Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy chế biến gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 109 trang )

Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................5
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 7
1. Xuất xứ của dự án.......................................................................................................7
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường.........8
2.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo
cáo ĐTM của dự án........................................................................................................8
2.2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.............................................................................9
2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập trong quá trình đánh giá tác động
môi trường....................................................................................................................... 9
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường........................................................9
4. Phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường.........................10
4.1. Các phương pháp ĐTM:.........................................................................................10
4.2. Các phương pháp khác...........................................................................................11
Chương I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.........................................................................12
1.1. Tên dự án.................................................................................................................12
1.2.Chủ dự án.................................................................................................................12
1.3. Vị trí địa lý của dự án.............................................................................................12
1.3.1. Vị trí địa lý............................................................................................................12
1.3.2. Các đối tượng tự nhiên.........................................................................................12
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án...................................................................................13
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án....................................................................................13
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án..............................13
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công
trình của dự án...............................................................................................................14
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành.............................................................................17
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến..................................................................20


1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án
......................................................................................................................................... 21
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án.......................................................................................24
1.4.8. Vốn đầu tư............................................................................................................25
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án....................................................................25
Chương II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI.....27
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường..........................................................................27
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất.................................................................................27
2.1.2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng...............................................................................29
Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

1


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

2.1.3. Điều kiện thủy văn................................................................................................33
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường nước, không khí...............34
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................36
2.2.1. Điều kiện về kinh tế..............................................................................................37
2.2.1.1. Điều kiện kinh tế xã Xuân Long........................................................................37
2.2.1.2. Điều kiện kinh tế xã Xuân Lãnh.........................................................................38
2.2.2. Điều kiện về xã hội...............................................................................................39
2.2.2.1. Điều kiện về xã hội xã Xuân Long.....................................................................39
2.2.2.2. Điều kiện về xã hội xã Xuân Lãnh.....................................................................41
Chương III: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG....................................43
3.1. Đánh giá, dự báo tác động......................................................................................43
3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị.........................................43
3.1.1.1. Đánh giá tính phù hợp của vị trí dự án với điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tếxã hội khu vực thực hiện dự án.......................................................................................43

3.1.1.2. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất.......................................................43
3.1.1.3. Tác động do hoạt động giải phóng mặt bằng......................................................44
3.1.2. Đánh giá, dự báo tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng......45
3.1.2.1. Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy
móc thiết bị..................................................................................................................... 45
3.1.2.2. Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình của dự
án .................................................................................................................................... 47
3.1.2.3. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công dự án......................56
3.1.3. Đánh giá, dự báo tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động...................57
3.1.3.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải khí, lỏng, rắn......59
3.1.3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải............................................70
3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án..................73
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo..........76
3.2.1. Nhận xét về mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong báo cáo ĐTM. .76
3.2.2.Về độ tin cậy của các đánh giá...............................................................................76
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
......................................................................................................................................... 77
VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN..............................77
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án..................77
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án trong giai
đoạn chuẩn bị.................................................................................................................77
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án trong giai
đoạn thi công xây dựng..................................................................................................77

Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

2



Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng,
máy móc thiết bị.............................................................................................................77
4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình của
Dự án.............................................................................................................................. 78
4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án trong giai
đoạn vận hành................................................................................................................82
4.1.3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động có liên quan đến chất thải.................................82
4.1.3.2. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải...........................90
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của Dự án..................91
4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của Dự án trong giai
đoạn chuẩn bị mặt bằng và thi công xây dựng.............................................................91
4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của Dự án trong giai
đoạn hoạt động...............................................................................................................92
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG........95
5.1. Chương trình quản lý môi trường.........................................................................95
5.2. Chương trình giám sát môi trường........................................................................100
5.2.1. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án...............100
5.2.2. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành dự án...............100
Chương VI: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG......................................................101
6.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng..............................101
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng....................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ CAM KẾT...........................................................................................105
1. Kết luận...................................................................................................................... 105
2. Kiến nghị....................................................................................................................105
3. Cam kết....................................................................................................................... 105

Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286


3


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
COD
BOD5
ĐTM
QCVN
PCCC
CTR
WHO
UBND
QCVN
BTNMT
CBCNV
KPH
QL
CTNH
CN

:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:

Nhu cầu oxy hóa học
Nhu cầu oxy sinh học
Đánh giá tác động môi trường
Quy chuẩn Việt Nam
Phòng cháy và chữa cháy
Chất thải rắn
Tổ chức Y tế Thế giới
Ủy ban nhân dân
Quy chuẩn Việt Nam
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
Cán bộ công nhân viên
Không phát hiện
Quốc lộ
Chất thải nguy hại
Công nhân

Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

4



Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Vị trí tiếp giáp dự án
Bảng 1.2. Các hạng mục công trình chính
Bảng 1.3. Danh mục máy móc thiết bị
Bảng 1.4. Kích thước viên nén gỗ
Bảng 1.5. Nhân lực lao động của dự án
Bảng 1.6. Thống kê tóm tắt các thông tin của dự án
Bảng 2.1. Lượng mưa các tháng trong các năm (mm).
Bảng 2.2. Tổng số ngày, tần suất trung bình xuất hiện gió tây khô nóng
Bảng 2.3. Số giờ nắng các tháng trong các năm (giờ).
Bảng 2.4. Tốc độ gió trung bình tháng và năm, m/s
Bảng 2.5. Tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm, m/s
Bảng 2.6. Kết quả phân tích thành phần, tính chất nước mặt
Bảng 2.7. Kết quả phân tích thành phần, tính chất nước ngầm
Bảng 2.8. Kết quả phân tích hàm lượng bụi trong không khí
Bảng 2.9: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại khu vực dự án
Bảng 2.10. Thống kê hiện trạng vùng nguyên liệu cho nhà máy khu vực và toàn Tỉnh
Bảng 3.1: Diện tích đất bị thu hồi giải tỏa
Bảng 3.2. Sinh khối của 1ha loại thảm thực vật
Bảng 3.3. Thành phần các chất trong khói thải ô tô
Bảng 3.4. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu Diesel
Bảng 3.5. Mức ồn tối đa từ các hoạt động của các phương tiện thi công
Bảng 3.6: Nguồn gây tác động môi trường có liên quan đến chất thải
Bảng 3.7. Tải lượng ô nhiễm do phương tiện thi công cơ giới
Bảng 3.8: Tổng hợp nồng độ khí thải từ phương tiện thi công
Bảng 3.9: Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí đối với con người
Bảng 3.10: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công xây dựng

Bảng 3.11: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.12: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn
Bảng 3.13: Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Bảng 3.14: Mức ồn sinh ra từ xe tải và các thiết bị thi công
Bảng 3.15. Mức độ gây rung của một số máy móc xây dựng
Bảng 3.16: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công
Bảng 3.17: Tổng hợp nguồn gây tác động và các chất gây ô nhiễm trong giai đoạn hoạt
động của dự án.
Bảng 3.18. Hệ số ô nhiễm theo tải trọng xe
Bảng 3.19: Tải lượng các chất ô nhiễm
Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

