Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

BÁO cáo NCKHSPUD 3 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.68 KB, 43 trang )

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Một trong những mục tiêu của năm học 2017- 2018 mà Bộ trưởng bộ
giáo dục đào tạo đề ra là “từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, nâng
cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn, học đi đôi với hành”. Vậy
nếu chúng ta chỉ chú trọng đến giáo dục mũi nhọn mà không để ý đến giáo
dục đại trà thì chất lượng giáo dục cũng chưa được nâng cao. Nói cách khác
nếu trong một lớp học, giáo viên(GV) giảng dạy chỉ quan tâm đến học
sinh(HS) khá, giỏi, rồi chăm lo bồi dưỡng cho đối tượng học sinh này mà
không quan tâm gì đến các học sinh yếu, kém thì không thể nói là giáo viên
đó dạy có chất lượng. Vậy dạy như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục
đại trà? Theo chúng tôi để làm được điều đó thì mỗi giáo viên chúng ta không
chỉ biết truyền đạt, nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà phải biết cách hướng
dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ cho học sinh từng bước có thói quen tự tìm tòi,
nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo; ngoài thời gian học ở trường còn
biết tự học ở nhà; không những học ở thầy, cô còn học hỏi từ bạn bè; biết cách
trao đổi, thảo luận, hợp tác, tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập, mà một khi
học sinh đã có ý thức tự giác trong học tập thì chất lượng giảng dạy của giáo
viên lúc đó mới thật sự được nâng cao.
Ở một trường nông thôn thuộc huyện như trường trung học phổ
thông(THPT) Phạm Văn Đồng, trừ lớp chọn ra thì hầu như các lớp còn lại số
lượng học sinh yếu, kém nhiều, khả năng tiếp thu kiến thức rất chậm, không
có ý thức tự giác học tập. Học sinh học yếu, lười tư duy, không tập trung, uể
oải, mệt mỏi, sợ giáo viên gọi phát biểu nên tiết học trôi qua một cách nặng
nề. Chính vì thế giáo viên muốn học sinh hiểu bài thì phải làm việc cật lực và
mất nhiều thời gian. Với thời lượng một tiết học 45 phút thường chỉ đủ để
hướng dẫn học sinh học phần lý thuyết còn việc vận dụng, củng cố, hướng
dẫn học ở nhà thường qua loa, đại khái, chiếu lệ, không sâu sắc, học sinh yếu,
kém nắm không chắc kiến thức, không có kĩ năng vận dụng. Mặt khác ở
chương trình hóa học 12 lại rất ít tiết bài tập, trước mỗi tiết kiểm tra không có
1




Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
tiết ôn tập như các môn khác, do đó học sinh không được ôn tập, hệ thống lại
các kiến thức đã học nên chất lượng các bài kiểm tra rất thấp.
Trên đây là một số nguyên nhân làm giảm chất lượng môn học.
Để khắc phục được một trong những nguyên nhân trên, nhóm chúng tôi
đã chọn giải pháp là “Sử dụng phiếu học tập chuẩn bị bài ở nhà nhằm nâng
cao chất lượng môn hoá học lớp 12 (phần sắt và một số kim loại quan trọng)
tại trường THPT Phạm Văn Đồng”.
Nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tại lớp 12C3 của trường
THPT Phạm Văn Đồng. Chúng tôi tiến hành
+ Lấy điểm thi học kì 1 theo đề của Sở làm điểm đối chứng.
+ Điểm bài kiểm tra số 2 học kì 2 sau khi học xong phần sắt và một số
kim loại quan trọng để đối chứng.
Chúng tôi thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài 31, 32, 33,34 với
nội dung “Sắt và một số kim loại quan trọng”.
Kết quả cho thấy đã có tác động ảnh hưởng rõ rệt đến kết qủa học tập
của học sinh: Điểm bài kiểm tra số 2 học kì 2 sau khi học xong phần sắt và
một số kim loại quan trọng có giá trị điểm trung bình là X = 6,55; Giá trị điểm
trung bình của bài thi học kì 1 là X = 4,92.
Kết quả kiểm chứng của bài T-test cho thấy t tn-đc = 4,998 2,09 có
nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của bài thực nghiệm và bài
đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phiếu học tập chuẩn bị bài ở
nhà đã nâng cao chất lượng môn hoá học lớp 12 (phần sắt và một số kim loại
quan trọng) tại trường THPT Phạm Văn Đồng.
II. GIỚI THIỆU
Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, khảo sát ý kiến của các giáo
viên dạy môn hóa học và học sinh đang học các lớp học đại trà ở trường Phạm
Văn Đồng, tôi nhận thấy trong tiết dạy giáo viên còn làm việc thay cho học

sinh rất nhiều. Trong khi đó, học sinh học rất thụ động, lười tư duy, không
phát biểu xây dựng bài. Có rất ít học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên
2


