Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Quản trị doanh nghiệp hợp tác xã kiểu mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.61 KB, 18 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Hợp tác xã (HTX) là hình thức tổ chức thích hợp để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cải
thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, dần
đưa tinh thần hợp tác thành văn hoá trong xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới HTX của Đảng,
hầu hết các địa phương đều đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới
cho phù hợp với nền kinh tế thị trường và đặc điểm của hộ kinh tế cá thể dựa trên quyền tự chủ
sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý là đã xuất hiện nhiều mô hình HTX kiểu mới làm ăn có hiệu
quả, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của xã viên đặc biệt trong quá trình chuyển đổi sang sản
xuất nông nghiệp hàng hoá. Do vậy, việc nghiên cứu kinh tế hợp tác xã vẫn là vấn đề cấp bách
cả về lí luận và thực tiễn. Đó cũng chính là lí do em chọn đề tài “Mô hình hợp tác xã kiểu
mới – Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”. Bài làm của em không tránh khỏi thiếu
sót, kính mong nhận được sự nhận xét từ thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I. HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI
1. Khái niệm và đặc điểm
1.1. Hợp tác xã
*Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự
nguyện cùng góp sức, góp vốn lập ra, theo quy định của pháp luật để phất huy sức mạnh của
tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
*Đặc điểm cơ bản:
Tư liệu sản xuất và các vốn khác thuộc sở hữu tập thể phải chiếm phần lớn trong tổng số vốn
của hợp tác xã và ngày càng phát triển bằng quỹ tích lũy trích từ lợi nhuận. Ngoài ra, hợp tác xã
có thể gọi cổ phần của xã viên và của những người ngoài hợp tác xã để phát triển sản xuất. Chủ
nhiệm và ban quản trị hợp tác xã do đại hội xã viên bầu ra.Việc sản xuất kinh doanh phải theo
điều lệ hợp tác và theo nghị quyết Đại hội xã viên. Thu nhập của xã viên được phân phối chủ
yếu theo lao động. Vốn cổ phần được chia lợi nhuận theo quyết định của Đại hội xã viên. Đại
hội xã viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã. Đại hội xã viên phải có ít nhất 2/3

1



tổng số xã viên hoặc đại biểu xã viên tham dự. Đại hội xã viên trực tiếp bầu ra ban quản trị và
ban kiểm soát. Ban quản trị hợp tác xã là cơ quan quản lí và điều hành mọi công việc của hợp
tác xã do Đại hội xã viên bầu trực tiếp gồm chủ nhiệm hợp tác xã và các thành viên khác. Số
lượng thành viên Ban quản trị do điều lệ hợp tác xã quy định. Những hợp tác xã có số xã viên
dưới 15 người thì có thể chỉ bầu chủ nhiệm hợp tác xã để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
ban quản trị.
1.2. Hợp tác xã kiểu mới
Trên cơ sở nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu mới, ngày 26-112003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật HTX sửa đổi, bổ sung (Luật HTX
năm 2003). Theo đó, HTX được định nghĩa: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá
nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự
nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của
từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất,
kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn
khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Các HTX hoạt động theo Luật HTX năm 1996 và Luật HTX sửa đổi năm 2003 được gọi
chung là HTX kiểu mới (để phân biệt với mô hình HTX trước đổi mới), tuỳ từng ngành nghề,
lĩnh vực kinh tế mà hình thành các mô hình có tính đặc trưng, đặc thù riêng biệt.
II. PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI LÀ YÊU CẦU CẤP THIẾT TRONG QUÁ
TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
1. Đặc trưng và ưu thế của mô hình hợp tác xã kiểu mới
Thứ nhất, về thành viên tham gia HTX, khác với HTX kiểu cũ (thành viên chỉ gồm các cá
nhân), HTX kiểu mới là một tổ chức kinh tế do các thành viên bao gồm cả cá nhân, hộ gia đình
và pháp nhân (người lao động, cán bộ, công chức, các hộ sản xuất kinh doanh, trang trại, doanh
nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế…), cả người có ít vốn lẫn người có nhiều vốn
có nhu cầu tự nguyện cùng nhau góp vốn hoặc có thể góp sức lập ra và tự chịu trách nhiệm về


2


các hoạt động của mình theo quy định của pháp luật về HTX. Thành viên tham gia HTX vẫn là
những “đơn vị kinh tế tự chủ”.
Thứ hai, HTX tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tự nguyện: Mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân đủ điều kiện theo quy định của
luật HTX đều có quyền gia nhập HTX. Xã viên có quyền ra khỏi HTX theo quy định của điều
lệ HTX. Nguyện vọng của họ được tôn trọng, không bị cưỡng bức, gò ép. Đây là nguyên tắc
quan trọng, đảm bảo động viên được sự nhiệt tình của các đối tượng tham gia.
- Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai: Xã viên có quyền tham gia quản lý, kiểm tra,
giám sát, thảo luận những vấn đề lớn trong sản xuất, kinh doanh của HTX. Các xã viên đều có
quyền ngang nhau trong biểu quyết, không phụ thuộc vào mức vốn góp. Đồng thời, HTX phải
thực hiện tốt việc công khai cho xã viên biết theo định kỳ về phương thức, kế hoạch sản xuất
kinh doanh, công khai tài chính, phân phối thu nhập của HTX. Đây là nguyên tắc đặc biệt quan
trọng, có tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phương hướng phát triển lành mạnh của HTX.
- Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX có quyền được lựa chọn ngành
nghề sản xuất kinh doanh phù hợp mà pháp luật không cấm, theo ý chí và nguyện vọng của xã
viên; hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trong cơ
chế thị trường; liên doanh, liên kết với các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong
phân phối lợi ích và giải quyết những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi, phải tuân
thủ nguyên tắc cùng có lợi, hài hoà giữa xã viên với xã viên, giữa xã viên với HTX, HTX với
lợi ích cộng đồng. Nguyên tắc này đã xác định rõ điều kiện tồn tại và phát triển của HTX chính
là ở vai trò, trách nhiệm làm chủ của các xã viên đối với HTX; chủ động phát huy các nguồn
lực, nhất là nguồn lực sẵn có của xã viên; HTX năng động tìm kiếm cơ hội kinh doanh và cạnh
tranh để tồn tại và phát triển.
- Hợp tác và phát triển cộng đồng: Là nguyên tắc và tiêu chí mang tính đặc trưng của HTX
kiểu mới, gắn kết lợi ích kinh tế của các thành viên hợp tác xã với lợi ích xã hội và phát triển
cộng đồng. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao vai trò, tính chất xã hội của HTX để giải
quyết các vấn đề xã hội, góp phần tích cực thực hiện chủ trương giải quyết công ăn việc làm,