5


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Bảng 3.20. Hàm lượng các nguyên tố hóa học trong 1 kg dầu
Bảng 3.21: Tải lượng và lưu lượng khí thải các chất ô nhiễm
Bảng 3.22: Nồng độ bụi phát sinh từ các công đoạn băm, nghiền, sàng
Bảng 3.23. Thành phần cơ bản của gỗ, củi, mùn cưa
Bảng 3.24. Tính toán tải lượng, nồng độ khói thải và bụi
Bảng 3.25. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước rỉ dăm của DNTN Tín Nhân
Bảng 3.26. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.27. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.28. Tiếng ồn trong sinh hoạt
Bảng 3.29. Tiếng ồn của các thiết bị, máy móc
Bảng 3.30. Các tác hại của tiếng ồn có mức ồn cao đối với sức khoẻ con người.
Bảng 3.31. Ðối tượng bị tác động do sự cố môi trường

Bảng 5.1. Tổng hợp chương trình quản lý môi trường

Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

6


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án

1.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Trước thực trạng những năm vừa qua nguyên liệu từ gỗ tại các khu vực huyện Đồng
Xuân phải vận chuyển đến các nhà máy chế biến gỗ là khá xa làm cho chi phí vận chuyển
cao, ảnh hưởng đến giá bán nguyên vật liệu của các hộ dân trồng rừng, cũng như ảnh
hưởng đến giá thành sản xuất của các sản phẩm từ gỗ của các nhà máy chế biến gỗ trong
nước trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay.
Trước nhu cầu ngày càng lớn về nhu cầu nguyên liệu cho các ngành sản xuất các
sản phẩm từ gỗ và nhu cầu nhiên liệu, đồng thời nhận thấy những ưu điểm vượt trội của
viên gỗ nén, cũng như đánh giá được thế mạnh về tài nguyên rừng của đất nước nói chung
và tỉnh nói riêng, nhất là từ nguồn gỗ phế liệu khổng lồ không được sử dụng triệt để như
hiện nay, Công ty chúng tôi đã quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy Chế Biến Gỗ Phú
Yên. Nhà máy này được xây dựng tại xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên với
quy mô 142.000tấn/năm, lấy nguyên liệu từ rừng trồng, mùn cưa, dăm bào, dăm gỗ, đầu
mẩu gỗ vụn, cành cây nhỏ,....để sản xuất dăm gỗ và viên gỗ nén. Bằng việc áp dụng những
kỹ thuật tiên tiến, đạt tiêu chuẩn, chất lượng châu Âu, chúng tôi tin tưởng rằng viên gỗ nén
sẽ được những thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Âu châu đón
nhận.

Cuối cùng, với niềm tự hào sẽ góp phần tái tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường cũng
như tăng giá trị của sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng trong nước, nâng cao giá trị tổng
sản phẩm công nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân, tạo việc làm cho
lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng dự án Nhà máy Chế Biến Gỗ Phú Yên là sự đầu
tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Năng lượng Phú Yên đã hợp
đồng thuê đơn vị tư vấn là Trung Tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo
ĐTM cho Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên.
Theo quy định tại mục 57, phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015
thì Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên phải lập báo cáo ĐTM do UBND tỉnh Phú Yên
thẩm định và phê duyệt.
Nội dung và trình tự các bước thực hiện báo cáo ĐTM được thực hiện theo đúng
hướng dẫn của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch bảo vệ môi trường.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư:
Công ty TNHH Năng lượng Phú Yên.
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Việc đầu tư Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng
Xuân, tỉnh Phú Yên được xây dựng tại vị trí trên phù hợp với phù hợp với Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên đến năm 2020, phù hợp với bối cảnh đất

Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

7


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên


nước, chính sách phát triển bền vững, chính sách sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, góp
phần bảo vệ môi trường mà chính phủ đã định hướng.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
2.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo
cáo ĐTM của dự án
 Cơ sở pháp lý để tiến hành đánh giá tác động môi trường
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Luật Xây dựng năm 2014;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013;
- Nghị định số 26/2011/NĐ – CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu;
- Thông tư 04/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2012 của BTNMT quy định tiêu
chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
- Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn
một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn;

- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư 36/2015/TT – BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

8


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

- Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 10/10/2002 về việc
ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 Ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường;
 Các văn bản liên quan đến Dự án:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty mã số 4401014543, đăng ký lần đầu
ngày 15 tháng 9 năm 2015;
- Giấy phép quy hoạch số 01/GPQH ngày 22/3/2016 của UBND huyện Đồng Xuân
đối với dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số 4567818622 ngày 16/2/2016
- Quyết định chủ trương đầu tư (điều chỉnh) số 1296/QĐ-UBND ngày 14/6/2016

2.2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT;
- QCVN 09:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;
- QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh;
- QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 19:2009/ BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối
với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 26:2010/ BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
2.3. Các nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập trong quá trình đánh giá tác động
môi trường.
- Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên;
- Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí và nước khu vực dự án do Trung
tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Phú Yên phân tích.
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Công ty TNHH Năng lượng Phú Yên thuê đơn vị tư vấn là Trung tâm Kỹ thuật Tài
nguyên và Môi trường Phú Yên thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
cho Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Tên cơ quan tư vấn: Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Phú Yên
Giám đốc : Ông Mai Tấn Lộc
Địa chỉ: 57 Phan Đình Phùng, phường 1, TP. Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: 057.3820055 - 057.3825429 Fax: 057.3825429
Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

9



Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Chủ nhiệm báo cáo ĐTM: Bà Lê Ngân Tuyến
Các thành viên tham gia thực hiện báo cáo:
Chức vụ/
Nhiệm vụ
Chữ ký
Học vị
I
Các thành viên tham gia của cơ quan tư vấn
01 Mai Tấn Lộc
Giám đốc
Quản lý, điều hành dự án
Trung tâm
02 Lê Ngân Tuyến
Kỹ sư công
Phụ trách chuyên đề đánh
nghệ môi trường
giá, dự báo các tác động,
tổng hợp báo cáo.
03 Lê Ngọc Khánh
Kỹ sư kỹ thuật
Phụ trách biện pháp phòng
môi trường
ngừa, giảm thiểu tác động,
chương trình quản lý, giám
sát và sự cố môi trường.
04 Đỗ Thị Kim Chi
Kỹ sư công

