Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO hồ CHÍ MINH, tấm GƯƠNG NGỜI SÁNG đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.16 KB, 28 trang )

HỒ CHÍ MINH – TẤM GƯƠNG NGỜI
I.Con người, người cách mạng, người cộng sản

SÁNG

ĐẠO

ĐỨC

ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước trên thế giới, người ta viết nhiều về con
người Hồ Chí Minh, về phẩm chất và đạo đức của Người. Vậy con người đó bởi
đâu mà có những phẩm chất đạo đức đẹp đẽ cao quý như vậy?
Trước hết phải thấy một điều cơ bản: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ
cách mạng, một người cộng sản, suốt đời hy sinh phấn đấu vì sự nghiệp cách
mạng ở nước mình cũng như vì sự nghiệp cách mạng của các nước khác của
toàn thế giới. Đó là nguồn gốc của những phẩm chất và đạo đức đẹp đẽ và cao
thượng của con người Hồ Chí Minh. Hiểu điều này, hiểu thấu hiểu điều này thì
sẽ hiểu tất cả cuộc đời hoạt động cũng như đời sống hàng ngày của Người. Chủ
tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng con người, bởi mỗi con người đều có thể trở
thành một người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng. Đây là lòng tin vĩ đại, một
mặt tin ở sức thuyết phục, sức cảm hóa của cách mạng, mặt khác tin ở khả
năng, ở sức vươn lên của con người, của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp
bức đứng lên làm cách mạng, đánh đổ cái cũ, xây dựng cái mới với tất cả sức
mạnh và tài năng của mình. Các tầng lớp nhân dân Việt Nam đều biết rõ tấm
lòng bao la, những tình cảm tuyệt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân
dân lao động, các lực lượng vũ trang thiếu niên, nhi đồng, thanh niên, phụ nữ
đồng bào miền Nam, các dân tộc ít người, đồng bào các tôn giáo… có thể nói
Bác Hồ sống cuộc sống của mọi người, cuộc sống của nhân dân, cuộc sống của
dân tộc, cuộc sống biết bao gian khổ và biết bao oanh liệt. Theo ý nghĩ đó, Bác
Hồ không có đời sống riêng, thậm chí lúc ở tù, lúc làm thơ, Bác cũng sống cuộc
đấu cách mạng của dân tộc. Tấm lòng bao la và những tình cảm cao đẹp đó.


Người không dành riêng cho nhân dân Việt Nam, mà cũng dành cho nhân dân
thế giới. Trong 30 năm hoạt động ở nước ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp
xúc với không biết bao dân tộc rất khác nhau về màu da, ngôn ngữ, phong tục
tập quán, về chính trị và tôn giáo… và chính trong chỗ rất giống nhau, rất cơ
bản và quan trọng: nhân dân các nước đều muốn cách mạng và sẵn sàng phấn
đấu cho sự nghiệp cách mạng ở nước mình cũng như sự nghiệp cách mạng ở
nước khác và Chủ tịch Hồ Chí Minh có lòng tin rất sâu sắc vào thắng lợi tất yếu
của cách mạng thế giới. Một người như vậy phải là một người có cuộc sống
giản dị trong đời sống vật chất từ lúc ở chiến khu cũng như lúc làm Chủ tịch,
giản dị trong quan hệ với người khác, người trong nước cũng như người nước
ngoài, giản dị trong cách nói và cách viết, như vậy để gần gũi quần chúng, sống
đời sống quần chúng từ đó mà động viên, tổ chức và giáo dục quần chúng làm
cách mạng. Đi đôi với tính giản dị cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một
cuộc đời thanh thản ung dung trong mọi tình huống, nhất là trong những lúc
gian nan, nguy hiểm, thắng không kiêu, bại không nản, bởi không chỉ vì thắng
bại là thường tình trong đấu tranh cách mạng, mà chính vì trong thời đại ngày
nay cách mạng ở vào thế chủ động và tiến công, thế của người chiến thắng, dù
cái gì có thể xẩy ra, thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân.


Con người Hồ Chí Minh và đời sống của Người trong sáng như pha lê, phản
ánh những đạo đức cao đẹp nhất của dân tộc Việt Nam, những tư tưởng và tình
cảm lớn của thời đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của cách mạng Việt
Nam, bộ phận khăng khít của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới
vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội 1.
Phạm văn đồng
II. Đạo đức cách mạng
vấn đề Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu
Vấn đề mà Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu, nhất quán là đạo đức. Người
bắt đầu sự nghiệp cách mạng là bắt đầu việc giáo dục lý tưởng cách mạng và

đạo đức cách mạng cho những người yêu nước, cho thanh niên, cho quần chúng
nhân dân, chủ yếu là cho đảng viên và cán bộ. Suốt đời Bác luôn luôn quan tâm
làm việc đó. Hồ Chí Minh không chỉ là người giáo dục đạo đức cách mạng mà
còn là hiện thân của đạo đức cách mạng, nêu tấm gương cho toàn Đảng, toàn
dân ta.
Vì sao Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đạo đức như vậy? Bởi con người cần
đạo đức, cách mạng cần đạo đức, rất cần đạo đức. Hồ Chí Minh rất coi trọng
chiến lược con người. Đối với Hồ Chí Minh, con người là mục tiêu đồng thời là
nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Vì thế Hồ Chí Minh nhấn mạnh
sự cần thiết vũ trang cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc ta
những giá trị đạo đức mới để làm nên cuộc đổi đời lịch sử, đưa đất nước tiến
lên trình độ hiện đại, văn minh của loài người.
Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở phải có đạo đức coi đạo đức là cái gốc
của người cách mạng, của người phải cần, kiệm, liêm, chính. Người chỉ rõ: Một
dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm sỉ là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh
thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.
Cốt lõi cua đạo đức cách mạng là chí công vô tư. Có chí có công vô tư thì
lòng dạ mới trong trẻo, đầu óc mới sáng suốt để chăm làm những việc ích nước,
lợi dân. Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh khẳng định: Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là
"giầy xéo lên lợi ích cá nhân" không chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem
xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế
độ xã hội chủ nghĩa. Song Hồ Chí Minh nghiêm khắc lên án chủ nghĩa cá nhân.
Người nói: Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh
lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí… chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch
hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó.
Trong tình hính hiện nay của nước ta, những câu nói trên của Hồ Chí Minh
càng mang ý nghĩa thời sự nóng, bức xúc biết bao.
Bác đặc biệt chú trọng như suốt đời vì đó là nguồn gốc của phẩm chất chính
trị, đạo đức cách mạng, phong cách của con người, nhân cách của con người

cách mạng, phong cách của con người, nhân cách của con người cách mạng,
đây là con người cách mạng, con người xã hội chủ nghĩa, con người lãnh đạo
cách mạng. Đó là những tư tưởng và tình cảm của một con người nguyện suốt
1

. Trích diễn văn đọc tại Hội nghị quốc tế "Việt Nam và thế giới" kỷ niệm lần thứ 90, ngày sinh của Chủ

tịch Hồ Chí Minh.


đời phấn đấu cho một lý tưởng cao đẹp vì sự nghiệp cách mạng có một không
hai trong lịch sử, thực hiện cuộc đổi đời của một dân tộc. Để làm được những
việc lớn lao và quan trọng như vậy, con người phải tự đổi mới mình, không
ngừng tự rèn luyện mình, đồng thời trải qua quá trình rèn luyện trong tổ chức
và nhất là trong hoạt động cách mạng, từ đó dần dần trở thành một con người
không bị tư tưởng cá nhân cám dỗ, trước mọi cạm bẫy, một lòng vì nước vì dân,
vì những mục tiêu cao đẹp, là lẽ sống, là niềm vui, là lòng tin của cả cuộc đời.
Có những đức tính ấy thì nhất định thấy được tầm quan trọng của việc đoàn
kết nội bộ mà mọi người phải bảo vệ như con người của mắt mình, và có đoàn
kết nội bộ tốt thì đoàn kết toàn dân tốt, đoàn kết người Việt Nam ở trong nước
và người Việt Nam ở nước ngoài tốt, coi đó là sức mạnh bất khả chiến thắng
trong bất cứ trường hợp nào.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung cơ bản của tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh, nó hình thành từ yêu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội và giải phóng con người. Muốn có nhận thức sâu sắc về tư tưởng nhân văn
Hồ Chí Minh, cần hiểu sâu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Có thể nói Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ
cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề đạo đức và có nhiều cống hiến về tư
tưởng đạo đức cách mạng. Không những thế, bản thân Người là một tấm gương,
là hiện thân mẫu mực về đạo đức cách mạng.

Trước hết, Người xem đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách
mạng. Người nhấn mạnh: "Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có
nguồn sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc cây héo. Người cách mạng phải
có đạo đức, không có đạo đức, dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân. Vì muốn giải phóng dân tộc, giải phóng loài người, là công việc lớn lao,
mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, từ mình đã hủ hóa, xấu xa thì
còn làm nổi việc gì" 1. Và làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới
là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một
cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng
và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới
hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang 1.
Người ca ngợi Lênin, không chỉ về mặt lý luận, về sự "thông thái", "thiên
tài" mà đặc biệt là về đạo đức cao đẹp vĩ đại của Lênin. Người viết: "Nếu giai
cấp vô sản phương Tây coi Lênin là một thủ lĩnh, một lãnh tụ, một người thấy
thì các dân tộc phương Đông lại coi Lênin là một người con vĩ đại hơn nữa cao
quý hơn nữa nếu tôi có thể nói như vậy. Không phải chỉ thiên tài của Người, mà
chính là tính coi khing sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp
sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng
lớn lao tới các dân tộc châu á và đã khiến trái tim của họ hướng về Người,
không gì ngăn cản nổi" 2.
Nhấn mạnh đạo đức là gốc. Hồ Chí Minh không coi nhẹ tài năng vì phải có
tài năng, có tri thức mới hoàn thành tốt đẹp mọi nhiệm vụ. Năm 1959, Người
nói với các giáo viên đang học lớp chính trị: "Cóa tài mà không có đức là hỏng.
Có đức mà chỉ i tờ thì dạy thế nào" 3.
1

. Hồ Chí Minh Sđd, tập 5, tr. 252-253.

1


, 3. Hồ Chí Minh Sđd, tập 9, tr. 283, 49.

2

. Hồ Chí Minh Sđd, tập 1, tr. 295.


