Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHOAI LANG VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY KHOAI LANG NHẬT TẠI HUYỆN XUÂN LỘC TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHOAI LANG VÀ
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY KHOAI
LANG NHẬT TẠI HUYỆN XUÂN LỘC TỈNH ĐỒNG NAI

VŨ VIỆT CƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm Hiểu Thực Trạng Sản
Xuất Khoai Lang Và Tiềm Năng Phát Triển Của Cây Khoai Lang Nhật Tại Huyện Xuân
Lộc Tỉnh Đồng Nai” do Vũ Việt Cường, sinh viên khóa 31, ngành Ngành Phát Triển
Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày___________________ .

Nguyễn Ngọc Thùy
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

______________________
Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký - Họ tên)

_________________________
Ngày

tháng

năm

(Chữ ký - Họ tên)

_________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Thấm thoát đã bốn năm trôi qua kể từ khi tôi bước chân vào giảng đường đại
học. Thời gian bốn năm tuy ngắn ngủi nhưng chất chứa biết bao kỉ niệm và đây là

quảng thời gian rất quan trọng với biết bao kiến thức đã tích lũy được nhằm làm hành
trang bước vào đời.
Xin được gởi lời chia sẻ của tôi đến với những người đã gắn bó và giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
Đầu tiên con xin được bày tỏ lòng yêu thương chân thành, lòng biết ơn vô bờ
bến đến với mẹ, người đã sinh ra con và nuôi dạy con cho tới ngày hôm nay. Và đối
với các cậu, mợ, cô, chú những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Xin được gởi lời cám ơn đến tất cả các thầy cô giảng viên khoa Kinh Tế trường
đại học Nông Lâm TP.HCM. Những người đã cung cấp hành trang kiến thức quý báu
cho chúng em.
Em xin cám ơn thầy TS. Nguyễn Ngọc Thùy đã hướng dẫn em hoàn thành tốt
đề tài tốt nghiệp.
Xin được gởi lời cám ơn chân thành đến tất cả các bác, cô chú ở huyện Xuân
Lộc đặc biệt là gia đình bác Lê Minh Cương đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều
trong thời gian làm đề tài.
Cuối cùng là lời chúc tốt lành của tôi đến các bạn sinh viên lớp PT31, những
người đã kề vai sát cánh cùng tôi trong bốn năm học vừa qua, chúc các bạn thành công
và không ngừng đi lên trong cuộc sống.

TP.HCM, tháng 6 năm 2009
Vũ Việt Cường


NỘI DUNG TÓM TẮT
VŨ VIỆT CƯỜNG. Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP.HCM. Tháng 6
năm 2009. “Tìm Hiểu Thực Trạng Sản Xuất Khoai Lang Và Tiềm Năng Phát
Triển Của Cây Khoai Lang Nhật Tại Huyện Xuân Lộc Tỉnh Đồng Nai”.
VU VIET CUONG. Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho Chi
Minh City June 2009. “Analysis of The Current Situation of Sweet Potata
Production and Evaluation of Growth Potential of The Japanese Sweet Potato in

Xuan Loc District, Dong Nai Province”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng canh tác khoai lang và đánh giá tiềm năng
phát triển cây khoai lang Nhật tại huyện Xuân Lộc – tình Đồng Nai trên cơ sở phân
tích số liệu điều tra 97 hộ trồng khoai lang trên địa bàn huyện Xuân Lộc .
Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu thực trạng trồng khoai lang của người dân tại 3
xã Xuân Hòa, Xuân Hưng và Xuân Tâm, cả về điều kiện tự nhiên lẫn cơ sở hạ tầng kết
hợp với phân tích những lợi thế và khó khăn, yếu kém trong hoạt động canh tác khoai
lang trên tất cả các mặt, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần cải thiện tình hình
canh tác khoai lang và đánh giá những tiềm năng của huyện trong việc phát triển cây
khoai lang Nhật.
Sau một thời gian nghiên cứu, khóa luận đã thực hiện được một số nội dung cơ
bản:
- Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất tiêu thụ khoai
lang ở 3 xã Xuân Tâm, xã Xuân Hưng và xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc
- Điều tra giống khoai lang và quy trình kỹ thuật canh tác khoai lang, đất đai,
mùa vụ, sử dụng phân bón, phòng trừ sâu bệnh
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây khoai lang tại địa phương.
- Đánh giá tiềm năng của địa phương trong việc trồng khoai lang Nhật.
- Đưa ra những kiến nghị để thúc đẩy sản xuất khoai lang tại địa phương có
hiệu quả hơn.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng


ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2


1.2.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.2.4. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3. Cấu trúc đề tài

2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng Quan Tài Liệu Nghiên Cứu

4

2.2. Tổng Quan Địa Bàn Nghiên Cứu

6

2.2.1. Điều Kiện Tự Nhiên

6

2.2.1.1. Vị Trí Địa Lý


6

2.2.1.2. Khí Hậu, Thời Tiết

7

2.2.1.3. Địa Hình

7

2.2.1.4. Tài Nguyên Đất Đai

8

2.2.1.5. Tài Nguyên Nước

13

2.2.1.6. Tài Nguyên Rừng

15

2.2.1.7 Tài nguyên khoáng sản

15

2.2.1.8. Các vấn đề môi trường

16


2.2.2 Điều Kiện Kinh tế - Xã hội

16

2.2.2.1. Dân Số Và Lao Động

16

2.2.2.2 Y Tế

17

2.2.2.3 Cơ sở hạ tầng

17

2.2.2.4. Tình hình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

19

v


2.2.2.5. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai lang ở Thế giới và Việt Nam

