Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh ở lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn Đặng Đình Dũng, thị Trấn Thanh Hà huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.57 KB, 69 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DƢƠNG THỊ NGỌC
Tên chun đề:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƢỠNG VÀ PHÒNG TRỊ
BỆNH CHO LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI LỢN
ĐẶNG ĐÌNH DŨNG, THỊ TRẤN THANH HÀ, HUYỆN LẠC THỦY,
TỈNH HỊA BÌNH”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chun ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Thú y
Chăn ni Thú y
2013 - 2017

Thái Nguyên, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DƢƠNG THỊ NGỌC


Tên chun đề:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƢỠNG VÀ PHÒNG
TRỊ BỆNH CHO LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 21 NGÀY TUỔI
TẠI TRẠI LỢN ĐẶNG ĐÌNH DŨNG, THỊ TRẤN THANH HÀ,
HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HỊA BÌNH”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chun ngành:
Lớp :
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Thú y
K45 – Thú Y N02
Chăn nuôi Thú y
2013 - 2017
TS. MAI ANH KHOA

Thái Nguyên, 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, để hồn thành khóa luận
của mình, em đã nhận đƣợc sự chỉ bảo tận tình của cơ giáo hƣớng dẫn, sự

giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Chăn nuôi thú y và chủ trang trại
chăn nuôi lợn nái sinh sản Đặng Đình Dũng Thị Trấn Thanh Hà Huyện Lạc
Thủy Tỉnh Hịa Bình. Em cũng nhận đƣợc sự chỉ bảo nhiệt tình của kỹ sƣ,
cơng nhân trong trang trại, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của ngƣời thân trong
gia đình.
Nhân dịp này em xin đƣợc bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Mai Anh Khoa đã rất tận tình và trực tiếp hƣớng dẫn em thực hiện thành cơng
khóa luận này.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Nông Lâm, Ban chủ
nhiệm khoa cùng tồn thể các thầy cơ giáo khoa Chăn ni Thú y đã tạo điều
kiện, giúp đỡ và động viên em trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn bác Đặng Đình Dũng - chủ trang trại cùng
tồn thể các cơ, chú, anh chị là kỹ sƣ, công nhân trong trang trại đã tạo điều
kiện giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ngƣời thân, gia
đình và bạn bè đã giúp đỡ, cổ vũ, động viên về tinh thần và vật chất cho em
trong suốt thời gian tiến hành thực tập và hồn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên
Dƣơng Thị Ngọc


ii

LỜI NĨI ĐẦU
Để hồn thành chƣơng trình đào tạo trong nhà trƣờng, thực hiện phƣơng
châm “Học đi đôi với hành”, “Lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, thực tập
tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chƣơng trình học tập của sinh viên.
Giai đoạn thực tập là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống

hóa tồn bộ kiến thức đã học, làm quen với thực tế sản xuất, từ đó nâng cao trình
độ chuyên môn, nắm đƣợc phƣơng pháp tổ chức và tiến hành công việc nghiên
cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho mình
có tác phong làm việc đứng đắn, sáng tạo để khi ra trƣờng trở thành một ngƣời
cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chun mơn cao, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực
tiễn góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển của đất nƣớc.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, theo sự phân công của Khoa
Chăn nuôi - Thú y, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đƣợc sự đồng ý
của thầy giáo hƣớng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở, tôi đã về thực tập tại trại
chăn ni bác Đặng Đình Dũng, Thị Trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy, tỉnh
Hịa Bình từ ngày 18/11/2016 đến ngày 18/05/2017.
Nhờ sự nỗ lực của bản thân, sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của lãnh đạo
và cán bộ, nhân viên ở trại, sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn, đến
nay tơi đã hồn thành nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bản báo cáo
tốt nghiệp với đề tài “Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng và phịng
trị bệnh ở lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn Đặng Đình Dũng,
Thị Trấn Thanh Hà, Huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình”. Do bƣớc đầu làm
quen với thực tiễn sản xuất và nghiên cứu khoa học nên bản báo cáo này
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vậy, tơi kính mong nhận đƣợc sự
đóng góp quý báu của các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp để bản báo cáo
đƣợc hồn chỉnh hơn.
Thái ngun, ngày… tháng…năm 2017
Ngƣời viết khóa luận