Trong tác phẩm "Đường cách mệnh" năm 1927, Người viết: "Tư cách người
cách mệnh" ngay ở trang đầu tiên. Trong cuốn "Con đường giải phóng" do
Người soạn thảo năm 1940 để huấn luyện cán bộ, có 6 bài thì bài thứ 6 là "Tư
cách người cán bộ cách mạng" năm 1946, trong điều kiện vô cùng bận rộn,
Người đã viết, nhiều thư gửi các đồng chí Nghệ Tĩnh, các đồng chí Bắc Kỳ,
Trung Kỳ nhắc nhơt phải giữ vững tư cách đạo đức người cán bộ cách mạng,
ngăn ngừa và không quyết khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong tư cách
người lãnh đạo, người nắm chính quyền. Năm 1947, Người viết "Sửa đổi lối
làm việc", trong đó Người căn dặn phải rèn luyện đạo đức cách mạng, ra sức
chống những thói hư, tật xấu như quan cách mạng, hẹp hòi, hủ hóa, tư túi…
Tiếp đến những năm sau, Người viết các bài "Đạo đức cách mạng", "Cần, kiệm,
liêm, chính". Cho đến năm 1969, trước lúc lúc đi xa Người viết bài: "Nâng cao
đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân". Trong Di chúc Người căn
dặn: "Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng". Với thanh niên Bác viết:
"Phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những
người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" 1.
Người đã vạch rõ đạo đức chúng ta xây dựng là đạo đức mới, đạo đức cách
mạng; nó tiếp thu, kế thừa truyền thống đạo đức cổ truyền như: "lòng thương
nước, thương dân", "tinh thần tương thân, tương ái, v.v… nhưng nó khác về bản
chất đạo đức cũ, đạo đức phong kiến tư sản. Người thường nói: "Đạo đức cũ
như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời" 1. Đạo đức
mới là đạo đức cách mạng, đạo đức cộng sản chủ nghĩa, trong đó có sự kết hợp
giữa đạo đức của giai cấp công nhân với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân

tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại.
Trong khi đề cập đến những nội dung, những chuẩn mực cơ bản của đạo đức
mới, tuy Người có sử dụng một số mệnh đề của đạo đức Nho giáo, một số thành
ngữ dân gian… nhưng với tinh thần phủ định, mang một chất mới, nội dung
mới yêu cầu mới của đạo đức cách mạng. Như: "Cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư", "trung hiếu", "giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển
lay, uy vũ không khuất phục" đều là mệnh đề cũ, nhưng Người đã cải biến nội
dung, đưa yêu cầu, nội dung mới vào.
- Vấn đề rất quan trọng phân biệt các đạo đức khác nhau, có tác dụng điều
chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của mỗi người và của cộng đồng là những
chuẩn mực đạo đức. Những chuẩn mực này không phải phản ánh đúng cơ sở
kinh tế mới, chế độ mới, những yêu cầu, nhiệm vụ, tính chất của đạo đức mới.
Trong những chuẩn mực đạo đức trước hết Người nêu những chuẩn mực
chung, có ý nghĩa cơ bản và có tính chất phổ cập đối với mọi người, mọi tầng
lớp như: "trung với Đảng", "trung với nước, hiếu với dân"; "cần, kiệm, liêm,
chính", "biết chiến thắng chủ nghĩa cá nhân ích kỷ", "biết đặt lợi ích dân tộc,
tập thể lên trên lợi ích cá nhân", "khiêm tốn thật thà, dũng cảm"; "đoàn kết,
nhân ái", v.v…

1

. Hồ Chí Minh Sđd, tập 12, tr. 510.

1

. Hồ Chí Minh Sđd, tập 6, tr. 320-321.


Người còn đề ra những chuẩn mực cụ thể đối với từng lớp người phù hợp
với yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm của lớp người đó.

* Đối với công dân, Người dạy: "Nước ta là nước dân chủ nghĩa là nước nhà
do dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ
làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân là:
- Tuân theo pháp luật Nhà nước.
- Tuân theo kỷ luật lao động.
- Giữ gìn trật tự chung.
- Đóng góp "nộp thuế" đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung.
- Hăng hái tham gia công việc chung.
- Bảo vệ tài sản công cộng.
- Bảo vệ Tổ quốc 1.
- Bảo vệ môi trường (hiện nay thêm bảo vệ môi trường).
* Đối với đảng viên: Tùy theo đối tượng, hoàn cảnh, có lúc Người nhấn
mạnh chuẩn mực này, có lúc chuẩn mực khác. Nhưng chung lại, Người viết:
"Đạo đức cách mạng là: quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách
mạng.
Đó

điều
chủ
chốt nhất.
- Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường
lối, chính sách của Đảng.
- Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích
riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng vì
dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc.
- Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê
bình để nâng cao Trung ương và cải tiến công tác 2.
* Đối với lực lượng vũ trang, Người viết: "trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn
sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng

đánh thắng1.
* Đối với lực lượng an ninh. Người nêu tư cách an ninh cách mạng là:
- "Đối với tự mình phải: cần, kiệm, liêm, chính".
a) Các sự hy sinh khó nhọc, thì mình làm trước người ta còn sự sung sướng
thanh nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên
hạ lạc).
b) Các việc đáng làm, thì có khó mấy cũng cố chịu quyết làm cho kỳ được.
c) Ham làm những việc ích quốc lợi dân. Không làm địa vị và công danh
phú quý.
d) Đem lòng chí công vô tư đối với người, đối với việc.
e) Quyết tâm làm gương về mọi mặt; siêng năng, tiết kiệm trong sạch.

1

. Hồ Chí Minh Sđd, tập 1, tr. 452.

2

. Hồ Chí Minh Sđd, tập 9, tr. 285.

1

. Hồ Chí Minh Sđd, tập 11, tr. 350.


f) Chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự tức. Nói ít làm nhiều, thân ái, đoàn kết 2.
Và Người khuyên thanh niên:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên" 1.
* Đối với phụ nữ. Người chỉ rõ: "Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu
không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không
giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa" 2.
Người yêu cầu phụ nữ: "Chị em phụ nữ cố gắng thi đua tăng gia sản xuất,
thực hành tiết kiệm… Phụ nữ công nhân cần tích cực tham gia quản lý thật tốt
nhà máy, công trường. Phụ nữ nông dân cần hăng hái tham gia phong trào đổi
công, hợp tác, gặt tốt vụ mùa, chuẩn bị tốt vụ chiêm năm tới. Các tầng lớp phụ
nữ ở thành phố cần chấp hành tốt các chính sách của Đảng và Chính phủ, chị
em buôn bán cần giữ đức tính thật thà, đúng đắn, bài trừ tệ "mua rẻ bán đắt", tệ
"mặc cả, nói thách". Chị em phụ nữ phải hết sức chăm lo bảo vệ sức khỏe của
con cái, vì thiếu nhi là tương lai của dân tộc" 3.
Người còn chỉ bảo động viên khích lệ chị em:
"Phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, giỏi giang việc nhà, việc nước, nuôi
con khỏe, dạy con ngoan".
*
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn rất chú ý đến con đường phương pháp xây dựng
đạo đức cách mạng. Đây cũng là một nội dung quan trọng của tư tưởng đạo
đức, của đạo đức học.
Nắm vững đặc điểm và quy luật của sự hình thành đạo đức Người nêu quan
điểm: Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn
luyện tu dưỡng bền bỉ hằng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng
mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" 1, "có gì sung sướng vẻ vang hơn là
trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người 2. Khác với sự hình thành và tác dụng
điều chỉnh hành vi của pháp luật và bắt buộc, cưỡng bức.
Đạo đức chỉ có thể hình thành và phát triển trên tinh thần tự giác tự nguyện,
dựa vào lương tâm của mỗi người và dư luận của quần chúng.
Tác dụng nêu gương giữ một vai trò rất quan trọng hình thành đạo đức xã
hội. Đặc biệt đối với phương Đông, Người nói "Nói chung thì các dân tộc

phương Đông đều giầu tình cảm và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá

2

. Hồ Chí Minh Sđd, tập 5, tr. 185-186.

1

. Hồ Chí Minh Sđd, tập 6, tr. 95.

2

, 3. Hồ Chí Minh Sđd, tập 9, tr. 523, 238.

1

, 2. Hồ Chí Minh Sđd, tập 9, tr. 293.


trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền" 1. Do đó, theo Người để xây dựng
đạo đức cách mạng cần phải:
- Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đề cao tinh thần tự
phê bình và phê bình. Phải gắn việc rèn luyện đạo đức với công tác thực tế.
Người vạch rõ: "Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại.
Lúa phải chăm bón khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc
cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn
tư tưởng cá nhân như cỏ dại sinh sôi nẩy nở rất dễ 2.
Gắn xây và chống, lấy xây làm chính, phải "nâng cao đạo đức cách mạng,
quét sạch chủ nghĩa cá nhân". Kiên quyết đất tranh khắc phục chủ nghĩa cá
nhân vì: "Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu còn lại

trong mình, dù là ít thôi thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách
mạng để ngăn trở lại ta một lòng, một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng" 1.
Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ tính xấu như siêng ăn, biếng làm, kèn
cựa, nghĩ đến mình, không nghĩ đến đồng bò, tham danh lợi, địa vị, v.v… "Chủ
nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi
xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc. Vì thế mà càng
nguy hiểm2. Do đó, muốn có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, muốn có đạo đức cách
mạng, phải gột rửa chủ nghĩa cá nhân. Phải xây dựng "đời sống mới", phải nêu
"gương tốt người tốt, việc tôt". Theo Người thì mỗi người đều có thiện và ác
trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nẩy nở và phần
xấu mất đi. Lấy gương người tốt việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là
cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cách mạng, xây dựng con
người mới, cuộc sống mới.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Người, năm 1969 các nhà xuất bản đã phát
hiện 6.000 gương người tốt, việc tốt. In thành 6 tập sách:
- Vì nước vì dân.
- Dũng cảm đảm đang.
- Hậu phương thi đua với tiền phương.
- Thế hệ anh hùng.
- Việc nhỏ nghĩa lớn.
- Dân tộc anh hùng, giai cấp tiên phong.
Nhận thức một cách sâu sức vai trò gương mẫu của đảng viên cán bộ, của
cấp trên đối với cấp dưới trong giáo dục, rèn luyện đạo đức theo tinh thần:
"Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".
Người luôn yêu cầu: "Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi công việc;
Đảng viên đi trước làng nước theo sau. Mỗi đảng viên phải nhận rõ nhiệm vụ
của mình là phải tiến bộ trong công tác tiến bộ về tư tưởng, nếp sống giản dị
trong sáng, làm gương mẫu trong mọi công việc, đồng thời lấy tinh thần của
người đảng viên cộng sản giúp đỡ anh em ngoài đảng cùng tiến bộ.
Bản thân Người là tấm gương sáng, là hiện thân cả nền đạo đức cách mạng

Việt Nam, mãi mãi là ngọn đèn pha chiếu rọi con đường rèn luyện phấn đấu để
1

. Hồ Chí Minh Sđd, tập 1, tr. 263.

