Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.8 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

LA VĂN HÙNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒI
NÚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI – TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: Quản lý tài nguyên
: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

LA VĂN HÙNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒI


NÚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI – TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: Quản lý tài nguyên
: 45 QLĐĐ- N01
: 2013 - 2017
: ThS. Hà Anh Tuấn

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình
đào tạo sinh viên của nhà trƣờng. Đây là khoảng thời gian sinh viên đƣợc tiếp cận
thực tế, đồng thời củng cố những kiến thức đã đƣợc học trong nhà trƣờng.
Đƣợc sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên và Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên, em đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận

đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các bạn lớp K45-QLĐĐ - N01, các cô chú và
các anh chị nơi em thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên và Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên và đặc biệt là thầy
giáo ThS. Hà Anh Tuấn ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn em hoàn thành đề tài tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại Phòng.
Do trình độ có hạn, thời gian nghiên cứu còn ngắn mặc dù đã rất cố gắng
xong đề tài tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận đƣợc những ý kiến, chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè
để đề tài tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng 5 năm 2017

Sinh viên

La Văn Hùng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đồi núi của Việt Nam ................................. 12
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên ................................. 13
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất đồi núi của tỉnh Thái Nguyên..................... 14
Bảng 4.1: Tình hình dân số, lao động của huyện Võ Nhai qua các năm ........ 33
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

năm 2015 ........................................................................................ 42
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................... 43
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp của
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................................................. 44
Bảng 4.5: Các loại hình sử dụng đất đồi núi của huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên ................................................................................... 45
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên đất nông nghiệp ..... 48
Bảng 4.7: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp .................................................................................... 49
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất .................................... 49
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên đất lâm nghiệp ....... 50
Bảng 4.10: Hiệu quả xã hội của LUT ............................................................. 52
Bảng 4.11: Hiệu quả môi trƣờng của LUT ..................................................... 53


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
DT

: diện tích

Nxb

: Nhà xuất bản

STT


: Số thứ tự

TH

: Tiểu học

THCS : Trung học cơ sở


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 0
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu ....................................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai ............................................................................ 4
2.1.1.2 . Khái niệm đất nông nghiệp ................................................................. 4
2.1.1.3 . Khái niệm đất đồi núi .......................................................................... 5
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp. ................. 5
2.2. Sử dụng đất và quan điểm sử dụng đất ...................................................... 6

2.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hƣởng đến sử dụng đất. ................... 6
2.2.1.1. Khái niệm sử dụng đất là gì?................................................................ 6
2.2.1.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất ................................. 6
2.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững ........................................................... 7
2.2.2.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên thế giới ............... 7
2.2.2.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Việt Nam .............. 8
2.3. Tình hình sử dụng đất đồi núi trên thế giới và Việt Nam. ......................... 9


v

2.3.1. Tình hình sử dụng đất đồi núi trên Thế giới. .......................................... 9
2.3.2. Tình hình sử dụng đất đồi núi ở Việt Nam và huyện Võ Nhai ............. 11
2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất .......................................... 14
2.4.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi .......................... 14
2.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất .............................................................. 15
2.5. Định hƣớng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp .................. 17
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 18
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 18
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 18
3.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 18
3.3.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp theo nguyên tắc sử dụng
đất bền vững .................................................................................................... 18

3.3.4. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất hiệu quả và bền vững ..................... 18
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 18
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu ................................................... 18
3.4.1.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ................................... 19
3.4.1.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................ 19
3.4.1.3. Số hộ điều tra: 25 hộ .......................................................................... 19
3.4.1.4. Tiêu chí chọn hộ ................................................................................. 19
3.4.2. Phƣơng pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất. ......................... 20


vi

3.4.2.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................. 20
3.4.2.2. Hiệu quả xã hội .................................................................................. 20
3.4.2.3. Hiệu quả môi trƣờng .......................................................................... 20
3.4.3. Phƣơng pháp đánh giá tính bền vững ................................................... 21
3.4.4. Phƣơng pháp tính toán phân tích số liệu ............................................... 21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 22
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. ....... 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 22
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 22
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 22
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu ............................................................................... 24
4.1.1.4. Thủy văn............................................................................................. 25
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu ........................................ 26
4.1.1.6. Điều kiện cảnh quan môi trƣờng ........................................................ 30
4.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội ....................................................................... 32
4.1.2.1. Dân số và lao động ............................................................................. 32
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 34
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế của huyện ........................... 37

