Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thiết kế trò chơi dùng trong giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học qua các hoạt động ngoại khóa (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.59 KB, 84 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo, cán bộ khoa Khoa học xã hội và
khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non, trường Đại học Quảng Bình đã tạo điều kiện
thuận lơi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các giảng viên đã nhiệt tình giảng dạy và gợi mở
trong tôi nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên ThS. Lê
Thị Thu Hiền, người đã tận tâm hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành bài khóa luận.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và các bạn sinh viên lớp
Đại học GD Tiểu học A K56 đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận
văn. Đồng thời xin gửi lời cám ơn đến các thầy (cô) và các học sinh tại trường Tiểu
học và Trung học cơ sở Nam Hóa đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi khảo sát và
các hoạt động ngoại khóa giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả
Cao Thị Tuyết


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,các số liệu và kết
quả nghiên cứu của đề tài là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì một
công trình nào.
Tác giả
Cao Thị Tuyết


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Lịch sử ngiên cứu ........................................................................................................ 3
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 4
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................................................ 4


4.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................... 4
4.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 4
5. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 4
7. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 5
8. Các phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5
9. Những đóng góp của đề tài .......................................................................................... 6
10. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................................... 6
NỘI DUNG...................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRÒ CHƠI VÀ GDMT CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ............................. 7
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI VÀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ...................................... 7
1.1.1. Một số vấn đề về trò chơi ...................................................................................... 7
1.1.2.Một số vấn đề về giáo dục môi trường ................................................................... 9
1.1.3. Hình thức hoạt động ngoại khóa ......................................................................... 12
1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học ........................................................ 14
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. ............................................................................................. 18
1.2.1.Thực trạng và nhận thức hành vi của học sinh Tiểu học về môi trường và bảo vệ
môi trường ..................................................................................................................... 18
1.2.2. Thực trạng việc ứng dụng trò chơi trong các hoạt động ngoại khóa giáo dục
BVMT ở trường tiểu học hiện nay ................................................................................ 19
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: SƯU TẦM VÀ THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI NGOẠI KHÓA
TRONG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG .......................................................................... 21
2.1. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TRÒ CHƠI ............................................................... 21
2.2.YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC SỬ DỤNG VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI..................... 22
2.2.1. Mục đích sử dụng trò chơi ................................................................................... 22



2.2.2. Yêu cầu về trò chơi .............................................................................................. 23
2.2.3. Một số lưu ý khi sử dụng trò chơi học tập........................................................... 23
2.2.4. Cách thức tổ chức trò chơi học tập ...................................................................... 23
2.3. SƯU TẦM VÀ THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP .............................. 26
2.3.1. Nhóm trò chơi sưu tầm ........................................................................................ 26
2.3.2. Nhóm trò chơi tự thiết kế ................................................................................... 38
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 42
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TẠI TRƯỜNG ........................................ 43
TIỂU HỌC VÀ THCS NAM HÓA............................................................................... 43
3.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................ 43
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm .................................................................... 43
3.1.2. Ý nghĩa của thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 43
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 43
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................................ 43
3.2.2. Thời gian thực nghiệm......................................................................................... 44
3.2.3. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................... 44
3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ...................................................... 51
3.3.1. Kết quả kiểm tra nhận thức .................................................................................. 51
3.3.2. Kết quả kiểm tra thái độ....................................................................................... 55
3.3.3 Kết quả điều tra hành vi........................................................................................ 56
3.3.4. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm .................................................................. 58
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 60
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 60
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 60
2.1. Đối với công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn ........................................................ 60
2.2. Đối với giáo viên .................................................................................................... 60
2.3. Đối với học sinh ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 62
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 64



