Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận cao học TỰ DO báo CHÍ NHÌN tự THỰC TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.5 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
Tự do là một khái niệm dùng trong triết học chính trị mô tả tình trạng khi
một cá nhân có thể có khả năng hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của
chính mình. Triết học chính trị đứng trên quan điểm cá nhân chủ nghĩa và xã hội
chủ nghĩa quan niệm khác nhau về tự do. Quan điểm các nhà theo cá nhân chủ
nghĩa và quan điểm tự do về khái niệm quyền tự do nói đến sự tự do của cá nhân
trước những ép buộc từ bên ngoài. Còn theo quan điểm xã hội thì ngược lại,
quyền tự do được xem tương đương với việc phân bổ quyền lực theo cách công
bình với lý lẽ nếu tự do mà không có bình đẳng sẽ dẫn tới sự chiếm ưu thế của
những kẻ mạnh nhất.
Tự do báo chí được xem là quyền được thông tin, truyền tải những vấn đề
thời sự, xã hội mà không gặp bất cứ trở ngại nào của một thế lực nào. Trong xã
hội thông tin hiện nay, tự do báo chí được xem là xu thế tất yếu của thời đại. Bởi
không có tự do báo chí thì quyền được biết thông tin của công chúng về tất cả
những vấn đề của xã hội sẽ bị bóp méo bởi một thế giới của quyền lực. Tuy
nhiên, tự do báo chí không phải là thích cái gì cũng được thông tin, bởi thế, tự
do báo chí không bao giờ là tuyệt đối. Trong lịch sử vận động của xã hội loài
người, khi có báo chí ra đời, việc thông tin trên báo chí ở tất cả các thời đại nào
của lịch sử đều nằm trong sự thống trị của giai cấp cầm quyền. Vì nếu không có
sự kiểm soát của giai cấp cầm quyền thì thế lực của giai cấp sẽ bị diệt vong.
Xã hội tư bản thường hay rêu rao với những vấn đề như dân chủ, nhân
quyền, tự do báo chí mà theo họ ở những nước xã hội chủ nghĩa đang bị bóp
méo hay không có dân chủ, tự do báo chí hay nhân quyền. Tuy nhiên thể chế
chính trị nào cũng có mặt ưu và khuyết. Tư bản chủ nghĩa thì báo chí là tư nhân,
nghĩa là báo chí nằm trong tay các ông chủ của các tập đoàn truyền thông. Vì
thế, việc hiểu về tự do báo chí được họ hiểu như thế nào và họ có phục vụ cho
mục đích của nhà cầm quyền hay không? Cũng như ở nước ta, tự do báo chí
được hiểu ra sao và việc thực hiện quyền tự do báo chí được bó hẹp trong khuôn
1



khổ nào? Những vấn đề cơ bản của thực tiễn tự do báo chí hiện nay cũng có
nhiều quan điểm khác nhau và có những cách nhìn khác nhau. Trong khuôn khổ
bài tiểu luận nhỏ này với một số quan điểm cá nhân về “thực tiễn tự do báo chí
hiện nay”, kính mong các thầy cô xem là một ý tham khảo để em được tiếp cận
vấn đề tự do báo chí được sâu sắc hơn.

