Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tâm lí học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.11 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................................1
I. NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH...........1
1. Khái niệm nhân cách......................................................................................1
2. Khái niệm sự hình thành và phát triển nhân cách..........................................2
II. VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH...........................................................................................3
1. Một vài nét về giáo dục..................................................................................3
2. Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển
nhân cách của cá nhân........................................................................................4
3. Giáo dục can thiệp tới các yếu tố bẩm sinh – di truyền tác động đến phát
triển nhân cách...................................................................................................5
4. Giáo dục tác động đến yếu tố môi trường tạo sự thuận lợi cho quá trình phát
triển nhân cách...................................................................................................6
5. Giáo dục nâng cao các hoạt động cá nhân tiến tới hình thành và phát triển
nhân cách............................................................................................................6
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI SỰ
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH...............................................8
1. Thực tiễn vai trò giáo dục với hình thành, phát triển nhân cách....................8
2. Liên hệ với sinh viên luật nói riêng và sinh viên nói chung..........................9
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC
ĐỐI VỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH...............................9
KẾT LUẬN..........................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................11


LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa đến nay khi đánh giá xem xét một con người chúng ta thường hay
nói đến nhân cách của người đó. Nó là tiền đề, cơ sở để ta nhìn nhận giá trị , bản
chất một con người. Vì vậy sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con


người luôn được quan tâm chú ý trong xã hội. Nhân cách không phải ngay từ khi
sinh ra đã có, nó được hình thành và phát triển một cách dần dần, và trong quá
trình ấy có rất nhiều yếu tố như di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động,
giao tiếp...tác động đến với những mức độ khác nhau, với những vai trò khác
nhau. Để có cái nhìn toàn diện hơn về nhân cách, bài luận dưới đây của em xin
được tìm hiểu đề tài “Phân tích vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình
thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn”. Bài làm của em còn nhiều
thiếu sót, em kính mong nhận được sự nhận xét đánh giá của quý thầy cô để bài
làm được hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG
I. NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1. Khái niệm nhân cách
Con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Cá
nhân là khái niệm chỉ một con người cụ thể nên cá nhân cũng bao gồm hai mặt
tự nhiên và xã hội. Còn nhân cách thuộc về mỗi cá nhân, mỗi con người cụ thể
nhưng trong đó chỉ có mặt xã hội của cá nhân mới thể hiện sự đặc thù về nhân
cách của cá nhân. Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm
lý của cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.

1


Các thuật ngữ con người, cá nhân dùng để biểu thị những phạm trù xã
hội lịch sử có nội dung rất riêng. Khái niệm nhân cách chỉ nhấn mạnh vào cốt
cách làm người và giá trị xã hội của cá nhân với tư cách là thành viên của xã
hội nhất định. Nhân cách vừa là chủ thể vừa là khách thể của các mối quan hệ
người – người, của hoạt động có ý thức. Nhân cách không phải sinh ra đã có,
mà nó được hình thành trong hoạt động và trong những mối quan hệ xã hội
của con người. Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách được biểu hiện ở
ba cấp độ: Cấp độ bên trong cá nhân; cấp độ liên cá nhân; cấp độ biểu hiện

bằng hoạt động và sản phẩm của nó. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách:
-Tính thống nhất của nhân cách: Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất
giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con người. Trong nhân cách
có sự thống nhất hài hoà giữa cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên
cá nhân và cấp độ siêu cá nhân. Vì vậy, trong công tác giáo dục ta cần chú ý
giáo dục con người như là một nhân cách hoàn chỉnh.
-Tính ổn định của nhân cách: Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý
tương đối ổn định, tiềm tàng trong mỗi cánhân. Nó rất khó hình thành và
cũng khó mất đi. Nhân cách mang tính ổn định nhưng nó không phải là cái gì
bất biến, mà nó vẫn có thể thay đổi được theo hướng phát huy mặt tốt, tích
cực để hạn chế mặt tiêu cực trong nhân cách.
-Tính tích cực của nhân cách: Nhân cách là chủ thể của hoạt động và
giao tiếp, là sản phẩm của xã hội. Vì thế nhân cách mang tính tích cực. Giá trị
đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân
thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách.
2


