Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CHUYÊN đề tính quy luật của hiện tượng di truyền phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.09 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
MODULE 1: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LY
I. Các khái niệm cơ bản trong quy luật di truyền:
- Gen: là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa 1 sản phẩm nhất định (1 phân tử ARN m hay 1
chuỗi poly peptit).
- Locus: Gen nằm trên 1 vị trí của NST. (Locus có thể có những trạng thái khác nhau).
- Alen: Các trạng thái khác nhau của cùng 1 locus.
VD: Gen (locus) chi phối kiểu tóc có 2 alen, trong đó:
A – Tóc Xoăn
a – Tóc thẳng
- Cặp alen: ở cơ thể lưỡng bội (2n), các NST tồn tại thành từng cặp  các gen trên đó cũng tồn tại
thành cặp.
VD: Cặp alen chi phối màu tóc có thể có các cặp sau: Cặp AA, Aa, aa
+ Cặp alen đồng hợp gồm 2 chiếc giống nhau: AA, aa
+ Cặp alen dị hợp gồm 2 chiếc khác nhau: Aa
+ Alen trội: alen biểu hiện kiểu hình ở trạng thái dị hợp
AA – Xoăn
Aa – Xoăn
 alen A - xoăn trội hoàn toàn so với alen a – thẳng ( A > > a)
aa – Thẳng
- Kiểu gen: là 1 hoặc một số cặp alen mà chúng ta nghiên cứu.
- Kiểu hình: là sự biểu hiện bên ngoài của kiểu gen. (tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.)
- Giao tử: là sự tách ra của các alen riêng rẽ.
VD: KG Aa  giao tử A và a
- Hợp tử: (A, a) x (A, a)
 hợp tử: AA, Aa, aa
- Đời lai: F1, F2, F3, F4.....Fn
II. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen
- Đối tượng nghiên cứu: Đậu hà lan
+ Chu kỳ sống ngắn.
+ Ít cặp tính trạng tương phản.


+ Tự thụ phấn.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lai và phân tích con lai
+ Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng.
+ Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi 1 hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả
lai ở đời F1, F2, F3.
+ Bước 3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
+ Bước 4: Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình.
* Thí nghiệm:
Pt/c: hạt vàng x hạt xanh
F1: 100% hạt vàng
F1 x F1
F2: 75% hạt vàng : 25% hạt xanh (3 vàng : 1 xanh)
* Giải thích của Menđen:
- Mỗi KH (vàng hay xanh) do 1 nhân tố di truyền chi phối.
- Trong 1 cơ thể có 1 cặp nhân tố di truyền.
- NTDT trội: biểu hiện ở F1.
NT A – hạt vàng > a – hạt xanh
Viết sơ đồ lai.


- Tỷ lệ phân ly ở F2: 3 vàng :1 xanh.
- Cho các cây F2 tự thụ phấn rồi phân tích tỷ lệ phân ly ở F3 (?)
* Nội dung quy luật phân ly:
- Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định, 1 có nguồn gốc từ bố , 1 có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của
bố và mẹ tồn tại trong tế bào cơ thể con 1 cách riêng rẽ không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao
tử các thành viên của 1 cặp alen phân ly đồng đều về các giao tử, nên 50% giao tử chứa alen này và
50% giao tử chứa alen kia.
* Cơ sở tế bào học: cơ sở hiện đại
- NTDT = alen
- alen nằm trên NST.

- Mỗi cơ thể có 1 cặp alen.
Vẽ SĐL dưới dạng NST: SGK
* Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân ly:
- Mỗi gen chi phối 1 tính trạng.
- Quá trình giảm phân tạo giao tử và thụ tinh diễn ra bình thường
 Kĩ thuật viết phép lai.
Pt/c AA x aa
Gp A
a
F1: 100% Aa
F2: 3A- : 1aa
* Lai phân tích:
AA – trội
Aa – trội
aa – lặn
Cho cơ thể mang kiểu hình trội cần xác định KG lai với cơ thể mang KH lặn.
MỘT SỐ DẠNG TOÁN: QUY LUẬT PHÂN LY
1. Dạng toán xuôi:
Cho P, cho QL, tìm F2 (có thể F3)

Bước 1: quy ước gen
Bước 2: viết sơ đồ lai.
Bước 3: Tìm đời con !
VD: Ở 1 loài TV: Đỏ > trắng
Pt/c Đỏ x Trắng  F1
Cho F1 x trắng  đời sau.
2. Dạng toán ngược:
Cho đời con (hoặc 1 phần đời con), tìm P đời trước và giải quyết bài toán phụ.
VD: Ở 1 loài TV, màu sắc hoa do 1 locus có 2 alen chi phối. Cho hoa đỏ tự thụ  nhiều cây hoa trắng
cùng với hoa đỏ. Xác định tỉ lệ cây hoa đỏ đồng hợp trong số cây hoa đỏ F1.

