Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Dự Trữ Bắt Buộc Trong Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ Từ Năm 2008 Đến Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.38 KB, 30 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN
MÔN: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Chủ Đề: Dự Trữ Bắt Buộc Trong Điều Hành Chính
Sách Tiền Tệ Của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ Từ
Năm 2008 Đến Nay

Giảng viên hướng dẫn: ThS.Vũ Hải Yến
Nhóm tín chỉ

: 18

Lớp

: Ca 1&2 thứ 4

Hà Nội – 2018
Danh sách nhóm


Họ và tên

Mã sinh viên

Trần Thị Trúc (NT)

18A4000763- SĐT: 01648540200

Phạm Thị Ngọc Ánh



18A4000077

Vũ Thị Thu Hà

18A4000208

Trần Thục Anh

18A4010060

Lê Phương Thảo

18A4000663

Trần Hồng Ngọc

18A4000526

Trần Thùy Nga

18A4000498

Hoành Hoài Linh

18A4000407

MỤC LỤC
Lời mở đầu........................................................................................1
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ DTBB TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH

SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHTW...............................................................2
1.1. Khái niệm về DTBB...............................................................2
1.2. Cơ chế tác động của công cụ DTBB....................................2


1.3. Vai trò, chức năng của DTBB...............................................3
1.4. Cách xác định DTBB và các phương pháp quản lý dự trữ
bắt buộc..........................................................................................3
II. CÔNG CỤ DTBB TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở MỸ
GIAI ĐOẠN 2008- NAY.........................................................................5
2.1 Tìm hiểu về cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)........................5
2.2. Thực trạng sử dụng công cụ DTBB của Mỹ trong giai
đoạn 2008- 2012...........................................................................6
2. 3. Thực trạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc của NHTW
Mỹ từ 2013 đến nay......................................................................9
2.4. Phương pháp quản lý DTBB của Fed................................15
III. Đánh giá hiệu quả của công cụ DTBB trong điều hành
CSTT của Mỹ...................................................................................16
3.1. Đánh giá ưu, nhược điểm của công cụ DTBB..................16
3.2. Bài học rút ra từ việc sử dụng công cụ DTBB của Mỹ...17
3.3. Giải pháp đề xuất................................................................19
Kết luận...........................................................................................21
Tài liệu tham khảo.........................................................................21


1

Lời mở đầu
Một nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng và ổn định cần
thông qua việc cung ứng tiền và điều tiết lượng tiền trong lưu thông.

Để thực hiện được điều đó, các ngân hàng Trung ương có thể sử
dụng các công cụ chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, chính sách
tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở... Trong đó công cụ dự trữ bắt
buộc được khá nhiều ngân hàng Trung ương của các nước trên thế
giới quan tâm và sử dụng. Tuy được sử dụng rộng rãi nhưng với mỗi
nước công cụ này được thực hiện khác nhau, còn phụ thuộc vào tình
hình nền kinh tế, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ ở mỗi thời
điểm.
Dự trữ bắt buộc là một công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ.
Tác động vào mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ, thông qua
cơ chế thị trường và tác động này được truyền đến các mục tiêu
trung gian là khối lượng tiền cung ứng và lãi suất, nhằm đạt được các
mục tiêu về giá cả sản lượng và công ăn việc làm. Vậy cần phải sử
dụng công cụ dự trữ bắt buộc như thế nào để hiệu quả nhất? Điều đó
còn phụ thuộc một phần vào cơ chế quản lý điều hành của ngân
hàng Trung ương. Để có được cái nhìn tổng quát về công cụ này,
nhóm sẽ đi tìm hiểu thực trạng việc sử dụng hiệu quả công cụ này
của Mỹ - một nền kinh tế lớn của thế giới. Từ đó, ta có thể so sánh,
nhận xét và rút ra bài học để áp dụng công cụ này sao nền kinh tế
của Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu cũng như hoàn chỉnh nội dung của
đề tài, nhóm sẽ không tránh khỏi những sai sót và nhầm lẫn. Tuy
nhiên với sự cố gắng của cả nhóm, nhóm mong sẽ nhận được sự
thông cảm và những góp ý chân thành từ phía thầy, cô và các bạn
độc giả.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!


2


I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ DTBB TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH
SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHTW
1.1. Khái niệm về DTBB
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên
một tài khoản tiền gửi tại NHTW. Mức dự trữ bắt buộc được qui định
khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, vào quy mô và tính chất hoạt
động của NHTM.
Số tiền dự trữ bắt buộc được gửi tại ngân hàng trung ương,
không hưởng lãi, không được dùng để đầu tư, cho vay và thông
thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền gửi của
khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo sự ổn định
của hệ thống ngân hàng.
1.2. Cơ chế tác động của công cụ DTBB
a) Tác động đến về mặt lượng (tác động đến vốn khả dụng
của hệ thống ngân hàng)
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên trong điều kiện các nhân tố
khác không thay đổi có tác động làm tăng nhu cầu vốn khả dụng của
các ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu này thì ngân hàng phải thu hẹp
các món tiền cho vay hoặc bán chứng khoán đang nắm giữ. Những
người vay nợ ngân hàng hoặc mua chứng khoán của ngân hàng sẽ
dùng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng để thanh toán. Kết quả là
lượng tiền giảm và lượng cung ứng cũng giảm theo. Cơ chế tác động
sẽ diễn ra theo chiều hướng ngược lại khi NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt
buộc.
b) Tác động về mặt giá (tác động đến lãi suất thị trường tiền
tệ)


