Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

de cuong on thi an toan lao dong va moi truong cong nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.1 KB, 38 trang )

Đại học công nghệ GTVT

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG
CÔNG NGHIỆP
Câu 1
Phân tích tác hại của bụi và biện pháp phòng tránh bụi trong sản xuất.4
TL
PHÂN TÍCH TÁC HẠI BỤI:
Bụi gây tác hại đến da, mắt, cơ quan hô hấp, tiêu hoá.
Tổn thương đường hô hấp. Các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng,
viêm phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen, ...
Các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí bị hít vào phổi gây tổn thương đường hô
hấp. Khi ta thở, nhờ có lông mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp mà những
hạt bụi có kích thước lớn hơn 5 bị giữ lại ở hốc mũi tới 90%. Các hạt bụi có kích
thước (2-5)[micromet] dễ dàng vào tới phế quản, phế nang, ở đây bụi được các lớp
thực bào vây quanh và tiêu diệt khoảng 90% nữa, số còn lại đọng ở phổi gây nên
bệnh bụi phổi và các bệnh khác (bệnh silicose, asbestose, siderose, ...)
Bệnh phổi nhiễm bụi. Thường gặp ở các ngành khai thác chế biến vận chuyển
quặng đá, kim loại, than, vv...
Bệnh silicose. Là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, thợ làm
gốm sứ, vật liệu chịu lửa, ... chiếm 4070% trong tổng số các bệnh về phổi. Ngoài
ra còn có các bệnh asbestose (nhiễm bụi amiang), aluminose (bụi boxit, đất sét),
siderose (bụi sắt).


Đại học công nghệ GTVT

Bệnh ngoài da. Bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ chân lông
và ảnh hưởng đến bài tiết mô hôi, có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn, gây ra mụn, lở
loét ở da, viêm mắt, giảm thị lực, mộng thịt.
Bệnh đường tiêu hoá. Các loại bụi có cạnh sắc nhọn lọt vào dạ dày có thể làm tổn


thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hoá.
Bụi gây chấn thương mắt, Bụi kiềm, bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc làm giảm
thị lực.
Bụi hoạt tính dễ cháy nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây cháy nổ, rất
nguy hiểm.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỤI TRONG SẢN XUẤT
1.Biện pháp kỹ thuật:
-Cơ khí hóa tự động hóa quá trình sinh bụi.
-Thay đổi biện pháp công nghệ như làm sạch vật đúc bằng nước thay cho làm sạch
bằng phun cát.
-Bao kín thiết bị và có thể là cả dây truyền sản xuất:Dùng các tấm che kín các loại
máy móc tạo ra bụi.
-Thay thế loại vật liệu sinh nhiều bụi bằng các loại vật liệu sinh ít bụi hoặc không
sinh bụi.
-Sử dụng hệ thống thông gió,hút bụi trong các phân xưởng có nhiều bụi.
2.Biện pháp vệ sinh cá nhân:
-Sử dụng quần áo bảo hộ lao động,mặt nạ,khẩu trang theo yêu cầu kỹ thuật.


Đại học công nghệ GTVT

-Tăng cường vệ sinh cá nhân thường xuyên và triệt để,nhất là nơi có bụi độc thì
không được ăn,uống,hút thuốc,nói chuyện khi làm việc.
-Làm xong phải tắm rửa,thay quần áo sạch sẽ.
3.Biện pháp y tế:
-Khám tuyển nhằm loại trừ những người mắc bệnh liên quan đường hô hấp không
được làm việc trong môi trường có nhiều bụi.
-Khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ,phát hiện sớm bệnh để chữa trị,phục hồi chức
năng làm việc của công nhân.
-Chế độ ăn uống hợp lý:Khẩu phần ăn cho công nhân làm ở nơi có nhiều bụi cần

nhiều sinh tố,nhất là sinh tố C,cung cấp nhiều rau xanh,hoa quả tươi.
-Tổ chức tốt điều kiện an dưỡng nghỉ ngơi cho công nhân tiếp xúc với bụi.
4.Kiểm tra bụi:
Khi tiến hành kiểm tra bụi cần tuân theo nguyên tắc sau:
-Phải đo trong nhiều giai đoạn điển hình của quá trình sản xuất.
-Phải đo ở vùng thở của công nhân và xung quanh nơi phát sinh ra bụi.
-Để đánh giá hiệu quả của hệ thống thông gió chống bụi,phải đo nhiều nơi,trong
khi đóng và mở hệ thống thông gió.
-Đo và phân tích theo các ca,kíp,mùa khác nhau.
Kiểm tra bụi theo 1 số phương pháp sau:
-Phương pháp trọng lượng nhằm xác định trọng lượng bụi trong 1 mét khối thể
tích không khí.


