Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN CÂN NỢ VÀ ĐÒN CÂN ĐỊNH PHÍ ĐẾN DOANH LỢI VÀ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HONDA Ô TÔ KIM THANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.69 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KHẢO
SÁT TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN CÂN NỢ VÀ ĐÒN CÂN ĐỊNH PHÍ
ĐẾN DOANH LỢI VÀ RỦI RO TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN HONDA Ô TÔ KIM THANH

TRẦN THỊ TRÀ MY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “Đánh Giá Kết
Quả Hoạt Động Kinh Doanh Và Khảo Sát Tác Động Của Đòn Cân Nợ Và Đòn
Cân Định Phí Đến Doanh Lợi Và Rủi Ro tại Công Ty Cổ Phần Honda Ô Tô Kim
Thanh” do TRẦN THỊ TRÀ MY, sinh viên khoá 31, ngành Kinh Tế Nông Lâm,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Tôn Thất Đào
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày


tháng

năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ đã tạo điều kiện cho
con có được như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban
Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế cùng toàn thể Quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm
đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập tại
trường.Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Tôn Thất Đào, người đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ Phần Ô Tô Kim

Thanh đã tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty. Cảm ơn tất cả các cô, các anh,
chị Phòng kế toán tài chính đặt biệt là anh Khoa - Kế toán trưởng đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp tôi trong quá trình thực hiện
đề tài này.
Xin kính chúc tất cả mọi người sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
TRẦN THỊ TRÀ MY


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ TRÀ MY, tháng 7 năm 2009. “Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động
Kinh Doanh Và Khảo Sát Tác Động Của Đòn Cân Nợ Và Đòn Cân Định Phí Đến
Doanh Lợi Và Rủi Ro Tại Công Ty Ô Tô Kim Thanh”.
TRAN THI TRA MY, july 2009. “Assessment of business activeties and
study on the impact of financial leverage and the operating leverage on return and
risk at kim thanh automobile company”.
Đề tài Đánh Giá Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Và Khảo Sát Tác Động
Của Đòn Cân Nợ Và Đòn Cân Định Phí Đến Doanh Lợi Và Rủi Ro Tại Công Ty Ô
Tô Kim Thanh đánh giá khả năng của hai đòn bẩy này. Với phương pháp mô tả
các số liệu sơ cấp từ các bảng kết hợp với biểu đồ, đề tài đã cho thấy biến động của
tình hình tài chính lẫn tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó
Excel là công cụ hữu hiệu giúp tính toán các chỉ số DOL, DFL, DTL và các chỉ số
tài chính. Qua phân tích cho thấy trong hai năm 2007 và 2008 tổng vốn hoạt động
của công ty giảm 13% nhưng lợi nhuận kiếm được tăng cao, tới 47%, do có sự gia
tăng mạnh của doanh thu, với mức tăng 15%. Ngoài tác động của doanh thu, đòn
cân định phí cũng góp phần làm EBIT gia tăng với DOL2007 đạt 1,52 và DOL2008
đạt 1,43.
Về phần đòn bẩy tài chính, trong cả hai năm, DFL đều gần bằng 1. Với mức

nợ sử dụng quá ít nên tác động của đòn bẩy tài chính đến lợi nhuận rất nhỏ. Tuy
nhiên năm 2008, đòn cân nợ tăng nhẹ, đã làm ROE tăng cao khi EBIT tăng.
Phân tích đòn bẩy tổng hợp cho thấy mức rủi ro tổng hợp mà công ty phải
đối mặt. Qua phân tích cũng cho thấy DTL2008 giảm do DOL2008 giảm, mức rủi ro
tổng hợp cho chủ sở hữu giảm. Và mức DTL này cũng cho thấy công ty đã bỏ lỡ cơ
hội tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu của mình. Với mức tăng trưởng mạnh như thời
gian vừa qua đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, đòn bẩy tài chính không phát huy
khả năng của mình. Để tận dụng lợi thế cũng như tạo sự tăng trưởng mạnh hơn,
công ty cần đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ kết hợp với tăng sử dụng đòn
cân định phí trong lĩnh vực này.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x


CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty

4

2.1.1. Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển
Công Ty cổ phần ô Tô Kim Thanh