B1: Từ tỷ lệ / 1 phần tỷ lệ  QL
Đỏ x đỏ  trắng (QLPL) đỏ (trội) >> trắng (lặn)
B2: quy ước: A – đỏ >> a – trắng
Đỏ x đỏ  trắng (aa)  bố mẹ dị hợp Aa  Aa x Aa  F1: 1/4AA : 2/4 Aa : 1/4aa
 đáp án: AA = 1/4:3/4 = 1/3.
3. Các tỷ lệ đơn giản của quy luật phân ly:
- Tỷ lệ 3 trội : 1 lặn  Aa x Aa, A >>a
- Tỷ lệ 1 trội : 1 lặn  Aa x aa
* Trội, lặn không hoàn toàn:
A – trội, a – lặn , Aa (KH trung gian)
Viết SĐL  bài tập.
- Tỷ lệ 1:1 trong trội lặn ko HT khi:


+ AA x Aa
+ Aa x aa
- Tỷ lệ 1:2:1 trong trội lặn ko HT khi: Aa x Aa
Câu 1: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:
1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết
2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.
3. Tạo các dòng thuần chủng.
4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
A. 1, 2, 3, 4
B. 2, 3, 4, 1
C. 3, 2, 4, 1
D. 2, 1, 3, 4
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây trong phân bào được sử dụng để giải thích các quy luật di truyền Menđen?
A. Sự phân chia của nhiễm sắc thể.
B. Sự nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể.

C. Sự tiếp hợp và bắt chéo nhiễm sắc thể.
D. Sự phân chia tâm động ở kì sau.
Câu 3: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền
trong tế bào không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của
mình bằng cách nào?
A. Cho F1 lai phân tích.
B. Cho F2 tự thụ phấn.
C. Cho F1 giao phấn với nhau.
D. Cho F1 tự thụ phấn.
Câu 4: Cặp alen là
A. hai alen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
B. hai alen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp NST tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
C. hai gen khác nhau cùng nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
D. hai alen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
Câu 5: Kiểu gen là tổ hợp gồm toàn bộ các gen
A. trên nhiễm sắc thể thường của tế bào.
B. trên nhiễm sắc thể giới tính trong tế bào.
C. trên nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng.
D. trong tế bào của cơ thể sinh vật.
Câu 6: Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo
Menđen là do
A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
B. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D. sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.
Câu 7: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương
phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai
A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
B. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.
C. đều có kiểu hình khác bố mẹ.

D. đều có kiểu hình giống bố mẹ.
Câu 8: Về khái niệm, kiểu hình là
A. do kiểu gen qui định, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
B. sự biểu hiện ra bên ngoài của kiểu gen.
C. tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.
D. kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường.
Câu 9: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là
A. lai phân tích.
B. lai khác dòng.
C. lai thuận-nghịch
D. lai cải tiến.
Câu 10: Giống thuần chủng là giống có
A. kiểu hình ở thế hệ con hoàn toàn giống bố mẹ.
B. đặc tính di truyền đồng nhất nhưng không ổn định qua các thế hệ.
C. đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định qua các thế hệ.
D. kiểu hình ở thế hệ sau hoàn toàn giống bố hoặc giống mẹ.
Câu 11: Alen là gì?
A. Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen. B. Là trạng thái biểu hiện của gen.
C. Là các gen khác biệt trong trình tự các nuclêôtit. D. Là các gen được phát sinh do đột biến.
Câu 12: Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:
A. mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ.
B. mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.
C. mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn.


D. mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.
Câu 13: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu hiện ở F 1. Tính
trạng biểu hiện ở F1 gọi là
A. tính trạng ưu việt.
B. tính trạng trung gian. C. tính trạng trội.