Phụ trách chuyên đề đánh
nghệ môi trường giá tác động đến môi trường
kinh tế – văn hóa – xã hội.
II Các thành viên tham gia của chủ dự án
TT
Họ và Tên
Chức vụ/Học vị
01 Nguyễn Thanh Trình
Giám đốc
02 Lê Cao Định
Quản lý sản xuất
03 Trần Thị Duy Huệ
Kế toán
Ngoài những thành viên lập dự án nói trên, còn có sự đóng góp của các chuyên gia
về môi trường, khoáng sản của các cơ quan, đơn vị liên quan, cũng như người phụ trách
chuyên môn của Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Phú Yên.
4. Phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
4.1. Các phương pháp ĐTM:
- Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy
văn, kinh tế xã hội tại khu vực Dự án.
- Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
thiết lập: ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của Dự án theo các hệ số ô
nhiễm của WHO.
- Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh các tiêu chuẩn môi
trường Việt Nam.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Đây là một trong những phương pháp rất quan
trọng trong quá trình lập báo cáo ĐTM thông qua việc tham vấn ý kiến của các lãnh đạo và
nhân dân địa phương nơi thực hiện dự án.
TT


Họ và Tên

Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

10


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

- Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo: Phân tích, tổng hợp các tác động

của dự án đến thành phần môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án.
Từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố ô
nhiễm môi trường.
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ có thực hiện trong
Báo cáo như: Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, tư liệu về điều kiện tự nhiên và các
nguồn tài nguyên; thu thập các thông tin về hiện trạng và chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội;...
4.2. Các phương pháp khác
- Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa: Đây là một phương pháp truyền thống
nhưng hiện nay được coi là một trong những phương pháp không thể thiếu cho bất kỳ một
công trình nghiên cứu nào. Phương pháp này nhằm xác định ranh giới không gian, hiện
trạng và mối quan hệ giữa các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh dự án.
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu: Nhằm xác định giá trị của các thông số, chỉ
tiêu để làm cơ sở nền hiện trạng môi trường khu vực dự án: Không khí, nước ngầm, nước
mặt,… tại khu dự án.

Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286


11


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Chương I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
Dự án: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ PHÚ YÊN.
1.2.Chủ dự án
- Tên chủ đầu tư: Công ty TNHH Năng lượng Phú Yên
- Người đại diện: Ông Nguyễn Thanh Trình - Chức vụ: Giám đốc.
- Địa chỉ liên hệ: Xã Xuân Long, Huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên.
- Điện thoại: 0912141682
1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí địa lý
Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên với diện tích 31.957,2 m 2 được xây dựng tại đèo 3
cụm, thôn Long Nguyên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Có vị trí tiếp
giáp như sau:
 Phía Bắc giáp đất sản xuất nông nghiệp;
 Phía Nam giáp đường QL19C;
 Phía Tây giáp đất sản xuất nông nghiệp;
 Phía Đông giáp đất sản xuất nông nghiệp;
Bảng 1.1. Vị trí tiếp giáp dự án
Hệ toạ độ VN2000, múi chiếu 30,
kinh tuyến trục 108030’
Điểm góc
X (m)
Y (m)
1
1.488.367,07

559.304,07
2
1.488.259,07
559.460,08
3
1.488.158,14
559.351,22
4
1.488.253,07
559.183,14
5
1.488.246,86
559.175,85
6
1.488.150,78
559.343,28
1.3.2. Các đối tượng tự nhiên
1.3.2.1. Hệ thống đường giao thông
Điều kiện giao thông đến khu vực dự án khá thuận lợi: nằm trên QL19C bằng nhựa
rộng 5,5m có chất lượng tốt là trục giao thông chính của khu vực, có tuyến đường nối quốc
lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, quốc lộ 25 nối tỉnh Gia Lai, quốc lộ 29 nối tỉnh
Đắk Lắk , phía nam có cảng biển Vũng Rô, sân bay Tuy Hòa . Các tuyến giao thông Bắc
Nam, Đông Tây, cảng biển, sân bay giúp tạo điều kiện cho hợp tác, trao đổi buôn bán cũng
như xuất khẩu thành phẩm ra nước ngoài. Trục giao thông phía Tây nối 03 huyện Vân
Canh ( tỉnh Bình Định) và huyện Ma D’răk ( tỉnh Đắk Lắk ) thuận tiện cho việc thu mua
nguyên vật liệu.
Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

12



Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

1.3.2.2. Hệ thống sông suối
Khu vực dự án gần Sông Cô phục vụ cho việc cung cấp nước cho cây rừng mỗi khi
mùa khô tới cũng như thuận tiện cho việc cung cấp nước cho nhà máy hoạt động. Suối phía
Bắc dự án đổ ra sông Cô thường cạn kiệt nước vào mủa khô, là nơi tiếp nhận nước thải từ
nhà máy.
1.3.2.3. Hệ thống đồi núi
Là nơi có địa hình đồng bằng xen kẽ đồi núi, với diện tích núi chiếm khoảng 70%
diện tích. Vị trí dự án nằm trên đèo 3 Cụm, sau khi san lấp có địa hình tương đối bằng
phẳng, đảm bảo thuận lợi trong quá trình thi công thực hiện dự án.
1.3.2.4. Khu dân cư
Vị trí dự án dân cư thưa thớt, chủ yếu sống dọc theo QL19C. Cách dự án khoảng
100m về phía Đông có khu tái định cư Thôn Long Nguyên, các hộ dân không nhiều nên
các hoạt động sản xuất của Công ty không gây ảnh hưởng đến đời sống của bà con và môi
trường sống xung quanh.
1.3.2.5. Các công trình văn hóa
Tại khu vực dự án không công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử…
1.3.3. Các đối tượng về kinh tế - xã hội
- Nhà máy nằm trong vùng kinh tế chậm phát triển. Nhân dân sống chủ yếu bằng
nghề nông và trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như mía, đậu, ngô, sắn,… dài ngày
như bạch đàn, keo lai,..nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, đời sống nhân dân còn khó khăn.
Hiện trong vùng đã có lưới điện quốc gia góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
- Tiêu thụ gỗ rừng trồng và tận dụng các loại gỗ phế liệu trong quá trình khai thác và
phế liệu trong quá trình sản xuất gỗ. Liên kết trồng rừng kinh tế nhằm nâng cao năng suất
và hiệu quả trong việc trồng rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Giải quyết việc làm khoảng 135 lao động phổ thông tại địa phương.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
Xây dựng các công trình chính của dự án với tổng diện tích khoảng 31.957,2 m2. Cụ
thể như sau:
Bảng 1.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục Dự án
STT
HẠNG MỤC
ĐVT
SL
I
Các hạng mục công trình chính
1
2
3
4
5

Nhà xưởng sx viên gỗ nén
Nhà xưởng băm dăm gỗ
Sân chứa dăm gỗ
Nhà văn phòng
Nhà nghỉ công nhân + căng tin + WC

m2
m2
m2
m2
m2

2.464

896
8.000
140,6
174,8

Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

13


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

II

Các hạng mục phụ trợ

Khu để xe VP
m2
66
2
Nhà bảo vệ + trạm cân
m
35
2
Khu xử lý môi trường
m
200
Hệ thống phòng cháy chữa cháy, chống sét
Cụm

