Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

ĐỀ THI MÔN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HỌC VIỆN TƯ PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.5 KB, 90 trang )

TỔNG HỢP ĐỀ THI MÔN TƯ VẤN PHÁP LUẬT –
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-1/180
Ngày 30.8.X, ông Nguyễn Thành Minh, cư trú tại 123B Nguyễn Đình Chiểu- Q1. TP HCM và
bà Trần Bình, cư trú tại 215 Nguyễn Đình Chiểu, Q3, TPHCM, ông Nguyễn Thái An thỏa
thuận góp vốn thành lập Công ty TNHH An Phước, chuyên kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà
hàng. Về mức vốn góp, ông Minh góp 500 triệu bằng tiền mặt; bà Bình góp một căn nhà 3
tầng tại 215 Nguyễn Đình Chiểu, Q3 TPHCM trị giá 1,3 tỷ đồng. Ông An góp vốn bằng bí
quyết nấu ăn gia truyền và kinh nghiệm tổ chức quản lý nhà hàng, được định giá là 200 triệu
đồng.
Để chuẩn bị cho việc thành lập doanh nghiệp, ông Minh, bà Bình, ông An đã đến Văn
phòng Luật sư nhờ Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý cần thiết cho việc thành lập doanh
nghiệp.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Luật sư cần kiểm tra những thông tin gì để trả lời tư vấn khách hàng về
quyền thành lập doanh nghiệp
Câu hỏi 2 (1 điểm): Xác định những tài liệu, giấy tờ mà khách hàng phải chuẩn bị cho việc
thành lập Công ty TNHH Bình Minh
Câu hỏi 3 (1 điểm): Cần lưu ý các bên về vấn đề gì khi định giá tài sản góp vốn
Tình tiết bổ sung
Ông Minh, bà Bình, ông An thống nhất nội dung bằng văn bản rằng mặc dù bà Bình là
người góp vốn nhiều hơn nhưng do điều kiện sức khoẻ nên ông Minh sẽ là Giám đốc điều
hành kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên, bà Bình là Phó Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội
đồng thành viên. Tuy nhiên bà Bình lại muốn hai bên thống nhất ghi trong Điều lệ công ty là
“Mọi thành viên sáng lập của Công ty đều là đại diện theo pháp luật của Công ty”.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Qui định đó trong Điều lệ công ty có cần thiết phải được sửa lại hay
không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Điều lệ Công ty đã quy định “Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty”.
Tuy nhiên, Bà Bình muốn mình với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên vẫn có một số


quyền hạn nhất định như người đại diện theo pháp luật của công ty.
Câu hỏi 5 (1,5 điểm): Luật sư có giúp bà Bình thỏa mãn được mong muốn đó không? Bằng
cách thức nào?
Tình tiết bổ sung
Sau một thời gian đi vào hoạt động, bà Bình vì điều kiện sức khoẻ không muốn tiếp
tục hoạt động kinh doanh nữa. Bà có nguyện vọng để con gái bà thay bà tiếp tục việc kinh
doanh của Công ty Bình Minh.
Bà Bình muốn Luật sư giúp bà các thủ tục cần thiết để rút tên ra khỏi Công ty, thay
vào đó là con gái bà sẽ là thành viên của Công ty. Như vậy, công ty vẫn là Công ty TNHH có
3 thành viên như cũ.

1


Câu hỏi 6 (1,5 điểm): Luật sư hãy giúp bà Bình đạt được nguyện vọng của mình
Tình tiết bổ sung
Giả sử, Bà Bình có nguyện vọng muốn ông Minh phải mua lại toàn bộ phần vốn góp
của bà, nếu không, phải để bà chuyển nhượng lại toàn bộ phần vốn góp của bà cho con gái.
Câu hỏi 7 (1,5 điểm): Luật sư hãy tư vấn cho ông Minh các khía cạnh pháp lý xung quanh
vấn đề này
Tình tiết bổ sung
Hiện Công ty TNHH Hoàng An chỉ có 2 thành viên là ông Minh và ông An, vốn góp
của bà Bình đã được hai thành viên mua lại. Ông Minh mua lại 50%, ông An mua lại 50%.
Sau một thời gian, ông An mất, con trai ông An có nguyện vọng được trở thành viên của Công
ty, tuy nhiên, con trai ông An lại không có bí quyết nấu ăn và kinh nghiệm quản lý nhà hàng.
Ông Minh băn khoăn không biết xử lý như thế nào?
Câu hỏi 8 (1,5 điểm): Luật sư hãy tư vấn cho khách hàng về cách thức xử lý tính huống nói
trên

2



HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-2/180
Khu kinh doanh ăn uống tại chợ Bến Bắc luôn luôn xảy ra xô xát, cãi cọ và tranh giành
khách giữa các hàng ăn. Ban quản lý chợ đã nhiều lần họp bàn và áp dụng nhiều phương án
giải quyết, nhưng tình trạng bất ổn ngày một gia tăng. Một hôm có một sinh viên đang học tại
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội ghé vào một hàng ăn. Biết chuyện trên, bạn sinh viên
này khuyến nghị các nhà hàng, nên lập thành một phường hội để tạo ra một thị trường chung,
giảm sự cạnh tranh không lành mạnh và giảm chi phí. Nghe lọt tai, các hàng ăn bàn nhau tạo
ra một mặt bằng chung, bàn ghế chung, nhân viên chạy bàn chung được hưởng lương từ sự
đóng góp của các hàng ăn. Tuy nhiên, món ăn, xuất ăn và giá cả thuộc vấn đề riêng của từng
hàng ăn mà khách có thể lựa chọn tuỳ ý. Mọi người đều thống nhất tới gặp luật sư để nhờ luật
sư tư vấn.
Câu hỏi 1 (2 điểm): Anh (chị) hãy tư vấn và phân tích những vấn đề pháp lý liên quan
cho các hàng ăn để họ có thể hoạt động theo phương thức này?
Tình tiết bổ sung
Mọi việc kinh doanh suôn sẻ kể từ khi thiết lập phường hội cho đến một ngày 20 vị
khách du lịch vào ăn và bị ngộ độc thức ăn. Luật sư của các vị khách này cho rằng đây là một
phường hội, nên các hàng ăn phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các khoản
nợ. Nhưng các hàng ăn trong phường hội lại cho rằng khách bị thiệt hại khi sử dụng thức ăn
của hàng ăn nào thì chỉ hàng ăn đó phải chịu trách nhiệm. Chưa chắc chắn lắm với lý lẽ của
mình, đại diện cho phường hội này tới gặp luật sư để hỏi.
Câu hỏi 2 (2 điểm): Theo luật sư, trong hai lý lẽ trên, lý lẽ nào đúng. Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Sau sự việc rắc rối này, các hàng ăn mong muốn thành lập một công ty TNHH dịch vụ
ăn uống mà tại đó công nghệ nấu ăn của từng cửa hàng được duy trì.
Câu hỏi 3 (2 điểm): Luật sư hãy tìm cách đáp ứng tối đa mong muốn này của các hàng
ăn trong việc thành lập công ty và phân tích dưới giác độ pháp lý dự định của mình.

Tình tiết bổ sung
Công ty Hoa Ban này được thành lập làm ăn rất phát đạt. Việc mua bán thực phẩm được
giao cho chị Bền. Tuy không có hợp đồng bằng văn bản, nhưng sáng nào gia đình bà Bốp
cũng mang thực phẩm đắt tiền tới cho chị Bền. Hai bên cười nói đon đả. Một hôm, bà Bốp
mang thực phẩm đến vẫn nói với chị Bền là thực phẩm đã đến và số lượng là bao nhiêu cân.
Nhưng đặc biệt, hôm đó chị Bền không trả lời bà Bốp như mọi hôm. Sau đó ít phút, chị Bền
tìm cách liên lạc với bà Bốp để trả lại thực phẩm, nhưng không liên lạc được. Công ty Hoa
Ban không thanh toán cho bà Bốp số thực phẩm hôm đó với hai lý do: (1) chị Bền không
được uỷ quyền để mua thực phẩm hôm đó; (2) chị Bền đã im lặng không trả lời bà Bốp hôm
đó, nên coi như không có quan hệ hợp đồng mua bán giữa hai bên. Bà Bốp tới gặp luật sư
Đàm Minh để nhờ tư vấn.
Câu hỏi 4 (2 điểm): Luật sư có nhận định gì về lý lẽ của công ty Hoa Ban? Liệu công ty
Hoa Ban có phải trả tiền cho bà Bốp không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Do không thống nhất được với nhau về phương hướng kinh doanh, nên một số thành
viên của công ty Hoa Ban đòi tách công ty.
Câu hỏi 5 (2 điểm): Những vấn đề pháp lý đặc biệt nào cần lưu ý khi tách công ty Hoa
ban thành hai công ty và cách thức để giải quyết vấn đề đó?

