Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

đồ án công nghệ vận tải (logistics vận tải đa phương thức)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.11 KB, 42 trang )

ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ VẬN TẢI
Chuyên ngành: logistics và vận tải đa phương thức
Họ Tên :

Hoàng Thị Loan

Đề số : 30

MỞ ĐẦU
-

Vai trò của vận tải trong chuỗi logistics;
Có thể bạn không để ý, nhưng việc vận chuyển hàng hóa, con người, diễn ra hàng ngày, hàng giờ xung
quanh ta.
Hoạt động vận chuyển hàng hóa gắn liền và có vai trò thiết yếu với cuộc sống con người. Hàng ngày
bạn và tôi di chuyển bằng xe máy, ô tô, hay máy bay. Hàng hóa tiêu dùng tại các chợ hoặc siêu thị được vận
chuyển bằng đường biển, đường bộ. Nguyên vật liệu sản xuất chở từ vùng nguyên liệu đến nơi sản xuất
bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển,…Tất cả những hoạt động này đều liên quan đến vận tải.
Vận tải đóng một vai trò trọng yếu của quá trình phân phối và lưu thông.Nếu nền kinh tế là một cơ thể
sống, trong đó hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển là quá trình đưa các chất dinh dưỡng
đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.
Vận tải ảnh hưởng rất lớn đến giá thành trong lưu thông phân phối và sản xuất kinh doanh của các
nước trên thế giới. Vừa qua, cuộc cách mạng “điện tử – số hóa” và “thông tin – liên lạc” càng thúc đẩy vận
tải phát triển nhanh về khoa học – công nghệ, nhằm tạo ra hiệu quả và sự cạnh tranh trên thương trường. Chỉ
trong vòng chưa đầy một thế kỷ đã xuất hiện container hóa các cảng biển và logistics hóa toàn cầu.Đây sẽ là
tiền đề thuận lợi để các nhà vận tải cũng như hoạt động logistics cùng hoạch định chiến lược vận tải phù hợp
với thực tế, mang lại hiệu quả cao.

-



Lập kế hoạch vận tải để làm gì? Các yêu cầu lập kế hoạch vận tải của đồ án (theo đề bài được
giao)

MỤC LỤC
Nội dung
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

Chương 1: Tổng quan về tổ chức quá trình vận tải
1.1 Khái niệm vận tải,vai trò của vân tải
1.1.1: Vận tải là gì?
1.1.2: Đặc điểm vận tải
1.1.3: Yêu cầu vận tải
1.1.4 : Phân loại
2.1 Quá trình vận tải
2.1.1: Tổng quan quá trình vận tải
2.1.1: Khái niệm quá trình vận tải
2.1.2: Đặc điểm cơ bản của từng giai đoạn
2.2: Đặc điểm quá trình vận tải của các phương thức
2.2.1: Qúa trình vận tải đường Sắt
2.2.2: Qúa trình vận tải đường Bộ
2.2.3: Qúa trình vận tải đường Biển
2.3: Tổ chức quá trình vận tải
2.3.1: Khái quát tổ chức quá trình vận tải

2.3.2: Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường Sắt
2.3.3: Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường Bộ
2.3.4: Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường Biển
2.3.5: Vận tải đa phương thức
Chương 2: Lập kế hoạch vận chuyển
2.1: Lập biểu luồng hàng 2 chiều
2.2: Xây dựng và lựa chọn phương án vận tải
2.3: Lập biểu luồng phương tiện
2.4: Xây dựng biểu đồ chạy xe
Chương 3: Tính các chỉ tiêu Kinh tế Kĩ thuật
3.1: Xác định tổng chi phí của phương án
3.2: Xác định các chỉ tiêu vận dụng phương tiện

HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

1
1
2
2

4
4
7
8
8
9
12
25
31

36
39
39
47
52
54
55

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÓA VẬN TẢI
1.1. Tổng quan về quá trình vận tải
1.1.1. Khái niệm,
- Khái niệm:

Giao thông vận tải là một hệ thống phức tạp về kinh tế-xã hội, thực hiện chức năng kết nối chu
trình “sản xuất – tiêu thụ” trong sản xuất kinh doanh hàng hóa và thương mại, thỏa mãn nhu cầu đi
lại phục vụ đời sống xã hội của con người trong phạm vi quốc gia và toàn cầu.
Vận tải là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh
tế toàn cầu.
Nói cách khác:
 Theo nghĩa rộng: vận tải là một quy trình kĩ thuật nhằm di chuyển vị trí của con người và hàng hóa
trong không gian.
 Theo nghĩa hẹp (dưới góc độ kinh tế): vận tải là sự di chuyển của hàng hóa và hành khách trong
không gian khi thỏa mãn đồng thời hai tính chất: là một hoạt động sản xuất vật chất và là một hoạt
động kinh tế đối lập.

1.1.2.Đặc điểm cuả vận tải
-

-

a. Vận tải là một ngành sản xuất vật chất
Một ngành sản xuất được coi là sản xuất vật chất khi nó chứa đựng đồng thời cả ba yếu tố của một quá
trình là: lao động, đối tượng lao động, cộng cụ lao động.
Xét trên góc độ kỹ thuật để thực hiện được quá trình vận tải cần ba yếu tố: lao động, đối tượng lao động,
công cụ lao động.Vận tải là một ngành sản xuất vật chất.
b. Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt
Là ngành sản xuất mà sản xuất tới đâu tiêu thụ tới đó.
Đối tượng lao động trong quá trình sản xuất vận tải trước và sau chỉ thay đổi vị trí trong không gian.
Để sản xuất sản phẩm vận tải không có yếu tố nguyên liệu và khấu hao phương tiện chiếm tỷ trọng lớn.
Sản phẩm ngành vận tải xét tới hai yếu tố: khối lượng vận chuyển và khoảng cách.
Vận tải là một ngành dịch vụ vì nó mang đầy đủ tính chất ngành dịch vụ.

1.1.3. Phân loại vận tải
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI
Có thể phân loại dịch vụ vận tải theo một số chỉ tiêu sau:
- Căn cứ vào phương thức thực hiện quá trình vận tải
Vận tải đường biển
Vận tải thủy nội địa
Vận tải hàng không

Vận tải đường bộ
Vận tải đường sắt
- Căn cứ vào đối tượng vận chuyển
Vận tải hành khách
Vận tải hàng hóa
- Căn cứ vào hình thức tổ chức quá trình vận tải
Vận tải đơn phương thức: hàng hóa hay hành khác được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng một
phương thức vận tải duy nhất.
Vận tải đa phương thức: việc vận chuyển được thực hiện bằng ít nhất là hai phương thức vận tải,
nhưng chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất và chỉ một người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển đó.
Vận tải đứt đoạn: việc vận chuyển được thực hiện bằng hai hay nhiều phương thức vận tải, nhưng
phải sử dụng hai hay nhiều chứng từ vận tải và hai hay nhiều người chịu trách nhiệm trong quá trình vận
chuyển đó.
- Căn cứ theo phạm vi:
∗ Vận tải nội địa: quá trình vận tải trong phạm vi một quốc gia;
∗ Vận tải liên vận quốc tế: quá trình vận tải từ quốc gia này sang quốc gia khác.
- Căn cứ vào mục đích của quá trình vận tải
- Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ): Quá trình vận chuyển nguyên, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm,
con người phục vụ cho qua trình sản xuất trong nội bộ xí nghiệp, nhà máy, công ty... không trực tiếp thu
tiền cước của vận tải.
- Vận tải công cộng: Việc kinh doanh vận tải hàng hóa hay hành khách cho mọi đối tượng trong xã hội để
thu tiền cước vận tải.
- Ngoài ra, có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau như: Cự ly vận chuyển, yêu cầu vận chuyển
(nhanh, chậm).
1.1.4. Nguyên tắc và yêu cầu vận tải (hàng hóa)
a. Nguyên Tắc vận tải (hàng hóa)
Có hai nguyên tắc kinh tế cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả vận tải: tính kinh tế nhờ quy mô và tính
kinh tế nhờ cự ly.
Tính kinh tế nhờ quy mô trong vận tải là chi phí cho mỗi đơn vị khối lượng giảm khi quy mô vận tải
hàng hóa tăng lên.

Tính kinh tế nhờ cự ly là chi phí vận tải cho mỗi đơn vị vận tải khối lượng hàng giảm khi khoảng
cách vận chuyển tăng lên.
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI
Các nguyên tắc này rất quan trọng khi đánh giá các phương án vận tải khác nhau. Mục tiêu của quyết
định vận tải là tối đa hóa lượng hàng và quãng đường hàng hóa được vận chuyển, trong khi vẫn đáp ứng yêu
cầu về dịch vụ khách hàng.
b. Yêu cầu vận tải (hàng hóa)
Đối với mỗi quá trình vận tải, các yêu cầu chung gồm:
- Thỏa mãn nhu cầu di chuyển và tính triệt để của quá trình vận tải;
- Đảm bảo an toàn cho phương tiện, đối tượng vận tải và xã hội;
- Vận chuyển nhanh chóng và chi phí thấp;
- Giải quyết thỏa đáng chính sách bảo hiểm; tranh chấp hợp đồng vận tải giữa các bên liên quan.