Đại học công nghệ GTVT

-Phương pháp điện:Cho bụi lắng trong điện trường cao thế và dùng kính hiển vi
đếm các hạt bụi.
-Phương pháp quang điện:Xác định nồng độ bụi bằng tế bào quang điện.
Câu 2
Phân tích tác hại của tiếng ồn và rung động trong sản xuất. Biện pháp giảm
tiếng ồn và rung động trong sản xuất.2
TL
I.Tác hại của tiếng ồn và rung động:
-Trong công trình xây dựng có nhiều công tác sinh ra tiếng ồn và rung động. Tiếng
ồn và rung động trong sản xuất là các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của chúng
vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
1.Phân tích tác hại của tiếng ồn:
a/Đối với cơ quan thính giác:
-Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng

nghe tăng lên. Khi rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm có khả năng
phục hồi lại nhanh nhưng sự phục hồi đó chỉ có 1 hạn độ nhất định.
-Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đt rõ rệt và phải sau 1 thời gian
khá lâu sau khi rời nơi ồn, thính giác mới phục hồi lại được.
-Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác không còn khả năng phục
hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường được, sự thoái hoá dần dần sẽ phát triển
thành những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra bệnh nặng tai và điếc.
b/Đối với hệ thần kinh trung ương:
-Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây kích thích mạnh đến hệ thống thần
kinh trung ương, sau 1 thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của dầu
não thể hiện đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, hay bực tức, trạng thái tâm thần
không ổn định, trí nhớ giảm sút...


Đại học công nghệ GTVT

c/Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể:
-Ảnh hưởng xấu đến hệ thông tim mạch, gây rối loạn nhịp tim.
-Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ dày.
-Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây ra bệnh cao huyết
áp.
-Làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều, có thể dần dần bị mệt mỏi, ăn uống sút
kém và không ngủ được, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy nhược thần
kinh và cơ thể.
2.Phân tích tác hại của rung động:
-Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như
tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,...
-Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có
tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì
gây ra lắc xóc càng mạnh. Tác hại cụ thể:

· Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng, làm rối
loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ.
· Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của
tuyến giáp trạng, gây chấn động cơ quan tiền đình và làm rối loạn chức năng giữ
thăng bằng của cơ quan này.
· Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức dẫn
đến bệnh điếc nghề nghiệp.
· Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đâu xương khớp, làm viêm các hệ thống
xương khớp. Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây thành bệnh
rung động nghề nghiệp.
· Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di lệch tử
cung dẫn đến tình trạng vô sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu bị rung động và
lắc xóc nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung.


Đại học công nghệ GTVT

II.Nguồn phát sinh tiếng ồn và rung động:
1.Nguồn phát sinh tiếng ồn:
-Có nhiều nguồn phát sinh tiếng ồn khác nhau:
· Theo nơi xuất hiện tiếng ồn: phân ra tiếng ồn trong nhà máy sản xuất và tiếng ồn
trong sinh hoạt.
· Theo nguồn xuất phát tiếng ồn: phân ra tiếng ồn cơ khí, tiếng ồn khí động và
tiếng ồn các máy điện.
-Tiếng ồn cơ khí:
· Gây ra bởi sự làm việc của các máy móc do sự chuyển động của các cơ cấu phát
ra tiếng ồn không khí trực tiếp.
· Gây ra bởi bề mặt các cơ cấu hoặc các bộ phận kết cấu liên quan với chúng.
· Gây ra bởi sự va chạm giữa các vật thể trong các thao tác đập búa khi rèn, gò, dát
kim loại,...

-Tiếng ồn khí động:
· Sinh ra do chất lỏng hoặc hơi, khí chuyển động vận tốc lớn (tiếng ồn quạt máy,
máy khí nén, các động cơ phản lực...).
-Tiếng ồn của các máy điện:
· Do sự rung động của các phần tĩnh và phần quay dưới ảnh hưởng của lực từ thay
đổi tác dụng ở khe không khí và ở ngay trong vật liệu của máy điện.
· Do sự chuyển động của các dòng không khí ở trong máy và sự rung động các chi
tiết và các đầu mối do sự không cân bằng của phần quay.
2.Nguồn rung động phát sinh:
-Trong công tác đầm các kết cấu bêtông cốt thép tấm lớn từ vữa bêtông cũng khi sử
dụng các đầm rung lớn hoặc các loại đầm cầm tay.
-Từ các loại dụng cụ cơ khí với bộ phận chuyển động điện hoặc khí nén là những
nguồn rung động gây tác dụng cục bộ lên cơ thể con người.
3.Các thông số đặc trưng cho tiếng ồn và rung động:


Đại học công nghệ GTVT

a/Đặc trưng cho tiếng ồn:
-Đặc trưng là các thông số vật lý như cường độ, tần số, phổ tiếng ồn và các thông
số sinh lý như mức to, độ cao. Tác hại gây ra bởi tiếng ồn phụ thuộc vào cường độ
và tần số của nó.
-Tiếng ồn mức 100-120dB với tần số thấp và 80-95dB với tần số trung bình và cao
có thể gây ra sự thay đổi ở cơ quan thính giác. Tiếng ồn mức 130-150dB có thể gây
huỷ hoại có tính chất cơ học đối với cơ quan thính giác (thủng màng nhĩ).
-Theo tần số, tiếng ồn chia thành tiếng ồn có tần số thấp dưới 300Hz, tần số trung
bình 300-1000Hz, tần số cao trên 3000Hz. Tiếng ồn tần số cao có hại hơn tiếng ồn
tần số thấp.
-Tuỳ theo đặc đIểm của tiếng ồn mà phổ của nó có thể là phổ liên tục, phổ gián
đoạn (phổ thưa) và phổ hổn hợp. Hai loại sau gây ảnh hưởng đặc biệt xấu lên cơ