D. tính trạng lặn
Câu 14: Quy luật phân ly của Menđen không nghiệm đúng trong trường hợp:
A. bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.
B. số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.
C. tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.
D. tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.
Câu 15: Điều không thuộc về bản chất của quy luật phân ly Menđen là gì?
A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.
B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.
C. Do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.
D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết.
Câu 16: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là
A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân
C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
Câu 17: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F 1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt
dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ
A. 1/4.
B. 1/3.
C. 3/4.
D. 2/3.
HD:
Số lúa hạt dài: 1/4AA , 2/4Aa
 số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ: 1/4AA : 3/4(AA và Aa) = 1/3
Câu 18: Xét một gen gồm 2 alen trội-lặn hoàn toàn. Số loại phép lai khác nhau về kiểu gen mà cho thế hệ sau
đồng tính là
A. 4.
B. 3.
C. 2.

D. 6.
HD:
AA x aa ; AA x Aa hoặc aa x AA ; Aa x AA
Câu 19: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: I A, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ
chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ
chồng này là:
A. chồng IAIO vợ IBIO.
B. chồng IBIO vợ IAIO.
C. chồng IAIO vợ IAIO.
D. một người IAIO người còn lại IBIO.
HD:
1 trai đầu lòng có nhóm máu O  IOIO  Bố và mẹ thì mỗi bên phải cho 1 giao tử IO.
 KG: chồng IAIO x vợ IBIO hoặc Chồng IBIO x vợ IAIO  D
Câu 20: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy
vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng
này có kiểu gen là:
A. AA x Aa.
B. AA x AA.
C. Aa x Aa.
D. AA x aa.
HD:
Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai
được 1 gái tóc thẳng.
1 gái tóc thẳng  KG : aa  bố và mẹ mỗi bên cho 1 giao tử a
 KG của bố và mẹ phải là Aa
 Đáp án: Aa x Aa  C
Câu 21: Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F 1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Trong số lúa hạt
dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 có sự phân tính chiếm tỉ lệ



A. 1/4.
B. 1/3.
C. 3/4.
D. 2/3.
HD:
Số lúa hạt dài: 1/4AA , 2/4Aa
 số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F 3 có sự phân tính (có nghĩa là vừa có lúa hạt dài và vừa có lúa hạt tròn) 
đáp án : 2/4Aa : 3/4(AA và Aa) = 2/3
Câu 22: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy
vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Xác suất họ sinh
được người con trai nói trên là:
A. 3/8.
B. 3/4.
C. 1/8.
D. 1/4.
HD:
Cặp vợ chồng sinh được người con gái tóc thẳng (aa)  P: Aa x Aa
 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa  ¾ xoăn : ¼ thẳng
 Xác suất họ sinh được người con trai tóc xoăn: P = ½ ( khả năng sinh trai hoặc gái) x ¾ xoăn = 3/8
Câu 23: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy
vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Xác suất họ sinh
được 2 người con nêu trên là:
A. 3/16.
B. 3/64.
C. 3/32.
D. 1/4.
HD:
Tương tự như câu 23 nhưng ta phải sử dụng quy tắc nhân xác suất vì 2 biến độc lập (như công thức ở
trang bên dưới)
P = trai (½ x ¾) x gái (½ x ¼) = 3/64

Câu 24: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được
F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen đồng hợp và 1 quả có
kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là:
A. 3/32
B. 6/27
C. 4/27
D. 1/32
HD: Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn: Aa x Aa  F1: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
 1/4AA : 2/4Aa  (3/4 đỏ) và 1/4aa (1/4 trắng)
Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ: 1/4AA : 2/4Aa  (3/4 đỏ) phải quy về =1 
1/4AA : 2/4Aa  1/3AA: 2/3Aa
P = {(1/3)2 x (2/3)1 x 3!} / 2!.1! = 6/27
Cách khác:
P = ( {(1/4)2 x (2/4)1 }/3/4} x 3! ) / 2!.1! = 6/27
Câu 25: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho F 2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỉ
lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là:
A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. B. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng. C. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
HD:
F2: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
F2 x F2 : (1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa) x (1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa)
Mà (1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa) tạo giao tử là: ½ A và ½ a
 phép lai F2 x F2 : (1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa) x (1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa) chính là:
F2 x F2: (½ A và ½ a) x (½ A và ½ a)
 F3: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa (3/4 đỏ : 1/4trắng)  A
*Câu 26: Trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, nếu cho tất cả các cây hoa đỏ F 2 giao phấn
ngẫu nhiên với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F3 được dự đoán là:
A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. B. 7 hoa đỏ: 1 hoa trắng. C. 15 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 8 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
HD:
Theo yêu cầu: cho tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau tức là:
(1/4AA : 2/4Aa) x (1/4AA : 2/4Aa) tương đương phải quy về: (1/3AA : 2/3Aa) x (1/3AA : 2/3Aa)