2. Quá trình vận tải
2.1 Tổng quát quá trình vận tải

2.1.1: Khái niệm quá trình vận tải
Quá trình vận tải là sự kết hợp theo một trình tự nhất định các yếu tố trong quá trình sản xuất vận tải
như: lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động mà cụ thể là: sức lao động của con người,
phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ, hàng hóa, điều kiện công tác của tuyến đường và ga cảng,
ngoài ra còn có những hoạt động phụ trợ khác như: chủ hàng, đại lí, môi giới, xí nghiêp sửa chữa…
Sự phối hợp một cách hợp lí và chặt chẽ các yếu tố trên sẽ mang lại hiệ quả kinh tế cao trong sản
xuất vận tải, ngược lại sẽ dẫn đến lãng phí lớn, hiệu quả sản xuất giảm.
2.1.2: Đặc điểm cơ bản của từng giai đoạn trong quá trình vận tải

a) Giai đoạn chuẩn bị
Chủ phương tiện sẽ tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường để có được khối lượng hàng hóa
vận chuyển. Sau khi đã có khách hàng, chủ phương tiện phải xác định cách thức đóng gói, xác định
điểm đi, điểm đến, thời gian vận chuyển lô hàng, phương thức thanh toán.
b) Giai đoạn bố trí phương tiện và nhận hàng
Trong giai đoạn này cần phải lựa chọn phương tiện phù hợp với đặc điểm của hàng hóa, căn cứ
vào số lô hàng để xác định số phương tiện phù hợp. Sau khi đã thống nhất thể thức vận chuyển và
hàng hóa đã chuẩn bị xong, chủng loại phương tiện và số lượng phương tiện đã được xác định, công
việc tiếp theo là đưa phương tiện đến nơi tập kết hàng hóa để nhận hàng hoặc ngược lại chủ hàng
đưa hàng hóa đến nơi tập kết phương tiện để chủ phương tiện nhận hàng.
c) Giai đoạn xếp hàng lên phương tiện
Việc xếp hàng lên phương tiện có thể bằng thủ công hoặc bằng máy phụ thuộc vào độ lớn, hình
dạng, kích thước, đặc tính lí hóa của hàng hóa. Khi xếp hàng cần phải có kế hoạch và sơ đồ bố trí
hàng hóa. Việc này đòi hỏi các yếu tố như: nhanh, khoa học, tận dụng triệt để sức chứa của phương
tiện, an toàn cho hàng hóa,…
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

d) Giai đoạn lập đoàn phương tiện
Việc lập đoàn phương tiện gồm 2 việc:
- Xác định số lượng và móc nối các phương tiện chuyên chở với nhau.
- Xác định đầu máy kéo đẩy và móc nối đầu máy với đoàn phương tiện chuyên chở để thành
một đoàn tàu.
Việc lập đoàn phương tiện đảm bảo các yếu tố sau:
- Đảm bảo an toàn đoàn tàu bằng việc phân bố lực hãm đồng đều cho các thành phần của đoàn

tàu.
- Giải bớt thao tác khi lập và giải phóng đoàn tàu đến mức thấp nhất
- Giảm bớt thao tác dọc đường.
- Tận dụng tối đa sức kéo của đầu máy.
e) Giai đoạn vận chuyển
Đây là giai đoạn chính của quá trình vận tải, là giai đoạn hàng hóa dịch chuyển từ nơi này đến
nơi khác. Giai đoạn vận chuyển có thể liên tục từ ga cảng đầu đến ga cảng cuối hoặc có thể bị gián
đoạn ở dọc đường do các lí do sau:
+ Dừng để xếp dỡ hàng dọc đường;
+ Dừng để thay đổi đàu máy, kéo, đẩy;
+ Dừng để tiếp nhiên liệu;
+ Dừng vì lí do an toàn giao thông;
+ Dừng để chuyển phương tiện;
Thời gian giai đoạn vận chuyển được tính từ khi phương tiện bắt đầu lăn bánh ở ga, cảng đầu
tiên đến khi phương tiện đến ga ở cảng cuối cùng, do vậy thời gian này bao gồm thời gian phương
tiện lăn bánh và thời gian phương tiện dừng dọc đường. Thời gian phương tiện lăn bánh phụ thuộc
vào loại đầu máy, trạng thái kĩ thuật của phương tiện, tình trạng hàng hóa trên phương tiện, mật độ
phương tiện trên tuyến đường,..
f) Giai đoạn đón nhận phương tiện từ nơi đến
Điểm chung khi kết thúc hành trình thì phương tiện và hàng hóa có thể xảy ra sự thay đổi nào đó,
do vậy trước khi dỡ hàng tại nơi đến cần phải tiến hành kiểm tra tình trạng kĩ thuật của phương tiện
và hàng hóa. Với phương tiện, phải tiến hành xem có an toàn hay không, sau đó có kế hoạch bảo
dưỡng để đảm bảo an toàn cho chuyến đi. Với hàng hóa, phải kiểm tra có hư hỏng, thiếu hụt không.
Nếu có phải tìm nguyên nhân và lập biên bản cụ thể vì nó là căn cứ để giải quyết tranh chấp hợp
đồng vận chuyển không đảm bảo.
g) Giai đoạn giải phóng đoàn phương tiện
Giải phóng đoàn phương tiện là việc tháo dỡ đội hình đoàn tàu và đưa phương tiện vào nơi dỡ
hàng. Trong một đoàn tàu, các toa xe hay xà lan chở hàng có vị trí dỡ hàng khác nhau, việc giải thể
đoàn phương tiện thường do phương tiện của ga hay cảng đảm nhiệm, việc tháo dỡ này một mặt tạo
thuận lợi cho công tác dỡ hàng, nhất là khi có sử dụng máy xếp dỡ, mặt khác cũng tận dụng được

HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

khả năng khai thác của từng loại phương tiện trong đoàn tàu. Thời gian giải thể đoàn phương tiện
phụ thuộc vào: phương pháp giải thể, vị trí dỡ hàng của các đoàn phương tiện…
h) Giai đoạn dỡ hàng
Việc dỡ hàng là công việc của ga cảng, chi phí dỡ hàng do chủ hàng chịu, tùy thuộc vào loại
hàng mà cảng, ga để lựa chọn phương án dỡ bằng thủ công hay bằng máy, bằng các thiết bị chuyên
dùng như toa xe tự dỡ, ô tô ben, xà lan tự dỡ,…Thời gian dỡ hàng khỏi phương tiện phụ thuộc vào
lượng hàng hóa dỡ.
Khi dỡ hàng xong, về phía chủ hàng thì quá trình vận tải đã kết thúc, hàng đã được vận chuyển
đến tay người nhận. Tuy nhiên hàng hóa được tính từ thời điểm gửi đi đến thời điểm cuối cùng
thường phải trải qua nhiều loại phương tiện, chẳng hạn: ô tô-sắt-ô tô, ô tô-biển-ô tô-sắt-ô tô,..những
trường hợp như vậy gọi là liên vận.
i) Phương tiện chạy rỗng đến nơi nhận hàng tiếp theo
Nếu như sau quá trình dỡ hàng, quá trình vận chuyển hàng hóa là kết thúc, thì đối với các
phương tiện vận tải, chu kì vận tải sẽ kết thúc bằng việc chạy rỗng phương tiện đến nơi nhận hàng
tiếp theo. Nếu như việc thực hiện chu kì vận tải khác bắt đầu từ việc lấy hàng tại chỗ thì không phải
trải qua quá trình này.

2.2: Đặc điểm quá trình vận tải của các phương thức
2.2.1: Vận tải đường sắt
Khối lượng vận tải lớn và đa dạng. Trong điều kiện tốt, một đoàn tàu cần ít năng lượng hơn so với vận
chuyển đường bộ từ 50% đến 70% với cùng một khối lượng vận chuyển (hoặc cùng số hành khách).
Vận chuyển trên những tuyến đường dài, ở Việt Nam, tổng chiều dài đường sắt là 3.142,69 km, trong

đó gồm 2632 km đường sắt chính, 402,69 km đường ga và 107,95 km đường nhánh. Tuyến Hà Nội – TP
HCM: 1726,2 km, tuyến Yên Viên – Lào Cai: 285km, Hà Nội – Đồng Đăng: 163,3 km và nhiều tuyến khác
có chiều dài tương đương.
Thời gian vận chuyển ở mức trung bình và ít thay đổi, ví dụ thời gian vận chuyển container từ ga Hải
Phòng về Hà Nội mất khoảng 1 ngày và hầu như không thay đổi.
Tuyến đường vận tải không linh hoạt và bị phụ thuộc vào đường ray và các ga đỗ, không vận chuyển
đến đích cuối cùng, hiện tại Việt Nam có 15 tuyến chính và chủ yếu các ga nằm ở các thành phố chính, các
trung tâm kinh tế - xã hội của 3 miền.
Chi phí cố định cao; chi phí biến đổi thấp, chi phí cố định gồm: chi phí duy trì đường xá, khấu hao
đường xá, khấu hao thiết bị của nhà ga; chi phí quản lý…
Chi phí biến đổi: lương của công nhân viên; nhiên liệu cho tàu chạy.
Chi phí vận chuyển ảnh hưởng lớn bới tính kinh tế do quy mô và quãng đường vận chuyển
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544
Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI
2.2.3: Vận tải đường bộ (ô tô)
Có thể vận chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau và đích cuối cùng, do đặc điểm của hệ thống đường xá
là có ở khắp mọi nơi có người ở. Việc vận chuyển kéo dài từ nơi đi tới tận đích đến cuối cùng với sự đa dạng
của các phương tiện vận tải đường bộ.
Chủ động và linh hoạt trong lựa chọn và kết hợp các phương tiện vận chuyển khác nhau, tương ứng với
các tuyến đường và sự sẵn có các phương tiện vận tải
Chủ động về thời gian, không bị quy định về thời gian đi và thời gian chờ đợi các tuyến tiếp theo
thường ít.
Sự tiện lợi cao, đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hóa , do sự đa dạng hình thức vận chuyển, từ
hàng hóa nhỏ lẻ, số lượng lớn đến các hàng hóa cồng kềnh, dễ vỡ…
Bị hạn chế về khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển, nếu hàng hóa có số lượng rất lớn thì
hình thức vận tải này không phù hợp cho 1 vài chuyến hàng mà phải chia nhỏ thành các lô để vận chuyển,

