Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài tiểu luận KT vĩ mô tỷ giá hối đoái ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.34 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Ở VIỆT NAM

Thực hiện


MỤC LỤC:
I. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.....................................................................- 3 1.1. Các khái niệm:..................................................................................................- 3 1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái:.......................................................................- 3 1.1.2. Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái:.....................................................- 3 1.2. Cách biểu hiện tỷ giá:.......................................................................................- 3 1.3. Phân loại tỷ giá hối đoái:.................................................................................- 3 1.4. Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế..........................- 4 II. CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ..................- 4 2.1. Giai đoạn trước 1989: Cố định và đa tỷ giá......................................................- 4 2.2. Thời kỳ 1989 - 1991: “Thả nổi tỷ giá hối đoái”................................................- 5 2.3. Thời kỳ 1992 - 2/1999......................................................................................- 5 2.4. Giai đoạn 1999 - 2008: Thả nổi có điều tiết......................................................- 5 2.5. Thời kỳ khủng hoảng 2008 - đầu 2010.............................................................- 6 III. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM...............- 9 3.1. Quan hệ cung - cầu về ngoại hối trên thị trường...............................................- 9 3.2. Mức chênh lệch lãi suất..................................................................................- 10 3.3. Mức chênh lệch lạm phát................................................................................- 10 3.4. Sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước............................................................- 10 3.5. Các yếu tố khác...............................................................................................- 11 IV. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI - 11
KẾT LUẬN.................................................................................................................- 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................- 14 -

2


I. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1. Các khái niệm:
1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái:
Trong điều kiện hiện nay, các nước ngày càng có nhiều mối quan hệ với nhau trên các
mặt kinh tế, chính trị, du lịch… Vì vậy những quan hệ thanh toán quốc tế nảy sinh. Mặt
khác đồng tiền của một nước có giá trị lưu thông trên nước đó. Do vậy để thực hiện các
thanh toán trên thì cần đổi tiền nước này ra tiền nước khác. Từ đó tỷ giá hối đoái là cần
thiết và quan trọng. Có rất nhiều nhà kinh tế đưa ra những khái niệm khác nhau về tỷ giá
hối đoái. Các khái niệm phản ánh một số khía cạnh khác nhau của tỷ giá: - Samuelson:
Nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền của một nước này
lấy tiền của một nước khác. - Stayer: Nhà kinh tế học người Australia cho rằng Một đồng
tiền của một nước nào đó thì bằng giá trị của một số lượng đồng tiền khác. - Chistopher
Pass và Bryan Lowes: Người Anh cho rằng tỷ giá hối đoái là giá của một loại tiền được
biểu hiện bằng giá của một loại tiền khác. Tuy nhiên, ta có khái niệm tổng quát như sau:


Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa các đồng tiền của các quốc gia khác
nhau.
1.1.2. Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái:
Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp mà
Nhà nước sử dụng để điều chỉnh mức tỷ giá hối đoái giữa các đồng nội tệ và các đồng
ngoại tệ. Đồng thời tiến hành điều chỉnh các hoạt động giao dịch diễn ra trên thị trường
ngoại hối nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong một
thời gian nhất định.
1.2. Cách biểu hiện tỷ giá:
Tỷ giá hối đoái thường được yết giá theo hai phương pháp như sau:
-Phương pháp yết giá trực tiếp: theo cách này, tại một nước nào đó, ngưới ta lấy ngoại
tệ làm đơn vị so sánh với đồng tiền trong nước. Ví dụ: Tại Việt Nam, 1 USD = 15000
VND
- Phương pháp yết giá gián tiếp: Theo cách này, tại một nước nào đó, người ta lấy nội
tệ so sánh với ngoại tệ. Ví dụ: Tại Anh, 1 GBP = 1,6959 USD
1.3. Phân loại tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái được phân theo nhiều loại khác nhau để giúp cho việc nhận biết được
tỷ giá hối đoái đối với hoạt động của nền kinh tế.
1.3.1. Phân loại theo đối tượng xác định:
- Tỷ giá chính thức: Tỷ giá này do ngân hàng trung ương của một nước xác định. Các
ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao
ngay, có kỳ hạn, hoán đổi theo mức tỷ giá này.
- Tỷ giá thị trường: Đây là tỷ giá được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường
ngoại hối.
1.3.2. Phân loại theo phương tiện chuyển ngoại hối:
3


- Tỷ giá điện hối: Đây là loại tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Các loại tỷ giá khác
được xác định trên cơ sở tỷ giá này.