xoá đói giảm nghèo, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội, tăng cường tình làng nghĩa xóm, đoàn kết
cộng đồng. Đó là nhân tố quan trọng để HTX phát triển bền vững

3


Thứ ba, về quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối trong HTX
- Về quan hệ sở hữu: Trong HTX kiểu mới, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của thành viên
được phân định rõ. Sở hữu tập thể bao gồm các nguồn vốn tích luỹ tái đầu tư, các tài sản do tập
thể mua sắm để dùng cho hoạt động của HTX, tài sản trước đây được giao lại cho tập thể sử
dụng và tài sản do nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ làm tài sản
không chia và các quỹ không chia. Thành viên khi tham gia HTX không phải góp tư liệu sản
xuất mà phải góp vốn theo quy định của điều lệ HTX, góp sức khi HTX có nhu cầu. Vốn góp
của thành viên được chia lãi hàng năm và được rút khi thành viên ra HTX. Sở hữu thuộc cá
nhân thành viên được tôn trọng; thành viên có toàn quyền sử dụng vốn, các phương tiện sản
xuất thuộc sở hữu riêng để sản xuất, kinh doanh. Những thành viên của HTX vẫn là những chủ
thể độc lập, có kinh tế riêng.
- Về quan hệ quản lý trong hợp tác xã: Trong các HTX kiểu mới, quan hệ giữa HTX và
thành viên là quan hệ bình đẳng, thỏa thuận, tự nguyện, cùng có lợi và cùng chịu rủi
ro trong sản xuất, kinh doanh. Đặc trưng chung của HTX kiểu mới là hoạt động sản xuất, kinh
doanh của HTX không bao trùm toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của thành viên như
HTX kiểu cũ, mà chỉ diễn ra ở từng khâu công việc, từng công đoạn, nhằm hỗ trợ phát huy thế
mạnh của từng thành viên và do đó cũng tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của thành viên.
Thành viên tham gia quyết định những công việc quan trọng của HTX như sửa đổi điều lệ
HTX, tổ chức lại HTX, quyết định cơ cấu tổ chức quản lý HTX, xác định phương án sản xuất,
kinh doanh, phương án phân phối thu nhập trong HTX...
- Về quan hệ phân phối: Trong các HTX kiểu mới, hình thức phân phối được thực hiện trên
nguyên tắc công bằng, cùng có lợi, vừa theo lao động, vừa theo vốn góp và theo mức độ tham
gia dịch vụ. Người lao động là xã viên, ngoài tiền công được nhận theo số lượng và chất lượng
lao động, còn được nhận lãi chia theo vốn góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX; lợi

nhuận và vốn góp càng lớn, mức độ sử dụng dịch vụ càng nhiều thì thu nhập càng cao. Đây là
động lực khuyến khích người lao động hăng say làm việc, gắn bó với HTX.
Thứ tư, về cơ chế quản lý đối với HTX: Các HTX kiểu mới đã được giải phóng khỏi sự
ràng buộc cứng nhắc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. HTX ngày nay đã thực sự là
một tổ chức kinh tế độc lập, tự chủ, có đầy đủ tư cách pháp nhân trong cơ chế thị trường, bình

4


đẳng trước pháp luật như các doanh nghiệp, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế khác cũng
như phân chia lỗ lãi, bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và trách nhiệm đối với
thành viên. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ của HTX, không còn can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của HTX mà
chuyển qua việc ban hành pháp luật và các chính sách khuyến khích phát triển HTX. HTX tập
trung vào phục vụ và thực hiện các nghĩa vụ với các thành viên của chính mình là chủ yếu.
Thứ năm, về mô hình HTX: Tổ chức và hoạt động của HTX không bị giới hạn về quy mô,
lĩnh vực và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng) với mô hình linh hoạt, đa dạng về
hình thức, phù hợp với đặc điểm từng ngành, từng vùng với nhiều trình độ phát triển từ thấp
đến cao, từ làm dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đến mở mang ngành nghề,
vươn lên kinh doanh tổng hợp và hình thành các doanh nghiệp trực thuộc dưới hình thức công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; từ HTX phát triển thành các liên hiệp HTX.
2. Các mô hình hợp tác xã kiểu mới hiện nay
2.1. Mô hình HTX dịch vụ hỗ trợ
HTX chỉ làm một số khâu mà xã viên làm riêng rẽ không hiệu quả. Chẳng hạn, HTX làm
dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ khuyến nông, hướng dẫn khoa học kỹ thuật,
dịch vụ làm đất, bảo vệ nội đồng, cung ứng vật tư...Hình thức này khá phổ biến trong nông
nghiệp vì nó giảm được chi phí sản xuất cho hộ xã viên, bảo đảm các quyền tự chủ của hộ, mở
ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường. Theo tổng hợp của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, hiện có
40% số HTXNN tổ chức được từ 6 khâu dịch vụ trở lên, trong đó có 4 khâu dịch vụ thiết yếu,