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
đưa ra mặc dù câu hỏi đó rất dễ chỉ cần đọc thông tin trong sách giáo khoa thì
có thể trả lời ngay được. Chính vì thế tiết học kém phần sinh động và trôi qua
một cách nặng nề. Phần lớn lớn thời gian của tiết dạy chỉ dành để giảng giải
truyền đạt phần lý thuyết nên việc vận dụng, củng cố không được sâu sắc.
Đặc biệt là phần hướng dẫn học sinh nghiên cứu bài mới trước ở nhà chưa cụ
thể, rõ ràng chỉ mang tính chất đơn giản, làm cho có chứ chưa đem lại hiệu
quả.
Theo chúng tôi nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do học sinh học
yếu, chưa có thói quen nghiên cứu bài mới trước ở nhà. Trong khi đó hầu như
giáo viên ít chú trọng phần này, cuối tiết học khi đã hết giờ giáo viên thường
hay nói “các em về nhà nghiên cứu trước bài mới”. Với cách hướng dẫn qua
loa như thế này thì chỉ có học sinh giỏi thực sự mới đọc bài trước còn các đối
tượng học sinh còn lại không biết nghiên cứu bài mới là nghiên cứu nội dung
gì và bắt đầu từ đâu nên khi lên lớp học sinh bị lúng túng, không biết giáo
viên hỏi câu hỏi đó nằm trong phần nào, dựa vào đâu để để trả lời. Câu hỏi
nào cũng thấy khó và xa lạ, không tìm ra được đáp án thì làm sao dám mạnh
dạn phát biểu ý kiến mà một khi học sinh không trả lời được thì giáo viên
phải chờ đợi mất thời gian, hạn chế việc hướng dẫn học sinh làm bài tập phần
vận dụng, củng cố đồng thời phải trả lời thay cho học sinh nên tiết học chủ
yếu thầy truyền tải, nhồi nhét kiến thức, trò chờ ghi chép, thiếu sự tương tác
giữa thầy và trò dẫn đến chất lượng, hiệu quả của tiết dạy mang lại không cao.
Để khắc phục hiện trạng trên, đã có đề tài sáng kiến kinh nghiệm
nghiên cứu về việc sử dụng phiếu học tập chuẩn bị bài ở nhà “Giúp học sinh
học tốt hơn chủ đề kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm hóa 12 thông qua

phiếu học tập chuẩn bị bài ở nhà” của cô Phan Thị Cát năm học 2015 2016. Đề tài này đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với trường chúng tôi. Năm
học này, nhóm chúng tôi tiếp tực nghiên cứu đề tài “Sử dụng phiếu học tập
chuẩn bị bài ở nhà nhằm nâng cao chất lượng môn hoá học lớp 12 (phần sắt
và một số kim loại quan trọng) tại trường THPT Phạm Văn Đồng”.
3


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Giải pháp thay thế: Sử dụng phiếu học tập chuẩn bị bài ở nhà nhằm
nâng cao chất lượng môn hoá học lớp 12 (phần sắt và một số kim loại quan
trọng) tại trường THPT Phạm Văn Đồng.
Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phiếu học tập chuẩn bị bài ở nhà
các bài thuộc nội dung phần “sắt và một số kim loại quan trọng” có giúp nâng
cao chất lượng môn hoá học lớp 12 tốt hơn không?
Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng phiếu học tập chuẩn bị bài ở nhà có
nâng cao chất lượng môn hoá học lớp 12 trường THPT Phạm Văn Đồng (phần
sắt và một số kim loại quan trọng).
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tác động trên lớp 12C3 của
trường THPT Phạm Văn Đồng: Lớp 12C3 với bài kiểm tra số 2 học kì 2 là bài
thực nghiệm (tn); Bài kiểm tra học kì 1 theo đề của Sở là bài đối chứng (đc).
Bảng 3: Tổng số học sinh, giới tính và dân tộc của lớp12C3
Số học sinh các nhóm
Lớp

Tổng số

12C3


37

Nam

Nữ

13

24

Dân tộc
Kinh
Jrai
34
03

2. Thiết kế kiểu tác động
Chọn lớp nguyên vẹn: Lớp 12C3 vừa là lớp thực nghiệm vừa là lớp đối
chứng. Chúng tôi dùng bài kiểm tra học kì 1 của Sở để làm bài kiểm tra trước
tác động nhằm kiểm chứng độ chênh lệch giữa điểm bài kiểm tra lớp trước và
sau khi tác động.
Chúng tôi sử dụng thiết kế kiểu 1: thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối
với 1 nhóm duy nhất là lớp 12C3.