-Tính giao tiếp của nhân cách: Nhân cách chỉ có thể hình thành phát
triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với
những nhân cách khác. Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào hệ thống
quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội.
Qua giao tiếp mà con người tự giáo dục và giáo dục lẫn nhau.
2. Khái niệm sự hình thành và phát triển nhân cách
Con người sinh ra vốn chưa có nhân cách. Trong quá trình sống, hoạt động
và giao lưu (thông qua học tập, lao động, vui chơi, giải trí…) mà mỗi người đã
dần lĩnh hội được những kĩ năng xã hội, nhờ đó nhân cách của họ mới được hình
thành và phát triển.
Hình thành nhân cách được hiểu là một quá trình khách quan mang tính
quy luật, trong đó một người vừa trong tư cách là đối tượng của sự tác động vừa

trong tư cách là chủ thể của hoạt động giao tiếp. Giai đoạn hình thành nhân cách
được tính ngay từ khi chủ thể nhân cách còn nằm trong bào thai, giữ vai trò đặc
biệt quan trọng – vai trò mang tính tiền định nhân cách.
Phát triển nhân cách là quá trình hình thành nhân cách như là một phẩm
chất xã hội của cá nhân, là quá trình biến đối cả về thể chất và tinh thần, là kết
quả của sự xã hội hóa nhân cách và của giáo dục. Giai đoạn phát triển nhân cách
có thể được xác định trong khoảng thời gian trước tuổi trưởng thành của chủ thể
nhân cách. Sự phát triển nhân cách được thể hiện ở 3 mặt sau:
+ Sự phát triển về thể chất: biểu hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao, cân
nặng, sự hoàn thiện các giác quan, sự phối hợp vận động...
3


+ Sự phát triển về mặt tâm lý: biểu hiện ở sự biến đổi cơ bản trong các quá
trình nhận thức, xúc cảm, ý chí, sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới của
nhân cách.
+ Sự phát triển về mặt xã hội: biểu hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong
các mối quan hệ xã hội, ở việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động xã hội.
II. VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ GIÁO DỤC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH,
PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1. Một vài nét về giáo dục
Theo quan điểm của tâm lí học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục giữ
vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách.
Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và
phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai
đoạn lịch sử nhất định.
Trong tâm lí học, giáo dục thường được hiểu như là quá trình tác động có
ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong
tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường.
Nhưng thực ra giáo dục còn có ý nghĩa rộng hơn giáo dục bao gồm cả việc dạy

học cùng với hệ thống sư phạm khác, trực tiếp hoặc gián tiếp trong lớp và ngoài
lớp, trong trường và ngoài trường, trong gia đình và ngoài xã hội.

4


2. Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển
nhân cách của cá nhân
Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách
của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo
chiều hướng đó.
Xác định mục tiêu cho cả hệ thống, cho từng cấp bậc học, cấp học, trường
học và từng hoạt động giáo dục cụ thể. Xây dựng nội dung, chương trình, kế
hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức
giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục; phù hợp với nội dung và đối tượng, điều
kiện giáo dục cụ thể. Tổ chức các hoạt động giao lưu, đánh giá, điều chỉnh nội
dung, phương pháp, hình thức giáo dục…
Sự định hướng của giáo dục không chỉ thích ứng với những yêu cầu của
xã hội hiện đại mà còn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tương lai để
thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, giáo dục phải đi trước, đón đầu sự phát
triển. Muốn đi trước, muốn đón đầu sự phát triển, giáo dục nên căn cứ trên
những dự báo về tốc độ phát triển của xã hội, thiết kế nên mô hình nhân cách của
con người thời đại với hệ thống định hướng giá trị tương ứng.
3. Giáo dục can thiệp tới các yếu tố bẩm sinh – di truyền tác động đến
phát triển nhân cách
Giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh – di truyền
hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Giáo dục tạo điều kiện thuận
lợi để những mầm mống của con người trong gen được phát triển.

5



Chẳng hạn, hay trẻ được di truyền cấu tạo cột sống, bàn tay với thanh
quản…nhưng nếu không được giáo dục thì trẻ khó có thể đi thẳng đứng bằng hai
chân, biết sử dụng đồ dùng hay phát triển ngôn ngữ. Hay nếu đứa trẻ sinh ra
không bị khuyết tật thì theo sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đến một giai
đoạn nhất định đứa trẻ sẽ biết nói. Nhưng muốn biết đọc được sách báo thì nhất
thiết đứa trẻ phải học.
Giáo dục còn rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận
động cơ thể. Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để
phát huy năng khiếu thành năng lực cụ thể.
Giáo dục có thể bù đắp nững thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người.
Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó
khắn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách (phục hồi chức năng
hoặc hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ). Ví dụ: bằng những phương pháp giáo
dục đặc biệt thì trẻ em và người lớn bị khuyết tật (câm, mù, điếc…) có thể được
phục hồi những chức năng đã mất, hoặc có thể phát triển tài năng và trí tuệ một
cách bình thường. Chẳng hạn, nhạc sĩ ghi ta Văn Vượng bị mù từ bé, nhưng nhờ
có giáo dục mà trở thành tài năng âm nhạc.
Ngoài ra giáo dục còn góp phần tăng cường nhận thức trong xã hội về
trách nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật và tổ chức cho toàn xã hội
chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và sự bất hạnh của mình.