nhiều sản phẩm dịch vụ giảm giá so với thị trường từ 7- 15% do áp dụng các hình thức cho
vay, trả chậm hoặc miễn phí bảo vệ thực vật, cây con giống, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Ngoài mô hình chủ yếu này, trong nông nghiệp đang có sự tồn tại và phát triển các mô hình
HTX khác như:
-

Mô hình HTX vừa dịch vụ, vừa kinh doanh tổng hợp: Cùng với việc triển khai đa dạng
các dịch vụ nông nghiệp, HTX đã chuyển mạnh sang phát triển sản xuất- kinh doanh ở
các lĩnh vực khác như tổ chức chế biến nông sản, phát triển ngành nghề, kinh doanh
thương mại, xây dựng, gia công đồ mộc, làm gạch, may mặc, đầu tư liên doanh với các

5


doanh nghiệp khác...Mô hình này đã huy động được vốn đầu tư lớn, có phương án sản
xuất kinh doanh khả thi, giải quyết được nhiều việc làm cho các hộ nông dân lúc nông
nhàn.
-

Mô hình HTX chuyên ngành: Các HTX tập trung đầu tư chuyên sâu vào các sản phẩm
nông nghiệp có chất lượng và hàm lượng công nghệ cao, các sản phẩm sạch, sản phẩm
sinh thái hoặc đầu tư chuyên canh, chuyên ngành như: HTX trồng hoa, cây cảnh,
HTX sản xuất rau an toàn, HTX bò sữa, HTX chăn nuôi...

-

Mô hình HTX trang trại: Do nhiều trang trại liên kết, hợp tác lại với nhau. HTX trang
trại tập trung vào các khâu dịch vụ, hỗ trợ các trang trại thành viên trong việc
cung ứng giống, bảo vệ thực vật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tìm kiếm thông tin, tiêu
thụ sản phẩm...


2.2. HTX sản xuất tập trung
Xã viên góp vốn, đất đai, phương tiện... hình thành tài sản tập thể để thế chấp vay vốn ngân
hàng, vay nội bộ, tổ chức sản xuất tập trung như các doanh nghiệp khác. Xã viên được hưởng
tiền công, tiền lương, lãi vốn góp... Mô hình này đã huy động được nguồn vốn lớn, phương tiện
được giao cho xã viên quản lý, sử dụng; tài sản được nhóm xã viên góp vốn để hình thành được
giao cho nhóm tổ chức sản xuất kinh doanh. Do vậy mà nguồn vốn được bảo toàn, hiệu quả sản
xuất kinh doanh tăng.
2.3. Mô hình hỗn hợp giữa dịch vụ hỗ trợ xã viên và sản xuất tập trung.
Mô hình này phát triển tương đối mạnh ở các HTXNN, HTX thuỷ sản. Chẳng hạn, HTX có
một số cơ sở sản xuất tập trung máy móc, phương tiện vận tải, mặt nước, đất canh tác, trạm trại
giống, xưởng sản xuất, cửa hàng, tổ điện nước, phục vụ xã viên với giá ưu đãi, phục vụ nhu cầu
xã hội theo giá thị trường. Hiện nay, trong lĩnh vực nông nghiệp có nhiều HTX điển hình
kinh doanh tổng hợp đã góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, đa dạng hình thức sở
hữu, phương thức hoạt động phù hợp với xu hướng đô thị hoá, giải quyết vấn đề việc làm theo
hướng “ly nông bất ly hương, giữ đất, thêm nghề”.
Bên cạnh đó, những năm gần đây đã xuất hiện nhiều mô hình HTX kiểu mới theo
ngành, theo nhu cầu liên kết của cộng đồng, đó là những HTX liên kết các hộ trong làng nghề ở
Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang, Nghệ An... Theo mô hình này, các HTX

6


liên kết với nhau hoặc với các doanh nghiệp khác tập trung vào việc cung ứng vật tư, nguyên
liệu phục vụ sản xuất cho các hộ làm nghề, hướng dẫn kỹ thuật tạo mẫu sản phẩm, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ, dạy nghề và phát triển nghề. Ngoài ra, việc mở rộng các quỹ tín dụng nhân dân
với đặc điểm gần gũi, am hiểu hoàn cảnh, điều kiện của mỗi hộ, cho vay có kiểm soát cũng đã
giúp nhiều hộ phục hồi nghề truyền thống, mở mang nghề mới, mở rộng quy mô chăn
nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, buôn bán, tạo thêm nhiều việc làm góp phần vào việc xóa đói giảm
nghèo ở nông thôn.