3


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-3/180
Đàm Vĩnh Thắng là một chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến thức ăn gia
súc. Sau khi nghỉ hưu, ông dự định cùng các người bạn của mình là Hoàng Tích Chỉ và Bạch
ứng Cầu (các chuyên gia về dinh dưỡng) thành lập một công ty chế biến và cung ứng thức ăn
gia súc.
Đàm Vĩnh Thắng mong muốn thành lập một công ty mà trong đó các thành viên phải

đoàn kết, có trách nhiệm đối với công việc của công ty, và thực sự quan tâm tới nhau, có trách
nhiệm với nhau và có trách nhiệm đến cùng với xã hội. Ông cho rằng, làm ăn phải hết lòng,
có hiệu quả, nhưng cũng là chỗ để mỗi anh em đều phát huy khả năng của mình và sống tình
nghĩa cho khuây khoả tuổi già.
Hoàng Tích Chỉ mong muốn thành lập một công mà mọi thành viên đều gánh vác công
việc, bình đẳng hoàn toàn với nhau, hỗ trợ nhau đắc lực khi gặp khó khăn, tin tưởng vào nhau
và không bỏ qua trách nhiệm đối với xã hội và khách hàng.
Bạch ứng Cầu đề nghị thành lập một công ty mà trong đó các thành viên có quan hệ gần
gũi. Nhưng do không va chạm thương trường bao giờ, nên ông không muốn tham gia quản lý
và không muốn phải chịu rủi ro quá cao trong công việc kinh doanh.
Cả ba đều mong ước công ty sớm ra đời, nhưng chưa hiểu hết mình cần phải làm như
thế nào, nên cùng nhau tới gặp luật sư.
Câu hỏi 1 (2 điểm): Là luật sư, theo anh (chị) hình thức công ty nào có thể đáp ứng
được các mong muốn của cả ba ông?
Câu hỏi 2 (1 điểm): Anh (chị) hãy nêu các bước tiến hành để thành lập một công ty.
Tình tiết bổ sung
Ba ông đã thành lập công ty theo lời tư vấn của luật sư và công ty làm ăn rất phát đạt.
Nhưng không may Đàm Vĩnh Thắng qua đời. Hoàng Tích Chỉ và Bạch ứng Cầu rất muốn duy
trì công ty. Một nhân viên pháp lý của công ty cho rằng, sự qua đời của Đàm Vĩnh Thắng và
người thừa kế của ông muốn rút vốn để làm ăn riêng, công ty đang gặp vấn đề rắc rối về mặt
pháp lý. Hai ông chưa tin, nên tới gặp luật sư để hỏi lại về vấn đề này.
Câu hỏi 3 (1 điểm): Là luật sư, theo anh (chị) vấn đề rắc rối ở đây là gì?
Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) có giải pháp gì cho vấn đề rắc rối đó?
Tình tiết bổ sung
Hoàng Tích Chỉ và Bạch ứng Cầu đồng ý cho người thừa kế của Đàm Vĩnh Thắng rút
vốn, và quyết tâm thay đổi hình thức công ty với mục tiêu vẫn giữ được khách hàng của công
ty.
Câu hỏi 5 (2 điểm): Theo luật sư, hình thức công ty nào là thích hợp cho mục đích
chuyển đổi của hai ông trong khi hai ông không muốn kết nạp thêm thành viên mới và duy trì
mối quan hệ gần gũi, nhưng Bạch ứng Cầu vẫn giữ nguyên ý muốn của mình như khi thành

lập công ty?
Câu hỏi 6 (1 điểm): Việc chuyển đổi này có vướng mắc gì về mặt pháp luật hiện hành ở
Việt Nam?
Tình tiết bổ sung
Khi tới phòng đăng ký kinh doanh làm thủ tục chuyển đổi, hai ông bị buộc giải thích
tính hợp lý và đúng đắn của sự chuyển đổi bởi pháp luật Việt Nam chưa qui định việc chuyển
đổi hình thức như vậy.
Câu hỏi 7 (2 điểm): Luật sư hãy giúp các ông lý lẽ để giải thích cho phòng đăng ký
kinh doanh.

4


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-4/180
Công ty trách nhiệm hữu hạn Vững Tâm hoạt động trong lĩnh vực cung ứng và thu mua
nông phẩm được thành lập bởi ba thành viên là N.T.C, N.T.T và Đ.Đ.B, hoạt động rất hiệu
quả. N.T.C được cử làm tổng giám đốc công ty. Sau khi khảo sát thị trường và nắm bắt được
những thay đổi chính sách của nhà nước đối với việc kinh doanh thực phẩm, các thành viên
của công ty bàn nhau đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm để chế
biến thực phẩm. Các thành viên đều nhất trí bổ sung ngành nghề, nhưng chưa thực sự thống
nhất với nhau về cách thức tổ chức kinh doanh ngành nghề mới này.
N.T.C cho rằng, ngành nghề mới này vẫn phải chịu sự điều tiết chung của công ty. Các
lĩnh vực kinh doanh cần thiết hỗ trợ cho nhau. Mỗi thành viên cần có quyền và trách nhiệm
trong mọi lĩnh vực kinh doanh của công ty.
N.T.T đề nghị, các lĩnh vực kinh doanh phải được hạch toán tương đối tách bạch, và
được giao cho từng thành viên phụ trách chuyên sâu thì mới có hiệu quả, vì vậy công ty thành
lập thêm một chi nhánh đóng tại thành phố mà công ty hiện có trụ sở để tiếp nhận việc kinh
doanh một trong các lĩnh vực của công ty.

Đ.Đ.B cơ bản nhất trí với quan điểm của N.T.T, nhưng cho rằng, nên hạch toán riêng rẽ
từng lĩnh vực kinh doanh, và như vậy thì có lợi hơn. Bởi thế ông đề xuất, công ty Vững Tâm
nên thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để chuyên kinh doanh giết mổ
gia súc, gia cầm để chế biến thực phẩm.
Tuy bàn bạc rất kỹ và đã có ý kiến góp ý của phòng pháp lý của công ty, nhưng các
thành viên vẫn có nhu cầu tham khảo ý kiến tư vấn của công ty luật trước khi quyết định mọi
vấn đề.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Là luật sư được hỏi ý kiến tư vấn, theo anh (chị) việc đăng ký bổ
sung ngành nghề kinh doanh của công ty Vững Tâm như đã nói cần phải tiến hành như thế
nào? Những văn bản nào cần phải tham khảo trong trường hợp này?
Câu hỏi 2 (1 điểm): Theo anh (chị) từng phương án tổ chức kinh doanh do ba thành
viên công ty đưa ra như trên có những điểm lợi và bất lợi gì? Sự phù hợp với pháp luật của
từng phương án như thế nào?
Tình tiết bổ sung
Do ý kiến chưa được thống nhất hoàn toàn và các thành viên đều tôn trọng ý kiến của
nhau, nên họ cùng đề ra phương án tổ chức kinh doanh như sau. Công ty Vững Tâm thành lập
thêm một chi nhánh chuyên doanh các nông phẩm phụ do N.T.T phụ trách, đồng thời thành
lập một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyên doanh trong lĩnh vực giết mổ gia
súc, gia cầm để chế biến thực phẩm do Đ.Đ.B phụ trách và mang tên Phát Đạt. Mặc dù có sự
phân công như vậy, nhưng các thành viên đều nhất trí cần quản lý chặt chẽ hoạt động của hai
tổ chức mới được thành lập này.
Câu hỏi 3 (1 điểm): Luật sư cho biết những điểm khác nhau trong việc thành lập một
chi nhánh và việc thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong trường
hợp này?
Câu hỏi 4 (1 điểm): Theo luật sư, việc quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên nói trên nên được tổ chức như thế nào để cân đối được các yêu cầu như đã nêu?
Tình tiết bổ sung
Công ty Vững Tâm hoạt động được một thời gian nhưng không có hiệu quả bằng công
ty Phát Đạt, vì thế các thành viên đồng ý sáp nhập công ty này vào công ty TNHH Thành
Long. Hội đồng thành viên của công ty TNHH Thành Long và của công ty Vững Tâm thống


5


nhất vẫn cho tồn tại công ty Phát Đạt và chi nhánh cũ của công ty Vững Tâm, vì đang kinh
doanh có lãi.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Theo luật sư, việc sáp nhập cần phải được tiến hành như thế nào?
Câu hỏi 6 (1 điểm): Luật sư hãy nêu rõ tính hợp pháp và cách thức thực hiện ý định
cho tồn tại chi nhánh của công ty Vững Tâm cũ.
Tình tiết bổ sung
Công ty Thành Long sau khi được sáp nhập làm ăn lao đao và buộc phải yêu cầu tuyên
bố phá sản. Trước khi toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ba tháng, Thành Long
thanh toán nhiều khoản nợ chưa đến hạn cho chi nhánh cũ của Vững Tâm và Phát Đạt.
Câu hỏi 7 (3 điểm): Vấn đề gì sẽ xảy ra với các giao dịch nói trên của Thành Long?
Chi nhánh cũ của Vững Tâm và Phát Đạt có tồn tại được không khi Thành Long bị tuyên bố
phá sản? Tại sao?

6


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-5/180
Công ty Vừng Dương hoạt đông trong lĩnh vực chế tạo và cung ứng thiết bị văn phòng
được thành lập giữa Đ.C.C và T.Đ.T. Trong Điều lệ của công ty ghi rõ mỗi thành viên góp
50% vốn điều lệ, nhưng thực chất Đ.C.C cho T.Đ.T vay 20% trong số 50% vốn góp của T.Đ.T
vào công ty với điều kiện: trong thời hạn một năm T.Đ.T phải trả cho Đ.C.C số tiền vay đó kể
cả lãi; nếu không có tiền trả, thì Đ.C.C sẽ lấy nợ bằng 20% phần vốn góp của T.Đ.T trong
công ty Vừng Dương và không lấy lãi trong trường hợp này.
Là phận gái xa chồng, Đ.C.C bận nuôi con nhỏ, không có nhiều thời gian lo việc kinh

doanh, biết T.Đ.T tháo vát, nên nhất trí để T.Đ.T làm giám đốc công ty, còn bản thân mình
làm phó giám đốc. Hai bên đều thống nhất ghi trong Điều lệ công ty: Các vấn đề thay đổi
hình thức công ty, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, mở rộng phạm vi kinh doanh, kết
nạp thành viên mới, tăng, giảm vốn phải theo nguyên tắc nhất trí.
Hơn một năm kể từ ngày thành lập công ty, sau khi thúc nợ nhiều lần, Đ.C.C đề nghị
T.Đ.T chuyển 20% vốn góp của T.Đ.T cho Đ.C.C. T.Đ.T thấy công ty làm ăn bắt đầu khởi sắc,
nên không nhất trí và hẹn chỉ trả nợ bằng các khoản lãi mà T.Đ.T nhận được từ công ty. Biết
gia đình T không còn ai, và T không có tài sản gì đáng kể, sống nhờ vào công ty. C tới văn
phòng luật sư để hỏi.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Là luật sư theo anh (chị) cách thức lấy nợ như thoả thuận của C
và T có thể thực hiện được không? Lập luận?
Tình tiết bổ sung
Biết mình yếu thế, T vay tiền trả cho C, đồng thời đề nghị C nhất trí cho T đi đăng ký bổ
sung kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo. Nể tình xưa, nghĩa cũ, C đồng ý. Sau khi đăng ký
bổ sung ngành nghề kinh doanh, T tự ý lấy danh nghĩa giám đốc di chuyển biển hiệu sang một
địa điểm mới để kinh doanh với tên thương mại của công ty Vừng Dương. Khi đi T mang theo
con dấu của công ty, nắm giữ sổ sách kế toán, và để mặc các nhân viên cũ của công ty lại nơi
trụ sở cũ không có biển hiệu. Việc kinh doanh quảng cáo hạch toán riêng và T coi đó là phần
làm ăn riêng của T. Sau khi đi thăm thân ở nước ngoài về, C đòi xem sổ sách kế toán và báo
cáo tài chính của công ty, nhưng T không đáp ứng. C dò hỏi được biết, T chưa đăng ký thay
đổi địa chỉ trụ sở chính. C đề nghị họp nhưng T không đến. C vô cùng lúng túng, nên tới gặp
luật sư đề nghị được tư vấn.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Là luật sư, theo anh (chị) nhưng tài liệu, thông tin nào cần biết
thêm để tư vấn cho C trong trường hợp này?
Câu hỏi 3 (1 điểm): Luật sư rút ra bài học gì từ tình huồng này? Theo luật sư giải pháp
nào là quan trọng cần phải được thiết lập ngay từ khi thành lập công ty đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn chỉ có hai thành viên để tránh những trường hợp đáng tiếc nêu trên?
Tình tiết bổ sung
Chuyên dò hỏi biết được ý định của T là muốn giải thể công ty Vừng Dương và sau đó
thành lập một công ty mới làm ăn riêng, tận dụng các mối làm ăn và khách hàng của công ty