Bảng 4: Kiểm tra trước và sau tác động đối với lớp 12C3
4


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Kiểm tra


Nhóm

Tác động

trước tác động

Kiểm tra sau
tác động

Sử dụng phiếu học tập
chuẩn bị bài ở nhà vào dạy
các bài 31, 32, 33,34 thuộc
Lớp 12C3

01

phần “Sắt và một số kim

02

loại quan trọng” lớp 12
tại trường THPT Phạm
Văn Đồng
3. Công cụ đo và quy trình nghiên cứu
3.1. Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của
nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 5. Thời gian thực nghiệm
Tuần

27
28
28
29

Môn/Lớp Tiết theo PPCT
12C3
54
12C3
55
12C3
56
12C3

57

Nội dung
Bài 31: Sắt
Bài 32: Hợp chất của sắt
Bài 33: Hợp kim của sắt
Bài 34: Crom và hợp chất của
crom

3.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Các hoạt động trong tiết dạy môn hoá học đều có thể sử dụng phiếu học
tập chuẩn bị bài ở nhà.
Ở hoạt động chuẩn bị bài ở nhà: Ở hoạt động này giáo viên phát phiếu
học tập chuẩn bị bài ở nhà, học sinh nhận phiếu, về nhà đọc sách và điền
thông tin cơ bản vào phiếu.
Ở hoạt động dạy kiến thức mới: Giáo viên có thể sử dụng phương pháp

đặt vấn đề để hỏi học sinh về các kiến thức đã được học sinh chuẩn bị ở nhà,
giáo viên bổ sung thêm những kiến thức mới mà học sinh chưa biết.
5


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Ở hoạt động phần củng cố: Giáo viên có thể cho học sinh tổng hợp lại
kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
3.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Giáo viên thiết kế phiếu học tập chuẩn bị bài ở nhà, phát cho học sinh
ở tiết học trước.
Bước 2: Học sinh nhận phiếu, đọc sách giáo khoa, điền thông tin cơ bản vào
phiếu.
Bước 3: Trước khi học bài mới, giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở
nhà.
Bước 4: Giáo viên và học sinh cùng nghiên cứu bài mới dựa trên sự chuẩn bị
bài ở nhà của học sinh trên phiếu.
Bước 5: Giáo viên củng cố, chốt kiến thức hoặc bổ sung thêm kiến thức mới
cho học sinh.
4. Đo lường
4.1. Công cụ đo lường
Xử lý các số liệu thu được bằng các phương pháp thống kê có sự hỗ trợ
của phần mềm ECXEL
n

- Giá trị trung bình mẫu ( X ): X =

�x
1


i

.

n

Trong đó, xi : giá trị đo đếm ở mỗi lần nhắc lại; n: là số mẫu .
- Độ lệch chuẩn (δ):
n

+ δ = 

�(x

i

-X) 2

1

với n < 30

n-1
n

+ δ = 

�(x

i


1

n

-X) 2

với n ≥ 30

6


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

- Sai số trung bình (m):

m=

δ
n

- Hệ số biến thiên ( CV%):

CV% =

δ.100
X

- Độ tin cậy của hiệu hai giá trị trung bình (phép thử Student)


t 2-1 =

X - X1
2

m 22 + m12

+ Nếu t 2,09 (α =0,05, n≥ 30) thì sự sai khác giữa đối chứng và thí nghiệm
có ý nghĩa thống kê.
+ Nếu t < 2,09 (α =0,05, n ≥ 30 ) thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.
- Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD):

X 2 -X1
δ (doichung)

4.2. Nội dung đo lường
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra học kì 1 theo đề của Sở để
làm bài kiểm tra trước tác động nhằm kiểm chứng độ chênh lệch giữa điểm
bài kiểm tra của nhóm trước và sau khi tác động.
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra số 2 học kì 2 sau khi học
sinh học xong các bài có nội dung trong phần “sắt và một số kim loại quan
trọng” do chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở lớp 12C3. Bài kiểm tra sau tác
động gồm 30 câu trắc nghiệm.
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành bài
kiểm tra, thời gian làm bài là 45 phút (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ
lục 2), sau đó xử lý kết quả và phân tích dữ liệu.