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 39
4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ......... 42
4.2.1. Tình hình sử dụng đất vào các mục đích của huyện Võ Nhai .............. 42
4.2.2. Tình hình sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp của huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 43
4.3. Các loại hình sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp của huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 45


vii

4.3.1. Các loại hình sử dụng đất đồi núi của huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 45
4.3.2. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất đồi núi trong sản xuất
nông nghiệp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ............................................. 47
4.3.2.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................. 47
4.3.2.2. Hiệu quả xã hội .................................................................................. 52
4.3.2.3. Hiệu quả môi trƣờng .......................................................................... 52
4.3.3. Lựa chọn và định hƣớng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông
nghiệp của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ............................................... 54
4.3.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững .............................. 54
4.3.3.2. Quan điểm khai thác sử dụng đất ....................................................... 54
4.3.3.3. Lựa chọn và định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao . 55
4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi trong sản xuất
nông nghiệp cho huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ...................................... 56
4.4.1. Giải pháp chung .................................................................................... 56
4.4.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 59
4.4.2.1. Giải pháp về giống ............................................................................. 59
4.4.2.2. Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi ................................................................ 60

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 61
5.1. Kết luận .................................................................................................... 61
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 64
II. Tài liệu internet........................................................................................... 65


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trƣờng sống, không
chỉ là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cƣ và tổ chức hoạt
động kinh tế - xã hội, không chỉ là đối tƣợng của lao động mà còn là tƣ liệu
sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Chính
vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp là hợp thành của chiến lƣợc phát triển nông
nghiệp bền vững và cân bằng sinh thái.
Do sức ép của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang
đứng trƣớc nguy cơ suy giảm về số lƣợng và chất lƣợng. Con ngƣời đã và đang
khai thác quá mức mà chƣa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay,
việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra
nhiều sản phẩm chất lƣợng đảm bảo môi trƣờng sinh thái ổn định và phát triển
bền vững đang là một vấn đề toàn cầu. Thực chất của vấn đề này chính là vừa
đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội và môi trƣờng.
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng
tăng về lƣơng thực, thực phẩm, chỗ ở cũng nhƣ các nhu cầu về văn hóa, xã hội.
Con ngƣời đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày
càng tăng đó. Vậy là đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích
nhƣng lại có nguy cơ suy thoái dƣới tác động của thiên nhiên cũng nhƣ là sự

thiếu ý thức của con ngƣời trong quá trình sản xuất. Đó còn chƣa kể đến sự suy
giảm diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ,
trong khi khả năng khai hoang đất mới rất hạn chế. Do vậy việc đánh giá hiệu
quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất
có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
đang đƣợc các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nƣớc có nền


2
nông nghiệp chủ yếu nhƣ Việt Nam thì nghiên cứu và đánh giá hiệu quả sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Võ Nhai là một huyện vùng núi cao của tỉnh Thái nguyên, có địa hình
phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi, núi đất và thung lũng đan xen nhau. Toàn
huyện có tổng diện tích đất đai là 83.942,57 ha. Trong đó đất nông nghiệp là:
77.552,73 ha chiếm tỷ lệ 92,4%. Kể từ năm 1991 trở lại đây nhờ có sự đầu tƣ
của chính phủ thông qua các dự án 327, 661… sự phối hợp tƣ vấn kỹ thuật
của các tổ chức, cơ quan nghiên cứu và khuyến nông, ngƣời dân Võ Nhai đã
nhận thức đƣợc vai trò của việc canh tác đất dốc. Đặc biệt là xây dựng hệ
thống nông lâm kết hợp trên đất dốc đã giúp nhiều hộ trong vùng vƣơn lên trở
thành những hộ làm kinh tế giỏi góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn. Tuy
nhiên sản xuất theo phƣơng thức nông lâm kết hợp trên địa bàn huyện hiện
vẫn còn manh mún, vì vậy mà năng suất cây trồng, vật nuôi nhìn chung còn
thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế chƣa cao.
Xuất phát từ thực tế trên, đƣợc sự đồng ý của khoa Quản lý tài nguyên Trƣờng Đại học Nông Lâm, dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo ThS. Hà Anh
Tuấn, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện
Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên” đƣợc lựa chọn để thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các loại hình sử dụng đất đồi núi trên địa bàn
huyện, lựa chọn loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao và đề xuất các giải

pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi vào sản xuất nông nghiệp một
cách phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hƣởng
đến sản xuất nông nghiệp đối với loại đất đồi núi.