Vừng Dương. Trong khi đó C quyết tâm giữ Vừng Dương và muốn T rút khỏi công ty.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Theo luật sư, muốn cho ý đồ của C thực hiện thì cần phải làm
những gì về tính hợp pháp, nếu như T đồng ý rút khỏi công ty?
Câu hỏi 5 (2 điểm): Là luật sư của C, anh (chị) cho biết C cần phải làm gì trong tình
huống này để bảo vệ quyền lợi của mình và của công ty, nếu T vẫn cứ không tiếp xúc với C và
không cho C tiếp cận sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, với điều kiện đáp ứng yêu cầu của C
là giữ cho công ty tồn tại?
Tình tiết bổ sung

7


Thoát khỏi các khó khăn, C muốn cải tổ công ty bằng cách nhận sáp nhập hai doanh
nghiệp là: công ty trách nhiệm hữu hạn Sóng Cả, và doanh nghiệp của em trai mình. C hy
vọng nhờ cậy người em trai của mình quản lý giúp công ty. Nhưng C gặp phải vấn đề rắc rối
là doanh nghiệp của người em trai là doanh nghiệp tư nhân và một số thành viên của công ty
Sóng Cả muốn tách khỏi công ty này để thành lập một công ty khác. Dù vậy, C vẫn muốn sử
dụng các lợi thế của các doanh nghiệp này.
Câu hỏi 6 (1 điểm): Là luật sư anh (chị) có giải pháp gì đối với việc sáp nhập công ty
Sóng Cả vào Vừng Dương trong tình huống nói trên?
Câu hỏi 7 (3 điểm): Làm thế nào để C thực hiện được ý đồ của mình đối với việc nhờ
cậy người em và tận dụng được các lợi thế của doanh nghiệp tư nhân của người em trong
Vừng Dương?

8


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-6/180

Lý Thất Thần là con một gia đình nghèo, đông anh chị em sống ở nông thôn, nhưng tư
chất vốn thông minh, chịu khó và được lòng mọi người. Lý Thất Thần đem lòng yêu Mai
Xuân Tình, con một thương nhân giàu có mới qua đời. Tình không còn họ hàng thân thích,
nên gửi gắm cuộc đời mình cho Thần. Trước khi chết, biết hai người sắp cưới nhau, bố của
Tình cho hai người một ngôi nhà rất lớn ở mặt phố Bà Triệu. Hai người yêu nhau say đắm,
trong sáng, hứa hôn, rồi lấy nhau. Sống với nhau được một tuần thì Thần nghi ngờ vợ mình
không phải là phụ nữ, mặc dù không thể tìm ra dấu vết của một người đàn ông trong con
người cô ta. Thần khuyên Tình tới bệnh viện để khám. Nghe lời chồng, Tình miễn cưỡng tới
bệnh viện. Sau khi khám xét kỹ lưỡng, bác sỹ tuyên bố rộng rãi cho mọi người biết, Tình là
nam giới. Tình cho rằng, bác sỹ đã vi phạm pháp luật, nên dự định khởi kiện bác sỹ. Trước
khi thực hiện dự định, Tình tới văn phòng luật sư tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Theo luật sư, bác sỹ có vi phạm pháp luật không? Tại sao? Ai là
người có thẩm quyền tuyên bố Tình là nam giới? Nếu biết Tình là nam giới mà bác sỹ không
tiết lộ thông tin đó cho bất kể một ai theo yêu cầu của Tình, thì có dẫn tới hậu quả pháp lý bất
lợi cho bác sỹ không?
Câu hỏi 2 (1 điểm): Theo luật sư, cuộc hôn nhân của Thần và Tình nên được giải
quyết thế nào?
Tình tiết bổ sung
Tình bị sốc lớn về tâm lý, nên bỏ đi biệt tích. Biết Tình không còn ai thân thiện, Thần
rất thương, cất công tìm kiếm, kể cả đăng báo và TV, nhưng đều không nhận được tin tức nào
về Tình. Thần muốn làm thủ tục yêu cầu toà án tuyên bố Tình mất tích. Biết rằng hai người
không còn quan hệ vợ chồng gì nữa.
Câu hỏi 3 (1 điểm): Liệu Thần có đứng ra yêu cầu toà án tuyên bố Tình mất tích được
không? Ai có thể là việc đó? Lý do?
Tình tiết bổ sung
Một thời gian sau Tình quay về và dự định yêu cầu toà án huỷ bỏ hợp đồng bán ngôi
nhà chung ở phố Bà Triệu của Thần và Tình cho ông Lý Xập Xình với lý do trong bản hợp
đồng bán nhà đó chỉ có chữ ký của Thần mà không có chữ ký của Tình. Ngôi nhà đó được bán
một ngày sau khi Thần và Tình cưới nhau. Khi được hỏi, ông Lý Xập Xình cho rằng, hợp
đồng mua bán ngôi nhà là hoàn toàn hợp pháp, không có lý do gì có thể huỷ bỏ nó, mặc dù

trong bản hợp đồng không có chữ ký của Tình.
Câu hỏi 4 (2 điểm): Theo luật sư, vấn đề pháp lý rắc rối ở đây là gì? Những tình tiét
nào hay những trường hợp nào cần phải làm rõ thêm ở đây để có thể tư vấn cho Tình?
Tương ứng với các tình tiết được làm rõ thêm đó, luật sư nêu rõ giải pháp có thể được đưa ra
để giải quyết tranh chấp!
Tình tiết bổ sung
Sau vụ rắc rối này, Thần và Tình rủ thêm một số người bạn thành lập một công ty
trách nhiệm hữu hạn mang tên Sóng Đời do Thần làm tổng giám đốc. Lý Thích Hứa- trưởng
phòng kinh doanh của Sóng Đời, được Thần uỷ quyền ký kết hợp đồng lắp đặt hệ thống bơm
nước cho xã Liên Hoa. Khi đàm phán và ký kết hợp đồng, thấy xã có nhu cầu lắp hệ thống loa
truyền thanh, nhân tiện Hứa gộp luôn trong bản hợp đồng lắp đặt cả hai hệ thống nói trên. Ký
xong, Hứa thấy áy náy, nên tới hỏi văn phòng luật sư.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Có bao nhiêu tình tiết hay trường hợp cần phải lưu ý làm rõ
thêm ở đây? Những tình tiết hay trường hợp đó là gì và có thể dẫn tới hậu quả pháp lý gì?

9


Tình tiết bổ sung
Sóng Đời làm ăn khá suôn sẻ, nên mở rộng phạm vi kinh doanh sang môi giới mua
bán nông phẩm. Lý Thất Thần giao cho Mai Xuân Tình giúp công ty xuất nhập khẩu Vĩnh
Bình soạn thảo và ký kết hợp đồng mua dứa quả xuất khẩu của nông trường Sông Hinh. Trong
hợp đồng ký ngày 30/5/X giữa Sông Hinh và Vĩnh Bình nêu rõ: (1) Sông Hinh cam kết bán và
Vĩnh Bình cam kết mua 100 tấn dứa quả xuất khẩu với chất lượng được xác định tại phụ lục
của hợp đồng; (2) Giá mua được hai bên xác định rõ tại thời điểm ký kết hợp đồng là 10 triệu
đồng một tấn; (3) Ngày giao hàng là ngày 15/6/X; (4) Trong trường hợp tới ngày giao hàng,
Sông Hinh giao hàng mà Vĩnh Bình không nhận hàng, thì Vĩnh Bình phải trả cho Sông Hinh
một khoản tiền tương đương với mức chênh lệch giữa giá bán 100 tấn dứa nói trên đã được
thoả thuận trong hợp đồng với giá cả thực của thị trường tại thời điểm giao hàng. Khi Tình
giúp hai bên ký kết hợp đồng xong về báo cáo, Thần thấy lo lắng về tính hợp pháp của bản

hợp đồng, nên tới hỏi luật sư.
Câu hỏi 6 (1 điểm): Hợp đồng này là hợp đồng gì và được điều tiết ở đạo luật nào?
Câu hỏi 7 (1 điểm): Cở sở nào để người ta thiết kế các qui định về loại hợp đồng
này? Các đặc điểm chính của loại hợp đồng này?
Tình tiết bổ sung
Sóng Đời đang làm ăn phát đạt thì một sự việc không may xảy ra. Đào Văn Xảo, nhân
viên cũ của Sóng Đời đã bị đuổi việc vì tội biển thủ tài sản của công ty. Mang trong lòng hận
thù với Sóng Đời và lợi dụng mánh làm ăn của Sóng Đời để kiếm tiền bất chính, Xảo viết một
lá thư chào mua một lô hàng trị giá 200 triệu đồng của công ty Rừng Vàng. Thư viết nhân
danh Sóng Đời và đóng dấu của Sóng Đời do Xảo làm giả. Rừng Vàng là một công ty nổi
tiếng đã làm ăn quen với Sóng Đời, nên gửi hàng ngay theo đúng thời gian và địa điểm ghi
trong bức thư mà không viết thư chấp nhận chào hàng. Sau khi nhận được hàng, Xảo lập tức
nhân danh Sóng Đời bán số hàng đó cho công ty Thành Tín- một người mua ngay tình, đồng
thời nhân danh Sóng Đời chi trả tiền mua lô hàng hoá cho Rừng Vàng, và chỉ hưởng lãi. Vụ
lừa đảo bị phát hiện. Tuy nhiên Rừng Vàng và Thành Tín tranh chấp nhau về số hàng hoá đó.
Rừng Vàng cho rằng giá cả hàng hoá bán cho Sóng Đời thấp hơn giá thị trường nhiều do có
quan hệ làm ăn lâu dài. Thành Tín cho rằng mình là người mua ngay tình lô hàng hoá đó từ
Sóng Đời, nên có quyền sở hữu lô hàng hoá đó.
Câu hỏi 8 (2 điểm): Theo luật sư, ai có quyền sở hữu lô hàng hoá đó? Tại sao?
Câu hỏi 9 (1 điểm): Qua vụ việc này, luật sư rút được kinh nghiệm gì để tư vấn cho
khách hàng về việc quản lý các giao dịch?