4

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

5

2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

6

2.2.1. Sơ đồ tổ chức

6

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

7

2.3. Tình hình hoạt động của công ty.

8

2.3.1. Tình hình lao động

8

2.3.2 Tình hình huy động vốn

9


2.3.3 Tình hình đầu tư tài sản cố định

10

2.3.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

11

2.4. Thuận lợi và khó khăn của công ty.
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

12
13
13

3.1.1. Khái niệm

13

3.1.2. Rủi ro kinh doanh và đòn cân định phí.

14

v


3.1.3. Rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính


19

3.1.4. Đòn bẩy tổng hợp

23

3.1.5. Các tỉ số tài chính

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

24

3.2.2 Phương pháp phân tích

24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

25

4.1. Phân tích biến động tài sản–nguồn vốn của công ty
qua hai năm 2007 và 2008

25


4.1.1. Biến động của nguồn vốn.

25

4.1.2. Biến động của tài sản

28

4.2. Phân tích chung về tình hình hoạt động của công ty
qua các năm 2007 – 2008

31

4.2.1. Biến động của doanh thu

32

4.2.2. Biến Động Của Chi Phí Hoạt Động

36

4.2.3. Biến động của lợi nhuận

43

4.2.4. Phân tích các chỉ số tài chính.

47


4.3. Đánh giá rủi ro kinh doanh và đòn bẩy kinh doanh

49

4.3.1. Phân tích chi phí Hoạt Động Theo Sản Lượng

49

4.3.2. Phân tích đòn cân định phí.

51

4.3.3. Rủi ro kinh doanh

56

4.4. Đánh giá rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính.

58

4.4.1. Tác động của đòn cân nợ

58

4.4.2. Rủi ro tài chính và việc sử dụng đòn cân nợ

62

4.5. Đánh giá đòn bẩy tổng hợp


63

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

67

5.1. Kết luận

67

5.2. Kiến nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

70

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT:

Bảo hiểm y tế

BHXH:

Bảo hiểm xã hội


TSCĐ:

Tài sản cố định

EBIT:

Lãi sau thuế và lãi vay

DOL:

Độ nghiêng đòn cân định phí

DFL:

Độ nghiêng đòn cân nợ

DTL:

Độ nghiêng đòn cân tổng hợp

ROS:

Suất sinh lợi của doanh thu.

ROA:

Suất sinh lợi của tài sản

ROE:


Suất sinh lợi của vốn cổ phần

EAT:

Lợi nhuận sau thuế

Thuế TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp
EPS:

Thu nhập mỗi cổ phần

DTvh :

Doanh thu hòa vốn

Thv :

Thời gian hòa vốn

Q:

Sản lượng

P:

Giá

V:

Chi phí khả biến


v:

Chi phí khả biến mỗi sản phẩm

F:

Chi phí cố định

S:

Doanh thu.

R:

Lãi suất

T:

Thuế

D:

Tổng nợ vay

E:

Tổng vốn cổ phần

d:


Tỉ lệ lãi vay

e:

Suất sinh lợi vốn chủ sở hữu

p:

Suất sinh lợi của tổng vốn

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động Của Công Ty Trong Năm 2008

8

Bảng 2.2 Tình Hình Huy Động Vốn Của Công Ty.

9

Bảng 2.3. Tình Hình Đầu Tư Tài Sản Cố Định

10

Bảng 2.4. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2008


11

Bảng 4.1. Cơ Cấu Nguồn Vốn Của Công Ty Qua Hai Năm

25

Bảng 4.2. Cơ Cấu Tài Sản Của Công Ty Qua Hai Năm

28

Bảng 4.3. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

32

Bảng 4.4. Các Yếu Tố Trong Doanh Thu Bán Hàng và Cung Cấp Dịch Vụ

34

Bảng 4.5. Cơ Cấu Doanh Thu theo hoạt động của công ty Của Công Ty

35

Bảng 4.6. Cơ Cấu Trong Chi Phí Bán Hàng

37

Bảng 4.7. Các Yếu Tố Trong Chi Phí Quản Lý

40


Bảng 4.8. Chi Phí Hoạt Động Của Công Ty

41

Bảng 4.9. Cơ Cấu Lợi Nhuận Thuần Bán Hàng và Cung Cấp Dịch Vụ

43

Bảng 4.10. Các Chỉ Số Tài Chính

47

Bảng 4.11. Phân Loại Chi Phí Hoạt Động Theo Sản lượng

50

Bảng 4.12. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2007

52

Bảng 4.13. DOL Dự Kiến Của Công Ty Trong Năm 2008

53

Bảng 4.14. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh và DOL
Của Công Ty Trong Hai Năm.

54

Bảng 4.15. Giá Trị Hòa Vốn Trong Hai Năm 2007 và Năm 2008


56

Bảng 4.16. Tác Động Của Đòn Bẩy Tài Chính Trong Hai Năm 2007 và 2008

59

Bảng 4.17. Các Tỉ Số Đo Lường Rủi Ro Tài Chính

62

Bảng 4.18. Đòn Bẩy tổng hợp của công ty.

65

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty

6

Hình 3.1. Tác Động Của Đòn Bẩy Tài Chính

21

Hình 4.1. Các Yếu Tố Trong Doanh Thu Bán Hàng và Cung Cấp Dịch Vụ

33


Hình 4.2. Cơ Cấu Chi Phí Trong Bán Hàng

37

Hình 4.3. Các Yếu Tố Trong Chi Phí Quản Lý

39

Hình 4.4. Cơ Cấu Lợi Nhuận Thuần Bán Hàng Và Cung Cấp Dịch Vụ.

