Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

DC máy xây DỰNG MÔN XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 33 trang )

Đề 1:
Câu 1: Sơ đồ cấu,NLHĐ các loại của cơ cấu máy trục:Cơ cấu nâng hạ hàng,cơ cấu thay
đổi tầm với,cơ cấu quay,cơ cấu di chuyển máy
1. Cơ cấu nâng hạ hàng
Là để nâng hạ hàng với tốc độ khác nhau

+Cơ cấu nâng hạ hàng:Động cơ 1 hoạt động thông qua cơ cấu pham hãm 2 và hộp giảm tốc
3 làm quay tang cuốn cáp 4,khi tang cuốn cáp 4 quay sẽ thực hiện quá trình cuốn cáp để thực
hiện quá trình nâng hàng và nhả cáp để hạ hàng
2 .Cơ cấu thay đổi tầm với
Người ta thường dùng hai phương pháp sau để thay đổi tầm với:
+ Thay đổi góc nghiêng của cần mà ở đỉnh cần có ròng rọc của cơ cấu nâng hạ hàng (H.a).
+ Dùng xe con, trên xe con có tới hàng (H.b)

+Cơ cấu thay đổi tầm với:Động cơ 1 hoạt động thông qua phanh hãm 2 và hộp giảm tốc 3


làm quay tang cuốn cáp 4.Khi tang cuốn cáp 4 quay thông qua cáp thép 5 làm cho cần 6 được
nâng hoặc hạ xuống từ đó làm thay đổi góc nghiêng cần α.
+Đối với thay đổi bằng xe con:Động cơ 1 hoạt động thông qua phanh hãm 2 và hộp giảm tốc 3
làm quay tang cuốn cáp 4.Do tang cuốn cáp 4 là tang kép được bố trí sao cho khi tang quay
thì 1nhanh được cuốn vào và đồng thời nhánh kia được nảh ra,nhờ vậy xe con 9 có thể di
chyển sang trái hoặc phải.
3. Cơ cấu quay
+ Dùng truyền động bánh răng
+ Dùng truyền động cáp
+ Dùng truyền động thủy lực – cáp

+Cơ cấu quay:Động cơ 1 thông qua cơ cấu pham hãm 2va hộp giảm tốc 3 làm quay banh
răng hành tinh4.Bánh răng hành tinh4 lại ăn vào vành răng lớn cố định do đó mà toàn bộ bánh
răng dược quay tròn.


4.Cơ cấu di chuyển:
Là cơ cấu di chuyển toàn bộ máy trong quá trình làm việc. Trong máy nâng người ta thường
sử dụng các loại cơ cấu di chuyển như cơ cấu di chuyển bánh lốp, di chuyển bánh xích và di
chuyển bằng bánh sắt trên ray .

+Cơ cấu di chuyển:Động cơ 1 hoạt động thong qua cơ cấu 2,3 làm quay bánh sắt 4.Bánh sắt
4 nhờ vậy mà có thể di chuyển trên đường ray 5.


đề2:
Câu 1:Thông số cơ bản may truc.Năng suất máy trục:
a,Tải trọng nâng danh nghĩa: là trọng lượng vật nâng lớn nhất mà một máy trục được phép
nâng.
b,Nó gồm trọng lượng hàng nâng và trọng lượng cơ cấu móc hàng (móc câu, gầu
ngoạm,...)Ký hiệu: Q [Tấn, kG, kN,...]
c,Chiều cao nâng: là khoảng cách từ mặt nền máy đứng đến tâm móc câu ở vị trí làm việc cao
nhất.Ký hiệu: H [m]
d,Tầm với (R) và khẩu độ (L)
- Đối với máy trục có cần tầm với R là khoảng cách từ tâm cơ cấu móc hàng đến tâm quay
của cần trục.
- Đối với máy trục không có (kiểu cầu) khẩu độ L là khoảng cách từ tâm bánh xe di chuyển
này đến tâm bánh xe di chuyển kia.
e,Tốc độ làm việc: là tốc độ của các thao tác làm việc, nâng hạ hàng, nâng hạ cần, di
chuyển,quay,...
+ Tốc độ nâng hạ hàng: Vh = 10 ÷ 30 [m/phút].
+ Tốc độ di chuyển toàn bộ máy: Vdc = 50 ÷ 200 [m/phút].
+ Tốc độ quay: n = 1 ÷ 3 [vòng/phút].
+ Tốc độ di chuyển xe con: Vxc = 20 ÷ 30 [m/phút].
e) Mômen tải: là tích số giữa tải trọng nâng và tầm với.M = Q.R hoặc M = Q.L
f) Trọng lượng bản thân: là trọng lượng của các cơ cấu trong máy hoặc tự trọng của toàn bộ

máy.Ký hiệu: G [Tấn, kG]
g) Trọng lượng riêng của cơ cấu:

k) Công suất riêng:

𝐶
i) Giá thành riêng: kg=
𝐺
C: Giá thành toàn bộ máy.
Chú ý: kG, kN, kC có trị số càng nhỏ thì tính kinh tế và hiệu suất làm viêc của máy càng cao.
Các thông số này chỉ dùng để so sánh giữa các máy cùng loại về tính hợp lý trong thiết kế và
chế tạo.
k) Kích thước bao hình học của máy: lxbxh [m]
trong đó: l: Chiều dài của máy [m].
b: chiều rộng của máy [m].
h: chiều cao của máy [m].


l) Áp lực đè của máy xuống nền: pđ [kG/cm2], thường pđ = 0,4 ÷ 1,2 [kG/cm2].
Năng suất của máy trục:

Câu 2: CD, PL búa đóng cọc, PVSD của từng loại. SĐCT, NLHĐ của búa diesel kiểu ống
dẫn.
1 Công dụng
- Trong công tác thi công xây dựng các công trình, người ta thường phải xử lýmóng để cải
thiện sức chịu của nền, chống lún, chống đổ,… trước khi tiến hành công việc xây dựng.
- Chi phí để xử lýmóng chiếm một tỷ lệ lớn so với tổng giá trị công trình. Một trong các phương
pháp xử lýmóng thuần túy vừa kinh tế vừa đảm bảo độ bền vững của công trình là dùng
phương pháp đóng cọc.
- Các phương tiện để đưa cọc vào nền đất được gọi là máy đóng cọc. Cọc được đóng xuống

nền có thể là tre, gỗ, thép, bêtông cốt thép, cọc cát,…
2 Phân loại
- Theo đặc điểm cấu tạo người ta chia thành:
+ Búa rơi tự do
+ Búa thủy lực
+ Búa diezel
+ Búa rung và thiết bị rung đóng cọc (kiểu chấn động)
+ Thiết bị ép cọc, khoan lỗ đúc cọc (kiểu khoan nhồi)
- Theo lực tác dụng lên đầu cọc
+ Máy đóng cọc dùng lực va đập (lực xung kích): gồm búa rơi, búa hơi, búa diezel.
+ Máy đóng cọc rung động: gồm búa rung tần số thấp, búa rung tần số cao và búa va rung.
+ Đóng cọc bằng phương pháp ép hay khoan nhồi.
3 Phạm vi sửdụng
- Búa thủy lực: Búa đóng cọc bằng phương pháp thủy lực làm việc dưới tác dụng của áp suất
chất lỏng công tác có trị số lớn từ 100÷160 kg/cm2, nó có thể đóng các loại cọc bêtông cốt
thép, cọc ván thép,... trên nhiều loại nền.


- Búa diezel: dùng để đóng các cọc bêtông cốt thép, ống thép, cọc tre, gỗ và thường chỉ đóng
trên nền thông thường
- Búa rung: búa có thể đóng được nhiều loại cọc với các loại nền khác nhau: ván thép, cọc
ống thép,cọc bêtông cốt thép, và ống rỗng để tạo cọc cát. Ngoài ra búa rung còn dùng để nhổ
cọc như: cọc ván thép, cọc ống thép.
- Thiết bị khoan lỗ đúc cọc: cọc được chế tạo bằng cách rót (đúc) trực tiếp vật liệu (là bêtông,
cát…) vào những lỗ cọc đã làm sẵn trong lòng đất ngay tại mặt bằng thi công công trình
**Búa điazel kiểu ống dẫn:

*) Nguyên lýlàm việc:
Để búa làm việc người ta tiến hành nâng búa lên nhờ cáp và con rùa (1). Búa được kéo lên
làm hở cửa (7), không khí tràn vào xylanh. Búa được kéo lên tới điểm cao nhất con rùa (1) sẽ

tự động nhảra, khi đó búa rơi tự do. Khi rơi gần tới cửa (7) búa sẽ tác động vào cần gạt của
bơm nhiên liệu (4),nhiên liệu được bơm vào trong xylanh. Búa tiếp tục rơi sẽ đóng cửa (7) lại,
nhiên liệu và không khí trong xylanh bị nén tới nhiệt độ và áp suất cao. Khi piston va chạm với
đe va đập (5) hỗn hợp nhiên liệu trong xylanh bốc cháy sinh ra áp lực lớn đóng cọc xuống
nền, đồng thời cũng đẩy piston búa (9) lên. Piston qua cửa (7) khí thải sẽ thoát ra ngoài, khi
piston lên hết đà nó lại rơi xuống và tiếp tục một chu trình mới. Để quả búa ngừng làm việc
người ta sẽ thôi cấp nhiên liệu bằng cách kéo tay đòn ngừng cấp nhiên liệu.


Đề số 3:
Câu 1:Công dụng và phân loại cần trục. Trình bày sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc,
năng suất của cần trục ô tô.
1.Công dụng và phân loại cần trục.
1.1. Công dụng: Cần trục là loại máy trục có tay với (gọi là cần), nó có kết cấu hoàn chỉnh và
phức tạp gồm nhiều bộ máy: bộ máy nâng hạ hàng, bộ máy nâng hạ cần, bộ máy quay và bộ
máy di chuyển. Là thiết bị chủ yếu dùng để nâng và vận chuyển các loại hàng hóa, vật nặng
trong không gian, lắp ráp nhà cao tầng, phục vụ công tác thi công cầu...vv.
1.2. Phân loại.
- Theo cơ cấu di chuyển:+ Di chuyển bánh lốp + Di chuyển bánh xích + Di chuyển bánh sắt
trên ray + Di chuyển trên phao nổi
- Theo khả năng quay của máy+ Loại quay toàn vòng
+ Loại quay không toàn vòng
- Theo dạng truyền động:+ Truyền động điện + Truyền đông thủy lực
+Truyền động điện-thủy lực
- Theo khả năng di chuyển + Cần trục cố định + Cần trục di động
Sơ đồ cấu tạo cần trục ô tô:

*)NLLV của cần trục ô tô.
- Nguồn động lực từ máy cơ sỡ sẽ truyền động đến các bộ phận cơ bản sau:



+ Cơ cấu quay để quay phần cần trục
+ Dẫn động bơm dầu tạo ra dầu cao áp cung cấp cho hệ thống các xy lanh thuỷ lực (xy lanh
chân chống, xy lanh nâng hạ cần, xy lanh điều khiển cần).
- Cần trục dạng ống lồng có các đoạn cần di động và cố định được lồng vào nhau và được
điều khiển bằng xy lanh 2 chiều đặt bên trong.
- Khi nâng vật nặng phải sử dụng chân chống để đỡ tải cho các bánh hơi và để tăng độ ổn
định về mọi phía cho cần trục phải di chuyển nhiều chỗ. Nếu không dùng các chân chống thì
sức nâng của cần trục giảm 3-4 lần.
Công thức xd năng suất
Máy nâng là máy làm việc theo chu kỳ, do đó năng suất tính theo công thức sau:
3600
3600
N=
.Qtb.kt hoặc N=
.Q.kQ.kt [Tấn/giờ]
TCK
TCK
Trong đó:
Q - tải trọng nâng danh nghĩa [T]
kt - hệ số sử dụng thời gian
kQ - hệ số sử dụng tải trọng
TCK - thời gian một chu kỳ làm việc [s]
TCK = tm + tn + tq + th + tt + tn’ + tq’ + th’
tn, tq, th - thời gian nâng, quay, hạ hàng [s]
tn’, tq’, th’ - thời gian nâng, quay, hạ không có hàng [s]
tm, tt - thời gian móc và tháo hàng [s].

Câu 2: Công dụng, phân loại máy sàng đá. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động và năng suất
của các loại máy sàng lắc lêch tâm

Công dụng và phân loại
*) Công dụng: máy sàng dùng để phân loại vật liệu thành từng nhóm có kích thước trong
phạm vi nhất định và để loại bỏ các cỡ không hợp quy cách. Trong quá trình sang có thể kết
hợp với việc phun rửa vật liệu.
- Bộ phận chủ yếu của máy sang gồm mặt sang và cơ cấu dẫn động.
- Mặt sàng có thể chế tạo bằng cách đan, hàn từ các sợi thép hoặc đục lỗ các tấm thép.
- Mặt sàng có thể bố trí liên tiếp, song song, hoặc hỗn hợp và mặt sàng có thể đặt ngang,
nghiêng hoặc cuộn thành ống.
*) Phân loại:
- Theo tính chất chuyển động của mặt sàng người ta chia thành:
+ Mặt sàng cố định
+ Mặt sàng chuyển động
- Theo hình dáng mặt sàng
+ Máy sàng có mặt sàng phẳng


+ Máy sàng có mặt sàng cong
- Theo đặc tính chuyển động của mặt sàng máy sàng phẳng
+ Máy sàng rung
+ Máy sàng lắc
- Theo cách bố trí mặt sàng
+ Máy sàng bố trí mặt sàng nối tiếp
+ Máy sàng bố trí mặt sàng song song
+ Máy sàng bố trí mặt sàng hỗn hợp

*) Nguyên lý làm việc:
Trục lệch tâm (5) nhận chuyển động quay từ động cơ (1) truyền tới qua bộ truyền đai (2). Khi
trục lệch tâm quay, hộp sàng và cùng với mặt sàng và vật liệu trên mặt sàng sẽ dao động theo
quỹ đạo với biên độ nhất định.
*) Năng suất của máy sàng lắc:

Q=3600.B.h.v.C1.C2.C3 [m3/h]
Trong đó:
B - chiều rộng của sàng [m]
h - chiều dầy trung bình của lớp vật liệu [m]
v - vận tốc vận chuyển l. thuyết [m/s]
C1 - hệ số kể đến sự va đập và sự trượt giữa vật liệu và sàng
C2 - hệ số phụ thuộc vào đặc tính của vật liệu cần vận chuyển
C2=0,8÷0,9 nếu là vật liệu ướt, dính
C2=0,9÷1,0 nếu là vật liệu khô dạng hạt
C3 - hệ số phụ thuộc vào chiều dầy lớp vật liệu.


Đề 4:
Câu 1. Công dụng và phân loại cần trục. Trình bày sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc,
năng suất của cần trục bánh xích.
Công dụng và phân loại cần trục.
1.1. Công dụng: Cần trục là loại máy trục có tay với (gọi là cần), nó có kết cấu hoàn chỉnh và
phức tạp gồm nhiều bộ máy: bộ máy nâng hạ hàng, bộ máy nâng hạ cần, bộ máy quay và bộ
máy di chuyển. Là thiết bị chủ yếu dùng để nâng và vận chuyển các loại hàng hóa, vật nặng
trong không gian, lắp ráp nhà cao tầng, phục vụ công tác thi công cầu...vv.
1.2. Phân loại.
- Theo cơ cấu di chuyển:+ Di chuyển bánh lốp + Di chuyển bánh xích + Di chuyển bánh sắt
trên ray + Di chuyển trên phao nổi
- Theo khả năng quay của máy+ Loại quay toàn vòng+ Loại quay không toàn vòng
- Theo dạng truyền động:+ Truyền động điện + Truyền đông thủy lực +Truyền động điện-thủy
lực
- Theo khả năng di chuyển + Cần trục cố định + Cần trục di động

Cần trục bánh xích:


*) Nguyên lý làm việc:
- Thường dùng động cơ diesel chạy máy phát điện cung cấp nguồn điện cho các cơ cấu hoạt
động.
+ Cụm tời để nâng hạ cần thông qua cụm puly đặt trên giá chữ A.