tất cả các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên: (1/3AA : 2/3Aa) x (1/3AA : 2/3Aa)
mà (1/3AA : 2/3Aa) tạo giao tử là: 2/3A ; 1/3a


 (1/3AA : 2/3Aa) x (1/3AA : 2/3Aa) chính là: (2/3A ; 1/3a) x (2/3A ; 1/3a)
 F3: 4/9AA: 4/9Aa : 1/9aa ( 8/9 đỏ : 1/9 trắng)  D
Câu 27: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Người chồng tóc xoăn có bố, mẹ
đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng; người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em trai tóc thẳng. Tính theo lí
thuyết thì xác suất cặp vợ chồng này sinh được một gái tóc xoăn là
A. 5/12.
B. 3/8.
C. 1/4.
D. 3/4.
HD:
- Người chồng tóc xoăn có bố, mẹ đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng (aa) P: Aa x Aa
 người chồng có 1 trong 2 KG: 1/4AA và 2/4Aa
 Xác suất của chồng là 1/3AA : 2/3Aa 
- người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em trai tóc thẳng (aa)  P: Aa x aa
 người vợ tóc xoăn có KG: Aa
 phép lai của cặp vợ chồng này là: (1/3AA : 2/3Aa) x Aa
 (2/3A;1/3a) x (1/2A;1/2a)  đời con là: 2/6AA: 3/6Aa: 1/6aa
Vậy xác suất cặp vợ chồng này sinh được một gái tóc xoăn là:
1/2x2/6 + 1/2x3/6 hoặc 1/2 x (2/6+3/6) = 5/12 (quy tắc cộng xác suất vì đây là 2 biến độc lập)
*Câu 28: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được
F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả kiểu gen dị hợp và 1 quả có kiểu
gen đồng hợp từ số quả đỏ ở F1 là:
A. 1/16
B. 6/27
C. 12/27
D. 4/27

HD: cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1  Aa x Aa thu được F2: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ tức là chọn trong 1/4AA : 2/4Aa (3/4 đỏ)
* Cách 1: phải quy 1/4AA : 2/4Aa thành 1/3AA : 2/3Aa
 P = {(2/3)2 x (1/3)1 x 3! } / 2!.1! = 12/27  C
* Cách 2: giữ nguyên 1/4AA : 2/4Aa
 P = ({(2/4)2 x (1/4)1}/3/4) x 3! / 2!.1! = 12/27  C
Câu 29: Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được
F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ có kiểu gen đồng hợp làm giống từ số quả đỏ thu
được ở F1 là:
A. 1/64
B. 1/27
C. 1/32
D. 27/64
HD:
Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ phấn được F1: 1/4AA: 2/4Aa : 1/4aa (3/4 đỏ : 1/4 vàng)
Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ có kiểu gen đồng hợp (1/4AA của 3/4 đỏ = 1/3)
 P(xs) = (1/3)3 hoặc ((1/3)3 x3!) / 3! = 1/27
Câu 30: Biết ở Cà chua, alen A quy định quả màu đỏ; alen a quy định quả màu vàng. Đem lai 2 thứ cà chua
thuần chủng quả vàng và đỏ, đời con có KG - KH như thế nào?
A. 75% AA và 25% Aa - 100% quả màu đỏ.
B. 100% Aa - 100% quả màu đỏ.
C. 50% AA và 50% aa - 50% quả màu đỏ và 50% quả màu vàng.
D. 25% AA và 75% Aa - 100% quả màu đỏ.
HD:
Đem lai 2 thứ cà chua thuần chủng quả vàng và đỏ  P: AA x aa
 F1: Aa ( 100% đỏ)  B
Câu 31: Ở đậu Hà lan, quả không ngấn (B), quả có ngấn (b). Đem lai cây có quả không ngấn với cây có quả
ngấn thu được 50% có quả không ngấn: 50% có quả ngấn. Phép lai phù hợp là?
A. BB x bb.
B. Bb x Bb.