Dƣơng Thị Ngọc


iii

DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất của trại bác Đặng Đình Dũng ............................... 8
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm 2015-2017 ............................ 33
Bảng 4.2 : Số lƣợng lợn con trực tiếp chăm sóc, ni dƣỡng tại trại trong 6
tháng thực tập ................................................................................ 34
Bảng 4.3: Lịch sát trùng trại lợn nái ............................................................... 37
Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn con theo mẹ ............................... 38
Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con nuôi tại trại ......................... 39
Bảng 4.6: Triệu chứng chủ yếu của một số bệnh ............................................ 41
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày
tuổi trong thời gian thực tại trại. ................................................... 46


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cn

: Chủ nhật

CP

: Cổ phần

cs

: Cộng sự

Nxb


: Nhà xuất bản

Pr

: Protein

SS

: Sơ sinh

STT

: Số thứ tự


v

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .......................................................... 2
1.2.1. Mục đích .......................................................................................... 2

1.2.2. Yêu cầu ............................................................................................ 2
PHẦN 2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ ............................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ....................... 3
2.1.2. Đối tƣợng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 3 năm) .............. 8
2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề ................................................................... 9
2.2.1. Một số hiểu biết về lợn con. ............................................................. 9
2.2.2. Kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ ................................................ 11
2.2.3. Kỹ thuật nuôi dƣỡng lợn con theo mẹ ............................................. 15
2.2.4. Cai sữa cho lợn con ........................................................................ 19
2.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của lợn con ........................ 22
2.2.6. Một số biện pháp phòng bệnh cho lợn con theo mẹ ........................ 24
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngồi nƣớc ..................................... 26
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc.................................................... 26
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc ................................................... 28


vi

PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN 29
3.1. Đối tƣợng và phạm vi thực hiện............................................................... 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 29
3.3. Nội dung thực hiện quy trình chăm sóc ................................................... 29
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp thực hiện. ..................................... 29
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi và một số cơng thức tính tốn........................ 29
3.4.2. Phƣơng pháp thực hiện ................................................................... 30
3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................. 32
PHẦN 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ ..................................... 33
4.1. Đánh giá tình hình chăn ni tại trại lợn ơng Đặng Đình Dũng trong 3
năm (2015-2017) ............................................................................................. 33

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dƣỡng cho đàn lợn con từ sơ
sinh đến 21 ngày tuổi tại trại. .......................................................................... 34
4.2.1. Số lƣợng lợn con trực tiếp chăm sóc, ni dƣỡng trong 6 tháng thực tập. . 34
4.2.2. Công tác chăm sóc ni dƣỡng đàn lợn con trong 6 tháng thực tập 35
4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn giai đọan từ sơ
sinh đến 21 ngày tuổi trong thời gian thực tập tại trại. ................................... 36
4.3.1. Cơng tác vệ sinh phịng bệnh .......................................................... 36
4.3.2. Phịng bệnh bằng vắc xin ................................................................ 37
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh cho lợn con giai đọan từ sơ
sinh đến 21 ngày tuổi trong 6 tháng thực tập tại trại ...................................... 39
4.4.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi
trong 6 tháng thực tập .............................................................................. 39
4.4.2. Kết quả chẩn đoán bệnh ................................................................. 40
4.4.3. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn giai đọan từ sơ sinh đến 21 ngày
tuổi tại trại trong thời gian thực tập .......................................................... 42
4.5. Kết quả thực hiện một số công việc khác. ............................................... 47