2


NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM VỀ TỰ DO BÁO CHÍ
I.1. C.Mác bàn về tự do báo chí
Bàn về tự do báo chí, C.Mác thời trẻ đã có những quan điểm mà được xem
là có nhiều sự đồng tình. Tự do báo chí cũng vốn có cái vẻ đẹp của nó… và cần
phải yêu nó để có thể bênh vực nó. Nếu tôi yêu một thứ gì đó thật sự thì tôi cảm
thấy không thể thiếu sự tồn tại của nó được, không có nó thì sự tồn tại của tôi
không thể trọn vẹn, thỏa mãn, hoàn thiện…Tự do báo chí, cũng giống như người
thầy thuốc, không hứa hẹn sự hoàn thiện cho mỗi dân tộc cũng như cho toàn thể
nhân loại… Dĩ nhiên, nếu tự do báo chí là tất cả thì nó sẽ làm cho mọi chức
năng khác của dân tộc, thậm chí cả bản thân dân tộc nữa, trở nên thừa…Nếu sự
chưa trưởng thành của loài người là lý do thần bí chống lại tự do báo chí, thì
kiểm duyệt là phương tiện hữu hiệu nhất để chống lại sự trưởng thành của loài
người…Sự giáo dục thật sự không phải là bắt con người suốt đời nằm trong tã
lót… Nếu tất cả chúng ta nằm trong tã lót thì ai sẽ quấn tã lót cho chúng ta, nếu
tất cả chúng ta nằm trong nôi thì ai sẽ đưa nôi cho chúng ta, nếu tất cả chúng ta
nằm trong tù thì ai sẽ là người coi tù?…
Cách suy nghĩ thấp hèn, những chuyện cãi vã riêng tư, những việc làm đê
tiện đều có thể xuất hiện trong báo chí bị kiểm duyệt cũng lẫn trong báo chí tự
do… Vấn đề là cái bản chất làm cho báo chí tự do khác báo chí bị kiểm duyệt.
Báo chí tự do mà xấu thì không phù hợp với bản chất của nó. Còn báo chí bị

kiểm duyệt, với sự giả dối của nó, với cái ngôn ngữ của gã hoạn quan của nó,
với cái đuôi chó ve vẩy của nó thì chỉ bộc lộ cái bản chất của nó mà thôi… Gã
thái giám không còn là đàn ông mặc cho hắn ta có giọng nói tốt đến đâu đi
chăng nữa. Còn báo chí tự do vẫn tốt ngay cả khi nó mang lại những kết quả
xấu, bởi vì những kết quả xấu ấy chỉ là những cái đi chệch bản chất của báo chí
tự do. Thiên nhiên vẫn tốt ngay cả khi nó sinh ra những quái vật. Bản chất của
báo chí tự do là bản chất đạo đức, cá tính, có lý tính của sự tự do. Bản chất của
3


báo chí bị kiểm duyệt là con quái vật không có cá tính của sự thiếu tự do, là con
quái vật được văn minh hóa, là cái quái thai được tắm nước hoa…
Sự kiểm duyệt chân chính, bắt nguồn từ bản chất của báo chí tự do, là sự
phê bình. Sự kiểm duyệt của nhà nước là sự phê bình độc quyền của chính
phủ…Khi sự phê bình không đứng trên các đảng phái mà bản thân lại trở thành
một đảng phái, khi sự phê bình không phải là lưỡi dao sắc bén của lý tính mà là
lưỡi kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình chỉ muốn lên tiếng phê bình mà
không muốn chịu sự phê bình,… coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ
mạnh mẽ, – khi đó lẽ nào sự phê bình không đánh mất sự hợp lý tính của mình?
…Ở một nước có sự kiểm duyệt thì bất cứ tập sách nào không qua kiểm duyệt
mà được xuất bản thì đều là một sự biến. Tập sách ấy được coi là kẻ tử vì đạo,
mà kẻ tử vì đạo thì không thể thiếu vầng hào quang và những tín đồ bao quanh
nó…
Không thể lợi dụng được những ưu điểm của báo chí tự do nếu không đối
xử độ lượng với những bất tiện của nó. Hồng nào mà chẳng có gai! Nhưng quý
vị hãy thử nghĩ xem quý vị mất gì cho báo chí tự do!?…
Báo chí tự do là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân của
sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là sợi dây liên hệ biết nói, nối
liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới…Báo chí tự do là tấm gương
tinh thần mà trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình, là tinh thần nhà nước

mà mỗi túp lều tranh đều có thể có được với chi phí thấp hơn chi phí dành cho
phương tiện thắp sáng…Báo chí tự do là thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ
hiện thực rồi lại chảy về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí, dưới hình
thức của cải tinh thần ngày càng dồi dào…Chỉ có báo chí bị kiểm duyệt mới có
tác dụng làm suy đồi đạo đức. Đạo đức giả, đó là tệ lớn nhất của nó… Chính
phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình,… Còn nhân dân thì một phần rơi
vào mê tín chính trị, một phần rơi vào ngờ vực chính trị, và một phần thì hoàn
toàn quay lưng lại đời sống dân tộc và chỉ sống với cuộc sống riêng tư…Cũng vì
nhân dân buộc phải coi những tác phẩm tự do của tư tưởng là những tác phẩm
4