3


Sự tăng lên của dự trữ bắt buộc trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi có tác động làm tăng lượng tiền dự trữ bắt buộc. Hành vi
thu hẹp các món cho vay hoặc bán chứng khoán của ngân hàng
hoặc vay ngân hàng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng để đáp
ứng sự thiếu hụt dự trữ bắt buộc sẽ hướng tới lãi suất thị trường tăng
lên. Lãi suất tăng làm cho cầu tiền tệ của các chủ thể phi ngân hàng
giảm, khả năng mở rộng cho vay cũng như mở rộng tiền gửi của hệ
thống ngân hàng sẽ giảm đi và dẫn đến tốc độ tăng trưởng tiền tệ bị
chậm lại.
c) Tác động về mặt chi phí
Nếu như NHTW điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên khiến
cho bộ phận tiền gửi để cho vay giảm (trong khi đó NHTM vẫn phải
trả lãi) làm tăng chi phí trên một đồng vốn vay. Do đó, muốn có tiền
để cung ứng vốn cho nền kinh tế (tăng lợi nhuận) thì các này phải đi
vay, làm chi chi phí đầu vào tăng. Từ đó làm giảm lợi nhuận của
NHTM, tác động làm tăng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, giảm
khả năng cho vay của hệ thống và làm giảm cung tiền.
1.3. Vai trò, chức năng của DTBB
1.3.1. Bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân
hàng
Để đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, NHTW phải lập
một một mức dự trữ phù hợp dưới dạng dự phòng trung bình. Mức dự
trữ này được quyết định trên cơ sở mức dự trữ trung bình hàng ngày
của một ngân hàng. Mức dự phòng này cho phép các ngân hàng có
thể điều hòa những biến động về vốn khả dụng. Sự thiếu cân bằng
tức thời về nhu cầu chi trả có thể được bù đắp bằng một phần trong
lượng dự phòng duy trì, giảm áp lực đối với lãi suất trên thị trường.
Dự trữ thanh toán có thể bị thiếu hụt và dự phòng trung bình có thể
điều tiết những thiếu hụt này. Đây chính là cơ chế điều chỉnh lãi suất
qua đêm trên thị trường tiền tệ.

1.3.2. Điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng
Sự đòi hỏi có dự trữ bắt buộc làm tăng nhu cầu vốn khả dụng
của ngân hàng. Từ đó hình thành chức năng điều tiết vốn khả dụng
của dự trữ bắt buộc. Để tối đa hóa hiệu quả của dự trữ bắt buộc


4

trong chức năng này, nhà chức tách điều chỉnh tỷ lệ DTBB và khoảng
thời gian của chu kì sao cho ngân hàng luôn trong điều kiện thiếu hụt
ròng phải phụ thuộc vào ngân hàng trung ương, từ đó đảm bảo cân
bằng tài chính.
1.3.3. Kiểm soát tăng trưởng tiền tệ
Trong điều kiện các công cụ trực tiếp không phát huy hiệu quả
thì chức năng này phát huy tác dụng cua nó. Cho phép NHTW có thể
kiểm soát được khối lượng tiền gửi có thể phát hành séc mà các NH
có thể tạo ra theo mong muốn
1.3.4. Tạo thu nhập cho NHTW
Vì tiền gửi dự trữ bắt buộc không được trả lãi hoặc trả lãi thấp
hơn lãi suất cho các ngân hàng vay nên nó đã tạo thu nhập cho
NHTW. Nguồn thu từ dự trữ bắt buộc của NHTW có thể được dùng để
bù đắp cho việc phát hành tiền và cho hoạt động của Ngân hàng.
Nhìn chung những khoản thu nhập từ dự trữ bắt buộc khá nhỏ bé, chỉ
có ở những quốc gia có tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao thì mới có thể bù
đắp được một phần chi phí.
1.4. Cách xác định DTBB và các phương pháp quản lý dự trữ
bắt buộc
1.4.1. Cách xác định dự trữ bắt buộc
Về nguyên tắc, dự trữ bắt buộc theo đơn vị thời gian được tính như
sau:

Mức
xác
định dự trữ
bắt buộc
Trong đó:

=

Tỷ lệ dự
trữ
bắt
buộc

x

Số dư bình quân tài khoản
thuộc đối tượng dự trữ bắt
buộc kỳ xác định

Số dư bình quân tài
khoản thuộc đối tượng
Tổng số dư cuối ngày của các tài khoản
dự trữ bắt
phải dự trữ bắt buộc của kỳ xác định
=
buộc kỳ xác định
Số ngày trong kỳ
Kỳ xác định là kỳ (hay số ngày) được sử dụng để tính số dư
bình quân của các tài khoản phải tính dự trữ bắt buộc. Mức dự trữ
bắt buộc tính vào cuối kỳ xác định được dùng làm căn cứ để xem xét

việc chấp hành qui định về dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì.


5

Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian mà đối tượng
thực hiện dự trữ bắt buộc phải thực hiện theo mức đã được tính toán
vào cuối kỳ xác định. Điều này nghĩa là trong suốt kỳ duy trì, dự trữ
bình quân thực sự phải lớn hơn hoặc tối thiểu bằng mức dự trữ bắt
buộc đã tính vào cuối kỳ xác định.
1.4.2. Các phương pháp quản lý DTBB


6

Phương
pháp
Phương
pháp
nối
tiếp

Khái niệm

Ưu điểm

Nhược điểm

Là phương pháp
mà kỳ duy trì và

kỳ xác định nối
tiếp nhau

Đem lại sự chủ
động cho đối
tượng
phải
DTBB

- Không có sự liên
quan giữa số dư
tiền gửi của khách
hàng tại NHTM và
số dư tiền gửi của
NH tại NHTW, dẫn
đến giảm hiệu quả
sử dụng, quản lý
điều hành công cụ
DTBB
- Tác dụng công cụ
DTBB trong điều
hành CSTT không
cao vì số dư tiền
gửi
DTBB
biến
động không ngừng
- Có thể dẫn đến
bất ổn cho lãi suất
thị trường tiền tệ