20

2.2.2.6. Thực Trạng Sản Xuất Và Tiêu Thụ Khoai Lang ở Huyện Xuân Lộc Tỉnh Đồng
21


Nai
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5

3.1. Cơ sở lý luận

5

3.1.1. Giới thiệu về cây khoai lang

5

3.1.1.1. Giới thiệu về nguồn gốc và sự phân bố

5

3.1.1.2. Về giống

5

3.1.2. Giá trị, công dụng và tầm quan trọng của khoai lang

26

3.1.2.1. Giá trị kinh tế

26

3.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng


26

3.1.2.3. Công dụng của cây khoai lang

27

3.1.2.4. Tầm quan trọng của khoai lang

27

3.1.3. Yêu cầu sinh thái của khoai lang

28

3.1.5. Cơ sở lý luận về kết quả sản xuất

29

3.1.6. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế

30

3.2. Phương pháp nghiên cứu

31

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

31


3.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin

31

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

23

4.1. Mô Tả Mẫu Điều Tra

23

4.1.1 Giới tính của chủ hộ điều tra

23

4.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra

23

4.1.3. Độ tuổi của chủ hộ điều tra

33

4.2. Đặc điểm canh tác Khoai lang tại 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm

34

4.2.1. Qui mô sản xuất khoai lang tại 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm


34

4.2.2. Thời vụ trồng khoai lang

36

4.2.3. Tình hình sử dụng các giống khoai lang của hộ điều tra

38

4.2.4. Kỹ thuật canh tác khoai lang

40

4.2.4.1. Kỹ thuật chuẩn bị đất trồng

40

4.2.4.2. Khoảng cách và mật độ trồng

40
vi


4.2.5. Tình hình áp dụng các kỹ thuật trong canh tác khoai lang

41

4.2.6. Tình hình sử dụng phân bón của hộ điều tra


42

4.2.6.1. Tình hình sử dụng phân bón lót

43

4.2.6.2. Tình hình sử dụng phân bón thúc

44

4.2.7. Tình hình sâu bệnh trên khoai lang và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh của hộ
điều tra

45

4.2.8. Tình hình tiêu thụ và kênh tiêu thụ khoai lang

46

4.2.8.1 Tình hình tiêu thụ khoai lang

46

4.2.8.2. Kênh tiêu thụ khoai lang

48

4.3. Tình hình vay vốn và tập huấn khuyến nông của hộ điều tra


50

4.3.1. Tình hình vay vốn của hộ điều tra

50

4.3.2. Công tác khuyến nông

51

4.4.1. Chi phí lao động trung bình của khoai lang trên 1.000 m2

54

4.4.2. Chi phí vật chất trung bình của khoai lang trên 1.000 m2

55

4.4.3. Đánh giá kết quả, hiệu quả của cây khoai lang trên 1.000 m2

56

4.5. Đánh giá tiềm năng phát triển cây khoai lang Nhất tại xã Xuân Hoà huyện Xuân
57

Lộc tỉnh Đồng Nai

4.5.1. Đánh giá triển vọng trồng khoai lang Nhật trên ý kiến của nông dân được điều
tra


57

4.5.2. Phân tích ma trận Swot để đánh giá tiếm năng phát triển cây khoai lang Nhật tại
địa phương

59

CHƯƠNG 5 :KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

31

5.1. Kết luận

31

5.2. Kiến nghị

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật


CPSX

Chi phí sản xuất

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính

LN

Lợi nhuận

TN

Thu nhập

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện Tích Các Loại Đất Huyện Xuân Lộc

9


Bảng 2.2. Tình Hình Sử Dụng Đất Huyện Xuân Lộc

13

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất khoai lang Nhất Vụ Hè Thu năm 2008

21

Bảng 2.4. Tình hình sản xuất khoai lang Nhất Vụ Mùa năm 2008

22

Bảng 4.1. Giới Tính của Chủ Hộ

23

Bảng 4.2. Độ tuổi của chủ hộ điều tra

34

Bảng 4.3. Kỹ thuật chuẩn bị đất trồng khoai lang tại 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hưng,
Xuân Tâm

40

Bảng 4.4. Khoảng cách và mật độ trồng khoai lang

40

Bảng 4.5. Liều lượng phân bón trung bình mà người nông dân sử dụng tại 3 xã Xuân

Hòa, Xuân Hưng và Xuân Tâm

45

Bảng 4.6. Tình hình vay vốn tại 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm

50

Bảng 4.7. Tình hình tham gia tập huấn khuyến nông tại 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hưng,
Xuân Tâm

51

Bảng 4.8 Các nguồn thông tin tiếp cận hiệu quả nhất

53

Bảng 4.9. Chi phí lao động trung bình của khoai lang trên 1.000 m2 tại 3 xã Xuân Hòa,
Xuân Hưng và Xuân Tâm

54

Bảng 4.10. Chi phí vật chất trung bình của khoai lang trên 1.000 m2 tại 3 xã Xuân Hòa,
Xuân Hưng và Xuân Tâm

55

Bảng 4.11. Đánh giá kết quả, hiệu quả của cây khoai lang trên 1.000 m2 tại 3 xã Xuân
Hòa, Xuân Hưng và Xuân Tâm


56

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Biểu đồ 4.1. Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra

33

Biểu đồ 4.2. Quy mô cánh tác của hộ điều tra tại 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân
Tâm