phạm pháp, cho nên họ quen coi cái phạm pháp là tự do, coi cái tự do là phạm
pháp, coi cái hợp pháp là không tự do. Chế độ kiểm duyệt bóp chết tinh thần nhà
nước như thế đấy!…
Ở thời trẻ C.Mác đã có những suy nghĩ về một nền báo chí tự do là một nền
báo chí không bị lệ thuộc và không bị kiểm duyệt bởi một thế lực nào và báo chí
không phải là của một cá nhân nào mà là tiếng nói của quần chúng nhân dân,
phản ánh khách quan những điều đang diễn ra trong xã hội. Tự do báo chí được
xem như là văn minh của nhân loại và sự tiến bộ của xã hội loài người
I.2. Quan điểm tự do báo chí của Phan Đăng Lưu
Trên báo Dân tiến năm 1938, tức là cách đây 73, nhà cách mạng Phan Đăng
Lưu đã có những quan điểm rất mới về tự do báo chí. Nó thể hiện tầm nhìn, sự
hiểu biết của nhà hoạt động cách mạng. Ông cho rằng tự do báo chí không bao
giờ có hại cho nhà cầm quyền bởi nhiều lẽ:
Thứ nhất: Khi các báo được tự do xuất bản thì chỉ những tờ báo có dân
chúng ủng hộ thì mới có thể sống, còn không thì chết hoặc sống ngắc ngoải,
chẳng có ảnh hưởng gì đáng sợ.
Thứ hai: Một tờ báo đã sống, đương nhiên nó đại diện cho một tầng lớp dân
chúng, nó diễn đạt tất cả những hoài vọng và chí hướng của đám dân ấy. Nhà

cầm quyền muốn cai trị được hoàn thiện không thể bỏ qua những hoài vọng
hoặc chí hướng của đám dân này. Tất nhiên cũng cần đọc hết tờ báo ấy.
Thứ ba: Một tờ báo nói vượt qua trình độ dân chúng, kêu gào dân chúng
làm những việc tày trời không bao giờ dẫn đạo được dân chúng, sẽ bị dân chúng
gạt qua bên mặt trận nghịch thù.
Thứ tư: Một tờ báo sống một cách mạnh mẽ, có ảnh hưởng trong dân
chúng, đưa ra những vấn đề trái ngược với quyền lợi của nhà cầm quyền, cũng
chẳng hại cho cuộc trị an. Nó chỉ là một tiếng còi báo trước cho chánh phủ hãy
thay đổi chánh sách cai trị đi để chuộc lòng dân.
Căn cứ những lẽ đó mà Phan Đăng Lưu đã cho ra quan điểm rằng việc tự
do báo chí chẳng có hại gì đến nhà cầm quyền mà có chăng nhà cầm quyền hẹp
5


hòi đi ngược lại với sự tiến hóa của dân chúng thì sự phản ứng từ phía dân
chúng là một điều dễ hiểu. Phan Đăng Lưu thể hiện quan điểm tự do báo chí là
tự do của người dân và là tự do phục vụ cho người dân. Vì thế, việc nhà cầm
quyền đi ngược lại quyền lợi của dân về thông tin sẽ bị xem là nghịch thù.
I.3. Lãnh tụ Hồ Chí Minh về tự do báo chí
Cũng như nhiều vị lãnh tụ của giai cấp vô sản, Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc
đời hoạt động cách mạng của mình bằng tiếng nói đấu tranh của báo chí. Cùng
với việc thành lập tờ Người cùng khổ để đoàn kết và tổ chức phong trào các
nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân Pháp, năm 1920, tại Đại hội Tua,
Người đã tố cáo: “Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận,
ngay cả quyền tự do hội họp và tự do lập hội cũng không có…”. Tiếng nói ấy
càng mạnh mẽ hơn qua nhiều bài viết của Bác về chế độ báo chí. Luận điểm
quan trọng nhất về báo chí mà Người khẳng định suốt thời kỳ lịch sử dài dưới
chế độ thực dân phong kiến là đấu tranh cho quyền tự do báo chí.
Như vậy, vấn đề tự do báo chí được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm. Đồng quan điểm với Mác - Ăngghen và Lênin về báo chí và tự do báo chí,