44

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Cân Đối Kế Toán
Phụ lục 2: Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ta đã chứng kiến nhiều công ty hình thành, tăng trưởng rồi biến mất khỏi
thị trường và ta cũng biết cốt lõi của mọi vấn đề này đều vì lợi nhuận. Để đạt được
lợi nhuận như mong muốn, các công ty đã thực hiện nhiều biện pháp như đẩy

mạnh hoạt động maketing, mở rộng quy mô hoạt động hay cắt giảm những chi phí
không cần thiết… Những biện pháp này tác động trực tiếp tới doanh thu, chi phí
rồi từ đó gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh những biện pháp trên còn có các biện pháp
mà tác động của nó trực tiếp đến lợi nhuận, đó chính là việc sử dụng đòn cân nợ và
đònNợ
cânlàđịnh
nhuphí.
cầu thiết yếu của hầu hết các công ty. Nợ cùng với vốn chủ sở hữu
tạo nên nguồn vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cả
hai loại nguồn vốn này được dùng để tài trợ cho các chi phí cố định và các chi phí
biến đổi phát sinh trong suốt quá trình kinh doanh. Trong đó chi phí cố định thể
hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nó bao gồm tài sản cố định, máy móc, cơ
sở hạ tầng, chi phí chuyên gia, quảng cáo… Nợ vay và định phí không chỉ là nền
tảng cho sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn có tác dụng gia tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp nói chung và của cổ đông nói riêng, tùy theo mức độ sử dụng nó.
Hiện nay rất nhiều nhà quản trị quan tâm đến vấn đề trên nhằm gia tăng
lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu của mình. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong giai
đoạn hiện nay khi mọi biện pháp nhằm gia tăng doanh thu hay giảm chi phí gần
như không hiệu quả do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy nhiên để
sử dụng lợi ích của đòn bẩy này công ty phải chấp nhận mức rủi ro nhất định và
đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả xấu cho công ty. Để hiểu hơn


về những vấn đề này được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm khoa Kinh tế và sự
hướng dẫn của thầy Tôn Thất Đào tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Đánh Giá Kết
Quả Hoạt Động Kinh Doanh Và Khảo Sát Tác Động Của Đòn Cân Nợ Và Đòn
Cân Định Phí Đến Doanh Lợi Và Rủi Ro tại Công Ty Cổ Phần Honda Ô Tô Kim
Thanh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:

Phân tích tác động của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính đến doanh
lợi và rủi ro của công ty.
Mục tiêu cụ thể:
¾ Đánh giá biến động của nguồn vốn và tài sản của công ty.
¾ Đánh giá tình hình hoạt động của công ty.
¾ Phân tích tác động của đòn bẩy kinh doanh của công ty.
¾ Đánh giá rủi ro kinh doanh của công ty qua các năm.
¾ Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính của công ty.
¾ Đánh giá rủi ro tài chính của công ty qua các năm.
¾ Phân tích đòn bẩy tổng hợp của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần Honda ô tô Kim Thanh.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài tìm hiểu về tình hình hoạt động và tác động của
đòn cân nợ và đòn cân định phí đến lợi nhuận và rủi ro của công ty trong khoảng
thời gian từ 2006-2008.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2009.
1.4. Cấu trúc luận văn: Đề tài gồm 5 chương.
Chương 1: Đăt vấn đề: Nêu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu.
2


Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Nêu các khái niệm và các
vấn đề liên quan đến bài luận. Nêu phương pháp thực hiện đề tài
Chương 3: Tổng quan: Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển cũng
như cơ cấu tổ chức quản lý của công ty.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Phân tích biến động của nguồn
vốn và của hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm 2007 và năm 2008.
Tính toán và phân tích đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính của công ty.
Đánh giá tác động của hai loại đòn bẩy này đến doanh lợi và rủi ro của công ty.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Nêu kết luận chung về vấn đề nghiên cứu và đưa
ra kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.1. Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Công Ty cổ phần ô Tô Kim Thanh
Thời gian đầu mới thành lập, công ty cổ phần ô tô Kim Thanh là loại hình
công ty TNHH hai thành viên trở lên, là công ty con của Công Ty Cổ Phần Siêu
Thanh, hạch toán kinh tế độc lập. Đầu 2008 công ty chuyển thành công ty cổ phần
ô tô Kim Thanh.