vii

4.5.1. Công tác chăn nuôi ......................................................................... 47
4.5.2. Công tác khác ................................................................................. 49
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở nƣớc ta trồng trọt và chăn ni có vai trị rất quan trọng trong cơ cấu
nơng nghiệp chúng có quan hệ gắn bó hỗ trợ nhau cùng phát triển, ngành
chăn nuôi đã đem lại lợi nhuận kinh tế đáng kể cho đất nƣớc đặc biệt là
chăn nuôi lợn.
Trong những năm gần đây nền kinh tế nƣớc ta đã có những bƣớc phát
triển mạnh mẽ. Song song với sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau
thì ngành chăn ni giữ một vị trí rất quan trọng, đóng góp một phần rất lớn
trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Trong đó chăn ni lợn là một bộ phận
rất quan trọng trong ngành chăn nuôi. Hàng năm, ngành chăn nuôi lợn đã
cung cấp một khối lƣợng lớn thịt, mỡ làm thực phẩm cho con ngƣời. Gía trị
xuất khẩu thịt của ngành chăn ni tính đến 5 tháng đầu năm 2014 là 20,92
triệu USD. Ngoài ra, chăn ni lợn cịn cung cấp một khối lƣợng lớn phân
bón cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ của nó làm ngun liệu
cung cấp cho ngành cơng nghiệp chế biến.
Thịt lợn không chỉ cần thiết cho nhu cầu dinh dƣỡng của con ngƣời mà
còn phù hợp với khẩu vị của đại đa số ngƣời sử dụng nó. Thịt lợn chiếm 7580% so với các loại thịt trong chăn nuôi. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu bức thiết
này, Đảng và Nhà nƣớc đang hết sức chú ý đến việc phát triển chăn nuôi lợn.
Đồng thời các nhà khoa học nƣớc ta cũng đã lai tạo đàn lợn nội và các giống
lợn ngoại có tầm vóc lớn, sinh trƣởng nhanh, tỷ lệ nạc cao. Cùng với đó là việc
áp dụng phƣơng thức chăn ni theo hƣớng cơng nghiệp, mơ hình chăn nuôi
lợn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc ni dƣỡng tiên tiến, chế biến
thức ăn chất lƣợng cao với các loại thức ăn thay thế, thức ăn bổ sung, phối hợp
khẩu phần ăn có đầy đủ các chất dinh dƣỡng và không ngừng quan tâm đầu tƣ


2


phát triển ngành chăn ni nói chung và chăn ni lợn nói riêng. Để phát triển
chăn ni lợn cần thực hiện tốt các khâu chăm sóc ni dƣỡng và phịng bệnh,
góp phần nâng cao hiệu quả chăn ni lợn, đảm bảo lợn con sinh trƣởng nhanh,
khỏe mạnh và cung cấp con giống có chất lƣợng tốt cho xã hội. Xuất phát từ
thực tế trên, đƣợc sự đồng ý của khoa Chăn nuôi - Thú y, trƣờng Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên và giáo viên hƣớng dẫn, em tiến hành thực hiện chun đề:
“Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng và phòng trị bệnh ở lợn con từ
sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn Đặng Đình Dũng, Thị Trấn Thanh Hà,
Huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình”.
1.2. Mục đích và u cầu của chun đề
1.2.1. Mục đích
- Tìm hiểu tình hình chăn ni tại trại lợn Đặng Đình Dũng.
- Đánh giá việc áp dụng đƣợc quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng cho lợn
con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
1.2.2. u cầu
- Đánh giá đƣợc tình hình chăn ni tại trại lợn Đặng Đình Dũng,Thị
Trấn Thanh Hà, Huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình.
- Áp dụng đƣợc các quy trình chăm sóc, ni dƣỡng cho đàn lợn con từ
sơ sinh đến 21 ngày tuổi.