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Số thứ tự

Chữ viết tắt

Nội dung

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2

GDMT

Giáo dục môi trường

3

GV

Giáo viên

4

HS


Học sinh

5

HSTH

Học sinh Tiểu học

6

MT

Môi trường

7

NXB

Nhà xuất bản


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Nguồn thông tin học sinh tiếp nhận về vấn đề MT và BVMT ..................... 44
Bảng 3.2. Nhận thức của HS về hành vi BVMT ........................................................... 45
Bảng 3.4. Nhận thức về hành vi BVMT của HS sau thực nghiệm................................ 52
Bảng 3.5. So sánh nhận thức về hành vi BVMT của HS trước và sau thực nghiệm..... 53
Bảng 3.6. Nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của HS trong việc BVMT .......................... 54
Bảng 3.7. So sánh nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của HS trong việc BVMT trước và
sau thực nghiệm ............................................................................................................. 54

Bảng 3.8. Ý kiến của HS về các trò chơi ngoại khóa .................................................... 55
Bảng 3.9. Nhu cầu tham gia các trò chơi ngoại khóa của học sinh ............................... 56
Bảng 3.10. Tần suất thực hiện hành vi bỏ rác đúng nơi quy định của học sinh sau thực

nghiệm .......................................................................................................................... .57
Bảng 3.11. So sánh tần suất thực hiện hành vi bỏ rác đúng nơi quy định của HS trước
và sau thực nghiệm ........................................................................................................ 57


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhân loại từ khi ra đời, tất cả các hoạt động: ăn, mặc, ở, đi lại, sản xuất và sinh
hoạt đều dựa vào Trái đất để tồn tại và phát triển. Đã từ rất lâu tiến trình văn minh của
nhân loại luôn ngừng lại ở sự tước đoạt và chinh phục thiên nhiên, hầu như xưa nay
chưa ai nghĩ đến việc phải bảo vệ Trái đất: cái nôi đã nuôi dưỡng con người. Loài
người đồng thời với việc tạo ra những thành quả văn minh cũng đã tước đoạt thiên
nhiên, gây cho Trái đất - nơi chúng ta sinh sống đầy “thương tích”.
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài
người. “Theo các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và toàn cầu cho thấy: môi
trường nước, không khí, đất đai, môi trường làng nghề, môi trường các khu công
nghiệp… bị ô nhiễm nghiêm trọng, các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai,
bão lụt, hạn hán, …. diễn ra bất thường và rất nặng nề: các nguồn tài nguyên thiên
nhiên bị khai thác quá mức, thiếu quy hoạch,…” [14]. Chính vì vậy bảo vệ môi trường
là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và toàn cầu hiện nay.
Một trong những biện pháp có hiệu quả lâu dài và rất quan trọng là phải giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị
kiến thức về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường. Trong đó giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho thế hệ trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, những học sinh
đang ngồi trên ghế nhà trường là vấn đề quan trọng nhất. Ở nước ta vấn đề giáo
dục môi trường cũng là mối quan tâm sâu sắc của Đảng, nhà nước và hệ thống

nhà trường. Với nhiệm vụ: “Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, môi
trường, dân số rèn luyện thể chất cho học sinh” [17].
Giáo dục môi trường là một quá trình nhằm phát triển ở học sinh sự hiểu biết và
quan tâm trước những vấn đề môi trường bao gồm kiến thức, thái độ hành vi trách
nhiệm và kỹ năng để tự mình và tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề
môi trường trước mắt cũng như lâu dài. Giáo dục môi trường nhằm mục đích cuối
cùng là học sinh được trang bị ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của
trái đất năng lực biết tự đánh giá vẻ đẹp thiên nhiên.
Trong hệ thống nhà trường, việc giáo dục môi trường (GDMT) cần được
coi trọng đặc biệt ở bậc tiểu học, bởi lẽ: Bậc tiểu học là bậc học nền móng, bậc
phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân. Hàng chục triệu trẻ em một khi đã được
1