6


4. Giáo dục tác động đến yếu tố môi trường tạo sự thuận lợi cho quá
trình phát triển nhân cách
Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí xấu, do tác động tự phát
của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong

muốn của xã hội. Chẳng hạn, công tác giáo dục trẻ em hư hoặc cải tạo lao động
đối với người phạm pháp.
Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và
ý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng sinh
thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.
Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng
kinh tế - xã hội, chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của
giáo dục. Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia
đình, nhà trường và các nhóm bạn bè…, để các môi trường nhỏ tạo nên những
tác động lành mạnh, tích cực đến sự phát triển nhân cách con người. Hiện nay
công tác giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là một mái ấm dân chủ,
bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môi trường thân thiện đối với
học sinh, cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến bộ.
5. Giáo dục nâng cao các hoạt động cá nhân tiến tới hình thành và
phát triển nhân cách
Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh
nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi ở các nhà văn
hóa cho mọi lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại tổ dân
phố…) xây dựng những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động,
7


giao tiếp đồng thời hướng dẫn cá nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù
hợp với khả năng của bản thân. Đặc biệt công tác giáo dục luôn xây dựng các
mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trò, giữa bạn bè với nhau đồng thời tổ
chức và định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn
lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách.
Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính
chủ thể của các cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển
hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá

nhân thiếu khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình
thành ở mức độ thấp hoặc thậm chí không thể hình thành. Trình độ, khả năng tự
giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục. Giáo
dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề
kháng trước những tác động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh
mẽ.
Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội
chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. Chẳng hạn, mục tiêu giáo
dục của chúng ta là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đây chính là tính
chất tiên tiến của giáo dục. Những công trình nghiên cứu về tâm lí học và giáo
dục học hiện đại đã chứng minh rằng, sự phát triển tâm lí của trẻ em chỉ có thể
diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của sự dạy học và giáo dục.
Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo
hướng đó. Còn cá nhân học sinh có phát triển theo hướng đó hay không, phát
triển đến mức độ nào - điều này giáo dục không quyết định trực tiếp được. Cần
8


phê phán quan điểm cho rằng giáo dục là vạn năng, xem đứa trẻ như tờ giấy
trắng mà trên đó giáo dục muốn vẽ sao thì vẽ.
Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo, mặt khác, hình thành trong nhân cách họ những phẩm chất tâm lí
cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội. Sản phẩm văn hóa của loài người
có thể biến thành tài sản tinh thần của nhân cách nhờ hoạt động dạy học và giáo
dục. Trong xã hội hiện nay, gia đình, nhà trường và xã hội có thể đạt tới một sự
thống nhất cao hơn trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ GIÁO DỤC ĐỐI
VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1. Thực tiễn vai trò giáo dục với hình thành, phát triển nhân cách

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển
nhân cách của con người. Giáo dục tiên tiến có thể đi trước vạch đường cho nhân
cách, vì thế nếu được giáo dục tốt từ khi còn bé sẽ giúp cho thế hệ trẻ có những
định hướng giá trị nhân cách đúng đắn, có nhận thức và thái độ hành vi hợp lí.
Giáo dục là một phương thức tốt nhất để con người lĩnh hội những tri thức
khoa học và phương pháp làm việc. Ngoài ra giáo dục còn hướng con người tới
những chuẩn mực đạo đức nhân cách cho trẻ với mong muốn giúp thế hệ trẻ
không đi lệch những tiêu chuẩn đạo đức, lối sống, văn hóa xã hội của quê hương
đất nước. Giáo dục nhân cách không thể chỉ bằng lời nói, qua báo chí, sách vở,
qua loa đài, bạn bè, giao tiếp… mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành
vi thái độ, lối sống của người lớn; đặc biệt là phải giáo dục trẻ em bằng tình yêu
thương, sự nâng niu trân trọng vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai. Vấn
đề giáo dục không chỉ thuộc trách nhiệm nhà trường mà còn thuộc về mỗi gia
9