IV. KẾT QUẢ, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN
1. Kết quả, phân tích dữ liệu trước và sau tác động


7


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Chúng tôi dùng bài kiểm tra học kì 1 theo đề của Sở để làm bài kiểm
tra trước tác động nhằm kiểm chứng độ chênh lệch giữa điểm bài kiểm tra
trước và sau khi tác động.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra số 2 học kì 2 sau khi học xong
các bài có nội dung trong phần “sắt và một số kim loại quan trọng” do chúng
tôi tiến hành nghiên cứu ở lớp 12C3. Giá trị điểm trung bình của bài kiểm tra
sau tác động ( X = 6,55) cao hơn so với giá trị điểm trung bình của nhóm trước
tác động ( X = 4,92)

Biểu đồ so sánh giá trị điểm trung bình trước tác động và sau tác động của
lớp 12C3.
Qua biểu đồ trên cho thấy giá trị điểm trung bình của bài đối chứng và
thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, bài kiểm tra sau khi được tác động có
giá trị điểm trung bình cao hơn bài kiểm tra trước tác động (bài đối chứng).
Bảng 6. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước và sau tác động
X ± m

Bài đối chứng (đc)
Bài thực nghiệm (tn)
- Độ lệch chuẩn (δ):
- Sai số trung bình (m)
- Hệ số biến thiên ( CV%):
- Giá trị p của T-test

ttn-đc


4,92 ± 0,2321
4,998
6,55 ± 0,2291
Bài đối chứng
Bài thực nghiệm
1,4117
1,3936
0,2321
0,2291
28,69%
21,28%
0,00000197
8


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)

1,1544

2. Bàn luận
Kết quả ở Bảng 6 cho thấy, ttn-đc = 4,998 2,09, giá trị p của T-test độc
lập bằng 0,00000197< 0,05 và chênh lệch giá trị TB chuẩn là 1,1544 thì sự sai
khác giữa bài thực nghiệm và bài đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch
kết quả giá trị điểm của bài thực nghiệm cao hơn điểm của bài đối chứng là
không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Vậy giả thuyết ban đầu là sử dụng phiếu học tập chuẩn bị bài ở nhà
nhằm nâng cao chất lượng môn hoá học lớp 12 (phần sắt và một số kim loại
quan trọng) tại trường THPT Phạm Văn Đồng đã được kiểm chứng.

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quá trình sử dụng phiếu học tập trong dạy học bộ môn hóa học nói
chung và sử dụng phiếu học tập chuẩn bị bài ở nhà nói riêng nhằm tích cực
hoạt động tự học của HS trong phần sắt và một số kim loại quan trọng hóa
học 12, chúng tôi nhận thấy chiều hướng thay đổi của HS từ sự thụ động ỷ lại,
rụt rè phát biểu đến tích cực, tự lực phát hiện, giải quyết các vấn đề để chiếm
lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt hơn, chủ động hơn. Rèn
luyện được phương pháp tự học cho học sinh thông qua việc các em tự tìm
tòi, nghiên cứu sách giáo khoa (SGK) giải quyết các vấn đề thông qua yêu cầu
nội dung của phiếu học tập (PHT) chuẩn bị trước ở nhà. Qua đó giúp HS dễ
dàng hơn khi sử dụng PHT trên lớp để thảo luận, tranh luận trong nhóm, từ đó
ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, tăng tính phối hợp giữa các cá nhân, kích
thích sự tìm tòi, tính chủ động trong hoạt động học tập của cá nhân và của
nhóm, làm tăng hiệu quả học tập, đồng thời thông qua tổ chức các hoạt động
bằng PHT, giáo viên thu nhận được thông tin ngược về kiến thức, kĩ năng của
học sinh và có biện pháp điều chỉnh kịp thời trong quá trình giảng dạy.
9


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với lãnh đạo nhà trường
Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên về các bước tiến
hành một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD),
khuyến khích giáo viên đăng ký đề tài NCKHSPƯD thay cho sáng kiến kinh
nghiệm.
2.2. Đối với giáo viên
Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhất là việc
tổ chức soạn giảng và vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy để đáp

ứng yêu cầu dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực
người học.
+ Tự rèn để nâng cao trình độ về mọi mặt, đặc biệt là năng lực chuyên
môn.
+ Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng,
hiệu quả giáo dục.
+ Phải hết sức kiên trì, chịu khó, nhẫn nại trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học.
+ Hết sức quan tâm, chăm lo đến học sinh trong quá trình giảng dạy
đặc biệt là học sinh yếu, kém.
+ Thường xuyên kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp
quan tâm, chia sẻ và ứng dụng vào dạy học ở tất cả các bài học, tất cả các
khối lớp nhằm nâng cao chất lượng môn hóa học nói riêng và các môn học
khác nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục trung học, Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, môn hóa
học lớp 12, chương trình chuẩn, Hà Nội 2009.
10


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục trung học, Tài liệu tập huấn dạy học
và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực
học sinh, môn hóa học, cấp trung học phổ thông, Hà Nội 2014
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Quy Nhơn, Tài liệu bồi dưỡng
giáo viên THPT năm 2014- chuyên đề: Tiếp cận một số phương pháp dạy
học hiện đại, Bình Định 2014
4. Quan Hán Thành, Trắc nghiệm khách quan hóa học 12, NXB Giáo dục

Việt Nam, 2008.
5. Nguyễn Xuân Trường, Sách giáo khoa hóa học 12, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2012.