thể con người.
b/Đặc trưng cho rung động:
-Đặc trưng là biên độ dao động A, tần số f, vận tốc v, gia tốc w.
-Đặc trưng cảm giác của con người chịu tác dụng rung động chung với biên bộ
1mm như sau:
III.Biện pháp phòng và chống tiếng ồn:
1.Loại trừ nguồn phát sinh ra tiếng ồn:
-Dùng quá trình sản xuất không tiếng ồn thay cho quá trình sản xuất có tiếng ồn.
-Làm giảm cường độ tiếng ồn phát ra từ máy móc và động cơ.
-Giữ cho các máy ở trạng thái hoàn thiện: siết chặt bulông, đinh vít, tra dầu mỡ
thường xuyên.
2.Cách ly tiếng ồn và hút âm:
-Chọn vật liệu cách âm để làm nhà cửa. Làm nền nhà bằng cao su, cát, nền nhà
phải đào sâu, xung quanh nên đào rãnh cách âm rộng 6-10cm.


Đại học công nghệ GTVT

Câu 3
Phân tích tác hại của vi khí hậu trong sản xuất. Biện pháp làm giảm vi khí
xấu trong sản xuất.
Câu 4
Trình bày các biện pháp kỹ thuật an toàn điện.
TL
1.

Thiết kế, lắt đặt hệ thống điện trong nhà nên thuê tư vấn, chuyên viên kỹ
thuật thực hiện. Đặt thiết bị bảo vệ (CB hoặc cầu dao điện) phù hợp cho
đường dây chính trong nhà, từng gian phòng và từng thiết bị điện công suất
lớn. Dùng thiết bị chống dòng rò ELCB (Earth leakage circuit breaker) phù

hợp cho mạng điện trong nhà; đặc biệt nên lắp ELCB riêng cho các thiết bị
đấu nối thường xuyên vào mạng điện như máy nước nóng….

2.

Sử dụng dây dẫn điện có bọc cách điện chất lượng tốt, có tiết diện phù hợp
với dòng điện của các thiết bị sử dụng điện.

3.

Thiết bị, dụng cụ sử dụng điện trong nhà: phải đảm bảo an toàn, phù hợp
công suất đường dây cấp điện; phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ
sinh; phải sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng (thay dây mới khi
phát hiện đường dây cũ, vỏ cách điện bị biến màu hoặc bong tróc).

4.

Ngắt ngay các thiết bị, dụng cụ điện sinh nhiệt (Bàn ủi, bếp điện, thiết bị gia
nhiệt bằng điện trở…) ra khỏi nguồn điện khi không còn nhu cầu sử dụng
hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện. Tắt bớt các thiết bị điện
không cần thiết trước khi ra khỏi nhà hoặc trước khi ngủ.


Đại học công nghệ GTVT
5.

Sử dụng cáp điện, thiết bị điện ở những bảng quảng cáo ngoài trời đúng
chủng loại, đúng tiêu chuẩn; lắp đặt đúng kỹ thuật; phải thường xuyên, kiểm
tra, bảo dưỡng, sửa chữa.


6.

Khi xảy ra cháy phải nhanh chóng ngắt nguồn điện (CB, cầu dao điện), báo
cho mọi người xung quanh, báo Cảnh sát PCCC; dùng phương tiện chữa
cháy tại chỗ dập lửa (Cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện; nên sử
dụng các bình khí (CO2,N2…), bình bột chữa cháy điện).

7.

Không dùng dây điện trần (không có vỏ cách điện) trong nhà; không sử
dụng dây, cáp điện, thiết bị điện không đảm bảo chất lượng.

8.

Không dùng giấy bạc và dây kim loại khác để thay thế dây chảy cầu chì,
cầu dao;

9.

Không được treo móc hàng hóa, vật dụng lên đường dây, thiết bị điện; không
dùng vật liệu dễ cháy như giấy, vải… để bao che bóng đèn;

10.

Không treo bóng đèn sát vách ngăn, trần làm bằng vật liệu dễ cháy.

11.

Không sử dụng ổ cắm, phích cắm, CB, cầu dao bị nứt, vỡ vỏ nhựa hoặc bị
gỉ, sét; không cắm dây dẫn điện trực tiếp (không có phích cắm) vào ổ cắm.


12.

Không dung thiết bị điện sinh nhiệt (bàn ủi, bếp điện, thiết bị gia nhiệt …)
khi không có người lớn trông coi; không để trẻ nhỏ, người bị bệnh tâm
thần… sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.

13.

Không để các chất dễ cháy (ga, xăng, dầu, giấy, vải…) gần đường dây và
các thiết bị, dụng cụ sử dụng điện điện như: đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm


Đại học công nghệ GTVT

điện, bảng điện, chấn lưu đèn huỳnh quang v.v…; không lắp đặt ổ cắm điện
trong nhà vệ sinh, nhà tắm
Câu 5
Trình bày các dạng tai nạn điện và biện pháp cấp cứu người khi bị điện
giật.4
TL


Các dạng tai nạn điện:
Các chấn thương do điện: là sự phá hủy cục bộ các mô của cơ thể do dòng

-

điện hoặc hồ quang điện.
Bóng điện: Bóng điện gây nên do dòng điện đi qua cơ thể con người hoặc




do tác động của hồ quang điện, một phần do bột kim loại bắn vào gây bỏng.
Cơ co giật: khi có dòng điện đi qua người, các cơ bị co giật.
Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím.
Điện giật: dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ

-

ở mức độ khác nhau.
Cơ bị co giật nhưng không bị ngạt.
Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn.
Người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn.
Chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động).
Điện giật chiếm một tỉ lệ rất lớn khoảng 80% trong tai nạn điện và 85% số



vụ tai nạn chết người là do điện giật.