+ Cụm tời để nâng hạ hàng thông qua puly đặt ở đỉnh cần.
+ Cơ cầu quay để vận chuyển hàng trong không gian.
- Hệ di chuyển bánh xích gồm 2 dải xích được dẫn động bởi 2 động cơ độc lập thông qua
bánh sao chủ động.
- Đặc điểm của cần trục bánh xích là áp lực đè xuống nền thấp, không cần chân chống:
+ Áp lực khi không tải: 0,5 ÷1,5 [kg/cm2]
+ Áp lực khi có tải: 0,6 ÷ 1,6 [kg/cm2].
Năng suất cần trục bánh xích.
3600
3600
N=
.Qtb.kt hoặc N=
.Q.kQ.kt
TCK
TCK

[Tấn/giờ]

Trong đó:
Q - tải trọng nâng danh nghĩa [T]
kt - hệ số sử dụng thời gian
kQ - hệ số sử dụng tải trọng
TCK - thời gian một chu kỳ làm việc [s]
TCK = tm + tn + tq + th + tt + tn’ + tq’ + th’

tn, tq, th - thời gian nâng, quay, hạ hàng [s]
tn’, tq’, th’ - thời gian nâng, quay, hạ không có hàng [s]
tm, tt - thời gian móc và tháo hàng [s].
Câu 2: Công dụng, phân loại các thiết bị vận chuyển BTXM. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lí
hoạt động của xe vận chuyển BTXM.
Công dụng:
- Thiết bị vận chuyển bê tông dùng để vận chuyển hỗn hợp bê tông trong phạm vi nhà máy,
công trường, từ nơi trộn (nơi nhận bêtông) tới nơi đổ để tạo hình cấu kiện như bơm bêtông,
vít tải hay các thùng chứa.
- Để vận chuyển hỗn hợp bêtông từ các trạm trộn đến công trình thi công có thể dùng các loại
máy và thiết bị như: xe ôtô trộn và vận chuyển hoặc bơm bêtông.
Phân loại:
- Theo phạm vi làm việc:
+Loại vận chuyển cự ly ngắn như vít tải, bơm bê tông
+Loại vận chuyển cự ly xa: ôtô vận chuyển
- Theo dạng truyền động:
+Máy vận chuyển truyền động cơ học
+Máy vận chuyển truyền động thủy lực
- Theo nguyên l. làm việc:
+Máy vận chuyển liên tục
+Máy vận chuyển chu kỳ
- Theo khả năng di chuyển:


+Thiết bị vận chuyển cố định
+Thiết bị vận chuyển di động
Xe vận chuyển bê tông xi măng

+NLHĐ:
Bộ truyền động quay thùng (10) bao gồm động cơ, cơ cấu đảo chiều, hộp giảm tốc và các

cặpbánh răng ăn khớp sẽ làm thùng trộn quay. Khi quay thuận chiều các cánh trộn được gắn
chặt trong thùng trộn sẽ trộn đều vật liệu trong thùng. Khi cần dỡ liệu, thùng trộn được quay
ngược lại, các cánh trộn sẽ múc vật liệu đổ vào máng dẫn liệu (7) và phễu xả bêtông (8).
- Nước được cung cấp vào thùng trộn (3) nhờ một bơm nước được hút từ thùng chứa nước
(2). Khi cần làm sạch thùng trộn ta bơm nước vào và mở nắp thùng trộn (9) để xả chất bẩn ra
ngoài.


Đề 5
Câu 1: . Công dụng và phân loại cần trục tháp. Trình bày sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm
việc, năng suất của một loại cần trục tháp.
*) Công dụng:
Cần trục tháp là cần trục có chiều cao nâng lớn, sức nâng trung bình (Q = 1÷80 tấn) bình
thường là 5 ÷ 15 tấn, tầm với lớn. Cần trục tháp thường dùng để xây dựng các nhà cao
tầng (để nâng các cấu kiện xây dựng).
*) Phân loại:
- Theo đặc tính thay đổi tầm với:
+ Cần trục tháp thay đổi tầm với bằng cách thay đổi góc nghiêng cần
+ Cần trục tháp thay đổi tầm với bằng cách thay đổi vị trí xe con mang vật
- Theo dạng cơ cấu quay:
+ Cần trục có tháp quay
+ Cần trục có tháp không quay
-Theo dạng di chuyển:
+ Cần trục tháp di động
+ Cần trục tháp cố định.
*) Sơ đồ cấu tạo:
sdjfnkj fnr


Nguyên lý làm việc:

+ Cột tháp (9) đặt trên mâm quay (15) và được đặt trên bộ di chuyển bánh thép, dẫn động bởi
động cơ riêng biệt, thay đổi tầm với bằng thay góc nghiêng của cần.
+ Cụm tời (4) được nối với puly đầu cần và puly móc câu để nâng hạ hàng.
+ Cụm tời (5) được nối với cụm puly di động và puly ở đỉnh tháp để nâng hạ cần
Năng suất:
3600
3600
N=
.Qtb.kt hoặc N=
.Q.kQ.kt [Tấn/giờ]
TCK
TCK
Trong đó:
Q - tải trọng nâng danh nghĩa [T]
kt - hệ số sử dụng thời gian
kQ - hệ số sử dụng tải trọng
TCK - thời gian một chu kỳ làm việc [s]
TCK = tm + tn + tq + th + tt + tn’ + tq’ + th’
tn, tq, th - thời gian nâng, quay, hạ hàng [s]
tn’, tq’, th’ - thời gian nâng, quay, hạ không có hàng [s]
tm, tt - thời gian móc và tháo hàng [s].
Câu2 Công dụng, phân loại các thiết bị vận chuyển BTXM. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lí hoạt
động và công thức xác định năng suất của một loại bơm bê tông.