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các phiếu học tập
1. NỘI DUNG 1: SẮT
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tìm hiểu về sắt
11


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
(Đọc thông tin SGK, hoàn thành nội dung PHT sau):

Nội dung
Ở vị trí nào trong
bảng tuần hoàn?
Cấu hình elctron
tổng quát và số
electron lớp ngoài
cùng.
Tính chất vật lí

Tính chất hóa học
Các phương trình + Tác dụng với oxi, clo:
minh họa

……………………………………………………….
+ Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng:

………………………………………………………..
+ Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, HNO3
đặc, nóng:
………………………………………………………..
+ Tác dụng với dung dịch HNO3 loãng:
………………………………………………………..
+ Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội, HNO3
đặc, nguội:
………………………………………………………..
+ Tác dụng với dung dịch muối:
………………………………………………………..

Trạng

thái

tự

nhiên

12


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài tập củng cố (Chọn đáp án đúng nhất)
Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của sắt là
A. 3

B. 2.


C. 4.

D. 1.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về sắt?
A. có tính khử mạnh.
B. kim loại khó nóng chảy.
C. có tính khử mạnh hơn Cu.
D. có tính nhiễm từ.
Câu 3: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là
A. hematit nâu.

B. manhetit.

C. xiđerit.

D. hematit đỏ.

Câu 4: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là
A. CuSO4 và ZnCl2.

B. CuSO4 và HCl.

C. ZnCl2 và FeCl3.

D. HCl và AlCl3.

Câu 5: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất
khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là

A. NO2.

B. N2O.

C. NH3.

D. N2.

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu hỏi
Sắt
Ở vị trí nào Vị trí : Sắt là nguyên tố kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm
trong

bảng VIIIB, chu kì 4, số hiệu nguyên tử là 26.

tuần hoàn?
Cấu
hình Cấu hình electron nguyên tử : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 ;
elctron tổng hoặc viết gọn là [Ar] 3d6 4s2. Số electron lớp ngoài cùng là
quát và số 2 electron.
electron lớp
13


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
ngoài cùng.
Tính
chất Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẻo, dễ rèn, nóng chảy ở

nhiệt độ 1540oC, có khối lượng riêng 7,9 g/cm3. Sắt có tính

vật lí
Tính

dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ.
chất Sắt là kim loại có tính khử trung bình. Khi tác dụng với
chất oxi hóa yếu Fe bị oxi hóa thành Fe2+, với chất oxi hóa

hóa học

mạnh Fe bị oxi hóa thành Fe3+.
Fe

Fe2+ + 2e

Fe

Fe3+ + 3e

Các phương - Tác dụng với oxi, clo: 3Fe + 2O2 t 
o

trình
họa

minh

2Fe + 3Cl2 t 
o


Fe3O4
2FeCl3

- Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng:
Fe khử dễ dàng ion H+ trong axit HCl, H2SO4 loãng
thành khí H2, đồng thời Fe bị oxi hóa thành Fe2+.
Fe + 2H+  

Fe2+ + H2

Fe + H2SO4(l)  

FeSO4 + H2

- Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, HNO3 đặc,
nóng
Với axit HNO3 loãng, HNO3 đặc nóng và H2SO4 đặc nóng,
Fe bị oxi hóa mạnh thành Fe3+.
Fe + 6HNO3 (đặc) t  Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
o

2Fe + 6H2SO4 (đặc) t  Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
o

- Tác dụng với dung dịch HNO3 loãng
Fe + 4HNO3 (loãng) t 
o

Fe(NO3)3 + NO + 2H2O


- Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội, HNO3 đặc,
nguội.
Sắt bị thụ động hóa trong axit HNO3 đặc, nguội và H2SO4
đặc, nguội.
14


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Tác dụng với dung dịch muối:
Sắt khử được những ion của kim loại yếu hơn trong dung
dịch muối thành kim loại tự do.
Fe + CuSO4  

FeSO4 + Cu

Fe + 3AgNO3 (dư)  
Trạng

Fe(NO3)3 + 3Ag

Fe (dư) + 2AgNO3   Fe(NO3)2 + 2Ag
thái - Sắt chiếm khoảng 5% khối lượng vỏ trái đất.

tự nhiên

- Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất.
Quặng sắt quan trọng: manhetit (Fe3O4), hematit đỏ
(Fe2O3), hematit nâu (Fe2O3.nH2O), xiđerit (FeCO3), pirit
(FeS2).

- Sắt có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu.

