Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

So sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh. Ưu điểm và hạn chế của mỗi cơ chế bảo hộ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.24 KB, 7 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................................1
1, So sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh. Ưu điểm và hạn chế của
mỗi cơ chế bảo hộ.......................................................................................................1
2, Như đề bài thì Công ty Tân Tân có thể kiện anh T và công ty Oishi không? Tại
sao?.............................................................................................................................3
KẾT LUẬN……………………………...…………………………………………….5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………...............6

0


MỞ ĐẦU
Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là một vấn đề quan trọng nhất là khi
nước ta đang trong giai đoạn kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa những chủ thể
kinh doanh thì tầm quan trọng của vấn đề này càng được coi trọng. Để làm rõ tầm quan
trọng trọng của việc bảo hộ này, em xin chọn Đề bài 4:
1, So sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh. Ưu điểm và hạn chế của mỗi
cơ chế bảo hộ.
2, Công ty Tân Tân sở hữu độc quyền công nghệ gia truyền trong việc sản xuất đậu
phộng da cá. Năm 2002, công ty thuê anh T vào làm quản đốc phân xưởng sản xuất.
Qua thời gian làm việc, T đã cố tìm hiểu và thu thập được thông tin về công nghệ trên.
Năm 2007, t xin nghỉ việc và được nhận vào làm việc tại công ty Oishi. Anh T đã cung
cấp thông tin về công nghệ trên công ty Oishi và công ty Oishi đã áp dụng để sản xuất
đậu phộng da cá canh tranh với sản phẩm của Tân Tân. Theo anh (chị) Công ty Tân
Tân có thể kiện anh T và công ty Oishi không? Tại sao?
NỘI DUNG
1, So sánh cơ chế bảo hộ sáng chế và bí mật kinh doanh. Ưu điểm và hạn chế của mỗi
cơ chế bảo hộ.
 Về điểm giống nhau:


- Bí mật kinh doanh liên quan đến khoa học công nghệ như công thức, quy trình chế
tạo sản phẩm,… tương đương với sáng chế.
 Về điểm khác nhau:
- Đối tượng được bảo hộ: Sáng chế có đối tượng là sáng tạo về mặt kĩ thuật. Bí mật
kinh doanh có đối tượng đa dạng hơn: công thức chế tạo sản phẩm, danh sách khách
hàng, bảng giá đối với từng khách hàng, tài liệu trong hoạt động thương mại, thông tin về
tài chính, chiến lược quảng cáo,…

1


- Điều kiện bảo hộ: Sáng chế: có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp
dụng công nghiệp. Bí mật kinh doanh: không phải là hiểu biết thông thường, không dễ
dàng có được,…
- Căn cứ xác lập quyền: Đối với sáng chế: Cấp văn bằng bảo hộ khi đăng kí. Đối
với bí mật kinh doanh: bảo hộ tự động trên cơ sở có được bí mật kinh doanh một cách
hợp pháp.
- Thời hạn bảo hộ: Đối với sáng chế: 20 năm; Đối với bí mật kinh doanh: không
xác định thời hạn, khi nào bí mật kinh doanh bị bộc lộ hoặc không còn đáp ứng đủ điều
kiện bảo hộ thì coi như hết thời hạn bảo hộ
- Mức độ bảo hộ: Sáng chế: mức độ cao hơn vì chủ sở hữu được độc quyền khai
thác, sử dụng sáng chế, có quyền ngăn cấm bất kì chủ thể nào khác sử dụng, khai thác
sáng chế; Bí mật kinh doanh: mức độ bảo hộ yếu hơn vì chủ sở hữu không có quyền
ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh nếu ngừoi khác tạo ra một cách hợp
pháp.
 Về ưu nhược điểm của cơ chế bảo hộ sáng chế:
Ưu điểm: thông tin sáng chế được công khai giúp tránh nghiên cứu trùng lặp, là cơ
sở để cải tiến phát triển sáng chế,…; Mức độ bảo hộ cao vì chủ sở hữu được độc quyền
khai thác sử dụng sáng chế, có quyền ngăn cấm bất cứ chủ thể nào khác khai thác sử
dụng sáng chế trong thời hạn bảo hộ…

Nhược điểm: Điều kiện bảo hộ khó khăn vì phải đáp ứng 3 tiêu chí là tính mới,
trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp; Thông tin sáng chế bị công khai dễ
dàng bị chủ thể khác xâm phạm quyền; Phải đăng kí tốn thời gian và chi phí,…
 Về ưu nhược điểm của cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh:
Ưu điểm: điều kiện bảo hộ dễ dàng hơn khi không phải là hiểu biết thông thường,
không dễ dàng có được; khi sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ lợi thế
cho người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; được chủ sở hữu
bảo mật bằng biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ

2


dàng tiếp cận được; Được bảo hộ tự động mà không phải đăng kí, không phải công khai,

