Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn chi tiết máy (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.11 KB, 14 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN: CHI TIẾT MÁY.
1. Mối ghép đinh tán là:
a. Mối ghép tháo được.
b. Mối ghép không tháo được.
c. Mối ghép tháo được nhưng làm hỏng mối ghép.
d. b&c.
2. Mối ghép đinh tán ít được sử dụng do:
a. Tốn nhiều kim loại.
b. Khó chế tạo.
c. Giá thành cao.
d. Tất cả đều đúng.
3. Tuy ít được sử dụng nhưng mối ghép đinh tán vẩn còn tồn tại do có các ưu điểm:
a. Ổn định và dễ kiểm tra chất lượng.
b. Chịu tải trong va đập & tải trọng dao động tốt.
c. A&b
d. Dễ gia công lắp ghép
4. Các dạng đinh tán nào được sử dụng phổ biến nhất?
a. mũ chỏm cầu.
b. mũ chìm.
c. Mũ côn.
d. Mũ nữa chìm.
5. Vật liệu chế tạo đinh tán:
a. Thép CT2, CT3
b. Thép hợp kim
c. Kim loại màu.
d. Tất cả đều đúng.
6. Yêu cầu đối với vật liệu chế tạo đinh tán:
a. Tính giòn
b. Tính dẻo.
c. hệ số giản nở nhiệt đinh tán phù hợp với vật liệu chi tiết ghép.


d. B&c.
7. Để tránh ăn mòn hoá học mối ghép đinh tán, ta phải chọn vật liệu đinh tán sao cho:
a. Cùng vật liệu với chi tiết ghép.
b. Khác vật liệu với chi tiết ghép.
c. Khác vật liệu với chi tiết ghép nhưng phải xử lý vấn đề ăn mòn hóa học.
d. A&c.
8. Lỗ đinh tán được tạo ra bằng phương pháp:
a. đột
b. khoan
c. đột trước khoan sau.
d. Tất cả đều đúng.
9. Đinh được tán vào lỗ bằng phương pháp:
a. Tán nguội
b. Tán nóng.
c. Ép
d. A&b
10. Sử dụng đinh tán rỗng nhằm mục đích:
a. Gỉam khối lượng mối ghép.
b. Tán vào vật liệu kim loại
c. Tán vào vật liệu phi kim.
d. Tất cả đều đúng.
11. Mối ghép hàn là mối ghép
a. Mối ghép tháo được.
b. Mối ghép không tháo được.
c. Mối ghép tháo được nhưng làm hỏng mối ghép.
d. b&c.
12. Hàn nóng chảy là phương pháp:
a. Chi tiết máy được đốt nóng cục bộ đến nhiệt độ nóng chảy và gắn lại với nhau nhờ lực hút giữa
các phân tử.
b. Chi tiết máy được đốt nóng toàn bộ đến nhiệt độ nóng chảy và gắn lại với nhau nhờ lực hút giữa

các phân tử.
c. Chi tiết máy được đốt nóng cục bộ đến nhiệt độ nóng chảy và ép lại với nhau nhờ lực ép ngoài.
d. Chi tiết máy được đốt nóng toàn bộ đến nhiệt độ nóng chảy và ép lại với nhau nhờ lực ép ngoài.
13. Hàn áp lực là phương pháp:
a. Chi tiết máy được đốt nóng cục bộ đến trạng thái dẻo & dùng các ngoại lực ép chúng lại.
b. Chi tiết máy được đốt nóng cục bộ đến trạng thái nóng chảy & dùng các ngoại lực ép chúng lại.
c. Chi tiết máy được đốt nóng cục bộ đến trạng thái dẻo & gắn lại với nhau nhờ lực hút giữa các
phân tử.
d. Chi tiết máy được đốt nóng cục bộ đến trạng thái dẻo & gắn lại với nhau nhờ lực hút giữa các
phân tử.
14. Mối hàn là:
a. phần kim loại cứng lại sau khi hàn.
b. phần kim loại được lấy đi sau quá trình hàn.
c. phần kim loại cứng lại sau khi hàn & kết nối với các chi tiết cần hàn lại với nhau.
d. Tất cả đều đúng.
15. So với mối ghép đinh tán, mối ghép hàn có:
a. khối lượng nhỏ hơn, kết cấu cứng vững hơn.
b. Khó tự động hoá.
c. giảm chi phí kim loại & đầu tư thíêt bị.
d. a&c.
16. Hàn vẩy được thực hiện bằng cách:
a. nung nóng chi tiết cần hàn.
b. Nung nóng vật liệu hàn.
c. nung nóng chi tiết cần hàn & vật liệu hàn.
d. tất cả đều sai.
17. Thuốc hàn trong que hàn có tác dụng:
a. Giữ hồ quang hàn ổn định.
b. Giữ cho kim loại hàn không bị oxy hoá.
c. A& b đúng.
d. A& b sai.