- Mất sự chủ động
- Đối tượng phải
DTBB ít có cơ hội
sử dụng dự trữ vào
mục đích lợi nhuận

Phương
Kỳ duy trì và kỳ - Đối tượng phải
pháp trùng xác định trùng DTBB luôn quan
một phần
nhau một phần
tâm đến DTBB,
không sử dụng
quá mức dự trữ
- Lãi suất thị
trường tiền tệ ít
biến động hơn
- Hiệu quả khi
sử dụng chính
sách tiền tệ ít
biến động hơn
Phương
Kỳ duy trì và kỳ - Đối tượng
pháp trùng xác định trùng phải DTBB luôn
hoàn toàn
nhau hoàn toàn quan
tâm
(nhưng trên thực DTBB, luôn chủ
tế luôn có độ trễ động trong việc
nhất định từ 2-3 dự trữ, không

ngày)
tùy ý sử dụng
được
Hiệu
quả
CSTT khi sử
dụng công cụ
DTBB là cao
nhất

- Đối tượng phải
DTBB không có cơ
hội sử dụng dự trữ
vì mục đích lợi
nhuận


7

II. CÔNG CỤ DTBB TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở MỸ
GIAI ĐOẠN 2008- NAY
2.1 Tìm hiểu về cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)
Cục dự trữ Liên bang (Federal Reserve System – FED) là ngân
hàng trung ương của Hoa Kỳ. Về danh nghĩa Ngân hàng dự trữ liên
bang được sở hữu bởi các ngân hàng thành viên (mỗi ngân hàng
thành viên giữ cổ phần không có khả năng chuyển nhượng).
Cấu trúc của FED được xem là duy nhất trong số các ngân hàng
trung ương. FED được coi là một ngân hàng trung ương độc lập bởi vì
các quyết định chính sách tiền tệ không cần phải phê chuẩn bởi Tổng
thống hoặc bất cứ ai khác trong các cơ quan hành pháp hay lập pháp

của chính phủ, nó không nhận được kinh phí từ Quốc hội Hoa Kỳ
phân bổ, và các nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản trị trải
dài qua nhiều nhiệm kỳ Tổng thống và quốc hội.
Với cấu trúc đặc biệt đó thì FED thực hiện một số chức năng
như: (i) thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các
điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá
cả và điều hòa lãi suất dài hạn; (ii) giám sát và quy định các tổ chức
ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an
toàn, vững vàng và đảm bảo quyền tín dụng của người tiêu dùng;
(iii) duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ
thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính; (iv) cung cấp các
dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ
chức chính thức nước ngoài và chính phủ Hoa Kỳ đóng vai trò chủ
chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
2.2. Thực trạng sử dụng công cụ DTBB của Mỹ trong giai
đoạn 2008- 2012
Trong giai đoạn này nền kinh tế Mỹ phải chứng kiến một cuộc
khủng hoảng trầm trọng bắt đầu từ đầu năm 2008, đây là cuộc
khủng hoảng bong bóng nhà đất với việc cho vay dưới chuẩn của các
ngân hàng ở Mỹ, do đó trong thời kỳ này, trên 1 triệu chủ nhà đất đối
mặt với nguy cơ tịch thu nhà đất để trả nợ, hàng loạt các ngân hàng
phải hứng chịu những khoản thua lỗ nặng. Nền kinh tế trong giai
đoạn này xuống dốc trầm trọng, trong tình trạng khó cứu vãn. Khủng


8

hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ sau đó lan rộng toàn cầu, kéo theo
sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường
chứng khoán khuynh đảo. Hàng loạt tổ chức tài phải thu hẹp sản

xuất, sa thải lao động. Cuộc khủng hoảng đã gây ra những hậu quả
nặng nề đối với kinh tế Hoa Kỳ. GDP của quý IV năm 2008 ngay lập
tức giảm 5,4%, tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% từ mức 6,2% lên đến 7,2%,
niềm tin của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực. Khi
cuộc khủng hoảng xảy ra, Chính phủ Hoa Kỳ và Fed đã có những
biện pháp rất mạnh mẽ để giúp nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
Về phía Chính phủ Mỹ, hai gói cứu trợ đã được đưa ra. Vào
tháng 10/2008, gói cứu trợ 700 tỷ USD đã được Thượng viện Mỹ
thông qua nhằm tập trung cấp vốn trực tiếp vào các hãng tài chính
nhằm củng cổ lại thị trường tín dụng. Vào tháng 3/2009, Chính phủ
Mỹ lại thông qua gói kích cầu 787 tỷ USD nhằm chi tiêu liên bang,
cắt giảm thuế và tạo ra việc làm.
Về phía Fed, ngay khi khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ
ra, Fed bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất. Đến khi tình hình
phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự
trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới
lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là
lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng đã được giảm từ 5,25% qua
6 đợt xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (18/9/200730/4/2008). Lãi suất này sau đó còn tiếp tục giảm và đến ngày
16/12/2008 chỉ còn 0,25%, mức lãi suất gần 0 hiếm thấy. Fed còn
thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (mua lại các trái phiếu chính phủ
Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính nước này có) và hạ lãi suất tái chiết
khấu. Giữa tháng 12 năm 2008, Fed tuyên bố có kế hoạch thực hiện
chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng.
Năm 2008 Cục dự trữ liên bang Mỹ đã đưa ra các ngưỡng dự trữ bắt
buộc của cho các tổ chức lưu ký trong năm 2008.


