Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Hóa học 8 bài 32: Phản ứng oxi hóa khử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.05 KB, 6 trang )

GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

BÀI 32 : PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ .
A) Mục tiêu .
1. Kiến thức : - Biết chất chiếm oxi của chất khác là chất khử , chất nhường oxi
cho chất khác là chất oxi hoá , sự tách oxi khỏi hợp chất là sự khử , sự tác dụng với
oxi của một chất là sự oxi hoá .
- Biết và hiểu được phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó đồng thời xảy ra
cả sự khử và sự oxi hoá .
2. Kỹ năng : Nhận biết được các phản ứng oxi hoá - khử thông thường , sự oxi
hóa , sự khử, chất oxi hoá , chất khử .
3. Thái độ : Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
B) Trọng tâm : - Phản ứng oxi hóa khử .
C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài.
* Phương pháp : Sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm , phương pháp đàm
thoại nêu vấn đề .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
II) Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút ) Em hãy cho biết vai trò của hiđro trong các phản
ứng của khí hiđro với đơn chất và hợp chất chứa oxi ?
III)Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Theo em phản ứng vừa có chất khử vừa có chất
oxi hoá được gọi là phản ứng gì ?
IV) Các hoạt động học tập .
Hoạt động I : Nghiên cứu sự khử - sự oxi hoá . ( 9 phút )

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh



GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

- Cho học sinh nghiên cứu các phản
ứng khử của khí hiđro với các oxit
0

t
kim loại: CuO + H2 → Cu +
H2O
(1)
Fe2O3
t0

+ 3H2 → 2Fe + 3H2O ( 2 )
- Cho học sinh các nhóm nhận xét ,
đánh giá .
+ Vậy qua nghiên cứu thí dụ trên
em hãy cho biết sự khử là gì ?
Cho học sinh nhận xét , đánh giá .
- Kết luận như sgk .
- Cho học sinh nêu lại khái niệm sự
oxi hoá .
Vậy trong 2 phản ứng trên có phản
ứng nào xảy ra sự oxi hoá không ?
- Nhận xét, đánh giá, bổ sung cho
đúng.
*) Tiểu kết :

a. Sự khử.

- Nghiên cứu các ví dụ về phản ứng của khí
hiđro với một số oxit kim loại .
+ Nghiên cứu sgk để nhận xét :
- Trong phản ứng (1) ta thấy đã xảy ra quá
trình tách oxi khỏi hợp chất CuO , nên ta nói
đã xảy ra sự khử CuO thành Cu .
- Trong phản ứng (2) ta thấy đã xảy ra sự
tách oxi khỏi hợp chất Fe2O3 , tức đã xảy ra
sự khử Fe2O3 thành Fe.
Trả lời như sgk .
b. Sự oxi hoá .
Khái niệm sự oxi hoá
- Cả (2) phản ứng đều xảy ra sự oxi hoá , vì
có sự tác dụng của oxi trong hợp chất oxit
với hiđro .

- Sự khử - sự oxi hoá .

+ Sự khử : Là sự tách oxi khỏi hợp chất .
+ Sự oxi hóa : Là sự tác dụng của oxi với 1 chất .
Hoạt động II : Nghiên cứu chất khử và chất oxi hoá . ( 7 phút).

Hoạt động của giáo viên
- Trong (2) phản ứng trên khí hiđo
đều đóng vai trò là chất khử.
+ Vậy theo em chất khử là chất như
thế nào ?

Hoạt động của học sinh
- Trong (2) phản ứng trên khí hiđro đóng vai

trò là chất khử , vì khí hiđro chiếm oxi của
chất khác. + Vậy chất khử là chất chiếm
oxi của chất khác.


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

- Cho học sinh nhận xét, giáo viên
bổ sung và chỉnh sửa lại cho đúng .
Trong (2) phản ứng trên CuO và
Fe2O3 là những chất oxi hoá vì
chúng nhường oxi cho khí hiđro .
+ Vậy chất oxi hoá là những chất
như thế nào ?
+ Theo em khí oxi tác dụng với chất
khác, thì nó có phải là chất oxi hoá
không ?
- Cho học sinh nhận xét, đánh giá.

*) Tiểu kết :

Qua gợi ý của giáo viên nêu được khái niệm
chất oxi hoá .
+ Chất oxi hoá là chất nhường oxi cho chất
khác.
( Oxi đơn chất khi tác dụng với chất
khác cũng là một chất oxi hoá ) .