- Tỷ giá thư hối: Đây là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
1.3.3. Phân theo thời điểm mua bán ngoại hối:
- Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá được công bố vào đầu giờ của đầu ngày giao dịch.
- Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá được công bố vào cuối ngày của ngày giao dịch.
- Tỷ giá giao nhận ngay: Là tỷ giá mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện
chậm nhất sau hai ngày làm việc.
- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: Là tỷ giá mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện
theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng.
1.3.4. Phân theo nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:
- Tỷ giá mua: Là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào.
- Tỷ giá bán : Là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra.
1.4. Tác động của tỷ giá hối đoái đến các quan hệ kinh tế quốc tế
Tỷ giá hối đoái được coi là công cụ mà dựa vào đó để chuyển đổi giá trị giữa các
đồng tiền. Vì vậy, trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhất là trong thanh toán quốc tế, tỷ giá
hối đoái giữ vai trò quan trọng. Cụ thể tỷ giá hối đoái có các tác động như sau:
1.4.1. Tác động đến thương mại quốc tế:
Để thanh toán được các hoạt động nảy sinh trong thương mại quốc tế, các chủ thể
thường phải dựa vào tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá thay đổi sẽ có tác động đến thương mại
quốc tế. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, có nghĩa là đồng nội tệ có giá trị giảm xuống so với
đồng ngoại tệ. Việc này sẽ có tác động thúc đẩy xuất khẩu nhưng lại hạn chế nhập khẩu.
Vì cùng một lượng nội tệ sẽ đổi được ít ngoại tệ hơn nên hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh
tranh hơn trên thị trường quốc tế. Trong khi đó, cùng một lượng ngoại tệ lại đổi ra được
nhiều nội tệ hơn nên hàng xuất khẩu đắt hơn. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm xuống
sẽ có tác động hạn chế xuất khẩu và thúc đẩy nhập khẩu. Từ đó gây nên tình trạng mất
cân đối cán cân thanh toán.
1.4.2. Tác động đến hoạt động đầu tư quốc tế:
Hoạt động đầu tư quốc tế cũng liên quan đến việc chuyển đổi giá trị giữa các đồng
tiền nên nó cũng chịu ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái
tăng lên (đồng nội tệ giảm giá trị so với đồng ngoại tệ ), nó có tác động thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài và hạn chế sự đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước.

Vì các nhà đầu tư nước ngoài với cùng một lượng ngoại tệ sẽ đổi được nhiều nội tệ hơn
để phục vụ cho hoạt động đầu tư. Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm xuống sẽ hạn chế
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước
ngoài.
II. CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
2.1. Giai đoạn trước 1989: Cố định và đa tỷ giá

4


Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đóng cửa và hướng nội. Đây
là thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Các bạn hàng chủ yếu là các nước XHCN
trong hội đồng tương trợ kinh tế. Hình thức trao đổi thương mại chủ yếu là hàng đổi hàng
giữa các nước theo một tỷ giá đã được thỏa thuận trong hiệp định ký kết song phương
hay đa phương.
2.2. Thời kỳ 1989 - 1991: “Thả nổi tỷ giá hối đoái”
Trong giai đoạn này trên thế giới diễn ra tình trạng sụp đổ của các nước Đông Âu,
Liên Xô. Quan hệ ngoại thương được bao cấp với các thị trường truyền thống bị gián
đoạn, khiến chúng ta phải chuyển sang buôn bán với các khu vực thanh toán bằng Đô-la
Mỹ. Quá trình đổi mới kinh tế thực sự diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1989.
2.3. Thời kỳ 1992 - 2/1999
Vào thời điểm cuối năm 1992, do kết quả của sự can thiệp của ngân hàng nhà nước
vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá VND/USD dần dần ổn định khiến cho lượng ngoại tệ của
các doanh nghiệp được giải tỏa khỏi yếu tố đầu cơ, hướng mạnh vào kinh doanh xuất
nhập khẩu. Đồng thời, ngoại tệ từ bên ngoài vào nhiều nên kinh doanh cung cầu ngoại tệ
đảo ngược so với cùng kì mọi năm, giá Đôla giảm mạnh, mức giá phổ biến trên thị
trường tư nhân Hà Nội năm 1993 là 10.300 đến 10.400. Tình trạng giá USD giảm mạnh
đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và kích thích nhập khẩu quá mức, nên ngân hàng nhà
nước lại phải can thiệp nhằm tăng giá đồng USD. Trong hầu hết các phiên giao dịch của
quý I năm 1993, hệ thống ngân hàng phải mua Đôla vào nhằm ngăn chặn xu hướng giảm