10


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-7/180
Đàm Vĩnh Bình là chuyên gia tiếp thị của hãng dầu gội đầu Sóng Vàng phát hiện ra một
cơ hội làm ăn có thể mang lại lợi nhuận cao. Bình muốn thành lập một công ty để đón nhận

cơ hội làm ăn đó và muốn hưởng toàn bộ lợi nhuận từ câu chuyện làm ăn này. Tuy nhiên Bình
cũng không muốn phải chịu rủi ro lớn khi công ty làm ăn thua lỗ. Là người chịu khó đọc sách,
Bình biết, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thích hợp với mong muốn của mình,
nhưng việc thành lập công ty loại này đối với Bình bị cản trở. Bình mời Toàn là bạn tới để
giúp mình thành lập công ty. Bình với Toàn cùng nhau ký kết một thoả thuận ngầm, theo đó:
(1) Bình trả cho Toàn một khoản tiền 5 triệu đồng để thuê Toàn làm thành viên của công ty dự
định thành lập mang tên Ca May; (2) Toàn cam kết không góp vốn vào Ca May, không tham
gia vào việc quản trị và không hưởng lãi từ Ca May; (3) Thực chất Ca May chỉ thuộc quyền
sở hữu của Bình. Tiếp theo, hai người tiến hành làm thủ tục thành lập công ty. Ca May được
thành lập theo đúng thủ tục và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Bình làm
Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc. Điều lệ của công ty Ca May ghi rõ phần
vốn góp của Bình là 70% và của Toàn là 30%.
Thực hiện đúng thoả thuận ngầm, trong năm hoạt động đầu tiên của Ca May, Toàn
không quan tâm. Thời gian sau thấy Ca May làm ăn rất có lãi, Toàn yêu cầu Bình họp Hội
đồng thành viên và chia lãi cho Toàn theo đúng qui định trong điều lệ tương đương với 30%
vốn góp. Bình nhắc lại thoả thuận ngầm giữa hai người. Toàn phớt lờ và đòi kiện ra toà nếu
Bình không họp và chia lãi cho Toàn. Bình rất lúng túng, nên tới gặp luật sư.
Câu hỏi 1 (2 điểm): Là luật sư, anh (chị) hãy phân tích tình trạng pháp lý và những hậu
quả pháp lý có thể xảy ra đối với Bình.
Câu hỏi 2 (1 điểm): Anh (chị) hãy đưa ra giải pháp gì để giúp cho Ca May qua cơn
sóng gió, khi sự việc chưa bị vỡ lở?
Tình tiết bổ sung
Do không giữ được Ca May, Bình quyết tâm rủ thêm một số người bạn thành lập một
công ty cổ phần mang tên Thành Đạt. Việc cam kết góp vốn vào Thành Đạt bằng nhiều hình
thức như: tiền, hiện vật và các tài sản vô hình. Mọi người đều rất lúng túng trước các công
việc để thành lập công ty, nên tới luật sư nhờ tư vấn.
Câu hỏi 3 (1 điểm): Theo anh (chị) có những giao dịch và những công việc gì cần phải
làm trong giai đoạn tiền công ty cổ phần.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Những chi phí phát sinh trong giai đoạn tiền công ty sẽ được giải
quyết như thế nào trong trường hợp công ty được thành lập và trong trường hợp công ty

không được thành lập?
Tình tiết bổ sung
Thành Đạt hoạt động được gần một năm kể từ khi thành lập thì một số cổ đông sáng lập
nhượng bán cổ phần phổ thông của mình cho người ngoài công ty. Dù đã được Đại hội đồng
cổ đông nhắc nhở về việc không được bán, nhưng việc bán vẫn tiếp diễn. Đại hội đồng cổ
đông yêu cầu Hội đồng quản trị có biện pháp thích hợp để ngăn chặn sự việc này. Hội đồng
quản trị dự định yêu cầu toà án tuyên bố các giao dịch mua bán cổ phần này vô hiệu.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Theo anh (chị) các giao dịch nêu trên có vô hiệu không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Thành Đạt muốn mở một cơ sở kinh doanh của mình tại một tỉnh xa và mong muốn cơ
sở này có toàn quyền chủ động kinh doanh trong những ngành nghề khác với các ngành nghề
kinh doanh của Thành Đạt và hạch toán độc lập. Do chưa hiểu biết nhiều về việc thành lập
doanh nghiệp, Thành Đạt cử cán bộ tới văn phòng luật sư tham khảo ý kiến.

11


Câu hỏi 6 (1 điểm): Là luật sư anh (chị) có ý kiến tư vấn gì về hình thức của cơ sở kinh
doanh mà Thành Đạt dự định thành lập. Giải thích tại sao?
Tình tiết bổ sung
Một thời gian sau hoạt động không hiệu quả và không giải quyết được vấn đề nội bộ.
Thành Đạt làm thủ tục giải thể. Sau khi việc giải thể được hoàn tất, một công ty dự định khởi
kiện Thành Đạt đòi một khoản nợ từ lúc Thành Đạt chưa giải thể. Mặc dù Công ty Thành Đạt
đã giải thể, không còn tồn tại trên thực tế. Tuy nhiên, một số cổ đông cũ của Thành Đạt rất
băn khoăn tới hỏi luật sư.
Câu hỏi 7 (1 điểm): Là luật sư, anh (chị) hãy cho biết việc khởi kiện Thành Đạt sau khi
đã giải thể có được không? Tại sao?
Câu hỏi 8 (2 điểm): Ai sẽ đại diện cho Thành Đạt trong vụ việc này, trong khi chủ tịch
hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc của Thành Đạt đã chết sau khi Thành Đạt giải thể?


12


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-8/180
Công ty hợp danh Lâm Hào được thành lập giữa Lâm Hữu Đường, Lý Thị Hương và
Tống Văn Hào hoạt động trong lĩnh vực thiết kế quảng cáo. Đào Văn Thân là bạn thân với
bốn người này từ nhỏ và có nhiều khả năng kinh doanh, cũng như khả năng chuyên môn, nên
được các thành viên của Lâm Hào nhất trí cho tham gia để trở thành thành viên hợp danh của
công ty. Sau khi trở thành thành viên của Lâm Hào, Đào Văn Thân mới biết rằng, Lâm Hào
đang vướng phải một khoản nợ lớn vào thời điểm trước khi anh gia nhập, và cho đến nay khó
có khả năng trả nợ. Đào Văn Thân rất hoang mang tìm đến luật sư để hỏi.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Là luật sư, những vấn đề pháp lý gì anh (chị) cần phải làm rõ
trước khi tư vấn cho Đào Văn Thân?
Câu hỏi 2 (1 điểm): Với những vấn đề pháp lý hay trường hợp đã được làm rõ đó, anh
(chị) hãy cho Đào Văn Thân biết tình trạng pháp lý mà anh ta có thể vướng phải.
Câu hỏi 3 (1 điểm): Anh (chị) hãy đưa ra giải pháp cho từng trường hợp đó?
Tình tiết bổ sung
Nhờ tài năng của Đào Văn Thân, Lâm Hào thoát khỏi phá sản. Tuy nhiên, các thành
viên của Lâm Hào lại phát hiện ra Lý Thị Hương hiện đang là thành viên của một công ty hợp
danh khác. Một số thành viên cho rằng điều đó không có ảnh hưởng gì tới Lâm Hào. Nhưng
số khác thì cho rằng, việc đó trái pháp luật sẽ gây ảnh hưởng lớn cho công ty, thậm chí dẫn
đến công ty bị huỷ bỏ.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Theo anh (chị) việc một người đồng thời là thành viên hợp danh
của hai công ty hợp danh khác nhau có phải là một điều cần cấm không? Tại sao?
Câu hỏi 5 (1 điểm): Theo pháp luật hiện nay, công ty Lâm Hào có thể phải gánh chịu
những hậu quả pháp lý gì nếu sự việc của Lý Thị Hương bị bung ra? Anh (chị) có giải pháp
gì để Lý Thị Hương vẫn là thành viên của hai công ty hợp danh?
Tình tiết bổ sung

Các thành viên của Lâm Hào bàn nhau chuyển đổi công ty này thành công ty trách
nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên phòng đăng ký kinh doanh tại tỉnh H không không chấp nhận việc
chuyển đổi hình thức như vậy. Lâm Hào muốn khởi kiện hành chính.
Câu hỏi 6 (2 điểm): Là luật sư, anh (chị) hãy cho biêt liệu Lâm Hào có thắng kiện
được không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Lâm Hữu Đường- Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH
Lâm Hào- dự định ký kết một hợp đồng nguyên vật liệu của công ty TNHH Phạm Lợi- nơi Lý
Thị Hương (thành viên của Lâm Hào) đang là phó giám đốc. Trước khi dự định ký hợp đồng
này 15 ngày, Đường đã thông báo cho tất cả các thành viên của Lâm Hào biết. Một thành viên
phản đối vì cho rằng Đường đã lợi dụng việc này để thể hiện tình yêu của mình đối với
Hương, và yêu cầu Hội đồng thành viên xem xét và quyết định việc ký kết hợp đồng. Khi Hội
đồng thành viên chưa quyết định, Đường đã ký hợp đồng và cho thực hiện ngay, đồng thời
thanh toán tiền hàng cho Phạm Lợi với mức giá sát với thị trường. Hội đồng thành viên họp
cách chức Lâm Hữu Đường theo đúng điều lệ công ty, và bầu Đào Văn Thân thay thế. Theo
nghị quyết của hội đồng thành viên, Đào Văn Thân yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng mua
bán nói trên vô hiệu.
Câu hỏi 7 (1 điểm): Liệu hợp đồng này có vô hiệu không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung

13


Không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành viên, Lâm Hữu Đường và Lý Thị
Hương đòi tách công ty. Các thành viên khác đều đồng ý, nhưng chỉ yêu cầu công ty được
tách không được sử dụng hệ thống khách hàng của công ty bị tách. Hai bên không nhất trí,
nên tới xin ý kiến tham vấn của luật sư.
Câu hỏi 8 (2 điểm): Anh (chị) có giải pháp gì tương ứng với các trường hợp mà anh
(chị) tiên liệu để tư vấn cho hai bên?