Tóm lại, trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đã và đang hình thành và phát triển nhiều mô hình
HTX khác nhau với phương thức tổ chức, hoạt động đa dạng, phù hợp với đặc điểm, điều kiện
của từng nơi. Các mô hình HTX kiểu mới này về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Luật Hợp
tác xã, tôn trọng các nguyên tắc và giá trị HTX, ngày càng hướng vào lợi ích của xã viên, lợi
ích cộng đồng và đang dần khẳng định vị thế trong nền kinh tế thị tr ường định hướng XHCN.
3. Vai trò của hợp tác xã kiểu mới trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
HTX có một vị trí rất quan trọng trong cách mạng XHCN và trong sự nghiệp cách mạng đó,
HTX là hình thức tổ chức kinh tế để tập hợp đông đảo những người lao động, hướng vào nhu
cầu và lợi ích thiết thực của họ đồng thời đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sự tập hợp đông đảo những người lao động để hướng hoạt động của họ vào thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội chính là làm cho nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng
XHCN.
3.1. Vai trò kinh tế:
Các HTX đã bước đầu hỗ trợ cho kinh tế xã viên thông qua việc đáp ứng từng bước các loại
dịch vụ và các nhu cầu cơ bản trong sản xuất và đời sống của thành viên, giúp kinh tế thành
viên giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng quy mô hoạt động. Cụ thể:
+ Hỗ trợ các dịch vụ: Trong nông nghiệp, HTX xúc tiến các dịch vụ quan trọng nhất phục vụ
sản xuất của các hộ xã viên và cộng đồng như: khâu tưới tiêu nước, cung cấp con giống, hướng
dẫn kỹ thuật, làm đất… HTX cũng tiến hành các hoạt động sản xuất, chế biến, cung ứng tín
dụng tương hỗ, giúp đỡ tiêu thụ nông phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế hộ và
tổng hợp được sức mạnh, tăng khả năng cạnh tranh của HTX và kinh tế xã viên trên thị trường.

7


+ Cầu nối khoa học công nghệ: nhờ tham gia HTX, các hộ nhất là hộ nghèo có điều kiện ổn
định và nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới vào sản
xuất kinh doanh. Ở nông thôn, các HTX dịch vụ nông nghiệp đã tạo ra một số thay đổi đáng kể
trong quá trình sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi,
hướng dẫn các hộ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất làm tăng giá trị sản lượng, đồng thời

tạo ra nhiều việc làm mới cho xã viên.
+ Đa dạng hoá các ngành nghề: một số ngành nghề mới được hình thành và phát triển, tăng
cường các khâu dịch vụ, hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giúp cho người lao động có việc
làm, nhất là thời điểm “nông nhàn”.
+ Tín dụng: Trong bối cảnh người dân luôn có nhu cầu phát triển sản xuất, vươn lên thoát
nghèo nhưng lại thiếu vốn và không thể tiếp cận các nguồn vốn vay của các tổ chức tài chính
hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, việc thành lập các HTX tín dụng hoặc tổ chức hoạt động tín
dụng nội bộ trong các HTX nông nghiệp là giải pháp rất cần thiết v à hiệu quả.
+ Phát triển thị trường: HTX với những hoạt động tích cực của mình đã là cầu nối giữa kinh tế
hộ và thị trường. Thông qua việc phát triển các mô hình HTX kiểu mới mà nhiều vùng sản xuất
hàng hoá đã hình thành, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá ngày càng được nâng cao.
3.2. Vai trò xã hội – văn hoá:
HTX là tổ chức kinh tế - xã hội mang tính chất trợ giúp người dân, được xây dựng trên cơ sở
các giá trị về tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công khai và đoàn kết. Về bản chất,
HTX trước hết là một tổ chức xã hội có mục tiêu đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chung của
thành viên về kinh tế và đời sống, phục vụ và hỗ trợ thành viên phát triển sản xuất kinh doanh,
khác với các doanh nghiệp lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động. Vai trò nổi bật của HTX ở
nông thôn chính là việc góp phần quan trọng trong xoá đói giảm nghèo thông qua nhiều hoạt
động thiết thực như HTX đứng ra làm tín dụng, hỗ trợ xã viên vay vốn phát triển sản xuất kinh
doanh, là cầu nối đưa phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại ứng dụng vào sản xuất làm tăng
năng suất cây trồng, vật nuôi...
Bên cạnh vai trò tích cực trong chiến lược xoá đói giảm nghèo, HTX theo sự lớn mạnh của
mình đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, xã hội, chăm lo phát triển cộng đồng như hỗ trợ về
kinh tế khi xã viên, gia đình hộ xã viên hiếu hỷ, ốm đau, cơ nhỡ; đóng góp xây dựng cơ sở hạ

8


tầng nông thôn... Ở nhiều nơi, HTX là một trong những nguồn đóng góp quan trọng để xây
dựng tổ các cơ sở giáo dục tiểu học, mầm non, cơ sở y tế... làm cho cộng đồng dân cư trở nên