giá của đồng tiền này. Từ tháng 3/1993 USD đã lên giá dần và duy trì xu hướng lên giá
một cách ổn định (ở đây nói về tỷ giá danh nghĩa VND/USD).
Tháng 10/1994, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng
ra đời, thay thế hoạt động của 2 trung tâm giao dịch. Bởi thị trường liên ngân hàng có
tính quy mô lớn hơn và mang tính thị trường khách quan, linh hoạt hơn, tỷ giá hối đoái và
cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước cũng càng sát với thực tế hơn. Ngân hàng nhà
nước đã thông qua thị trường liên ngân hàng để năm bắt tín hiệu của tỷ giá hối đoái, sử
dụng tỷ giá chính thức công bố hàng ngày và biên độ quy định tỷ giá giao dịch cho các
ngân hàng thương mại làm công cụ hỗ trợ, can thiệp và điều hòa tỷ giá thị trường theo
mục tiêu của chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ.
Từ tháng 7/1997, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á,
đồng Việt Nam chịu áp lực giảm giá mạnh đã khiến cho thị trường ngoại hối rơi vào tình
trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ, cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung. Trong hai năm 1997-1998,
nhà nước đã ba lần chủ động điều chỉnh tỷ giá VND/USD, đồng thời nới rộng biên độ
giao dịch giữa các ngân hàng thương mại với các khách hàng trên thị trường ngoại tệ.
Cuối giai đoạn, trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng tài chính ở khu vực, tỷ giá tăng lên
do điều chỉnh của chính phủ là để tăng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Việc
tỷ giá của Việt Nam không tăng quá nhanh như của các nước khác trong khu vực có tác
động tích cực vì không tạo tâm lý hoang mang cho người dân, không gây ra một sức ép
lớn lên nợ nước ngoài và không gây thiệt hại cho nhập khẩu.
2.4. Giai đoạn 1999 - 2008: Thả nổi có điều tiết
5


Đây là giai đoạn nền kinh tế vận động mạnh hơn theo cơ chế thị trường với sự xuất
hiện của đồng EUR nên việc Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hàng ngày đểcác tổ
chức tín dụng được phép mua bán trong biên độ nhất định không còn thích hợp với quan
hệ cung cầu trên thị trường và thông lệ quốc tế. Từ 26/2/1999, tỷ giá hối đoái chính thức
công bố hàng ngày được xác định trên cơ sở bình quân mua bán thực tế trên thị trường
ngoại tệ Liên Ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó, đồng thời biên độ giao

dịch cũng rút xuống còn ±0,1 (Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 và 65/1999/QĐNHNN7). Qua tỷ giá áp dụng cơ chế này, tỷ giá giao dịch bình quân mà Ngân hàng Nhà
nước công bố xoay quan mức 13.888, còn tỷ giá mua bán thực tế củacác Ngân hàng
Thương mại khoảng 13.902. Tỷ giá thị trường tự do chênh lệch khôngđáng kể so với mức
công bố của Ngân hàng Nhà nước.Bước đổi mới này rất quan trọng không những trong
quan niệm, tư duy mà còncó ý nghĩa lớn trong cả thực tiễn quản lý. Với cơ chế này làm
cho tỷ giá hối đoái trênthị trường vận động một cách khách quan hơn, phản ánh đúng hơn
các quan hệ cungcầu về ngoại tệ trên thị trường, đồng thời cũng phù hợp với cơ chế điều
hành tỷ giá củanhiều nước trên thế giới.
2.5. Thời kỳ khủng hoảng 2008 - đầu 2010
2.5.1. Năm 2008
Giai đoạn đầu (01/01 - 25/03/2008): Tỷ giá liên tục giảm dưới mức sàn
Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112
đồng xuống 15.960 đồng. mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD). Trên thị trường tự do,
USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 đồng/USD
Giai đoạn 2 (từ 26/03 - 16/07/2008): Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD
trên thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do
Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh
điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần,
còn trên TTTD cao hơn khoảng 100-150 đồng, sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ
1% lên +/-2%(27/6) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi
Giai đoạn 3 (từ 17/07 - 15/10/2008): Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn
Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch bình
ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11.
Giai đoạn 4 (từ 16/10 đến hết 2008): Tỷ giá USD tăng trở lại
Tỷ giá USDVND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau
đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ
vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới
mức 17.440 đồng/USD.
2.5.2. Năm 2009
Giai đoạn 1 (từ 01/01 –24/11/2009): Tỷ giá liên tục tăng

Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do. Cụ thể:

6


- Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17.450 - 17.700
đồng/USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200 đồng, còn TTTD cao hơn tỷ giá LNH khoảng
100 đồng.
- Từ tháng 4 đến tháng 9: tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng 18.180 18.500 đồng/USD.
- Từ tháng 10 đến 25/11/2009: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 –
19.300đồng/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 đồng/USD trên TTTD và 19.750 đồng/USD
trên thị trường liên ngân hàng.
Giai đoạn 2 (từ 25/11 đến hết năm 2009)
Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 đồng /USD
Nguyên nhân là do NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt có sự
chung góp sức của các NHTM đã làm giảm tỷ giá sau 1 giai đoạn đầy biến động.
2.5.2. Năm 2010
Giai đoạn tháng 1-giữa tháng 2/2010
Giá USD đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 1.2010 lại
giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến giữa tháng 2/2010.
Giai đoạn từ giữa tháng 2/2010 đến nay
Tỷ giá tăng và dao động quanh mức 19.000 đồng/USD (18.900-19.100 đồng /USD)
và đang có xu hướng giảm do nhưng chính sách tích cực từ phía NHNN.
Ngày 11/02 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ
mức 17.941 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD.
2.5.3. Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá trong khủng hoảng
Chính sách tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2010

Thời gian
Năm 2008

6 tháng đầu năm

Mục tiêu của chính sách

Phân loại chế độ tỉ giá của IMF

Kiểm soát lạm phát

Chế dộ tỉ giá cố định thông
thường,biên độ giao dịch ± 1%
6 tháng cuối năm
Ngăn chặn suy giảm kinh tế Chế độ tỉ giá cố định thông thường,
biên độ giao dịch ± 2% sau đó nâng
lên ± 3%
Năm 2009 và 2010 Ngăn chặn suy giảm kinh tế Chế độ tỷ giá cố định thông thường
và kiềm chế lạm phát
với biên độ dao động ±5%, sau đó
giảm xuống ±3 %
Để thực hiện mục tiêu của mình ngoại việc can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng
dự trữ chính thức, Chính phủ còn sử dụng một loạt các công cụ pháp lý khác như Dự trữ
bắt buộc; Quy định biên độ xác định tỷ giá kinh doanh.
2.5.6. Giải pháp điều hành tỷ giá hối đoái sau khủng hoảng
- Điều hành linh hoạt tỷ giá cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố

7


Xung quanh vấn đề tỷ giá, trong quản lý vĩ mô tồn tại quan điểm cho rằng giá trị
đồng tiền Việt Nam đã bị đánh giá quá cao so với ngoại tệ. Điều này làm ảnh hưởng xấu
đến đến hoạt động xuất nhập khẩu; đặc biệt khi Trung quốc thực hiện chính sách bán phá

giá hàng hoá. Vì vậy, theo quan điểm này, Chính phủ phải tiến hành phá đồng tiền Việt
Nam ở mức độ cao bằng cách gia tăng tốc độ điều chỉnh tỷ giá.
Thừa nhận rằng, tỷ giá là một nhân tố hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất nhập
khẩu. Tuy nhiên, nó không phải là yếu tố duy nhất. Thật vậy, tình trạng hàng Việt Nam
chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế hiện nay chủ yếu là do chất lượng hàng
chưa cao, cơ cấu hàng xuất chưa đa dạng và chưa bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng, năng
suất sản xuất kém v.v.. Như vậy, liệu việc phá giá đồng Việt Nam có làm thay đổi được
thực trang này hay không? Hay nó sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát, gây tâm lý bất ổn trong
dân cư, làm mất lòng tin của dân chúng vào chính sách tiền tệ của Chính phủ nói chung
và giá trị đồng Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, phá giá tiền tệ trước mắt có thể khuyến
khích xuất khẩu, nhưng trong dài hạn, giá cao của nguyên liệu nhập sẽ chuyển vào giá
thành hàng xuất làm hàng xuất mất đi lợi thế do đồng tiền mất giá mang lại.
Trong lĩnh vực đầu tư, đồng tiền không ổn định không những không khuyến khích
các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn ra kinh doanh, mà còn khó thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngoài. Thêm nữa, trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế, việc phá giá đồng Việt
Nam sẽ tạo nên tâm lý sùng bái USD hoặc vàng, làm tăng cầu ngoại hối một cách giả tạo.
Các yếu tố trên chứng tỏ rằng việc phá giá mạnh đồng Việt Nam hiện nay là không phù
hợp và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
- Cần có sự phối hợp hài hòa giữa chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất
Tỷ giá và lãi suất là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu
của chính sách tiền tệ. Tỷ giá và lãi suất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh
hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Sự khập khểnh giữa
chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quá bất lợi nhý: bản tệ bị mất giá
gây nguy cõ lạm phát, “chảy máu” ngoại tệ, ðầu cõ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn ðầu tý
nýớc ngoài v.v.. Vì vậy, trong quản lý vĩ mô, chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý
một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, việc
ban hành và thực hiện các chính sách này còn bất cập gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế.
Chẳng hạn, vào cuối năm 2009, NHNN thực hiện chính sách sách hỗ trợ lãi suất 4% đối
với các khoản vay VND, trong khi lãi suất tiền gửi USD tại các các NHTM không thay