14


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-9/180
Công ty ABC (sau đây gọi là “ABC”) là một công ty 100% vốn nước ngoài, có trụ sở
tại 234 đường T. quận H. thành phố Hà Nội, chuyên sản xuất lạc ăn và lạc giống xuất khẩu.
ABC thường xuyên có quan hệ làm ăn với Công ty TNHH Đại Lợi ("sau đây gọi là “Đại
Lợi”), một công ty vận tải, có trụ sở đóng tại đường Q. quận S. thành phố Hồ Chí Minh, nhằm
vận chuyển các lô hàng lạc nhân, trong đó có lạc giống cho các đối tác nước ngoài. Ngày 3
tháng 5 năm X, ABC đã ký hợp đồng mua bán số 3109 với Công ty XYZ ở Singapore cung
cấp 58.041 kg lạc giống cho XYZ theo các tiêu chuẩn được nêu cụ thể trong hợp đồng.
Để thực hiện hợp đồng số 3109 nói trên, đại diện của ABC đã thoả thuận thuê Đại Lợi
tiến hành các dịch vụ khử trùng cho lô hàng trên và các dịch vụ giao nhận, vận tải lô hàng này
từ cảng thành phố Hồ Chí Minh đến cảng của Singapore. Tất cả các lần trao đổi đều thực hiện
thông qua điện thoại. Ngày 5 tháng 5 năm X, Đại Lợi đã fax Báo giá cước phí giao nhận cho
ABC với những nội dung chủ yếu sau:
(i)
Cước phí vận tải đường biển: 550 USD /Container đôi 20’
(ii)
Lịch vận chuyển: thứ tư, thứ bảy, thứ hai
(iii) Phí dịch vụ tại cảng thành phố Hồ Chí Minh là 2.500.000 đồng/Container đôi
20’, trong đó phí dịch vụ bao gồm: phí dịch vụ làm chứng từ, phí bốc hàng, dỡ
hàng; phí xe tải; phí thông quan; phí vận đơn, phí chứng nhận xuất xứ, phí khử
trùng; chứng nhận an toàn vệ sinh thực vật. Phí dịch vụ này không bao gồm
thuế GTGT và phí bốc hàng lên xe tải 100.000 đồng/ngày (nếu có).
Báo giá trên có chữ ký của ông Trần Quang Hải, trưởng phòng kinh doanh của Đại
Lợi. Ngay ngày 5 tháng 5 năm X, ABC đã đồng ý Báo giá trên bằng việc ký xác nhận chấp
thuận bản chào hàng và báo giá của Đại Lợi và fax trả lời trong ngày cho Đại Lợi.

Câu hỏi 1 (2 điểm): Anh (chị) hãy xác định ngày phát sinh quan hệ hợp đồng giữa
ABC và Đại Lợi. Quan hệ hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của những văn bản pháp luật
nào ? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Sau khi giao kết thỏa thuận nêu trên, ABC đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về việc
giao hàng, cung cấp các giấy tờ, tài liệu của Lô hàng (trong đó bao gồm chứng chỉ chất lượng
lô hạt giống do Phòng khảo nghiệm giống cây trồng phía Nam cấp xác nhận lô hạt giống nảy
mầm bình thường) và thanh toán đầy đủ phí dịch vụ giao nhận, tổng cộng là 54.000.000 đồng.
Đại Lợi đã tiến hành các công việc theo hợp đồng bao gồm phun thuốc khử trùng đối
với lô hàng và vận chuyển tới cảng của nước người mua. Tuy nhiên, lô hàng này khi tới
Singapore đã bị XYZ từ chối toàn bộ vì lý do lạc giống không đảm bảo chất lượng, khả năng
nảy mầm kém và vì vậy hoàn toàn mất giá trị thương mại. Phía XYZ đã gửi cho ABC bằng
chứng xác nhận về thiệt hại này bao gồm: (i) báo cáo thử nghiệm khả năng nảy mầm do họ
tiến hành trên lô hạt giống và (ii) xác nhận của Cục kiểm định chất lượng hạt giống quốc gia.
Theo kết luận của các xác nhận này, nguyên nhân làm hỏng toàn bộ lô hạt giống được xác
định là do lạc giống đã bị khử trùng sai hoá chất và sai quy trình về bảo vệ thực vật. Ngày 25
tháng 8 năm X, XYZ đã gửi công văn yêu cầu ABC bồi thường thiệt hại toàn bộ lô hàng với
tổng giá trị là 101.000 USD.
Ngày 26 tháng 9 năm X, đại diện của ABC đến văn phòng luật sư của anh (chị) xin
được tư vấn và xem xét khả năng yêu cầu Đại Lợi phải chịu trách nhiệm về toàn bộ thiệt hại,
gồm tiền bồi thường thiệt hại cho XYZ.
Câu hỏi 2 (1,5 điểm): Khi tiếp khách hàng, anh (chị) cần khai thác những thông tin
nào và yêu cầu khách hàng cung cấp những giấy tờ tài liệu nào?

15


Câu hỏi 3 (2 điểm): Anh (chị) hãy xác định vấn đề pháp lý căn bản của tranh chấp
này. Cần tra cứu những nội dung chủ yếu nào nào của các văn bản pháp luật điều chỉnh quan
hệ hợp đồng này để có thể làm sáng tỏ vấn đề pháp lý đó?

Tình tiết bổ sung
ABC cho anh (chị) biết, việc phun thuốc khử trùng đối với lô hàng trên được Đại Lợi
thuê lại Công ty cổ phần trừ mối khử trùng Clear (sau đây gọi là “CLEAR”) tiến hành. Theo
thông lệ, để đảm bảo an toàn, hạt giống cần phải được khử trùng tại kho bằng phương pháp
phủ bạt với Phostoxin trong môi trường thông thoáng ít nhất là 72h. Tuy nhiên, trên thực tế, lô
hàng lạc giống đã bị khử trùng bằng hoá chất Methyl Bromide trong tình trạng lạc đã đóng
container và bấm niêm chì với thời gian xử lý chỉ là 24h trước khi vận chuyển.
Ngày 12 tháng 11 năm X, CLEAR có công văn trả lời ABC về việc khử trùng. Công
văn có nội dung khẳng định sơ suất khử trùng là do lỗi của Đại Lợi đã không thông báo rõ lô
hàng này là lạc giống nên CLEAR đã dùng Methyl Bromide 98% +2% Chioropicrin, là loại
thuốc đã từng khử trùng cho mặt hàng lạc thương phẩm và các loại hàng hoá thông thường
khác. Trên thực tế, Đại Lợi còn thường xuyên làm dịch vụ giao nhận hàng cho Công ty Đại
Lâm, là một công ty chuyên xuất khẩu các sản phẩm gỗ. Anh Nguyễn Văn Minh, nhân viên
của Đại Lợi thường xuyên liên hệ (bằng miệng) với nhân viên của CLEAR để đăng ký khử
trùng hàng gỗ. Khi nhận được thông tin có hàng khử trùng, thậm chí CLEAR còn tưởng rằng
đó là mặt hàng gỗ. Khi đến hiện trường thì được anh Minh thông báo lại là mặt hàng lạc
(không biết là lạc giống). Vì vậy, nhân viên của CLEAR đã sử dụng hoá chất dùng cho lạc
thương phẩm.
Phía Đại Lợi cũng có công văn trả lời ABC không thừa nhận việc bồi thường, vì cho rằng, các
lô hàng giống trước đây cũng như lô hàng lần này của ABC đều được khử trùng bằng chất
Methyl Bromide với cùng một nồng độ và phương thức xử lý (48G/M3, 24h/21oC). Vì vậy,
tương tự như những lô hàng trước đây của ABC, việc khử trùng bằng Methyl Bromide là
thích hợp và hoàn toàn không phải là nguyên nhân gây tổn hại cho lô hàng. Được biết, toàn bộ
lô hàng này đã bi huỷ ở Singapore.
Câu hỏi 4 (4,5 điểm): Anh (chị) hãy viết ý kiến pháp lý cho thân chủ là ABC để phân
tích, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng trong tranh chấp này, từ đú đánh giá
khả năng thắng kiện của khách hàng nếu vụ việc được đưa ra xét xử tại toà án. Trong ý kiến
pháp lý đưa ra, cần tập trung vào các điểm sau đây:
(i)
Tóm tắt nội dung sự việc và nêu lên vấn đề pháp lý cần giải quyết (1 điểm)

(ii)
Phân tích cơ sở pháp lý và khả năng được chấp nhận của yêu cầu bồi thường
thiệt hại (3 điểm)
(iii)
K ết luận của luật sư (0,5 điểm)