3
- Tình hình sử dụng đất đai của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đồi núi và lựa chọn các loại hình sử
dụng đất có hiệu quả cao.
- Đề xuất đƣợc hƣớng sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phù hợp
với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện.
1.3. Yêu cầu
- Đánh giá đƣợc sự ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên đến việc sản xuất
nông nghiệp đối với loại đất đồi núi.
- Thu thập chính xác số liệu các lợi đất đồi núi trên địa bàn huyện Võ Nhai.
- Lựa chọn đƣợc loại hình sử dụng đất đồi núi có hiệu quả cao phù hợp
với điều kiện thực tế của huyện Võ Nhai.
- Đề xuất các giải pháp sản xuất nông nghiệp có tính khả thi nhất đối
với đất đồi núi.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai

Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dƣới nó là
đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp phủ
thổ nhƣỡng, là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự
nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển,
khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên
và thổ quyển có tính thƣờng xuyên và cơ bản.
- Theo Các Mác, “đất là tƣ liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu
nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu đƣợc của sự tồn
tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài ngƣời kế tiếp nhau”.
- Các nhà kinh tế, thổ nhƣỡng và quy hoạch của Việt Nam lại cho rằng
“đất đai là phần trên mặt vỏ Trái Đất mà ở đó cây cối có thể mọc đƣợc”.
Nhƣ vậy đã có rất nhiều định nghĩa và khái niệm khác nhau về đất
nhƣng khái niệm chung nhất có thể hiểu là: Đất là một vật thể tự nhiên mà từ
nó đã cung cấp các sản phẩm thực vật để nuôi sống động vật và con ngƣời. Sự
phát triển của loài ngƣời gắn liền với sự phát triển của đất.
2.1.1.2 . Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp đƣợc định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản
xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác.


5
2.1.1.3 . Khái niệm đất đồi núi
Toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam có diện tích tự nhiên là 32.924.061 ha,
thì có tới khoảng 3/4 diện tích là đất đồi núi. Đất đồi núi có mặt trên 41 tỉnh
thành của Việt Nam, mặc dù dân cƣ hiện nay sống ở vùng này chỉ chiếm
khoảng 1/3 so với toàn quốc. Vùng đồi núi Việt Nam đóng vai trò rất quan
trọng, nó không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá của nền sản xuất nông lâm

nghiệp, mà còn có vị trí xung yếu trong an ninh quốc phòng của đất nƣớc.
Đặc điểm thuận lợi của đất vùng đồi núi Việt Nam là rất đa dạng về các loại
hình thổ nhƣỡng và phong phú về khả năng sử dụng. Nhƣng trở ngại nổi bật
là do địa hình chia cắt, độ dốc lớn, dễ bị thoái hóa đã kéo theo hàng loạt các
vấn đề nhƣ kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống thấp kém... Có thể nói đây
là vùng còn khó khăn nhất đất nƣớc hiện nay. Tùy nhiên, do vị trí quan trọng
của nó và đây là nguồn tài nguyên , là hƣớng mở rộng cho phát triển nông lâm
nghiệp của đất nƣớc, cho nên chúng ta cần nắm chắc đƣợc quỹ đất đai của
vùng này. Trên cơ sở đó định hƣớng quy hoạch sử dụng cho có hiệu quả và
lâu bền.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với sản xuất nông nghiệp.
- Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản
xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con ngƣời.
- Trong nông nghiệp ngoài vai trò là không gian đất còn có hai chức
năng đặc biệt quan trọng.
+ Là đối tƣợng chịu sự tác động trực tiếp của con ngƣời trong quá trình
sản xuất.
+ Tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng
nƣớc, muối khoáng, không khí và các chất dinh dƣỡng cần thiết cho cây trồng
sinh trƣởng và phát triển.