9


Bảng 1: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của FED năm 2008
Đơn vị: %

(Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ)
Trong năm 2008, mức miễn yêu cầu dự trữ được tăng lên từ 8,5
triệu USD lên 9,3 triệu USD. Mức dự trữ thấp cho các tài khoản giao
dịch ròng đã giảm từ 45,8 triệu USD xuống còn 43,9 triệu USD =>
tăng tổng dự trữ bắt buộc lên tới 57 triệu USD.
Bảng 2: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của FED năm 2012
Đơn vị: %

(Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ)
Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc của FED không thay đổi chỉ có số lượng tài khoản giao dịch
ròng thay đổi, yêu cầu dự trữ từ 3-10%. Năm 2007, dự trữ bắt buộc
trung bình là 43 tỷ USD trong khi dự trữ vượt mức trung bình chỉ 1,9
tỷ USD. Nhưng năm 2008 dự trữ dư thừa đạt dưới 10% tổng lượng dự
trữ bởi vì các tổ chức lưu ký có động cơ giảm thiểu dự trữ dư thừa
không mang lãi suất được nắm giữ tại FED. Với sự thất bại của các tổ
chức tài chính cao cấp của Hoa Kỳ trong tháng 9 năm 2008 đã gây ra


10

một mức độ bất ổn lớn trong hệ thống tài chính. Và với vai trò là
người cho vay cuối cùng, FED đã cung cấp một lượng thanh khoản
chưa từng có cho hệ thống tài chính. FED được ủy quyền trả lãi suất
dự trữ dẫn đến mối quan hệ giữa mức dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt
quá thay đổi đáng kể.
Bảng 3: Số tiền lượng dự trữ thấp và số tiền miễn của FED

trong giai đoạn
2007-2012
Đơn vị: triệu USD
Ngày có hiệu lực

Lượng dự trữ thấp
(triệu USD)

Số tiền miễn
(triệu USD)

Ngày 20 tháng 12 năm
2007

43,9

9.3

Ngày 1 tháng 1 năm
2009

44,4

10.3

Ngày 31 tháng 12 năm
2009

55,2


10,7

Ngày 30 tháng 12 năm
2010

58,8

10,7

Ngày 29 tháng 12 năm
2011

71,0

11,5

Ngày 27 tháng 12 năm
2012

79,5
12,4
(Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ)
Số lượng tài khoản giao dịch ròng có tỷ lệ dự trữ bằng 0% (số

tiền miễn) được điều chỉnh theo mỗi năm theo quy định. Và số lượng
tài khoản giao dịch ròng có tỷ lệ dự trữ là 3% là lượng dự trữ thấp
cũng được điều chỉnh hàng năm. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy
được rằng trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 lượng dự trữ
thấp và số tiền miễn tăng đều qua các năm cụ thể như sau: số tiền
dự trữ thấp cho các tài khoản giao dịch ròng đã tăng từ 43,9 triệu

USD cuối năm 2007 lên 79,5 triệu USD cuối năm 2012 (tức tăng 35,6
triệu USD); việc miễn yêu cầu dự trữ từ 9,3 triệu USD lên 12,4 triệu
USD (tức tăng 3,1 triệu USD). Việc thay đổi như vậy đã làm giảm
tổng dự trữ bắt buộc xuống khoảng 4164 triệu USD.


11

Sau giai đoạn khủng hoảng này, năm 2011 FED đã đưa ra
những quy định mới về vốn và tính thanh khoản đối với ngân hàng
lớn nhất nước Mỹ để có thể đảm bảo an toàn trước những cuộc
khủng hoảng sẽ diễn ra trong tương lai. Các quy định này sẽ được
diễn ra trong 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: đối với các ngân hàng có tổng tài sản trên 50 tỷ
USD sẽ phải duy trì lượng tiền mặt tối thiểu tương đương với 5% giá
trị tài sản của mình để nhằm đối phó với các khoản nợ xấu. Còn các
ngân hàng có tài sản từ 500 tỷ USD trở lên phải trích 10% giá trị các
khoản cho vay và hợp đồng giao dịch. FED quy định các ngân hàng
này phải trải qua một cuộc sát hạch về khả năng sẵn sàng ứng phó
với cuộc khủng hoảng kinh tế mới.
Giai đoạn 2: các ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các quy định
theo thỏa thuận quốc tế đã đề ra về mức dự trữ tiền mặt tối thiểu.
FED đưa ra các quy định như vậy để giúp các ngân hàng có đủ
nguồn lực tài chính cần thiết, tránh các cuộc sụp đổ của thị trường
chứng khoán như trong năm 2008 và sự giảm mạnh trong các hoạt
động kinh tế toàn cầu.
Trong cuộc khủng hoảng này, FED không tăng hay giảm tỷ lệ dự
trữ bắt buộc mà thay vào đó FED trả lãi cho các khoản dự trữ bắt
buộc và dự trữ vượt của các ngân hàng. Tỷ lệ này được gọi là lãi suất
trên dự trữ bắt buộc và lãi suất dự trữ vượt quá. Tiền lãi được trả cho

các ngân hàng dưới hình thức tiền mặt, không phải trong các khoản
dự trữ như nới lỏng định lượng. Việc thanh toán lãi suất dự trữ vượt
quá giúp cung cấp thanh khoản cần thiết để hỗ trợ ổn định tài chính.
Đây được coi là một công cụ chiến lược quan trọng, điều này sẽ cho
phép FED kiểm soát tốt hơn mức dự trữ dư thừa khi nó bắt đầu loại
bỏ các chính sách tiền tệ kích thích.
Như vậy, từ năm 2008 đến năm 2012, FED liên tục tăng khối
tiền dự trữ bắt buộc. Đối với những quy định mới của FED đã gặp
phải những sự phản đối của hầu hết các ngân hàng tại Mỹ. Dự trữ
bắt buộc là một công cụ mang tính dài hạn, chỉ cần thay đổi một tỷ
lệ nhỏ nhưng đã làm thay đổi một lượng rất lớn về mức cung tiền.
Với một công cụ nhanh và mạnh như vậy thì nguy hiểm và rủi ro là