Cấp cứu người khi bị điện giật: Phải tiến hành sơ cứu tại chỗ, tách nạn nhân
ra khỏi nguồn điện, làm hô hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài nồng ngực.




-


Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện:
Nếu bị chạm vào điện hạ áp:
Cắt cầu dao điện, rút cầu chì, dùng vật cách điện gạt dây điện ra khỏi người
nạn nhân.
Gỡ nạn nhân ra khỏi dây điện.
Dùng dao, dìu, kìm cán gỗ để cắt đứt dây điện.
Nếu bị chạm vào nguồn cao áp thì không cứu trực tiếp mà phải:
Sử dụng sào cách điện, có ủng, găng tay cách điện.


Đại học công nghệ GTVT

-

Báo cho người quản lí cắt điện.
Làm ngắn mạch điện.
Làm hô hấp nhân tạo:
Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo, lau sạch máu, nước bọt,. . .
Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê bằng đệm mềm để ngửa đầu về phía sau, mở

-

miệng và bịt mũi nạn nhân.
Thổi mạnh vào miệng nạn nhân hoặc bịt kín miệng nạn nhân rồi thổi vào

-

mũi
Lặp lại các thao tác trên: người lớn 10 – 12 phút, trẻ em 20 lần / phút.




Xoa bóp tim ngoài nồng ngực: Thông thường làm hô hấp nhân tạo kết hợp

-

xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
Đặt hai tay chồng lên nhau, đặt ở 1/3 dưới xương ức ấn khoảng 4 – 6 lần ép

-

sâu 4 – 6 lần sau đó giữ tay lại khoảng 1/3 s rồi thả lỏng.
Sau 2 – 3 lần thổi ngạt ấn lồng ngực như trên.



Câu 6
Trình bày nguyên lý chữa cháy và các chất chữa cháy
TL


Nguyên lý chữa cháy:

Hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy tới mức tối thiểu và phân tán nhanh
nhiệt lượng của đám cháy ra môi trường xung quanh.
Trong đó:


Giảm tốc độ phát nhiệt hoặc ngừng phát nhiệt trong vùng cháy có thể đạt
được bằng cách ức chế phản ứng cháy bằng phương pháp hóa học, pha loãng

chất cháy bằng chất không cháy hoặc cách ly chất phản ứng ra khỏi vùng



cháy.
Tăng tốc độ truyền nhiệt từ vùng cháy ra ngoài môi trường xung quanh bằng
cách làm lạnh nhanh chóng vùng cháy hoặc chất phản ứng.


Đại học công nghệ GTVT


Để thực hiện 2 nguyên lý trên trong thực tế người ta dùng nhiều giải pháp

-

khác nhau:
Hạn chế khối lượng chất cháy, hoặc chất oxy hóa đến mức tối thiểu cho phép

-

về phương diện kỹ thuật.
Ngăn cách sự tiếp xúc của chất cháy và chất oxy hóa khi chúng chưa tham

-

gia vào quá trình sản xuất.
Các thiết bị có khả năng sinh tĩnh điện phải được nối đất.
Cách ly các nguồn phát sinh tia lửa như bom, quạt, máy nén khí, động cơ




điện, . . . ra khỏi khu vực sản xuất.
Các chất chữa cháy:
Ở nước ta hiện nay có nhiều chất chữa cháy đã được sử dụng, dưới đây là 1

số loại chính.
- Nước: có ẩn nhiệt hóa hơi lớn làm giảm nhanh nhiệt độ chờ bốc hơi. Để
giảm thời gian phun nước người ta thêm một vài hợp chất hoạt động để giảm
-

sức căng bề mặt của vật liệu khi đó nước thấm nhanh vào vật liệu.
Bụi nước: Phun nước thành dạng bụi làm tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc của
nó với đám cháy.Bụi nước chỉ được sử dụng khi dòng bụi nước chùm kín

-

được bề mặt đám cháy.
Hơi nước: được sử dụng trong công nghiệp. Hơi nước công nghiệp thường

-

có áp suất cao nên khả năng đập tắt đám cháy tương đối tốt.
Bọt chữa cháy: Còn được gọi là bọt hóa học. Bọt hóa học được sử dụng để
chữa cháy xăng dầu hay các chất lỏng khác. Không được phép sử dụng bọt
hóa học để chữa cháy các đám cháy của kim loại, đất đèn, các thiết bị hoặc

-

đám cháy có nhiệt độ lớn hơn 1700 độ C.

Bột chữa cháy: là chất chữa cháy rắn, dùng để chữa cháy kim loại, các chất
rắn và các chất lỏng, cường độ bột tiêu thụ cho 1 đám cháy khoảng 6,2 đến 7

-

kg / m2.s.
Các loại khí: là các chất chữa cháy thể khí như CO2, N2, . . . Tác dụng

-

chính của các chất là pha loãng nồng độ chất cháy.
Các hợp chất halogen: Cac hợp chất halogen có hiệu quả rất lớn khi chữa
cháy, tác dụng chính của nó là kìm hãm tốc độ cháy.