3

PHẦN 2
ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
2.1.1.1. Quá trình thành lập
Trại lợn Đặng Đình Dũng nằm trên địa phận khu Thanh Sơn, Thị trấn
Thanh Hà, huyện Lạc Thủy Tỉnh Hịa Bình. Trại do ơng Đặng Đình Dũng

làm chủ trại. Trại đƣợc thành lập và đi vào sản xuất từ năm 2005. Là trại
lợn gia công của Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam, hoạt động theo phƣơng
thức chủ trại xây dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty đầu tƣ giống
lợn, thức ăn, thuốc thú y và cán bộ kỹ thuật. Hiện nay, cán bộ kỹ thuật của
Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động
của trại.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu tổ chức gồm 3 nhóm:
+ Nhóm quản lý: 1 chủ trại phụ trách chung, 1 bảo vệ chịu trách nhiệm
bảo vệ tài sản chung của trại.
+ Nhóm kỹ thuật: 2 kỹ sƣ chăn ni.
+ Nhóm cơng nhân: 17 công nhân, 8 sinh viên thực tập thực hiện công
việc chuyên môn.
Với đội ngũ nhân công trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau
nhƣ tổ chuồng đẻ, tổ chuồng bầu. Các tổ có bảng chấm cơng riêng cho từng
cơng nhân trong tổ, ngồi ra các tổ trƣởng có nhiệm vụ đơn đốc, quản lý các
thành viên trong tổ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và thúc đẩy sự phát
triển của trang trại.


4

2.1.1.3. Cơ sở vật chất của trang trại
* Hệ thống chuồng trại
Trang trại chăn ni của ơng Đặng Đình Dũng nằm trên một quả đồi,
cách xa khu dân cƣ, thuộc thị trấn Thanh Hà huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình.
Đây là một trong những trang trại có quy mơ lớn. Trang trại có tổng diện tích
khoảng hơn 2 ha, trong diện tích hơn 1 ha là khu chăn ni tập trung cùng các
cơng trình phụ cận và gần 1 ha trồng cây xanh và ao hồ xung quanh.
Đƣợc thành lập và đi vào sản xuất từ năm 2005 với số vốn đầu tƣ lên

tới gần 40 tỷ đồng, trang trại chuyên nuôi lợn sinh sản do Công ty Cổ phần
thức ăn chăn nuôi Việt Nam (một chi nhánh của Tập đoàn CP Thái Lan) cung
cấp 3 giống lợn Landrace - Yorshire và Duroc. Khu sản xuất gồm 6 dãy
chuồng đẻ và 2 dãy chuồng bầu, 2 chuồng cách ly, nuôi 1.200 lợn nái, 17 lợn
đực, 90 lợn hậu bị cùng 2500 lợn con đã tách mẹ. Lợn sau khi sinh 19 đến 23
ngày thì đƣợc xuất chuồng. Mỗi năm trang trại cho xuất ra thị trƣờng khoảng
20.000 - 25.000 con lợn giống.
Trang trại áp dụng quy trình ni lợn theo kỹ thuật cao từ khâu chọn
giống đến kỹ thuật chăn nuôi của Công ty Cổ Phần Chăn nuôi Việt Nam(
Công ty CP). Khu sản xuất đƣợc phân ra nhiều phân khu chuồng trại liên
hồn nhau để ni lợn theo từng giai đoạn riêng và áp dụng chế độ nuôi
dƣỡng phù hợp cho từng loại lợn. Thức ăn cho mỗi loại lợn cũng có chế độ
dinh dƣỡng khác nhau. Lợn đƣợc ni trong chuồng kín có hệ thống quạt
thơng gió, hệ thống giàn mát và sƣởi ấm đủ yêu cầu về nhiệt độ.
* Các cơng trình khác
Gần khu chuồng trại cho xây dựng một phòng kĩ thuật, một nhà kho,
một phòng thay đồ, phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà ăn riêng.