- Chất khử và chất oxi hoá .


+ Chất khử : Là chất chiếm oxi của chất khác .
+ Chất oxi hóa : Là chất nhường oxi cho chất khác .
Hoạt động III : Nghiên cứu phản ứng oxi hoá - khử . ( 6 phút)
Hoạt động của giáo viên
- Vậy trong các ví dụ trên em thấy
đều diễn ra các quá trình giống
nhau , đó là những quá trình gì ?
Những phản ứng có đặc điểm như
các em vừa nghiên cứu được gọi là
các phản ứng oxi hoá - khử .
+ Vậy phản ứng oxi hoá - khử là
gì ?
- Cho học sinh nhận xét,
đánh giá .
- Giáo viên
nhận xét , đánh giá , bổ sung cho
đúng .

Hoạt động của học sinh
- Nghiên cứu phản ứng trong ví dụ .
Trả lời câu hỏi của giáo viên theo nhóm.
+ Cả (2) phản ứng đều đồng thời diễn ra (2)
đồng thời hai quá trình :

+ Sự khử và sự oxi hoá.
- Hoạt động cá nhân trả lời :
+ Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong
đó đồng thời xảy ra sự khử và sự oxi hoá .
Lấy ví dụ :
0


t
C + O2 → CO2


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8
0

t
CuO + H2 → Cu + H2O

- Cho học sinh lấy ví dụ về phản
ứng oxi hoá - khử .
*) Tiểu kết :

- Định nghĩa về phản ứng oxi hoá - khử .

+ Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó đồng thời xảy ra sự khử và sự oxi
hoá .
Hoạt động IV : Tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá - khử . (5 phút)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh nghiên cứu sgk .

- Nghiên cứu sgk nêu tầm quan trọng của
phản ứng oxi hoá - khử .
+ Phản ứng có trong tự nhiên để đối cháy

+ Nêu tầm quan trọng của phản ứng nhiên liệu , nấu nướng , nung....
+ Phản ứng trong cơ thể để oxi hoá thức ăn ,
oxi hoá-khử .
tổng hợp thức ăn....
+ Phản ứng dùng trong luyện kim và công
nghiệp hoá học .
+ Dựa vào phản ứng oxi hoá - khử để hạn
chế tác hại của chúng đối với các công trình ,
nhà máy , dập tắt đám cháy....

- Cho học sinh nhận xét, đánh giá .
Giáo viên nhận xét , đánh giá , bổ
sung cho đúng .

*) Tiểu kết :

- Tầm quan trọng của phản ứng oxi hoá - khử .

+ Phản ứng có trong tự nhiên để đối cháy nhiên liệu , nấu nướng , nung....
+ Phản ứng dùng trong luyện kim và công nghiệp hoá học .


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

+ Dựa vào phản ứng oxi hoá - khử để hạn chế tác hại của chúng đối với các công
trình , nhà máy , dập tắt đám cháy....
* Kết luận : - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội .
V) Cũng cố : ( 3 phút ) - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập sau .
+ Trong các phương trình hóa học sau .
0


t
Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O .
0

t
CO + Mg → MgO + C

Các phản ứng hóa học này có phải là phản ứng oxi hóa khử không ? Vì sao ? Nếu
là phản ứng oxi hóa khử , cho biết chất nào là chất khử , chất oxi hóa ? Vì sao ?
- Hướng cũng cố bài .
2 phản ứng trên đều là phản ứng oxi hóa khử , vì có xảy ra đồng thời sự khử và sự
oxi hóa .
Chất khử là : H2 , Mg . ( chất chiếm oxi )
Chất oxi hóa là : Fe3O4 , CO . ( chất chiếm oxi )
* Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm .
0

t
+ Trong phản ứng hóa học sau ZnO + H2 → Zn + H2O , chất đóng vài trò chất
oxi hóa là

a) Zn .

b) H 2O .

c) ZnO .

d)


H2 .
VI) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài .
- Bài tập : Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 / 113.
-Hướng dẫn làm bài tập 5*:
+ Viết phương trình hoá học.
+ Tính số mol của sắt tạo thành .


GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8

+ Dựa vào phương trình hoá học để tính số mol Fe2O3.
- Nghiên cứu bài "Điều chế khí hiđro - phản ứng thế .". Em hãy nghiên cứu SGK,
nêu phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Qua đó nêu khái niệm phản ứng thế ?



×