2

. Hồ Chí Minh Sđd, tập 9, tr. 448.

1

, 2. Hồ Chí Minh Sđd, tập 9, tr. 238, 294.


trở nên "tốt" hơn , đạt đến "chân, thiện, mỹ" của con người Việt Nam ngày nay
và mai sau.
Ngày nay, tình hình mọi mặt so với thời Người còn sống đã có nhiều đổi
thay. Tuy nhiên, những tư tưởng và tấm gương của Người về đạo đức cách
mạng vẫn sống mãi tỏa sáng ngời. Trong điều kiện mới cùng với những mặt
tích cực, những tác động tiêu cực đang xói mòn đạo đức, đời sống văn hóa của
nhân dân ta, ngay cả trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Điều đó đòi hỏi chúng ta,
mọi người phải kịp thời ngăn chặn, lấy ánh sáng cao đẹp của đạo đức cách
mạng, đạo đức Hồ Chí Minh xua tan bóng tối của đạo đức tư sản, lối sống thực
dụng, chạy theo đồng tiền, chạy theo tiện nghi, bất chấp lương tâm, trách
nhiệm, nghĩa vụ, tình nghĩa.
Võ nguyên Giáp
CON người yêu thương
tất cả mọi người
(Bài phát biểu của Chủ tịch
hòa bình thế giới nhân buổi lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhật Bác)

Kính thưa Thủ tướng Phạm Văn Đồng!
Kính thưa các bạn Việt Nam!
Kính thưa các đại biểu!
Đối với Hội đồng Hòa bình thế giới và thực ra đối với tất cả các tổ chức
quốc tế tham dự hội nghị lịch sử này, đây là một thời điểm không bao giờ quên
được, vì hôm nay chúng ta có một may mắn lớn đang ở trên trái đất Việt Nam
tay bắt mặt mừng với các đồng chí và bạn Việt Nam để kỷ niệm 90 năm ngày
sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cách đây một tháng khi tôi còn ở thủ đô ấn Độ Niu Đêli Thủ tướng Phạm
Văn Đồng đến thăm chính thức ấn Độ. Tôi may mắn có mặt tại một cuộc mít
tinh lớn của nhân dân ấn Độ trong đó có các đại biểu mọi chính đảng ở ấn Độ
bầy tỏ tình đoàn kết với Việt Nam. Một khẩu hiệu hô to nhiều lần:
"Bên tôi là Việt Nam, tên anh là Việt Nam!".
Đó là khẩu hiệu chúng ta thường nghe thấy ở ấn Độ. Nhưng nó cũng có thể
được nghe thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới ở đó người ta ra sức xây dựng
một cuộc sống mới.
Chúng ta muốn nói gì khi chúng ta nói: "Tên tôi, tên anh là Việt Nam"?
Người ấn Độ muốn nói gì và mọi người ở các nước muốn nói gì? Họ chỉ muốn
nói rằng: "Việt Nam - Hồ Chí Minh đã cho chúng ta niềm tin, tinh thần lạc
quan, sự chắc chắn rằng chúng ta cũng có thể thắng trong trận đánh hiện nay
chống đế quốc, vì một cuộc sống mới cho nhân dân chúng ta".
Trong từ điển của các nước có một từ có nghĩa như nhau trong các tiếng. Từ
đó có nghĩa là anh hùng, dũng cảm, nhất trí thắng đế quốc. Từ đó có nghĩa là
quốc tế chủ nghĩa đoàn kết. Từ đó ở tất cả các tiếng trên thế giới là: Việt Nam.
Bạn

thể
đi
châu
Phi


hỏi
các
chiến

Na-mi-bi-a-hay, Đại hội dân tộc Phi (Nam Phi). Họ sẽ trả lời bạn là khi họ


chiến đấu như họ vẫn thường làm thì họ mang trong tim chữ: "Việt Nam" và họ
giương
cao
ngọn
cờ

chân
dung
Chủ
tịch
Hồ Chí Minh.
Chúng ta đang họp trong Hội nghị có ý nghĩa nhất này khi toàn thế giới đang
kỷ niệm lần 90 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta vừa nghe một bài
diễn văn khai mạc đẹp đẽ và súc tích của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thủ
tướng đã nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh
bằng những lời lẽ mà chúng ta sẽ mang về nước chúng ta và phổ biến hàng trăm
lần. Thủ tướng đã nói với chúng ta về một người, một người bình thường Chủ
tịch Hồ Chí Minh là một người yêu nhân dân mình và cả nhân dân tất cả các
nước trên thế giới.
Một người yêu nước theo nghĩa tốt nhất phải đồng thời là một người quốc tế
chủ nghĩa. Người ta không thể chiến đấu cho tất cả các dân tộc trên thế giới nếu
không chiến đấu cho dân tộc mình, nhưng người ta không thể chiến đấu cho dân

tộc mình nếu không chiến đấu cho tất cả các dân tộc trên thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu nhân dân Việt Nam, Người yêu tất cả nhân dân
nhưng cũng yêu từng người một. Người yêu một em bé gặp Người và ẵm em bé
trên tay hay một em bé ở một nơi xa xôi nào đó. Người yêu tôi, và Người yêu
bạn. Người ta không có thể là một người lãnh tụ, một người tổ chức, một người
để lại nguồn cảm xúc cho hậu thế nếu không có tình thương yêu các dân tộc
như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi có được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần. Lẽ
tất nhiên, tôi đã đọc tác phẩm của Người, tôi đã được nghe nói về hoạt động của
Người. Tôi đã biết nhân dân của Người. Nhưng bản thân tôi chỉ được gặp
Người một lần khi Người đến thăm ấn Độ năm 1958. Từ đó Người cảm cảm
hóa được nhiều người ấn Độ trở thành bạn của Việt Nam. Những người ấn Độ
lúc đó nói: Lẽ tất nhiên Hồ Chí Minh là lãnh tụ Việt Nam, nhưng người đến với
chúng tôi như một người nông dân hay công dân ấn Độ, vì xem ra Người yêu
tất cả chúng tôi và biết tất cả những vấn đề của chúng tôi, không phải chỉ những
vấn đề lớn, mà cả những vấn đề của người bình thường ở cái lều con trong làng,
ở trong nhà máy anh ta làm việc".
Hôm nay chúng ta tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người lãnh tụ đó,
Người tổ chức đó, Người cộng sản đó, Người cách mạng đó, con người yêu
thương mọi người.
Khi các em thiếu nhi hát mừng chúng tôi sáng nay tôi càng thấy thấm thía
cái tên của Hội nghị này "Việt Nam và thế giới". Vì Việt Nam đã đấu tranh bao
nhiêu năm nay vì cái gì? Việt Nam hiện nay đang đấu tranh về cái gì? ý nghĩa
của Việt Nam đối với thế giới như thế nào? Và phong trào đoàn kết quốc tế đối
với Việt Nam từ trước tới nay như thế nào?
Trong khi các em thiếu nhi hát, như tất cả các bạn, tôi đã nghĩ đến tất cả trẻ
em trên thế giới và đặc biệt trẻ em trong nước mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn gì cho trẻ em trên thế giới? Người đã đấu tranh
cho cái gì? Và khi giương cao ngọn cờ Hồ Chí Minh, chúng ta đấu tranh cho cái
gì?
Trong phong trào hòa bình, chúng ta thường nói rằng cuộc đấu tranh cho hòa

bình, là một cuộc chiến đấu cho con em chúng ta, rằng nếu chúng ta không có
một thế giới hòa bình lâu dài thì con em chúng ta sẽ có gì.


Cuộc đấu tranh của chúng ta nhằm tránh chiến tranh cho con em chúng ta.
Nhưng tôi cho rằng nó cũng là cuộc đấu tranh nhằm cho con em chúng ta không
bao giờ phải sợ nữa. Tôi nhớ lại những hình ảnh thời Mỹ ném bom Hà Nội,
những trẻ em khóc bên cạnh những thi hài mẹ các em bị tàn sát.
Chúng ta đang đấu tranh cho một thế giới trong đó không có một em nào
phải bên cạnh thi hài của mẹ em là nạn nhân của chiến tranh và xâm lược.
Chúng tôi không muốn có một thế giới mà lại có một em nào như trẻ em Việt
Nam thịt cháy vì bom Napan giội từ các máy bay Mỹ. Chúng ta đang chiến đấu
cho một thế giới trong đó có các em được hát múa, vì đó là cái mà Chủ tịch Hồ
Chí Minh mong muốn khi Người nói: "Chúng ta sẽ làm cho Việt Nam mười lần
to đẹp hơn". Mười lần có nghĩa là các em sẽ cười, các em sẽ múa, các em sẽ
không phải sợ nữa. Chúng ta sẽ làm cho Việt Nam mười lần đẹp đẽ hơn và thế
giới cũng sẽ mười lần đẹp đẽ hơn. Chúng ta sẽ bảo vệ thế giới và xây dựng thế
giới như chúng ta bảo vệ Việt Nam và xây dựng Việt Nam.
Ro Met Chăn ĐRA
Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới


Hồ Chí Minh - Việt Nam và thế giới
Tôi mang đến các bạn lời chào mừng của Hội nghị Hòa bình thế giới và của
phong trào hơn 135 nước trên khắp các lục địa. Tôi đem đến các bạn lời chào
mững của Hội nghị quốc tế "Việt Nam và thế giới". Thế giới đã thấy Hồ Chí
Minh vẫn sống.
Các bạn thân mến!
Tiếng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang vang lên ở đây giữa chúng ta.
Như các bạn đã thấy những con người bất tử thì không bao giờ chết và Hồ Chí