6
2.2. Sử dụng đất và quan điểm sử dụng đất
2.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất.
2.2.1.1. Khái niệm sử dụng đất là gì?
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ
ngƣời - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi
trƣờng. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không
ngừng ổn định về mặt sinh thái, quyết định mục tiêu chung và phƣơng hƣớng

sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai để phát huy tối đa công dụng của
đất để đạt đƣợc hiệu quả về kinh tế - xã hội và lợi ích sinh thái.
2.2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Phạm vi, cơ cấu và phƣơng thức sử dụng đất… vừa bị chi phối bởi các
điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện,
quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, những điều kiện và
nhân tố ảnh hƣởng chủ yếu đến việc sử dụng đất là:
- Yếu tố điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố nhƣ: ánh sáng, nhiệt độ, lƣợng
mƣa, thủy văn, không khí… trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu
của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ
nhƣỡng và các yếu tố khác.
- Yếu tố về kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố nhƣ: chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin
và quản lý, trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ
sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự
phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao
động…Yếu tố kinh tế - xã hội thƣờng có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với
việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phƣơng hƣớng sử dụng đất đƣợc quyết định
bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.


7
Nhƣ vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội
tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố
giữ vị trí và có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào yếu tố tự nhiên và
kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân tố
thuận lợi và khó khăn để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao.
- Yếu tố về kỹ thuật canh tác
Trong sản xuất nông nghiệp, những yếu tố đầu tƣ chủ yếu bao gồm các

loại nhƣ đạm, lân, kali, phân chuồng, thuốc BVTV, nhân công, … có ảnh
hƣởng trực tiếp đến quá trình sinh trƣởng, năng suất của cây trồng. Ngoài
những yếu tố cơ bản, có rất nhiều yếu tố khác tác động đến quá trình sinh
trƣởng và phát triển của cây bao gồm giống, nguồn lực đất đai, phƣơng pháp
sạ, lao động, công nghệ trong nông nghiệp …
- Yếu tố về lao động:
Từ xa xƣa lao động đã đƣợc coi là hoạt động có mục đích của con
ngƣời, thông qua công cụ lao động con ngƣời tác động đến đối tƣợng lao
động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của
con ngƣời. lao động là điều kiện chủ yếu cho sự tồn tại của xã hội loài ngƣời,
là cơ sở cho sự tiến bộ kinh tế, văn hóa, xã hội. Suy cho cùng thì mọi hoạt
động lao động của con ngƣời cũng đều nhằm một mục đích cuối cùng là phục
vụ cho lợi ích của chính bản thân ngƣời lao động. Nhƣ vậy con ngƣời là mục
tiêu của sự phát triển và đồng thời lao động là động lực cho sự phát triển đó.
2.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững
2.2.2.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên thế giới
Đất nông nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nƣớc
phát triển ở trình độ không giống nhau nhƣng tầm quan trọng của nông


8
nghiệp đối với đời sống con ngƣời thì quốc gia nào cũng phải thừa nhận. Hầu
hết các nƣớc coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở của sự phát triển.
Tuy nhiên, khi dân số tăng nhanh thì nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm là
một sức ép rất lớn, để đảm bảo an ninh lƣơng thực, loài ngƣời phải tăng
cƣờng khai hoang để có thêm đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Thêm
nữa, đất đai lại bị khai thác triệt để, không có biện pháp ổn định độ phì nhiêu
của đất, kết quả là, hàng loạt diện tích đất bị thoái hoá trên phạm vi toàn thế
giới, đất bị mất chất dinh dƣỡng, hữu cơ do bị xói mòn, nhiễm mặn…
Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là

3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông
nghiệp trên thế giới đƣợc phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á
chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông
nghiệp trên thế giới là 12 nghìn m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt
1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả năng sản xuất nông
nghiệp, nhƣ vậy còn 54% (đất có khả năng sản xuất nhƣng chƣa đƣợc khai
thác). Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích
đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha).
Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là
đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dụng khác. Mặt khác,
dân số ngày càng tăng, theo ƣớc tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85
triệu ngƣời. Nhƣ vậy, với mức tăng này mỗi ngƣời cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất
nông nghiệp mới đủ lƣơng thực, thực phẩm. Đứng trƣớc những khó khăn rất
lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức
cần thiết.
2.2.2.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
Diện tích canh tác nông nghiệp của Việt Nam vào loại thấp nhất trong
khu vực Asean (0,11ha/ngƣời). Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan
đến sử dụng bền vững đất nông nghiệp của các Viện nghiên cứu nhƣ Viện Quy