đoàn kết, gắn bó nhau hơn, góp phần củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
III. THỰC TIỄNMÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Về số lượng HTX:
Theo số liệu của Liên minh HTX Việt Nam, tính đến hết năm 2011, cả nước có khoảng
19.500 HTX (bao gồm cả HTX không hoạt động), tăng 610 HTX so với năm 2010.
Theo số liệu tổng hợp báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2011 của Chính phủ, đến
hết năm 2011 ước tính có khoảng 13.843 HTX, tăng khoảng 598 HTX so với năm 2010. Tổ
hợp tác phát triển rất nhanh và đa dạng. Năm 2010 có 155.817 tổ hợp tác, tăng trung bình
khoảng 3,3%/năm so với giai đoạn 2006-2010.
Theo kết quả điều tra toàn diện HTX năm 2008 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, tính
đến ngày 01/7/2008, cả nước có 14.500 HTX đang hoạt động, 3.744 HTX có tên nhưng
không hoạt động (chiếm 20,3% tổng số HTX); số HTX đang hoạt động tăng 718 HTX so
với năm 2006 và 1.487 HTX so với năm 2005. Trong tổng số 14.500 HTX, có 609 HTX
thành lập trước năm 1997 chưa chuyển đổi, 5.742 HTX thành lập trước năm 1997 đã chuyển
đổi. Các HTX tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng với 5.059 HTX, chiếm
34,9% tổng số HTX của cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ có 2.754 HTX, chiếm
19%; vùng Đông Bắc Bộ có 2.628 HTX, chiếm 18,1%. Hai vùng có số HTX thấp nhất là:
vùng Tây Bắc với 604 HTX, chỉ chiếm 4,2% và vùng Tây Nguyên với 490 HTX, chiếm
3,4% tổng số HTX. Trong tổng số 14.500 HTX đang hoạt động tại thời điểm 01/7/2008, có
6.372 HTX nông nghiệp, chiếm 43,9%; 4.744 HTX công nghiệp, chiếm 32,7%; 989 quỹ tín
dụng nhân dân, chiếm 6,8%; tiếp đến là các HTX xây dựng, thương mại, vận tải, dịch vụ khác.
2. Về xã viên, lao động trong HTX
Xã viên HTX: Theo số liệu năm 2010 khu vực kinh tế tập thể thu hút khoảng 6,4 triệu
thành viên, tăng khoảng hơn 300.000 thành viên so với năm 2006, đạt tốc độ tăng bình quân
1,4%/năm giai đoạn 2006- 2010. Trong tổng số 7.478.019 xã viên của cả nước, xã viên HTX
nông nghiệp là chủ yếu. Số lượng xã viên HTX nông nghiệp là 5,3 triệu người, chiếm 70,51%

9



và tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Số hộ
nông dân trong các HTX chiếm tới 44%.
Lao động trong HTX:
Năm 2010, theo báo cáo của 52/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số lượng việc
làm do khu vực kinh tế tập thể tạo ra giảm sút đáng kể: từ hơn 1,4 triệu việc làm thường xuyên
năm 2006 xuống còn hơn 1 triệu lao động năm 2010.
Theo kết quả khảo sát toàn diện HTX năm 2008, tổng số lao động làm việc thường
xuyên của HTX tại thời điểm ngày 31/12/2007 là 295.680 lao động. Phần lớn lao động làm việc
thường xuyên trong HTX là xã viên HTX thuộc loại hình HTX của người lao động. Tỷ lệ lao
động làm việc thường xuyên không phải là xã viên HTX đã tăng dần hàng năm: năm 2005 tỷ lệ
xã viên là lao động làm việc thường xuyên chiếm 78,66%, còn lại 21,34% lao động không phải
là xã viên; năm 2006 tỷ lệ tương ứng là 76,95% và 23,05%; năm 2007 tỷ lệ tương ứng là
75,91% và 24,09%. Như vậy, tỷ lệ lao động nữ làm việc thường xuyên ở HTX rất thấp trong
tổng số lao động thường xuyên của HTX: năm 2005, tỷ lệ lao động nữ làm việc thường xuyên
trong HTX đạt 21,08%, năm 2006 đạt 21,91%, năm 2007 đạt 22,75%.
Thu nhập của người lao động trong HTX:Nhìn chung, thu nhập bình quân một lao động làm
việc thường xuyên của HTX là thấp, nhưng hàng năm tăng thêm đáng kể, từ 200 nghìn đồng 300 nghìn đồng/tháng. Theo báo cáo của Chính phủ thu nhập bình quân năm 2011 của xã viên
HTX đạt khoảng 15,02 triệu đồng (1.251 nghìn đồng/tháng), thu nhập của lao động làm việc
thường xuyên trong HTX (báo cáo của 40 địa phương) đạt khoảng 15,99 triệu đồng (1.333
nghìn đồng/tháng).
3. Về kết quả hoạt động của HTX
Chỉ tiêu doanh thu và thu nhập:Doanh thu bình quân năm 2011 của một HTX ước đạt 1.715,72
triệu đồng, tăng gần 180 triệu đồng (tương đương 11%) so với doanh thu bình quân năm 2010;
doanh thu bình quân của một tổ hợp tác là 343,77 triệu, tăng 55,5 triệu (khoảng 17%) so với
doanh thu bình quân năm 2010.
Theo kết quả điều tra HTX năm 2008, cơ cấu doanh thu của HTX chủ yếu là doanh thu từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ, chiếm trên 98% trong tổng số, doanh thu từ hoạt động tài chính
chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu trong lĩnh vực thương nghiệp. Tỷ trọng doanh thu của các HTX