đổi. Kết quả là nhà xuất khẩu găm giữ USD trên tài khoản và tăng cường vay VND để
được hưởng ưu đãi từ chính sách hỗ trợ lãi suất. Nhà nhập khẩu thay vì vay USD họ đã
vay VND và mua USD để thanh toán hàng nhập. Cầu vốn VND và cầu USD tăng đột
biến, tạo tạo áp lực tăng tỷ giá VND/USD và khan hiếm vốn VND trong nền kinh tế.
Nếu lúc này, NHNN buộc các NHTM giảm lãi suất tiền gửi nói chung đặc biệt là tiền
gởi thanh toán bằng USD xuống mức thấp nhất, thì trong ngắn hạn, điều này sẽ làm các
nhà xuất khẩu dịch chuyển tiền gởi bằng USD sang VND làm giảm áp lực với tỷ giá và
bớt canh thẳng về nguồn vốn tín dụng. Nói cách khác, các nhà hoạch định chính sách cần
8


lưu ý mối quan hệ này trong việc hoạch định các chính sách tiền tệ, được như vậy thị
trường tiền tệ Việt Nam sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho hoạt động sản
xuất, thương mại, đầu tư phát triển mạnh hơn.
Cụ thể, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận và hạn chế dần sự can
thiệp trực tiếp vào tỷ giá. Khi nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, theo học thuyết ngang
giá lãi suất, chính sách tự do hoá lãi suất đòi hỏi cơ chế tỷ giá cũng phải được thiếp lập
trên quan hệ cung cầu tiền tệ.
Nói cách khác, chế độ tỷ giá thả nổi được kiểm soát bằng các giải pháp kinh tế và
chính sách tự do hoá lãi suất là giải pháp lâu dài mà NHNN cần thực hiện để điều hành
chính sách tiền tệ trong tương lai
- Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ một cách thận trọng
Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ của chính sách tiền tệ. Bằng việc mua bán
các giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương có thể nhanh chóng và chủ động trong việc đưa
hoặc thu hồi tiền từ lưu thông. Với công cụ này, ngân hàng trung ương có thể đảm bảo
nhu cầu vốn trong nền kinh tế và kiểm soát được giá trị đồng tiền. NHNN có thể điều tiết
lượng USD trong nền kinh tế bằng việc mua bán các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ trên thị
trường liên ngân hàng. Bằng cách này, NHNN có thể điều tiết tỷ giá một cách hiệu quả,
nhanh chóng.
Tuy nhiên, vận dụng nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu

lực của chính sách tiền tệ.
+ Nghiệp vụ thị trường mở chỉ có thể ứng dụng khi nó có đủ lượng hàng hóa đúng
chuẩn. Đó là các giấy nợ của ngân hàng trung ương, của chính phủ như: tín phiếu NHNN,
tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc v.v….
+ Trong thị trường mở ngoại tệ, các giấy nợ này phải định giá bằng USD. Tại Việt
Nam, nếu NHNN phát hành giấy nợ bằng USD, NHNN sẽ bị rủi ro tỷ giá khi USD tăng
giá. Đối phó vời việc USD tăng giá là một việc làm phức tạp vì giá trị USD trên thị
trường.
Tóm lại, nghiệp vụ thị trường mở là công cụ hiệu quả trong việc bình ổn giá trị VND,
kiểm soát lạm phát; nhưng trong điều hành tỷ giá, tác động của nó rất hạn chế. Do vậy,
như đã phân tích ở trên, NHNN không nên hoặc rất thận trọng trong việc sử dụng nghiệp
vụ thị trường mở ngoại tệ trong điều hành tỷ giá tại Việt Nam.
III. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM
3.1. Quan hệ cung - cầu về ngoại hối trên thị trường
Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động
của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau
trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể
dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Sự cân bằng của cán
cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguốn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên
cán cân thanh toán quốc tế. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng
9


hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập
khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động
sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi.
Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm
cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao.
3.2. Mức chênh lệch lãi suất
Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối

đoái trên thị trường, điều chỉnh tỷ giá đối ngoại của nội tệ. Nước nào có lãi suất ngắn hạn
cao hơn nước khác thì vốn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó
sẽ làm cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, tỷ gái hối đoái sẽ giảm xuống.
Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ. Tuy nhiên, đồng nội tệ
lên giá tạo cho gái cả hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn và do đó tạo ra áp lực giảm giá
hàng nội địa, làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
3.3. Mức chênh lệch lạm phát
Lạm phát là nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến tỉ giá hối đoái danh nghĩa của đồng
nội tệ. Lạm phát cao làm gia tăng lãi suất tương đối của tiền gửi bằng ngoại tệ so với
đồng nội tệ, kéo theo sự giảm giá của đồng nội tệ, tức là tỷ giá hối đoái tăng. Nói cách
khác, lạm phát có tác động ngược chiều với giá trị của đồng nội tệ. Lạm phát cao hơn
tương đối so với nước ngoài dẫn đến tỷ giá tăng lên, sức mua của nội tệ giảm giá so với
ngoại tệ. Theo điều kiện ngang giá sức mua, đồng nội tệ sẽ giảm giá và ngược lại, giá trị
nội tệ sẽ gia tăng nếu lạm phát của quốc gia thấp hơn tỷ lệ lạm phát của nước có đồng
tiền đối ứng. Tóm lại, trong một cặp hai đồng tiền, đồng tiền của quốc gia có tỷ lệ lam
phát cao hơn sẽ bị giảm giá so với đồng tiền của quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp hơn, và
ngược lại.
Lạm phát tác động trực tiếp đến giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, làm ảnh hưởng đến
tính cạnh tranh của quốc gia trên thị trường thế giới, qua đó làm thay đổi tỷ giá hối đoái.
Nếu tốc độ lạm phát của một quốc gia cao hơn nước khác, hàng xuất khẩu tính bằng
ngoại tệ của quốc gia này sẽ trở nên đắt hơn, khả năng cạnh tranh trơng thương mại quốc
tế giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với cung ngoại tệ giảm. Còn đối với nhập khẩu, giá
trị nhập khẩu tăng nhẹ (do yếu tố lạm phát ở nước ngoài) nhưng mức tăng giá của hàng
nhập khẩu thấp hơn so với mức tăng giá của hàng hóa trong nước (do tỷ lệ lạm phát trong
nước cao hơn nước ngoài) nên cầu hàng nhập không giảm. Mặt khác, trong ngắn hạn,
người tiêu dùng trong nước chưa kịp thay đổi thói quen tiêu dùng, các doanh nghiệp nội
địa chua kịp sản xuất hàng thay thế hàng nhập, do đó nền kinh tế buộc phải trả một lượng
ngoại tệ nhiều hơn để nhập hàng. Hậu quả là cầu ngoại tệ gia tăng, cung ngoại tệ giảm,
tạo áp lực đẩy giá ngoại tệ lên, kéo nội tệ giảm giá.
Do đó muốn quản lý được thị trường ngoại hối và điều tiết tỷ giá theo mục tiêu nhất

định, cần kiểm soát lạm phát ở tỷ lệ hợp lý.
3.4. Sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước
Vì tỷ giá có liên quan chặt chẽ tới ngoại thương cũng như các biến động kinh tế vĩ
mô, cho nên tất cả các ngân hàng trung ương đều phải can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết.
10