9
hoạch Thiết kế Nông nghiệp, Viện Thổ Nhƣỡng Nông hóa, Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, các trƣờng Đại học.... Ngoài việc
phải thoả mãn các yêu cầu về tính bền vững mà thế giới đã công nhận thì nông
nghiệp bền vững ở Việt nam còn phải kế thừa đƣợc kinh nghiệm của nền nông
nghiệp truyền thống để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp
nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng.
2.3. Tình hình sử dụng đất đồi núi trên thế giới và Việt Nam.
2.3.1. Tình hình sử dụng đất đồi núi trên Thế giới

Tài nguyên đất trên thế giới có khoảng 13.500 triệu ha, trong đó 1.000
triệu ha (chiếm 14,7%) đất đồi núi có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp. Đó
là nguồn tài nguyên lớn mang tính chiến lƣợc quốc gia của nhiều nƣớc vì giá
trị sản phẩm nông lâm nghiệp lớn, đồng thời đó còn là những vùng đất nuôi
sống hàng trăm triệu ngƣời và bảo vệ môi trƣờng sinh thái cho nhân loại.
Diện tích đất đồi núi ở khu vực Đông Nam Á đƣợc phân bố ở tất cả các
nƣớc trong khu vực, trong đó nhiều nhất là ở Việt Nam (chiếm 75% tổng diện
tích toàn quốc) và ở Lào (chiếm 73% tổng diện tích toàn quốc). Phần lớn diện
tích đất đồi núi đƣợc sử dụng cho lâm nghiệp (bảo tồn rừng tự nhiên hoặc
trồng rừng khai thác, rừng sinh thái) cũng nhƣ đƣợc khai thác trồng các loại
cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày. Một phần nhỏ diện tích đất đồi núi
dạng thung lũng, dốc thấp, bình nguyên, cao nguyên (địa hình thấp, khá bằng
phẳng hoặc lƣợn sóng) thuận lợi cho canh tác thì đƣợc sử dụng trồng hoa màu
lƣơng thực. Đại bộ phận hệ thống canh tác vùng đồi núi là canh tác nƣớc trời,
trừ diện tích lúa nƣớc hai vụ dạng ruộng bậc thang hoặc diện tích trồng rau
ven bãi bồi các sông suối là sử dụng nƣớc tƣới.
Đất đồi núi nói chung có độ màu mỡ cao nếu mới đƣợc khai phá hoặc
đƣợc sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, độ màu mỡ của đất đồi núi phụ thuộc nhiều
vào thành phần đá mẹ, độ dốc, thảm thực vật hoặc rừng che phủ hoặc vào dòng
chảy của nƣớc mƣa. Đã từ lâu qua quá trình chặt phá rừng, khai thác đất trồng


10
trọt, ngƣời ta đã phát hiện đất đồi núi rất nhanh chóng bị suy thoái do hiện
tƣợng đất bị xói mòn rửa trôi. Vì vậy từ thế kỷ 18 bắt đầu xúc tiến các công
trình nghiên cứu các biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất dốc (Volni, 1870; các
giáo sƣ trƣờng đại học Pardin Mỹ, từ 1951 đến 1958, các nghiên cứu quốc tế
của nhiều nƣớc, 1980, chƣơng trình IBSRAM, CIAT, thập kỷ 90).
Các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn nhƣ đắp bờ, san lấp tạo ruộng
bậc thang đã đem lại những kết quả giảm và chống xói mòn rõ rệt. Theo