35

Hình 4.3. Lịch thời vụ trồng khoai lang tại 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm 36
Biểu đồ 4.4. Số hộ trồng khoai lang tại 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm từng
37

mùa vụ

Biểu đồ 4.5. Tình hình sử dụng các giống khoai lang tại 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hưng,
Xuân Tâm

38

Biểu đồ 4.6. Nguồn giống khoai lang tại 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hưng, Xuân Tâm

39


Biểu đồ 4.7. Tình hình áp dụng các kỹ thuật trong canh tác khoai lang tại 3 xã Xuân
Hòa, Xuân Hưng và Xuân Tâm

41

Biểu đồ 4.8. Số các kỹ thuật được áp dụng trong canh tác khoai lang tại 3 xã Xuân
Hòa, Xuân Hưng và Xuân Tâm

42

Biểu đồ 4.9. Tình hình sử dụng phân bón lót

43

Biểu đồ 4.10. Tình hình sử dụng phân bón thúc

44

Biểu đồ 4.11. Tình hình sâu bệnh trên khoai lang tại 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hưng và
Xuân Tâm

45

Biểu đồ 4.12. Tình hình phòng trị sâu bệnh tại 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hưng và Xuân
Tâm

46

Biểu đồ 4.13. Các hình thức tiêu thụ khoai lang chủ yếu tại địa phương


46

Biểu đồ 4.14. Các hình thức tiêu thụ khoai lang được ưa thích nhất tại 3 xã Xuân Hòa,
Xuân Hưng và Xuân Tâm

47

Hình 4.15. Sơ đồ kênh tiêu thụ khoai lang

48

Biểu đồ 4.16. Thể hiện lý do không vay vốn của hộ điều tra

50

Biểu đồ 4.17. Lý do không tham gia tập huấn khuyến nông

52

Biểu đồ 4.18. Đánh giá triển vọng trồng khoai lang Nhật dựa trên ý kiến của nông dân
58

3 xã

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn

Phụ lục 2: Kỹ thuật trồng khoai lang xuất khẩu
Phụ lục 3: Danh sách hộ điều tra

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai là một huyện nông nghiệp thuần túy. Nhìn
chung điều kiện tự nhiên phục vụ sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm
thu được từ nông nghiệp chịu tác động rất lớn bởi sự biến động của thị trường, giá cả
bấp bênh, có lúc xuống quá thấp đã gây thiệt hại và ảnh hưởng ít nhiều đến kinh tế và
tâm lý của người dân. Các cây trồng chính của huyện hiện nay như: Lúa, Điều, Xoài…
đều không mang hiệu quả như người dân mong muốn. Việc tìm ra một cây trồng mới
vừa có hiệu quả kinh tế cao vừa thích nghi với điều kiện tự nhiên khó khăn, trình độ
sản xuất của huyện là cần thiết.
Huyện Xuân Lộc vốn nổi tiếng là một vùng trồng khoai lang (được mệnh danh
là khoai lang căn cứ 4). Tuy nhiên trong những năm gần đây, do nhu cầu thị trường về
khoai lang giảm nên phòng trào trồng khoai lang đã lắng xuống, người dân trồng khoai
lang giờ đây chỉ với mục đích phục vụ nhu cầu gia đình là chính, hầu hết chỉ trồng với
quy mô nhỏ mang tính tự cung tự cấp. Cây khoai lang chưa trở thành một cây trồng
hàng hóa mang lai thu nhập cho người nông dân nơi đây.
Thực hiện chủ trương của Huyện Ủy, UBND huyện Xuân Lộc về việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất bạc màu của huyện Xuân Lộc, đa dạng hóa cây
trồng và nhằm làm sống lại vùng khoai lang Căn Cứ 4 nhận thấy khoai lang Nhật là
một trong những cây phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế phòng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn đã đề xuất đưa và được UBND huyện Xuân Lộc đưa khoai lang
Nhật vào trồng tại Huyện.

Tuy mới chỉ được đưa vào trồng thử nghiệm từ tháng 04/2008, giống khoai lang
Nhật đã cho thấy đây là loại khoai có chất lượng tốt, dễ trồng, dễ tiêu thụ và có hiệu
quả kinh tế cao. Diện tích trồng khoai lang Nhật ngày càng mở rộng tại huyện.


Nhằm tìm hiểu tình hình sản xuất tại huyện Xuân Lộc, đồng thời xác định năng
xuất, hiệu quả kinh tế của cây khoai lang và đánh giá tiềm năng phát triển của khoai
lang Nhật tại huyện Xuân Lộc. Được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Ngọc Thùy tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHOAI
LANG VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY KHOAI LANG
NHẬT TẠI HUYỆN XUÂN LỘC TỈNH ĐỒNG NAI”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây khoai lang
trong năm 2008 tại huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình kinh tế xã hội, tình hình sản xuất tiêu thụ khoai lang ở 3 xã
Xuân Tâm, xã Xuân Hưng và xã Xuân Hòa huyện Xuân Lộc
- Điều tra giống khoai lang và quy trình kỹ thuật canh tác khoai lang, đất đai,
mùa vụ, sử dụng phân bón, phòng trừ sâu bệnh
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây khoai lang tại địa phương.
- Đánh giá tiềm năng của địa phương trong việc trồng khoai lang Nhật.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất khoai lang tại địa phương có
hiệu quả hơn.
1.2.3. Đối tượng nghiên cứu
Những hộ nông dân trồng khoai lang trên địa bàn 3 xã Xuân Tâm, Xuân Hưng
và Xuân Hòa huyện Xuân Lộc - tỉnh Đồng Nai.
1.2.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu tại 3 xã Xuân Tâm, Xuân Hưng và
Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc - tỉnh Đồng Nai.