- Trụ sở chính: Số 6 Đường 03 Tháng 02, Phường 15, Quận 11, TP. HCM.
- Điện thoại: 848.8662222
- Fax: 848.8662266
- Email:
Công ty được đăng ký thành lập ngày 13/01/2006 theo Giấy chứng nhận kinh
doanh số 4102036206 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. HCM cấp ngày 13/01/2006
với ngành nghề kinh doanh chính là mua bán và sửa chữa xe hơi. Công ty chính
thức đi vào hoạt động vào ngày 15/09/2006 với nguồn vốn kinh doanh ban đầu là
31.800.000.000 VND và đến đầu năm 2008 nguồn vốn kinh doanh đã tăng lên
48.300.000.000 VND với vai trò là nhà phân phối chính thức thương hiệu ô tô lừng
danh thế giới – Honda. Công ty TNHH Ô Tô Kim Thanh tọa lạc tại một trung


tâm thương mại và dịch vụ thuộc loại lớn nhất TP. HCM với tổng diện tích đất

trên 3.250 m2 bao gồm Show room rộng hơn 250 m2, phần còn lại là khu nhà
xưởng, văn phòng, kho xe rộng rãi tiện nghi.
Qua một thời gian hoạt động và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng hiện đại đã nâng cao trình độ phục vụ khách
hàng, nhanh chóng chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên thị trường. Bên cạnh
đó, Công ty luôn hoàn chỉnh và nâng cao năng lực bộ phận quản lý, tận dụng triệt
để thế mạnh trong kinh doanh nhằm nâng cao uy tín. Trong thời gian qua, Công
ty TNHH Ôtô Kim Thanh đã cung ứng ra thị trường hàng loạt sản phẩm xe hơi
đời mới với chất lượng cao mang thương hiệu Honda như các dòng xe CRV, Civic
1.8, Civic
Ngày
2.0…
06/02/2007 Công ty đăng ký mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh
vực bất động sản, nhà hàng, ăn uống và dịch vụ du lịch.
Vào ngày 08/01/2008 Công ty đã thành lập thêm một công ty con là Công
Ty Cổ Phần Thiết Bị Văn Phòng Minh Thanh tại 123 Lê Thị Riêng – Quận 1 –
TP. Hồ Chí Minh. Là nhà phân phối độc quyền thiết bị văn phòng thương hiệu
Sam Sung tại Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh
Kinh doanh các loại xe Ôtô.
Cải tạo, sửa chữa xe Ôtô và cung cấp các dịch vụ bảo hành Ôtô.
Đại lý ký gửi hàng hoá, mua bán xe Ôtô, máy móc, phụ tùng.
Đào tạo công nhân sửa chữa Ôtô kỹ thuật cao.
Đại lý bảo hiểm xe ô tô.
Kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng và ăn uống.
Đầu tư bất động sản.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
2.1.2.1. Chức năng
Lĩnh vực thương mại: mua bán, ký gửi ô tô, phụ tùng các loại.
Lĩnh vực dịch vụ sửa chữa: sửa chữa các loại ô tô, thực hiện bảo hành, bảo

dưỡng cho các loại xe với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại của Nhật.

5


2.1.2.2. Nhiệm vụ
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn
phát sinh do q trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào nhu cầu thị trường hiện tại và tương lai, cơng phấn đấu đạt được
các chỉ tiêu đề ra nhằm mở rộng kinh doanh, đa dạng hố các lĩnh vực cho phù
hợp với nhu cầu của khách hàng.
Nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường về sản phẩm mới, dịch vụ mới để
cung cấp nhiều loại xe hơi và dịch vụ sửa chữa với chất lượng cao.
Thực hiện tốt nhu cầu thương mại và dịch vụ đối với khách hàng trong
nước. Mở rộng quan hệ hợp tác làm ăn với nước ngồi nhằm phát triển quy mơ
hoạt động, phục vụ cho cả nhu cầu ngồi nước.
Tích luỹ và tái đầu tư mở rộng cho sản xuất kinh doanh.
Tăng thu nhập, chăm lo và cải thiện đời sống của Cán bộ Cơng nhân viên
Phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu theo hướng chỉ đạo chung của nhà
nước mang lại hiệu quả kinh tế cho xã hội.
Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước.
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.2.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Cơng Ty
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

BAN GIÁM
ĐỐC


KINH
DOANH

TỔ CHỨC
HÀNH
CHÁNH

TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN

DỊCH VỤ

CHĂM SÓC
KHÁCH
HÀNG

KHO PHỤ
TÙNG XE

KHO XE Ô


Nguồn tin: Phòng tài chính kết tốn
6


2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Hội đồng quản trị: Là bộ phận quản lý toàn bộ hoạt động của công ty, kiểm
soát các quyết định của Tổng giám đốc, giám đốc và quyết định các phương án
hoạt động kinh doanh.