Rumbo, (1982) thì khi đắp bờ, san ruộng độ dốc giảm xuống 2-50 thì xói mòn
sẽ giảm 1-3 lần. Thí nghiệm của trƣờng đại học Naronnero đã cho thấy tạo
bờ, san ruộng bậc thang đất đồi thì xói mòn sẽ giảm đi từ 7-10 tấn đất/ha.
Để bảo vệ đất dốc, nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng cây cỏ 3 lá vào hệ
thống cây trồng, hoặc đƣa cây đậu tƣơng vào trồng xen với ngô, hoặc trồng
theo đƣờng đồng mức.
Từ những năm thập kỷ 80-90, hệ thống nông lâm kết hợp và đa dạng
hóa cây trồng trên đất đồi núi đã đƣợc thử nghiệm và làm rộng khắp nơi bởi
tính ƣu việt về sử dụng đất bền vững và hiệu quả của hệ thống này. Năm
1983, ICRAF đã đƣa ra định nghĩa khá hoàn hảo về hệ thống nông lâm kết
hợp: “Đó là hệ thống sử dụng đất bao gồm các cây gỗ lâu năm và các cây
công nghiệp hàng năm hoặc cây thức ăn gia súc, hoặc cả hai trên cùng một
mảnh đất đồng thời hay luân phiên với mục đích cho sản phẩm tối đa và duy
trì sản xuất lâu bền do bảo vệ và tăng cƣờng đƣợc độ màu mỡ đất”.
Bên cạnh những nghiên cứu kỹ thuật về sử dụng hiệu quả và bảo vệ
chống suy thoái đất dốc, ngày nay sử dụng đất đồi núi bền vững còn đặc biệt
chú trọng đến khía cạnh phát triển kinh tế và xã hội vùng đồi núi nhằm đảm
bảo một hệ thống sử dụng đất bền vững cho đất dốc nói riêng và đất vùng đồi
núi nói chung. Nhóm công tác về “khung đánh giá đất dốc bền vững
(Nairobori, 1991) đã nêu lên quan điểm”. Quản lý bền vững đất đai bao gồm
tổ hợp các công nghệ, chính sách và các hoạt động nhằm liên hợp các nguyên


11
lý kinh tế xã hội với các quan tâm môi trƣờng để đồng thời duy trì hoặc nâng
cao sản lƣợng (hiệu quả sản xuất), giảm rủi ro sản xuất (an toàn), bảo vệ tiềm
năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất và nƣớc (bảo vệ), có hiệu
quả lâu dài (lâu bền) và đƣợc xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)
2.3.2. Tình hình sử dụng đất đồi núi ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên
Nhƣ chúng ta đã biết, diện tích đất đồi núi nƣớc ta chiếm gần ¾ diện

tích toàn quốc, khoảng 23,9 triệu ha, do vậy, sử dụng đất đồi núi sản xuất
nông lâm nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong 9
vùng sinh thái của Việt Nam thì có 7 thuộc vùng đồi núi.
Tình hình sử dụng đất đồi núi Việt Nam có lịch sử rất lâu đời với tập
quán xa xƣa lạc hậu là du canh du cƣ, phá rừng đốt rẫy, trồng lúa nƣơng, hoa
màu ngắn ngày. Vì vậy diện tích đất bị thoái hóa tăng nhanh chóng (đến nay có
khoảng nửa triệu ha đất xói mòn trơ sỏi đá), diện tích đất có độ che phủ rừng
giảm rõ rệt từ 43% năm 1945 xuống còn 28% năm 1993. Mất rừng kéo theo sự
thoái hóa đất (đất bị bạc màu hóa, xói mòn trơ sỏi đá), làm mất đi chức năng
phục vụ sinh thái của rừng là điều hóa khí hậu và bảo vệ nguồn nƣớc. Đã có lúc
diện tích đất trống đồi núi trọc vùng đồi núi lên đến 13 triệu ha.
Các nghiên cứu về đất và sử dụng đất đồi núi ở nƣớc ta đã và đang
đƣợc đặc biệt chú ý. Ngay từ những năm sau hòa bình, các nhà thổ nhƣỡng
Việt Nam đã cùng chuyên gia Liên Xô (cũ) V.M. Fridland đã dày công điều
tra, phân tích các loại đất vùng đồi núi, xác định quá trình Ferralit, Lateritic
Alit, Magalit-Feralit.. Về sử dụng đất đồi núi, Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp đã phân cấp độ dầy tầng đất và dốc của các loại đất phục vụ
cho công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và lâu bền. Từ những năm
60 các cơ quan nghiên cứu đất nhƣ Vụ Quản lý ruộng đất, Viện Thổ nhƣỡng
Nông hóa đã tập trung vào nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn
đất, bảo vệ đất dốc (Nguyễn Trọng Hà, 1962; Bùi Quang Toản, 1965; Bùi
Ngạnh, Nguyễn Xuân Cát, 1970-1980; Chu Đình Hoàng, 1976; Nguyễn Văn