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu
Đáp án

1
B

2
A

3
B

4
B

5
A

2. NỘI DUNG 2: HỢP CHẤT CỦA SẮT (tiết 1)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tìm hiểu về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng các hợp chất
sắt(II) và hợp chất sắt (III)
(Đọc thông tin SGK, hoàn thành nội dung PHT sau):

Hợp chất Sắt (II) oxit

Sắt (II) hidroxit


sắt (II)
FeO
Tính chất

Fe(OH)2

Muối sắt (II)

Vật lý và
trạng thái
tự nhiên
15


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Điều chế
Ứng dụng

Hợp chất Sắt (III) oxit

Sắt (III) hidroxit

sắt (III)
Fe2O3
Tính chất

Fe(OH)3

Muối sắt (III)


Vật lý và
trạng thái
tự nhiên
Điều chế
Ứng dụng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tìm hiểu về tính chất hóa học các hợp chất sắt (II) và hợp chất sắt (III)
(Đọc thông tin SGK, hoàn thành nội dung PHT sau):
Hợp chất sắt (II)

Tính chất hóa học

Sắt (II) oxit
FeO
Sắt (II) hidroxit
Fe(OH)2

Muối sắt (II)

16


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Hợp

chất


sắt

Tính chất hóa học

(III)
Sắt (III) oxit
Fe2O3
Sắt (III) hidroxit
Fe(OH)3

Muối sắt (III)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài tập củng cố (Chọn đáp án đúng nhất)
Câu 1: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là
A. FeSO4.

B. Fe(OH)3.

C. Fe2O3.

D. Fe2(SO4)3.

Câu 2: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây?
A. FeCl2.

B. FeCl3.

C. MgCl2.


D. AlCl3.

Câu 3: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. FeO.

B. Fe2O3.

C. Fe(OH)3. D. Fe(NO3)3.

Câu 4: Chất có tính oxi hoá nhưng không có tính khử là
A. Fe.

B. Fe2O3.

C. FeCl2.

D. FeO.

Câu 5: Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là
A. Cu(OH)2.

B. CH3OH.

C. NaOH.

D. CH3COOH.

Câu 6: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi,
17



Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
thu được m gam một oxit. Giá trị của m là
A. 16.

B. 14.

C. 8.

D. 12.

Câu 7: Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra
sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH) 2 dư. Khối lượng kết tủa thu
được là
A. 15 gam

B. 20 gam.

C. 25 gam.

D. 30 gam.

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tìm hiểu về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và ứng dụng các hợp chất sắt(II) và hợp
chất sắt (III)

Hợp chất

Sắt (II) oxit


Sắt (II) hidroxit

Muối sắt (II)

sắt (II)
FeO
Tính chất Sắt (II) oxit, FeO:

Fe(OH)2
Sắt (II) hiđroxit,

Muối sắt (II): Đa

Vật lý và

Fe(OH)2: là chất rắn,

số muối sắt (II)

trạng thái đen, không tan

màu trắng xanh,

tan trong nước,

tự nhiên

trong nước và

không tan trong


khi kết tinh

không có trong tự

nước. Trong không

thường ở dạng

nhiên.

khí ẩm, Fe(OH)2 dễ

ngậm nước như

bị oxi hóa trong

FeSO4.7H2O,

thành Fe(OH)3 màu

FeCl2.4H2O,...

là chất rắn, màu

nâu đỏ.
4Fe(OH)2 + O2 +
2H2O   4Fe(OH)3

18



Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Điều chế

FeO: Nhiệt phân Fe(OH)2: cho muối

Muối sắt (II): cho

Fe(OH)2,

Fe hoặc các hợp

Fe2O3...
Fe(OH)2

khử sắt (II) tác dụng với

dung dịch bazơ trong chất sắt (II) như
to

 

điều kiện không có

FeO

FeO + H2O
không khí.
Fe2O3

+
CO FeCl2 + 2NaOH
500  600 o C

   

2FeO

+ CO2

 

Fe(OH)2

2NaCl

Fe(OH)2,...

tác dụng với axit
HCl, H2SO4 loãng
+

(không có không
khí). Dung dịch
muối sắt (II) thu
được có màu lục
nhạt.
Muối FeSO4 được

Ứng dụng


dùng làm chất
diệt sâu bọ có hại
cho thực vật, pha
chế sơn, mực và
dùng trong kĩ
nghệ nhuộm vải.
Hợp chất

Sắt (III) oxit

Sắt (III)

Fe2O3

hidroxit

sắt (III)
Tính chất

Fe(OH)3
Sắt (III) oxit, Sắt (III)

Muối sắt (III)

Muối sắt (III): Đa số muối

Vật lý và

Fe2O3: là chất hiđroxit,


sắt (III) tan trong nước, khi

trạng

rắn,

kết tinh thường ở dạng ngậm

thái tự

nâu, không tan chất rắn, màu

nhiên

trong nước.

màu

đỏ Fe(OH)3: là

nước như Fe2(SO4)3.9H2O,

nâu đỏ, không FeCl3.6H2O,...
tan trong

Điều chế

Fe2O3: nhiệt


nước.
Fe(OH)3: cho

Muối sắt (III): Cho Fe tác
19


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
phân Fe(OH)3

muối sắt (III)

dụng với các chất oxi hóa

ở nhiệt độ cao.

tác dụng với

mạnh như Cl2, HNO3, H2SO4

2Fe(OH)3

dung dịch

đặc,... hoặc các hợp chất sắt

bazơ.