Ban giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp
trên về hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm hoàn thành đúng chỉ tiêu theo
yêu cầu của cấp trên, phê duyệt các chính sách, kế hoạch của công ty. Quy định
quyền hạn và trách nhiệm của các trưởng và phó phòng các bộ phận.
Phòng hành chánh, nhân sự: Quản lý nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và bố trí
lực lượng lao động thông qua chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Lưu trữ tài liệu, tiếp
nhận công văn đến và phát công văn đi. Tổ chức các lớp huấn luyện, nâng cao
trình độ tay nghề cho cán bộ, công nhân viên. Giải quyết các vấn đề pháp lý cho
người lao động.
Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, soạn thảo các văn bản, ký kết hợp đồng với
các đối tác kinh doanh. Xây dựng các phương án đầu tư trung dài hạn nhằm phát
triển sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường, làm công tác tiếp thị và góp
phần tham mưu cho ban lãnh đạo. Kết hợp với phòng tài chính kế toán để tổng
hợp và phân tích tình hình kinh doanh, lên kế hoạch phát triển công ty.
Phòng dịch vụ: Cung cấp tốt nhất dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe cho
khách hàng. Tham mưu cho Ban Giám đốc các quyết định thuộc chuyên môn kỹ
thuật của ngành nghề, các dự án đầu tư phát triển, các giải pháp công nghệ cải
tiến kỹ thuật, cải tiến quy trình công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy
móc, thiết bị tăng năng suất lao động.
Phòng chăm sóc khách hàng: Định kỳ gọi điện thăm hỏi, lấy ý kiến của
khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ Công ty đã cung cấp. Thông báo, giải
đáp các thắc mắc của khách hàng về dịch vụ và sản phẩm mới. Gọi điện nhắc
khách hàng khi sắp đến hạn bảo dưỡng xe. Thực hiện các chính sách theo chương
trình chăm sóc khách hàng của Honda Việt Nam đề ra.
Phòng tài chính kế toán: Phụ trách các nghiệp vụ kế toán, tổ chức hạch
toán kế toán của công ty theo quy định của nhà nước. Tổ chức công tác chi lương,
chuẩn bị tốt công tác tiền mặt để đáp ứng kịp thời cho yêu cầu sản xuất kinh
7



doanh. Thực hiện các báo cáo tài chính hàng tháng, quý, năm kịp thời và chính
xác. Tham mưu cho Giám đốc xây dựng các định mức chi phí cho phù hợp với
điều kiện kinh doanh của Công ty.
2.3. Tình hình hoạt động của công ty.
2.3.1. Tình hình lao động
Bảng 2.1. Tình Hình Lao Động Của Công Ty Trong Năm 2008
năm2008

Chỉ tiêu

số lượng (người)
Tổng số lao động

%

120

1. Phân theo giới tính
- Nam

101

84,17

19

15,83

- Trên ĐH, ĐH


19

15,83

- Cao đẳng

40

33,33

- trung cấp

51

42,50

- Lao động phổ thông

10

8,33

107

89,17

13

10,83


- Nữ
2.Phân theo trình độ

3. Phân theo hợp đồng lao động
- Dài hạn
- Có thời hạn

Nguồn tin: Phòng tài chính kết toán
Tổng số lao động của công ty cổ phần ô tô Kim Thanh hiện nay đạt 120
người, trong đó nhân viên nam là chủ yếu với 101 người chiếm 84,17%. Lao động
nữ chỉ 19 người, chiếm 15,83%. Do hoạt động của công ty chủ yếu là kinh doanh ô
tô và sửa chữa ô tô, trong đó sửa chữa là hoạt động cần nhiều lao động nhất và đây
chính là lý do làm chênh lệch cơ cấu lao động nam nữ trong công ty.
Nếu xét theo trình độ, do lượng nhân viên sửa chữa và kinh doanh gấp
khoảng 7 lần quản lý nên xét trên mặt bằng chung trình độ của lao động chủ yếu là
cao đẳng và trung cấp. Với tỉ lệ cao đẳng là 33,3%, trung cấp là 42,5% trong tổng
lao động của công ty. Nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chủ yếu là
8


nhân viên quản lý và một ít phân bố ở hoạt động sửa chữa. Tỉ lệ nhân viên đạt
trình độ này chỉ chiếm 15% trong tổng lao động. Lao động phổ thông làm các
công việc bảo vệ, lao công,.. chiếm tỉ lệ nhỏ, với 8,3% trong tổng lao động của
công ty.
Xét theo hợp đồng lao động, hoạt động của công ty có tính chất lâu dài và
tương đối ổn định nên công ty thường kí kết hợp đồng dài hạn với nhân viên. Tổng
nhân viên có hợp đồng dài hạn là 107 người, chiếm 89,17%. Lao động có thời hạn
chỉ 13 người, chiếm 10,83%.
2.3.2 Tình hình huy động vốn
Bảng 2.2 Tình Hình Huy Động Vốn Của Công Ty.