Phạm vi thời gian: từ 3/2009 – 6/2009
1.3. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1. Đặt vấn đề
2


Sơ lược về lí do lựa chọn, mục tiêu, nội dung cũng như giới hạn của đề tài
nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu một số tình hình cơ bản của huyện Xuân Lộc như: kinh tế xã hội,
giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng…đồng thời sơ lược hiện trạng chung về sản xuất nông
nghiệp ở địa phương.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu về các khái niệm sử dụng phục vụ cho đề tài nghiên cứu như: Các chỉ
tiêu đánh giá kết quả kinh tế…cũng như phương pháp thu thập và xử lí số liệu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu cụ thể về thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai lang của nông hộ, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của khoai lang và xác định tiềm năng của
huyện Xuân Lộc trong việc trồng khoai lang Nhật.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị cho việc trồng khoai
lang tại địa phương.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong những năm gần đây, phòng trào trồng khoai lang trên địa bàn huyện
Xuân Lộc không còn được phát triển như trước, thậm chí gần như toàn huyện không
còn trồng khoai lang. Chính vì vậy, những công trình nghiên cứu, những báo cáo về
tình hình trồng khoai lang tại huyện là rất ít.
Từ năm 2008, Thực hiện chủ trương của Huyện Ủy, UBND huyện Xuân Lộc về
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất bạc màu của huyện Xuân Lộc, đa dạng
hóa cây trồng và nhằm làm sống lại vùng khoai lang Căn Cứ 4, cây khoai lang Nhật
được đưa vào trồng tại huyện và cuối năm 2008 huyện đã có báo cáo đánh giá bước
đầu về tình hình trồng khoai lang Nhật của huyện.
Các nghiên cứu trước đây về cây khoai lang thường chỉ tập chung nghiên cứu
về khía cạnh kỹ thuật của cây khoai lang và có rất ít nghiên cứu về khía cạnh kinh tế xã hội của cây khoai lang chẳng hạn như: tác giả Nguyễn Viết Đĩnh (2002) với đề tài:
”Nghiên Cứu Thành Phần Sâu Hại Khoai Lang Và Kỹ Thuật Mới Phòng Ngừa Bọ Hà
Hại Khoai Lang (Cylas Formicarius F)” cho thấy bọ hà là một nguyên nhân chủ yếu
làm suy giảm năng suất của cây khoai lang, nghiên cứu cũng đã chi ra nhiều phương
pháp mới phòng trừ bọ hà hữu hiệu và kinh tế nhất.
Hay tác giả Hoàng Kim và các cộng sự (1994) với ”Báo cáo kết quả khảo
nghiệm giống khoai lang mới trên một số vùng sinh thái nông nghiệp miền Nam. Báo
cáo tại hội nghị cây có củ quốc gia ngày 1- 3 tháng 2 năm 1994” đã cho thấy các
giống khoai lang mới có tiềm năng phát triển tại miền Nam.
Các đề tài đánh giá về khía cạnh kinh tế - xã hội tại huyện Xuân Lộc về cây
khoai lang cũng như các loại cây trồng khác thì hầu như rất ít. Chỉ có một số đề tài
thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai về các loại cây trồng khác như: tác giả Nguyễn


Thị An Cư (2007) với đề tài ”xác định hiệu quả kinh tế và tiềm năng của cây khoai mì
tại xã Vĩnh Thạch, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai” thông qua các đánh giá một số
chỉ tiêu về kết quả (doanh thu, lợi nhuận, thu nhập..) và hiệu quả (tỷ suất lợi nhuận, tỷ
suất thu nhập..) đã cho thấy khoai mì là một loại cây có hiệu quả kinh tế tại nơi đây.
Đề tài ”Điều tra giống, kỹ thuật canh tác và hiệu quả kinh tế cây xoài tại huyện

An Biên – tỉnh Kiên Giang” của Lê Hồng Sinh (2007) đã phản ánh một cách chi tiết
thực trạng sản xuất Xoài về cơ cấu giống, trình độ canh tác và hiệu quả kinh tế đạt
được từ cây Xoài của người trồng xoài tại huyện An Biên tỉnh Kiên Giang.
Nhìn chung những tài liệu này đã cung cấp đầy đủ cho tôi những phương pháp
đánh giá và tìm hiểu về tình hình trồng khoai lang tại huyện Xuân Lộc.

5


2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Xuân Lộc nằm ở phía Đông của tỉnh Đồng Nai, đã được điều chỉnh địa
giới hành chính do chia tách một số xã qua huyện mới, địa giới hành chính huyện được
xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Định Quán
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía Tây giáp huyện Long khánh
Huyện xuân lộc bao gồm 15 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị trấn Gia Ray
và 14 xã gồm: Xuân Hiệp, Suối Cát, Xuân Định, Bảo Hòa, Xuân Phú, Lang Minh,
Xuân Tâm, Xuân Hưng, Xuân Hòa, Xuân Bắc, Suối Cao, Xuân Thọ, Xuân Trường,
Xuân Thành. Diện tích tự nhiên toàn huyện 72.679 ha, dân số trung bình năm 2004:
210.324 người, chiếm 12,4% về diện tích và 9,5% về dân số toàn tỉnh Đồng Nai.
Với vị trí địa lí trên, huyện có những lợi thế và hạn chế như sau:
a) Về lợi thế
Những năm trước mắt huyện sẽ có những lợi thế để trở thành vành đai thực
phẩm phục vụ cho các đô thị lớn và các khu công nghiệp.
Huyện có quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất chạy qua, trung tâm huyện đóng
tại ngã ba Ông đồn là đầu mối của các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực, tạo