1
3
Bể PCCC
M
100
Tháp nước
Cụm
2
Trạm biến áp 750KVA
Trạm
1
Trạm biến áp 1200KVA
Trạm
1
Đường nội bộ
m2
2.659
2
Bãi xe tải
m
2.047
Hệ thống thu gom và thoát nước mưa
Cụm
1
Hệ thống thu gom nước rỉ dăm
Cụm
1
Hàng rào, cổng
Md
1.000

(Nguồn: Thuyết minh Dự án đầu tư của dự án)
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công
trình của dự án.
1.4.3.1. Biện pháp tổ chức thi công chung
Có hai phương án thi công chính thường được áp dụng trong xây dựng các công
trình đó là thi công đồng thời và thi công cuốn chiếu. Thi công đồng thời nghĩa là toàn bộ
các hạng mục đều được triển khai cùng một lúc, thi công cuốn chiếu nghĩa là thi công tuần
tự các hạng mục theo tiến độ.
Khu vực xây dựng nhà máy có diện tích rộng 31.957,2m 2, hơn nữa các hạng mục và
tổ hợp hạng mục có những khoảng cách tương đối lớn mặt bằng thi công tương đối rộng
nên báo cáo đề xuất sử dụng phương án thi công đồng thời đối với dự án.
Việc triển khai cùng lúc các hạng mục xây dựng, lắp đặt sẽ đảm bảo rút ngắn thời
gian thi công, giảm chi phí quản lý, giám sát công trường, các chi phí khác, sớm đưa công
trình vào sử dụng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giải pháp thi công chung bao gồm:
 Thi công lắp ráp: sử dụng cho các hạng mục vì khèo thép trên không.
 Thi công toàn khối: cho các hạng mục móng, bể chứa nước, móng thiết bị, móng
cọc, công trình ngầm.
 Thi công thủ công: cho các hạng mục cổng, tường rào, sân bãi, đường …
 Vận hành thử: được thực hiện với tất cả các thiết bị, máy móc, trang bị.
1.4.3.2. Các hạng mục công trình chính
- Phân xưởng băm dăm: Nhà cấp IV, cao 7,57 m. Chiều cao nền so với mặt đất tự
nhiên 0,3 m. Mái lợp tôn mạ màu song vuông màu xanh dày 0,45 mm. Tường gạch 6 lỗ
(8x13x20) M50 dày 150, cao 3 m phía trên che bằng tôn dày 0,35 mm. Xà gồ thép hình
C150x50x18x2,5mm, khung vì kèo thép tổ hợp hàn với tăng đơ D=16mm giằng khung vì
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13

Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

14


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

kèo, ty giằng xà gồ D=12mm, móc giằng D=20mm. Khung cột, kèo thép tổ hợp khẩu độ
15 m. Mặt nền đá 1x2 M250 dày 100. Móng đơn BTCT đá 1x2 M250, chịu lực.
- Phân xưởng sản xuất viên nén: Nhà cấp IV, cao 9,6 m. Chiều cao nền so với mặt đất
tự nhiên 0,3 m. Mái lợp tôn màu, sóng vuông dày 0,5 mm. Tường gạch 6 lỗ (8x13x20) vữa
xi măng M50 dày 150, cao 4,5 m trên che tôn dày 0,45 mm có cửa lấy gió và cửa lấy ánh
sáng. Xà gồ thép dập C150x45x15x2. Giằng chống bão 3x30 cách 1 xà gồ 1 dây và chạy
hết chiều dài mái. Tường bao che xây gạch 6 lỗ (8.5x13x20) vữa xi măng M50, dày 150,
khung cột, kèo thép tổ hợp khẩu độ từ 7,5 m đến 20m. Mặt nền đá 1x2 M250 dày 100.
Móng đơn BTCT đá 1x2 M250, chịu lực. Cửa chính sử dụng cửa sắt đẩy.
- Nhà văn phòng: Nhà cấp IV, cao 4,2 m. Chiều cao nền so với mặt đất là 0,75 m. Mái
lợp tôn sóng vuông màu xanh rêu dày 0,42 mm. Xà gồ thép, sàn BTCT vữa xi măng M200,
dày 80, lớp vữa trát trần dày 15. Nền lát gạch Ceramic 400x400, bê tông nền đá 4x6 M150.
Móng trụ BTCT chịu lực đá 1x2 M200, móng tường xây đá chẻ 13x18x38 M50. Tường
bao che xây gạch 6 lỗ (8,5x13x20) M50. Bã matit, sơn 3 nước toàn bộ tường, cửa đi, cửa

sổ khung nhôm, hộp, kính trắng dày 5 mm.
- Nhà ăn ca và nhà nghỉ công nhân: Nhà cấp IV, 1 tầng. Mái lợp tôn màu xanh ngọc
dày 0,38 mm, giằng chống bão 3x30 chạy hết chiều dài mái. Xà gồ thép, sàn BTCT đá 1x2
M200 dày 80, lớp vữa trát trần M75 dày 15. Bê tông nền sỏi 4x6, M150 dày 100. Móng trụ
BTCT chịu lực đá 1x2 M200. Móng tường xây đá chẻ 13x18x38 M50. Tường bao che xây
gạch 6 lỗ (8,5x13x20) M50. Bã matit, sơn 3 nước toàn bộ tường. Cửa đi, cửa sổ, khung
ngoại gỗ, kính trắng dày 5 mm.
- Sân chứa dăm bằng BTXM: Để mặt bằng sân, bãi đảm bảo cho xe ô tô giao nhận
hàng lưu thông kết cấu bằng BTXM. Độ dốc ngang của mặt bãi được thiết kế phù hợp
phân chia lưu vực thoát nước, cụ thể được chia thành 2 hướng với độ dốc 1%. Mặt sân bê
tông xi măng đá 2x4 M250, dày 20 cm. Lớp đá 0-4 dày 20 cm, lu lèn chặt. Lớp đá san nền
đầm chặt K=0,98.
1.4.3.3.Các hạng mục công trình phụ
- Nhà vệ sinh: Nhà cấp IV, cao 4,2 m , chiều cao nền so với mặt đất tự nhiên 0,3 m.
Nền lót gạch chống trượt. Móng trụ BTCT chịu lực đá 1x2 M200. Móng tường xây đá chẻ
13x18x38 M50. Tường bao che xây gạch 6 lỗ (8.5x13x20) M50, phía trong ốp gạch men
300x300, phía ngoài sơn vôi 3 nước.
- Nhà bảo vệ: Nhà cấp IV, cao 3,4 m, chiều cao nền so với mặt đất tự nhiên 0,3 m.
Mái lợp ngói màu xanh rêu. Nền lát gạch Ceramic 300x300 màu sáng. Móng trụ BTCT
M200, chịu lực. Tường bao che xây gạch 6 lỗ (10x13,5x22), M50. Bã matit sơn nước toàn
bộ tường. Toàn bộ cửa đi, cửa sổ khung gỗ nhóm 3 sơn PU, kính trắng dày 5 mm.
- Nhà để xe: Nhà cấp IV, cao 3,0 m, chiều cao nền so với mặt đất tự nhiên 0,2m. Mái
lợp tôn tráng kẽm, dày 0,35mm. Xà gồ thép hộp 30x60x1,5. Vì kèo thép ống tráng kẽm.

Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

15



Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Nền bằng BT sỏi 2x4 M200, dày 100 làm nhám mặt. Móng bó nền bằng đá chẻ 13x18x38
M50. Móng BTCT đá 1x2 M200, chịu lực. Trụ bằng ống thép Ф60, Ф114, chịu lực.
- Tường rào, cổng ngõ: Tổng chiều dài 1.000m (tường rào song sắt, cổng ngõ 200m
và tường rào xây gạch 800m), chiều cao 2,2m, phần song sắt cao 1,60m. Mặt bảng hiệu ốp
đá Granit màu nâu sậm. Màu sơn phần xây gạch màu vàng nhạt, phần song sắt màu xanh
rêu.
- Hệ thống thoát nước: Tổng chiều dài ống thoát nước 1.161 m, ống buy Ф 300 là 448
m, ống buy Ф 400 là 380 m, ống buy Ф 600 là 81 m, mương hộp B500 là 252 m, hướng
thoát nước Bắc - Nam, độ dốc thoát nước i = 0,3%. Hố thu, mương hộp, thành xây đá chẻ
13x18x38 M50, đan bằng BTCT đá 1x2 M200, dày 8cm, đáy, thành láng M75, dày 1cm,
ống buy bằng BTCT đá 1x2 M200, dày 5cm; tổng số hố ga là 50 hố.
+ Đối với nước mưa trên mái và chảy tràn trên bề mặt được thu về rãnh thoát nước
chạy xung quanh Nhà máy, trên hệ thống thoát nước có bố trí các hố ga thu nước. Nước
mưa sau đó được dẫn ra mương thoát nước phía Đông Bắc của khu vực.
+ Đối với nước mưa chảy tràn qua khu vực bãi chứa dăm gỗ sẽ được thu gom bằng
thệ thống thoát nước mưa riêng và dẫn về khu vực xử lý trước khi thoát ra môi trường.
- Giao thông xe ô tô vào, ra giao nhận hàng: Mặt đường bê tông nhựa hạt mịn dày 4
cm, tưới nhựa dính bám 1kg/m2, lớp lót đường BT nhựa hạt thô dày 5cm, tưới nhựa dính
bám 0,5 kg/m2, lớp đá dăm tiêu chuẩn dày 30cm, đất san nền bằng lớp đất đồi dày 50 cm,
lu lèn chặt K=0,98.
- Hệ thống thu sét chủ động: Thu sét bằng kim thu sét phát tia tiên đạo, kim thu sét
IONIFLASH IF3 (Pháp), bán kính bảo vệ Rp = 107 m. Kim thu sét lắp trên mái nhà xưởng
sản xuất, hố thu sét bằng giếng khoan sâu 15 m, đóng cọc đồng Ф16 dài 2,4 m. Điện trở
nối đất của hệ thống chống sét Rđ ≤10Ω.
- Hệ thống cấp điện tổng thể và chiếu sáng ngoài nhà: Hệ thống cấp nguồn tổng thể
bắt đầu từ tủ hạ thế tại trạm biến áp 22/0,4KV cấp nguồn theo tuyến cáp chính đến tủ điện
động lực, tủ điện chiếu sáng, sau đó phân phối đến các tủ điện nhỏ cấp nguồn cho chiếu
sáng làm việc, đèn sân vườn, tủ điều khiển máy bơm nước PCCC và nguồn dự phòng. Các

tuyến cáp luồn trong ống nhựa PVC Ф60, Ф27 chôn âm sàn, đi trên trần và ngần tường.
- Đường giao thông nội bộ bê tông nhựa: Để đảm bảo giao thông trong khu vực nhà
máy, đảm bảo việc đi lại, vệ sinh khu vực thông thoáng, sẵn sàng cho công việc cứu hỏa
nếu có sự cố hỏa hoạn xảy ra trong khu vực, đồng thời đảm bảo việc thoát nước mặt và
thông ra cổng phụ dễ dàng. Xây bó vỉa xung quanh nhà và tường song song hàng rào tạo
khuôn đường, cải tạo các khuôn hố thu nước bằng BTCT, thảm BTN hạt mịn dày trung
bình 5 cm và tạo độ dốc cho thoát nước mưa, độ dốc dọc đường là 0,5% và độ dốc ngang
đường là 1%.
- Hệ thống cấp nước: Chủ dự án sẽ sử dụng nước giếng khoan để phục vụ cho hoạt
động sản xuất. Nhu cầu về sử dụng nước của nhà máy không lớn, bao gồm dùng phun ẩm
Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

16


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

chống bụi, chủ yếu dùng cho sinh hoạt và phòng chống cháy do đó Công ty dùng nước
giếng khoan để phục vụ việc xây dựng.
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
1.4.4.1.Quy trình sản xuất dăm gỗ và dăm gỗ tạo nguyên liệu đầu
vào sản xuất viên nén:
 Sơ đồ quy trình
Gỗ nguyên liệu

Kiểm tra, cân nguyên liệu

Máy băm


Bụi, tiếng ồn

Máy sàng

Bụi, Tiếng ồn,
Chất thải rắn

Thành phẩm (lưu bãi)
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất dăm gỗ
 Mô tả quy trình sản xuất dăm gỗ:
- Gỗ cây được thu mua dưới dạng đã bóc vỏ và chở về Nhà máy bằng ô tô và được
lưu giữ tại bãi chứa gỗ. Tại đây, gỗ được kiểm tra quy cách, chất lượng theo quy định trước
khi tiến hành cân gỗ.
- Công đoạn đưa vào máy băm: Sau khi gỗ đã được cân xong sẽ được xả trực tiếp từ
xe xuống hai máng thông qua các băng tải để đưa gỗ vào máy băm. Các thanh gỗ sẽ được
đưa vào máy băm chạy bằng điện 3 pha nên công đoạn này sẽ không làm phát sinh khí
thải, đáng quan tâm nhất trong công đoạn này là bụi thảo mộc phát sinh do hoạt động băm
gỗ.
- Máy sàng/Phế phẩm: Gỗ sau khi đưa vào máy băm sẽ qua băng tải và chuyển đến
máy sàng. Máy sàng sẽ loại bỏ undersize, oversize (trong đó oversize là các dăm gỗ xước
và dăm gỗ có kích thước lớn trên 28,6mm; undersize là các dăm mùn có kích thước dưới
4,8mm). Các undersize, oversize sẽ được làm nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất viên
nén gỗ (không gây ô nhiễm môi trường). Công đoạn sẽ làm phát sinh lượng bụi thảo mộc.
- Thành phẩm: Tại bãi dăm thành phẩm mặt nền được đổ bê tông, xung quanh được
xây thành mương thoát nước và rào chắn bằng thép B40 cao 2m nhằm ngăn chặn những
tạp chất có thể lẫn trong dăm cũng như đảm bảo sự thoát nước ra bên ngoài tránh hư hại
Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