Khoản mục

2008(đồng)

tỉ trọng(%)

Tổng Vốn

59.712.877.492

Nợ phải trả

8.956.931.624

15,00%

- Nợ ngắn hạn

6.683.799.729

11,19%

- Nợ dài hạn

2.273.131.895

3,81%

Vốn chủ sở hữu


50.755.945.868

85,00%

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu

49.588.559.113

83,05%

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

1.167.386.755
1,96%
Nguồn tin: Phòng tài chính kết toán

Tổng vốn hoạt động của công ty cuối năm 2008 đạt 59,7 tỉ đồng, trong đó
bao gồm cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả chiếm 15% tổng vốn hoạt
động của công ty trong đó nợ ngắn hạn chiếm 11,2% tương đương với 6,68 tỉ đồng.
Các khoản nợ ngắn hạn này bao gồm phải trả người bán, người mua trả trước và
các khoản phải trả khác,… Nợ dài hạn chỉ chiếm 3,81% tương đương với 2,27 tỉ
đồng, nguồn tài trợ chủ yếu là từ các ngân hàng. Vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng
cao nhất trong tổng vốn hoạt động của công ty. Trong đó bao gồm vốn đầu tư của
chủ sở hữu lên tới 50,75 tỉ đồng, chiếm 85% tổng vốn hoạt động của công ty. Phần
còn lại là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đóng góp tỉ lệ nhỏ vào tổng vốn hoạt
động cùa công ty, tỉ trọng của nó chỉ chiếm 1,96% tổng vốn hoạt động của công ty.

9



2.3.3 Tình hình đầu tư tài sản cố định
Bảng 2.3. Tình Hình Đầu Tư Tài Sản Cố Định
Năm 2008
(Triệu đồng)

Loại TSCĐ
1.TSCĐ hữu hình

Cơ cấu (%)

9.501

96.75

72

0,74

- Máy móc thiết bị

5.428

55,27

- Phương tiện vận tải

2.228

22,70


- TSCĐ khác

1.772

18,05

2.TSCĐ vô hình

318

3,25

- Bằng sáng chế
- Phần mềm máy tính
- TSCĐ khác

80
41
158

1,63
0,43
1,61

- Nhà xưởng

Tổng TSCĐ

9.820
100

Nguồn tin: Phòng tài chính kết toán

Đối với công ty có loại hình hoạt động như công ty Kim Thanh thì các
phòng trưng bày, máy móc thiết bị là những yếu tố cần thiết cho quá trình hoạt
động và nó thường chiếm tỉ lệ cao trong tổng tài sản đầu tư của công ty. Cuối năm
2008, nhà xưởng có tổng giá trị 72 triệu đồng, chiếm 0,74% tổng tài sản cố định
của công ty. Máy móc thiết bị với tổng giá trị là 5,4 tỉ đồng, chiếm 55% tống giá
trị tài sản cố định. Các phương tiện vận tải truyền dẫn chiếm 22,7% tương đương
với 2,2 tỉ đồng. Các tài sản cố định khác chiếm tỉ lệ thấp hơn với tổng giá trị 1,78 tỉ
đồng tương đương với 18% tổng tài sản cố định của công ty. Các tài sản vô hình
khác chủ yếu phục vụ cho công tác quản lý như phần mềm náy vi tính, chiếm tỉ lệ
thấp trong tổng tài sản cố định của công ty. Tổng tài sản cố định vô hình cuối năm
2008 đạt 318 triệu đồng, chiếm 3,25% tổng tài sản cố định của công ty.

10


2.3.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.4. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2008
Khoản mục
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
- Trong đó : Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Lãi cơ bản trên cổ phiếu

2008 (Đồng)

Tỉ trọng trong tổng doanh thu

499.360.688.405
442.478.119.828

99,363%
88,044%

56.882.568.577
2.447.226.076
284.141.487
284.141.487
16.777.564.797
10.787.747.090

11,318%

0,487%
0,057%
0,057%
3,338%
2,147%

31.480.341.279
755.557.136
599.420.747
156.136.389

6,264%
0,150%
0,119%
0,031%

6,295%
31.636.477.668
8.962.965.288
1,783%
4,512%
22.673.512.380
Nguồn tin: Phòng tài chính kết toán

Trong năm 2008 hoạt động của công ty khá thuận lợi với tổng doanh thu
lên tới 502,563 tỉ đồng. Trong đó doanh thu bán ô tô và sửa chữa chiếm tới 93%,
tương đương với 499,36 tỉ đồng. Giá vốn là yếu tố có giá trị cao và chiếm tỉ trọng
lớn trong tổng doanh thu nên nên lợi nhuận gộp từ hoạt động trên không cao so
với doanh thu đạt được, chỉ 56,88 tỉ đồng, tương ứng 11,3% tổng doanh thu.
Trong hoạt động tài chính, doanh thu chủ yếu là từ lãi cho vay, với giá trị

lên tới 2,44 tỉ đồng, chiếm 0,48% tổng doanh thu. Chi phí cho hoạt động này chỉ
chiếm 284 triệu đồng trong đó chủ yếu là khoản chi phí tài chính do công ty vay
nợ của ngân hàng.
11