cho Xuân Lộc có ưu thế về phát triển nền kinh tế hướng ngoại với các thế mạnh về
nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp đóng vai trò quan trọng phát triển nông nghiệp tỉnh
Đồng Nai với các tỉnh Duyên hải nam trung bộ và hướng ra biển qua tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
b) Về hạn chế
Phần lãnh thổ do huyện quản lí chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó còn
một số xã thuộc diện xã nghèo, công nghiệp và dịch vụ có quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội nhìn chung đều ở mức thấp.

6


Những lợi thế về phát triển công nghiệp của huyện phân lớn còn ở dạng tiềm
năng. Vì vậy để chủ động sớm tạo lợi thế cho phát triển công nghiệp huyện cần tập
trung đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thuế và cải
tiến thủ tục hành chính.
2.2.1.2. Khí hậu, thời tiết
Huyện Xuân Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với
những đặc trưng chính như sau:
- Tổng lượng bức xạ dồi dào với chế độ nhiệt độ cao và ổn định: trung bình
154-158 kcal/cm2-năm, cán cân bức xạ 70-80kl/cm2. Số giờ nắng trong ngày trung
bình 5,7-6 giờ. Nhiệt độ cao và ổn định quanh năm,nhiệt độ trung bình tháng 25,4 độ
C, biên độ nhiệt hàng ngày lớn 7 độ - 8 độ C điều này ảnh tới tăng trưởng của cây
trồng, tổng tích ôn đới trung bình 9,271 độ C/năm.
- Lượng mưa: huyện Xuân Lộc là nơi có lượng mưa cao so với các huyện của
tỉnh (trung bình từ 1.956-2.139mm/năm), có su thế giảm dần theo hướng Đông Bắc
xuống Tây Nam. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11, vào
những năm mưa thuận có thể làm được 2 vụ màu hoặc 1 vụ lúa + 1 vụ màu với các
giống ngắn ngày. Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở đây là thường có những đợt
hạn ngắn vào đầu vụ hè thu. Mưa nhiều và mưa to vào thời kì từ tháng 7 đến tháng 9,
kết hợp với độ ẩm không khí cao, số giờ nắng giảm năng suất vụ thứ 2 thường thấp và

đất dễ bị xói mòn. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 do có sự mất cân
đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên để tiến hành sản xuất cần phải
được tưới và khi đã cung cấp đủ nước thì sản xuất thường có hiệu quả cao và ổn định.
Nhìn chung khí hậu thời tiết của huyện có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế,
ít có thiên tai như bão, lụt, sương muối…ngoài ra nơi đây còn chịu ảnh hưởng của
phần thời tiết biển nên thời tiết mùa khô dịu hơn so với mùa khác. Đây cũng là nơi có
khí hậu tốt cho du lịch nghỉ ngơi.
2.2.1.3. Địa hình
Xuân Lộc là vùng đồi gò lượn sóng, địa hình nối tiếp giữa đồng bằng và cao
nguyên Đông Nam Bộ. Độ cao trung bình dưới 200m, độ cao trung bình dưới 200m,
độ dốc 15%. Địa hình Xuân Lộc cò thể chia làm 2 dạng gồm: núi, đồi thoải lượn sóng.
7


Địa hình núi: phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn,chiêm
khoảng 6-7% tổng diện tích toàn huyện, trong đó nổi tiếng nhất là núi Chứa Chan, với
độ cao 844m, tuy không thích hợp với sản xuất nông nghiệp nhưng lại chứa đựng tiềm
năng về phát triển du lịch. Ngoài núi chứa chan còn có các núi nhỏ khác như: Núi Mây
Tào, núi Sa Bi, núi Bà Sót, núi Hót, núi Hòa Hưng…
Địa hình đồi thoải lượn sóng: là dạng địa hình chính hiện chiếm 85% tổng diện
tích toàn huyện. Độ dốc phổ biến từ 3 - 8 độ khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp
với các loại địa hình lâu năm. Tuy nhiên trên các khu vực có độ dốc trên 3 độ cần chú
trọng biện pháp xây dựng đồng ruộng để hạn chế tình trạng xói mòn đất trong mùa
mưa.
2.2.1.4. Tài nguyên đất đai
a) Về phân loại đất
Toàn huyện có 6 nhóm đất, bao gồm 15 loại đất chính
+ Đất xám vàng (AC) :
Đất xám vàng là loại đất có diện tích lớn (42% DTTN), phân bố tập trung ở phía Đông
của huyện và ven sông La Ngà, thuộc các xã Xuân Thọ, Xuân Bắc, Xuân Hiệp, Suối

Cát, Gia Ray, Xuân Trường, Suối Cao, Xuân Thành, Xuân Tâm, Xuân Hưng. Phần lớn
(85,3%) diện tích có độ dốc cấp I, II và 67,5% diện tích có tầng dày từ 70 cm trở lên.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp (nghèo mùn, đạm, lân tổng số), khả năng
giữ nước kém. Đất được hình thành trên bốn loại mẫu chất chính là granit, đá phiến,
phù sa cổ, dốc tụ, trong đó các loại đất phát triển trên đá phiến có chất lượng tốt nhất,
kế đến là trên dốc tụ và phù sa cổ, kém nhất là trên granit. Phần lớn diện tích có kết
von hoặc gley và tầng đá nông.
+ Đất đá bọt núi lửa (AN):
Đất đá bọt núi lửa là loại đất tốt, nhưng có diện tích nhỏ (194ha) phân bố trong
phạm vi hẹp thuộc các xã Lang Minh, Xuân Tâm.