17



Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

dăm. Hàng ngày sẽ được công nhân lao động thường xuyên theo dõi làm vệ sinh bãi dăm
và xung quanh nhà máy.
1.4.4.2.Quy trình công nghệ sản xuất viên nén gỗ: (Công suất 3,5 – 4 tấn/h)
 Sơ đồ quy trình
Gỗ vụn, mùn cưa, dăm bào, cành cây, thân cây,…

Băm dăm, lọc kim loại, tạp chất

Nghiền

Sấy về độ ẩm <13%

Bụi, tiếng ồn, chất thải rắn

Bụi, tiếng ồn

Bụi, tiếng ồn, khí thải

Ép viên

Tiếng ồn

Làm mát

Bụi, tiếng ồn


Sàng vụn

Bụi, tiếng ồn,
Chất thải rắn

Đóng bao
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất viên nén gỗ
 Mô tả quy trình sản xuất viên gỗ nén
- Quy trình tạo nguyên liệu có kính thước phù hợp cho sản xuất
Đối với nguyên liệu sản xuất viên nén có yêu cầu về kích thước nhỏ hơn hoặc bằng
5mm ví dụ như mùn cưa trong tinh chế, cưa xẻ gỗ, mùn cưa từ tre nứa… và dăm bào có
kích thước không quá lớn. Đối với đầu mẩu gỗ, gỗ vụn, cành cây, thân cây thì chúng ta có
thể dùng máy nghiền gỗ để nghiền tất cả các nguyên liệu kích thước lớn trên thành mùn
cưa có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 5mm để đạt kích thước đồng đều sẽ tạo ra viên nén
đẹp và tỷ trọng cao.
- Quy trình tạo cho nguyên liệu có độ ẩm phù hợp

Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

18


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Độ ẩm của nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thành phẩm. Độ ẩm
nguyên liệu tốt nhất cho sản xuất viên nén wood pellets là 10~14 %. Đa số các loại mùn
cưa trong cưa xẻ gỗ thường được xẻ từ cây còn tươi, mùn cưa trong khi sử dụng máy
nghiền gỗ vụn, cành cây tạo ra đều thường có độ ẩm cao độ ẩm thường từ 18 ~ 35 %. Chỉ
có mùn cưa trong tinh chế, chế biến gỗ có độ ẩm phù hợp vì các loại gỗ trong tinh chế đều

đã được sấy khô do đó để tất cả nguyên liệu đều có độ ẩm phù hợp, đồng đều thì ta phải
phơi hoặc sấy nguyên liệu nhưng với điều kiện khí hậu nước ta là nóng ẩm, mưa nhiều nếu
chúng ta phơi nguyên liệu thì phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều không thể ổn định sản xuất
vì vậy phương pháp tốt nhất là sử dụng máy sấy để đảm bảo cho sản xuất liên tục không
phụ thuộc vào trời mưa hay nắng.
- Quy trình tạo viên nén Pellets
Sau khi đã có nguồn nguyên liệu có kích thước và độ ẩm thích hợp thì ta bắt đầu
thực hiện công đoạn ép viên pellets. Nguyên liệu được đưa vào miệng nạp nguyên liệu của
máy ép viên bằng các hệ thống băng tải, vít tải, nhờ hệ thống này để cung cấp nguyên liệu
một cách đều đặn vào miệng nạp nguyên liệu của máy nén viên, vì thường dùng tay người
để nạp nguyên liệu thì rất tốn kém công nhân vận hành, mặt khác không đảm bảo công suất
làm việc của máy. Nguyên liệu sau khi được đưa vào sẽ được nén lại thành dạng viên nén
pellets và được đưa ra ngoài.
- Quy trình làm mát viên nén Wood Pellets
Viên nén pellets sau khi được tạo ra có nhiệt độ khá cao và được đưa vào hệ thống
làm mát bằng các băng tải, Cyclone và máy làm mát sẽ làm giảm nhiệt độ của viên nén.
Nếu trường hợp không sử dụng hệ thống làm mát thì chúng ta phải để viên nén bên ngoài
trong vài giờ để làm nguội viên nén vì nếu đóng gói viên nén trong khi còn nóng thì sau
khi được đóng bao thì nhiệt độ của viên nén sẽ làm hấp ẩm trong bao do vậy có thể sẽ làm
giảm chất lượng của viên nén wood pellets.
- Quy trình đóng gói viên nén thành phẩm
Thành phẩm viên nén wood pellets sau khi được làm mát sẽ được đưa vào phễu
chứa của máy đóng gói và sau đó được đóng kín bằng bao PE từ 15 ~ 25 kg/bao tuỳ theo
nhà sản xuất. Wood pellets được đóng bao và xếp trên pallets sẵn sàng để xuất xưởng.
Ngoài các quy trình trên còn có một số thiết bị phụ trợ như : hệ thống khí nén, quạt gió,
băng tải…
 Lựa chọn phương án công nghệ
Công ty đã tiến hành nghiên cứu, phân tích nhiều phương án công nghệ và lựa chọn
công nghệ dây chuyền sản xuất do công ty Nhất Phú Thái cung cấp vì đây là công nghệ
tiên tiến, hiện đại, được sản xuất năm 2013 tại Việt Nam, giá thành đầu tư phù hợp và sản

phẩm viên gỗ nén tạo ra đáp ứng được các tiêu chuẩn của châu Âu về chất lượng, các tiêu
chuẩn kỹ thuật được kiểm tra nghiêm ngặt, sản xuất ổn định, an toàn, tạo giá trị chất lượng
sản phẩm tốt, được hỗ trợ về kỹ thuật và chế độ bảo hành uy tín, đối tác tin tưởng.
Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

19


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Công nghệ sản xuất viên gỗ nén không sử dụng bất cứ một loại phụ gia nào. Sau khi
gỗ được nghiền và sấy về độ ẩm < 15%, dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất viên gỗ nén
được tạo ra bằng liên kết tự nhiên của nguyên liệu.
Hiện nay, hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất viên gỗ nén do công ty Nhất Phú
Thái cung cấp tại Việt Nam được rất nhiều chủ đầu tư trong nước lựa chọn. Đây là nhà
cung cấp có uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Các nhà máy đã được
lắp đặt và đi vào sản xuất ở Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Cần Thơ, Long An, Bình
Định, Quảng Ninh... và sản phẩm sản xuất ra được xuất khẩu qua các thị trường Hàn Quốc,
Nhật Bản và châu Âu với giá từ 165 – 180 USD/ tấn.
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến
Nhà máy đầu tư mới các máy móc, thiết bị sử dụng cho hoạt động sản xuất viên
nén và dăm gỗ có xuất xứ tại Việt Nam do công ty Nhất Phú Thái cung cấp.
Các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.3. Danh mục máy móc thiết bị
STT
1
2