Nhược điểm: mức độ bảo hộ yếu vì chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người
khác sử dụng bí mật kinh doanh nếu họ tạo ra bí mật kinh doanh một cách hợp pháp.
2, Như đề bài thì Công ty Tân Tân có thể kiện anh T và công ty Oishi không? Tại sao?
Công ty Tân Tân sở hữu độc quyền công nghệ gia truyền trong việc sản xuất đậu
phộng da cá. Vậy đây được coi là bí mật kinh doanh, Luật sở hữu trí tuệ quy định tại
Điều 84: “Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ : 1. Không phải là
hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; 2. Khi được sử dụng trong kinh doanh
sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc
không sử dụng bí mật kinh doanh đó; 3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp
cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được."
* Đối với anh T:
Qua thời gian làm quản đốc công xưởng sản xuất tại Công ty Tân Tân, anh T có
hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều 127:
“a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các
biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở

hữu bí mật kinh doanh đó;
c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ,
lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc
lộ bí mật kinh doanh;…”
Cụ thể, anh T đã cố tìm hiểu và thu thập được thông tin về công nghệ sản xuất đậu
phông da cá có thể thể hiện hành vi quy định tại Điểm a hoặc Điểm c và bộc lộ thông tin
thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó cụ
thể là cung cấp thông tin về công nghệ trên cho công ty Oishi theo điểm b.

3


Như vậy ta có thể thấy trong trường hợp này anh T đã có hành vi xâm phạm quyền
đối với bí mật kinh doanh của công ty Tân Tân và công ty Tân Tân hoàn toàn có thể kiện
anh T về hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh.
* Đối với Công ty Oishi:
Ta phải xét hai trường hợp vì đề bài không nêu rõ công ty Oishi có biết thông tin về
công nghệ sản xuất đậu phộng da cá do anh T cung cấp là do anh T có được một cách
bất hợp pháp hay không?
Trường hợp một: Công ty Oishi biết thông tin về công nghệ sản xuất đậu phộng da
cá do anh T cung cấp là do anh T có được một cách bất hợp pháp là quá trình cố tìm hiểu
và thu thập của anh T khi còn làm việc ở Công ty Tân Tân thì Công ty Oishi đã có hành
vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh của Công ty Tân Tân, cụ thể là có hành vi
áp dụng để sản xuất đậu phộng da cá canh tranh với sản phẩm của Tân Tân, quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều 127 là sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được
phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.
Như vậy công ty Tân Tân hoàn toàn có thể kiện anh T và Công ty Oishi trong
trường hợp này.
Tùy theo mức độ xâm phạm của hành vi xâm phạm của anh T và công ty Tân Tân
có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính (Khoản 1 Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ

năm 2005). Áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự được hướng dẫn tại
Điều 4 Nghị định 105/2006/NĐ-CP như sau:
“1. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm
gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện
pháp hình sự.
Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng
biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong
các trường hợp quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể
4


quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức,
cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát
hiện.
Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện
pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu
công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng…”
Trường hợp hai: Công ty Oshi không hề biết thông tin về công nghệ sản xuất đậu
phộng da cá anh T cung cấp do anh T thu được một cách bất hợp pháp mà có thể anh T tự
tạo ra một cách độc lập thì Công ty Tân Tân không có quyền kiện Công ty Oishi vì
trường hợp này thuộc Điểm a Khoản 3 Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ: “Chủ sở hữu bí mật
kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây: Bộc lộ, sử
dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật
kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;…”
*Kết luận: Như vậy Công ty Tân Tân có thể kiện anh T và Công ty Oishi khi anh T
có hành vi cố tìm hiểu và thu thập được thông tin về công nghệ làm đậu phộng da cá và
cung cấp thông tin về công nghệ đó mà chưa được cho phép của công ty Tân Tân và nếu

công ty Oishi đã sử dụng thông tin về công nghệ trên do anh T cung cấp để áp dụng sản
xuất đậu phộng da cá dù biết bí mật kinh doanh đó là anh T thu được do hành vi bất hợp
pháp nêu trên để cạnh tranh với công ty Tân Tân.
Và công ty Tân Tân chỉ có thể kiện kiện anh T khi anh T vẫn thực hiện hành vi nêu
trên và không có quyền kiện Công ty Oishi, nếu Công ty Oishi đã áp dụng công nghệ
trên để sản xuất đậu phộng da cá mà không biết thông tin về công nghệ này là anh T thu
được do hành vi bất hợp pháp nêu trên.
KẾT LUẬN
Qua đây ta có thể thấy có một bí mật kinh doanh một cách hợp pháp đã là khó khăn
như công ty Tân Tân phải mất một thời gian dài mới tìm ra được công nghệ gia truyền
trong việc sản xuất đậu phộng da cá, song việc bảo mật bí mật này lại càng khó khăn
5


hơn. Mong rằng trong tương lai sẽ có nhiều chế tài bảo hộ bí mật kinh doanh một cách
mạnh mẽ và nghiêm khắc hơn để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Luật sở hữu trí tuệ (được bổ sung, sửa đổi năm 2009)
 Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội , 2009.


Nghị định 105/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ

6




×