đình xã hội, để giáo dục nhân cách, uốn nắn cho trẻ từ nhỏ để trở thành những
công dân tốt cho xã hội. Có thể nói nhân cách bao gồm cả ý trí, đạo đức, phẩm
chất con người. Tất cả những yếu tố trên đã tạo thành nhân cách lớn cho con
người và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tiến bộ của đất nước.
Nhân cách là một nhân tố không thể thiếu đối với bất kỳ con người nào,
khi con người được giáo dục và kết hợp với yếu tố có sẵn di truyền, qua hoạt
động, giao tiếp, giao lưu… để nhân cách con người được hình thành và phát triển
ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong thời đại ngày nay, khi đất nước ta đang tiến lên chủ nghĩa xã hội,
từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, hướng tới một xã hội văn
minh giàu đẹp thù vấn đề giáo dục được coi là mặt trận hàng đầu, có vai trò đặc
biệt đối với sự phát triển của đất nước.
2. Liên hệ với sinh viên luật nói riêng và sinh viên nói chung
Việc rèn luyện nhân cách là điều tất yếu mà mọi cá nhân và đặc biệt là

sinh viên luật cần làm cho mình. Nhân cách đối với sinh viên luật còn cần được
hiểu là lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm với nghề nghiệp. Vì thế ngay từ khi
còn đang ngồi trên giảng đường, chúng ta cần học tập và rèn luyện những phẩm
chất cần có từ những gì chúng ta đã nhận được từ sự giáo dục của gia đình và
nhà trường. Cụ thể là học tập một cách linh hoạt và vận dụng sáng tạo những
kiến thức, kỹ năng được học vào thực tiễn, khắc phục những khó khăn của hoàn
cảnh thực tế, chọn lựa sự giáo dục phù hợp, năng động, tăng cường giao tiếp…
Chúng ta cần là người đi đầu trong phong trào “học để biết, học để làm, học để
chung sống, học để tự khẳng định chính mình” với mục đích hoàn thiện nhân
giải quyết những vấn đề thực tế; học để hòa nhập với xu thế thời đại; học để
10


khẳng định vị trí của mình, hiểu biết của mình, khẳng định nhân cách bản thân.
Do vậy mỗi người cần tìm ra cho mình phương pháp học tập đúng đắn để hoàn
thiện nhân cách cá nhân và phát triển nó theo hướng tích cực.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ VAI TRÒ CỦA GIÁO
DỤC ĐỐI VỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
“Giáo dục gắn liền với văn hóa để hình thành nhân cách, đạo đức con
người” trong bối cảnh toàn cầu hóa - đó là ý kiến của rất nhiều đại biểu tại Hội
thảo "Giáo dục với việc hình thành nhân cách, đạo đức con người, văn hóa Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa" năm 2014, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp tổ chức. Theo tiến sỹ khoa học
Đỗ Nhật Tiến, không thể tách rời việc xem xét giáo dục và văn hóa mà phải cùng
xem xét hai khía cạnh này trên một bình diện. Nâng cao văn hóa học đường
chính là vấn đề cốt lõi và việc thể chế hóa những vấn đề về văn hóa giáo dục,
văn hóa nhà trường chính là giải pháp để giáo dục nhân cách, đạo đức con người
hiện nay. Giáo dục trong gia đình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới
quá trình phát triển nhân cách của giới trẻ. Gia đình nào tạo dựng được môi
trường giáo dục có nề nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn

nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh.
Ngược lại, môi trường giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn
con cái đến con đường vi phạm pháp luật. Việc coi trọng thành tích khiến đứa trẻ
chỉ lo học hành mà quên đi việc tự rèn luyện đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống.
Giáo dục cũng được coi là giải pháp mang tính lâu dài và bền vững để tôn
vinh và lưu truyền những giá trị vô giá của những di sản, di tích văn hóa, lịch sử,
là kênh truyền thống có tính hiệu quả cao nhất. Thông qua những hoạt động
11


ngoại khóa, những chương trình lồng ghép trong các môn học, dần dần đưa
những giá trị cốt lõi, hồn dân tộc đến từng người chủ tương lai của đất nước.
Các đại biểu cũng nêu ý kiến cần kết hợp giáo dục đạo đức trong gia đình
với tăng cường công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường. Nhà trường phải
luôn giữ gìn kỷ cương, nền nếp học đường, tạo môi trường học tập lành mạnh
cho học sinh, sinh viên hình thành và phát triển nhân cách của mình.
KẾT LUẬN
Giáo dục sự hình thành và phát triển nhân cách là một vấn đề chiến lược
quan trọng đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước cũng như quá trình phát triển đất nước trong tương lai và con
người cũng đang tự mình hướng tới sự hoàn thiện nhân cách của mình. Vì vậy để
tạo điều kiện tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong cơ chế mới, phải hết
sức năng động, tự điều chỉnh thích ứng với mọi nhân tố, yêu cầu mới luôn luôn
nảy sinh mọi lúc, mọi nơi để nhân cách con người phát triển ngày càng cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lí học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội – Nxb. Công an
nhân dân
2. Trang web Bài tập luật – Trường Đại học luật Hà Nội
3. />12



4.

/>
phat.html
5.

/>
cach-con-nguoi-36457/
6.

/>
thanh-va-phat-trien-nhan-cach-5695/

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×