8


Bảng 2.1 Diện Tích Các Loại Đất Huyện Xuân Lộc
Số TT

Tên Đất

Kí hiệu

Diện tích(ha)

Tỉ lệ %

I

ĐẤT XÁM VÀNG

AC


30.528

42,00

1

Đất xám vàng kết von

ACf

14.019

45,92

2

Đất xám vàng gley

ACg

3.508

11,49

3

Đất xám vàng điển hình

ACh


13.001

42,59

II

ĐẤT ĐÁ BỌT NÚI LỬA

AN

194

0,27

4

Đất đá bọt điển hình

ANh

194

100,00

III

ĐẤT ĐỎ VÀNG

FR


8.807

12,12

5

Đất đỏ thẩm

FRr

3.733

42,39

6

Đất đỏ vàng

FRx

5.073

57,61

IV

ĐẤT TẦNG MỎNG

LP


2.800

3,85

7

Đất tầng mỏng

LPd

2.800

100,00

V

ĐẤT NÂU THẨM

LV

19.051

26,21

8

Đất nâu thẩm có tầng kết von

LVf


10.564

55,45

9

Đất nâu thẩm gley

LVg

5.766

30,27

10

Đất nâu thẩm điển hình

LVh

610

3,20

11

Đất nâu

LVx


2.111

11,08

VI

ĐẤT XÁM NÂU

LX

10.098

13,89

12

Đất xám nâu kết von

LXf

509

5,04

13

Đất xám nâu gley

LXg


684

6,77

14

Đất xám nâu điển hình

LXh

6.301

62,40

15

Đất xám nâu có màu đỏ

LXr

2.604

25,79

Đất sông suối ao hồ

1.201

1,65


Tổng diện tích tự nhiên

72.679

100,00

Nguồn : UBND Huyện Xuân Lộc

9


+ Đất đỏ vàng (FR):
Đất đỏ vàng có diện tích 8.807 ha chiếm 12,12% diện tích tự nhiên. Phân bố
hầu hết ở các xã của huyện, nhưng tập trung nhất và vó diện tích lớn nhất thuộc các xã:
Xuân Định, Xuân Bắc, Xuân Hiệp, Xuân Trường, Xuân Hưng, Xuân Tâm, hầu hết
diện tích có độ dốc cấp 1, tầng đất rất dày, kết cấu tơi xốp, thoát nước tốt, độ phì cao.
Nhìn chung chất lượng của đất đỏ thẩm cao hơn hẳn so với đất vàng đỏ và các loại đất
khác trên phạm vi toàn huyện. Yếu tố hạn chế chính của nhóm đất này là một số diện
tích bị kết von.
+ Nhóm đất tầng mỏng (LP):
Nhóm đất tầng mỏng chiếm 3,85% trong diện tích toàn huyện. phân bố ở các
xã: Xuân Thọ, Xuân Hiệp, Suối Cát, Gia Ray, Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân
Hưng, Xuân Tâm, Xuân Hòa. Nhóm đất tầng mỏng chủ yếu được hình thành trên địa
hình núi với mẫu chất là đá granit, số ít trên đá bazan, có độ dốc lớn, với tầng dày dưới
30cm. Chất lượng đất xấu nhất bị thoái hóa nghiêm trọng, cần được nhanh chóng phủ
xanh thảm rừng.
+ Đất nâu thẩm (LV):
Đất nâu thẩm có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp của Xuân Lộc.
Nhóm đất này có diện tích 19.051 ha chiếm 26,21% diện tích toàn huyện. Phân bố tập

trung ở khu vực Tây, Tây Nam của huyện và phía bắc núi Chứa Chan. Tập trung nhiều
ở các xã: Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Bắc, Suối Cao,
Xuân Tâm. Đất phát triển trên đá bazan, có độ dốc phổ biến là cấp I, kết cấu tơi xốp,
độ phì nhiêu khá cao (hàm lượng mùn, đạm, lân, kali khá cao), nhưng tầng đất hơi
mỏng nên không thích hợp với cây lâu năm. Hiện là địa bàn sản xuất cây lương thực
trọng điểm của huyện, với các loại cây ngắn ngày cho năng suất cao như: bắp, đậu đỗ,
mía, lúa nước. Yếu tố hạ chế chính của nhóm đất này là kết von và một số diện tích
tầng đá nông.
+ Đất xám nâu (LX):
Đất xám nâu phân bố tập trung ở phía đông nam của huyện thuộc phạm vi 2 xã
Xuân Hưng, Xuân Hòa. Đất hình thành trên đá granit, hầu hết có độ dốc cấp II, tầng
dày từ 70 trở lên. Chất lượng đất hình thành trên đá granit, hầu hết có độ cấp II, tầng
10