Minh sống mãi vì Người yêu nhân dân các dân tộc khác như nhân dân của mình
cũng không bao giờ chết. Bất cứ nơi nào nhân dân chiến đấu cho độc lập dân
tộc và tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao. Bất cứ ở
đâu nhân dân chiến đấu cho hòa bình và công lý, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn
cờ của Hồ Chí Minh bay cao. ở bất cứ đâu nhân dân chiến đấu cho một thế giới
mới, chống lại đói nghèo, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay
cao.
ý nghĩa cuộc hội nghị vừa kết thúc là gì? Cách đây đã lâu Hồ Chí Minh đến
với Lênin. Ngày nay thế giới đến với Hồ Chí Minh và Lênin.
Phong trào hòa bình thế giới đã học được những gì ở Hồ Chí Minh và nước
Việt Nam của Người? Một là tính chất chống đế quốc của phong trào hòa bình
thế giớu trở nên sắc bén hơn chờ đứng bên cạnh cuộc đấu tranh của nhân d ân
Việt Nam.
Hai là đứng bên cạnh cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và đứng bên
cạnh Hồ Chí Minh, phong trào hòa bình đã nhìn thấy rõ hơn bao giờ hết sự gắn
bó sống còn giữa cuộc đấu tranh cho hòa bình với cuộc đấu tranh vì độc lập dân
tộc và tự do, cuộc đấu tranh cho chính nghĩa và cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa
xã hội. Đứng bên cạnh cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chúng ta học
được ở Hồ Chí Minh sự cần thiết phải kết hợp cuộc đấu tranh bảo vệ thế giới
chống chiến tranh với cuộc đấu tranh để xây dựng một thế giới mới, trong đó
chủ nghĩa đế quốc và đói nghèo vĩnh viễn bị xóa bỏ.
Phong trào hòa bình thế giới đã học được từ cuộc đấu tranh của nhân dân
Việt Nam và ở Hồ Chí Minh ý nghĩa của tình đoàn kết quốc tê, hòa bình và
đoàn kết là một, không thể tách rời.
Hội nghị chúng ta đã quyết định điều gì? Chúng ta nhìn lại và nói rằng khi
Việt Nam chiến đấu chống chủ nghĩa thực dân Pháp, thế giới ở bên cạnh Việt
Nam, bởi vì Việt Nam đã chiến đấu cho thế giới. Khi Việt Nam chiến đấu chống
đế quốc Mỹ, lúc đó cũng ở bên cạnh Việt Nam và chiến đấu với Việt Nam, bởi
vì Việt Nam chiến đấu cho thế giới. Vì thế hội nghị chúng ta đã nói rằng, ngày
nay khi Việt Nam đứng trên tuyến đầu chống cuộc tấn công xâm lược của bọn

bành trướng Trung Quốc và chống lại trục Oa-sinh-tơn - Bác Kinh. Việt Nam
chiến đấu cho thế giới và vì vậy thế giới chiến đấu cho Việt Nam.


Có một bài ca mà các bạn đều biết nói rằng: Việt Nam - Hồ Chí Minh. Hồ
Chí Minh - Việt Nam". Ngày hôm nay trong dịp kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta lại có bài ca mới "Việt Nam - Hồ Chí Minh. Hồ
Chí Minh - Việt Nam và thế giới. Thế giới - Hồ Chí Minh - Việt Nam. Việt Nam
- Hồ Chí Minh và thế giới".
Trong
ngày
lịch
sử
kỷ
niệm
lần
thứ
90
ngày
sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Chủ tịch Hội nghị Hoà bình thế giới đã cho
phép tôi công bố quyết định đặt một giải thưởng cao nhất của Hội nghị Hòa
bình thế giới, giải thưởng vì độc lập và tự do để tặng cho công lao và cống hiến
tập thể của các tổ chức, các phong trào và các lực lượng đấu tranh, và giải
thưởng cao nhất này sẽ mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chúng rất biết ơn các bạn, biết ơn Đảng Cộng sản Việt Nam và toàn thể nhân
dân Việt Nam đã cho phép giải thưởng cao nhất này được mang tên thiêng liêng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày Hồ Chí Minh, ngày quốc tế này sẽ được tổ
chức ở khắp mọi nơi trên quả đất vì độc lập và tự do là cái mà chúng ta đều coi
là quý báu nhất trên thế giới.
Tối qua, chúng ta xem phim cảnh hang Pắc Pó, nơi Hồ Chí Minh từng sống

và làm việc, bị phá hủy. Kẻ thù phá hủy hang này một cách cố ý và có kế
hoạch. Chúng tưởng rằng sẽ hủy diệt được Hồ Chí Minh ư? Hồ Chí Minh
không bao giờ bị bị diệt. Người sống mãi. Bọn đế quốc Mỹ và tay chân của
chúng phải biết rằng: Hồ Chí Minh trong hàng trăm cái hang, nhưng cái hang
đó là hàng trăm triệu trái tim của hàng triệu con người yên mến Hồ Chí Minh
và yêu mến Việt Nam.
ở Việt Nam các bạn tự xưng rất đúng mình là cháu Bác Hồ. Các bạn cho
phép tôi thay mặt hàng trăm triệu nhân dân thế giới được có mặt hôm nay tại
đây. Chúng tôi nhận thức sâu sắc vinh dự đó. Chúng tôi yêu cầu các bạn thêm
một đặc ân nữa: Mong các bạn những người cháu của Bác Hồ cho phép chúng
tôi từ các nơi trên thế giới đều được nhận là cháu Bác Hồ. Tất cả chúng ta, cháu
của Bác Hồ ở tất cả các nước trên thế giới, sẽ tập hợp lại để giương cao ngọn cờ
Hồ Chí Minh tiến lên những thắng lợi mới hơn nữa.
Hồ Chí Minh sống mãi, Hồ Chí Minh sống mãi.
Ro Met Chăn ĐRA
Chủ tịch Hội đồng hòa bình thế giới


mãi mãi là tấm gương trong
ở cương vị Chủ tịch nước, Bác được nhiều nguyên thủ các nước mời sang
thăm hữu nghị, Bác thăm Liên Xô, một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
trước đây, thăm Cộng hòa dân chủ Đức, thăm ấn Độ, rồi thăm Trung Quốc,
nước bạn láng giềng.
Phái đoàn do Bác lãnh đạo khi lên đường, hành trang bao giờ cũng gọn nhẹ.
Sự gọn nhẹ với ý nghĩa trong sáng tuyệt vời. Đến thăm nước bạn nào, Bác cũng
để lại những tình cảm tốt đẹp đối vị lãnh đạo nước ấy và cũng để lại những dấu
ấn sâu sắc với các tầng lớp nhân dân nước đến thăm.
Lần đi thăm ấn Độ, Bác được báo chí nước này ca ngợi hết lời, trước hết là
sự giản dị đến vĩ đại của Người. Trang sách hôm qua còn ghi những dòng đậm
nét. Xin được trích một đoạn:

"Cụ Hồ leo 389 bậc thang lên đỉnh tháp Gu-tép Mi-na nổi tiếng, xây dựng
cách đây 8 thế kỷ, alf vị nguyên thủ đầu tiên và đến hôm nay cũng là duy nhất
leo lên đỉnh tháp này và cầm bó hoa vẫy gởi lời chào nhân dân Đê-li. Các cháu
thiếu nhi ấn Độ gọi Người là Sasa Hồ (Bác Hồ).
Theo lời kể của các đồng chí gần gũi Bác, những đồng chí có vinh dự đi theo
Bác thăm một số nước bạn bè. Mỗi lần Bác đi thăm các nước bạn, họ cấp cho
nhiều tiền theo chế độ quy định của từng nước. Thường là Bác không dùng số
tiền ấy chi tiêu hoặc mua sắm gì. Bác nói: số tiền các nước bạn cấp hãy nộp
vào quỹ Đảng.
Khi tiễn Bác lên đường, mọi người đều cầu mong Bác thượng lộ bình an,
chuyến thăm đạt kết quả cao nhất và ai cũng mong Bác trở về được an toàn,
mạnh khỏe. Tất nhiên, Bác nhớ tất cả mọi người, nhất là những người gần gũi
Bác. Lúc Bác trở về thường có quà, những món quà bình dị, thiết thực, đời
thường nhất. Bác tặng đồng chí A đôi bít tất, tặng đồng chí B một khăn mùi
xoa. Rồi Bác thăm hỏi chung cũng như từng người.
Mỗi lần lên đường thăm các nước bạn, thời gian có thể là hàng tuần. Bởi vậy,
trước khi đi, Bác thường cho gọi những anh chị em phục vụ đến và nói:
- ở nhà, các chú thay phiên nhau mà nghỉ.
Nghe lời Bác dặn, các đồng chí phục vụ càng thấm thía sự quan tâm của Bác
đối với anh chị em. Rồi khi nhận quà của Bác mấy anh em thường nói:
"Bác sống rất liêm khiết, trong sạch. Đời Bác là một tấm gương ngày càng
sáng, ngày càng trong".
Một đời, Bác phục vụ nhân dân và cống hiến cho Đảng, không bao giờ Bác
cầu lợi cho riêng mình.
Gần Bác như gần ánh sáng chân lý, nếu chịu rèn luyện, mỗi người sẽ sống
đẹp hơn".
Anh Nguyễn Văn Lập, một đồng chí phục vụ Bác khá lâu, kể rằng:


Tôi về làm việc ở văn phòng Bác hơn 11 năm từ tháng 6 năm 1958 đến tháng

9 năm 1969, tôi chưa hề thấy Bác cáu gắt với ai bao giờ. Ai mắc khuyết điểm,
Bác chỉ nhẹ nhàng góp ý, phê bình. Đặc biệt tôi thấy Bác rất liêm khiết, giản dị,
trong sạch…
Suốt cả cuộc đời, Bác chăm lo, giáo dục, rèn luyện con người. Bác cũng rất
tin ở con người, là khi đã thấm nhuần đạo đức cách mạng, thì mỗi người sẽ
sống vững vàng, sống đẹp, tự mình nêu gương cho người khác. Bác thương
người và tin ở con người, nên Bác không bao giờ cáu gắt, mà Bác chân thành,
tận tình chỉ bảo, gieo điều hay, điều tốt, gieo lẽ phải chân lý vào lòng người.
Đã rất nhiều lần, Bác nói về một trong những phẩm chất cơ bản của người
cán bộ cách mạng: Liêm khiết trong sạch. Năm 1952, cả nước đang dốc sức
giành thêm thắng lợi, thêm chiến công trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm
lược, tại một cuộc họp của Hội đồng Chính phủ, biên bản cuộc họp đã ghi lời
phát biểu của Hồ Chủ tịch:
"Chúng ta đã bắt đầu tiến hành ba chống: chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Năm 1953 phải cố gắng làm ba chống triệt để cán bộ phải xung phong phong
gương mẫu đi đầu phong trào…".
Thế mới hay, Bác lưu ý việc chống tham ô, tức là đục khoét của công đã từ
rất lâu rồi, cho nên, càng thấm thía vè cách xử sự của Bác: số tiền của các nước
bạn cáp theo tiêu chuẩn khi Bác đi thăm, Bác bảo tất cả nộp vào quỹ Đảng và
quà của Bác, một đôi bít tất, một chiếc mùi xoa làm ấm lòng người nhận quà
biết bao nhiêu.
Người chống tham ô, lãnh phí, quan liêu, Người tổ chức vận động mọi người
cùng chống. Người chống, Người giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Và bản
thân Người là một tấm gương sáng ngời về liêm khiết: cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư. Đảng ta trong sạch, vững mạnh được quần chúng nhân dân tin
yêu, sẵn sàng vượt khó khăn hy sinh một lòng đi theo Đảng, đi theo Bác Hồ.
Bác Hồ là tấm gương sáng trong mãi mãi. Không thực hiện được tất cả
những điều Bác dạy, thực hiện được một phần thì đã là hồng phúc cho đất nước,
cho dân tộc.
Tạ hữu yên



ba thế hệ trong tình thân của với Bác
Tháng 10 năm 1954, chỉ ít ngày sau khi tiếp quản Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cùng nhân dân Hà Nội đón tiếp Thủ tướng ấn Độ Nê-ru. Đó là lần đầu
tiên hai vị lãnh tụ gặp nhau. Song trong tâm tưởng, hai vị đã gặp nhau từ lâu
trong lý tưởng giải phóng đất nước khỏi ách ngoại xâm. Mười hai năm trước
đó, trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ đã làm hai bài thơ dưới một tiêu đề
"gửi Nê-ru". Toàn văn như sau:
I
Khi tôi phấn đấu anh hoạt động
Anh phải vào lao, tôi ở tù
Muôn dặm xa với chưa gặp mặt
Không lời mà vẫn cảm thông nhau
II
Đôi ta cảnh ngộ vốn không khác
cảnh ngộ giờ đây khác bội phần
Tôi chốn lao tù người bạn hữu
Anh trong gông xích bạn cừu nhân
Giờ đây sau 44 năm lật lại báo Nhân dân trong những ngày Thủ tướng Nê-ru
ở thăm Hà Nội, ta nhớ lại rằng vị chính khách ấn Độ - một "đất nước vĩ đại và
thú vị" đã được các nhà lãnh đạo và nhân dân ta đón tiếp nồng nhiệt. Hồ Chí
Minh đã cùng Thủ tướng Nê-ru thảo luận những vấn đề quan hệ đến việc thực
hiện đình chiến, củng cố hòa bình ở Đông Dương và giữ gìn hòa bình ở Đông
Nam á. Đúng như sự chờ đợi của nhân dân Việt Nam, cuộc gặp gỡ giữa hai nhà
lãnh đạo đã đem lại những kết quả tốt đẹp. Báo Nhân dân trong số đặc biệt ra
ngày 19 tháng 10 năm 1954 đăng xã luận nêu rõ: "Cuộc gặp gỡ giữa Hồ Chủ
tịch và Thủ tướng Nê-ru lần này có tính chất lịch sử và bao hàm một ý nghĩa
quan trọng. Nó làm chính phủ hai nước thêm hiểu biết nhau, thắt chặt thêm tình
hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt - ấn vốn có cảm tình thân thiệt với nhau

từ lâu đời…".
Mối cảm tình thân thiện ấy, trong cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng
phong phú và đẹp đẽ của Bác Hồ cũng được thể hiện ở rất nhiều sự kiện cụ thể.
Nổi bật nhất là vào năm 1927, tại Hội nghị Quốc tế chống chiến tranh đế quốc
họp tại Bơ-rúc-xen (Bruxelle) thủ đô nước Bỉ, Bác Hồ đã gặp cụ thân sinh ra
Thủ tướng Nê-ru. Có thể nói, tình thân của Bác Hồ đối với gia đình Thủ tướng
Nê- ru bắt đầu từ đấy…
Và với ấn Độ, Bác đã ba lần tới thăm. Mỗi lần tới thăm diễn ra một hoàn
cảnh riêng. Lần thứ nhất vào năm 1911, khi Bác Hồ là phụ bếp trên một tàu
buôn của Pháp. Người đã tận mắt nhìn thấy cảnh cùng khổ của những người lao
động ấn Độ. Bác nhận ra rằng, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở đất nước này
cũng có những người dân sống trong lầm than, khổ cực, cũng chịu nỗi mất


nước, bị bóc lột hết sức dã man. Lần thứ hai vào tháng 6 năm 1946, khi Người
quá cảnh trong chuyến dẫn đầu đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa
đi thăm Pháp. Hồi này ở ấn Độ đang dấy lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ
giành độc lập, buộc thực dân Anh phải nhượng bộ, chấp nhận để Đảng Quốc đại
thành lập chính phủ lâm thời đầu tiên của người ấn Độ do Nê- ru làm Thủ
tướng tháng 8 năm 1946. Thế là chỉ trong vòng một năm Việt Nam rồi ấn Độ
đều đã bước vào trang sử mới vô cùng vẻ vang. Trong chuyến đi Pháp này, Bác
Hồ đã được nhân dân ấn Độ dành cho sự giúp đỡ và những tình cảm bạn bè.
Sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nê- ru vào tháng 10 năm 1954,
cuộc đi thăm chính thức của Bác Hồ và đoàn đại biểu của Nhà nước ta tại ấn
Độ với ngót 30 người vào tháng 2 năm 1958 là đỉnh cao của mối quan hệ hữu
nghị giữa hai nhà nước và hai dân tộc anh em. Biết bao ấn tượng đẹp đẽ mà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong lòng những người bạn đồng chí và anh
em ấn Độ. Chính trong chuyến thăm này, Người đã có thêm người cháu ấn Độ,
nổi bật lên là bà In-đi-ra Gan-đi con gái yêu quý của Thủ tướng Nê-ru người
bạn thân thiết của Người. Trong những ngày đáng ghi nhớ của trang sử đẹp đẽ

về tình hữu nghị anh em giữa nhân dân hai nước Việt - ấn. Bác Hồ đã nhận bà
In-đi-ra Ga-đi là cháu. Thế là trong đời Bác, Bác đã biết và có quan hệ thân tình
gắn bó với ba thế hệ của gia đình Nê-ru.
Ngay từ phút đầu tiên từ máy bay xuống thành phố Niu Đê-li, Bác đã được
Tổng thống Pa-ra-xát, Thủ tướng Nê-ru và bà In-đi-ra Gan-đi đón tiếp rất thân
mật ở tận cầu thang máy bay. Bác rất chú ý người con gái thân yêu của Nê-ru
bạn chí thiết cũng như các cháu nhi đồng ríu rít chạy tới dâng hoa lên Người.
Bác nói: "Chúng tôi rất sung sướng được gặp lại Thủ tướng Nê-ru, một người
bạn tốt mà nhân dân Việt Nam đã hân hạnh đón tiếp ở Hà Nội".
Những ngày Bác ở thăm ấn Độ, Tổng thống Pơ-ra-xát mệt, không thể tham
dự các cuộc đón tiếp Người, Thủ tướng Nê-ru và người con gái yêu mời Bác và
đoàn vào nghỉ tại nhà khách trong Phủ Tổng thống ở tầng thứ 3. Lâu đài này
thênh thang rất nhiều phòng, nhiều cửa, nếu không có người dẫn đường thì rất
dễ lạc.
Hai cha con Thủ tướng cùng Bác và đoàn ăn trưa rất thân mật như trong gia
đình. Thủ tướng nói: Hồ Chủ tịch là nhà đại cách mạng phi thường trong thời
đại này. Người luôn luôn giải quyết những vấn đề khó khăn với nụ cười trên
môi".
ấn Độ đã thành lập cả một ủy ban đón tiếp Hồ Chủ tịch, ủy ban này gồm
nhiều vị đại biểu quốc hội và nhân sĩ nổi tiếng Đêli, không phân biệt xu hướng
chính trị, đảng phái tín ngưỡng. Chủ tịch ủy ban là bà Ra-mếch Vary Nê-ru một
lãnh tụ phụ nữ và là chị em họ của Thủ tướng nê-ru. ủy ban đã kêu gọi cả thành
phố Đê-li nồng nhiệt đi đón Bác.
Thủ tướng Nê-ru đã tới dự bữa tiệc do ủy ban tổ chức chào mừng Bác Hồ.
Thủ tướng nói:
"Hồ Chủ tịch là một nhân vật đặc biệt, tính rất giản đơn nhưng lòng rất rộng
rãi. Hôm qua khi từ sân bay về, Hồ Chủ tịch nói với tôi rằng Người có đem từ
Hà Nội sang một vòng hoa và một cây đại để đặt và trồng ở nơi kỷ niệm Thánh
Găng-đi. Ngài còn nói thêm rằng cũng có đưa vòng hoa và cây đào để kỷ niệm
ông cụ thân sinh tôi. Hồ Chủ tịch gặp ông cụ thân sinh tôi ở thủ đô nước Bỉ