dẫn tới chi phí tăng lên rất nhiều và thời gian giao hàng bị chậm chễ, hơn nữa, các hàng hóa có khối lượng
lớn và cồng kềnh thì không phù hợp để vận chuyển đường bộ do hệ thống đường xá không thể đáp ứng
được, ít có phương tiện đường bộ có thể vận chuyển được các loại hàng hóa trên, các hàng hóa trên chỉ phù
hợp với đường sắt hoặc đường thủy…
Hay gặp sự cố trên quãng đường vận chuyển, do tính chất đường bộ có nhiều phương tiện tham gia
giao thông, sự va chạm gây tai nạn là khó có thể kiểm soát được, hơn nữa, các phương tiện vận tải thường
hay gặp sự cố hỏng hóc dọc đường…
Chi phí cố định thấp do hãng vận tải không sở hữu hệ thống đường sá, hệ thống đường sá do chính phủ
đứng ra xây dựng và các hãng vận tải chỉ việc sử dụng mà không mất phí xây dựng.
Chi phí biến đổi cao do sử dụng nhiên liệu, lệ phí cầu, đường và chi phí phát sinh trên tuyến đường
cao. Chi phí đường bộ có nhiều chi phí phát sinh như phí bến bãi; trông coi hàng hóa; giao nhận hàng; chi
phí trên tuyến đường vận chuyển.
2.2.4: Vận tải đường biển
Trọng lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển lớn, do các tàu thường có sức vận chuyển rất lớn, hơn
rất nhiều đường bộ, không giới hạn kích thước hàng hóa.
Mức độ an toàn cao; khả năng tổn thất và mức thiệt hại thấp, vận tải đường thủy thường ổn định về khả
năng giữ an toàn cho hàng hóa, ít gặp các sự cố va chạm làm hỏng, vỡ hàng hóa.
Tốc độ vận chuyển chậm, trước đây, khi phải vận chuyển 1 lô hàng đi Uzbekistan bằng đường biển kết
hợp với đường bộ thường phải mất 60 ngày, chi phí vận chuyển rất cao (từ 6.000- 7.000 USD/1 container 40
feet); hàng hóa dễ bị hỏng vì ẩm, nước biển... Trong khi đó, sử dụng đường sắt, một toa tàu có thể vận
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI
chuyển được khối lượng hàng hóa lớn gần gấp đôi container 40’.Thời gian vận chuyển nhanh hơn, chỉ mất
35 ngày.
Khả năng đúng hạn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, các tàu thường có thời gian vận chuyển có

tính cả yếu tố chậm chễ cho thời tiết, nhưng khó có thể đoán trước được thời gian giao hàng chính xác khi
gặp các sự cố về thời tiết trên biển.
Bị giới hạn bởi hệ thống đường thủy, không phải nước nào cũng có hệ thống đường thủy, và hệ thống
đường thủy ở mỗi nơi là khác nhau, có nơi nhiều sông ngòi, kênh rạch, có nơi có ít…
Phải kết hợp với các phương tiện phụ trợ, do hệ thống sông ngòi thường không bắt đầu từ nơi đi đến
đích đến cuối cùng giống đường sắt, nên khi vận chuyển cần kết hợp các phương tiện phụ trợ khác để vận
chuyển hàng hóa về tới kho cuối cùng.
Thời gian xếp dỡ hàng hóa chậm, thường mất nhiều ngày để bốc dỡ hàng hóa lên hoặc xuống tàu, một
phần cũng do tính chất số lượng và kích thước hàng hóa lớn nên mất nhiều thời gian để bốc dỡ hàng hóa.
Chi phí cố định cao do đầu tư các phương tiện vận tải tầu thủy rất lớn; chi phí bến bãi cao; chi phí bốc
dỡ, xếp hàng cao.
Chi phí biến đổi thấp do ít có sự cản trở trong quá trình vận chuyển hàng hóa, thường các doanh nghiệp
vận tải đường thủy không mất nhiều chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển như đường bộ như chi phí
đường sá, chi phí mãi lộ…

3: Lập kế hoạch và tổ chức quá trình vận tải
3.1. Lập kế hoạch vận tải theo các phương thức

A.Tổ chức vận tải hàng hóa ở ga đường sắt
a) Công tác vận chuyển hàng hóa
Trong VTĐS, phương tiện chuyên chở hàng hóa là các toa xe với các đặc tính kĩ thuật cơ bản
gồm: trọng tải thiết kế (trọng tải thành xe, P th), tự trọng (qtự), thể tích (dung tích chứa hàng, V) và
chiều dài toa xe (Lxe). Công tác phục vụ vận chuyển hàng hóa ở ga thực hiện đối với lô hàng tại ga đi
(nơi xếp hàng) và ga đến (nơi dỡ hàng).
Trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển hàng hóa (hóa vận) gồm hệ thống đường ga phục vụ
xếp dỡ và tập kết toa xe, hệ thống kho, ke, bãi hàng; thiết bị xếp dỡ; phòng hóa vận; thiết bị phục vụ
hóa vận và kiểm dịch hàng hóa,.. Ngoài ra, còn hệ thống đường ô tô phục vụ khách hàng đưa hàng
hóa vào bãi (xếp hàng) và rút hàng (dỡ hàng).
b) Hợp đồng vận tải hàng hóa
Là sự thỏa thuận giữa DN đường sắt với người thuê vận tải. Theo đó DN đường sắt sẽ vận

chuyển hang hóa từ nơi nhận đến nơi đến và giao hàng theo đúng hợp đồng. Nội dung hợp đồng
gồm:
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

- Địa điểm, thời gian kí hợp đồng, tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, tài khoản giao dịch ngân
hàng của các bên;
- Quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi bên cho mỗi công việc cụ thể để tổ chức vận chuyển, xếp,
dỡ; giao, nhận, sủa đổi, bồi thường, hủy hợp đồng;
- Loại hàng hóa, khối lượng, tỉ trọng, tỷ lệ hao hụt, tính chất lí hóa, đặc điểm và sự cố hàng
hóa (nếu có);
- Nơi đi, nơi đến;
- Thời gian thực hiện hợp đồng;
- Người nhận hàng;
- Việc cấp toa xe để xếp hàng nguyên toa;
- Giá trị hợp đồng có dự tính chi phí cần thiết cho quá trình vận chuyển và hình thức thanh
toán;
- Những thỏa thuận khác.
c) Quá trình tác nghiệp đối với lô hàng đi
1- Tác nghiệp nhận chở: căn cứ vào yêu cầu của người thuê vận chuyển thì đại diện đường
sắt sẽ tiến hành làm thủ tục nhận chở theo yêu cầu. Nếu có khả năng chuyên chở thì Đường sắt phải
thông báo cho chủ hàng về kế hoạch và số lượng cấp xe, thời gian dự kiến cấp xe, nếu cấp toa xe
không đúng yêu cầu của chủ hàng thì phải được sự đồng ý từ họ thì khi đó đường sắt mới quyết định
cấp xe;
2- Cấp toa xe, dụng cụ và vật liệu gia cố kèm theo:

- Thông báo đưa toa xe vào địa điểm xếp dỡ: chậm nhất 2 giờ trước khi cấp xe, đường sắt phải
thông báo cho người thuê vận tải số lượng, số đăng kí toa xe đưa vào địa điểm xếp dỡ hoặc địa điểm
giao tiếp. Nếu đưa xe chậm phải thông báo trước 2 giờ so với giờ cấp xe, nếu không thông báo hoặc
thông báo chậm thì đường sắt phải thanh toán cho người thuê vận tải chi phí công nhân, phương tiện
xếp dỡ chờ đợi tính đến giờ thanh toán.
- Cung cấp toa xe, dụng cụ kèm theo toa xe và vật liệu gia cố: đường sắt phải cung cấp toa xe
đúng thời hạn, đủ tiêu chuẩn theo hợp đồng vận tải cũng như thỏa thuận với người thuê vận tải.
Người thuê vận tải có thể chấp nhận hoặc từ chối nếu thấy toa xe không đạt yêu cầu, đường sắt chịu
trách nhiệm cung cấp dụng cụ, vật liệu gia cố như cọc, xích, bạt che.
3- Xếp hàng lên toa xe: chủ hàng xếp hàng với hàng chuyên chở nguyên toa, đường sắt xếp hàng
đối với hàng lẻ. Đường sắt quy định thời gian xếp hàng lên toa xe đối với từng loại hàng xếp lên một
toa xe hoặc cụm xe, nếu thời gian xếp hàng dài không do lỗi của đường sắt thì chủ hàng phải chịu
trách nhiệm chi phí đọng xe theo quy định. Sau khi xếp hàng xong, việc niêm phong toa xe thực hiện
đúng quy định của ngành về chủng loại, cách thức kẹp chì, niêm phong và trách nhiệm người niêm
phong. Kết thúc quá trình xếp xe là thủ tục lập giấy tờ xếp hàng (giấy xếp xe). Giấy xếp xe là một
trong những tài liệu của bộ giấy tờ chuyên chở hàng hóa, chứng minh thực tế hàng hóa có trong toa
xe và giúp cho việc dỡ hàng an toàn và nhanh nhất hoặc kiểm tra hàng hóa khi cần thiết.
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