(III) tác dụng với axit HCl,


FeCl3 +

H2SO4 loãng,...
Dung dịch muối sắt (III) thu

3NaOH

được có màu vàng nâu.

o

t 

Fe2O3

+ 3H2O

 

Fe(OH)3 +
3NaCl
Ứng

Fe2O3 được

- FeCl3 được dùng làm chất

dụng

dùng để pha


xúc tác trong một số phản

chế sơn chống

ứng hữu cơ.

gỉ.

- Fe2(SO4)3 có trong phèn
sắt–amoni.
(NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tìm hiểu về tính chất hóa học các hợp chất sắt (II) và hợp chất sắt (III)
Hợp

Tính chất hóa học

chất sắt

Trong các phản ứng hóa học

(II)

0
Fe2+ + 1e   Fe3+ dễ dàng hơn Fe2+ + 2e   Fe

Như vậy, hợp chất sắt (II) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
nhưng đặc trưng là tính khử.

20


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Sắt (II)

- Tính khử:

oxit

2FeO + 4H2SO4 (đặc) t  Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

FeO

o

2FeO + 4H2SO4 (đặc) t  Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
o

3FeO + 10HNO3 (loãng) t  3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
- Tính oxi hóa:
FeO tác dụng với chất khử mạnh như Al, CO, H2,... tạo thành
o

Fe.
FeO + H2 t 

Fe + H2O
Fe + CO2


Sắt (II)

FeO + CO t 
- Tính khử:

hidroxit

2Fe(OH)2 + 4H2SO4(đặc) t  Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O

o

o

Fe(OH)2

o

3Fe(OH)2 +10HNO3 (loãng) t  3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
- Tính bazơ: tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng,... tạo ra muối
o

Fe2+.
FeO + 2HCl  

FeCl2 + H2O

Fe(OH)2 + H2SO4 (loãng)  

FeSO4 + 2H2O


Muối

- Là hiđroxit kém bền, dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
+ Nhiệt phân Fe(OH)2 không có không khí:
Fe(OH)2 t  FeO + H2O
+ Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí:
4Fe(OH)2 + O2 t  2Fe2O3 + 4H2O
Tính khử:

sắt (II)

2FeCl2 + Cl2 


o

o

2FeCl3

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4   5Fe2(SO4)3 + K2SO4
+ 2MnSO4 + 8H2O
Muối sắt (II): Cho Fe hoặc các hợp chất sắt (II) như FeO
Fe(OH)2,... tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng (không có
không khí). Dung dịch muối sắt (II) thu được có màu lục nhạt.
Hợp chất
sắt (III)

Tính chất hóa học
Trong các phản ứng hóa học, tùy thuộc vào chất khử mạnh

21


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
hay yếu, ion Fe3+ có khả năng nhận 1 hoặc 3 electron.
Fe3+ + 1e   Fe2+
Fe3+ + 3e   Fe
Như vậy, tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (III)
Sắt

là tính oxi hóa.
(III) - Tính oxi hóa:

oxit

Fe2O3 có tính oxi hóa, tác dụng với chất khử như Al, C,

Fe2O3

CO, H2,... ở nhiệt độ cao.
Fe2O3 + 2Al t  Al2O3 + Fe
o

Fe2O3 + 3CO t 
o

2Fe + 3CO2

- Tính bazơ: tác dụng với các dung dịch axit như HCl,


Sắt

H2SO4, HNO3,... tạo ra muối Fe3+.
Fe2O3 + 6HNO3   2Fe(NO3)3 + 3H2O
2Fe(OH)3 + 3H2SO4   Fe2(SO4)3 + 3H2O
(III) - Tính bazơ: tác dụng với các dung dịch axit như HCl,

hidroxit
Fe(OH)3
Muối

H2SO4, HNO3,... tạo ra muối Fe3+.
2Fe(OH)3 + 3H2SO4   Fe2(SO4)3 + 3H2O

sắt - Tính oxi hóa: dễ bị khử thành muối sắt (II).