Đại học công nghệ GTVT

Câu 7
Phân tích biện pháp kỹ thuật an toàn với thiết bị nâng hạ.3
TL
Các biện pháp kĩ thuật an toàn:
a.

Cáp

+ Cáp được sử dụng phải có khả năng chịu lực phù hợp với lực tác dụng lên
cáp.
+ Cáp có cấu tạo phù hợp với tính năng sử dụng của nó
+ cáp phải có đủ chiều dài cần thiết . Đối với cáp dùng để buộc thì phải đảm
bảo góc giữa các nhánh không lớn hơn 90o

-

Loại bỏ cáp:

Sau một thời gian sử dụng cáp sẽ bị mòn do ma sát , rỉ và bị đứt gãy , đứt các
sợi do bị cuốn vào tang và do ròng dọc , hiện tượng đó cứ phát triển dần dần
đến một lúc nào đó mới bị đứt hoàn toàn do đó phải kiểm tra thường xuyên tiến
hành kiểm tra để loại bỏ những cáp không đủ điều kiện an toàn.
b.xích
-chọn xích :
+xích được sử dụng phải có khả năng chịu lực phù hợp với tác dụng lực lên
xích
-loại bỏ xích : khi mắt xích đã mòn quá 10 % kích thước ban đầu thì không
được sử dụng mà phải loại bỏ ngay .
c. tang và ròng rọc


Đại học công nghệ GTVT

-Tang : được dùng để cuộn cáp hay cuộn xích . Yêu cầu tang như sau :
+ đảm bảo đường kính theo yêu cầu
+ cấu tạo tang phải đảm bảo với yêu cầu làm việc
+ tang phải được loại bỏ khi rạn nứt
-

Ròng rọc: được dùng để thay đổi hướng chuyển động của cáp hay xích để
làm lực hay tốc độ

YÊU CẦU CỦA RÒNG RỌC :
+ phải đam bảo đường kính puli theo yêu cầu

+ cấu tạo phải phù hợp với chế độ làm việc
+ ròng rọc phải được loại bỏ khi rạn nứt hoặc mòn sâu quá 0,5mm đường kính dây
cáp
d.Phanh
+ tác dụng của phanh là dừng chuyển động của một số cơ cấu nào đó hoặc thay đổi
tốc độ của cơ cấu nào đó
-Chọn phanh : tính toán và chọn phanh theo yêu cầu
-Loại bỏ phanh má phanh :
+ đối với má phanh bị loại khi má phanh mòn không đều , má phanh mòn đến đỉnh
vít giữ má phanh,phanh có hiện tượng rạn nứt . Khi phanh làm việc má phanh chỉ
chỉ tiếp xúc với bánh một góc nhỏ hơn 80 % so với quy định . Độ hở giữa má
phanh và bánh phanh phải đảm bảo lớn hơn 0,5mm khi bánh phanh từ 150mm ÷
200mm, lớn hơn 1mm khi bánh phanh là lớn hơn 300mm. Khi bánh phanh bị mài


Đại học công nghệ GTVT

mòn quá 30 % chiều dày trở lên , độ dày của má phanh quá 50 % thì phải thay thế
ngay
-loại bỏ phanh – phanh đai :
+ loại bỏ khi có vết nứt ở trên đai phanh, khi độ hở giữa đai phanh và bánh phanh
nhỏ hơn 2mm hoặc lớn hơn 4mm
+ Khi bánh phanh bị mài mòn quá 30 % chiều dày ban đầu của bánh phanh
+khi đai phanh bị mòn quá 50 % chiều sâu ban đầu
+ khi phanh làm việc với bánh phanh và đai phanh chỉ tiếp xúc với nhau 1 góc nhỏ
hơn 80 % góc tính toán
+ khi đai phanh và bánh phanh mòn không đều
Câu 8
Phân tích các biện pháp an toàn khi kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật và sửa
chữa ô tô – xe máy.

TL
Những qui định chung về an toàn trong xưởng sửa chữa bảo dưỡng ô tô , xe máy :
Làm việc phải tập trung và cẩn thận. Luôn xắp xếp dụng cụ, thiết bị thật gọn gàng
ngăn

nắp,

sạch

sẽ;

Trang phục đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động, không được đeo đồng hồ
hoặc

các

đồ

trang

sức

khi

làm

việc;

Luôn đeo kính bảo hộ khi làm việc với các dung dịch như xăng, sơn, dầu phanh,
hoá


chất

hoặc

khi

sử

dụng

máy

mài,

cắt

kim

loại;

Luôn sử dụng đúng công cụ lao động, không nên bỏ cây vặn vít hoặc các vật nhọn
vào

trong

túi

áo,


quần;

Khi nâng xe lên, cần phải xác định đúng vị trí đặt thiết bị nâng, không nâng xe khi


Đại học công nghệ GTVT

có người đang làm việc trên xe. Luôn chèn bánh xe để giữ xe cố định khi nâng xe
lên. Không nên chui vào gầm xe khi chưa chuẩn bị giá đỡ an toàn cho xe;
Lau sạch dầu mỡ trước và sau khi làm việc, khi có dầu mỡ vương vãi thì cần phải
làm

sạch

ngay

lập

tức;

Không nên để động cơ hoạt động khi không có người trông coi. Nếu rời khỏi khu
vực

làm

việc

thì

nên


cho

động



dừng

hoạt

động.