năm 1927 trong một hội nghị quốc tế chống chủ nghĩa thực dân. Một cuộc gặp


gỡ ngắn ngủi và cách đây đã lâu năm mà Hồ Chủ tịch còn nhớ đến cụ thân sinh
ra tôi. Đó là một việc bình thường, nhưng nó chứng tỏ một cách rõ rệt phẩm
chất vĩ đại của Hồ Chủ tịch".
Nghe Thủ tướng nói, mọi người rất cảm động. Đôi mắt In-đi-ra Gan-đi sáng
ngời vẻ tự hào. Những người có mặt như thấy trước mặt một đoạn lịch sử đẹp
đẽ của tình hữu nghị ấn - Việt, trong đó hiện lên những gương mặt rạng rỡ của
ba thế hệ trong gia đình Nê-ru. Cũng phải nói thêm rằng, việc thành lập một ủy
ban đón tiếp như vậy ở ấn Độ lần này là có một không hai.
Bác Hồ báo cho Thủ tướng Nê-rúy định muốn tự mình đặt vòng hoa tại một
cụ Mô-li-lam Nê-ru, Thủ tướng rất xúc động, cứ nghẹn ngào không nói lên lời.
Thủ tướng nghĩ đến người cha thân yêu. Vị thân phụ và Hồ Chủ tịch xa cách
nhau đã trên 30 năm, vậy mà bây giờ Hồ Chủ tịch vẫn nhớ đến bậc tiền bối già
cùng chí hướng, Thủ tướng ca ngợi tấm lòng chung thủy vô hạn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Tiếc rằng chương trình hoạt động của Bác Hồ rất bận rộn mà ngôi mộ cụ
Mô-li-lam Nê-ru lai ở xa Đê-li, cuối cùng Bác Hồ đã nhờ chính In-đi-ra Gan-đi,
con gái yêu Thủ tướng Nene-ru thay mặt Bác mang vòng hoa đến đặt tại mộ
ông nội của mình.
Trong cuộc đón tiếp của nhân dân Đê-li có một chuyến thú vị: Trên đài Chủ
tịch ở giữa hàng đầu có một cái ghế sơn son thiếp vàng, bọc nhung d dỏ, giống
như một cái ngang vàng. Mặc dù ông thị trưởng và Thủ tướng Nê-ru có mời
Bác ngồi "Ngai" ấy. Bác nhất định từ chối. Thấy thái độ khiêm tốn của Bác,
quần chúng nhiệt liệt tán thành, họ đứng cả dậy võ tay và hoan hô: "Hồ Chí
Minh Zindabad" (Linđaba = muôn năm). Sau chuyến đó các báo ấn Độ viết:
"Hồ Chủ tịch đã xóa bỏ một hình thức lễ tân bằng một cử chỉ rất dân chủ".
Cũng về cử chỉ rất dân chủ ấy của vị nguyên thủ quốc gia một cán bộ ngoại
giao nguyên là lãnh sự tại ấn Độ trong thời gian Bác ở thăm đã kể lại:

"Hôm Người nói chuyện với trí thức ấn Độ Japres Honse tôi được phân công
giữ tài liệu cho Người. Tôi chỉ đưa cho Người bản tiếng Việt của bài phát biểu
vì tôi nghĩ không nên làm phiền Người với nhiều tài liệu. Nhưng khi Người đọc
xong một cách tượng trưng bản tiếng Việt, thì đồng chí phiên dịch Đặng Chấn
Liêu đọc bản tiếng Anh. Tôi ngồi ở hành ghế phía dưới lễ đài. Tôi thâý Người
tìm trong cặp tài liệu của mình thì tôi hiểu Người cần bản tiếng Anh. Tôi liền
đứng dậy mang bản tiếng Anh lên lễ đài cho Người, Người hiểu ý tôi nên cũng
đứng dậy đi ra phía dưới bậc thang lên lễ đài. Người và tôi gặp nhau ở bậc
thang đó, tôi đưa bản tiếng Anh cho Người và trở về chỗ mình, theo dõi Người
phiên dịch đọc bản tiếng Anh. Câu chuyện chỉ có thế nhưng sáng hôm sau báo
chí ấn Độ đăng tin nhận xét Người là nguyên thủ "dân chủ nhất". "Không ngồi
chễm chệ ngồi đợi cán bộ của mình mang tài liệu đến tận tay mà tự mình đi ra
đón lấy tài liệu".
Báo chí ấn Độ cũng viết: Người là "Nguyên thủ thân chuộng hòa bình". Cán
bộ ngoại giao kể tiếp:
"Đêm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Niu Đê-li thăm Thành phố Bom bay.
Chính phủ ấn Độ lập một đoàn xe lửa đặc biệt cho Người. Sau lễ tiễn chính
thức, các đoàn ngoại giao đã ra về. Tất cả thành viên trong phái đoàn đều lên
các tòa dành cho họ. Riêng Hồ Chủ tịch đứng lại tại cửa tòa riêng của mình.
Trên sân ga chỉ còn lại Thủ tướng Nê-ru con gái Thủ tướng là I.Ganđi, Vụ


trưởng lễ tân Bộ ngoại giao ấn Độ và tôi với tư cách là đại diện của Tổng lãnh
sự quán Việt Nam ra tiễn Người. Khi đoàn tàu kéo còi báo trước tàu sắp chuyển
bánh. Thủ tướng Nê-ru thân mật nói với Hồ Chủ tịch:
"Thưa Chủ tịch, xin hãy cẩn thận, tàu sắp chuyển bánh. (Mr Prédent Please
take car the train will dtart). Hồ Chủ tịch mỉm cười thoải mái, chỉ vào cửa toa
vui vẻ nói với Thủ tướng Nê-ru:
- "Xin đừng lo! Đây là cửa của hòa bình!".
(Never mend! Please this is the door offean)

(Vào thời điểm đó, câu nói của Người rất có ý nghĩa: Thời chiến tranh lạnh
do đế quốc Mỹ gây ra và đặc biệt là ấn Độ - một nước nổi tiếng đấu tranh cho
hòa bình lúc bấy giờ).
"Cửa của hòa bình phải luôn luôn rộng mở"
(The dow ef peace must be abivaep open)
Ngày hôm sau báo chí ấn Độ đăng câu chuyện lý thú này và gọi Hồ Chủ tịch
là Nguyên thủ quốc gia của hòa bình.
Những ngày ở ấn Độ chương trình hoạt động sát sao và liên tục nhưng Bác
Hồ rất vui. Người gọi " ấn Độ là một đất nước vĩ đại, quê hương của Đức phật
và Thánh Găng-đi.
Tại cuộc chiêu đãi trong thị chào mừng Người Thủ tướng Nê-ru nói những
lời tốt đẹp về Người:
- "Chúng ta hoan nghênh Chủ tịch, một vị lãnh tụ xuất sắc, đồng thời là một
chiến sĩ vĩ đại của tự do".
Bác nói:
- "Khi đến đất nước ấn Độ vĩ đại, chúng tôi rất sung sướng được thăm quê
hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới… Nền tảng
và truyền thống của triết học ấn Độ là lý tưởng hòa bình, bác ái. Liên tiếp,
nhiều thế kỷ tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật và khoa học ấn Độ đã lan khắp thế
giới".
In-đi-ra Gan-đi, ngày ấy còn rất trẻ, thường theo Bác đến những cuộc tiếp
xúc vui vẻ, nhất là khi có các em học sinh. Tại cuộc biểu diễn để hoan nghênh
Bác do đoàn "Kỷ luật quốc dân" tổ chức, In-gan-đi phấn khởi nhìn các em gái
dâng hoa Bác Hồ, đồng thời rất cảm động thấy Bác ẵm lên tay em bé mù cả hai
mắt, cũng lên dâng hoa Bác Hồ. Em ấy sờ râu, sờ má Bác, rồi ôm chặt lấy Bác
một cách âu yếm… Khi phát biểu với các cháu. Bác khuyên hãy nghe lời Bác
Nê-ru và nói thêm:
- "Đối với các cháu Bác là Bác Hồ, chứ không phải là Cụ Chủ tịch". Nghe
vậy các em vỗ tay, vừa hoan hô: "Bác Hồ! Bác Hồ!". Một em chạy lên biếu Bác
hai cái kẹo.

Tất cả những cử chỉ, lời nói của Bác đều được In-di-ra Gan-đi ghi nhớ rất
sâu sắc. Sau này, cứ mỗi lần gặp gỡ các bạn Việt Nam, bà lại kể những ấn tượng
đẹp đẽ của mình về Bác Hồ, không chỉ qua lần Bác đến thăm ấn Độ mà cả
những lần gặp Bác ở Hà Nội, được Người đón tiếp ân cần như với người con
thân yêu trong nhà. Bà vẫn giữ cẩn thận trong cả đời mình những bức thư và
quà tặng của Bác cho bà với tình cảm của người cháu vô cùng quý Bác. bà vẫn
nhớ những lời tốt đẹp của cha mình - Thủ tướng Nê-ru dành cho Bác Hồ như:


"Hồ Chủ tịch là một người vĩ đại, một bạn vĩ đại, và một đồng chí vĩ đại". Và
khi Bác từ biệt Đê-li để thăm các thành phố khác như Bom bay, Can-cut-ta, Bác
đã mở tiệc chiêu đãi, ở đó Thủ tướng Nê-ru nói:
"Hồ Chủ tịch là một người có độ lượng rộng rãi. Ngài vừa nói với tôi Ngài
đã "phải lòng" Đê-li, như thế là cần phải có một quả tim rất to… Sự thật thì
nhân dân Đê-li cũng đã "phải lòng" Ngài. Trong ba ngày Hồ Chủ tịch ở đây đã
có nhiều cuộc mít tinh và trao đổi ý kiến, nhiều khi bằng tiếng nói, nhiều khi
không cần đến tiếng nói. Chúng ta có người trao đổi bằng tiếng nói, có người
trao đổi bằng cảm tình. chúng ta đã tiếp xúc với một người mà người ấy là một
bộ phận của lịch sử châu á. Chúng ta gặp gỡ một vĩ nhân đồng thời chúng ta
gặp gỡ một đoạn lịch sử. Vì vậy, không những chúng ta đã thêm về mặt tư
tưởng mà còn thêm danh giá cho chúng ta. Gặp gỡ Hồ Chủ tịch là một kinh
nghiệm nó làm cho chúng ta tốt thêm".
Đó là những lới I. Gan-đi, không bao giờ quên. Suốt đời mình, kể cả những
năm thay cha giữ chức vụ Thủ tướng ấn Độ, bà cũng nghĩ về Bác Hồ như vậy.
Vì thế, bà luôn luôn ủng hộ đường lối cách mạng của Bác, ủng hộ cuộc đấu
tranh cách mạng chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Để ghi nhớ công ơn của bà "một biểu tượng sinh động của ấn Độ" chúng ta
có "vườn hoa I. Gan-đi" giữa lòng Hà Nội, cũng như có trường Hồ Chí Minh Gia-ca-hác-lan Nê-ru tại Na-mao Đại Từ, Thái Nguyên. Và cũng như ở ấn Độ
tại hai thnàh phố Bom bay và Can-cut-ta, để ghi nhớ hình ảnh và sự nghiệp vĩ
đại của Bác Hồ đã có hai đường phố lớn mang tên Bác Hồ Chí Minh.