4- Lập giấy tờ chuyên chở: gồm Hóa đơn gửi hàng và các giấy tờ kèm theo. Hóa đơn gửi hàng
là bộ phận của hợp đồng vận tải do đường sắt phát hành theo mẫu đăng kí với cơ quan quản lí nhà
nước có thẩm quyền. Hóa đơn gửi hàng là chứng từ giao nhận hàng hóa với đường sắt và người thuê
vận tải, chứng cứ giải quyết tranh chấp, bồi thường trong quá trình vận tải. Trước khi lập hóa đơn
gửi hàng, người thuê vận tải phải ghi đầy đủ vào tờ khai gửi hàng do đường sắt cung cấp và ký tên,

đóng dấu (nếu có) lưu ở ga đi. Nhân viên hóa vận có trách nhiệm hướng dẫn chủ hàng khai tờ khai.
Đường sắt lập hóa đơn gửi hàng hóa và giao cho người thuê vận tải sau khi người thuê vận tải đã gửi
hàng hóa và thanh toán. .Hóa đơn vận tải phải có chữ kí của người thuê vận tải và người được ủy
quyền.
5- Đăng kí vào sổ hàng và lập báo cáo: được thực hiện tại phòng hóa vận của ga, nhằm lưu trữ
thông tin phục vụ thống kê vận chuyển hàng hóa, đối chứng, truy tìm hàng hóa khi cần thiết, đồng
thời là những số liệu báo cáo nhanh phục vụ cho việc điều hành quản lí của lãnh đạo cấp trên.
d) Quá trình tác nghiệp đối với lô hàng đến
Căn cứ vào thông tin xác báo từ Trung tâm điều hành vận tải về lô hàng đến ga để dự kiến kế hoạch,
địa điểm dỡ hàng. Những thông tin cần thiết gồm: mác tàu, số toa xe trong đoàn tàu, loại hàng, trọng
lượng hàng hóa và số hiệu toa xe chở hàng đến ga, dự kiến giờ đến của đoàn tàu.
Khi đoàn tàu hàng đến ga, nhân viên hóa vận trực tiếp nhận toa xe hàng và giấy tờ, hóa đơn gửi hàng
trên đường đón gửi của ga, kiểm tra trạng thái kĩ thuật, thương vụ toa xe và đối chiếu hóa đơn gửi
hàng, các loại giấy tờ kèm theo và biên bản đã lập (nếu có). Nếu phát hiện những dấu hiệu bất
thường thì phải cùng vơi trưởng tàu và người áp tải lập biên bản theo quy định. Sau khi kiểm tra
xong nhà ga sẽ kí xác nhận với trưởng tàu để xác nhận hàng hóa và toa xe của ga mình.
Trực ban hóa vận giao nhân viên thanh toán căn cứ các số liệu về hàng hóa và toa xe trong hóa đơn
gửi hàng tính toán và thẩm hạch lại cước phí, tạp phí, xác nhận vào hóa đơn gửi hàng, sau đó chuyển
giấy xếp xe cho đôn đốc xếp dỡ để lên phương án dỡ xe, đồng thời chuẩn bị làm thủ tục báo tin hàng
đến.
1. Báo tin hàng đến
Ngay sau khi hàng đến nhà ga phải báo tin (qua số điện thoại, email,…) cho người nhận theo tên, địa
chỉ đã ghi rõ ràng trong hóa đơn gửi hàng. Nội dung báo tin phải có đầy đủ tên, số lô hàng, ngày giờ
báo tin hàng đến, số tiền người nhận hàng thanh toán ở ga.
Báo tin hàng đến là tác nghiệp đánh dấu thời điểm chấm dứt kì hạn chuyên chở và giúp cho người
nhận hàng chuẩn bị kế hoạch tiếp nhận hàng hóa nhanh chóng, an toàn.
Thời điểm người nhận hàng coi như đã chính thức nhận được tin hàng đến là:
- Khi trực tiếp nhận điện thoại báo tin;
- Thời điểm hoàn thành việc chuyển thư điện tử, bản fax báo tin hàng đến;
- Thời điểm ghi trên dấu bưu điện nơi đến nếu báo tin bằng điện tín hoặc gửi thư qua bưu điện;

- Thời điểm người nhận ký vào sổ báo tin nếu báo tin trực tiếp.
2. Tác nghiệp dỡ hàng
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

Sau khi đã tiếp nhận toa xe và hàng hóa, trực ban hóa vận lên kế hoạch dỡ hàng và thông báo cho
bộ phận chạy tàu để tiến hành dồn xe vào địa điểm xếp dỡ, nếu việc dỡ xe tiến hành ở đường dùng
riêng thì ga dồn xe đến địa điểm giao nhận để giao cho người nhận hàng.
Tại địa điểm xếp dỡ, đôn đốc xếp dỡ là người chỉ đạo, giám sát công tác dỡ xe đảm bảo an toàn
hàng hóa, toa xe và các phương tiện khác của ngành, đảm bảo an toàn cho mọi người và thực hiện
đúng thời gian dỡ quy định đối với loại hàng, loại xe tại thời điểm xếp dỡ đó.
Trong quá trình dỡ hàng, nếu phát hiện thấy hàng bị mất mát, hư hỏng thì phải tiến hành lập biên
bản thương vụ theo đúng quy định. Để đảm bảo an toàn cho công tác dồn xe, khi chất đống hàng hóa
trên bãi phải cách xa đường ray theo giới hạn tiếp giáp kiến trúc trên sân ga. Mỗi lô hàng được đánh
dấu rõ ràng số hiệu hóa đơn gửi hàng, tên người nhận hàng, trọng lượng, số kiện, thời gian dỡ của lô
hàng để tiện việc giao nhận.
Sau khi dỡ hàng xong, người nhận hàng (nếu toa xe do người nhận hàng tự dỡ) hoặc tổ xếp dỡ phải
tiến hành vệ sinh toa xe, đóng cửa đầy đủ, chắc chắn. Sau đó đôn đốc xếp dỡ xác nhận thời gian dỡ
hàng xong vào phiếu và báo tổ dồn lấy xe.
Nếu thời gian dỡ hàng vượt quá quy định, người nhận hàng phải chịu chi phí đọng xe theo thời
gian trả chậm thực tế.
3. Giao – nhận hàng
- Kỳ hạn nhận hàng:
Ngay sau khi nhà ga báo tin hàng đến, người nhận hàng phải đến lĩnh hàng theo quy định. Kì hạn
nhận hàng bao gồm thời gian người nhận làm thủ tục nhận hàng với đường sắt, thời gian dỡ hàng và

mang hết hàng ra khỏi ga. Kì hạn nhận hàng và lấy hàng ra khỏi ga được quy định đối với từng loại
hàng. Người nhận hàng không được phép từ chối nhận hàng khi nhà ga đã báo tin hàng đến, trừ
trường hợp hàng bị hỏng do lỗi của đường sắt.
Nếu quá kì hạn nhận hàng, trong trường hợp kho bãi của đường sắt để chứa hàng thì người nhận
hàng phải trả tiền lưu kho bãi, bảo quản, di chuyển hàng hóa phát sinh (nếu có). Khi quá kì nhận
hàng, nếu hàng hóa bị hư hỏng, biến chất thì người nhận hàng phải tự chịu trách nhiệm. Đối với
hàng nguy hiểm, dễ gây cháy nổ, chất độc, phóng xạ, hài cốt, thi hài, khi quá kì hạn mà người nhận
chưa nhận hoặc chưa đưa ra hết khỏi ga thì đường sắt phải báo với cơ quan có trách nhiệm để giải
quyết.
- Giao hàng cho người nhận:
Đường sắt và người nhận hàng có trách nhiệm giao – nhận hàng theo đúng hình thức đã thỏa
thuận, nếu hàng hóa có người áp tải thì áp dụng theo hình thức nguyên toa.
Trong những trường hợp sau đây, ga đến giao hàng cho người nhận bằng phương thức giao nhận
theo số lượng, trọng lượng nếu người nhận hàng không đồng ý nhận hàng theo nguyên toa:
+ Dấu hiệu niêm phong toa xe không còn nguyên vẹn;
+ Hàng tươi sống, mau hỏng đến qua kì hạn vận chuyển do lỗi của đường sắt;
+ Quy trình làm lạnh, bảo ôn của toa xe bị vi phạm do lỗi của đường sắt;
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