1.Công dụng:
- Thiết bị vận chuyển bê tông dùng để vận chuyển hỗn hợp bê tông trong phạm vi nhà máy,
công trường, từ nơi trộn (nơi nhận bêtông) tới nơi đổ để tạo hình cấu kiện như bơm bêtông,
vít tải hay các thùng chứa.
- Để vận chuyển hỗn hợp bêtông từ các trạm trộn đến công trình thi công có thể dùng các loại

máy và thiết bị như: xe ôtô trộn và vận chuyển hoặc bơm bêtông.
2.Phân loại:
- Theo phạm vi làm việc:
+Loại vận chuyển cự ly ngắn như vít tải, bơm bê tông
+Loại vận chuyển cự ly xa: ôtô vận chuyển
- Theo dạng truyền động:
+Máy vận chuyển truyền động cơ học
+Máy vận chuyển truyền động thủy lực
- Theo nguyên l. làm việc:
+Máy vận chuyển liên tục
+Máy vận chuyển chu kỳ
- Theo khả năng di chuyển:
+Thiết bị vận chuyển cố định
+Thiết bị vận chuyển di động
3.SĐCT của bơm bê tông(chọn bơm piston dẫn động bằng thủy lực)

1- Van an toàn; 2- Bơm dầu; 3- Bầu lọc dầu; 4- Thùng dầu; 5- Van phân phối;
6, 12- Piston thủy lực; 7, 11- Xylanh thủy lực; 8, 13- Piston công tác;
9, 14- Xylanh công tác; 10- Phễu chứa bêtông; 15- Ống cong; 16- Ống dẫn bêtông.
*) Nguyên lý làm việc:


- Piston công tác (14) và (8) được điều khiển bởi piston thủy lực (12) và (6) và hoạt động
ngược chiều nhau.
- Van chữ S (15) nằm trong khoang nạp (10) tâm quay trùng với tâm của đường ống (16),
trong quá trình làm việc van lắc 1 góc nhất định làm che kín đường ra của xylanh bơm, tại thời
điểm này thì xylanh ở hành trình đẩy sẽ được nối với khoang nạp (10), khi xylanh này đẩy
bêtông vào đường ống thì cụm xylanh kia nạp hỗn hợp bêtông vào trong xylanh, Van chữ S
hoạt động liên động trùng với hành trình bơm và hút, nhờ quá trình này mà hỗn hợp bêtông sẽ
được vận chuyển trong đường ống tương đối đều đặn.

*) Năng suất của bơm bêtông:
Q = 60. F. S. n. Kn. Kt [m3/h]
Trong đó:
F - tiết diện piston [m2]
S - hành trình piston [m]
n - số lần bơm trong một phút của piston
Kn - hệ số điền đầy hỗn hợp bêtông của xylanh (Kn = 0,8 ÷ 0,9)
Kt - hệ số sử dụng thời gian

Đề 6:
câu1. Nêu công dụng, phân loại các thiết bị vận chuyển liên tục .Sơ đồ CT, nguyên lý
hoạt động, và NS của băng tải cao su
1- Công dụng: Máy vận chuyển liên tục được dùng để vận chuyển vật liệu thành một dòng
liên tục với năng suất và quỹ đạo nhất định. Các quá trình nạp liệu và dỡ liệu được thực hiện
liên tục trong quá trình làm việc, năng suất máy cao. Máy thường được sử dụng trong các xí
nghiệp, hầm mỏ, công trường, để vận chuyển các loại hàng rời, hàng cục như: xi măng, than,
đá, cát, sỏi, gạch, hỗn hợp bê tông,... trong một cự ly không xa.
2- Phân loại:
Theo nguyên tác hoạt động
+ Nhóm băng tải: băng tải đai, băng gầu, băng xoắn
+ Nhóm máy vận chuyển bằng khí nén
Theo phương vận chuyển
+ Nhóm máy vận chuyển theo phương ngang
+ Nhóm máy vận chuyển theo phương nghiêng
+ Nhóm mấy vận chuyển theo phương thẳng đứng.


3,băng tải cao su

*) Nguyên lý làm việc:

- Động cơ (1) hoạt động thông qua hộp giảm tốc (2) truyền chuyển động đến bánh đai (8),
nhờ đó mà đai cao su (6) mang vật liệu di chuyển thành dòng liên tục.
- Phương vận chuyển của băng là phương nằm ngang hoặc nghiêng (α<25o).

- Người ta chọn băng tải theo lực kéo lớn nhất Smax
*) Năng suất tính toán của băng tải:
- Khi vận chuyển vật liệu rời:
Q=3600.F.ɣ.v [T/h]
Trong đó:


F - diện tích mặt cắt ngang của lớp vật liệu trên băng, F = Fo.Kn [m2]
Fo - diện tích mặt cắt ngang của lớp vật liệu khi băng đặt nằm ngang
Kn - hệ số kể đến độ nghiêng của băng (tra bảng)
v - vận tốc chuyển động của băng đai [m/s]
ɣ - trọng lượng riêng của vật liệu vận chuyển [t/m3].
- Khi vận chuyển hàng, bao gói, hàng cục và hàng kiện:

Trong đó:
G0 - trọng lượng của một gói, kiện hàng [kG]
t - khoảng cách giữa các kiện hàng [m].
*) Nguyên lý làm việc:- Động cơ (1) hoạt động thông qua hộp giảm tốc (2) truyền chuyển
động đến bánh đai (8), nhờ đó mà đai cao su (6) mang vật liệu di chuyển thành dòng liên tục.
- Phương vận chuyển của băng là phương nằm ngang hoặc nghiêng (𝛼<25o).