5

Phòng kỹ thuật đƣợc trang bị đầy đủ các dụng cụ thú y nhƣ: Panh, dao
mổ, bơm tiêm, kìm bấm số tai, kìm bấm nanh, bình phun thuốc sát trùng, cân,
các loại thuốc thú y và máy soi tinh, đóng tinh.
Nhà kho đƣợc xây dựng gần khu chuồng, là nơi chứa thức ăn cho lợn.
Bên cạnh đó trại cịn cho xây dựng một giếng khoan, 2 bể chứa nƣớc, 4
máy bơm nƣớc đảm bảo cung cấp nƣớc sạch cho sinh hoạt của công nhân và
cán bộ kĩ thuật trại.
Với việc chăn nuôi lợn theo hƣớng công nghiệp, các biện pháp phịng
chống dịch bệnh cho đàn vật ni của trại đƣợc thực hiện chủ động và tích

cực. Trang trại đã chủ động tổ chức tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn. Mỗi con
lợn đều có một hồ sơ riêng cho việc phối tinh, đẻ, xuất chuồng, nhập
chuồng… chính xác tới từng ngày. Để phịng tránh dịch bệnh, khu chuồng
ni đƣợc quản lý nghiêm ngặt. Mọi nhân viên trong trại cho đến khách,
muốn vào chuồng lợn đều phải đi qua hệ thống sát trùng, tắm rửa sạch sẽ,
thay quần áo, đeo khẩu trang và đi ủng chuyên dụng. Trong các chuồng lợn,
ngày 2-3 lần, công nhân làm vệ sinh cũng nhƣ phun thuốc sát trùng xuống
nền chuồng. Xung quanh trạng trại đƣợc trồng cây xanh, đào những hồ sinh
học để tạo môi trƣờng tự nhiên thơng thống cho lợn sinh trƣởng và phát triển
tốt nhất. Hàng ngày, toàn bộ lƣợng phân mà đàn lợn thải ra đều đƣợc đóng
bao, chuyển ra khu tập trung cách xa khu sản xuất và bán lại cho nhân dân
trồng rau màu xung quanh vùng. Nguồn nƣớc thải rửa chuồng đƣợc thu gom
và xử lý tại các khu dành riêng cho chất thải.
2.1.1.4. Tình hình sản xuất của trang trại
* Cơng tác chăn ni
Hiện nay, trại có 1200 nái sinh sản và 90 nái hậu bị. Số con sơ sinh là
11,2 con/lứa, số con cai sữa là 10,9 con/lứa, lợn con theo mẹ đƣợc nuôi từ 19


6

đến 23, chậm nhất là 28 ngày thì tiến hành xuất chuồng.Mỗi năm cho ra thị
trƣờng từ 20.000 đến 25.000 con lợn con.
Ngồi ra trại có 17 con lợn đực Duroc 31 ( Duroc75), các lợn đực giống
này đƣợc nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác
tinh để thụ tinh nhân tạo. Lợn nái đƣợc phối 3 lần và đƣợc luân chuyển đến
khu chăm sóc ni dƣỡng riêng.
Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh có chất lƣợng cao, đƣợc
Cơng ty Cổ Phần Chăn Nuôi Việt Nam cấp cho từng đối tƣợng lợn của trại.
* Công tác vệ sinh thú y của trại

