bước 4: Sau khi hình dạng của vật thể được xây dựng, chỉnh sửa hoàn
thiện ta có thể xuất file.
3.2. Phương thức cài đặt
Yêu cầu hệ thống với cấu hình tối thiểu

• Windows XP hoặc mới hơn (32 hoặc 64 bit), Mac OS X Snow Leopard
hay cao hơn, Debian / Ubuntu (64 bit)
• Intel Core 2 Duo hoặc tương đương
• 2GB RAM
Trong đó cấu hình đề nghị là:
• Windows XP hoặc mới hơn (64 bit), Mac OS X Snow Leopard các đời
sau, Debian / Ubuntu (64 bit)
Trang 24
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


Đồ án tốt nghiệp

• Bộ xử lý Intel Core i7
• 12GB RAM
Số lượng ảnh có thể được xử lý bởi PhotoScan phụ thuộc vào RAM và
xây dựng lại các thông số có sẵn được sử dụng. Giả sử có một độ phân giải hình
ảnh duy nhất là số thứ tự của 10 MPx, 2GB RAM là đủ để tạo ra một mô hình
dựa trên 20 đến 30 hình. 12GB bộ nhớ RAM sẽ cho phép để xử lý lên đến 200300 hình ảnh.
OpenCL tăng tốc
PhotoScan hỗ trợ tăng tốc đồ sâu tái thiết do các phần cứng đồ họa (GPU)
khai thác như: Nvidia, GeForce version 8xxx và cao hơn, ATI Radeon HD 5xxx
và cao hơn.
PhotoScan là khả năng để có thể tận dụng sức mạnh xử lý của bất kỳ kích
hoạt thiết bị OpenCL trong các đám mây điểm giai đoạn phát Cloud, với điều
kiện là trình điều khiển OpenCL cho các thiết bị được cài đặt đúng cách. Tuy
nhiên, vì số lượng lớn các kết hợp khác nhau của chip video, phiên bản trình
điều khiển và hệ thống điều hành, Agisoft là không thể kiểm tra và đảm bảo khả
năng tương thích PhotoScan với mọi thiết bị và trên mọi nền tảng.
Bảng dưới đây liệt kê các thiết bị hỗ trợ hiện nay (trên nền tảng Windows).

Bảng 3.1. Hỗ trợ GPU Desktop trên nền tảng Windows
NVIDIA

AMD

GeForce GTX Titan

Radeon R9 290x

GeForce GTX 980

Radeon HD 7970

GeForce GTX 780

Radeon HD 6970

GeForce GTX 680

Radeon HD 6950

GeForce GTX 580

Radeon HD 6870

GeForce GTX 570

Radeon HD 5870

GeForce GTX 560


Radeon HD 5850

GeForce GTX 480

Radeon HD 5830

GeForce GTX 470
Trang 25
SV: Vũ Thị Thùy Linh – Lớp: Kỹ thuật In và Truyền thông – K55


×