C. Bb x bb.
D. bb x bb.
HD:
Đem lai cây có quả không ngấn với cây có quả ngấn thu được 50% có quả không ngấn: 50% có quả ngấn
 1/2B- : 1/2bb  P: mỗi bên cho 1 giao tử b


 P: Bb x Bb  B


CÁC DẠNG TOÁN PHỨC TẠP HƠN CỦA QUY LUẬT PHÂN LY
a/ Hiện tượng đa alen: 1 locus thường có 2 alen, nhiều trường hợp khác: 1 locus có nhiều hơn 2 alen
gọi là hiện tượng đa alen.
VD: Nhóm máu IA = IB >> IO có các KG và KH sau:
IA IA
IA IO
IB IB
IB IO
IA IB
IO IO
- Đặc điểm: có nhiều KG và nhiều KH dễ nhầm với tương tác gen.
- Công thức để tính số KG tối đa của 1 locus:
Có 1 locus có r alen:
Ta có: + r KG đồng hợp.
+ r(r-1)/2 KG dị hợp
+ Tổng số KG tối đa r(r-1)/2 + r = r(r+1)/2
- Dấu hiệu quan trọng:
1/. Tỷ lệ xuất hiện:
3:1
1: 2: 1

1: 1
2: 1
2/. Có nhiều KH của cùng 1 tính trạng.
VD: a1-nâu > a2-vàng > a3-trắng
a1a3 x a2a3
a1a2 : a1a3 : a2a3 : a3a3
2 nâu : 1 vàng : 1 trắng (không theo hiện tượng DT trung gian)  hiện tượng đa alen.
b. Di truyền Menđen trong quần thể:
VD: đề minh họa 3 của bộ GD ĐT 2017
ở thực vật, đỏ > trắng, cho đỏ x trắng  F1: 1 đỏ : 1 trắng. Cho F1 ngẫu phối, tỷ lệ cây đỏ đồng hợp
trong số cây đỏ ở F2 ntn?
 A – đỏ >> a – trắng
Aa (đỏ) x aa (trắng)  1/2Aa : 1/2aa.
Khi ngẫu phối ta có các phép lai sau:
1/2Aa x 1/2Aa
1/2Aa x 1/2aa
1/2aa x 1/2Aa
1/2aa x 1/2aa
Khi lai ra kq là: 1/16AA : 6/16Aa : 9/16aa
Cách khác: 1/2Aa : 1/2aa.  giao tử (1/4A, 3/4a)2 1/16AA : 6/16Aa : 9/16aa  ĐA: 1/7
c. Dạng 3: Hạt đời sau trên cây đời trước. dạng rất nhiều HS nhầm lẫn khi chưa nắm
A – hạt vàng >> a – hạt xanh
Cho hạt vàng TC AA x hạt xanh TC aa  Hạt lai. Cho hạt lai đem gieo và tự thụ phấn qua 1 số thế hệ.
Xác định tỷ lệ hạt trên cây F1?
Hạt P AA  cây AA
Hạt P aa  cây aa, cho 2 cây lai với nhau ta thu được hạt Aa.
Chú ý: Các hạt F1 nằm trên cây P
 hạt F2 trên cây F1.
 Tỉ lệ hạt trên cây F1 tức là F2: Aa x Aa  3A- : 1aa (3 vàng : 1 xanh).
d. Hiện tượng tính trạng chịu ảnh hưởng bởi giới tính:



AA biểu hiện KH ở cả 2 giới. (tạo ra lượng sp quá nhiều ác đi sự tác động của yếu tố giới tính)
Aa chỉ biểu hiện ở nam, còn nữ thì không. (tạo ra lượng sp ít hơn chịu sự tác động của yếu tố giới tính)
aa ko biểu hiện ở cả 2 giới. (không tạo ra sp)
VD: Ria mép (người)
hối đầu (người)
Có sừng (cừu)
Có râu dê (dê)
VD: Ở cừu: HH – có sừng, Hh – có sừng ở đực, ko sừng ở cái; hh – không sừng.
Cho PTC đực HH x cái hh
F1 100% Hh  tỉ lệ giới tính 1 đực : 1 cái  1 đực có sừng : 1 cái có sừng
F2 1HH : 2Hh : hh
 1 có sừng : 1 không sừng.
e/ Toán xác suất trong phép lai:
Xác suất là tỷ lệ số lần xuất hiện 1 sự kiện trên tổng số lần thử
P = x/n
Trong đó: x là số lần xuất hiện sự kiện, n: số lần thử
Vd: Aa x Aa  3/4A- : ¼ aa.
- Quy tắc cộng xác suất: khi 2 sự kiện không thể xảy ra đồng thời (xuất hiện kiện này loại trừ
sự kiện kia) thì quy tắc cộng dùng để tính xác suất 2 sự kiện.
VD: Aa x Aa  1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa
 XS thu được KH trội = 1/4AA + 2/4Aa = ¾.
- Quy tắc nhân xác suất: xảy ra khi 2 biến cố độc lập, không có hiện tượng loại trừ.
Nếu Aa (xoăn) x Aa (xoăn)  3/4A - (xoăn) : 1/4aa - (thẳng)
XS sinh 2 con tóc xoăn: 3/4 x 3/4 = 9/16.
- Quy tắc phân phối nhị thức:
XS sinh 2 con 1 xoăn, 1 thẳng? P = 3/4x1/4 + 1/4x3/4 = 6/16
x
1


n− x
2

x
n

* CT 2 biến: Pđk = P . P .C
Trong đó P1 + P2 = 1 và x + (n-x) = n
* CT nhiều biến:
P1 + P2 + P3 + P4 +.....+ Pn = 1
n1 + n2 + n3 + n4 +......+ nx = n
n1
1

n2
2

n3
3

Pđk = P . P . P . n!/n1!.n2!...nx!
VD: Aa (đỏ) x Aa (đỏ)  3/4A – (đỏ) : 1/4 aa (trắng)
Lấy ngẫu nhiên 5 cây hỏi xác suất có 3 cây đỏ là bao nhiêu?
3
5

P = (¾)3 . (¼)2 . C = ?
Bài tập vận dụng toán xác xuất:
1/ ở 1 loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho phép

lai P Aa x Aa thu được F1 .
a/ Tính xác suất khi lấy ngẫu nhiên 5 cây trong đó có 3 trắng và 2 đỏ?
b/ Tính xác suất khi lấy ngẫu nhiên 5 cây có ít nhất 1 cây hoa đỏ?
c/ Trong số các cây hoa đỏ F1, tính xác suất khi cây hoa đỏ tự thụ phấn cho đời con không phân ly?
HD giải:
Aa x Aa  1/4AA : 2/4Aa : 1/4 aa  ¾ đỏ : ¼ trắng
3
5

a/ C x ( ¾ )3 x (¼)2 = ?
b/ 1 – (1/4)5 = ?
c/ ¼ : ¾ = 1/3


2/ ở 1 loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng, kiểu gen Aa quy định hoa hồng.
Cho phép lai Aa x Aa thu được F1. Tính xác suất khi lấy ngẫu nhiên 7 cây trong đó có 2 đỏ, 2 trắng và
3 hồng ở thế hệ F1?
HD Giải:
P = {(1/4)2 . (1/4)2 . (2/4)3 . 7!} / (2!.2!.3!) = ?

CHUYÊN ĐỀ: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
MODULE 2: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP
I.Thí nghiệm lai hai tính trạng
1. Thí nghiệm
Lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng
P t/c: vàng ,trơn xanh, nhăn
F1 : 100% vàng ,trơn
Cho 15 cây F1 ,tự thụ phấn hoặc giao phấn
F2 : 315 vàng ,trơn
101 vàng ,nhăn