10



tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực công, thương nghiệp và vận tải; các lĩnh vực khác chiếm tỷ
trọng nhỏ; đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp chiếm đến gần 50% số HTX nhưng chỉ đóng góp
12% doanh thu và thu nhập khác.
Chỉ tiêu lợi nhuận:Theo báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5
năm, giai đoạn 2006-2010, lợi nhuận bình quân một HTX năm 2010 ước đạt 538,5 triệu đồng,
tăng gấp đôi về danh nghĩa so với năm 2006. Tỷ lệ giá trị dịch vụ HTX cung cấp cho xã viên
trong tổng giá trị dịch vụ của HTX tăng từ 46,1% năm 2006 lên 53,6% năm 2010, tuy tăng
chậm nhưng ngày càng hướng nhiều hơn vào mục tiêu phục vụ xã viên, hướng đến bản chất
đích thực của HTX.
4. Về tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào GDP
Kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX có đóng góp quan trọng vào GDP cả nước, góp phần
xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho xã viên và người lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp của
kinh tế tập thể vào GDP giảm sút liên tục trong suốt thời gian qua: chỉ đạt 5,22% năm 2010 so
với mức 7,09% năm 2004 và mức gần 11% năm 1995.
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tập thể thấp và có xu thế giảm dần qua các năm và chỉ đạt
bình quân khoảng ½ so với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước: đạt 2,98% năm 2010 so với
mức 3,83% năm 2004, 3,98% năm 2005, 3,52% năm 2006, 3,32% năm 2007, 3,01% năm 2008,
và 2,85% năm 2009. Trong khi đó, năm 2010, kinh tế tư nhân đóng góp 11,54%; khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài: 18,72%; kinh tế cá thể: 30,78%; kinh tế nhà nước: 33,74%.
Tuy nhiên, các số liệu đóng góp GDP của HTX và kinh tế tập thể nói trên mới chỉ tính
được phần đóng góp trực tiếp của kinh tế tập thể vào GDP, chưa thể hiện phần đóng góp gián
tiếp thông qua tác động của HTX tới hoạt động kinh tế của xã viên HTX, kinh tế thành viên tổ
hợp tác - là xu hướng mới phát triển nổi bật của các HTX trong thời gian qua.
IV. THỰC TIỄN CỤ THỂ VỀ MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở NGHỆ AN
1. Thực trạng phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật hợp tác xã năm 1996
1.1. Hợp tác xã nông nghiệp
Sau 5 năm triển khai thực hiện luật HTX trong nông nghiệp, toàn tỉnh đã chuyển đổi được
299 HTX, thành lập mới 39 HTX, trong đó đã có 149 HTX được cấp giấy chứng nhận đăng ký


11


kinh doanh,156 HTX đã chuyển đổi hệ thống sổ sách kế toán mới. Tổng hợp kết quả khảo sát
đánh giá chung của 338 HTX nông nghiệp đã chuyển đổi và thành lập mới.
- Về pháp nhân trong hoạt động: sau khi thành lập, vẫn còn 189 HTX đã chuyển đổi, thành lập
nhưng chưa đăng ký kinh doanh, chưa đủ tư cách pháp nhân hoạt động theo Luật.
- Về xã viên của HTX: khảo sát ở 27 HTX cho thấy số xã viên đăng ký vào lại HTX là 50.199
xã viên, chiếm 96,4%. Ngoại trừ một số HTX ở Đô Lương, số xã viên này từ 30 – 40 người.
- Về cổ phần của xã viên: Mỗi cổ phần của xã viên là 321 nghìn đồng. Vốn cố định: 301 nghìn
đồng, chiếm 94%. Vốn lưu động: 20 nghìn đồng, chiếm 6%.
- Về bộ máy và trình độ cán bộ của HTX: được tinh giảm nhiều. Chủ nhiệm HTX có 37%
trình độ đại học, 33,3% có trình độ trung cấp, 14,8% có trình độ sơ cấp.
- Về vốn kinh doanh dịch vụ của HTX bình quân đạt 1,22 tỷ đồng. Trong đó: vốn cố định
chiếm 77,3%, vốn lưu động chiếm 22,7%, vốn thực tế kinh doanh dịch vụ chiếm 5,7%.
- Về nội dung hoạt động của HTX: chủ yếu là dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh
tế của hộ gia đình xã viên. Có 100% số HTX tổ chức dịch vụ tiêu thụ điện, dịch vụ cung ứng
vật tư và giống cây trồng, có 96% số HTX tổ chức dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ bảo vệ thực vật,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và khuyến nông, có 7,4% số HTX tổchức dịch vụ thú y và 3,7%
sốHTX tổchức được dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho hộ gia đình xã viên.
- Dịch vụ thuỷ nông được coi là dịch vụ cứng khi thực hiện chuyển đổi. Nhiều HTX sau khi đã
thanh toán đủ cho Nhà nước vẫn còn khoản lãi khá lớn do tổ chức tốt dịch vụ thuỷ nông, tiết
kiệm nước và tăng diện tích tưới cho xã viên. Ngoài ra còn có dịch vụ bảo vệ thực vật, chuyển
giao kỹ thuật và khuyến nông.
Ngoài những kết quả đó, nhiều HTX đã huy động công sức, tiền vốn của xã viên để xây dựng
các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, công trình phúc lợi xã hội như đường giao thông, điện,
kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi… góp phần ổn định đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trong
nông thôn hiện nay.
Bên cạnh những ưu điểm, quá trình hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu mới còn bộc

lộ nhiều bất cập. Việc xử lý vốn, ở hầu hết các HTX chưa đúng luật HTX, phân bổ vốn góp chỉ
mang tính hình thức, quyền lợi và nghĩa vụ đối với vốn góp chưa được thể hiện rõ. Phần lớn