Không nên đứng trước quạt gió khi quạt đang quay hoặc động cơ đang hoạt động
vì cánh quạt có thể văng ra nếu nó không được lắp chặt. Nếu động cơ sử dụng quạt
điện thì trước khi làm việc với nó cần phải tháo dây dẫn điện cho quạt;
Không được vận hành động cơ trong khu vực không có thông gió tốt, cần phải lắp
đặt đường ống thải của động cơ ra khỏi khu vực làm việc trước khi vận hành động
cơ.
Một

số

nguyên

Phải

đúng

trang


tắc

an

phục

bảo

toàn
hộ

lao



bản

động

khi

đối
học

với
tập

học
tại


sinh
xưởng;

Không được đùa nghịch, chạy nhảy, ném dụng cụ vào nhau trong xưởng;
Phải nắm rõ các qui định an toàn về lĩnh vực, khu vực được phân công thực hành;
Phải sử dụng đúng các dụng cụ, thiết bị cho đúng với công việc được phân công;
Phải báo cáo về các dụng cụ hư hỏng, không đảm bảo an toàn cho giáo viên đứng
lớp;
Thường xuyên kiểm tra áp kế của máy nén khí, sự chắc chắn an toàn của các mối
lắp ghép của đường ống khí nén trước khi sử dụng. Không được dùng khí nén thổi
vào trong người hoặc vào người khác để làm mát, hong khô quần áo … hoặc để
nghịch

phá;

Phải giao lại cho giáo viên chìa khoá xe ngay khi kết thúc công việc;
Không được tự ý vận hành động cơ nếu không được phép của giáo viên đứng lớp;
Câu 9


Đại học công nghệ GTVT

Phân tích tác động môi trường của giao thông vận tải đường bộ. Biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Câu 10
Phân tích tác động môi trường của giao thông vận tải đường thủy. Biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
TL


+

Các tác động môi trường trong tổ chức khai thác vận tải đường thủy:
Gây ô nhiễm không khí do khí thải từ biển, khí thải từ các phương tiện rỡ
xếp hàng hóa, từ máy nổ diesel dự phòng, từ xe tải chở hàng trong khu vực

+

bến cảng.
Tiếng ồn và rung động chủ yếu do các chuyển động của các phương tiện vận

+

tải, phương tiện bốc xếp và vận chuyển hàng hóa trong khu vực bến cảng.
Ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt , rác sinh hoạt thải từ tàu vận tải, nước


+

thải do nước rửa thùng dầu của tàu và tràn dầu do các vụ tai nạn tàu chở dầu.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
Thực hiện đăng kiểm chặt chẽ về an toàn kỹ thuật và môi trường đối với các

+
+

phương tiện vận tải thủy.
Quy định niên hạn sử dụng các phương tiện vận tải thủy.
Thực hiện kiểm soát ô nhiễm do vận tải thủy, đặc biệt là kiểm soát ô nhiễm


+

nước ở các cảng sông và biển.
Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị chống sự cố tràn dầu và xử lí các sự cố

+

hóa chất khác xảy ra trên sông biển Việt Nam.
Thực hiện dự báo về thay đổi dòng chảy, bồi lắng, xói lở do nạo vét luồng
tuyến.

Câu 11
Phân tích tác động môi trường của giao thông vận tải đường sắt. Biện pháp
giảm thiểu ô nhiêm môi trường.
TL


Tác động môi trường của giao thông vận tải đường sắt.


Đại học công nghệ GTVT


Các đầu máy hiện dùng thường sử dụng động cơ diezel. Khí thải từ động cơ
diezel của đầu máy là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không
khí. Giống như phương tiện vận tải đường bộ, các thành phần độc hại trong



khí thải của đầu máy chủ yếu là: CO, HC, . . .

Động cơ diezel của đầu máy thường hoạt động ở chế độ công suất dưới định
mức, trong nhiều trường hợp phải làm việc ở chế độ không ổn định thì động



cơ đầu máy phát thải khí ô nhiễm hơn động cơ ô tô.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Cải tiến kết cấu động cơ.
Tạo hỗn hợp cháy phần lớn vào xi lanh động cơ ở gần thời điểm đánh lửa



nhằm nâng cao độ đặc âm của hỗn hợp ở mức có thể bén lửa và bốc cháy.
Tạo hình dạng buồng cháy phù hợp, bố trí hai nến đánh lửa để tăng năng




lượng đánh lửa và tốc độ cháy, trang bị hai supap nạp cho mỗi xi lanh, một


supap đóng khi tải cục bộ và mở khi đẩy tải.
Tăng cường chuyển động rối của hỗn hợp cháy trong quá trình cháy để giảm



nồng độ các chất ô nhiễm.
Điều chính góc độ phối khí để hạn chế phát sinh ô nhiễm.
Điều chỉnh để giảm góc đánh lửa sớm để kéo dài thời gian cháy làm giảm




nhiệt độ cháy và làm Nox giảm.
Đối với động cơ diezel cần cân nhắc khi lựa chọn các giải pháp kỹ thuật để




giảm nồng độ các chất HC, Nox.
Tăng áp suất phun.
Tăng tốc độ phun để giảm nồng độ khói do tốc độ hòa trộn không khí –



nhiên liệu tăng.
Tùy chỉnh quy luật phun theo hướng kết thúc nhanh quá trình phun để giảm








HC.
Lựa chọn dạng buồng cháy phù hợp.
Phát ồn, gây rung động và các biện pháp giảm thiểu.
Khi tàu chuyển động, tiếng ồn phát ra từ những nguồn sau:
Từ động cơ và các bộ phận của đầu má.