*) Năng suất tính toán của băng tải:
- Khi vận chuyển vật liệu rời:
Q = 3600.F.δ.v [T/h]
Trong đó:
F - diện tích mặt cắt ngang của lớp vật liệu trên băng, F = Fo.Kn [m2]

Fo - diện tích mặt cắt ngang của lớp vật liệu khi băng đặt nằm ngang
Kn - hệ số kể đến độ nghiêng của băng (tra bảng)
v - vận tốc chuyển động của băng đai [m/s]
δ - trọng lượng riêng của vật liệu vận chuyển [t/m3].
- Khi vận chuyển hàng, bao gói, hàng cục và hàng kiện:


Q=

3,6.𝑣.𝐺𝑜

(T/h)

𝑡
Trong đó:
G0 - trọng lượng của một gói, kiện hàng [kG]
t - khoảng cách giữa các kiện hàng [m].

Câu 2: CD, PL của búa đóng cọc, PVSD của từng loại. SĐCT, NLHĐ của các loại búa
rung
1 Công dụng và phân loại
*) Công dụng:
- Đầu búa rung treo trên đầu cọc, nó tạo ra lực rung động theo phương thẳng đứng và truyền
xuống cọc cùng khối đất bám theo cọc, do đó làm giảm lực ma sát của nền tác dụng lên cọc,
năng suất đóng cọc cao hơn búa diezel 4÷6 lần.
- Búa rung có thể đóng được nhiều loại cọc với các loại nền khác nhau: ván thép, cọc ống
thép, cọc ống bêtông cốt thép, và ống rỗng để tạo cọc cát.
- Ngoài ra búa rung còn dùng để nhổ cọc như: cọc ván thép, cọc ống thép.
*) Phân loại:
- Theo nguyên lý làm việc của búa người ta chia thành:

+ Búa rung thuần túy (búa rung): Búa rung nối cứng,Búa rung nối mềm
+ Búa va rung (búa xung kích)
- Theo công suất của búa:
+ Loại nhỏ: lực rung động < 10T, công suất động cơ < 30 kW
+ Loại trung bình: lực rung động 10÷45T, công suất động cơ45÷110 kW
+ Loại lớn: lực rung động >110T, công suất động cơgần 400 kW.
*) Ưu điểm:
- Đầu búa được treo trên đầu cọc tạo ra lực rung động theo phương thẳng đứng và truyền
xuống cọc cùng khối đất bám theo cọc nhờ đó mà giảm ma sát của nền với cọc. Năng suất
cao hơn búa diezel (4 ÷ 6lần).
- Cấu tạo đơn giản, dễ di chuyển, trọng lượng nhẹ.
- Có thể đóng được nhiều loại cọc (ván thép, ống giảm).
- Ngoài ra còn có thể dùng để nhổ cọc.
*) Nhược điểm:
- Không đóng được cọc theo phương ngang hoặc phương xiên quá lớn.
- Đóng ở đất dính ít hiệu quả.
- Gây rung động , ảnh hưởng các công trình lân cận.
2 Cấu tạo và nguyên lýlàm việc:


*) Nguyên lý làm việc:
- Búa rung nối cứng (Hình 6-3.a): Khi động cơ (1) quay thông qua bộ truyền (2) làm các bánh
lệch tâm (5) quay. Khi bánh lệch tâm (5) quay sẽ tạo ra lực rung động truyền xuống cọc, nhờ
đó mà cọc được đóng xuống nền. Vì bộ gây rung lắp trực tiếp với động cơnên làm ảnh hưởng
tới tuổi thọ của động cơ.
- Búa rung nối mềm (Hình 6-3.b): nguyên lýhoạt động giống nhưbúa rung nối cứng, tuy nhiên
động cơ được nối với bộ gây rung qua một hệ thống lò xo giảm chấn (5) nên động cơít bị ảnh
hưởng của bộ gây rung, làm tăng tuổi thọ của động cơ.
- Búa va rung (búa xung kích) (Hình 6-3.c): Bộ gây rung (3) bao gồm động cơ(1), bộ truyền đai
(2) và các khối lệch tâm (5) hoạt động tạo ra lực rung động tác động vào cọc, đồng thời nhờ

hệ thống lò xo giảm chấn (6) tạo ra lực va đập giữa đầu búa (7) và đe (8) để truyền lực xuống
đầu cọc đóng cọc xuống nền.

Đề số 9:
câu 1: Nêu công dụng,phân loại máy ủi.SĐCT,NLHĐ,Năng suất máy ủi.
a) Công dụng:
Máy ủi thuộc loại máy chủ đạo trong nhóm máy đào vận chuyển đất có bộ công tác là lưỡi ủi.
Máy được sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả để làm các công việc sau:
- Đào vận chuyển đất từ loại I÷IV trong cự ly tới 150 m, vận chuyển tốt nhất từ 60÷80 m đối
với máy ủi di chuyển bánh xích và 100÷150 m với máy ủi bánh lốp.
- Lấp hào hố và san bằng nền móng công trình.
- Đào và đắp nền cao tới 2 m.