dày từ 70 cm trở lên. Chất lượng đất thấp (thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất),
ít thích hợp với phát triển nông nghiệp.
Nhìn chung trong 6 nhóm đất, nhóm đất đỏ vàng có nhiều ưu điểm nhất, khá
thích hợp với các loại cây lâu năm có giá trị kinh tế cao. Kế đến là đất nâu thẫm và đất
đá bọt núi lửa, nhưng do hạn chế bởi yếu tố tầng dày nên chỉ thích hợp với các loại cây
lâu năm và rất nhạy cảm với điều kiện khô hạn. Đất xám vàng có độ dốc nhỏ, tầng đất
dày, nhưng độ phì thấp, có thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng cần đặc biệt
chú trọng biện pháp cải tạo và tăng cường thâm canh. Đất xám nâu và đặc biệt là đất
tầng mỏng có chất lượng kém, cần được khôi phục thảm rừng.
b) Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên đất trong những năm qua
+ Đất nông nghiệp:
Đất trồng cây hàng năm 24.087 ha chiếm 48,8% diện tích đất nông nghiệp.
Trong đất trồng cây hàng năm 63% diện tích là đất trồng màu-cây công nghiệp ngắn
ngày, phân bố chủ yếu trên các loại đất nâu thẫm trên bazan và xám vàng granit có độ
dốc nhỏ, tầng đất dày trung bình. Đất lúa chiếm 37% diện tích đất cây hàng năm, trong

đó khoảng 74% là đất một vụ lúa. Hệ số quay vòng trên đất cây hàng năm, trong đó
74% là đất 1 vụ lúa. Hệ số quay vòng trên đất cây hàng năm mà nhất là trên đất lúa
còn thấp, chứng tỏ tiềm năng tăng vụ của huyện còn khá lớn.
Đất cây lâu năm: 24.930 ha, chiếm 50% diện tích đất nông nghiệp, trong đó:
69,5% đất cây công nghiệp lâu năm, 30,5% đất trồng cây ăn quả.
Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp nêu trên bước đầu phát huy lợi thế
của từng vùng và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
huyện. Phần lớn diện tích đất bazan nâu thẫm được sử dụng để trồng cây ngắn ngày
như bắp, đậu, bông và trồng lúa.
+ Đất lâm nghiệp:
Đất lâm nghiệp 6.788 ha (2004) chiếm 9,34% tổng diện tích đất của huyện
Xuân Lộc, tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng là 10.866 ha (do tính cả
rừng trên các diện tích đất chuyên dùng). Công tác quản lí đất lâm nghiệp ở huyện
Xuân Lộc trong thời gian qua đã được chú trọng tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn.
Vẫn còn tình trạng phá rừng để canh tác trên các khu vực đất dốc và nghiêm trọng nhất
11


là khu vực núi Chứa Chan, nơi có độ dốc lớn. Bên cạnh đó, việc duy trì diện tích rừng
hiện đang gặp nhiều khó khăn do tổ chức bảo vệ rừng chưa thật sự có kết quả cao, tâm
lí nhân dân muốn phát triển nông nghiệp để chóng thu được sản phẩm.
Hiện có 2 xã không còn đất rừng là Xuân Đinh, Bảo Hòa, nhưng các xã này lại
có tỉ lệ diện tích đất trông cây lâu năm khá cao. Mặt khác trên phạm vi toàn Huyện,
diện tích đất trồng cây lâu năm hiện chiếm tới 34% tổng diện tích đất tự nhiên và 50%
đất nông nghiệp, cộng với đất lâm nghiệp đã có rừng thì tỉ lệ che phủ tới khoảng
33,2%, trong điều kiện chỉ có 15% diện tích là đất dốc thì tỉ lệ che phủ như trên không
phải là thấp.
+ Đất chuyên dùng:
Đất chuyên dùng 12.128 ha chiếm tới 16,7% tổng diện tích đất toàn huyện,
xấp xĩ tới mức trung bình toàn tỉnh. Nhưng nếu trừ đất dùng cho quốc phòng thì diện

tích đất chuyên dùng của huyện Xuân Lộc khá thấp, chỉ còn 3,9% tổng diện tích toàn
huyện, diện tích đất chuyên dùng bình quân đầu người ở Xuân Lộc chỉ bằng 2% mức
trung bình toàn tỉnh (340m2/người) và 93% mức trung bình toàn quốc (154m2/người).
Nhiều xã đất chuyên dùng chỉ chiếm 2 – 3%. Trong đất chuyên dùng không kể đất
dành cho quốc phòng), đất xây dựng chỉ chiếm 12%, đất thủy lợi và mặt nước chuyên
dùng chiếm 25%, nghĩa địa 4%, đất khai thác vật liệu xây dựng và chuyên dùng khác
chiếm 0,3%, đất giao thông chiếm tới 58%,
Trong 10 – 15 năm tới yếu tố sức ép về sử dụng đất vẫn chưa phải là nhu cầu
đất dành cho các mục đích chuyên dùng mà là yêu cầu nâng cao hiệu quả và thu nhập
từ sử dụng đất cho các hộ nông nghiệp hiện dang chiếm trên 70% tổng số hộ toàn
Huyện.
+ Hiện trạng sử dụng đất ở:
Đất ở chiếm tỉ lệ nhỏ (1,4% so với tổng diện tích). Mức bình quân đất ở huyện
Xuân Lộc vào loại thấp (256 m2/người). Trong đó cao nhất là xã Suối Cao (329
m2/hộ), thấp nhất là xã Lang Minh (206 m2/hộ).
Phần lớn dân cư phân bố ven ở các đường trục thành các điểm và tuyến dân cư,
gây khó khăn cho việc quản lí và tổ chức lảnh thổ. Một phần đất ở đan xen với đất