3


4

HẠNG MỤC
Hệ thống băm gỗ chip
Hệ thống nghiền
+ Băng tải TD60
+ Máy cấp liệu 40L
+ Máy nghiền
+ Quạt gió
+ Hệ thống tập trung vật liệu
Hệ thống sấy dạng quay
+ Vít tải GC-SC35
+ Máy sấy
+ Lò khí nhiệt
+ Quạt gió
+ Hệ thống tập trung vật liệu
Hệ thống máy ép viên
+ Vít tải GC-SC40
+ Máy nâng GC-EC60
+ Máy tải xích hộp
+ Van hơi TZMQ40
+ Buồng chứa liệu tạm
+ Máy ép viên gỗ
+ Bộ làm lạnh khuôn tròn

ĐVT

SL


TÌNH TRẠNG

HT
HT

4
4

HT

4

HT

8
1
1
1
8
8
8
3

100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%

100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%

Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

20


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

100%
+ Băng tải GC-B60
1
100%
+ Băng tải chuyển thành phẩm dạng
1
hạt

100%
+ Khung giá đỡ
1
100%
5
Hệ thống làm lạnh đóng bao
HT
4
100%
+ Bộ làm lạnh
1
100%
+ Lưới làm lạnh
1
100%
+ Máy nâng GC-EC36
1
100%
+ Máy sàng để phân cấp liệu
1
100%
+ Buồng chứa thành phẩm
1
100%
6
Hệ thống Tủ điều khiển
HT
4
100%
7

Hệ thống phụ trợ điều khiển hơi
HT
1
100%
8
Si lô chứa thành phẩm
Cái
1
100%
9
Si lô chứa nguyên liệu
Cái
1
10 Trạm cân điện tử
Trạm
1
100%
11 Máy ủi
Cái
1
85%
85%
12 Máy xúc lật
Cái
1
85%
13 Máy mài dao
Cái
2
85%

14 Rô bốt gắp cây
Chiếc
1
85%
15 Băng tải xuất hàng
Cái
2
85%
16 Xe bán tải
cái
1
(Nguồn: Công ty TNHH Năng lượng Phú Yên)
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự
án
1.4.6.1. Các loại nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào:
a. Nhu cầu nguyên liệu và phương pháp cung cấp:
+ Nguyên liệu phục vụ cho quy trình chế biến dăm gỗ và viên nén gỗ là các loại gỗ
lóng đã được bóc sạch vỏ, mắt và nhánh được chặt sát thân với một số yêu cầu như độ
thẳng, không bị mối mọt, không dính kim loại, tạp chất kết dính….; các phế liệu trong sản
xuất, chế biến gỗ(mùn cưa,gỗ vụn, dăm bào,cành cây, thân cây…) được doanh nghiệp thu
mua chủ yếu tại các huyện Đồng Xuân, Phú Yên và các tỉnh lân cận Gia Lai, Bình Định,
Đắk Lắk …
+ Định mức tiêu thụ nguyên liệu gỗ được tính toán trên cơ sở như sau:
 Cứ 2,1 tấn nguyên liệu gỗ cho ra 1 tấn dăm gỗ khô. Do vậy, nhu cầu nguyên
liệu cung cấp cho nhà máy sản xuất 70.000 tấn dăm gỗ/năm là 147.000 tấn gỗ nguyên
liệu/năm .

Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286


21


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

 Cứ 1,8 tấn nguyên liệu gỗ cho ra 1 tấn viên nén gỗ. Do vậy, nhu cầu nguyên
liệu cung cấp cho nhà máy sản xuất 72.000 tấn viên nén gỗ/năm là 129.600 tấn gỗ nguyên
liệu/năm.
Tổng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy hoạt động với công suất 142.000 tấn sản
phẩm/năm là 276.600 tấn nguyên liệu/năm.
b. Nhu cầu sử dụng điện và phương pháp cung cấp
- Hệ thống điện hạ thế 22KV có sẵn trên tuyến điện phục vụ khu vực tái định cư.
Nhu cầu về điện của nhà máy chủ yếu là để phục vụ các hoạt động sản xuất, chiếu sáng,
sinh hoạt. Công ty sẽ ký hợp đồng cấp điện với điện lực Phú Yên và đầu tư xây dựng hệ
thống điện để cung cấp điện ổn định cho hoạt động sản xuất của nhà máy, tổng công suất
điện nhà máy vận hành đồng thời là 1.741 kw.
- Nguồn cung cấp điện: từ hệ thống điện lưới quốc gia.
c. Nhu cầu về nhiên liệu và phương pháp cung cấp
- Nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện, máy móc chủ yếu là dầu diezel khoảng
3
70 m /năm.
- Nguồn cung cấp: Các đại lý bán xăng, dầu trên địa bàn huyện Đồng Xuân và TP.
Tuy Hòa.
- Nhiên liệu cung cấp nhiệt cho lò đốt trong sản xuất viên nén:
+ Một lò sấy tiêu thụ khoảng 120 kg củi/giờ.
+ Với số lượng lò đốt là 1 lò, thời gian hoạt động là 16 giờ/ngày. Vậy lượng nhiên
liệu sử dụng trong 1 năm là: 1 lò × 120 kg củi/giờ × 16 giờ/ngày × 280 ngày/năm = 537,6
tấn/năm.
- Nguồn cung cấp: Dự án sẽ tận dụng củi bìa, rìa để làm nhiên liệu đốt.
d. Nhu cầu sử dụng nước:

Nước chủ yếu sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất
- Nước dùng cho sinh hoạt cho 152 người khoảng 15.2 m 3/ngày. Nguồn nước sử
dụng cho sinh hoạt từ giếng khoan.
- Nhu cầu nước cho sản xuất 3 m3/ngày. Nguồn cung cấp từ giếng khoan.
- Nước tưới cây cho diện tích ước tính khoảng 4-6 m3/ngày
- Ngoài ra nhà máy còn xây dựng 01 bể chứa nước PCCC thể tích 100 m 3. Nước
này chỉ cấp và dự trữ nên không được tính vào tổng lượng nước cấp cho sử dụng hằng
ngày.
1.4.6.2. Chủng loại sản phẩm đầu ra:
Sản phẩm đầu ra của dự án là dăm gỗ, viên gỗ nén và các sản phẩm từ gỗ, với công
suất 142.000 tấn/năm, trong đó:
 Mặt hàng viên nén gỗ: 72.000 tấn/năm
 Mặt hàng dăm gỗ: 70.000 tấn/năm tương đương 388.889 m3/năm.
* Quy cách dăm gỗ:
Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

22


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Sản phẩm dăm gỗ keo, gỗ bạch đàn, gỗ thông để đạt được các tiêu chuẩn xuất khẩu
cần phải trải qua quá trình kiểm tra giám định nghiêm ngặt qua đại điện một bên thứ ba có
chức năng và thẩm quyền giám định (Vinacontrol) về các tiêu chí như độ ẩm, kích thước,
tạp chất:
- Hàm lượng vỏ và mục: chiếm khoảng 1% hoặc thấp hơn
- Quy cách:
 Dăm gỗ có độ dày trên 8 mm chiếm tối đa 8%
 Dăm gỗ kích thước trên 40mm (quá khổ) chỉ chiếm tỷ lệ 5% hoặc thấp hơn.