- Ủi hoặc san rải vật liệu như đá dăm, cát, đá, sỏi,...
- Ngoài ra còn làm các công việc chuẩn bị mặt nền như bào cỏ, bóc lớp tầng phủ,...
b) Phân loại:
- Theo công dụng chia thành:
+ Máy ủi có công dụng chung: làm được nhiều công việc.
+ Máy ủi có công dụng riêng: chỉ làm được một số công việc nhất định.
- Theo công suất động cơ và lực kéo danh nghĩa:
+ Loại rất nặng: công suất trên 300 ml; lực kéo >30T.
+ Loại nặng: công suất 150÷300 ml; lực kéo 20÷30T.
+ Loại trung bình: công suất 75÷150 ml; lực kéo 13,5÷20T.
+ Loại nhẹ: công suất 35÷75 ml; lực kéo 2,5÷13,5T.
+ Loại rất nhẹ: công suất tới 35 ml; lực kéo tới 2,5 T.
- Theo bộ di chuyển:
+ Máy ủi di chuyển bánh xích.
+ Máy ủi di chuyển bánh lốp.
- Theo hệ thống điều khiển:

+ Máy ủi điều khiển thủy lực.
+ Máy ủi điều khiển cáp.
- Theo khả năng quay của lưỡi ủi:
+ Máy ủi có lưỡi đặt cố định.
+ Máy ủi có lưỡi quay được


c) Nguyên lýlàm việc:
- Hạ lưỡi ủi xuống nền đáo, cho máy tiến, đất dần được tích tụ trước lưỡi ủi. Khi đã tích đầy
đất,tiến hành vận chuyển đất bằng cách nâng lưỡi ủi lên một chút (chưa thoát khỏi nền đáo)
với mục đích đào thêm một chút ít bù lượng hao phí khi vận chuyển.
- Nếu ta muốn rải đều khối đất đã vận chuyển, cần phải nâng lưỡi ủi theo chiều dầy muốn rải
và tiếp tục cho máy tiến.
d) Năng suất của máy ủi
- Trường hợp đào và vận chuyển đất:

Trong đó:
Vd - thể tích khối đẩt trước lưỡi ủi [m3]
Kt - hệ số sử dụng thời gian (Kt=0,8÷0,85)
Kd - hệ số ảnh hưởng độ dốc
Lên dốc: 0÷15 (độ) → Kd = 0,4÷1
Xuống dốc: 0÷15 (độ) → Kd = 1÷2,25
TCK - thời gian làm việc của 1 chu kỳ [s]
Tck=l1/v1+l2/v2+l3/v3+to+ts+tq
l1, l2, l3, v1, v2, v3 - quãng đường và vận tốc: cắt, vận chuyển và quay về
to - thời gian hạ lưỡi ủi, to = 1,5÷2,5 [s]
ts - thời gian thay đổi số, ts = 4÷5 [s]
tq - thời gian quay máy, tq = 8÷15 [s].
- Trường hợp san đất:


Trong đó:
l - chiều dài quãng đường cần san [m]
L - chiều dài lưỡi ủi [m]
v - tốc độ san [m/s]
n - số lần san tại 1 chỗ
b - chiều rộng trùng lặp khi san (b ≈ 0,5 [m])
ϕ - góc giữa lưỡi ủi và hướng chuyển động của máy khi ủi đất về một bên
Kt - hệ số sử dụng thời gian
tq - thời gian máy quay [s]
Câu 2:Nêu công dụng,phân loại máy sàng đá.SĐCt,NLLV,Nang suất của 1 loại máy sàng
rung.
1 Công dụng và phân loại
*) Công dụng: máy sàng dùng để phân loại vật liệu thành từng nhóm có kích thước trong
phạm vi nhất định và để loại bỏ các cỡ không hợp quy cách. Trong quá trình sang có thể kết
hợp với việc phun rửa vật liệu.
- Bộ phận chủ yếu của máy sang gồm mặt sang và cơ cấu dẫn động.
- Mặt sàng có thể chế tạo bằng cách đan, hàn từ các sợi thép hoặc đục lỗ các tấm thép.


- Mặt sàng có thể bố trí liên tiếp, song song, hoặc hỗn hợp và mặt sàng có thể đặt ngang,
nghiêng hoặc cuộn thành ống.
*) Phân loại:
- Theo tính chất chuyển động của mặt sàng người ta chia thành:
+ Mặt sàng cố định
+ Mặt sàng chuyển động
- Theo hình dáng mặt sàng
+ Máy sàng có mặt sàng phẳng
+ Máy sàng có mặt sàng cong
- Theo đặc tính chuyển động của mặt sàng máy sàng phẳng
+ Máy sàng rung

+ Máy sàng lắc
- Theo cách bố trí mặt sàng
+ Máy sàng bố trí mặt sàng nối tiếp
+ Máy sàng bố trí mặt sàng song song
+ Máy sàng bố trí mặt sàng hỗn hợp
SĐCT

*) Nguyên lý làm việc:
- Động cơ (1) quay qua bộ truyền đai (2) làm quay trục (4). Trên trục (4) có gắn các bánh lệch
tâm(3). Khi các bánh lệch tâm (3) quay sẽ tạo ra lực ly tâm làm cả hộp sàng, mặt sàng rung để
sàng vật liệu.
- Khi làm việc, quỹ đạo dao động của vật liệu có thể là dạng tròn hoặc elíp tùy thuộc vào vị trí
bánh lệch tâm và hộp sàng.
+ Năng suất của máy sàng rung
Q=q.F.K1.K2.K3.m [m3/h]
Trong đó:
q - năng suất riêng [m3/m2.h] (Phụ thuộc vào kích thước lỗ sàng- tra bảng)
F - diện tích mặt sàng [m2]
K1 - hệ số kể tới góc nghiêng sàng (góc nghiêng sàng: 9o÷24o -> K1=0,45÷1,54)
K2 - hệ số kể tới lượng vật liệu có kích cỡ nhỏ hơn mắt sàng chứa trong vật liệu