+ Hàng dỡ vắng mặt người nhận hàng đối với những mặt hàng đường sắt có khả năng dỡ và
bảo quản khi đường sắt báo tin hàng đến nhưng người nhận chưa đến nhận trong kì hạn quy định
Khi người nhận hàng đến lấy hàng phải xuất trình cho ga giấy báo tin hàng đến, chứng nhận tư
cách pháp nhân của người nhận. Nhân viên hóa vận thu toàn bộ chi phí của người nhận hàng, ký tên,
đóng dấu ngày của ga đến và yêu cầu người nhận ký tên vào hóa đơn gửi hàng. Nếu hàng bảo quản

trong kho bãi thì phải viết phiếu lĩnh hàng cho người nhận hàng đến lấy.
Hàng hóa được coi là giao nhận đủ khi mức chênh lệch trọng lượng hàng hóa có thể chấp nhận
được do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì không được vượt quá định mức do cơ
quan có thẩm quyền quy định.
Khi giao hàng nếu người nhận phát hiện hàng bị hư hỏng, biến chất, mất mát hoặc những hiện
tượng này đã được đường sắt phát hiện thì phải lập biên bản trong quá trình vận chuyển thì đường
sắt và người nhận có trách nhiệm xác định tổn thất thực tế của hàng, lập biên bản thương vụ để làm
cơ sở cho việc giải quyết. Trường hợp 2 bên không thống nhất được tổn thất thực tế thì có thể mời cơ
quan có thẩm quyền giám định để giám định hàng hóa. Mọi chi phí việc giám định do bên có lỗi
thanh toán.
Hàng hóa coi như đã giao xong cho người nhận khi người nhận đã kí vào sổ giao hàng của ga đến
và nhận liên 4 của hóa đơn gửi hàng.
- Đăng kí vào sổ hàng đến
- Báo cáo hàng đến
e) Giải quyết các phát sinh trong quá trình VTHH bằng đường sắt
- Dỡ hàng vắng mặt người nhận hàng
Khi doanh nghiệp VTĐS đã báo tin hàng đến và hết kỳ hạn nhận hàng mà người nhận hàng không
đến nhận hàng hóa thì doanh nghiệp được quyền dỡ hàng hóa vắng mặt người nhận hàng đối với
những mặt hàng doanh nghiệp có khả năng dỡ và bảo quản. Khi đến nhận hàng hóa, người nhận
hàng phải trả cho doanh nghiệp chi phí dỡ hàng hóa, bảo quản hàng hóa và các chi phí khác theo quy
định của doanh nghiệp.
- Hàng không có người nhận
Hàng hóa không có người nhận được xử lý theo quy định tại Điều 106 của Luật Đường sắt. Đối với
hàng hóa mau hỏng, sau khi doanh nghiệp đã báo tin hàng đến và hết kỳ hạn nhận hàng mà không có
người đến nhận thì được xem như hàng hóa không có người nhận. Doanh nghiệp được miễn trách
nhiệm về việc hàng hóa bị hư hỏng, hao hụt và được làm thủ tục giải quyết theo quy định của pháp
luật.
- Hàng hóa coi như bị thất lạc
Hàng hóa coi như bị thất lạc nếu quá kỳ hạn vận chuyển so với thời hạn quy định (hiện nay ĐS quy
định thời hạn quá 15 ngày đối với hàng hóa thông thường và 4 ngày đối với hàng mau hỏng). Nếu

quá thời hạn mà DN VTĐS chưa gửi hàng cho người nhận thì người nhận hàng hoa có quyền yêu
cầu ĐS bồi thường theo quy định; nếu sau thời theo quy định mà ĐS đưa hàng tới ga đến (theo hóa
đơn gửi hàng) thì người nhận phải nhận hàng và trả lại số tiền bồi thường đã nhận từ DN VTĐS.
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

- Hàng hóa bị tịch thu, xử lý
Trong quá trình vận chuyển, nếu hàng hóa bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, tịch thu
hoặc xử lý thì ĐS phải lập biên bản theo quy định và báo ngay cho người nhận hàng, người thuê vận
tải biết.
- Tắc đường vận chuyển
Khi tắc đường mà không thể vận chuyển tiếp hàng hóa thì ĐS phải báo ngay cho người thuê vận tải,
người nhận hàng biết để thống nhất biện pháp xử lý. Người thuê vận tải lựa chọn và thống nhất với
doanh nghiệp thực hiện một trong các hình thức giải quyết sau:
+ Đưa hàng hóa quay về ga gửi;
+ Đưa hàng hóa quay lại để dỡ xuống một ga dọc đường trên cùng tuyến đường;
+ Chuyển tải hàng hóa để đi tiếp;
+ Đợi thông đường để đi tiếp.
Khi tắc đường do lỗi của ĐS, người thuê vận tải có quyền yêu cầu doanh nghiệp vận chuyển hàng
hóa theo một trong những hình thức nêu trên. Việc thanh toán tiền cước giải quyết như sau:
+ Nếu đưa hàng hóa về ga gửi, doanh nghiệp phải hoàn lại toàn bộ tiền cước và các chi phí phát
sinh theo hợp đồng mà người thuê vận tải đã trả cho doanh nghiệp;
+ Nếu đưa hàng hóa quay lại để dỡ xuống một ga dọc đường trên cùng tuyến đường, doanh nghiệp
phải trả lại tiền cước trên đoạn đường từ ga dỡ hàng đến ga đến ghi trong hóa đơn gửi hàng hóa;
+ Nếu chuyển tải hàng hóa để đi tiếp, ĐS tổ chức chuyển tải đối với những hàng hóa mà mình có

khả năng tổ chức chuyển tải, người thuê vận tải không phải trả chi phí chuyển tải.
Khi tắc đường không do lỗi của ĐS, người thuê vận tải thỏa thuận với ĐS để lựa chọn vận chuyển
hàng hóa theo một trong những hình thức quy định. Việc thanh toán tiền cước giải quyết như sau:
+ Nếu đưa hàng hóa về ga gửi hoặc dỡ xuống một ga dọc đường trên cùng một tuyến đường hoặc
dỡ xuống tại ga tắc đường, ĐS trả lại cước trên đoạn đường từ ga tắc đường đến ga đến ghi trong hóa
đơn gửi hàng hóa và thu 50% tiền cước đoạn đường quay trở lại;
+ Nếu chuyển tải hàng hóa để đi tiếp, ĐS tổ chức chuyển tải đối với những hàng hóa mà mình có
khả năng tổ chức chuyển tải, người thuê vận tải phải trả mọi chi phí phát sinh từ việc chuyển tải.
Khi doanh nghiệp đã báo tin tắc đường mà không nhận được yêu cầu giải quyết của người thuê vận
tải thì xử lý như sau:
+ Đối với hàng hóa dễ hư hỏng, động vật sống mà sau 04 ngày không nhận được ý kiến của người
thuê vận tải, ĐS được quyền xử lý như hàng không có người nhận;
+ Đối với hàng hóa khác, ĐS chờ thông đường để tiếp tục vận chuyển.
- Xử lý khi phát hiện hàng hóa khai sai tên trong quá trình vận chuyển
Đối với hàng hóa thông thường, nếu phát hiện bị khai sai tên, ĐS tiếp tục chở đến ga đến và được
thu của người nhận hàng:
+ Tiền cước còn thiếu;
+ Tiền phạt khai sai tên hàng.
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

Đối với hàng nguy hiểm, hàng hóa cần có biện pháp bảo vệ đặc biệt, nếu phát hiện người thuê vận
tải khai không đúng thì giải quyết như sau:
+ Trường hợp có thể gây nguy hại đến an toàn chạy tàu và các hàng hóa khác, doanh nghiệp cho
dỡ xuống ga gần nhất tàu sắp tới và báo cho người thuê vận tải, người nhận hàng biết. Doanh nghiệp

tính lại tiền cước, thu các chi phí phát sinh và thu tiền phạt trên đoạn đường thực tế đã vận chuyển;
+ Trường hợp có thể tiếp tục vận chuyển mà không gây mất an toàn, ĐS tiếp tục chở tới ga đến và
có quyền thu của người nhận hàng các khoản tiền theo quy định.
- Hàng xếp sai trọng lượng, xếp quá tải
Trường hợp khai sai trọng lượng đối với hàng nguyên toa mà do chủ hàng khai trong tờ khai gửi
hàng không đúng với trọng lượng hàng thực tế trên toa xe, bao gồm các trường hợp sau:
+ Nếu tổng trọng lượng hàng thực tế trên toa ≤ 105% trọng tải kỹ thuật của toa xe hoặc chưa vượt
quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe thì doanh nghiệp tiếp tục chở tới ga đến và thu thêm của
người nhận hàng tiền cước vận tải còn thiếu kèm theo khoản tiền phạt bội tải theo quy định của ĐS.
+ Nếu phát hiện tổng trọng lượng hàng thực tế trên toa lớn hơn 105% trọng tải kỹ thuật của toa xe
(vượt quá 5%) hoặc vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe thì ĐS được quyền dỡ phần
trọng lượng bội tải, thông báo cho người thuê vận tải biết và thống nhất biện pháp giải quyết. ĐS
được quyền thu tiền phạt bội tải và các chi phí phát sinh theo quy định của ĐS. Nếu người thuê vận
tải yêu cầu chở tiếp phần hàng bội tải tới ga đến thì được vận chuyển theo thỏa thuận mới.
- Hủy bỏ vận chuyển
Người thuê vận tải có quyền yêu cầu hủy bỏ vận chuyển khi tàu chưa chạy tại ga gửi và phải chịu chi
phí phát sinh do việc hủy bỏ vận chuyển gây ra. Điều kiện, trình tự, thủ tục và chi phí phát sinh để
thực hiện hủy bỏ vận chuyển theo quy định của ĐS.
- Thay đổi người nhận hàng
Người thuê vận tải có quyền chỉ định lại người nhận hàng khi hàng hóa đó chưa được giao cho người
nhận hàng trước đó (việc thay đổi người nhận hàng chỉ được thực hiện một lần) và phải chịu chi phí
phát sinh do thay đổi người nhận hàng. Điều kiện, trình tự, thủ tục và chi phí phát sinh để thực hiện
thay đổi người nhận hàng theo quy định của ĐS.
- Thay đổi ga đến
Người thuê vận tải có quyền thay đổi ga đến ngay cả khi hàng hóa đang được vận chuyển trên đường
hoặc đã tới ga đến (việc thay đổi ga đến chỉ được thực hiện một lần) nhưng phải chịu chi phí phát
sinh do thay đổi ga đến. Điều kiện, trình tự, thủ tục và chi phí phát sinh để thực hiện thay đổi ga đến
theo quy định của ĐS.
- Vận chuyển hàng hóa bằng container
Doanh nghiệp VTĐS chỉ nhận vận chuyển container phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của toa xe;

container vận chuyển trên toa xe phải bảo đảm tải trọng cầu đường, khổ giới hạn đường sắt và có
chứng nhận an toàn còn giá trị.

HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về loại hàng hóa, biện pháp xếp và trọng lượng hàng hóa xếp
trong container để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển bằng đường sắt. Biện pháp kỹ thuật
và tổ chức vận chuyển container do ĐS quy định.
- Vận chuyển hàng nguy hiểm
Việc phân loại, điều kiện kỹ thuật xếp, dỡ, bảo quản, vận chuyển hàng nguy hiểm thực hiện theo
Nghị định số 109/2006/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng
Hàng hóa không thể tháo rời được coi là hàng siêu trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Hàng hóa khi xếp lên toa xe trên đường bằng có chiều cao tính từ mặt ray trở lên hoặc chiều
rộng vượt quá khổ giới hạn đầu máy, toa xe quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác
đường sắt (sau đây được gọi là hàng quá khổ giới hạn);
+ Hàng hóa khi xếp lên toa xe trên đường thẳng có chiều dài của hàng vượt quá chiều dài sàn của
toa xe (sau đây được gọi là hàng quá dài).
Hàng hóa không thể tháo rời được coi là hàng siêu trọng khi thuộc ít nhất một trong các trường hợp
sau:
+ Hàng hóa có trọng lượng vượt quá trọng tải kỹ thuật cho phép của toa xe;
+ Hàng hóa có chiều dài tiếp xúc trên mặt sàn toa xe nhỏ hơn 2 mét và có trọng lượng lớn hơn 16
tấn.
Cước vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng do ĐS và người thuê vận tải thỏa thuận. Khi vận

chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bằng đường sắt, DN VTĐS phải được sự chấp thuận của tổ chức
có thẩm quyền.
Việc tổ chức vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được thực hiện theo quy định của ĐS.
f) Tổ chức kế hoạch chạy tàu hàng
Trình tự chạy tàu đường sắt với hàng hóa được thực hiện theo trình tự sau:
1. Xuất phát từ yêu cầu chuyên chở hàng hóa đối với từng loại hàng, khối lượng chuyên chở, nơi đi,
nơi đến,và thời gian thực hiện hợp đòng vận tải để xác định luồng hàng vận chuyển trên 1 tuyến, 1
khu đoạn theo từng chiều cho từng ngày.
2. Lựa chọn loại toa xe và xác định luồng xe nặng chuyên chở khối lượng hàng hóa tương ứng. Cân
đối giữa yêu cầu và tình hình toa xe hiện có để xác định luồng xe rỗng trên các tuyến đường nhằm
điều động và cung cấp toa xe rỗng phục vụ công tác xếp hàng ở ga. Tổ hợp luồng xe nặng và rỗng
theo từng chiều, trên mỗi khu đoạn, khu gian được luồng xe để tính toán xây dựng phương án luồng
xe hàng ngày.
3. Xây dựng kế hoạch lập các đoàn tàu trên cơ sở thực hiện phương án luồng xe đã chọn.
4. Lựa chọn phương án hành trình và vẽ biểu đồ chạy tàu (vẽ cùng phương án chạy tàu khách nếu
khai thác chung VTHH và VTHK trên cùng một tuyến đường).
5. Điều hành vận tải phối hợp hoạt động giữa các bộ phận để thực hiện biểu đồ chạy tàu đã lập.
6. Phân tích và điều chỉnh kế hoạch chạy tàu
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

Yêu cầu VCHH

Xác định luồng xe nặng – rỗng


Xác định phương án luồng xe hợp lí

Xây dựng kế hoạch lập tàu

Vẽ biểu đồ chạy tàu

Điều hành vận tải

Phân tích – điều chỉnh

Hình 2.3: Qúa trình công nghệ tổ chức chạy tàu đường sắt
Trong quá trình hoạt động trên, công tác điều hành VTĐS được thực hiện theo nguyên tắc thống
nhất chỉ huy chạy tàu trên cơ sở mọi bộ phận tuân thủ biểu đồ chạy tàu. Mục tiêu của công tác điều
hành là đảm bảo an toàn chạy tàu, phối hợp nhịp nhàng ăn khớp giũa các bộ phận trên toàn mạng
lưới ĐS nhằm hoàn thành kế hoạch vận tải hàng ngày. Công tác điều hành VTĐS đòi hỏi có sự phối
hợp giữa Phòng điều hành trung tâm (cùng các Sở điều hành khu vực) với các đơn vị quản lí cầu
đường,thông tin tín hiệu, nhà ga, trạm đầu máy, toa xe nhằm thực hiện đúng biểu đồ chạy tàu và giải
quyết tình huông xảy ra trong quá trình vận tải.
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

- Căn cứ để điều hành VTĐS: Biểu đồ chạy tàu, trang thiết bị, tình hình phương tiện, nhân lực, sự
thay đổi yêu cầu vận chuyển;
- Công cụ để điều hành: Hệ thống thiết bị điều khiển chạy tàu và thông tin liên lạc giữa trung tâm
điều hành với các bộ phận liên quan;

- Nhiệm vụ: Điều khiển chạy tàu ở ga và trên tuyến.
B. Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường Ô tô
2.3.3.1: Điều kiện vận tải hàng hóa bằng ô tô
Điều kiện vận tải gồm những đặc điểm, yêu cầu vận tải ảnh hưởng tới công tác tổ chức vận tải:
- Luồng hàng và yêu cầu vận chuyển: loại hàng, khối lượng, nơi gửi, nơi nhận, khoảng cách và
các yêu cầu về thời hạn vận chuyển, bảo quản, xếp – dỡ;
- Phương tiện vận tải: chủng loại, số lượng, tính năng kĩ thuật, tình trạng kĩ thuật của phương tiện;
- Quy mô và phân bố bến bãi, đầu mối giao thông;
- Mạng lưới đường sá.
2.3.3.2: Tổ chức vận tải hàng hóa bằng ô tô
a) Tổ chức vận chuyển hàng hóa
Tổ chức vận tải hàng hoá là công việc quan trọng của các doanh nghiệp vận tải. Tổ chức vận tải hàng
hoá phải nhằm đảm bảo vận chuyển an toàn, nhanh chóng với một chi phí thấp nhất cho mọi khối
lượng hàng hoá nhất định. Với mục tiêu trên, trong vận tải phải phấn đấu đạt được mức độ vận
chuyển hàng hai chiều càng nhiều càng tốt. Lượng hàng hai chiều càng lớn, chi phí vận tải càng
thấp. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc nâng cao nâng suất vận tải, giảm chi phí trên một đơn
vị sản phẩm vận tải. Người lái xe phải thực hiện đúng phương án tổ chức vận chuyển do bộ phận
điều hành vận tải lập.
Tuỳ theo cơ cấu hàng hoá, yêu cầu vận chuyển, loại hàng hoá…trong vận tải ôtô có các loại hành
trình chạy xe như: hành trình con thoi, hành trình đường vòng,…
Theo thực tế, nhu cầu vận tải rất đa dạng, việc tổ chức vận tải theo các loại hành trình trong phạm vi
khu vược hoạt động cũng đa dạng, yếu tố quyết định để lựa chọn hành trình vận tải là hiệu quả đạt
được của từng loại hành trình, loại hành trình nào đạt các chỉ tiêu cao thì lựa chọn để thực hiện. Khi
thực hiện công tác vận tải, nếu quãng đường huy động từ vị trí của đơn vị vận tải đến điểm lấy hàng
lớn thì chủ phương tiện đưa xe đến điểm lấy hàng và để xe nằm tại đó trong suốt quá trình vận chyển
khối lượng hàng hoá theo yêu cầu, làm như vậy để giảm quãng đường huy động.
b) Các hình thức chủ yếu trong vận tải hàng hóa
- Vận tải tập trung:
* Vận tải tập trung theo vùng lãnh thổ hình thành nên các vùng lãnh thổ phân vùng theo quy hoạch,
mỗi vùng do 1 đơn vị vận tải đảm nhiệm.

HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

* Vận tải tập trung theo loại hàng quy định 1 hoặc 1 số đơn vị vận tải chịu trách nhiệm vận tải 1 hoặc
1 số loại hàng nào đó. Theo hình thức này tính chuyên môn hóa cao trong công tác chuẩn bị phương
tiện vận tải và cơ cấu phương tiện đơn giản, chuyên môn hóa cao trong bảo dưỡng sửa chữa và quản
lí kĩ thuật phương tiện. Tuy nhiên có thể phát sinh quãng đường huy động phương tiện, hệ số lợi
dụng quãng đường nhỏ.
- Hình thức vận tải phân tán:
Đơn vị tổ chức vận tải đa dạng về phương tiện, vận chuyển nhiều loại hàng và hoạt động trên phạm
vi rộng, công tác lập kế hoạch, tổ chúc và quản lí vận chuyển phức tạp.
* Lập biểu đồ chạy xe: là phương án phối hợp giữa quá trình vận chuyển hàng từ nơi gửi tới nơi
nhận với phương án điều động xe rỗng để xác định lộ trình xe chạy đối với từng xe hoặc nhóm xe cụ
thể.
c) Lựa chọn phương tiện
* Lựa chọn sơ bộ phương tiện
Đây là bước kiểm tra đảm bảo sự phù hợp của phương tiện với các điều kiện khai thác cụ thể như
điều kiện khí hậu, điều kiện hàng hóa, điều kiện đường sá, cự li vận chuyển...
Lựa chọn theo điều kiện đường sá
Lựa chọn theo điều kiện đường sá là chọn các phương tiện đảm bảo các yếu tố như: đảm bảo khả
năng chịu tải của đường, khả năng leo dốc, công suất động cơ…
Qtrục< [q]
Trong đó: Qtrục - trọng tải của phương tiện đè lên trục lớn nhất
[q] - trọng tải cho phép lớn nhất của đường
Ta phải tính toán, xem xét lực cản lớn nhất trên đoạn đường mà phương tiện hoạt động phải nhỏ hơn

hoặc bằng lực kéo lớn nhất của xe và lực kéo lớn nhất của xe phải nhỏ hơn lực bám của bán xe với
mặt đường tức là:
P ψ < Pk-max P ψ : Lực cản lớn nhất của mặt đường lên phương tiện
Pk-max: Lực kéo lớn nhất mà phương tiện đạt được.
P : Lực bám lớn nhất của xe lên mặt đường.
Chọn xe theo điều kiện đường sá đảm bảo phương tiện hoạt động trên điều kiện cụ thể của đường.
Lựa chọn theo điều kiện hàng hóa:
+ Căn cứ vào loại hàng để chọn ra loại sức chứa hợp lý: Chọn loại thùng xe phù hợp với loại hàng,
chọn xe chuyên dụng để vận chuyển các loại hàng có yêu cầu đặc biệt.
+ Căn cứ vào đối tượng vận chuyển: Mỗi đối tượng vận chuyển có yêu cầu và đặc tính đi lại khác
nhau.
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

+ Căn cứ vào cự ly vận chuyển: Căn cứ này giúp việc chọn xe thích hợp hơn, đảm bảo độ tin cậy
trong quá trình hoạt động (vận chuyển đường dài cần xe có tính việc đã lớn nhưng vận chuyển trong
thành phố lại cần xe có khả năng tăng tốc nhanh).
* Lựa chọn chi tiết phương tiện:
Hiệu quả kinh tế phương tiện được đánh giá bằng các chỉ tiêu như: năng suất phương tiện, giá thành
sản phẩm, tính kinh tế nhiên liệu, lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác.
- Lựa chọn theo chỉ tiêu năng suất
- Lựa chọn theo tính kinh tế nhiên liệu
- Lựa chọn theo chỉ tiêu giá thành
- Lựa chọn theo chỉ tiêu lợi nhuận

Ngoài ra còn có thể lựa chọn theo các tiêu thức khác như lựa chọn theo chỉ tiêu tỉ số lợi nhuận. Mỗi
chỉ tiêu có một ưu nhược điểm riêng và phạm vi áp dụng nhất định. Tùy vào từng mục tiêu, định
hướng phát triển của doanh nghiệp, đồng thời tùy từng trường hợp mà lựa chọn một hay một số
những chỉ tiêu để lựa chọn phương tiện cho phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.
d) Xác định các chỉ tiêu trên hành trình vận chuyển
Trong hành trình vận chuyển cần xác định các chỉ tiêu sau:
+ Chỉ tiêu về quãng đường: Quãng đường có hàng, quãng đường không hàng, quãng đường huy
động, chiều dài hành trình;
+ Số chuyến có hàng trong hành trình;
+ Chỉ tiêu về thời gian: Thời gian xe chạy có hàng; thời gian xe chạy không hàng; thời gian xe
chạy quãng đường huy động; thời gian xếp dỡ hàng hoá; thời gian xe chạy một vòng; thời gian hoạt
động của xe trong ngày...;
+ Hệ số sử dụng trọng tải;
+ Hệ số sử dụng quãng đường;
+ Khối lượng và lượng luân chuyển hàng hoá trên hành trình;
+ Xác định số lượng xe hoạt động và số lượng xe có để vận chuyển trên
hành trình...
e) Phối hợp giữa quá trình vận hành phương tiện và công tác nơi xếp – dỡ
Tổ chức chạy xe trên hành trình phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của các trạm xếp dỡ hàng hoá,
khả năng thông qua của trạm xếp dỡ phải phù hợp với số lượng phương tiện vào xếp dỡ mới đảm
bảo cho quá trình vận tải được liên tục nhịp nhàng.
Nhịp làm việc của trạm xếp (hoặc dỡ) là thời gian ñể hai ôtô kế tiếp nhau xếp hoặc dỡ xong dời khỏi
trạm.
R= TXD/XXD
TXD: thời gian xếp (dỡ) bình quân cho 1 phương tiện
XXD: số vị trí (chỗ) có thể đỗ phương tiện ở nơi xếp (dỡ)
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT



ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

T= TV/AV
TV: thời gian chạy xe bình quân 1 vòng
AV :số lượng phương tiện tham gia trong 1 vòng xe chạy
Theo điều kiện trên ta có R = I , suy ra: TXD/XXD = TV/AV
R- nhịp làm việc của trạm xếp dỡ;
I - khoảng cách thời gian chạy xe;
Hoạt động nhịp nhàng liên tục của các điểm xếp dỡ và phương tiện vận tải có thể bị phá vỡ do một
bên vận tải hoặc xếp dỡ ngừng hoạt động. Điều đó gây nên sự mất cân bằng giữa nhịp xếp dỡ và thời
gian vận chuyển. Trong trường hợp ngưng trệ ở điểm xếp dỡ thì nhịp xếp dỡ lớn hơn, thời vận
chuyển R > I, do đó gây nên tình trạng ôtô phải chờ đợi máy xếp dỡ. Ngược lại khi I > R thì máy
xếp dỡ phải chờ ôtô.
Phần tính thời gian chờ đợi lãng phí và sự phụ thuộc của nó vào một số chỉ tiêu công tác của xe và
các điểm xếp dỡ cho phép ta tìm ra các biện pháp khắc phục để giảm thời gian chờ đợi lãng phí. Khi
R > I thì ôtô phải chờ đợi xếp (dỡ) một khoảng thời gian ∆t = R – I (∆t lấy giá trị dương). Trường
hợp ngược lại lấy giá trị âm khi R < I.
f) Biểu đồ và thời gian chạy xe trong VTHH
* Mục đích tác dụng của thời gian biểu và biểu đồ chạy xe:
Thời gian biểu và biểu đồ chạy xe có tác dụng cho việc tổ chức quản lý phương tiện, lái xe, nâng cao
hiệu quả và chất lượng công tác của phương tiện vận tải hàng hoá hoạt động theo hành trình. Thời
gian biểu chạy xe là những tài liệu định mức cơ bản về tổ chức công tác vận tải của phương tiện hoạt
động trên hành trình; trong đó quy định về thời gian xếp dỡ hàng hoá; phối hợp giữa vận tải và xếp
dỡ; chế độ chạy xe (thời gian lăn bánh, thời gian nghỉ trên đường của lái xe), chế độ lao động cho lái
xe. Biểu đồ chạy xe thể hiện mối quan hệ giữa các loại thời gian của vận tải với quãng đường xe
chạy.
* Xây dựng biểu đồ và thời gian biểu chạy xe:
Các số liệu cần thiết khi lập biểu đồ và thời gian biểu chạy xe:

+ Chiều dài hành trình.
+ Tốc độ kỹ thuật cho từng đoạn (được xác định theo điều kiện luật Giao thông hiện hành và
theo điều kiện thực tế của đường).
+ Thời gian một chuyến, một vòng, thời gian hoạt động trong ngày, thời gian xếp dỡ hàng hoá...
+ Quãng đường huy động.
+ Số lượng xe hoạt động trong ngày trên hành trình đối với vận tải hàng hoá bằng ô tô việc xây
dựng biểu đồ và thời gian biểu chạy xe có ý nghĩa nhất định trong công tác quản lý phương tiện vận
tải.
g) Vận chuyển hàng hóa bằng container

HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

Để vận chuyển cotainer bằng đường bộ, người ta dùng các loại ô tô chuyên dụng (có rơmoóc và các
chốt hãm), trailer hoặc dùng tractor kết hợp với sắc–si (shassis). Sắc si là một bộ khung có cấu tạo
đặc biệt để có thể xếp và vận chuyển an toàn cotainer bằng ô tô.
Để vận chuyển container trong khu vực bãi cảng, thường dùng xe nâng hoặc cần cẩu di động.
Các phương pháp giao hàng bằng container:
* Phương pháp nhận nguyên, giao nguyên:
Hàng nguyên là lô hàng của một người gửi hàng, có khối lượng tương đối lớn, đòi hỏi phải xếp
trong nhiều container.
Nhận nguyên, giao nguyên tức là người chuyên chở nhận nguyên từ người gửi hàng ở nơi đi và giao
nguyên cho người nhận ở nơi đến.
Theo phương pháp này, chi phí đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container đều thuộc chủ hàng
(người gửi hàng hoặc người nhận hàng).

* Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ:
Hàng lẻ là lô hàng của một người gửi hàng có khối lượng nhỏ không đủ đóng trong một container.
Nhận lẻ giao lẻ tức là người chuyên chở nhận lẻ từ người gửi hàng và giao lẻ cho người nhận hàng.
Phương pháp này khác phương pháp nhận nguyên, giao nguyên ở chỗ: địa điểm giao nhận hàng hoá
là chi phí đóng hàng vào và dỡ ra khỏi container đều do người chuyên chở chịu và trong thực tế đã
xuất hiện một dịch vụ gọi là dịch vụ gom hàng mà chính người chuyên chở (hãng tàu) đã đảm nhận
luôn dịch vụ này. Gom hàng là việc biến các lô hàng lẻ thành hàng nguyên để gửi đi nhằm tiết kiệm
chi phí vật tải – là một dịch vụ không thể thiếu được trong vận tải container.
* Phương pháp nhận lẻ, giao nguyên:
Phương pháp này được sử dụng khi một người gửi hàng cần gửi hàng cho nhiều người nhận tại một
nơi đến.
* Phương pháp nhận nguyên, giao lẻ:
Phương pháp này ngược lại với phương pháp nhận lẻ giao nguyên, tức là người chuyên chở khi nhận
thì nhận nguyên container từ chủ hàng và có thể cấp nhiều B / L tương ứng với số lượng người nhận.
Tại nơi đến người chuyên chở sẽ giao lẻ cho từng người nhận tại CFS.
Từ thực tiễn giao nhận hàng hoá vận chuyển bằng container giữa người vận tải và chủ hàng, cũng
đồng thời giữa người bán và người mua (người vận tải thay mặt người mua nhận hàng).
C. Tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường biển
C.1: Các hình thức vận chuyển và công tác đội tàu
Có thể phân loại hình thức vận chuyển và công tác đội tàu theo các tiêu chí khác nhau nhằm hệ
thống hóa công tác tổ chức vận chuyển, công tác khai thác đội tàu theo nhu cầu vận chuyển:
1. Theo hành hải (hải trình)
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI


- Vận chuyển ven biển: Tổ chức vận chuyển và công tác đội tàu với nhu cầu vận
chuyển hàng
hóa giữa các cảng gần nhau thuộc vùng biển của 1 quốc gia (nội địa);
- Vận chuyển viễn dương: Công tác tổ chức vận chuyển và đội tàu phục vụ vận chuyển hàng hóa
đi qua đại dương giữa các cảng thuộc các nước cách xa nhau; chủ yếu phục vụ xuất–nhập khẩu.
2. Theo hình thức tổ chức chạy tàu:
- Vận chuyển tàu chuyến: Vận chuyển theo yêu cầu cụ thể, không chạy thường xuyên
trên một
tuyến đường nhất định, không ghé qua những cảng nhất định và không theo một lịch trình định
trước,
- Vận chuyển tàu chợ: Chạy theo hải trình nhất định và quy định các điểm đỗ dọc đường và có lịch
trình định trước.
3. Theo quan hệ thương mại
- Vận chuyển thương mại nội địa;
- Vận chuyển ngoại thương phục vụ xuất–nhập khẩu, buôn bán thương mại quốc tế;
- Vận chuyển chở thuê giữa các cảng biển nước ngoài.
4. Theo dạng vận chuyển
- Vận chuyển đường biển;
- Vận chuyển biển pha sông;
- Vận chuyển liên hợp (đa phương thức).
5. Theo hàng hóa vận chuyển
- Vận chuyển hàng khô (bách hóa);
- Vận chuyển hàng rời;
- Vận chuyển container;
- Vận chuyển chất lỏng (dầu, ..);
- Vận chuyển sà lan (tàu chở sà lan) .
C.2 Nguyên tắc và quá trình tổ chức khai thác đội tàu vận tải biển
Hệ thống vận tải biển là một hệ thống lớn và phức tạp, liên quan đến nhiều bên trên phạm vi rộng
(toàn cầu). Quá trình lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát quá trình vận tải, phân tích đánh giá hoạt
động vận tải tập trung vào đối tượng là tàu biển, hàng hóa (hành khách) trong một chuyến đi. Tùy

thuộc vào yêu cầu vận tải, trách nhiệm pháp nhân, khả năng cung ứng dịch vụ của người vận chuyển
và các điều kiện khai thác cụ thể để vận dụng tổ chức chuyến đi với các hình thức khác nhau trên cơ
sở tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo quá trình vận tải an toàn tuyệt đối;
- Thỏa mãn tối đa nhu cầu, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải;
- Tuân thủ các quy định về vận tải biển trong nước và thông lệ quốc tế;
- Sử dụng phương tiện hiệu quả trên cơ sở tốiưu hóa hải trình và chi phí vận tải;
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

- Quá trình vận tải linh hoạt, phù hợp với từng điều kiện khai thác cụ thể.
Mục tiêu quan trọng hàng đầu trong tổ chức khai thác đội tàu là đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế
cho hoạt động vận tải. Các căn cứ để xem xét lựa chọn phương án vận tải thông qua việc đánh giá
mức độ đạt được của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật xác định cho từng chuyến đi của tàu. Quá trình tổ
chức khai thác đội tàu bao gồm:
1. Thu thập thông tin, phân tích yêu cầu và xác định luồng hàng vận chuyển;
2. Phân tích tình hình tuyến đường và bến cảng;
3. Phân tích tình hình phương tiện vận chuyển;
4. Xây dựng phương án vận chuyển;
5. Lập kế hoạch chuyến đi của đội tàu.
C.3 Thu thập thông tin, phân tích yêu cầu và xác định luồng hàng
Thu thập thông tin đặt hàng hoặc hợp đồng vận chuyển từ các đại lý vận tải, chủ hàng, người vận
chuyển cần xác định các luồng hàng vận chuyển làm căn cứ để lựa chọn loại phương tiện và xây
dựng phương án vận chuyển phù hợp. Mỗi lô hàng vận chuyển cần xác định các thông số/ điều
khoản sau:

TT
1
2

Thông số/ điều khoản
Loại hàng
Khối lượng

Ý nghĩa
Tên hàng, khối lượng, đặc trưng lý-hóa, quy
cách đóng gói, bao bì; khả năng chất xếp (hệ
số chất xếp) làm căn cứ lựa chọn phương
tiện phù hợp với điều kiện chất xếp, bảo

3

Cảng xếp

quản và vận chuyển;
Nơi đi; năng lực bốc xếp; điều khoản xếp dỡ

4

Mức xếp (T/ngày);
Cảng dỡ

Mức dỡ (T/ngày)

5
6


Mức dỡ (T/ngày)
Nơi đi; năng lực bốc xếp, điều khoản xếp dỡ
Điều khoản giao nhận
Quy định điều khoản giao nhận
Ngày tàu có mặt để làm Thời gian tàu cập cảng phục vụ xếp hàng;

7
8
9

hàng
Cước phí vận chuyển
Phí Hoa hồng
Các điều khoản khác

HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Theo biểu cước phí
Tỷ lệ trích môi giới
Hợp đồng theo thỏa thuận riêng hoặc theo

Trường ĐH Công nghệ GTVT


ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ VẬN TẢI

Gencon 1922/1976/1994 (Hợp đồng thuê
tàu)

C.4 Phân tích tuyến đường và cảng biển
Căn cứ vào yêu cầu vận chuyển từ cảng xếp đến cảng dỡ và thời điểm thực hiện hợp đồng để xác
định điều kiện tự nhiên của tuyến đường vận chuyển. Các điều kiện tự nhiên về sóng, gió, dòng hải
lưu và các yếu tố khác (chạy tàu qua kênh, eo biển) có ảnh hưởng nhất định đến việc lựa chọn hải
trình (khoảng cách) và xác định tốc độ chạy, yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành của tàu. Từ đó,
quyết định lựa chọn phương tiện cho phù hợp với yêu cầu vận chuyển trong điều kiện khai thác thực
tế.
Việc phân tích cảng biển nhằm đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu vận chuyển (khả năng gom hàng,
tập kết, đóng gói, bảo quản hàng tại hậu phương cảng; xếp –dỡ chuyển tải tại tiền phương cảng); đáp
ứng yêu cầu tàu ra-vào, cập cảng liên quan đến đặc điểm luồng lạch, cầu tàu.
C.5 Phân tích tình hình phương tiện
Theo yêu cầu cung cấp phương tiện cần có tại cảng xếp hàng, căn cứ tình hình phương tiện hiện
có, phân tích tính hình phương tiện nhằm xem xét và lựa chọn phương án điều động tàu để thực hiện
hợp đồng vận chuyển.
Nội dung phân tích liên quan đến các thông số kỹ thuật của tàu đảm bảo phù hợp với điều kiện
thực hiện hợp đồng về chủng loại, tình trạng kỹ thuật của tàu, các đặc trưng kỹ thuật như trọng tải,
dung tích, tốc độ chạy, thiết bị trên tàu, khả năng điều động tàu tới cảng,…
Các đặc trưng, thống số của tàu cần phân tích:
- Loại tàu: liên quan đến loại hàng chuyên chở;
- Năm sản xuất (đóng tàu);
- Số lượng và trọng tải toàn bộ (DWT), trọng tải thực chở (Dt);
- Dung tích tàu;
- Tốc độ tàu : tốc độ kỹ thuật (Vkt); tốc độ khai thác (trung bình);
- Mớn nước của tàu (T): liên quan khả năng thông qua luồng lạch, kênh đào, neo đậu và di
chuyển ở cảng.
C.6 Lập kế hoạch vận tải bằng tàu biển
Trên cơ sở đáp ứng nhu cầu vận tải cho từng loại hàng về khối lượng, tuyến đường (cảng xếp – cảng
dỡ), thời gian thực hiện hợp đồng và điều kiện khai thác thực tế, công tác kế hoạch trong vận tải biển
đặt ra 1 số bài toán lựa chọn và bố trí tàu sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hàm mục tiêu của bài toán
có thể xác định theo 2 khía cạnh:

-Lợi nhuận tối đa:
∑DTi –Ci →Max
Với:
DTi: Tổng doanh thu của chuyến đi i;
HOÀNG THỊ LOAN
Mã SV:66DCVL22544

Trường ĐH Công nghệ GTVT


×