12


nông nghiệp, tạo điều kiện cải thiện môi trường sống cũng như góp phần tăng thu nhập
từ việc phát triển kinh tế vườn.
+ Đất chưa sử dụng:
Đất chưa sử dụng chỉ còn 3.411 ha (chiếm 4,7 % so với tổng diện tích tự nhiên),
trong đó có 32,8% diện tích là sông suối, núi đá không có rừng cây 4,5%, diện tích còn
lại (2.139 ha) là đất hoang có khả năng sử dụng vào lâm - nông nghiệp. Hầu hết diện
tích chưa sử dụng đều có chất lượng thấp và có nhiều vấn đề cần được đặc biệt chú ý
(xói mòn, rửa trôi, cải tạo độ phì,…).
Từ những phân tích và đánh giá hiện trạng sử dụng đất cho thấy khả năng mở

rộng diện tích đất nông nghiệp – lâm nghiệp của huyện còn rất nhỏ, không đủ bù diện
tích đất nông nghiệp sẽ bị mất do xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng các khu dân cư,
khu công nghiệp…Nhưng có thể khai thác hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở tăng vòng
quay trên đất cây hàng năm và tăng hiệu quả sử dụng đất cây lâu năm. Tuy nhiên, để
khai thác tốt các tiềm năng này cần phải được tăng cường cho xây dựng cơ sở hạ tầng,
trong đó cần đặc biệt chú trọng đến xây dựng các công trình thủy lợi.
Bảng 2.2. Tình Hình Sử Dụng Đất Huyện Xuân Lộc
T.Hiện

T.Hiện

T.Hiện

T.Hiện

2001

2002

2003

2004

Tổng diện tích

72.679

72.679

72.679


72.679

100

1.066

1.Đất nông nghiệp

49.499

49.582

49.556

49.328

67,87

4.963

2.Đất lâm nghiệp

6.732

6.805

6.856

6.788


9,34

-5.370

3.Đất chuyên dùng

11.807

11.830

11.855

12.128

16,69

2.135

4.Đất ở đô thị

57

58

58

63

0,09


-11

5.Đất ở nông thôn

938

939

943

961

1,32

19

6.Đất chưa sử dụng

3.646

3.465

3411

3411

4,69

-670


- Sông suối

1.119

1.119

1119

1119

1,54

50

- Đất chưa sử dụng khác

2.528

2.346

2292

2292

3,15

-720

Hạnh mục


Tỉ lệ %

2004
/1997

Nguồn: Phòng TN-MT H. Xuân Lộc (số liệu đã trừ 6 xã chuyển sang H.Cẩm Mỹ)
2.2.1.5. Tài nguyên nước
a) Nước mặt
13


Phần lớn sông suối trong địa phận Xuân Lộc đều ngắn và dốc nên khả năng giữ
nước kém, nghèo kiệt vào mùa khô. Việc xây dựng các hồ chứa kết hợp với chuyển tải
nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội mà đặc biệt là cho
phát triển sản xuất nông – công nghiệp của Huyện.
Trong phạm vi huyện có 3 hệ thống sông suối chính: Sông La Ngà, Sông Ray,
các nhánh suối của Sông Dinh.
+ Sông La Ngà: Sông La Ngà bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc 2 tỉnh Bình
Thuận và Lâm Đồng. Diện tích lưu vực: 4100km2, môdun dòng chảy 38,41/s/km2, lưu
lượng trung bình: 113m/s, lưu lượng kiệt: 3,5-4m3/s. Chiều dài sông chính 290km,
đoạn chảy qua Huyện Xuân Lộc dài 18km có diện tích lưu vực khoảng 262 km2. Các
suối nhánh của sông La Ngà trên địa phận huyện Xuân Lộc gồm có: suối Gia Huynh,
suối Rết, suối Gia Ray. Các suối có nước quanh năm là Gia Huynh, suối Rết,… Theo
quy hoạch thủy lợi sông Đồng Nai và dự án công trình thủy lợi Tà Pao, sau năm 2005
sẽ đưa nước ngọt từ đập Tà Pao (hoặc đập Võ Đắc) về tưới cho khu vực các xã: Xuân
Thành, Xuân Trường, Xuân Bắc, Suối Cao và phần phía Bắc của xã Xuân Thọ.
+ Sông Ray:
Sông Ray bắt nguồn từ khu vực phía Nam và Tây Nam núi Chứa Chan, diện
tích lưu vực trong phạm vi huyện Xuân Lộc khoảng 458,92 km2 với các nhánh suối

như: suối Mom Coum, suối Cát, suối Ráp, suối Sách,… Chiều dài sông chính: 60 km,
đoạn chảy qua huyện dài 15-20km, lưu lượng trung bình 10,6m3/s. Ngoại trừ dòng
chính có nước quanh năm, đại bộ phận các nhánh suối đều cạn kiệt vào mùa khô. Trên
hệ thống sông Ray đã xây dựng được các hồ chứa nhỏ đã có tác dụng tốt trong việc
cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng do lượng nước được tích không lớn,
địa hình vùng tưới bị chia cắt nên phạm vi tưới thường hẹp, chi phí cho tưới khá cao.
+ Các nhánh suối thuộc hệ thống sông Dinh:
Các nhánh suối này bắt nguồn từ khu vực phía Đông Nam núi Chứa Chan, diện
tích lưu vực 200km2, bao gồm các suối chính như: suối Gia Ui, suối Da Công Hoi,
suối Da Kriê. Mô-đun dòng chảy tương đối khá ( khoảng 32,61/s/km2) nhưng do lưu
vực hẹp, thảm phủ kém, mùa khô kéo dài nên các suối này đều bị kiệt vào cuối mùa

14


×