Các biện pháp hành chính: nhà nước ban hành các chính sách, chế độ, quy định, qui
chế, điều lệ… Áp dụng đối với hoạt động mua bán ngoại hối và các đối tượng tham gia
mua bán ngoại hối. Phương pháp này có hiệu lực tức thời, nhanh chóng lập lại trật tự trên
thị trường hối đoái, tăng chi phí lưu thông, xói mòn lòng tin của các nhà đầu tư nước
ngoài, có thể gây ra những phản ứng từ phía các đối tác.
Chính sách chiết khấu: là những chính sách thay đổi lãi suất chiết khấu của ngân
hàng trung ương, điều chỉnh lãi suất trên thị trường tiền tệ, làm thay đổi tỷ giá. Chính
sách chiết khấu là chính sách điển hình của các nước kinh tế thị trường phát triển, những
nước mà đồng tiền của họ có vị trí quan trọng trong thương mại và tài chính quốc tế,
thường được mua bán trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, chính sách chiết khấu chỉ có
ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá, vì lãi suất không phải là nhân tố duy nhất
tác động tới những biến động tỷ giá.
Chính sách hối đoái: còn gọi là chính sách thị trường mở (open market policy): nhà
nước thông qua ngân hàng trung ương trực tiếp mua bán ngoại hối trên thị trường để điều
chỉnh tỷ giá. Chính sách này trên thực tế cũng chỉ có tác dụng rất hạn chế, vì muốn can
thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả, nha nước phải có một lượng dự trữ ngoại tệ rất
lớn.
Nâng giá hoặc phá giá tiền tệ: Nâng giá thường chỉ xảy ra khi đồng tiền nước đó bị
định giá thấp quá so với giá trị thực hoặc dưới sực ép của các nước khác do xuất siêu lớn,
hay do nước đó muốn tăng nhập khẩu để tạo cân bằng trong cán cân thương mại, hạn chế
lạm phát. Ngoài ra, nâng giá đồng tiền còn được xem là công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa
các đồng tiền bị mất giá chạy vào nước mình. Phá giá tiền tệ thường được tiến hành khi
đồng tiền của nước đó bị mất giá trầm trọng. Phá giá là một trong những biện pháp nhằm

đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện tình trạng cán cân thương mại và cán
cân thanh toán quốc tế.
3.5. Các yếu tố khác
Trên thực tế, tỷ giá còn chịu sự tác động của các yếu tố khác như những cú sốc kinh
tế, chính trị, xã hội, hoạt động đầu cơ, hoặc các yếu tố tâm lý. Hành vi của các thành viên
chủ yếu trên thị trường hối đoái cũng có thể có tác động tạm thời lên tỷ giá, bất chấp ảnh
hưởng của những nhân tố cơ bản mang tính lâu dài. Chỉ cần sự kiện một nhà kinh doanh
trên thị trường mua hoặc bán một lượng ngoại tệ lớn mà không rõ lý do, cũng có thể làm
cho người khác hành động giống như vậy.
IV. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
TỚI
4.1. Phản ứng chính sách linh hoạt về tỷ giá trong những tình huống cụ thể và cần
có định hướng rõ ràng về tỷ giá trong dài hạn làm căn cứ cho các điều chỉnh ngắn
hạn
- Cần có cơ chế giám sát và theo dõi chặt chẽ sự biến động của tỷ giá cả thị trường
trong nước và thị trường nước ngoài để nhận dạng xu hướng vận động của tỷ giá hối
đoái đặc biệt giữa các đồng tiền đại diện cho các trung tâm kinh tế thế giới và toàn cầu
như đồng đô la, đồng EUR...
11


- Việt Nam đưa ra các phản ứng chính sách cần căn cứ vào các phản ứng chính
sách của các đối tác thương mại lớn hoặc các trung tâm kinh tê thế giới.
- Các kịch bản về các tình huống biến động tỷ giá hối đoái nên được xây dựng và
có thể tiến hành mô phỏng chúng để lựa chọn kịch bản tối ưu nhất. Đây là việc tạo
thế chủ động trong điều chỉnh tỷ giá hối đoái trước tính bất định của thị trường ngoại
hối trong và ngoài nước.
4.2. Khai thác triệt để vai trò của chính phủ thông qua các cơ quan chuyên trách
về tiền tệ trong việc xây dựng một chế độ tỷ giá hối đoái có lợi cho thương mại chứ
không nhất thiết phải thực thi chế độ tỷ giá sát với tỷ giá thị trường.