18. Mối ghép hàn giáp mối là:
a. Các chi tiết riêng rẽ được ghép vuông góc với nhau.
b. Các chi tiết riêng rẽ được ghép chồng với nhau.
c. Các chi tiết riêng rẽ được nối với nhau thành 1 chi tiết nguyên vẹn.
d. Tất cả đều đúng.
19. Khi mối ghép hàn giáp mối không đảm bảo độ cứng vững, người ta thường dùng các
phương pháp nào để gia cường:
a. dùng tấm đệm.
b. vát mép mối ghép.
c. vát mép mối ghép kết hợp với dùng tấm đệm.
d. Tất cả đều đúng.
20. Mối hàn góc là mối hàn của các mối ghép hàn:
a. chồng
b. chữ T
c. góc.
d. Tất cả đều đúng.
21. Mối ghép then là mối ghép:
a. Mối ghép tháo được.
b. Mối ghép không tháo được.
c. Mối ghép tháo được nhưng làm hỏng mối ghép.
d. b&c.
22. Phương pháp thông thường để tạo rãnh then trên trục:
a. phay bằng dao phay dĩa.
b. Phay bằng dao phay ngón.
c. xọc rãnh.
d. A&b.
23. Phương pháp thông thường để tạo rãnh then trên mayơ:
a. phay bằng dao phay dĩa hay ngón.
b. xọc
c. truốt

d. b&c.
24. Then bằng thuộc loại then:
a. Lắp lỏng
b. lắp căng
c. lắp trung gian có độ dôi
d. Tất cả đều đúng.
25. Mặt làm việc của then bằng & then bán nguyệt là:
a. 1 mặt bên
b. 1 mặt đáy.
c. 2 mặt bên
d. 2 mặt đáy.
26. Ưu điểm mối ghép then:
a. đơn giản, giá thành thấp, tháo lắp dễ.
b. đơn giản, giá thành thấp, tháo lắp khó khăn.
c. đơn giản, giá thành thấp, tháo lắp dễ và truyền được mômen xoắn ở múc trung bình trở
xuống.
d. đơn giản, giá thành thấp, tháo lắp dễ và truyền được mômen xoắn lớn.
27. Nhược điểm mối ghép then:
a. Tháo lắp dễ dàng nhưng chế tạo phức tạp.
b. phải làm rãnh trên trục & mayơ.
c. Khó đảm bảo tính đồng tâm mối ghép
d. B&c.
28. Trong các loại then bằng sau đây, loại nào truyền được lực dọc trục:
a. Then bằng đầu gọt tròn
b. Then bằng đầu gọt phẳng.
c. Then bằng dẫn hướng.
d. Tất cả.
29. Then lắp căng có mặt làm việc là:
a. a. 1 mặt bên
b. 1 mặt đáy.

c. 2 mặt bên
d. 2 mặt đáy.
30. Trong then lắp căng, yêu cầu đối với rãnh then trên mayơ:
a. không có độ dốc.
b. có độ dốc bất kỳ.
c. có độ dốc bằng độ dốc của then.
d. có độ dốc bằng độ dốc của then (không áp dụng cho then tiếp tuyến).
31. Trong then lắp căng có thể truyền được:
a. lực dọc trục
b. mômen xoắn.
c. mômen uốn.
d. a&b.
32. Mối ghép then hoa là mối ghép:
a. mayơ vào trục nhờ các răng của trục lồng vào rãnh trên mayơ.
b. nhiêu then đơn, các then này được chế tạo liền trục.
c. a&b
d. a đúng & b sai.
Cho mối ghép then hoa ký hiệu 5x22x28
33.Giá trị “5” trong ký hiệu là:
a. số răng
b. đường kính vòng trong
c. đường kính vòng ngoài
d. độ chính xác gia công then
34. Giá trị “22 trong mối ghép là:
a. số răng
b. đường kính vòng trong
c. đường kính vòng ngoài.
d. độ chính xác gia công then.
35. Gía trị “28” trong mối ghép là:
a. số răng