16


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-10/180
Công ty liên doanh khách sạn ABC (sau đây gọi tắt là “ABC”) là một doanh nghiệp
liên doanh được thành lập năm X-2. Theo Giấy phép đầu tư, ABC được phép kinh doanh
khách sạn, du lịch, lữ hành, nhà hàng. ABC có nhiều cơ sở kinh doanh ở nhiều tỉnh trong cả
nước, trong đó có Khách sạn Ngọc Châu (sau đây gọi là “Ngọc Châu”) tại tỉnh K. Ngọc Châu
thường xuyên tổ chức các tour cho khách du lịch đi thăm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
và Căm-pu-chia. Năm X, Ngọc Châu muốn ký hợp đồng với Công ty TNHH Thiên Thanh
(sau đây gọi là “Thiên Thanh”) để thuê một chiếc tàu chở khách đường sông và đường biển
mang tên MEKONG EXPRESS gồm 25 chỗ cho hành khách, trị giá tàu là 128.500 USD.
Trong quá trình đàm phán, hai bên đã đạt được những thoả thuận sau đây:
(i)
Thời hạn thuê là 36 tháng
(ii)
Giá thuê bao trọn gói là 4.900 USD/tháng, chưa tính thuế trị giá gia tăng
(iii)
Điều kiện thuê: Thiên Thanh có trách nhiệm cung cấp tàu, nhiên liệu, cũng như
cung cấp đôị ngũ kỹ thuật bao gồm thuyền trưởng cùng toàn bộ ê-quipe thuỷ
thủ cho mọi chuyến hành trình theo yêu cầu của Ngọc Châu; Giới hạn địa lý
của các hành trình là toàn bộ các tỉnh miền Nam Việt Nam và đường thuỷ sang

Phnom Pênh - Căm-pu-chia
Trước khi chính thức ký kết, Ngọc Châu yêu cầu luật sư của công ty mình chuẩn bị các điều
kiện cần thiết cho việc ký kết hợp đồng.
Câu hỏi 1(1,5 điểm): Nếu anh (chị) là luật sư của Ngọc Châu, anh (chị) thấy cần
chú ý đến những vấn đề gì trước khi ký kết hợp đồng ?
Câu hỏi 2 (1 điểm): Hợp đồng thuê tàu giữa Ngọc Châu và Thiên Thanh chịu sự điều
chỉnh của những văn bản pháp luật nào ? Tại sao?
Câu hỏi 3 (2 điểm): Anh (chị) hãy lên danh mục tên các điều khoản dự định đưa vào
hợp đồng thuê tàu giữa Ngọc Châu và Thiên Thanh. Soạn thảo điều khoản giá thuê và
phương thức thanh toán.
Tình tiết bổ sung
Tuy nhiên, trên thực tế, dự thảo hợp đồng thuê tàu nói trên được soạn thảo bởi phía
Thiên Thanh và vào khoảng tháng 11 năm X, hai bên đã ký hợp đồng với những nội dung mà
các bên đã thoả thuận như đã nói ở trên. Song cần lưu ý, trong hợp đồng, mục ngày tháng đã
để trống không được điền (và về sau này, đã không tìm thấy tài liệu nào chứng minh chính
xác ngày ký hợp đồng). Và Điều 3 - Giá thuê và phương thức thanh toán chỉ được ghi như
sau:
+ Thời gian thuê: 36 tháng, kể từ …. Năm X đến…..
+ Giá thuê: 4.900 USD (chưa kể thuế giá trị gia tăng)
Tiền thuê được thanh toán vào ngày 30 hàng tháng, được thanh toán bằng đồng Việt
Nam, tính theo tỷ gía quy đổi giữa đồng đô la Mỹ và đồng Việt Nam của Ngân hàng
Ngoại thương vào thời điểm thanh toán.
Điều 5 - Quyền và nghĩa vụ của các bên còn quy định như sau: nếu sau khi hợp đồng có hiệu
lực mà một trong các Bên muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải thông báo cho
phía bên kia ít nhất là 60 ngày và phải trả thêm cho bên kia số tiền phạt theo tỷ lệ như sau:
- Nếu hợp đồng chỉ được thực thi từ 1 đến 6 tháng thì phải bồi thường cho bên kia 50% giá
trị của tàu (64.250 USD)
- Nếu hợp đồng chỉ được thực thi từ 7 đến 12 tháng thì phải bồi thường cho bên kia 40%
giá trị của tàu (51.400 USD)
- Nếu hợp đồng chỉ được thực thi từ 13 đến 18 tháng thì phải bồi thường cho bên kia 30%

giá trị của tàu (38.550 USD)

17


-

Nếu hợp đồng chỉ được thực thi từ 19 đến 24 tháng thì phải bồi thường cho bên kia 20%
giá trị của tàu (25.700 USD)
Nếu hợp đồng chỉ được thực thi từ 25 đến 30 tháng thì phải bồi thường cho bên kia 15%
giá trị của tàu (19.275 USD)
Nếu hợp đồng chỉ được thực thi từ 31 đến 35 tháng thì phải bồi thường cho bên kia 10%
giá trị của tàu (12.850 USD)

Hợp đồng được ký bởi ông Nguyễn Ngọc Thanh, giám đốc của Thiên Thanh và ông Stephane
Berre, giám đốc của Ngọc Châu.
Câu hỏi 4 (1 điểm): Anh (chị) có ý kiến gì về giá trị pháp lý của hợp đồng thuê tàu nói
trên.
Tình tiết bổ sung
Ngày 13 tháng 12 năm X, sau khi ký kết hợp đồng, Ngọc Châu đã trả cho Thiên Thanh
số tiền 75.234.000 đồng (tương đương 4.900 USD). Tàu MEKONG EXPRESS đã được bàn
giao và đưa vào khai thác từ ngày 1 tháng 2 năm X+1. Tuy nhiên, đến tháng 10 năm X+1,
Ngọc Châu thấy việc khai thác tàu không hiệu quả nên đã tính đến chuyện đơn phương chấm
dứt hợp đồng trước thời hạn. Ngọc Châu đề nghị anh (chị) là luật sư tư vấn của công ty cho
biết ý kiến pháp lý của mình về khả năng này.
Câu hỏi 5 (1 điểm): Theo anh (chị), thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thuê tàu nói
trên sẽ được xác định như thế nào?
Câu hỏi 6 (3,5 điểm): Hãy viết thư tư vấn gửi Ngọc Châu cho biết ý kiến pháp lý của
anh (chị) về khả năng chấm dứt hợp đồng trước thời hạn của Ngọc Châu và tiên liệu các hậu
quả pháp lý mà Ngọc Châu có thể gánh chịu từ việc chấm dứt này. Trong thư tư vấn, chỉ cần

tập trung vào mấy nội dung sau đây:
(i)
Đánh giá chung về hiệu lực pháp lý của hợp đồng (0,5 điểm);
(ii)
Các hậu quả pháp lý của hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
mà Ngọc Châu có thể phải gánh chịu (1,5 điểm);
(iii)
Những giải pháp khả thi và khuyến nghị của luật sư (1,5 điểm)

18


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-11/180
Ông Sinh hiện nay là cán bộ đã nghỉ hưu, bà Hải làm việc tại UBND Quận 3 Thành
phố Hồ Chí Minh cũng sắp đến tuổi nghỉ hưu, hai ông bà thỏa thuận góp vốn làm ăn chung.
Về mức vốn góp, ông Sinh dự định góp 800 triệu bằng tiền mặt; bà Hải dự định góp vốn bằng
căn nhà 3 tầng tại 215 Nguyễn Đình Chiểu, Q3 TPHCM trị giá 1,2 tỷ đồng. Các bên dự định
sẽ cải tạo, sửa chữa toàn bộ khu nhà trên để làm nơi kinh doanh.
Để chuẩn bị cho việc thành lập doanh nghiệp, ông Sinh, bà Hải đã đến Văn phòng
Luật sư Nhân Nguyễn nhờ Luật sư tư vấn một số vấn đề pháp lý cần thiết.
Ông bà muốn Luật sư cho biết họ có thể thành lập doanh nghiệp được không? Nếu
được thì ông bà có thể thành lập những loại hình doanh nghiệp nào.
Câu hỏi 1 (1,5 điểm): Dựa trên quy định của pháp luật hiện hành Luật sư hãy trả lời
khách hàng về khả năng thành lập doanh nghiệp của họ
Câu hỏi 2 (1,5 điểm): Có những loại hình doanh nghiệp nào mà khách hàng có thể
đứng ra thành lập?
Tình tiết bổ sung
Các bên quyết định thành lập Công ty TNHH Hải Sinh với 2 thành viên là ông Sinh và

bà Hải. Ông Sinh và bà Hải thống nhất nội dung bằng văn bản rằng mặc dù bà Hải là người
góp vốn nhiều hơn nhưng do điều kiện sức khoẻ nên ông Sinh sẽ là Giám đốc điều hành kiêm
Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên, bà Hải là Phó Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng thành
viên. Tuy nhiên bà Hải lại muốn hai bên thống nhất ghi trong Điều lệ công ty là “Mọi thành
viên sáng lập của Công ty đều là đại diện theo pháp luật của Công ty”. Bà lý giải là Công ty
chỉ có 2 người vì vậy ai cũng có quyền đại diện cho Công ty trong các quan hệ làm ăn vì lợi
ích chung.
Ông Sinh băn khoăn không rõ thỏa thuận đó có hợp pháp hay không?
Câu hỏi 3 (1,5 điểm): Hãy phân tích cho khách hàng về vấn đề này
Tình tiết bổ sung
Điều lệ của Công ty đã đuợc sửa là “Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của
Công ty”. Tuy nhiên bà Hải mong muốn mình với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên
vẫn có quyền đại diện cho Công ty trong một số giao dịch. Đáp ứng nguyện vọng đó của bà
Hải, Luật sư đã giúp các bên thoả thuận và ghi vào Điều lệ một số quyền hạn của Chủ tịch
Hội đồng thành viên. Sau này trong quá trình hoạt động, giữa hai bên có nhiều điểm bất đồng,
ông Sinh không muốn bà Hải được hưởng những quyền đó nữa. Bà Hải cho rằng Điều lệ đã
quy định đó là quyền của bà, ông Sinh không thể tước quyền đó của bà.
Câu hỏi 4 (2 điểm): Dưới góc độ pháp lý quan điểm này của bà Hải có đúng không?
Tình tiết bổ sung
Bà Hải không muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh nữa. Bà có nguyện vọng để con gái
bà thay bà tiếp tục việc kinh doanh của Công ty Hải Sinh.
Bà Hải muốn Luật sư giúp bà các thủ tục cần thiết để rút tên ra khỏi Công ty, thay vào
đó là con gái bà sẽ là thành viên của Công ty. Như vậy, công ty vẫn là Công ty TNHH có 2
thành viên như cũ.
Câu hỏi 5 (1,5 điểm): Luật sư hãy giúp bà Hải đạt được nguyện vọng của mình