12


cán bộ HTX có trình độ học vấn, trình độ quản lý còn thấp, hoặc chế độ thù thấp. Vai trò của
Nhà nước trong việc hướng dẫn, giúp đỡ HTX phát triển chưa thực sự phát huy hiệu quả.
1.2. Hợp tác xã phi nông nghiệp:
Đến năm 2001, có 169 HTX phi nông nghiệp chuyển đổi và thành lập mới theo Luật, trong đó
có 130 HTX phi nông nghiệp ở các ngành khác nhau và 39 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động
như HTX.
* HTX tiểu thủ công nghiệp: Có 43 HTX trong đó có 28 HTX chuyển đổi và 15 HTX thành
lập mới. Vốn cố định là 16.279 triệu, vốn lưu động là 4.318 triệu. Tổng số lao động xã viên
thường xuyên là 4.961 người. Qua khảo sát ở 43 HTX tiểu thủ công nghiệp thì tất cả đều được
cấp giấy đăng ký kinh doanh. Tiêu biểu có HTX đóng tàu thuyền Châu Hưng doanh thu năm
2000 đạt 4.673 triệu đồng, nộp thuế nhà nước 98 triệu đồng, năm 2001 tổng doanh thu đạt 6
tỷ đồng, nộp thuế Nhà nước 135 triệu đồng, giải quyết việc làm và ổn định đời sống thường
xuyên cho 34 xã viên, tính cả hợp đồng thời vụ có lúc lên tới 200 lao động.Tuy nhiên, kinh tế
HTX trong lĩnh vực thủ công nghiệp còn một số nhược điểm tồn tại chủ yếu: Quy mô HTX
nhỏ, nhà xưởng, công cụ thiết bị lạc hậu, tay nghề thấp, trình độ quản lý kinh tế HTX còn yếu.
* HTX trong ngành thuỷ sản: Có 66 HTX. Tổng vốn sản xuất kinh doanh là 37.351 triệu
đồng. Năm 2001, tổng doanh thu đạt 11.138 triệu đồng, bình quân 1 HTX có doanh thu là 619
triệu đồng, bình quân thu nhập một lao động là 315 – 440 nghìn đồng/người/tháng.
* HTX thương mại dịch vụ: Có 5 HTX chuyển đổi, 3 HTX thành lập mới. Tổng số vốn là 5.334
triệu đồng, Tổng số xã viên lao động là 901 người trong đó lao động được đào tạo chuyên môn
kỹ thuật chiếm tỷ lệ 8,3%. Tuy nhiên, số lượng HTX thương mại trong toàn tỉnh còn quá ít, quy
mô nhỏ bé, chức năng mua bán phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong đang hạn chế.
* Quỹ tín dụng nhân dân: Hoạt động theo phương thức HTX tín dụng, các quỹ tín dụng nhân
dân đã góp phần tích cực trong việc huy động. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của một số quỹ

tín dụng chưa tốt do việc thẩm định cho vay chưa chặt chẽ dẫn tới khả năng khó thu hồi vốn nợ.
2. Thực tiễn mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo Luật Hợp tác xã sửa đổi năm
2003 ở Nghệ An
2.1. Hợp tác xã nông nghiệp
Đến cuối năm 2006, cả tỉnh có 283 HTX nông nghiệp chuyển đổi họat động theo luật HTX,
63 HTX thành lập mới. Nếu tính theo tỷ trọng dịch vụ trong các HTX nông nghiệp thì có96%

13


HTX làm dịch vụ thuỷ nông, 62% hoạt động dịch vụ tiêu thụ điện, 19% HTX làm dịch vụ thú
y, 37% HTX dịch vụ vật tư nông nghiệp, 16% HTX tổ chức dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Số
lượng các HTX dịch vụ tổng hợp chiếm 42%. Nhiều HTX trong hoạt động dịch vụ đã tiếp thu
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh và chuyển đổi mùa vụ, thực hiện các chương trình
cung ứng khoa học công nghệ như cấp I hoá giống lúa, nạc hoá đàn lợn, sinh hoá đàn bò, xây
dựng làng nghề, nuôi cá ruộng lúa, trồng rau sạch, trồng nấm, trồng dâu, dệt đũi …Một số HTX
tổ chức hoạt động tín dụng nội bộ, mở thêm các ngành nghề như: chế biến nông sản, sản xuất
vật liệu xây dựng, làm hàng mây tre đan xuất khẩu, tổ chức vệ sinh môi trường … Các HTX
dịch vụ nông nghiệp có chiều hướng phát triển đa ngành nghề, kinh doanh tổng hợp…
Theo thống kê đến năm 2006, doanh thu bình quân của một HTX nông nghiệp là 690 triệu
đồng, tăng 33,6 % so với năm 2002 (158 triệu đồng). Lãi từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ bình
quân một HTX nông nghiệp là 27 triệu đồng, tăng 200 % so với năm 2002 (9 triệu đồng). Tiền
lương bình quân của chủnhiệm HTX nông nghiệp là 400.000 đồng/người/tháng, tăng 60% so
với 2002, nơi cao nhất là 600 nghìn đồng/người/tháng.
Với nhiều chuyển biến tích cực, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 14 điển hình ở cá địa
phương: Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Vinh, Đô Lương, Nam Đàn, Tân Kỳ …
2.2. HTX phi nông nghiệp
Tính đến năm 2006, các HTX phi nông nghiệp gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp và
khu vực nông thôn đã hình thành khá đa dạng trên các lĩnh vực, bao gồm 353 HTX trong đó có
42 HTX tiểu thủ công nghiệp, 6 HTX thương mại, 47 HTX thuỷ sản, 215 HTX dịch vụ điện

năng, 42 quỹ tín dụng nhân dân và 1 HTX môi trường. Phần lớn các HTX phi nông nghiệp đều
hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối đa dạng, vừa sản xuất chuyên ngành vừa sản xuất
kinh doanh tổng hợp, nhiều nhất là lĩnh vực thuỷ sản với gần 50 HTX nghề cá.
Trong nông thôn, hoạt động của các HTX tiểu thủ công nghiệp đã tạo điều kiện cho nhiều
ngành nghề truyền thống được khôi phục như: mây tre đan xuất khẩu, đá mỹ nghệ, mộc mỹ
nghệ, dệt thổ cẩm. Các quỹ tín dụng nhân dân được tổ chức hoạt động theo phương thức HTX
tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động và cho các xã viên vay vốn một cách linh
hoạt, góp phần giảm bớt sự căng thẳng về nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh.