108 xanh ,trơn
32 xanh, nhăn
- Xét riêng từng cặp tính trạng
+ màu sắc: vàng/xanh = 3/1
+ hình dạng: trơn/nhăn = 3/1
2. Nhận xét kết quả thí nghiệm
- Tỉ lệ phân li KH chung ở F2 : 9:3:3:1
- Tỉ lệ phân li KH nếu xét riêng từng cặp tính trạng đều = 3: 1
- Mối quan hệ giữa các kiểu hình chung va riêng : tỉ lệ KH chung được tính bằng tích các tỉ lệ KH
riêng ( quy luật nhân xác suất )
3.Nội dung định luật
Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình
thành giao tử
II. Cơ sở tế bào học
- Các gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. khi giảm
phân các cặp NST tương đồng phân li về các giao tử một cách độc lập và tổ hợp tự do với NST khác
cặp→ kéo theo sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trên nó
- Sự phân li của NST theo 2 trường hợp với xác suất ngang nhau nên tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang
nhau
- Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong qt thụ tinh làm xuất hiện nhiều tổ hợp gen khác
nhau
III. Ý nghĩa của các quy luật Menđen
Dự đoán được kết quả phân li ở đời sau
Tạo nguồn biến dị tổ hợp, giải thích được sự đa dạng của sinh giới
* Chú ý : Khi lai 2 cơ thể có kiểu gen giống nhau, với n cặp alen phân li độc lập với nhau (mỗi cặp alen
quy định một tính trạng) thì ở thế hệ lai thu được :
- Số lượng các loại giao tử : 2n
- Số tổ hợp giao tử : 4n
- Số lượng các loại kiểu gen : 3n
- Tỉ lệ phân li kiểu gen : (1 : 2 : 1)n

n
- Số lượng các loại kiểu hình : 2
- Tỉ lệ phân li kiểu hình : (3 : 1)n
Phép lai

F1
KG

F2
Số kiểu
giao tử

Số kiểu tổ
hợp giao tử

Số loại KG

Tỉ lệ KG

Số loại KH

Tỉ lệ KH


Lai 1 tính

Aa

21


21 x 21

31

(1: 2: 1)1

21

( 3: 1)1

Lai 2 tính

AaBb

22

22 x 22

32

(1: 2: 1)2

22

( 3: 1)2

Lai 3 tính

AaBbDd


23

23 x 23

33

(1: 2: 1)3

23

( 3: 1)3

Lai n tính

AaBbDd.....

2n

2n x 2n

3n

(1: 2: 1)n

2n

( 3: 1)n


MODULE 3: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

I.Tương tác gen
* Là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình
*Thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của chúng ( prôtêin) để tạo KH
1. Tương tác bổ sung
* Thí nghiệm
Lai các cây thuộc 2 dòng thuần hoa trắng→ F1 toàn cây hoa đỏ
F1 tự thụ phấn được F2 có tỷ lệ KH 9đỏ:7 trắng
* Nhận xét
- F2 có 16 kiểu tổ hợp , chứng tỏ F1 cho 4 loaih giao tử → F1 chứa 2 cặp gen dị hợp quy định 1 tính
trạng→ có hiện tượng tương tác gen
* Giải thích:
- Sự có mặt của 2 alen trội nằm trên 2 NST khác nhau quy định hoa đỏ (-A-B)
- Khi chỉ có 1 trong 2 gen trội hoặc không có gen trội nào quy định hoa màu trắng ( A-bb, aaB-, aabb )
* Viết sơ đồ lai:
Quy uước gen:
A-B-: Đỏ
A-bb hoặc aaB- hoặc aabb : Trắng
Sơ đồ lai: SGK
2. Tương tác cộng gộp
* Khái niêm:
Khi các alen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội ( bất kể lôcut
nào) đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút
* Ví dụ:
Tác động cộng gộp của 3 gen trội quy định tổng hợp sắc tố mêlanin ở người. KG càng có nhiều gen
trội thì khả năng tổng hợp sắc tố mêlanin càng cao ,da càng đen, ko có gen trội nào da trắng nhất
* Tính trạng càng do nhiều gen tương tác quy định thí sự sai khác về KH giữa cac KG càng nhỏ và
càng khó nhận biết được các KH đặc thù cho từng KG
* Những tính trạng số lượng thường do nhiều gen quy định, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường: sản
lượng sữa. khối lượng , số lượng trứng
II. Tác động đa hiệu của gen

* Khái niệm:
Là hiện tượng 1 gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau
*Ví dụ:
Alen A quy định quả tròn, vị ngọt
Alen a quy định qủa bầu, vị chua
* Các gen trong 1 tế bào không hoạt động độc lập, các tế bào trong 1 cơ thể cũng có tác động qua lại
với nhau vì cơ thể là 1 bộ máy thống nhât



×