- Chính phủ cần thực hiện các điều chỉnh tỷ giá vào thời điểm nào được coi là
phù hợp nhằm tạo lợi thế thương mại tốt nhất cho doanh nghiệp hoặc những “khe
hở” nào mà thị trường chưa thể vận hành tốt nhất.
- Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên
ngân hàng từ 18.932 VND/USD lên 20.693 VND/USD, đồng thời thu hẹp biên độ tỷ giá
từ 3% xuống 1%. Từ Tháng 11/2009 đến nay, đây là lần thứ tư Việt Nam phá giá đồng
nội tệ vì khó khăn thanh khoản trong thị trường ngọai hối. Giá biểu hối suất chính thức
lên xuống do Ngân Hàng Nhà Nước ấn định bị khống chế chặt chẽ hơn trước sau khi đã
phá giá.
4.3. Cần tạo những khoảng cách nhất định giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế
sao cho có lợi cho hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với từng loại thị trường
và từng loại mặt hàng trong từng giai đoạn
- Việc triệt tiêu khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do có
thể làm giảm lợi nhuận cục bộ của doanh nghiệp và có thể làm giảm tác động cần có
của chính sách tỷ giá hối đoái.
- Khi có sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái, những khác biệt về lợi thế thương mại ngắn
hạn có thể mất đi hoặc hình thành dưới hình thức khác.
- Vai trò của chính phủ cần được thể hiện rõ nét trong việc đưa ra chính sách tỷ giá
phù hợp nhằm thay vì việc tự điều chỉnh các mất thằng bằng trong lợi thế thương mại
bằng tín hiệu của thị trường bằng việc “khử” tình trạng mất thăng bằng bằng chính
sách của chính phủ. Tức là có thể sử dụng cơ chế điều tiết của chính phủ để thay thế
cho cơ chế tự điều chỉnh của thị trường nhằm thực hiện những mục tiêu như thúc đẩy
xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, bảo hộ hoặc phát triển những ngành đang có lợi thế so
sánh. Một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn gần như vô hiệu hoá hoàn toàn chính sách
tỷ giá hối đoái của chính phủ.
4.4. Cần có chiến lược định vị đồng tiền Việt Nam trong hệ thống tiền tệ quốc tế
- Cần nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam nhằm tạo cơ sở cho các điều chỉnh cục bộ
hoặc điều chỉnh ngắn hạn và cũng như hình thành được định hướng dài hạn của chính
sách tỷ giá hối đoái.
- Cần chỉ rõ vị trí, vai trò và tác động của nền kinh tế Việt Nam trong các quan hệ

thương mại hoặc trong hệ thống thương mại khu vực như trong khu vực mậu dịch tự
12


do ASEAN (AFTA)...trong dài hạn để định hướng vận hành chính sách điều chỉnh tỷ
giá.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về tỷ giá ở Việt Nam cho thấy, tỷ giá hối đoái là một công cụ hữu
hiệu, linh hoạt trong quản lý và điều hành chính sách tiền tệ. Đây là nhân tố vô cùng nhạy
cảm, có tác động sâu rộng đến các mặt đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia, tỷ giá
cũng được xem là chiếc cầu nối quan trọng giữa kinh tế trong nước với nền kinh tế khu
vực và trên thế giới thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư và tài chính quốc tế; do
đó, việc đi sâu nghiên cứu để có cơ sở vững chắc nhằm định hướng chính sách và các đề
xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái là vấn đề quan trọng hiện nay.
Trong xu hướng hội nhập, chính sách tỷ giá phải không ngừng được hoàn thiện nhằm
phù hợp với những biến động của nền kinh tế. Việc điều hành tỷ giá cần phải có sự thận
trọng nhất định và việc thực hiện các biện pháp quản lý cần phải đặt trong mối quan hệ
hữu cơ hình thành nên hệ thống đan xen và hỗ trợ lẫn nhau để có được sự kết hợp linh
hoạt, đồng bộ nhằm khai thác thế mạnh và hạn chế nhược điểm của từng biện pháp. Nước
ta mới chỉ đang đi những bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế
giới, do đó không tránh khỏi những yếu kém và sai xót khi lựa chọn chế độ và điều hành
chính sách tỷ giá hối đoái. Chính sách tỷ giá chỉ có thể đạt được những hiệu quả nhất
định nào đó khi nó được phối hợp chặt chẽ với chính sách tài chính – tiền tệ và các chính
sách kinh tế khác, đặc biệt là chính sách lãi suất, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách
đầu tư, chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu và cơ cấu kinh tế.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. />2. />3. />
14



×