14


Các HTX và làng nghề phi nông nghiệp đạt được nhiều thành tích như HTX thương mại
cổphần Quyết Thành(Vinh), HTX dịch vụ tổng hợp thanh niên Cửa Hội, Quỹ tín dụng nhân dân
Vân Diên (Nam Đàn), Quỹ tín dụng nhân dân Nghi Hương (Nghi Lộc), làng nghềQuỳnh Nghĩa,
Diễn Kim, Diễn Quảng, Nghi Thái, Nghi Phong (Nghi Lộc), Liên hiệp Dâu tằm tơ (Đô Lương)

3. Hạn chế cần khắc phục
Nhiều HTX chuyển đổi hoặc thành lập mới còn mang tính hình thức, chỉ mới chuyển đổi về
tổ chức, chưa đổi mới về phương thức, nội dung hoạt động. Nhiều HTX hoạt động kém hiệu
quả, chưa tạo được sức hấp dẫn để phát triển mô hình HTX kiểu mới trên các lĩnh vực.
Về tài chính và tài sản của HTX sau chuyển đổi không được xử lý dứt điểm, tài sản vẫn
mang tính sở hữu chung thuộc tập thể. Nhiều HTX thiếu vốn, tài sản ít, nền tài chính không
lành mạnh dẫn đến việc HTX hoạt động hạn chế, chỉ thực hiện một số dịch vụ cho xã viên,
chưa đủ điều kiện mở rộng dịch vụ sản xuất kinh doanh.
Các HTX phi nông nghiệp có quy mô hoạt động còn nhỏ, năng lực nội tại còn yếu cả về
vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
Do đó cần có các giải pháp và phương hướng khắc phục đúng đắn và kịp thời đề hoàn thiện
hơn nữa mô hình hợp tác xã kiểu mới, đưa nền kinh tế phát triển bền vững theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.

C. KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động của các HTX kiểu mới trong nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, ta thấy được quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế trong đó có vai trò
quan trọng của các HTX. HTX kiểu mới mang những đặc trưng và ưu thế nổi bật so với mô
hình HTX trước đổi mới, hiện đang được mở rộng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế
trong đó bộ phậncốt lõi nhất là các HTX nông nghiệp và cả những đóng góp tích cực của các
HTX kiểu mới ở nhiều lĩnh vực khác. Đó là căn cứ lý luận cơ bản để xác định các phương
hướng và giải pháp phát triển, hoàn thiện các HTX kiểu mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

15


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2013
2. />3. />4. />5. />6.

/>
hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-o-nghe-an-63313/
7. />8.

/>
giai-phap-450.html

16


MỤC LỤC
A.


LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1

B. NỘI DUNG........................................................................................................................1
I. HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI.............................................................................................1
1. Khái niệm và đặc điểm..............................................................................................1
1.1. Hợp tác xã................................................................................................................1
1.2. Hợp tác xã kiểu mới.................................................................................................2
II. PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI LÀ YÊU CẦU CẤP THIẾT TRONG
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC..........................2
1. Đặc trưng và ưu thế của mô hình hợp tác xã kiểu mới.........................................2
2. Các mô hình hợp tác xã kiểu mới hiện nay.............................................................5
2.1. Mô hình HTX dịch vụ hỗ trợ...................................................................................5
2.2. HTX sản xuất tập trung...........................................................................................6
2.3. Mô hình hỗn hợp giữa dịch vụ hỗ trợ xã viên và sản xuất tập trung....................6
3. Vai trò của hợp tác xã kiểu mới trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
.........................................................................................................................................7
3.1. Vai trò kinh tế:.........................................................................................................7
3.2. Vai trò xã hội – văn hoá:.........................................................................................8
III. THỰC TIỄN MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 9
1. Về số lượng HTX:......................................................................................................9
2. Về xã viên, lao động trong HTX...............................................................................9
3. Về kết quả hoạt động của HTX..............................................................................10
4. Về tốc độ tăng trưởng và đóng góp vào GDP........................................................11
IV. THỰC TIỄN CỤ THỂ VỀ MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở NGHỆ AN
............................................................................................................................................11
1. Thực trạng phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật hợp tác xã năm
1996................................................................................................................................11
1.1. Hợp tác xã nông nghiệp........................................................................................11
1.2. Hợp tác xã phi nông nghiệp :...............................................................................13

17


2. Thực tiễn mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo Luật Hợp tác xã sửa đổi
năm 2003 ở Nghệ An....................................................................................................13
2.1. Hợp tác xã nông nghiệp........................................................................................13
2.2. HTX phi nông nghiệp............................................................................................14
3. Hạn chế cần khắc phục............................................................................................15
C.

KẾT LUẬN...................................................................................................................15

18



×