(III)

Fe + 2FeCl3   3FeCl2
Cu + 2FeCl3   CuCl2 + 2FeCl2
2FeCl3 + 2KI   2FeCl2 + 2KCl + I2
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu
Đáp án

1
A

2

B

3
A

4
B

5
C

6
A

7
D

3. NỘI DUNG 3: HỢP KIM CỦA SẮT
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tìm hiểu về gang
(Đọc thông tin SGK, hoàn thành nội dung PHT sau):

Gang
1. Thế nào là gang?
2. Phân loại gang
22


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
(Gang có mấy loại?)

3. Nguyên tắc sản xuất
gang
4. Nguyên liệu sản
xuất gang
5. Các phản ứng xảy
ra trong quá trình sản
xuất gang.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tìm hiểu về thép
(Đọc thông tin SGK, hoàn thành nội dung PHT sau):

Thép
1. Thế nào là thép?
2. Phân loại thép
(Thép có mấy loại?)
3. Nguyên tắc sản xuất
thép
4. Nguyên liệu sản
xuất thép
5. Các phản ứng xảy
ra trong quá trình sản
xuất thép
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài tập củng cố (Chọn đáp án đúng nhất)
Câu 1: Thành phần nào dưới dây là không cần thiết trong quá trình sản xuất
gang?
A. Quặng sắt (chứa 3095% oxi sắt, không chứa hoặc chứa rất ít S, P).
B. Than cốc (không có trong tự nhiên, phải điều chế từ than mỡ).
C. Chất chảy (CaCO3, dùng để tạo xỉ silicat).
23



Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
D. Gang trắng hoặc gang xám, sắt thép phế liệu.
Câu 2: Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao?
A. H2.

B. CO.

C. Al.

D. Na.

Câu 3: Thành phần nào sau đây không phải nguyên liệu cho quá trình luyện
thép?
A. Gang, sắt thép phế liệu.

B. Khí nitơ và khí hiếm.

C. Chất chảy là canxi oxit.

D. Dầu ma dút hoặc khí đốt.

Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Gang là hợp chất của Fe-C.
B. Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép.
C. Gang là hợp kim Fe-C và một số nguyên tố khác.
D. Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám.
Câu 5: Có thể dùng dung dịch nào sau đây để hòa tan hoàn toàn một mẫu
gang?

A. Dung dịch HCl.

B. Dung dịch H2SO4 loãng.

C. Dung dịch NaOH.

D. Dung dịch HNO3 đặc, nóng.

Câu 6: Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất nào sau đây?
A. SiO2 và C.

B. MnO2 và CaO.

C. CaSiO3.

D. MnSiO3.

Câu 7: Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể luyện
được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95% ? Biết lượng sắt bị hao hụt trong
sản xuất là 1%.
A. 1325,16 tấn.

B. 2351,16 tấn.

C. 3512,61 tấn.

D. 5213,61 tấn.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tìm hiểu về gang


1. Thế nào là gang?

Gang
Gang là hợp kim của Sắt với Cacbon trong đó có
24


Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
từ 2-5% khối lượng cacbon ngoài ra còn có một
2. Phân loại gang

lượng nhỏ các nguyên tố Si, Mn, S. .
Gang có 2 loại:

(Gang có mấy loại?)

- Gang xám chứa cacbon dùng đúc bệ máy, ống
dẫn nước,. . .
- Gang trắng: Chứa ít cacbon hơn và cacbon chủ

yếu ở dạng xementit ( Fe3C), dùng luyện thép.
3. Nguyên tắc sản xuất Khử quặng sắt oxyt bằng than cốc trong lò cao.
gang là gì?
4. Nguyên liệu sản

- Quặng sắt oxit ( Hematit đỏ: Fe2O3).

xuất gang
- Than cốc, chất chảy (CaCO3 hoặc SiO2).
5. Các phản ứng xảy * Phản ứng tạo chất khử CO:

ra trong quá trình sản C + O2 t  CO2
o

xuất gang.

CO2 + C t  2CO
o

* Phản ứng khử sắt oxit:
3Fe2O3 + CO t  CO2 + 3Fe3O4
o

Fe3O4 + CO t  3CO2 + FeO
o

FeO + CO t  CO2 + Fe
o

* Phản ứng tạo xỉ:
CaCO3 t  CaO + CO2
o

CaO + SiO2 t  CaSiO (Canxi silicat)
o

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tìm hiểu về thép
1. Thế nào là thép?

Thép

Thép là hợp kim của của sắt chứa từ 0,01 � 2%
khối lượng cacbon cùng với một số nguyên tố

2. Phân loại thép

khác (Si, Mn, Cr, Ni. . .).
* Thép thường( Thép cacbon):

(Thép có mấy loại?)

- Thép mềm: (chứa < 0,1% C).
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×