12

một điều tất yếu xảy ra. Do vậy các ngân hàng cho rằng việc duy trì
một lượng tiền mặt lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cho vay. Tuy
nhiên việc tăng dự trữ bắt buộc là bước đi quan trọng để hệ thống
ngân hàng an toàn hơn, giúp các ngân hàng tránh được các cú sốc
tài chính và khủng hoảng trong tương lai.
2. 3. Thực trạng sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc của NHTW
Mỹ từ 2013 đến nay
Năm 2013, Cục dự trữ liên bang đã ban hành các ngưỡng dự trữ
bắt buộc hàng năm cho các tổ chức lưu ký trong năm 2013. Các
ngân hàng phải dành một phần nhất định giao dịch ròng chiếm - chủ
yếu là kiểm tra tài khoản, dự trữ và không có nhiều thay đổi so với
năm trước. Năm 2013 là năm đầu tiên mà số dư tiền là 12.4 triệu
USD trong tài khoản giao dịch ròng sẽ được miễn yêu cầu dự trữ. Đợt
dự trữ thấp, trong đó bao gồm giao dịch ròng chiếm hơn 12.4 triệu

USD và lên đến 79.5 triệu USD sẽ phải chịu một tỷ lệ dự trữ 3 phần
trăm. Cụ thể như sau: yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng
có giá trị tài khoản giao dịch ròng: từ 0 dến 12.4 triệu USD là 0%; từ
12.4 đến 79,5 triệu USD là 3%; trên 79,5 triệu USD là 10%
Bảng 4: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm 2013
Đơn vị: %

(Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ)
Hiệu quả của việc nâng đợt dự trữ thấp cho các tài khoản giao
dịch ròng sẽ tăng từ 71.0 triệu USD đến 79.5 triệu USD. Miễn dự trữ
bắt buộc sẽ tăng từ 11.5 triệu USD lên 12.4 triệu USD. Những hành


13

động này sẽ làm giảm tổng dự trữ bắt buộc ước tính khoảng 971
triệu USD.
Năm 2014, FED đã nâng thêm mức DTBB đối với các ngân
hàng: yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng có giá trị tài
khoản giao dịch ròng, từ 0 đến13.3 triệu USD là 0%; từ 13.3 đến 89
triệu USD là 3%; trên 89 triệu USD là 10%.
Bảng 5: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm 2014
Đơn vị: %

(Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ)
Năm 2015: Đây là năm đầy biến động cho toàn nền kinh tế thế
giới nói chung và kinh tế Mỹ nói riêng, khi Trung Quốc bất ngờ hạ giá
đồng nhân dân tệ. Điều này tác động không nhỏ đến chính sách tiền
tệ của Mỹ, mà công cụ DTBB là một trong những công cụ được Mỹ
điều chỉnh. Yêu cầu về tỷ lệ DTBB đối với các ngân hàng có tài sản

được FED quy định như sau: từ 0 đến 14,5 triệu USD là 0%; từ 14,5
triệu USD đến 103,6 triệu USD là 3%; trên 103,6 triệu USD là 10%
Bảng 6: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm 2015
Đơn vị: %


14

(Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ)
Hiệu quả của đợt dự trữ thấp cho các tài khoản giao dịch ròng
sẽ tăng từ 89 triệu USD đến 103.6 USD triệu. Miễn dự trữ bắt buộc sẽ
tăng từ 13.3 triệu USD đến 14.5 triệu USD.
Năm 2016: tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức có giao dịch ròng
lần lượt là: dưới 15,2 triệu USD là 0%; từ 15,2 - 110,2 triệu USD là 3%; từ
110,2 triệu USD trở lên là 10
Bảng 7: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm 2016
Đơn vị: %

(Ng
:
Dự

uồn
Cục
trữ
Liên bang Mỹ)
Mức dự trữ bắt buộc tăng vọt từ 13,3 - 89,9 triệu USD (năm

2011) lên 15,2 - 110,2 triệu USD đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc 3% và
cùng với đó sự tăng mức dự trữ bắt buộc ở tỷ lệ 10% và 0% đã giảm

dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng, tăng nguồn vốn khả dụng lên.
Trong ngày 17/12/2015, FED chính thức tăng mức lãi suất cơ bản từ


15

0% - 0,25% lên thêm 0,25% nữa, nghĩa là các nhà đầu tư sẽ tập
trung đầu tư vào Mỹ cùng với sự tăng lên của nhu cầu vốn trên thị
trường cũng như nền kinh tế thì việc tháo gỡ dự trữ bắt buộc cho các
ngân hàng hoàn toàn kịp thời và hợp lí.
Năm 2017: tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với các tổ chức có
giao dịch ròng lần lượt là: dưới 15,5 triệu USD là 0%; từ 15,5-115.1
triệu USD là 3%; từ 115,1 triệu USD trở lên là 10%
Bảng 8: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm 2017
Đơn vị: %

(Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ)
Tính đến ngày 19 tháng 1 năm 2017, Fed yêu cầu tất cả các
ngân hàng với hơn 115,1 triệu đô la tiền gửi duy trì dự trữ 10 % tiền
gửi. Ngân hàng với 115,1 triệu USD hoặc ít hơn, nhưng hơn 15,5 triệu
USD phải dự trữ 3% của tất cả các khoản tiền gửi. Các ngân hàng có
tiền gửi 15,5 triệu đô la hoặc ít hơn không có yêu cầu dự trữ. Mức
tiền gửi có tỷ lệ khác nhau tăng lên mỗi năm. Điều này cho phép các
ngân hàng khuyến khích phát triển. Fed có thể tăng dự trữ thấp và
số tiền miễn giảm 80 phần trăm của khoản tiền gửi tăng trong năm
trước đó
Năm 2018: FED đã nâng thêm mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân
hàng như sau: dưới 16 triệu USD là 0%; từ 16 – 122.3 triệu USD là
3%; từ 122.3 triệu USD trở lên là 10%



16

Bảng 9: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm 2018
Đơn vị: %

(Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ)
Năm 2014 – 2015: sau 7 năm lãi suất 0 % thì FED đã có dấu
hiệu tăng lãi suất đồng thời tăng DTBB. Tuy tăng lãi suất nhưng
không làm thị trường đầu tư của Mỹ kém đi sự hấp dẫn, kỳ vọng của
nền kinh tế tiếp tục tăng. Việc tăng nhẹ như vậy không gây ra cú sốc
cho thị trường, chính phủ vẫn có thể kiếm soát lạm phát và tăng
trường kinh tế. Các tổ chức tín dụng vẫn duy trì hoạt động trong định
mức cho phép không có bất lợi. Lãi suất có biến động cho thấy Fed
vẫn chưa khẳng định được vị trí và sự ổn định trước nền kinh tế của
thế giới, Fed nâng lãi suất có thể gây khó khăn với một số nước
nhưng không gây ra sụt giảm mạnh của thị trường tài chính hay làn
sóng đổ vỡ cho nền kinh tế, đầu tư.
Năm 2016 – 2017: trước những tình hình kinh tế như: brexit,
phá giá đồng nhân dân tệ, cuộc bầu cử tổng thống, cục dự trữ liên
bang Mỹ đã có một số thay đổi như tăng lãi suất và thay đổi chính
sách tiền tệ. Trong năm 2016, thâm hụt ngân sách Mỹ vẫn gần 34%,
song thấp hơn nhiều so với mức thâm hụt giai đoạn trước, lãi suất
tăng 0,25% khiến đồng USD mạnh lên và ảnh hưởng rất lớn đến nền
kinh tế thế giới. Tuy nhiên Fed vẫn kiểm soát được lạm phát và mức
tín dụng hợp lý phù hợp với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Mặc dù
vậy chính sách tiền tệ vẫn cần tiếp tục hoàn thiện, lo ngại về nhưng
vần đề cơ bản khi lạm phát xuất hiện, vấn đề giữa các mục tiêu của
Fed và chính phủ là khác nhau vẫn chưa thống nhất được khi thay
đổi của Fed gây ra xáo động không hề nhỏ với nền kinh tế toàn cầu



17

Đồ thị 1: Khối lượng DTBB từ năm 2008 đến năm 2017

(Nguồn: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ)
Bảng 10: Số tiền lượng dự trữ thấp và số tiền miễn của FED
trong giai đoạn
2013-2018
Đơn vị: triệu USD

(Nguồn: Cục dự trữ Liên bang Mỹ)
Theo số liệu trên việc gia tăng vốn dự trữ sẽ ảnh hưởng đến
khả năng cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính phái sinh cũng
như lợi nhuận thu được ngoài hoạt động cho vay của ngân hàng. Tuy
nhiên việc tăng dự trữ bắt buộc là bước đi quan trọng để hệ thống
ngân hàng an toàn hơn, giúp các ngân hàng tránh được cú sốc tài
chính và khủng hoảng trong tương lai. Và việc sử dụng công cụ dự
trữ bắt buộc của Mỹ là một công cụ kiểm soát lạm phát hữu hiệu. Sự
thật là tỷ lệ lạm phát ở Mỹ trong những năm gần đấy thực sự thấp
bởi, hiện nay mức lạm phát mục tiêu mà FED hướng tới là 2%. Tuy
nhiên, có thể thấy tỉ lệ lạm phát năm 2016-2017 đã tăng từ 1.57%
lên 1.87%. Tuy nhiên đáng chú ý hơn là nó thấp hơn mục tiêu dài hạn
của FOMC là 2%. Có thể nóiđâylà tín hiệu khả quan với các chính
sách tiền tệ đã được áp dụng.


18


2.4. Phương pháp quản lý DTBB của Fed
Hiện nay thì NHTW Mỹ đang quản lý dự trữ bắt buộc theo
phương pháp nối tiếp có cách đoạn (17 ngày), tức là 2 tuần tính
DTBB kỳ xác định, 2 tuần nghỉ ngơi, 2 tuần tính dự trữ bắt buộc kỳ
duy trì
Hình 1: Chu kỳ bảo trì dự trữ cho các báo cáo theo tuần
Figure 3.1. Timeline—the reserve maintenance cycle for weekly reporters
T

T

T

T

T

T

T

W

Th

M

Reserve
maintenance
period


Computation period for
net transaction accounts
and vault cash

17 days
FR 2900
Report Week

FR 2900FR 2900
Report Week Report Week

FR 2900
FR 2900
FR 2900
Report Week Report Week Report Week

Legend: M - Monday, T - Tuesday, W - Wednesday, Th - Thursday

(Nguồn: Cục dự trữ liên bang Mỹ)
Hình 2: Chu kỳ bảo trì dự trữ cho các báo cáo theo quý
Figure 3.2. Timeline—the reserve maintenance cycle for quarterly reporters
T