 Dăm gỗ kích thước từ 9.5mm – 40 mm cần chiếm tỷ lệ trên 80%
 Dăm gỗ kích thước từ 4.8 mm – 9.5 mm chiếm tỉ lệ ≤ 12%
 Dăm gỗ kích thước dưới 4.8 mm chiếm tỷ lệ 2% hoặc thấp hơn.
- Tạp chất: không được phép. Các thành phần như cát và sét rỉ bị bong tróc chiếm
không quá 0,0075%.
- Độ ẩm của sản phẩm sẽ được phân tích giám định, và khối lượng xuất khẩu sẽ
được tính trên khối lượng tấn quy khô về độ ẩm 0% (BDMT).
* Tiêu chuẩn chất lượng & Chỉ tiêu kỹ thuật của viên nén gỗ
Trong quá trình xuất khẩu khách hàng chú trọng đến 03 tiêu chuẩn chính và rất quan
trọng theo thứ tự ưu tiên: Nhiệt trị, Độ tro, Độ nén.
Trong 03 yêu cầu này thì yêu cầu thứ 1 và thứ 2 thuộc về nguyên liệu dùng để ép
viên nén. Hiện nay, các nguyên liệu gỗ rừng trồng và gỗ phế liệu hiện có tại Phú Yên và
các tỉnh lân cận đều đạt các yêu cầu sản xuất ra viên nén có nhiệt trị cao (Thường từ 4200
– 4600 kcal/kg). Độ tro của viên nén gỗ thường <1,5% (1000 kg viên nén sau khi đốt chỉ
còn khoảng từ 10 – 15 kg tro). Yêu cầu thứ 3 (Độ nén) thuộc về máy ép viên, máy ép viên
đáp ứng được lực nén 150 MPA/cm 2 là đạt được yêu cầu về độ nén. Tuy nhiên, thực tế dễ
dàng hơn đối với nhiệt trị và độ tro. Thường đối với nhiệt trị > 4000 kcal và độ tro < 4,5%
thì đã xuất khẩu được qua thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu.
Nhà máy sản xuất viên nén gỗ theo tiêu chuẩn châu Âu EN14961.
 Nguyên liệu: gỗ keo, gỗ thông, mùn cưa …..
 Kích thước viên nén gỗ
Bảng 1.4. Kích thước viên nén gỗ
Loại
Đường kính (D)
Chiều dài (L)
D06
≤ 6 ± 1.0 mm
3.15 ≤ L ≤ 40 mm (95W-%)
D08
≤ 8 ± 1.0 mm

3.15 ≤ L ≤ 40 mm (95W-%)
D10
≤ 10 ± 1.0 mm
3.15 ≤ L ≤ 40 mm (95W-%)
D12
≤ 12 ± 1.0 mm
3.15 ≤ L ≤ 50 mm (95W-%)
D25
≤ 25 ± 1.0 mm
10 ≤ L ≤ 50 mm (95W-%)
 Độ ẩm (M):
- M10: ≤ 10%
Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

23


Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

- M15: ≤ 15%
 Hàm lượng tro
- A0.5
≤ 0.5 %
- A0.7
≤ 0.7 %
- A1.0
≤ 1.0 %
- A1.5
≤ 1.5 %

- A3.0
≤ 3.0 %
- A5.0
≤ 5.0 %
- A7.0
≤ 7.0 %
- A10.0
≤ 10.0 %
- A10.0+
> 10.0 %
 Mật độ: 1.27kg/dm3
 Sulphur (S)
- S 0.02
≤ 0.02 w-%
- S 0.05
≤ 0.05 w-%
- S 0.08
≤ 0.08 w-%
- S 0.10
≤ 0.10 w-%
- S 0.20
≤ 0.20 w-%
- S 0.20+
> 0.20 w-%
 Nitrogen (N)
- N 0.3
≤ 0.3 w-%
- N 0.5
≤ 0.5 w-%
- N 1.0

≤ 1.0 w-%
- N 2.0
≤ 2.0 w-%
- N 3.0
≤ 3.0 w-%
- N 3.0+
> 3.0 w-%
 Clo
- Cl 0.02
≤ 0.02 w-%
- Cl 0.03
≤ 0.03 w-%
- Cl 0.07
≤ 0.07 w-%
- Cl 0.10
≤ 0.10 w-%
- Cl 0.10+
> 0.10 w-%
 Nhiệt lượng: ≥ 16 mg/kg
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án
- Thời gian lập thủ tục chuẩn bị đầu tư: 09 tháng
- Dự kiến khởi công xây dựng: tháng 12/2016
- Thời gian hoàn thành: tháng 06/2017
- Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm
Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

24



Báo cáo ĐTM Dự án Nhà máy chế biến gỗ Phú Yên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

1.4.8. Vốn đầu tư
- Tổng mức đầu tư
: 69,851,963,000 đồng.
- Đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án khoảng: 500.000.000 đồng
Trong đó:
- Vốn tự có của doanh nghiệp
: 27,940,785,000 đồng (chiếm 40%)
- Vốn vay NHTM
: 41,911,178,000 (chiếm 60%).
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Nhân lực lao động của dự án được bố trí theo bảng sau:
Bảng 1.5. Nhân lực lao động của dự án
STT
Tên công việc
Biên chế (người)
I
Bộ phận quản lý
20
1
Giám đốc
01
2
Hành chính nhân sự
01
3
Kế toán
02
4

Trưởng phòng
02
5
Kinh doanh
06
6
Kỹ thuật
05
7
Bảo vệ
03
II
Bộ phận sản xuất
132
1
Lao động phổ thông
132
Tổng số
152
Tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy theo yêu cầu năng suất và định biên lao
động: 152 người.
- Chế độ làm việc của nhà máy như sau:
+ Thời gian làm việc trong năm : 280 ngày/năm
+ Số ca làm việc trong ngày: 02 ca
+ Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ /ca
Bảng 1.6. Thống kê tóm tắt các thông tin của dự án
Các giai
Các hoạt
Tiến độ
Công nghệ/cách thức thực

Các yếu tố môi
đoạn của
động
thực
hiện
trường có khả
dự án
hiện
năng phát sinh
Chuẩn bị Chuẩn bị các
Từ
Thực hiện đền bù cho người dân Không phát sinh
hồ sơ của dự 03/2016 có trồng cây trên khu vực dự án.
án, đền bù
giải phóng
mặt bằng
Xây dựng - San lấp mặt
Từ
 San lấp mặt bằng
- Bụi, khí thải,
bằng
12/2016-  Thi công toàn khối: cho các tiếng ồn;
Đơn vị tư vấn : Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường –
57 Phan Đình Phùng – Phường 1– TP.Tuy Hòa – ĐT: 057.3825429 – 3601286

25


×