Trong tấm lòng rộng lớn của nhân dân ấn Độ, Bác Hồ sống mãi, Bà I. Gan-đi
cũng như bà A-ru-na A-sáp A-li bấy giờ là Thị trưởng Niu Đê-li không thể nào
quên hình ảnh Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Thủ đô Niu Đê-li trong cuộc
mít tinh tại Thành Đỏ. Theo phong tục ấn Độ, đại biểu các tầng lớp nhân dân ấn
Độ đều lần lượt choàng những dải hoa tươi lên cổ vị khách quý để tỏ lòng kính
trọng và hiếu khách. Nhiều vị khách nước ngoài trước phong tục này thường
nhận hoa rồi đưa cho cán bộ lễ tân đứng cạnh hoặc đặt lên bàn, nhưng Bác Hồ
đã nhận tất cả để cho từng người choàng những dải hoa lên cổ mình và không
gỡ ra. Điều ngạc nhiên hơn là lúc Bác nhận tấm thảm len lớn do bà A-ru-na
thay mặt nhân dân thủ đô trao tặng. Mọi người tưởng rằng cũng như các vị
khách khác Bác chỉ nhận tượng trưng, nhưng Bác nói: "Quà của tôi, tôi phải tự
nhận lấy" và bằng một động tác nhanh, Bác đã vác tấm thảm khá nặng đó lên
vai trước sự ngạc nhiên của hàng vạn người tham dự. Bác nói: "Tôi vác cả tình
cảm của nhân dân ấn Độ trên vai". Những tiếng hô như sấm dậy "Hồ Chí Minh
Zin-đa-ba, Việt Nam Zin-đa-ba! Hin-đi Việt Nam Bhai bhai (Zin-đa-ba; Hin-đi:
ấn Độ; Bhai: anh em).
Bác không những gửi vòng hoa và cây đào đến đặt và trồng trước mộ ông
nội của Cố Thủ tướng I. Gan-đi. Bác còn đi thăm công viên mang tên mẹ bà:
Can-la Nê-ru ở Thành phố Bom bay. ấy là sáng 11 tháng 2 năm 1958, một sáng
xuân ấn Độ, Bác đã nhẹ bước trong vườn hoa không to lắm nhưng xinh xắn ấy.
Ngày thường, công viên dành riêng cho trẻ em. Giữa vườn có cái nhà hai tầng,
làm giống một chiếc giầy khổng lồ, trẻ em rất thích cái nhà này. Trong tâm hồn
Bác cùng một lúc hiện lên những gương mặt của ông nội, của cha mẹ, của chính I.
Gan-đi và những người thân khác trong gia đình.


ở hai thành phố Bom bay và Can-cut-ta, Bác Hồ đều tặng bức hình bằng sơn
mài của Thánh Găng-đi và Thủ tướng Nê-ru. Các tặng phẩm ấy vẫn được đặt ở
nơi trang trọng nhất của hai thành phố.
Đó cũng là một cử chỉ của Bác Hồ làm bà I.Gan-đi vô cùng cảm động và ghi

nhớ.
Khi Thủ tướng Nê-ru qua đời (1964) Bác Hồ vô cùng thương tiếc. Người đã
gửi điện chia buồn đến Tổng thống Ra-đa Lê-ri-xhan.
Ngày 21 tháng giêng năm 1966, đúng mồng 1 Tết Bình Ngọ, Người gửi điện
chúc mừng bà In-đi-ra Gan-đi nhân dịp bà được cử giữ chức Thủ tướng ấn Độ
(ngày 11-1-1966) người kế nhiệm của Thủ tướng Nê-ru là bà Ba-ha-đua Ja-xtơri đã từ trần).
Với bức điện gửi cho bà In-đi-ra Gan-đi, hẳn là Bác Hồ của chúng ta hy
vọng và tin tưởng vào những bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị hợp
tác giữa hai nước anh em Việt - ấn.
1998
theo tư liệu phòng tư liệu
và Thư viện Bảo tàng Hồ Chí Minh


Bác hồ với tết độc lập đầu tiên
Đêm ba mươi Tết, trời rét và mưa lất phất. ăn cơm tối xong, Bác đi đến chỗ
đồng chí Chủ tịch thành phố. Trần Duy Hưng bảo đưa Bác đi chúc Tết một số
gia đình nghèo ở xóm lao động.
Bẩy giờ tối hôm ấy, Bác Hồ cùng đồng chí bảo vệ lên ô tô đến đầu phố Hàng
Đũa - phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến). Xe tắt đèn, dừng lại bốn Bác
cháu lần vào trong ngõ hẹp, đường mấp mô, có lúc phải bấm đèn pin để lấy ánh
sáng mà đi.
Vào một gia đình làm nghề kéo xe, chủ nhà bị ốm nằm trên chiếc chõng tre,
đắp chiếc chiếu mỏng. Một người dịu dàng nói:
- Cụ Hồ đến thăm gia đình đây.
Chủ nhà cựa mình ho sù sụ. Bác ra hiệu để cho chủ nhân nằm nghỉ và bảo
chú bảo vệ kéo lại chiếc chiếu che kín người bệnh. Bác cháu im lặng kéo cửa đi
ra. Dọc đường nghe tiếng Bác nói khẽ:
- Ba mươi Tết mà không có Tết.
Xe đưa Bác đến phố Hàm Long, Bác vào thăm và chúc Tết một gia đình viên

chức nghèo. Thấy Bác đến mọi người mừng quá reo lên kéo vội những quần áo
đang phơi trên day rồi đưa ghế mời Bác ngồi, Bác vui vẻ hỏi thăm và chúc Tết
mọi người trong gia đình.
Sau đó, Bác quay về 51 phố Trần Hưng Đạo (lúc đó là phố Ogam betta) chỗ
Bảo Đại ở. Nghe người Bảo Đại nói y bị ốm. Bác bảo:
- Thôi, để ngài cố vấn nghỉ.
bác gửi biếu Bảo Đại một lọ mắm quý rồi lên xe đến phố Hàng Vải thăm một
viên chức làm ngân hàng. Thấy khách đến, chủ nhà ra bật đèn. Những lọ bình,
chậu cúc vàng, cành quất đỏ, bộ xa lông mặt đá, tủ chè, đinh đồng… sáng bóng.
Ông chủ nhà nhận ra Bác vừa sung sướng, vừa tỏ ra sợ quỳ xuống giữa nhà nói:
- Lạy Cụ, con có tội gì xin Cụ rủ lòng thương dạy bảo cho.
Bác lại đỡ chủ nhà dậy, ôn tồn nói:
- Đước biết ông là một viên chức thanh liêm tôi đến chúc Tết ông và gia
đình, bây giờ nước nhà đã độc lập rồi, làm việc cho Chính phủ là làm việc cho
mình, cần phải thanh liêm hơn.
Ông chủ nhà thưa với Bác:
- Thưa Cụ con làm việc với Tây đã hơn 30 năm chưa được một ông "sếp"
nào đến thăm nhà bao giờ, thế mà lại được Cụ Chủ tịch…
Chúc Tết gia đình ông viên chức xong. Bác lại tiếp tục đến thăm một số gia
đình buôn bán và quan lại cũ.
Khoảng 10 giờ đêm, Bác chia tay anh Trần Duy Hưng, trở về số 8 vua Lê.
Đến nhà, Bác chuẩn bị để ra phố đón giao thừa với đồng bào.


Đồng chí giúp việc mở gói quần áo sáng nay đồng chí Nguyễn Lương Bằng
vừa đưa đến để Bác mặc cải trang. Nhìn bác mặc áo the, quần trắng, mắt đeo
kính trễ xuống, trông thật giống một ông đồ nho. Đồng chí giúp việc thì mặc
quần áo dài trắng, áo láng đen, chân đi dép da.
Hai Bác cháu đi bộ ra đền Ngọc Sơn, hòa vào dòng người đang chen chúc
trên cầu Thê Húc để vào đền va hái lộc. Trong đền khói hương mù mịt, tiếng

xóc thẻ lách cáh vang lên không ngớt. Người đông, không còn chỗ len chân.
Nhiều người phải đứng từ ngoài vái vào. Bác cũng làm theo số người này rồi
vòng xem người hái lộc.
Giao thừa đến. Còi thành phố vang lên. Chiêng, trống từ các đình chùa và
tiếng chuông nhà thờ đổ dồn, từng pháo nổ ran tưởng như không thể dứt.
Một không khí thiêng liêng như hồn đất nước đang dâng lên trong lòng mọi
người. Thời gian như dừng lại trong khoảng khắc. Bác Hồ đứng lặng, nét mặt
xúc động. Một giọt nước mắt lòng lanh bên khóe măt. Đã bao nhiêu năm, đêm
nay Bác mới được hưởng cái Tết cổ truyền của dân tộc ở Thủ đô đã thoát khỏi
nô lệ.
Tiếp đó Bác bảo đi dọc lên phố Hàng Đào rồi quay về. Đêm khuya tiếng
pháo ngớt dần. Dòng người qua lại trên phố cũng bắt đầu thưa. Bác Hồ cùng
đồng chí phục vụ trở về nhà.
Lúc bấy giờ không ai biết rằng đêm giao thừa đầu tiên sau ngày cách mạng
tháng Tám thành công, Bác Hồ cùng đồng bào Thủ đô đến giữa hồ Hoàn Kiếm
lịch sử để hưởng trọn niềm vui trong các Tết độc lập đầu tiên của dân tộc.
Nguyền Huy Thông


với đồng tiền hạt gạo của dân
Nạn đói năm 1945 đã làm hơn hai triệu người dân Việt Nam chết đói. Đối
với Thái Bình, tháng 3 năm 1945 có đến 28 vạn người chết đói, hàng chục
nghìn gia đình tha phương cầu thực. Tháng 7 năm 1945 lại bị nạn vỡ đê làm
ngập lụt cả 12 phủ huyện. Ngày 10 tháng 1 năm 1946, sau Tổng tuyển cử bầu
Quốc hội khóa 1 được 4 ngày, Bác Hồ đã về thăm, động viên và trực tiếp chỉ
đạo Thái Bình khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh diệt giặc đói, giặc dốt và
giặc ngoại xâm. Khi về thăm Thái Bình, Bác cùng đoàn Chính phủ đến tận nơi
vỡ đê ở làng Đìa, huyện Hưng Nhân (nay là Hưng Hà) để tận mắt chứng kiến
tình hình vỡ đê ở đây. Trước sự tàn phá của lũ lụt, Bác ngậm ngùi đứng lại hồi
lâu nhìn bốn bề đồng nước trắng xóa với những căn nhà lụp xụp, xiêu vẹo, rồi