giáo dục đầy đủ các hành trang về nhận thức, tri thức về bảo vệ môi trường sẽ là
một lực lượng hùng hậu đóng vai trò nòng cốt, trong mọi hành động cải thiện
môi trường, bảo vệ tài nguyên của xã hội. Học sinh tiểu học ở độ tuổi đang phát
triển và định hình dần về nhân cách. Vì vậy những hiểu biết cơ bản của các em được
bồi dưỡng qua giáo dục môi trường sẽ để lại dấu ấn sâu sắc không thể phai mờ
trong toàn bộ cuộc đời sau này của các em. Đồng thời trẻ em lứa tuổi này có tính
tích cực cao, dễ hưng phấn, hiếu động, nghịch ngợm nếu không được giáo dục sẽ
dẫn tới hành động phá hoại môi trường một cách vô ý thức hoặc có ý thức.
Có thể nói giáo dục môi trường ở trường Tiểu học trong những năm gần đây và
nhất là hiện nay đã thực sự được coi trọng và được xúc tiến bằng hai con đường: con
đường trực tiếp thông qua giảng dạy môn văn hóa trong chương trình ở trường Tiểu
học nội dung giáo dục môi trườngđã được đưa vào các môn học: Tự nhiên xã hội,
Tiếng Việt, Đạo đức...và được giảng dạy ngay từ lớp 1. Và con đường gián tiếp là
thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đối với học sinh Tiểu học, tổ chức giáo dục
ở trên lớp và ngoài lớp là hai bộ phận hữu cơ hợp thành một thể thống nhất nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường. Thế nhưng hoạt động chính khóa hình thành

chủ yếu cho học sinh kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường thì hoạt động
ngoại khóa GDMT không chỉ mở rộng kiến thức mà còn giúp hình thành ở học sinh
thái độ, hành vi và kỹ năng bảo vệ môi trường. Nó huy động sự tham gia của nhiều
học sinh, đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức một cách tổng hợp linh hoạt
để giải quyết vấn đề và kích thích hứng thú của người học. Một bộ phận để hoạt động
ngoại khóa đạt kết quả đó chính là việc sử dụng các trò chơi học tập liên quan đến chủ
đề, mục tiêu của hoạt động.
Có thể xem hình thức các hoạt động ngoại khóa GDMT là một trong những biện
pháp tốt nhất để hình thành ở học sinh ý thức, thái độ, tình cảm và hành vi để bảo vệ
môi trường. Bằng việc sử dụng các trò chơi trong hoạt động ngoại khóa đã đem đến
hiệu quả trong việc GDMT. Tuy nhiên, những tài liệu nghiên cứu về cách tổ chức các
hoạt động ngoại khóa cũng như các trò chơi dùng trong hoạt động còn chưa nhiều,
phần lớn mới chỉ dừng lại ở mô hình lý thuyết, chung chung, gây khó khăn cho giáo
viên trong quá trình tổ chức các hoạt động cũng như không gây hứng thú cho học sinh.
Chính điều đó đã làm cho các hoạt động ngoại khóa không phát huy hết tác dụng trong
việc giá dục môi trường. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Thiết kế
2


trò chơi dùng trong giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học qua các hoạt động
ngoại khóa “ làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử ngiên cứu
Môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng chính vì thế mà công tác giáo dục
môi trường càng cần phải được quan tâm đặc biệt là trong nhà trường Tiểu học. Để
việc giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học trở nên hứng thú thì việc ứng dụng trò
chơi trong giáo dục bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết. Đã có nhiều tài liệu và
công trình nghiên cứu về vấn đề này trong bậc Tiểu học như:
+ Trong tài liệu “Giáo dục môi trường trong trường tiểu thọc” và “Một số biện
pháp tiếp cận GDMT”. Tác giả Nguyễn Thị Thấn và Hoàng Đức Thuận đã đề cập đến
các vấn đề môi trường, tầm quan trọng của môi trường và đề ra những biện pháp để