b. đường kính vòng trong
c. đường kính vòng ngoài.
d. độ chính xác gia công then.
36. Ưu điểm mối ghép then hoa:
a. dễ đạt được độ đồng tâm mối ghép và sự dịch chuyển dọc trục.
b. tải trọng tốt hơn mối ghép then cùng kích thước, độ bền mõi cao.
c. a &b đúng
d. a & b sai.
37. Nhược điểm của mối ghép then hoa:
a. không tập trung úng suất tại rãnh then và tải trọng phân bố đều.
b. Có tập trung úng suất tại rãnh then và tải trọng phân bố không đều.
c. Không tập trung úng suất tại rãnh then và tải trọng phân bố không đều.
d. Có tập trung úng suất tại rãnh then và tải trọng phân bố đều.
38. Các profile của răng mối ghép then hoa thông dụng nhất là:
a. Chữ nhật
b. Thân khai
c. tam giác.
d. Hypoid.
39. Các phương pháp định tâm mối ghép then hoa:
a. theo cạnh bên.
b. theo đường kính ngoài.
c. theo đường kính trong.
d. tất cả.
40. Trong mối ghép then hoa, để đạt độ đồng tâm cao trong mối ghép, ta dùng kiểu lắp định
tâm theo:
a. đường kính trong
b. đường kính ngoài
c. cạnh bên.
d. đường kính.
41. Trong mối ghép then hoa, để truyền mômen xoắn lớn nhưng không đòi độ đồng tâm cao, ta

dùnf kiểu lắp định tâm theo:
a. đường kính trong
b. đường kính ngoài
c. cạnh bên.
d. đường kính.
42. Trong mối ghép then hoa, nếu lỗ mayơ nhiệt luyện, ta dùng phương pháp định tâm theo:
a. đường kính trong
b. đường kính ngoài
c. cạnh bên.
d. đường kính.
43. Trong mối ghép then hoa, nếu lỗ mayơ không nhiệt luyện, ta dùng phương pháp định tâm
theo:
a. đường kính trong
b. đường kính ngoài
c. cạnh bên.
d. đường kính.
44. Trục định hình được sử dụng nhằm khắc phục các nhược điểm gì của mối ghép then &
then hoa?
a. tập trung ứng suất.
b. độ đồng tâm cao, chịu tải va đập tốt.
c. lực sinh ra trên bề mặt tiếp xúc lớn và khó chế tạo, sửa chữa.
d. a&b
45. Ren được hình thành trên cơ sở đường xoắm ốc:
a. trụ hay côn
b. thân khai hay hypoid
c. trụ hay novikop.
d. hypoid hay acsimet.
46. Ưu điểm mối ghép ren:
a. đơn giản, tạo lực siết dọc trục lớn, khó tháo lắp, giá thành rẽ.
b. đơn giản, tạo lực siết dọc trục lớn, dễ tháo lắp, giá thành rẽ.

c. phức tạp, tạo lực siết dọc trục nhỏ, dễ tháo lắp, giá thành rẽ.
d. phức tạp, tạo lực siết dọc trục lớn, khó tháo lắp, giá thành cao.
47. Nhược điểm mối ghép ren là tạo ứng suất tại chân ren, vấn đề này làm:
a. tăng độ bền uốn mối ghép ren
b. giảm độ bền mõi mối ghép ren
c. tăng độ bền mõi mối ghép ren
d. giảm độ bền uốn mối ghép ren.
48. Mục đích việc sử dụng ren hình côn nhằm:
a. ghép các chi tiết máy bất kỳ.
b. ghép các chi tiết có yêu cầu độ bền cao.
c. ghép các chi tiết có yêu cầu độ chắc kín.
d. ghép các chi tiết có yêu cầu tính tự hãm cao.
49. Ren phải là ren:
a. đường xoắn ốc đi lên về phía trái.
b. đường xoắn ốc đi xuống về phía phải.
c. đường xoắn ốc đi lên về phía phải.
d. đường xoắn ốc đi xuống về phía trái.
50. Ren trái là ren:
a. đường xoắn ốc đi lên về phía trái.
b. đường xoắn ốc đi xuống về phía phải.
c. đường xoắn ốc đi lên về phía phải.
d. đường xoắn ốc đi xuống về phía trái.
Ren hệ mét có:
51. Góc ở đỉnh là:
a. 45
0
b. 50
0
c. 60
0

×