Chi phí bán hàng và chi phí quản lý là hai chi phí liên quan trực tiếp đến
hoạt động của công ty. Trong năm vừa qua tổng hai chi phí này lên đến 27,4 tỉ
đồng chiếm 5,4% tổng doanh thu. Vì tất cả chi phí của công ty đều lớn do đó tổng
doanh thu đạt lớn nhưng lợi nhuận đạt không cao. Tổng lợi nhuận trước thuế năm
2008 chỉ đạt 31,6 tỉ đồng chiếm 6,3% tổng doanh thu. Trong tổng lợi nhuận này
còn có đóng góp của hoạt động thanh lý tài sản. Tổng giá trị lợi nhuận trong hoạt
động này đạt 156 triệu đồng, chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng doanh thu.
Thuế thu nhập doanh ngiệp công ty phải nộp trong thời gian qua tương đối
cao, với mức thuế 28% tương ứng với tổng giá trị là 8,96 tỉ đồng. Lợi nhuận sau
thuế của công ty cuối năm 2008 đạt 22,67 tỉ đồng, một giá trị không lớn trong tổng
doanh thu đạt được nhưng so với các công ty khác trong cùng lĩnh vực như công ty
Honda Cộng Hòa, công ty Vidamco thì mức lợi nhuận Kim Thanh đạt được có giá
trị
đương.
2.4.tương
Thuận
lợi và khó khăn của công ty.
2.4.1. Thuận lợi
Công ty Kim Thanh kinh doanh các dòng xe của Honda ô tô, một thương
hiệu khá gần gũi với người Việt Nam nên được hưởng một lợi thế lớn.
Thị trường ô tô nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày một
gia tăng, điều này mở ra tiềm năng phát triển mạnh cho công ty trong tương lai.
Có được sự đoàn kết cao của toàn thể nhân viên, cùng với tinh thần cố gắng,
nỗ lực phấn đấu giúp công ty khắc phục những khó khăn trong quá trình hoạt

động.
2.4.2. Khó khăn
Công ty chịu sự cạnh tranh mạnh của các công ty khác trong cùng ngành,
đặc biệt là sự cạnh tranh của các hãng Toyota, với các dòng xe có mẫu mã tương
tự các dòng xe của Honda.
Khủng hoảng kinh tế hiện nay phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng,
và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Thị trường phục vụ hiện tại của công ty không lớn do ô tô là hàng hóa xa
xỉ, trong khi kinh tế nước ta còn khó khăn, nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng
không cao.

12


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm
Theo sách Tài Chính Doanh nghiệp Hiện Đại của tác giả Trần Ngọc Thơ,
đòn bẩy trong tài chính được chia làm hai loại: Đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là
đòn cân định phí, và đòn bẩy tài chính hay còn gọi là đòn cân nợ.
Đòn bẩy kinh doanh (Đòn cân định phí): phản ánh tác động của định phí
tới lợi nhuận EBIT của doanh nghiệp. Khi doanh thu tăng, định phí làm EBIT
tăng cao hơn, trong trường hợp này định phí mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Ngược lại, khi doanh thu giảm, định phí làm EBIT giảm thấp hơn và trường hợp
này định phí mang lại rủi ro cho doanh nghiệp.
Đòn bẩy tài chính (Đòn cân nợ): Phản ánh tác động của nợ vay đến lợi ích
và rủi ro của thu nhập vốn cổ phần (hay thu nhập EPS) của doanh nghiệp khi
EBIT thay đổi. Trong điều kiện hoạt động thuận lợi, EBIT tăng, nợ vay sẽ khuếch

đại gia tăng của EPS. Và ngược lại, khi EBIT giảm, nợ vay sẽ làm EPS giảm thấp
hơn mức độ giảm của EBIT.
Đòn bẩy tổng hợp: Đòn bẩy tổng hợp là tổng hợp của đòn cân nợ và đòn
cân định phí. Do đó nó phản ánh tác động của nợ vay và định phí tới thu nhập vốn
cổ phần (hay thu nhập EPS) của công ty khi doanh thu thay đổi. Cũng như đòn
cân nợ và đòn cân định phí, đòn cân tổng hợp có thể tác động đến thu nhập vốn cổ
phần theo hai hướng: Khi doanh thu tăng đòn bẩy tổng hợp làm thu nhập vốn cổ
phần tăng, ngược lại khi doanh thu giảm, đòn cân tổng hợp làm thu nhập vốn cổ
phần giảm.
Rủi ro: Rủi ro thể hiện tính không chắc chắn của các dự kiến đạt được trong
tương lai.