19


Tình tiết bổ sung

Giả sử Bà Hải có nguyện vọng muốn ông Sinh phải mua lại toàn bộ phần vốn góp của
bà, nếu không, phải để bà chuyển nhượng lại toàn bộ phần vốn góp của bà cho con gái. Ông
Sinh băn khoăn không biết nên lựa chọn phương án nào và hỏi ý kiến luật sư.
Câu hỏi 6 (2 điểm): Anh (chị) hãy phân tích cho khách hàng về từng phương án để
khách hàng lựa chọn

20


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-12/180
Công ty Xây dựng ABC (sau đây gọi tắt là “ABC”) là một doanh nghiệp nhà nước có
chức năng kinh doanh máy móc, vật tư xây dựng, thiết kế, thi công các công trình xây dựng
công nghiệp và dân dụng; có trụ sở chính đặt tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đầu năm X-1,
ABC quyết định mở thêm chi nhánh tại thành phố HCM. Khoảng đầu năm X, Chi nhánh của
ABC tại thành phố HCM đã ký hợp đồng với công ty XYZ thi công một hạng mục công trình
xây dựng một nhà máy lọc dầu tại huyện T., tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Sau khi ký hợp đồng với
XYZ, ngày 29/4/X, ông Lê Văn Ngọc - Giám đốc Chi nhánh ký hợp đồng giao khoán việc thi
công hạng mục công trình trên cho Đội xây dựng số 2 của Chi nhánh do ông Nguyễn Ngọc
Tuyến làm đội trưởng.
Ngày 19/6/X, Đội xây dựng số 2, đại diện là ông Tuyến, lại ký hợp đồng giao lại việc
thi công hạng mục công trình trên với Công ty TNHH Cơ khí Thanh Hùng (sau đây gọi tắt là
“Thanh Hùng”), do ông Trần Thanh Hùng làm giám đốc (Tổng giá trị hợp đồng là
521.056.475 đồng, bao gồm tiền mua vật tư và tiền thi công, trong đó tiền vật tư chiếm
khoảng 50%). Thời hạn thực hiện hợp đồng là 60 ngày, kể từ ngày hợp đồng được ký kết.
Được biết, ông Ngọc có biết việc ông Tuyến ký kết hợp đồng với Thanh Hùng. Bản
thân ông Tuyến khi ký kết hợp đồng với Thanh Hùng cũng cam kết Chi nhánh sẽ cùng chịu
trách nhiệm. Và Điều 5 hợp đồng ngày 19/6/X cũng quy định rằng: “mọi vấn đề của hợp
đồng liên quan về mặt pháp lý sau này sẽ do ông Nguyễn Ngọc Tuyến và Chi nhánh Công ty

ABC tại thành phố HCM chịu trách nhiệm”. Tuy nhiên, trên hợp đồng chỉ có chữ ký của ông
Tuyến, chữ ký của ông Hùng và con dấu của Thanh Hùng.
Câu hỏi 1 (1 điểm): Theo anh (chị), có những quan hệ hợp đồng nào được hình thành
trong sự việc kể trên?
Câu hỏi 2(1,5 điểm): Nêu nguồn luật chính điều chỉnh từng quan hệ hợp đồng này.
Tình tiết bổ sung
Thực hiện hợp đồng ký kết ngày 19/6/X, Thanh Hùng đã tiến hành việc gia công lắp
ráp và hàn hoàn chỉnh 6 bồn dầu theo bản vẽ thiết kế kèm theo bao gồm 01 bồn dầu 2000 tấn,
02 bồn dầu 1000 tấn và 03 bồn dầu 500 tấn. Điều 3.2 Hợp đồng quy định phương thức thanh
toán như sau:
(i)
Sau khi hai bên ký hợp đồng, trong vòng 3 ngày, Đội xây dựng số 2 ứng trước cho
Thanh Hùng 20.000.000 đồng;
(ii)
Cứ sau 15 ngày thi công, hai bên làm nghiệm thu khối lượng đã thực hiện, Đội xây
dựng số 2 sẽ ứng tiếp cho Thanh Hùng số tiền bằng 70% khối lượng đã được nghiệm
thu trong vòng 7 ngày sau khi hai bên ký biên bản nghiệm thu;
(iii)
Khi hoàn tất, hai bên làm nghiệm thu khối lượng (có xác nhận của cán bộ giám sát kỹ
thuật của XYZ), quyết toán và thanh lý hợp đồng. Đội xây dựng số 2 sẽ thanh toán cho
Thanh Hùng trong vòng 15 ngày, kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu. Trường hợp
chậm thanh toán thì Đội xây dựng số 2 phải thanh toán tiền lãi vay là 1,5%/tháng,
nhưng không quá 15 ngày.
Trên thực tế, Thanh Hùng đã thi công xong công trình trong vòng 40 ngày. Ngày
10/8/X hai bên tiến hành nghiệm thu công trình, quyết toán và thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên,
trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, phía Thanh Hùng mới chỉ nhận được tổng số tiền là
272.677.500 đồng, trong đó ứng qua ông Nguyễn Ngọc Tuyến 172.000.000 đồng, ứng qua
Chi nhánh ABC tại thành phố HCM là 80.000.000 đồng, khấu trừ tiền điện là 20.677.500
đồng. Thanh Hùng đã nhiều lần thúc giục thanh toán nhưng ông Tuyến luôn tìm cách khất lần.
Vì vậy, ông Hùng nhiều lần đến thẳng Chi nhánh để yêu cầu Chi nhánh thanh toán. Ngày


21


25/8/X, tại trụ sở Chi nhánh ABC tại thành phố HCM, ông Hùng, ông Tuyến và ông Ngọc đã
cùng ký vào Bản kết luận họp giao ban công trường với nội dung sau:
(i)
Ông Tuyến giao cho ông Hùng được thanh toán trực tiếp giá trị gia công bồn dầu
tại Chi nhánh ABC tại thành phố HCM theo đơn giá đã thoả thuận giữa ông
Tuyến và ông Hùng. Số tiền sẽ được trừ vào giá trị hợp đồng giao khoán ký ngày
29/4/X giữa Chi nhánh và ông Tuyến
(ii)
Vật tư do Thanh Hùng đã cung cấp, Thanh Hùng phải gửi báo giá về cho Chi
nhánh. Sau khi được duyệt, Thanh Hùng sẽ được thanh toán trực tiếp tại Chi
nhánh. Số tiền sẽ được trừ vào giá trị hợp đồng giao khoán ký ngày 29/4/X giữa
Chi nhánh và ông Tuyến.
Mặc dầu vậy, về sau, rất nhiều lần đến Chi nhánh để yêu cầu thanh toán, ông Hùng bị
từ chối với lý do Chi nhánh không trực tiếp ký kết hợp đồng với Thanh Hùng nên không có
trách nhiệm gì cả.
Ngày 8/7/X+1, Thanh Hùng và ông Tuyến làm Biên bản đối chiếu và cam kết thanh
toán công nợ, theo đó ông Tuyến thừa nhận số nợ còn lại là 263.991.000 đồng, đồng thời lập
giấy uỷ quyền cho phép ông Hùng được thanh toán trực tiếp tại Chi nhánh ABC tại thành phố
HCM. Theo lời ông Tuyến thì Chi nhánh cũng chưa thanh toán cho ông số tiền theo hợp đồng
ký ngày 29/4/X. Cũng trong thời gian này, ông Tuyến bị tai nạn giao thông rất nặng, tài sản
của cá nhân hầu như không còn gì nên khả năng đòi tiền từ ông Tuyến hầu như bất khả thi.
Câu hỏi 3 (1,5điểm): Nếu sự việc được Thanh Hùng kiện ra toà, theo (anh) chị, liệu
Chi nhánh ABC tại thành phố HCM có thể bị xác định là bị đơn không?
Tình tiết bổ sung
Tháng 11/X+1, ABC ra quyết định giải thể Chi nhánh tại thành phố HCM. Tháng
12/X+1, Thanh Hùng đã có công văn gửi ABC yêu cầu thanh toán nhưng ABC không hề có

văn bản trả lời. Tháng 2/X+2, ông Hùng đến văn phòng luật sư của anh (chị) yêu cầu được tư
vấn về các phương án đòi nợ.
Câu hỏi 4 (3 điểm): Anh (chị) hãy phân tích cơ sở pháp lý (điểm mạnh và điểm yếu)
của khách hàng trong tranh chấp này, từ đó đánh giá khả năng thắng kiện của khách hàng
nếu vụ việc được đưa ra xét xử tại toà án.
(Trong câu hỏi này, chỉ đánh giá sự việc về mặt nội dung mà chưa xét đến thời hiệu tố
tụng)
Câu hỏi 5 (1,5 điểm): Anh (chị) đánh giá như thế nào về thời hiệu khởi kiện của vụ
tranh chấp này?
Tình tiết bổ sung
Điều 6 hợp đồng ngày 19/6/X quy định rằng: “Trong quá trình thực hiện hợp đồng,
nếu có tranh chấp xảy ra mà hai bên không thương lượng được thì đưa ra Toà án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết”.
Câu hỏi 6 (1,5 điểm): Theo anh (chị) Thanh Hùng có thể gửi đơn kiện đến toà án nào
và phương án nào là tốt nhất?