TTT

M

T


T

T

W Th

Th

1

FR 2900 Report Week/
Computation Period

T

T

TT

W Th

2

TT

W Th

3

W Th


4

W Th

5

Maintenance Periods
(Thursday through second Wednesday thereafter)

(Tuesday through Monday)
Legend: M - Monday, T - Tuesday, W - Wednesday, Th - Thursday

TT

TT

W

6


19

(Nguồn: Cục dự trữ liên bang Mỹ)
Theo Cục dự trữ liên bang Mỹ thì trước khi áp dụng phương
pháp nối tiếp có cách đoạn thì NHTW Mỹ cũng đã áp dụng phương
pháp trùng hoàn toàn sau đó là chuyển sang trùng một phần. Vậy tại
sao NHTW Mỹ lại có những thay đổi như vây? Câu hỏi đặt ra cũng
khá dễ hiểu là bởi vì NHTW Mỹ cho rằng họ có những công cụ mạnh

hơn để điều hành chính sách tiền tệ như công cụ nghiệp vụ thị
trường mở là công cụ hiệu quả nhất nên họ chỉ cần duy trì công cụ
DTBB ở mức nới lỏng nhằm giảm áp lực thanh khoản cho NHTM, cho
phép NHTM có thể chủ động hơn, tăng khả năng cho vay đối với
NHTM, không lo lãi suất biến động. Bên cạnh đó ở Mỹ thị trường tiền
tệ phát triển mạnh, mặt bằng lãi suất không biến động quá mạnh,
nghiệp vụ thị trường mở biến động rất linh hoạt
III. Đánh giá hiệu quả của công cụ DTBB trong điều hành
CSTT của Mỹ
3.1. Đánh giá ưu, nhược điểm của công cụ DTBB
3.1.1. Ưu điểm
Thứ nhất, tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó
được áp dụng không phân biệt đối với mọi ngân hàng có điều kiện
kinh doanh như nhau. Lợi thế chủ yếu của công cụ dự trữ bắt buộc
trong việc kiểm soát lượng tiền cung ứng là sự thay đổi tỉ lệ dự trữ
bắt buộc sẽ ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả tổ chức tín
dụng.
Thứ hai, NHTW có thể tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền
cung ứng thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là công
cụ có quyền lực ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng. Chỉ
cần một thay đổi nhỏ tỉ lệ dự trữ bắt buộc cũng sẽ dẫn đến sự thay
đổi đáng kể khối lượng tiền cung ứng.
Thứ ba, dự trữ bắt buộc là công cụ mang tính chất đầy quyền
lực vì nó mang nặng tính chất hành chính và nó tác động như nhau
đối với ngân hàng, nó phản ánh được tính chất quyền lực của ngân
hàng nhà nước, đảm bảo cho ngân hàng nhà nước thực thi được các
chính sách tiền tệ một cách công bằng, nhanh và mạnh.


20


Thứ tư, NHTW có thể sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để thiết
lập mối quan hệ phụ thuộc về vốn giữa NHTW và hệ thống ngân
hàng.
3.1.2. Nhược điểm
Thứ nhất, công cụ này tỏ ra thiếu linh hoạt vì một sự thay đổi
nhỏ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể sẽ gây nên sự bất ổn định cho
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng: Khi thay đổi một tỷ lệ nhỏ
trong dự trữ bắt buộc có thể gây nên sự thay đổi đáng kể của số
nhân tiền và kết quả, với sự khuyếch đại của cơ số tiền do cơ số tiền
là rất lớn về giá trị tuyệt đối sẽ gây nên sự thay đổi rất lớn trong
cung tiền do vậy, không thể dùng dự trữ bắt buộc để thực hiện
những điều chỉnh nhỏ trong mức cung tiền.
Thứ hai, làm tăng chi phí đầu vào cho ngân hàng do đó không
thể tăng dự trữ bắt buộc lên quá cao vì nó sẽ làm gia tăng gánh
nặng chi phí cho ngân hàng và đẩy lãi suất cho vay lên cao hơn
nhiều. Đây là nhược điểm lớn nhất của công cụ dự trữ bắt buộc.
Thứ ba, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể ảnh hưởng ngay
đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, đẫn đến việc có thể đẩy
ngân hàng đến chỗ phá sản. Từ đó gây tác động dây chuyền đến các
ngân hàng khác.
Thứ tư, DTBB giống như một hình thức thuế thu nhập vô hình
đối với các ngân hàng vì các ngân hàng phải giữ lại một phần tiền
gửi theo yêu cầu mà không được sử dụng cho mục đích sinh lời trong
khi vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng.
Thứ năm, công cụ dự trữ bắt buộc rất ít khi được ngân hàng
trung ương sử dụng để điều chỉnh những thay đổi nhỏ trong cung
ứng tiền tệ, do việc tính toán và trích lập dự trữ bắt buộc là khá phức
tạp khi thực thi, không thể thực hiện thường xuyên hàng ngày do
vậy, nếu thay đổi liên tục dự trữ bắt buộc sẽ gây ra tình trạng không

ổn định cho hoạt động của tổ chức tín dụng và làm cho việc quản lý
khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng khó khăn và tốn kém
hơn.
Thứ sáu, dữ trữ bắt buộc là công cụ mang tính dài hạn, chỉ cần
thay đổi một tỷ lệ rất nhỏ nhưng sẽ làm cho mức cung tiền thay đổi