Đại học công nghệ GTVT


Từ toa xe và các đầu nối giữa chúng với nhau: dao động giữa các toa xe và




dao động giữa các đầu nối.
Từ sự va đập giữa các bánh xe và đường ray.
Từ dao động của hệ thống ray với dao động của nền đường.
Từ tiếng rít khi phanh.




Biện pháp:
Đường sắt cần xây đựng cách xa khu dân cư về các phía khoảng 50m, các



nhà ga đường sắt cần xây đựng cách xa khu dân cư từ 200m – 300m.
Ở những khu vực đường sắt quá gần nhà, cần xây đựng tường giảm âm cách








đường 2,5m và cao 1,5m.
Đưa đường sắt và ga đường sắt ra khỏi khu đô thị.
Cần nghiên cứu sử dụng tà vẹt gỗ và đường ray ít mối nối
Cải tiến kết cấu đoàn tàu để giảm tiếng ồn và rung động.

Câu 12
Trình bày khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường,
các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
TL
-Khái niệm môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
-Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính
chất Vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe
con người và các sinh vật khác “Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các chất lạ,
độc hại gây nên những biến đổi nghiêm trọng về chất lượng của các yếu tố
của môi trường như đất, nước, không khí…vượt qua ngưỡng chịu đựng tự nhiên


Đại học công nghệ GTVT

của sinh thể( dẫn đến biến dạng hoặc chết hàng loạt) và con người( ốm đau,
bệnh tật,suy giảm sức khoẻ, thậm chí cả chết người )”.
-Khái niệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp,
cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu
quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp

lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
-các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm tự nhiên
- Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt,gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
- Cây cối, sinh vật chết đi , chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một
phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm. hoặc theo
dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
- Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ
trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn
theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.
- Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ
nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận
các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất. Ô
nhiễm do các yếu tố tự nhiên có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên,
và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng môi trường toàn cầu.


Đại học công nghệ GTVT

2 Ô nhiễm nhân tạo
A)Từ ý thức con người
Ở nhiều khu vực, con người tùy tiện vứt rác thải ra đường phố, xuống lòng sông,
lấn chiếm sông rạch thu hẹp dòng chảy vẫn còn phổ biến. Bên cạnh nguyên nhân
yếu kém trong công tác quản lý bảo vệ môi trường mà các bài báo đã nêu thì đây
là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường. Quan điểm duy nhân loại lấy
con người làm trung tâm từ xa xưa, đặc biệt là trong thế kỉ XVII- XVIII đã trở
thành một quan niệm ăn vào tiềm thức của con người . Con người là tâm điểm của
mọi sự chú ý, có quyền uy tối thượng, còn giới tự nhiên chỉ là một bộ máy vô tri vô
giác. Con người thống trị tự nhiên nên có thể tuỳ ý tác động lên nó, lấy đi của tự

nhiên tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống của mình. Để thoả mãn nhu cầu ngày
càng tăng, con người đã khai thác, vơ vét tất cả những nguồn tài nguyên thiên
nhiên để đưa vào sản xuất, bất chấp các quy luật tồn tại và phát triển của chúng,
miễn là thu được lợi nhuận một cách cao nhất, nhanh nhất, khi mà lợi ích kinh tế
trở thành mục tiêu duy nhất và cao nhất của sự phát triển xã hội, một tiêu chí quan
trọng nhất để đánh giá sự phát triển.
b) Từ các hoạt động công nghiệp,nông nghiệp
-Sự chưa hoàn thiện của kĩ thuật và công nghệ của nền sản xuất xã hội dưới nền
văn minh nông nghiệp và công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên và
thúc đẩy ô nhiễm môi trường. Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người,
nền sản xuất xã hội đã phải sử dụng một khối lượng tài nguyên thiên nhiên rất lớn
và ngày càng nhiều hơn. Trong điều kiện nền kĩ thuật và công nghệ chưa hoàn
thiện và còn nhiều hạn chế, xã hội buộc phải sử dụng phương thức khai thác tài
nguyên thiên nhiên theo bề rộng, nghĩa là đối với một loại tài nguyên nào đó chỉ
dùng một vài tính năng chủ yếu, rồi thải bỏ, chẳng hạn như than đá, dầu mỏ chỉ


Đại học công nghệ GTVT

dùng làm nhiên liệu. Chính vì điều đó mà tài nguyên thiên nhiên càng được khai
thác nhiều thì các chất thải bỏ độc hại ra môi trường ngày càng lớn. Các công ty
vẫn tùy tiện thải bỏ các chất thải công nghiệp độc hại chưa được xử lý ra môi
trường tự nhiên. Các loại khói bụi từ xe cộ, từ các cơ sở sản xuất vẫn từng ngày
từng giờ thải vào môi trường. Hậu quả tất yếu của phương thức sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng là tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường
sống ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn. Có nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp
gây ô nhiễm nước, trong đó chủ yếu là:
+ Do các hoạt động sản xuất
+ Do khai thác khoáng sản
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công

nghiệp tập trung là rất lớn. Điều nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản xuất
công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ
thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
C)Từ bùng nổ dân số
i. Bùng nổ dân số
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện
ở các khía cạnh:
Sức ép lớn tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở,sản xuất lương thực, thực
phẩm,sản xuất công nghiệp.. Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự
phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp. Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn
– siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm


Đại học công nghệ GTVT

trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát
triển dân cư, kéo theo ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Bùng nổ dân
số kèm theo ô nhiễm môi trường
Câu 13
Phân tích nguyên nhân gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong
ngành cơ khí.
TL
Trong kỹ thuật cơ khí có nhiều ngành nghề công nghệ, đặc trưng là:


Gia công nguội.




Gia công cắt gọt.



Gia công nóng.

Gia công nguội
Hiện nay gia công nguội được tiến hành chủ yếu là thủ công, chỉ một phần gia
công trên các máy tự động và bán tự động.
Những nguyên nhân chủ yếu có thể gây ra tai nạn trong gia công nguội:


Các dụng cụ cầm tay (như cưa sắt, dũa, đục, ...) dễ gây va đập vào người lao
động.



Các máy đơn giản (máy ép cỡ nhỏ, máy khoan bàn, đá mài máy, ...) có kết
cấu không đảm bảo bền, thiếu đồng bộ, thiếu các cơ cấu an toàn, ...



Do người lao động dùng ẩu các dụng cụ cầm tay đã hư như búa long cán,
chìa vặn không đúng cỡ, miệng chìa vặn đã bị biến dạng không còn song
song nhau, ...


Đại học công nghệ GTVT



Gá kẹp chi tiết trên bàn cặp (êtô) không cẩn thận, không đúng kỹ thuật, bố
trí bàn nguội không đúng kỹ thuật, giữa hai bàn cặp đối diện không có lưới
bảo vệ.



Đá mài được gá lắp vào máy không cân, không có kính chắn bảo vệ, hoặc tư
thế đứng mài chi tiết không né tránh được phương quay của đá mài, mài các
vật có khối lượng lớn lại tỳ mạnh, ...



Việc gò tôn mỏng đi kèm các động tác cắt. dập trước khi đem gò tai nạn lao
động thường xảy ra dưới dạng chân tay bị cứa đứt. Khi thao tác các máy đột,
dập, .. nếu vô ý có thể bị dập tay hoặc đứt vài ngón tay hoặc bị nghiền cả
bàn tay, có thể bị suy nhược thể lực, giảm khả năng nghe, đau đầu,
choáng, ...



Tư thế đứng cưa, dũa, đục, ... trong khi làm nguội nói chung không đúng
cách dẫn tới bệnh vẹo cột sống.

Gia công cắt gọt
Trong các máy gia công cắt gọt thì máy tiện chiếm tỷlệ cao (40%), được sử dụng
khá phổ biến.


Máy vận hành tốc độ cao, phoi ra nhiều và liên tục, quấn thành dây dài và

văng ra chung quanh. Phoi nhiệt độ cao, phoi vụn có thểbắn vào người đứng
đối diện gây tai nạn.



Khi vận hành các máy chuyển động quay, các cơ cấu truyền động như bánh
răng, dây curoa, ... các nữcông nhân phải cuộn tóc gọn hoặc cắt tóc ngắn để
khỏi bị cuốn vào máy.



Khi khoan có thể bị trượt, mũi khoan lắp không chặt có thể bịvăng ra, bàn gá
kẹp không chặt có thể làm rơi vật gia công, ... gây tai nạn.


Đại học công nghệ GTVT


Khi mài, phoi kim loại nóng có thể bắn vào người nếu đứng không đúng vị
trí, đá mài có thể bị vỡ, tay cầm không chắc hoặc khoảng cách cầm tay ngắn
làm cho đá mài có thể tiếp xúc vào tay công nhân.



Áo quần công nhân không đúng cỡ, không gọn gàng, ... có thể bị quấn vào
máy và gây nên tai nạn.
Gia công nóng
Công nghệ đúc
ở nhiệt độ cao, ngoài bức xạ nhiệt nước gang thép nóng chảy còn phát ra tia
tử ngoại năng lượng lớn.



Tiếp xúc với nguồn bức xạ năng lượng lớn có thể gây viêm mắt, bỏng
da.



Tai nạn phổ biến là bị bỏng do nước kim loại nóng chảy bắn toé vào cơ thể hoặc do
các vật tiếp xúc với nước kim loại nóng chảy không được bong khô hoặc do khuôn
đúc chưa sấy khô nên hơi ẩm bám trên các vật đó bị nước thép làm cho bốc hơi
mạnh sẽ gây bắn tung toé làm bỏng người lao động.


Trong việc xử lý các gờ bavia vật đúc cũng dễ bị sây sát chân tay do
mặt nhám và sắc cạnh gây nên.

Công nghệ hàn
Trong hàn điện sử dụng các trang bị điện là chủ yếu. Hàn hồ quang thường
có nhiệt độ rất cao (vài nghìn độ). Môi trường hàn có nhiều khí bụi độc hại.


Khi hàn điện, nguy cơ điện giật là nguy hiểm nhất cho tính mạng con
người.


×