12
Tiễn, 198; Thái Phiên với chƣơng trình IBSRAM, 1990-1999; Nguyễn Thế
Đặng, 1991-2000…)
Từ những năm của thập kỷ 80 và 90 đến nay, các chƣơng trình nghiên
cứu và sử dụng đất đồi núi tập trung vào các dự án đánh giá đất và xây dựng
các mô hình sản xuất nhƣ hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vƣờn ao

chuồng rừng (VACR) và trang trại sản xuất rừng đồi, vƣờn đồi…
Các chƣơng trình phát triển lâm nghiệp xã hội, xóa đói giảm nghèo,
bảo vệ vùng đầu nguồn, xây dựng thôn bản mới, quy hoạch sử dụng đất có
ngƣời dân cùng tham gia, xây dựng và cải thiện thị trƣờng nông thôn, ngân
hàng và tín dụng nông thôn… là những hoạt động hữu hiệu và vô cùng quan
trọng góp phần bảo vệ đất và sử dụng đất đồi núi hợp lý nhất.
* Tình hình sử dụng đất đồi núi của Việt Nam
Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất đồi núi của Việt Nam
(Đơn vị: Nghìn ha)
STT

Loại đất



Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

1

Đất nông nghiệp

NNP

23.425,4


91,90

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

10.101,9

39,63

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

6.357,4

24,94

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

4.066,1


15,95

1.1.1.2

Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

29,5

0,12

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

2.261,8

8,87

1.2

Đất lâm nghiệp

CLN

12.589,3


49,39

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

696,9

2,73

1.4

Đất nông nghiệp khác

NNK

19,8

0,08

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

1.786,0


7,01

3

Đất chƣa sử dụng

CSD

277,8

1,09

(Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2015)


13
* Tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên
STT
1
1.1

1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
2
2.1

2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.10.1
2.10.2
2.10.3
2.10.4
2.11
3
4
5
6

Loại đất

Diện tích
(ha)
353.171,60
NNP 293.378,12
LUA 47.952,10


Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp

Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa
LUC 32.289,17
nƣớc
Đất trồng cây lâu năm
CLN 44.429,49
Đất rừng phòng hộ
RPH 34.840,37
Đất rừng đặc dụng
RDD 33.783,77
Đất rừng sản xuất
RSX 111.189,16
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
4.186,66
Đất phi nông nghiệp
PNN 43.429,42
Đất trụ sở cơ quan, C.trình sự
CTS
214,62
nghiệp
Đất quốc phòng
CQP
2.556,52
Đất an ninh
CAN
460,62
Đất khu công nghiệp
SKK
248,33

Đất cho hoạt động khoáng sản
SKS
1.820,92
Đất di tích danh thắng
DDT
99,13
Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó
có đất để xử lý, chôn lấp chất thải
DRA
243,24
nguy hại)
Đất tôn giáo, tín ngƣỡng
TTN
101,76
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
814,98
Đất phát triển hạ tầng
DHT 12.574,81
Trong đó: Đất cơ sở văn hóa
DVH
169,37
Đất cơ sở y tế
DYT
108,71
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
DGD
858,84
Đất cơ sở thể dục - thể thao
DTT

138,16
Đất ở tại đô thị
ODT
1.651,68
Đất chƣa sử dụng
CSD 16.364,06
Đất đô thị
DTD 15.007,13
Đất khu bảo tồn thiên nhiên
DBT 34.963,37
Đất khu du lịch
DDL 21.241,00
(Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai Thái Nguyên 2015)

Tỷ lệ
(%)
100
83,07
16,34
67,34
15,14
11,88
11,52
37,90
1,43
12,30
0,49
5,89
1,06
0,57

4,19
0,23

0,56
0,23
1,88
28,95
1,35
0,86
6,83
1,10
13,13
4,63
4,25
9,90
6,01


14
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng đất đồi núi của tỉnh Thái Nguyên
Loại đất

STT

1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

2
3



Diện tích

Tỷ lệ

(ha)

(%)

Tổng diện tích tự nhiên
242.128,16
Đất nông nghiệp
NNP
205.536.91
Đất trồng cây lâu năm
CLN
24.567,33
Đất rừng phòng hộ
RPH
34.840,37
Đất rừng đặc dụng
RDD
33.783,77
Đất rừng sản xuất
RSX
111.189,16

Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
1.156,28
Đất phi nông nghiệp
PNN
26.855,42
Đất chƣa sử dụng
CSD
9.735,83
(Nguồn : Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Võ Nhai )

100
93,81
11,21
15,90
15,42
50,75
0,53
12,26
4,44

2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất
2.4.1. Quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồi núi
Phát triển chuyên môn hóa đi đôi với kinh doanh tổng hợp phù hợp với
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Chuyên môn hóa sản xuất
đến từng nông hộ, từng vùng là điều kiện để sản xuất nông sản hàng hóa phù
hợp với điều kiện của từng hộ nhằm khai thác lợi thế từng vùng.
Là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, những năm qua huyện Võ
Nhai đã quan tâm khai thác lợi thế để phát triển kinh tế lâm nghiệp với các
loại cây có giá trị kinh tế cao nhƣ mỡ, keo, bạch đàn... và các loại cây đặc sản

nhƣ na, bƣởi Diễn, dƣợc liệu... Bƣớc đầu các mô hình trồng cây lâm nghiệp,
cây ăn quả đã mang lại hiệu quả cho ngƣời dân, góp phần thúc đẩy ngành
nông, lâm nghiệp trên địa bàn phát triển.
Để nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng đất cần phát triển cây trồng hàng
hóa kết hợp đa dạng hóa cây trồng theo định hƣớng chung là hƣớng đi đúng
cần phát triển.
- Sử dụng đất triệt để trên cơ sở phát huy tối đa các lợi thế so sánh về
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng đất.


15
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh sản
xuất hàng hóa tập trung với khối lƣợng lớn. Mở rộng diện tích cây rau màu có
thị trƣờng tiêu thụ ổn định, có khả năng xuất khẩu và làm nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến.
- Sử dụng đất đồi núi đi đôi với bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
Môi trƣờng sinh thái là yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình sinh
trƣởng và phát triển của cây trồng. Đó là các yếu tố thời tiết, khí tƣợng, thủy
văn, đất đai. Vì vậy trong quá trình sử dụng đất phải bảo vệ đƣợc môi trƣờng
đất, bố trí thời vụ phù hợp với các điều kiện khí tƣợng, thời tiết, thủy văn
nhƣng khai thác tối ƣu các điều kiện đó mà không làm ảnh hƣởng đến môi
trƣờng. Vấn đề quan trọng trong bảo vệ môi trƣờng là phải phát triển một nền
nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững đòi hỏi một hệ thống canh tác
ổn định, kết hợp hài hòa giữa trồng trọt, chăn nuôi, chế biến. Đó chính là vấn
đề quan trọng nhất.
2.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả chính là kết quả nhƣ yêu cầu của việc mang lại. Do tính chất
mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con
ngƣời mà ta phải xem xét kết quả phải tạo ra nhƣ thế nào? Chi phí bỏ ra để

tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đƣa lại kết quả hữu ích không? Chính vì
thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết
quả mà còn phải đánh giá chất lƣợng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra
sản phẩm đó.
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong
một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản
xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội.


16
Hiệu quả kinh tế phải đạt đƣợc 3 vấn đề sau:
+ Một là: Mọi hoạt động sản xuất của con ngƣời đều phải tuân theo quy
luật tiết kiệm thời gian.
+ Hai là: Hiệu quả kinh tế phải đƣợc xem xét trên quan điểm lý
thuyết hệ thống.
+ Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lƣợng của
các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cƣờng nguồn lực sẵn có phục vụ
cho lợi ích của con ngƣời.
* Hiệu quả xã hội
Phản ánh mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc về mặt xã hội mà sản
xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này đánh
giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
- Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu đƣợc xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp
Từ những quan niệm trên cho thấy, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả
xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là
một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với
các lợi ích xã hội mà nó mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá
hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là nội dung đƣợc

nhiều nhà khoa học quan tâm.
* Hiệu quả môi trƣờng
Hiệu quả môi trƣờng là xem xét sự phản ứng của môi trƣờng đối với
hoạt động sản xuất. Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông
nghiệp đều ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng. Đó có thể là ảnh hƣởng
tích cực đồng thời có thể là ảnh hƣởng tiêu cực. Thông thƣờng, hiệu quả kinh
tế thƣờng mâu thuẫn với hiệu quả môi trƣờng. Chính vì vậy khi xem xét cần


×