21

một lượng rất lớn. Với một công cụ mạnh, tác động nhanh như vậy
thì tất yếu sẽ xảy ra những nguy hiểm và rủi ro cho nền kinh tế.
Vì vậy, việc sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc có hiệu quả hay
không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và những nỗ lực điều hành
của NHTW. Khi sử dụng công cụ này thì ngân hàng trung ương cần
cẩn trọng và lường trước được những diễn biến xảy ra với nền kinh tế
do công cụ này mang lại để chắc chắn rằng mục tiêu điều hành
chính sách tiền tệ sẽ đạt được.
Tóm lại, đối với Mỹ, những quy định mới chặt chẽ hơn của FED
đã vấp phải sự phản đối của hầu hết các ngân hàng tại quốc gia này,
họ cho rằng việc duy trì lượng tiền mặt bắt buộc quá cao sẽ ảnh
hưởng tới khả năng cho vay. Tuy nhiên, FED cho rằng những lợi ích xã
hội đến từ một hệ thống ngân hàng mạnh mẽ sẽ lớn hơn nhiều so với
lợi ích từ những khoản tín dụng ngắn hạn. Do đó, việc tăng dự trữ bắt
buộc là bước đi quan trọng để hệ thống ngân hàng an toàn hơn, và
việc áp dụng qui tắc trong khuôn khổ quốc tế Basel III đã xử lý các
vấn đề, quản lý rủi ro trong khu vực ngân hàng, giúp các ngân hàng
tránh được cú sốc tài chính và khủng hoảng trong tương lai.
3.2. Bài học rút ra từ việc sử dụng công cụ DTBB của Mỹ
Trên lý thuyết, ngân hàng trung ương có thể dùng DTBB để can
thiệp vào từng thị trường tín dụng cụ thể trong khi chính sách tiền tệ

chung vẫn dùng để giải quyết lạm phát và việc làm. Các biện pháp
như giảm tỷ lệ DTBB, trần lãi suất hay hạn chế cho vay với từng
ngành có thể ngăn rủi ro quá mức hiệu quả, nhưng lại khó được công
chúng ủng hộ. DTBB là công cụ mang tính dài hạn, chỉ cần thay đổi 1
tỷ lệ rất nhỏ nhưng đã làm thay đổi 1 lượng rất rất lớn mức cung
tiền. Với 1 công cụ nhanh, mạnh như vậy thì nguy hiểm, rủi ro là điều
tất yếu. Qua việc phân tích điều hành CSTT qua sử dung DTBB ở Mỹ,
chúng ta cũng thấy được những bài học đắt giá rút ra cho các quốc
gia khác nói chung và Việt Nam nói riêng.
3.2.1. Dự trữ bắt buộc và trần lãi suất
Áp lực từ cơ quan quản lý, dự trữ bắt buộc và trần lãi suất đều
từng được dùng để kiểm soát cung tín dụng, nhưng chặn được cửa
ngân hàng thì các tổ chức khác nhảy vào thế chân.


22

Từ năm 1935, FED có quyền dùng công cụ dự trữ bắt buộc để
điều tiết chu kỳ kinh doanh. Người ta phát hiện thấy từ 1948 đến
1980, tăng dự trữ bắt buộc chỉ làm giảm nhẹ tín dụng ngân hàng. Với
tổng tăng trưởng tín dụng, công cụ này chẳng có tác dụng gì vì ngân
hàng không cho vay được thì đã có các tổ chức phi ngân hàng. Trần
lãi suất cũng gặp vấn đề tương tự. Khi lãi suất thị trường bắt đầu
tăng trong thập niên 1950, tiền gửi tiết kiệm chảy từ ngân hàng sang
các tổ chức không bị giới hạn bởi trần lãi suất. Chính sách này giúp
hạn chế tín dụng và lạm phát, nhưng chủ yếu các ngân hàng nhỏ
chịu thiệt còn các ngân hàng lớn đã nhanh chóng đa dạng hóa nguồn
vốn huy động của mình.
3.2.2. Dự trữ bắt buộc không phải là yếu tố quyết định số
nhân tiền thực tế

Trong tác động của dự trữ bắt buộc đối với khối lượng tiền cung
ứng có thể dễ dàng nhận ra rằng việc giới hạn cụ thể lượng tiền mỗi
ngân hàng muốn đưa vào lưu thông không phải là việc khó, bởi vì
mỗi ngân hàng đơn lẻ chỉ có thể cho vay trong phạm vi dự trữ của nó
mà thôi. Trong khi đó, đối với cả hệ thống ngân hàng thì việc tôn
trọng giới hạn trên trở nên bấp bênh, cho dù NHTW có thể thực hiện
tốt vai trò phát hành nhưng lại khó có thể kiểm soát được một cách
chính xác mức độ tạo tiền của toàn hệ thống, bởi lẽ, ngoài tỷ lệ dự
trữ bắt buộc ra thì khả năng tạo tiền còn phụ thuộc vào một số yếu
tố khác.
Mỗi ngân hàng có nhiều lý do để duy trì dự trữ của mình ở mức
độ cao hay thấp. Ngoài những giới hạn xuất phát từ chính bản thân
ngân hàng thì những ràng buộc bên ngoài tác động đến quá trình tạo
tiền cũng rất đáng kể như: nhu cầu tín dụng của khách hàng có khả
năng hoàn trả; nhu cầu giao dịch bằng tiền mặt trong nền kinh tê...
Một trong những biểu hiện của vấn đề này là sự vượt trội quá mức về
dự trữ ở các ngân hàng so với DTBB, với tình trạng này sẽ gần như
vô hiệu hóa khả năng chi phối quá trình cung ứng tiền của NHTW. Và
ngược lại. Vì khả năng gây ảnh hưởng của dự trữ bắt buộc là rất lớn
cho nên, một mặt, cần quan tâm đến những nhân tố tác động đến
quá trình tạo tiền để có những ứng xử kịp thời và hiệu quả, bên cạnh


×