giáo dục môi trường trong trường tiểu học. Vấn đề được đặt ra trong 2 cuốn đều là giáo
dục môi trường, đề ra 1 số biện pháp giáo dục môi trường. Tuy nhiên không đi sâu vào
một biện pháp cụ thể nào. Để giáo dục đạt hiệu quả thì cần phải có những phương
pháp giáo dục cụ thể, đặc biệt là với lứa tuổi tiểu học [11], [12].
+ Trong cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí
lực, thể lực cho học sinh” của Hà Nhật Thắng (chủ biên) và cuốn “150 trò chơi thiếu
nhi” của Bùi Sỹ Tụng, Trần Quang Đức (đồng chủ biên), các tác giả đã đề cập đến lí
luận về trò chơi như vai trò, cách thức tổ chức, ưu nhược điểm và các hoạt động vui chơi
chung chung, mang tính khái quát cao [9], [13].
+ Tác giả Bùi Phương Nga và Vũ Xuân Đỉnh đã đề cập tới lí luận về trò chơi học
tập, các hoạt động vui chơi của HS tiểu học và các nghiên cứu sáng tác trò chơi phục
vụ hoạt động dạy học của giáo viên trong tài liệu “Học mà vui – vui mà học’ và “Trò
chơi học tập Tự nhiên – xã hội 1, 2, 3”. Tuy nhiên các trò chơi, hoạt động chơi của học
sinh gắn liền với các môn học chính khóa chủ yếu là môn Tự nhiên- Xã hội [2], [8].
+ Ở cuốn “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học
sinh tiểu học” của tác giả Nguyễn Thị Vân Hương, tác giả nghiên cứu lí luận về môi
trường và đề ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học
sinh tiểu học nhưng việc ứng dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khóa giáo dục
BVMT vẫn chưa được tìm hiểu sâu [6].
Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu như:
+ Đề tài “Giáo dục môi trường qua các hoạt động ngoại khóa môn tự nhiên - xã
3


hội” của Nguyễn Thị Loan, tác giả đã nghiên cứu lí luận môi trường và GDMT cho
HSTH qua các hoạt động ngoại khóa môn Tự nhiên – xã hội. Tuy nhiên, tác giả vẫn
chưa tìm hiểu sâu việc ứng dụng trò chơi và giáo dục BVMT cho học sinh tiểu học,
qua các buổi ngoại khoá khác ngoài môn Tự nhiên – xã hội.
Nhìn chung có rất nhiều đề tài về GDMT cho HSTH trong đó một số đề tài đã
khai thác các trò chơi sử dụng trong GDMT. Tuy nhiên, các đề tài hầu hết đều sử dụng

các trò chơi truyền thống, chưa tạo tính mới cho học sinh. Do đó, tôi lựa chọn đề tài:“
Thiết kế trò chơi dùng trong giáo dục môi trường cho học sinh Tiểu học qua các
hoạt động ngoại khóa “ để giới thiệu một số trò chơi có thể dùng trong giáo dục môi
trường cho học sinh khối Tiểu học.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa GDMT cho
học sinh tiểu học.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề giáo dục môi trường
thông qua việc ứng dụng các trò chơi.
- Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi dùng trong GDMT.
- Vận dụng các trò chơi đã sưu tầm và thiết kế vào thực nghiệm sư phạm.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài
4.1. Khách thể nghiên cứu
Học sinh khối lớp 3 và lớp 5 trường Tiểu học và Trung học cơ sở Nam Hóa, xã
Nam Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế trò chơi dùng trong hoạt động ngoại khóa giáo dục bảo vệ môi trường
cho học sinh Tiểu học.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên biết vận dụng một cách linh hoạt và hợp lí một số trò chơi học tập
trong các hoạt động ngoại khóa thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường cho học
sinh Tiểu học.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề giáo dục môi trường trong
trường Tiểu học nói chung và giáo dục môi trường bằng trò chơi học tập nói riêng.

4


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full

















×