Vệ sinh phịng bệnh là cơng tác rất quan trọng. Nó có tác dụng tăng sức
đề kháng cho vật nuôi, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh, hạn chế những bệnh
có tính chất lây lan từ đó phát huy tốt tiềm năng của giống.
- Công tác vệ sinh: Chuồng trại đƣợc xây dựng thoáng mát về mùa hè,
mùa đông đƣợc che chắn cẩn thận, ấm áp, xung quanh các chuồng nuôi đều
trồng các cây xanh tạo cho các chuồng ni có độ thơng thống và mát tự
nhiên. Trƣớc cửa vào các khu có rắc vơi bột từ đó hạn chế đƣợc rất nhiều tác
động của mầm bệnh bên ngồi đối với lợn ni trong chuồng. Hàng ngày qt
dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nƣớc tiểu, khơi thông cống rãnh,
đƣờng đi trong trại đƣợc quét dọn, phun thuốc sát trùng, hành lang đi lại đƣợc
quét dọn và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sƣ, khách thăm quan trƣớc
khi vào khu chăn nuôi đều phải sát trùng sạch sẽ, thay quần áo theo quy định
của trại.
- Cơng tác phịng bệnh: Trong khu vực chăn ni hạn chế đi lại giữa
các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngồi chuồng đều đƣợc rắc vơi
bột. Quy trình phịng bệnh bằng vaccine ln đƣợc trang trại thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm
riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, lợn thịt, lợn con. Lợn đƣợc tiêm vaccine


7

khi lợn trạng thái khỏe mạnh, đƣợc chăm sóc ni dƣỡng tốt, không mắc các
bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo đƣợc trạng thái miễn
dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ an toàn khi tiêm phịng vaccine cho đàn lợn
ln đạt 100%.
- Cơng tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn
lợn thƣờng xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trại luôn đƣợc kỹ thuật viên
phát hiện sớm, cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu, nên điều trị đạt hiệu quả
từ 80 - 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, khơng gây thiệt hại lớn về số

lƣợng đàn gia súc.
2.1.1.5. Đánh giá chung
* Thuận lợi
Trại đƣợc Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam cung cấp về con
giống, thức ăn và cung cấp về thuốc thú y có chất lƣợng tốt.
Trang trại có vị trí thuận lợi, địa hình, đƣờng đi khá thuận tiện cho việc
vận chuyển con giống cũng nhƣ thức ăn chăn ni.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt đƣợc tình hình xã hội, ln
quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và cơng nhân.
Kèm theo đó là kỹ thuật viên với chun mơn vững vàng, năng động và
có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc. Do đó đã mang lại hiệu quả
chăn ni cao cho trang trại.
2.1.2.2. Khó khăn
Thời tiết diễn biến phức tạp cho nên chƣa tạo đƣợc vành đai phòng dịch
triệt để.
Trang thiết bị vật tƣ, hệ thống chăn ni cịn chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ
hết nhu cầu sản xuất.


8

2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 3 năm)
Các chỉ tiêu và kết quả sản xuất của trang trại đƣợc trình bày chi tiết ở
bảng sau:
Bảng 2.1. Kết quả sản xuất của trại bác Đặng Đình Dũng
STT

Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2015 Năm 2016 (6 tháng
đầu năm)

1

Tổng số nái sinh sản TB (con)

1291

1322

1325

2

Tổng phối (con)

2018

2230

1184

3

Tổng phối đạt (con)

1987

2122


1089

4

Tỷ lệ phối đạt (%)

98,4

95,1

91.97

5

Tổng số nái xuống đẻ (con)

1987

2122

1089

6

Tổng số lợn con sinh ra (con)

27564

29058


15246

7

TB số lợn con sinh ra/nái (con)

13

12,7

12,9

8

Tổng lợn con chết sơ sinh (con)

3009

2707

1428

9

Tỷ lệ lợn con chết sơ sinh (%)

10,9

9,3


9,3

10 TB lợn con còn sống/nái (con)

12,3

12,4

12.6

11 Tổng số lợn con chết theo mẹ (con)

2471

2540

1608

12 Tỷ lệ lợn con chết theo mẹ(%)

8,9

8,7

10,5

13 TB số con cai sữa/nái (con)

11,1


11,2

11,2

22055

23766

12196

15 Số lứa/nái/năm (lứa)

2.42

2.45

2.46

16 Số lợn xuất TB/tháng (con)

2468

2542

2618

14 Số con cai sữa/nái/năm (con)

Qua bảng trên chúng ta thấy rằng:

Trại sản xuất với năng suất khá cao và tăng dần theo các năm từ năm
2015 đến năm 2017.
Sở dĩ đạt đƣợc năng suất nhƣ vậy là do đây là trại gia công của Công ty
Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, cho nên nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt
của công ty CP về cán bộ kỹ thuật cũng nhƣ công tác thú y đƣợc thực hiện


9

triệt để hơn so với các trại khác. Bên cạnh đó là chủ trại đầu tƣ trang thiết bị
hiện đại, bố trí đủ cơng nhân thực hiện tốt cơng tác vệ sinh chăn ni cũng
nhƣ chăm sóc, ni dƣỡng lợn.
2.2. Cơ sở khoa học của chuyên đề
2.2.1. Một số hiểu biết về lợn con.
* Đặc điểm về sinh trưởng, phát triển của lợn con
+ Đối với chăn nuôi lợn con nói riêng và gia súc nói chung, thời kỳ gia
súc mẹ mang thai đƣợc chăm sóc chu đáo, bào thai sẽ phát triển tốt sinh con
khỏe mạnh.
+ Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [15] so với khối lƣợng sơ sinh thì
khối lƣợng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp
4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8 lần,
lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 - 14 lần.
+ Lợn con bú sữa sinh trƣởng và phát triển nhanh nhƣng không đồng
đều qua các giai đoạn, nhanh nhất trong 21 ngày đầu sau đó giảm dần.Sở dĩ
có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân, nhƣng chủ yếu là do lƣợng sữa mẹ
bắt đầu giảm và hàm lƣợng Hemoglobin trong máu của lợn con bị giảm. Thời
gian bị giảm sinh trƣởng kéo dài khoảng 2 tuần hay còn gọi là giai đoạn
khủng hoảng của lợn con. Chúng ta hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách
cho ăn sớm. Do lợn con sinh trƣởng nhanh nên q trình tích lũy các chất
dinh dƣỡng mạnh.

Ví dụ: Lợn con sau 3 tuần tuổi mỗi ngày có thể tích lũy đƣợc 9 - 14
gam protein/1kg khối lƣợng cơ thể, trong khi đó lợn trƣởng thành chỉ tích lũy
đƣợc 0,3 - 0,4 gam protein/1 kg khối lƣợng cơ thể.
+ Hơn nữa, để tăng 1kg khối lƣợng cơ thể, lợn con cần ít năng lƣợng
nghĩa là tiêu tốn năng lƣợng ít hơn lợn trƣởng thành. Vì vậy, cơ thể của lợn


10

con chủ yếu là nạc, mà để sản xuất ra 1kg thịt nạc cần ít năng lƣợng hơn để
tạo ra 1 kg mỡ.
* Các thời kỳ quan trọng của lợn con
+ Thời kỳ từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi: là thời kỳ khủng hoảng đầu tiên
của lợn con do sự thay đổi hồn tồn về mơi trƣờng sống, bởi vì lợn con
chuyển từ điều kiện sống ổn định trong cơ thể lợn mẹ, chuyển sang điều kiện
tiếp xúc trực tiếp với mơi trƣờng bên ngồi. Do vậy, nếu ni dƣỡng chăm
sóc khơng tốt lợn con dễ bị mắc bệnh, cịi cọc, tỷ lệ ni sống thấp.
Mặt khác lúc này lợn con mới đẻ còn yếu ớt, chƣa nhanh nhẹn. Lợn mẹ
vừa đẻ xong, cơ thể còn mệt mỏi, đi đứng cịn nặng nề vì sức khỏe chƣa hồi
phục, nên dễ đè chết lợn con. Cần ni dƣỡng chăm sóc chu đáo lợn con ở
giai đoạn này.
+ Thời kỳ 3 tuần tuổi: là thời kỳ khủng hoảng thứ 2 của lợn con, do quy
luật tiết sữa của lợn mẹ gây nên. Sản lƣợng sữa của lợn nái tăng dần từ sau đẻ
và đạt cao nhất ở giai đoạn 3 tuần tuổi, sau đó sản lƣợng sữa của lợn mẹ giảm
nhanh, trong khi đó, nhu cầu dinh dƣỡng của lợn con ngày càng tăng do lợn
con sinh trƣởng và phát dục nhanh, đây là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Để
giải quyết mâu thuẫn này, cần tập cho lợn con ăn sớm vào 7 - 10 ngày tuổi.
+ Thời kỳ ngay sau khi cai sữa: là thời kỳ khủng hoảng thứ 3 do mơi
trƣờng sống thay đổi hồn tồn, do yếu tố cai sữa gây nên. Mặt khác, thức ăn
thay đổi, chuyển từ thức ăn chủ yếu là sữa lợn mẹ sang thức ăn hoàn toàn do