Xét góc độ tài chính, rủi ro thể hiện tính không chắc chắn của các lợi ích kì
vọng ở tương lai, nguyên nhân là do sự thay đổi của thị trường ngoài dự kiến. Rủi
ro có thể phân thành hai loại: rủi ro kinh doanh gắn liền với đòn bẩy kinh doanh
và rủi ro tài chính gắn liền với đòn bẩy tài chính.
3.1.2. Rủi ro kinh doanh và đòn cân định phí.
3.1.2.1. Rủi ro kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh hay còn gọi là rủi ro hoạt động là tính không chắc chắn
về lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của doanh nghiệp. Nói rõ hơn là tính
khả biến trong doanh thu và các chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Các yếu tố tác động đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp có thể được
mô tả chi tiết như sau:
- Tính biến đổi của doanh số theo chu kì kinh doanh: Doanh số của công ty
luôn thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi này có thể được hiểu theo hai khía cạnh,
tính biến đổi mang tính mùa vụ hoặc biến đổi doanh số theo vòng đời sản phẩm.
Vòng đời sản phẩm hay còn gọi là chu kì kinh doanh. Có bốn giai đoạn trong chu
kì kinh doanh: Khởi sự, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Trong các giai đoạn
trên doanh số của công ty luôn thay đổi nhưng với mức độ khác nhau. Riêng giai

đoạn bão hòa, sự thay đổi này có vẻ giảm nhẹ hơn. Tính biến động của doanh số
càng lớn, rủi ro kinh doanh của công ty càng cao.
- Tính biến đổi của giá bán: Hầu hết giá cả tất cả sản phẩm đều thay đổi
theo thời gian. Có những sản phẩm giá ít thay đổi hay tăng dần theo thời gian và
điều này thường xảy ra ở những sản phẩm tiêu dùng, thực phẩm chế biến sẵn…
Những sản phẩm khác như hàng điện tử, xe máy,… giá cả thường biến động ở mức
độ cao. Điều này gây ra nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp sản xuất chúng. Trong
điều kiện cạnh tranh thị trường mạnh mẽ, giá cả phải luôn thay đổi để thu hút
khách hàng, rủi ro kinh doanh từ đó cũng tăng theo.
- Tính biến đổi của chi phí: Việc thay đổi giá đầu vào gây ảnh hưởng nhiều
đến sản xuất cũng như giá cả của xuất lượng. Chính vì vậy, chi phí nhập lượng
thay đổi càng cao, rủi ro hoạt động càng lớn.
14


- Sự tồn tại của sức mạnh thị trường như quy mô hoạt động lớn, trình độ
quản trị, kĩ thuật công nghệ… Những doanh nghiệp có sức mạnh thị trường càng
lớn, họ có nhiều khả năng kiểm soát chi phí cũng như giá cả của họ hơn, rủi ro
kinh doanh từ đó giảm dần. Sức mạnh thị trường càng lớn, rủi ro kinh doanh càng
hạn hẹp.
- Đa dạng hóa sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm giúp giảm thiểu rủi ro kinh
doanh cho nhiều công ty. Kinh doanh nhiều mặt hàng, sự sụt giảm trong kinh
doanh mặt hàng này sẽ được bù đắp bởi doanh số của mặt hàng khác.
- Tăng trưởng: Mọi doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng thường
có nhu cầu cao về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thay đổi chi phí hoạt động, đòi
hỏi đầu tư nghiên cứu phát triển… Điều này ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định của
lợi nhuận EBIT và rủi ro gia tăng.
- Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh: Việc sử dụng định phí có thể làm tăng lợi
nhuận EBIT của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng làm tăng rủi ro cho lợi
nhuận này tùy theo biến động của doanh thu và mức độ định phí được sử dụng.

Khi định phí sử dụng cao, độ nghiêng đòn cân định phí càng lớn, rủi ro kinh
doanh
lớn.
3.1.2.2.càng
Độ nghiêng
đòn cân định phí.
Độ nghiêng đòn cân định phí viết tắt là DOL, nó đo lường độ nhạy cảm của
EBIT trước sự thay đổi của doanh thu (hay sản lượng tiêu thụ). Cụ thể hơn, nó đo
lường phần trăm thay đổi trong EBIT khi doanh thu thay đổi 1%.
DOL tại X =

% thay ñoåi cuûa EBIT
% thay ñoåi cuûa doanh soá

(a)

DOL khác nhau ở mỗi mức doanh thu, do đó cần phải xác định mức doanh
thu (hay sản lượng) tại đó ta tính DOL.
Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh thể hiện tính mạo hiểm trong kinh doanh.
Nó có quan hệ trực tiếp tới việc sử dụng chi phí cố định của doanh nghiệp. Khi
doanh nghiệp có mức định phí lớn, chính định phí này sẽ làm tăng sự thay đổi
trong EBIT khi doanh thu thay đổi. Chính vì vậy nó có thể gây ra rủi ro cho
doanh nghiệp khi doanh số không được như ý muốn. Đòn bẩy kinh doanh càng
cao thì mức rủi ro càng lớn và ngược lại.
15


×