22


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-13/180
Công ty xuất nhập khẩu A, một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty XNK
nông sản Hà Nội, hạch toán độc lập, có trụ sở tại số 62 Hoàng Quốc Việt- Quận Cầu Giấy- Hà
Nội (sau đây gọi là Công ty A). Ngoài trụ sở Công ty tại địa chỉ nói trên, Công ty có một nhà
máy xay xát hàng nông sản ở trên địa bàn huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội.
Đầu năm X, ban lãnh đạo Công ty đã có cuộc họp toàn thể cán bộ chủ chốt của Công
ty bàn về giải pháp sử dụng có hiệu quả nhà máy này bởi trong suốt thời gian được giao sử
dụng và quản lý, Công ty kinh doanh không có lãi. Một phương án mà ban lãnh đạo Công ty
đưa ra là nâng cấp, sửa chữa và nhập các thiết bị hiện đại của nước ngoài để nâng cao hiệu

quả hoạt động của Nhà máy. Tuy nhiên biện pháp này không khả thi vì đòi hỏi vốn đầu tư rất
lớn, trong khi đó theo ý kiến của cơ quản chủ quản thì Tổng công ty XNK nông sản HN chỉ
hỗ trợ cho Công ty 1/3 số vốn đầu tư.
Công ty muốn Luật sư cho biết thông qua hình thức hợp đồng, có những loại hợp đồng
nào có thể được ký kết để giúp họ sử dụng nhà máy có hiệu quả.
Câu hỏi 1 (1,5 điểm): Hãy trả lời tư vấn cho khách hàng
Câu hỏi 2 (1,5 điểm): Công ty A có thể vay vốn bằng việc thế chấp chính nhà máy này
không? Văn bản pháp luật nào được áp dụng?
Tình tiết bổ sung
Từ ngày có vốn đầu tư hoạt động của nhà máy ngày càng có hiệu quả, tăng lợi nhuận
đáng kể cho Công ty A. Cuối năm X+2, Công ty nhận được một đơn đặt hàng rất lớn từ Bỉ,
theo đó phía bạn muốn mua 120.000 tấn bột sắn dây tinh khiết. Để có thể sản xuất kịp mặt
hàng này theo đơn đặt hàng, Công ty phải tổ chức thu mua sắn dây lát từ bà con nông dân ở
các tỉnh, thành xung quanh Hà Nội. Tuy nhiên, để tự mình thu mua mặt hàng này thì sẽ không
đảm bảo tiến độ. Công ty đã đàm phán với phía Bỉ và được phía bạn đồng ý là hàng sẽ được
thu mua và sản xuất theo đợt. Đến cuối năm X+3 thì Công ty A sẽ cung cấp đủ 120.000 tấn
hàng. Công ty có dự định ký hợp đồng với Công ty dịch vụ, thương mại và vật tư Hòa Bình
(một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập; sau đây gọi là Công ty Hòa Bình) để uỷ thác
thu mua sắn lát. Công ty muốn Luật sư cho biết các điểm cần lưu ý để hợp đồng này không bị
vô hiệu và có khả năng thực hiện cao, tránh vi phạm hợp đồng với phía Bỉ.
Câu hỏi 3 (1,5 điểm): Luật sư hãy phân tích cho khách hàng những điểm lưu ý để hợp
đồng uỷ thác nói trên nếu được ký kết sẽ không bị vô hiệu
Tình tiết bổ sung
Vì muốn thúc đẩy nhanh quá trình thu gom hàng, Công ty A muốn được ứng trước toàn bộ
số tiền hàng là 600 triệu đồng cho Công ty Hòa Bình. Sau khi thực hiện xong hợp đồng uỷ
thác thu mua, Công ty Hòa Bình sẽ được hưởng phí uỷ thác (15%) sau khi đã trừ đi tiền lãi
của số tiền tạm ứng là 1,5%/tháng. Hợp đồng có thời hạn thực hiện tối đa là 6 tháng.
Câu hỏi 4 (2 điểm): Luật sư có nên giúp Công ty A soạn thảo hợp đồng với điều khoản
thanh toán như trên được không?Tại sao?
Tình tiết bổ sung

Trong hợp đồng uỷ thác có qui định “nếu trong thời hạn 6 tháng, Công ty Hòa Bình
vẫn chưa thu gom đủ số hàng theo hợp đồng uỷ thác thì sẽ phải bồi thường toàn bộ các thiệt
hại phát sinh từ việc Công ty A vi phạm hợp đồng với phía Bỉ”.
Câu hỏi 5 (2 điểm): Luật sư hãy phân tích những điểm dở trong điều khoản nói trên
Câu 6 (1,5 điểm): Trên cơ sở phân tích của mình, hãy soạn thảo lại điều khoản đó chặt
chẽ hơn và có lợi cho khách hàng

23


HỌC VIỆN TƯ PHÁP
Đề thi môn: Tư vấn Pháp luật
LS.TVPL/HP1-14/180
Eric Nguyễn là một Việt kiều có quốc tịch Pháp. Tại Pháp, Eric đã mở một công ty
kinh doanh phân phối các sản phẩm y tế. Đầu năm X, sau khi trở lại thăm quê hương, Eric
quyết định sẽ đầu tư về Việt Nam. Vào thời điểm đó, Eric đang trong quá trình đàm phán với
một hãng sản xuất thiết bị y tế của Pháp để có thể làm đại lý độc quyền cho hãng này ở thị
trường Việt Nam (Hãng nãy chuyên sản xuất các thiết bị chỉnh hình). Eric có đến văn phòng
luật sư của anh (chị) xin được tư vấn. Qua trao đổi, Eric cho anh (chị) biết ý định của mình
như sau:
(i)
Lĩnh vực hoạt động: làm đại lý (có thể là độc quyền) cho một hãng sản xuất thiết
bị y tế của Pháp đồng thời cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như đào tạo sử
dụng máy, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các thiết bị y tế;
(ii)
Vốn đầu tư ban đầu khoảng 30-50 ngàn euro, do Eric tự bỏ tiền túi ra;
(iii)
Nơi dự định mở trụ sở: thành phố Hồ Chí Minh. (Khách hàng đã có một căn hộ
tại Phú Mỹ Hưng và dự định sẽ đặt trụ sở công ty tại đây);
(iv)

Khách hàng cũng mong muốn tìm được một đồi tác Việt Nam để cùng liên doanh
nhưng hiện tại chưa gặp được đối tác nào thích hợp;
(v)
Khách hàng muốn tìm kiếm một mô hình doanh nghiệp nhỏ, để tránh rủi ro.
Câu hỏi 1 (1,5 điểm): Theo anh (chị), hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài có thể mở
công ty chỉ để chuyên phân phối các sản phẩm của mình tại thị trường Việt Nam được hay
không? Tại sao?
Câu hỏi 2 (1,5 điểm): Trong hoàn cảnh của Eric Nguyễn, theo anh (chị), khách hàng
có thể có những lựa chọn nào về phương án đầu tư ?
Câu hỏi 3 (2 điểm): Trên cơ sở phân tích ưu điểm và nhược điểm của từng phương án
đầu tư nói trên, anh (chị) hãy đề xuất một phương án mà anh (chị) cho là thích hợp nhất với
hoàn cảnh của khách hàng.
Tình tiết bổ sung
Cuối cùng, Eric Nguyễn cũng tìm được đối tác thích hợp. Nhờ sự trợ giúp của luật sư,
Eric đã cùng Thuỷ, Thân và Chương thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn ánh Dương (goị
tắt là “ánh Dương“), có trụ sở đóng tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngành nghề kinh doanh của
ánh Dương theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là đào tạo dạy nghề, kinh doanh thiết
bị văn phòng, hàng kim khí điện máy, thiết bị y tế, hoá mỹ phẩm, hương liệu; cung cấp các
dịch vụ đào tạo sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các thiết bị y tế. Trong cơ cấu góp vốn
do các thành viên công ty thỏa thuận thông qua thì Eric góp 300 triệu đồng bằng tiền mặt
(chiếm 30% số vốn điều lệ của công ty). Phần vốn góp của Thuỷ là chiếc xe ôtô được các bên
thỏa thuận định giá là 150 triệu đồng (chiếm 15% vốn điều lệ của công ty). Thân góp vốn là
văn phòng, kho bãi kinh doanh, các vật tư, thiết bị phục vụ cho kinh doanh của công ty và
được các thành viên thỏa thuận định giá là 500 triệu đồng (chiếm 50% vốn điều lệ của công
ty). Chương góp vốn bằng tiền mặt là 50 triệu đồng (chiếm 5% vốn điều lệ của công ty).
Theo Điều lệ của công ty do các thành viên nhất trí thông qua thì Thân làm chủ tịch
Hội đồng thành viên (HĐTV), Thuỷ làm giám đốc và Eric làm phó giám đốc công ty. Điều lệ
công ty quy định giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Sau khi công ty hoạt động được hơn một năm, đã xảy ra những bất đồng giữa Chủ tịch HĐTV
và Giám đốc. Với tư cách là Chủ tịch HĐTV và là người có nhiều vốn hơn, Thân đã ra một

quyết định cách chức Giám đốc công ty của Thuỷ và bổ nhiệm Eric làm giám đốc công ty
thay thế.

24


Câu hỏi 4 (1,5 điểm): Theo anh (chị), quyết định cách chức giám đốc công ty và bổ
nhiệm giám đốc mới của của Chủ tịch HĐTV công ty có hợp pháp không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Không đồng ý với quyết định trên, Thuỷ vẫn tiếp tục giữ con dấu của công ty. Sau đó,
với danh nghĩa của ánh Dương, là người đại diện theo pháp luật của công ty, Thuỷ đã ký hợp
đồng vay trị giá 700 triệu đồng với Công ty Phương Đông. Theo hợp đồng, Công ty Phương
Đông đã chuyển số tiền 700 triệu đồng cho ánh Dương, tuy nhiên toàn bộ số tiền này đã được
Thuỷ chuyển sang một tài khoản cá nhân của mình. Được biết, tổng giá trị tài sản của ánh
Dương tại thời điểm này là 1,2 tỷ.
Sau khi được biết nôị bộ ánh Dương có mâu thuẫn, Công ty Phương Đông nộp đơn
kiện ra toà yêu cầu ánh Dương phải hoàn trả số tiền 700 triệu đồng mà công ty đã cho vay, bồi
hoàn những thiệt hại mà ánh Dương đã gây ra cho công ty Phương Đông.
Câu hỏi 5(2 điểm): Theo anh (chị), hợp đồng vay nợ giữa Thuỷ và cồng ty Phương
Đông có hiệu lực pháp luật hay không? Tại sao? Câu trả lời của anh (chị) có khác đi không
nếu giá trị khoản vay là 400 triệu đồng?
Tình tiết bổ sung
ánh Dương không đồng ý trả 700 triệu cho Công ty Phương Đông vì cho rằng đây là khoản
vay riêng giữa Thuỷ và công ty Phương Đông.
Câu hỏi 6 (1,5 điểm): Theo anh (chị), ánh Dương có phải chiụ trách nhiệm gì đối với
khoản nợ 700 triệu đồng của Công ty Phương Đông hay không?

25



×