K3 - hệ số kể tới lượng vật liệu có kích cỡ nhỏ hơn 1/2 mắt sàng chứa trong vật liệu
m - hệ số phụ thuộc vào loại máy và loại vật liệu đem sàng
+ sàng cuội sỏi m=0,6
+ sàng đá dăm m=0,5

Đề 10:
câu 1:Công dụng phân loại máy đào.SĐCT,NLLV,NS của máy đào 1 gầu truyền động
thủy lực gầu sấp.

a) Công dụng:
Máy đào một gầu là loại máy làm đất tự hành làm việc theo chu kỳ, dùng để đào đất, bốc xúc
vật liệu, khai thác mỏ, bào nền, hớt đất đá mặt đường cũ,… Ngoài ra khi thay thế thiết bị làm
việc có thể làm cần trục, máy búa đóng cọc.......
b) Phân loại:
- Theo công dụng người ta chia thành:
+ Máy đào vạn năng
+ Máy đào chuyên dùng
- Theo hệ thống treo bộ công tác:
+ Máy đào truyền động cáp (treo mềm)
+ Máy đào truyền động thủy lực (treo cứng)
- Theo hệ thống di chuyển:
+ Máy đào di chuyển bánh xích
+ Máy đào di chuyển bánh lốp
- Theo khả năng quay của cơ cấu quay:
+ Máy đào quay toàn vòng
+ Máy đào quay không toàn vòng
- Theo thiết bị công tác:
+ Máy đào gầu thuận (gầu ngửa)
+ Máy đào gầu nghịch (gầu sấp)
+ Máy đào gầu kéo (gầu dây)
+ Máy đào gầu ngoạm
+ Máy đào gầu gọt.
c) Sơ đồ cấu tạo của máy đào một gầu:


1- Khung máy; 2- Con lăn; 3- Bánh xích; 4- Đối trọng; 5- Động cơ; 6- Cabin; 7- Cần; 8- Xylanh
nâng hạ cần; 9- Xylanh quay tay gầu; 10- Tay gầu; 11- Xylanh điều khiển gầu; 12- Cơ cấu
hình bình hành; 13- Gầu.
d) Nguyên l. làm việc:

Xylanh (8) nâng cần đảm bảo độ nghiêng thích hợp, co xylanh (9) thực hiện việc duỗi gầu, kết
hợphạ cần bằng xylanh (8) để đặt gầu vào vị trí cắt đất.
Dùng xylanh (11) để điều chỉnh chiều dày lát cắt
Khi gầu đầy đất ta quay tay gầu (10) về phía cần nhờ xylanh (9) để đất không đổ ra ngoài.
Quay gầu cùng toa quay đến vị trí đổ đất, kết hợp duỗi xylanh (8) để nâng gầu lên độ cao nhất
định.
Thu xylanh (9) và (11) đất được đổ qua miệng gầu.
Sau khi đổ đất xong máy quay lại để thực hiện 1 chu kỳ mới.
e,Năng suất của máy đào một gầu:

3

Trong đó:

Q - năng suất máy [m /h]
q - dung tích của gầu [m3]
Kd - hệ số làm đầy gầu (phụ thuộc vào vật liệu, tra bảng)
Kt - hệ số sử dụng máy theo thời gian
Ktx - hệ số tơi xốp của đất
Tck - thời gian 1 chu kỳ làm việc (gồm thời gian đào, quay có tải, dỡ tải, quay về không tải).
Câu 2:Nêu công dụng,phân loại máy trộn bê tông.SĐCT,NLHĐ,Năng suất mấy trộn bê
tông hoạt động chu kì trộn tự do.


*) Công dụng: máy trộn bêtông dùng để tạo ra bêtông đồng nhất từ hỗn hợp các cốt liệu
được định lượng theo hàm lượng cấp phối xác định. Tác dụng của việc trộn bêtông được coi
là hiệu quả nếu các cốt liệu được trộn đều và hàm lượng không khí trong hỗn hợp chiếm tỷ
trọng nhỏ.
*) Phân loại:
- Theo phương pháp trộn

+ Máy trộn tự do
+ Máy trộn cưỡng
- Theo phương pháp đổ bêtông ra khỏi thùng người ta chia thành:
+ Đổ bằng cách lật thùng
+ Đổ bằng máng hứng
+ Đổ bằng cách nghiêng và quay thùng
+ Đổ bằng cách quay thùng ngược với chiều quay ban đầu
- Theo chế độ làm việc:
+ Máy trộn chu kỳ
+ Máy trộn liên tục
- Theo hình dáng thùng
+ Máy trộn bêtông hình nón cụt
+ Máy trộn bêtông hình trụ
+ Máy trộn bêtông hình quả tram
- Theo khả năng di chuyển của máy
+ Máy trộn bêtông cố định
+ Máy trộn bêtông di động
****Máy trộn bê tông kiểu tự do
Sơ đồ cấu tạo máy trộn hình nón cụt

1- Động cơ;2- Hộp giảm tốc;3- Khung lật thùng;4- Cáp thép;5- Phễu cấp liệu;6- Vô lăng quay


×