con ngƣời cung cấp. Nên giai đoạn này, nếu ni dƣỡng, chăm sóc khơng chu
đáo, lợn con sẽ bị còi cọc, rất dễ mắc bệnh đƣờng hơ hấp, tiêu hóa.
Trong chăn ni lợn nái ngoại, cai sữa bắt đầu lúc 21 ngày, kết thúc lúc
23 ngày thì thời kỳ khủng hoảng 2 và 3 trùng nhau, hay nói cách khác ta đã
làm giảm đƣợc 1 thời kỳ khủng hoảng của lợn con


11

2.2.2. Kỹ thuật chăm sóc lợn con theo mẹ
Chăm sóc là khâu quan trọng nhất trong việc nuôi dƣỡng lợn con ở thời
kỳ bú sữa vì đây là thời kỳ lợn con chịu ảnh hƣởng rất lớn của điều kiện ngoại
cảnh. Nếu điều kiện ngoại cảnh bất lợi sẽ dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao ở lợn con.
+ Chuồng nuôi: Chuồng nuôi phải đƣợc vệ sinh trƣớc khi lợn mẹ đẻ.
Nền chuồng phải luôn sạch sẽ và khô ráo, ấm về mùa đông, mát về mùa hè,
đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho lợn con, vào ban đêm cần phải có
đèn sƣởi để đảm bảo chống lạnh cho lợn con. Ngồi ra chuồng ni phải có
máng tập ăn và máng uống cho lợn con riêng.
Nền cứng hoặc sàn thƣa khu vực cho lợn con mới sinh cần giữ ấm ở 32 35oC trong mấy ngày đầu, sau đó giữ 21 - 27oC cho đến lúc cai sữa 3 - 6 tuần
tuổi. Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió làm thành một hệ thống tác nhân stress đối
với gia súc.
Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) [4], nhiệt độ môi trƣờng ảnh
hƣởng đến tỷ lệ sống và sinh trƣởng của lợn. Nhu cầu nhiệt độ của lợn tùy
vào từng giai đoạn sinh trƣởng, lợn sữa giai đoạn 1 - 7 ngày tuổi cần nhiệt độ
30 - 31oC, lợn trên 20 ngày tuổi cần nhiệt độ 20 - 24oC. Trong mùa đơng ở
các tỉnh phía Bắc nhiều ngày giá lạnh, nhiệt độ có thể hạ xuống dƣới 10oC
ảnh hƣởng rất lớn đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trƣởng của lợn con.
Theo Hồ Văn Nam và cs (1997) [14], khi gia súc bị lạnh ẩm kéo dài sẽ
làm giảm khả năng đáp phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó
gia súc dễ bị vi khuẩn cƣờng độc gây bệnh.

Thƣờng thì trong chăn ni công nghiệp cần phải tiến hành cắt đuôi
cho lợn nuôi thịt. Vì lợn ni thịt thƣờng đƣợc ni thành các đàn lớn và có
mật độ cao cho nên lợn thƣờng cắn nhau gây mất ổn định, giảm năng suất
chăn nuôi. Vị trí tấn cơng thƣờng là đi.



×