Bác nói với lãnh đạo Thái Bình cùng đi: "Trước mắt phải đẩy mạnh tăng gia sản
xuất, cứu đói. Không được để dân đói. Dân đói là Chính phủ có lỗi".
Chiều tối, phái đoàn Chính phủ do Bác dẫn đầu về tỉnh lỵ Thái Bình - Chủ
tịch ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình mời cơm, Bác xua tay và nói:
- Đi thăm tỉnh lụt, dân đói, còn ăn uống gì?
Sau đó Bác cũng phái đoàn dở cơm nắm đem theo ra ăn, rồi về Hà Nội.
Từ nông nghiệpăm 1946 đến năm 1947, Bác Hồ đã về thăm Thái Bình năm
lần. Mỗi lần về thăm, Bác luôn động viên Thái Bình phấn đấu vượt mọi khó
khăn, đạt được thành tích to lớn trong sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
Lần cuối Bác về thăm khi Thái Bình đạt bình quân cả tỉnh 5 tấn thóc trên
một hécta, dẫn đầu năng suất lúa miền Bắc.
Trong buổi đón Bác hôm đó, đồng chí Phạm Ngọc Quy, Bí thư chi bộ hợp
tác xã Tân Phong, xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư đơn vị hai năm liền đạt năng
suất lúc sáu rồi bảy tấn hécta, đã trân trọng kính biếu Bác 3kg gạo nếp quýt và
2kg gạo Di Hương. Bác không từ chối, nhưng Bác rút trong túi ra tờ tiền 1 đồng
(mang số IC 53325) trả tiền số gạo biếu. Đồng chí Phạm Ngọc Quy, Bí thư chi
bộ và đồng chí Ngô Duy, đồng Bí thư tỉnh ủy không dám nhận và nói:
- Thưa Bác, đây là quà của Thái Bình biếu Bác. Bác vẫn trao đồng tiền cho
đồng chí Quy và nói:
- Bác có tiêu chuẩn, các chú không nhận tiền làm Bác mắc lỗi tham ô.
Đó là một trong những kỷ niệm của nhân dân Thái Bình đối với Bác Hồ.
Đồng tiền của Bác trao năm đó được hợp tác xã Tân Phong lưu giữ trong cuốn
sổ vàng ở địa phương, sau này chuyển lên trưng bày tại khu lưu niệm Hồ Chủ
tịch với nhân dân Thái Bình.
Báo Nhân dân số 18888
ngày 3 tháng 5 năm 2007


đôi dép cao su của bác hồ
Đôi dép cao su của Bác Hồ ngày nay không những đã trở thành một kỷ vật

vô giá của dân tộc ta mà còn là đề tài sáng tác văn nghệ phong phú cho các văn
nghệ sĩ của Việt Nam và thế giới.
Trong những tháng năm theo Bác để bảo vệ Người, những chiến sĩ cảnh vệ
chúng tôi đã chứng kiến nhiều kỷ niệm sâu sắc và cảm động về đôi dép cao su
ấy.
Đôi dép cao su của Bác Hồ, chỉ là phần rất nhỏ được cất từ chiếc lốp ô tô
quân sự của thực dân Pháp bị quân và dân ta phục kích tiêu diệt tại một vùng
căn cứ Việt Bắc năm xưa. Đôi dép đó được đo cắt rất khéo không dầy cũng
không mỏng, quai trước to bản, kiểu quai dép xăng đan. Đôi dép trông chắc
chắn và Bác đi rất vừa chân.
Một lần trên đường hành quân Bác thấy chúng tôi ai nấy đều đi dép cao su,
khi trèo đèo, lội suối rất tiện lợi. Bác cười nói vui với mọi người:
- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa. Bác cháu mình ai
cũng có hài thần thì đi đến đâu mà chẳng được.
Nghe Bác nói tất cả chúng tôi đều cười và nghĩ lại càng thấm thía. Nhìn lại
thời gian và chặng đường chúng tôi đã đi, quả là một chiều dài lịch sử. Đôi dép
cao su đã thực sự bổ ích và tăng thêm sức mạnh dẻo dai cho đôi chân người
chiến sĩ trên đường hành quân đánh giặc.
Với Bác "đôi hài vạn dặm" ấy đã cùng Người dầu dãi trong suốt 9 năm
kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Khi miền Bắc hòa bình nó lại
cùng Bác đi khắp mọi miền của nửa Tổ quốc thân yêu và đến với bầu bạn xa
gần trên thế giới.
Chúng tôi thấy xả bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông Bác đều dùng dép cao su.
Mùa đông Bác thường đi thêm đôi tất vải để giữ ấm trông vừa giản dị và lịch
sự. Bác dùng dép cao su cả khi Người đi thăm nước ngoài hoặc tiếp khách quốc
tế ở trong nước.
Đôi dép duy nhất ấy anh em cảnh vệ chúng tôi thấy Bác dùng từ những ngày
đầu kháng chiến toàn quốc bùng nổ cho đến ngày Bác đi xa
*
Những năm nắng nhiều hạn lớn, đi thăm hỏi bà con nông dân, Bác cởi dép

lên bờ ruộng, quần vắn cao quá gối cùng đào mương tát nước chống hạn với
nhân dân. Mùa thu hoạch lúa, đến với bà con xã viên. Bác cởi dép xách tay,
quần xắn cao thoăn thoắt bước những bước vững chãi trên đồng nước bùn lầy,
đi thăm hỏi động viên từng tổ từng người.
Trên đường đi công tác, gặp khi phải lội nước, trèo đèo hoặc trời mưa đường
đất trơn lầy. Bác tụt dép xách tay, khăn mặt vắt vai, tay chống gậy, đi rất nhanh,


có khi anh em cảnh vệ chúng tôi phải vất vả mới theo kịp Bác. Và mỗi khi gặp
phải những đoạn đường như vậy, chúng tôi lại phải đề phòng vì sợ Bác ngã.
Nhưng thực tế thì mỗi lần gặp đường trơn, nhất là khi leo dốc núi, Bác lại dạy
chúng tôi cách đi để khỏi trượt ngã.
Khi đi dép, dù chỉ là một đoạn đường ngắn, bao giờ Bác cũng kéo quai hậu
qua gót. Bác thường bảo chúng tôi làm theo và nói:
- Làm như thế để khi đi dép không có tiếng kêu lẹp kẹp đỡ mòn gót, lại
không bị đứt quai. Đeo dép như thế thì đi mới vững chắc.
Suốt bốn mùa cả khi công tác các địa phương, Bác luôn giữ đôi dép sạch sẽ,
trông như lúc nào cũng đen bóng.
Thấy Bác dùng đôi dép cao su cũ cả khi tiếp các đoàn khách quốc tế và khi
đi thăm nước ngoài, anh em cảnh vệ chúng tôi rất phân vân lo lắng. Có lần
chúng tôi báo cáo đề nghị Bác cho đóng một đôi dép cao su khác chắc chắn hơn
để Bác dùng riêng cho các buổi tiếp khách và đi thăm nước ngoài. Nghe chúng
tôi báo cáo. Bác cười và gạt đi.
- Các chú khéo vẽ. Đôi dép tuy cũ nhưng Bác đang còn dùng được. Sắm
thêm làm gì cho lãng phí không nên.
Năm 1958, Bác đi thăm nước Cộng hòa ấn Độ. Lần thăm đó người vẫn dùng
đôi dép cao su cũ đang đi. Thấy vậy, chúng tôi ai nấy đều ái ngại nhưng không
dám nói ra. Mỗi người đều suy nghĩ: Bác là Chủ tịch một nước, thân thế và sự
nghiệp của Người cả nhân dân thế giới đều biết và rất ngợi ca.. Thế mà khi đi
thăm nước ngoài, Bác lại giản dị quá, vẫn dùng đôi dép cao su e nhân dân nước

bạn không hiểu và suy nghĩ.
Nghĩ vậy, chúng tôi bàn nhau bí mật sắm một đôi giầy vải rất vừa chân Bác.
Trên đường đi ấn Độ chúng tôi mang theo.
Khi Bác lên máy bay, ngồi ở buồng riêng để đôi dép cao su ở ngoài. Chúng
tôi bí mật đem đôi dép cao su của Bác cất kỹ và thống nhất là nếu Bác hỏi thì
trả lời đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi. Mọi người yên tâm rằng với
cách trả lời đó, khi máy bay hạ cánh không thể lấy đôi dép ra kịp và Bác sẽ phải
dùng đôi giày vải, như sự chuẩn bị của chúng tôi. Chúng tôi hồi hộp chờ đợi,
nhưng rồi tất cả đều đã không như ý.
Khi đến sân bay Niu Đê-li, Bác yêu cầu mang đôi dép cao su để Bác đi.
Chúng tôi thống nhất thưa với Bác như nội dung đã bàn trước, nhưng Bác
không nghe. Bác nhất định không dùng đôi giầy mà yêu cầu phải xuống khoang
máy bay tìm bằng được đôi dép cao su cho Bác. Thấy chúng tôi cứ ngơ ngác
nhìn nhau ai ấy biểu lộ vẻ ái ngại trong lòng và như đã thấu hiểu tất cả, Bác ôn
tồn nói:
- Bác hiểu, các chú đang suy nghĩ những gì rồi. Nước ta đã có độc lập nhưng
chưa hoàn toàn. Đất nước còn bị chia cắt và nhân dân ta chưa giàu. Bác đi đôi
dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là thấm đủ ấm, lịch sự mà lại
phù hợp hơn.
Nghe Bác nói chúng tôi mới hiểu thấu tấm lòng của Bác và chúng tôi vội
vàng mang lại đôi dép cao su để Bác đi.
Chính phủ ấn Độ và nhân dân Thủ đô Niu Đê-li đã đón Bác trong bầu không
khí tưng bừng thắm tình hữu nghị anh em. Cả khu vực sân ga là một biển người
náo động, một rừng cờ hoa rợp trời và những tiếng hò reo đón chào Bác vang


×