Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Câu hỏi môn quyền trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.82 KB, 3 trang )

Câu hỏi môn quyền trẻ em
1. Theo Luật trẻ em, trẻ em là người bao nhiêu tuổi?
A. Dưới 15 tuổi.
B. Dưới 14 tuổi.
C. Từ đủ 16 tuổi trở xuống.
D. Dưới 16 tuổi.
=> chọn D điều 1 luật trẻ em năm 2016.
2. Theo luật trẻ em, ai là người chăm sóc trẻ em ?
A. Cha, mẹ.
B. Người nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em.
C. Người nhận chăm sóc thay thế.
D. người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của
trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm
cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
=> chọn D khoản 4 điều 4 luật trẻ em
3. Theo luật hôn nhân gia đình, cha mẹ đã ly hôn con dưới 36 tháng tuổi ai
được trực tiếp nuôi ( biết cha và mẹ có điều kiện nuôi con như nhau và không
có thỏa thuận nào)?
A. Cha.
B. Mẹ.
C. Cha và mẹ.
D. Ông bà.
=> Chọn B khoản 3 điều 81 luật hôn nhân và gia đình 2014
4. Theo Luật trẻ em, trẻ em được chăm sóc nuôi dưỡng để ?.
A. Phát triển bản thân.
B. Phát triển tài năng.
C. Có điều kiện học tập.
D. Vui chơi giải trí.
E. Phát triển toàn diện.
=> chọn E điều 15 luật trẻ em năm 2016.
5. Theo luật trẻ em, Hành vi nào sau đây bị cấm?.


A. Không cho trẻ em tắm sông.
B. Không cho trẻ em điều khiển xe máy.
C. Bán cho trẻ em rượu, bia.
D. Cấm trẻ em lao động kiếm tiền.
E. Đáp án khác.
=> chọn C khoản 9 điều 6 luật trẻ em năm 2016.
6. Theo luật trẻ em, trẻ em được chăm sóc thay thế khi nào ?
A. Cha mẹ ly hôn.
B. Cha hoặc mẹ chết.
C. Cha và mẹ chết.
D. Cha , mẹ, ông, bà.
E. Đáp án khác
=> chọn c khoản 1 điều 24 luật trẻ em năm 2016.
7.


8. Theo luật trẻ em và văn bản hướng dẫn,Câu nào sau đây không đúng?.
A. Nhóm trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa là nhóm
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.1
B. Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.2
C. Trẻ em được chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình là người thân thích;
cá nhân, gia đình không phải là người thân thích.
D. Trẻ em được chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải là
người thân thích; cá nhân, gia là người thân thích.
=> chọn D thứ tự ưu tiên chăm sóc thay thế,khoàn điều 42 nghị định 56 năm
2017
9. Chọn ra câu đúng nhất?. thứ tự chọn cá nhân, gia đình thay thế:
A. Người thân thích; cá nhân, người đại diên gia đình nhận chăm sóc thay
thế nơi trẻ em cư trú; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; công dân

Việt nam cư trú trong nước.
B. Công dân Việt Nam cư trú trong nước; người thân thích; cá nhân người
đại diện gia đình nhận chăm sóc thay thế nơi trẻ em cư trú; người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam.
C. Người thân thích; cá nhân, người đại diên gia đình nhận chăm sóc thay
thế nơi trẻ cư trú; công dân Việt Nam cư trú trong nước; người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam.
D. Đáp án khác.
=> chọn c khoản 3 điều 42 nghị định 56 năm 2017.
10. Lão hạc là cha của chị Nỡ( 12 tuổi) sinh sống ở một vùng quê nghèo, một
hôm ông nhậu say nên đã đuổi chị về nhà mẹ ở vì ông cho rằng chỉ có mẹ chị
mới có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị. Hỏi ai có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị?
=> cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng chi như nhau, khoản 1 điều 71 luật hôn
nhân và gia đình năm 2014.
11. Anh Chí và chị Mén đã ly hôn, chị mén được giành quyền nuôi con nhưng
do anh Chí không đồng ý với quyết định này nên thường xuyên đến chửi
bới,đập phá đồ đạc trong nhà của chị Mén và yêu cầu chị để cho anh nuôi. Hỏi
trong trường hợp này chị Mén có thể yêu cầu tòa án làm gì đối với anh Chí?
=> chị có thể yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm con, khoản 3 điều 82 luật hôn
nhân và gia đình năm 2014.
12. Ông Hoàng và bà Cầm là hai vợ chồng có một người con tên Tấm, do bạo
bên nên bà Cầm qua đời và ông Hoàng kết hôn với người khác có thêm một
người con tên Cám. Một thời gian sau ông Hoàng cũng qua đời Tấm ở với
người mẹ kế với cám, một hôm mẹ kế gọi tấm lên và nói bà không có nghĩa vu
phải nuôi dưỡng Tấm nên đuổi Tấm ra khỏi nhà. Bà mẹ kế nói vậy có đúng
không?
=> sai vì Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng,
chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình ,khoản 1
điều 79 luật hôn nhân và gia đình năm 2014


1 56/2017/ NĐCP
2 56/2017/ NĐCP


13. Sau một tai nạn giao thông, em H (10 tuổi) rơi vào hoàn cảnh mồ côi
cả cha lẫn mẹ. Bà nội H năm nay đã 80 tuổi lại thường xuyên đau yếu
nhưng thương cảnh cháu ruột sớm mồ côi nên đưa cháu về chăm sóc.
Hàng xóm xung quanh khuyên bà cháu H nên đề xuất với chính quyền
địa phương hỗ trợ. Vậy trường hợp của H có thuộc trường hợp trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt không? Nhà nước có chế độ chính sách gì đối với
trường hợp này?
Trả lời:
Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em năm 2016 và khoản 3
Điều 3 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ, trẻ
em mồ côi cả cha và mẹ sống với người thân thích là một trong đối tượng
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Do vậy, trường hợp của cháu H thuộc
trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cháu H sẽ có quyền được
hưởng một số chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số
56/2017/NĐ-CP, cụ thể: chính sách chăm sóc sức khỏe (Điều 18); chính
sách trợ giúp xã hội (Điều 19); chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo và
giáo dục nghề nghiệp (Điều 20); chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư
vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác (Điều 21).
14. Em A (9 tuổi) được cô giáo và các bạn đưa vào bệnh viện cấp cứu vì
có biểu hiện đau bụng dữ dội. Nhưng bác sĩ nói rằng, không thể khám và
cấp cứu cho em A ngay được vì còn rất nhiều bệnh nhân đến trước, đang
xếp hàng chờ khám và không có ưu tiên. Hành vi của bác sĩ có vi phạm
quy định của Luật trẻ em không?
Trả lời:
Theo Điều 14 Luật trẻ em, trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất
về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám

bệnh, chữa bệnh.
Vì vậy, hành vi từ chối khám cấp cứu và không ưu tiên cho trẻ em
trong trường hợp này của bác sĩ là vi phạm quy định trên trong Luật trẻ
em.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×