Người cho rằng tự do báo chí là quyền lợi tinh thần to lớn của một dân tộc, một
đất nước. Bởi vì báo chí là hoạt động tinh thần quan trọng của một xã hội. Đó
chính là diễn đàn để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình, là thước
đo tinh thần dân chủ có được của một xã hội, là gương mặt rõ nét về một trình
độ văn hóa và khoa học. Người đã nêu lên nghịch lý: “Giữa thế kỷ XX này ở
một nước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo. Các bạn có thể tưởng
tượng được như thế không? Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của
chúng tôi”. Báo chí lúc này là do chính quyền Pháp ở Đông Dương độc quyền,
còn báo tiếng Việt phải do Toàn quyền Pháp cho phép và bản thảo phải trình
duyệt lên Toàn quyền trước khi in và cấm ngặt không cho đăng tải những bài có
liên quan đến chính trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “phê phán tình trạng mất tự do
của báo chí dưới chế độ thực dân Pháp nhưng đồng thời cũng nêu lên những ý
tưởng quan trọng về chức năng của báo chí. Báo chí dưới chế độ cũ phải thực
6


hiện đúng chức năng phê phán, phê phán chế độ chính trị tàn bạo và khuynh
hướng nô dịch hóa của bọn thực dân, phê phán trên bình diện rộng lớn nhiều vấn
đề kinh tế và từ đấy vạch trần những hành vi chính trị của giai cấp thống trị, bọn
quan lại da trắng và những kẻ đồng mưu”
Quan điểm của Hồ Chí Minh về báo chí và tự do báo chí còn là phục vụ
nhân dân, phục vụ cách mạng. Khi nói về đối tượng phục vụ báo chí ở các nước
thuộc địa, Người nói: “Vì chính sách ngu dân như các bạn đã biết, nên độc giả
chỉ có một dúm người rất hạn chế. Mỗi số phát hành không bao giờ có quá một
hay hai nghìn bản, ấy thế mà bán không hết”. Rõ ràng là báo chí xuất bản trong
xã hội tư bản không bao giờ nhằm hướng tới quần chúng lao động, cho nên nó
có tự do như thế nào thì cũng chỉ trong phạm vi hạn hẹp và đối với đa số thì lại
không có tự do.
Cũng giống như Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ của cách mạng
vô sản là phải xây dựng hệ thống báo chí phục vụ đại đa số nhân dân lao động.

Ngay từ những năm hai mươi của thế kỷ XX, Người đã đưa bản yêu sách đến
Hội nghị Vécxây đòi chính phủ Pháp trả lại quyền tự do báo chí và tự do tư
tưởng cho nhân dân Việt Nam. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc
lệnh về báo chí nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí:
tất cả báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận, không phải kiểm duyệt
trước khi in. Người nói: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”, báo chí
là tiếng nói của Đảng, là diễn đàn của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Hồ Chí Minh còn nói: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao
động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất
nước nhà, cho hoà bình thế giới”. Với tư cách là đối tượng phục vụ của báo chí
cách mạng, nhân dân lao động không chỉ là người tiếp nhận các thông tin mà
báo chí đem lại mà còn là người trực tiếp tham gia sáng tạo các tác phẩm báo
chí. Sự đóng góp của quần chúng nhân dân trong hoạt động báo chí làm cho báo
chí thực sự trở thành diễn đàn để nhân dân bày tỏ nguyện vọng, tâm tư mình với
Đảng, chế độ.
7


Tự do báo chí theo Hồ Chí Minh không phải là tự do tuỳ tiện, tự do vô hạn
độ mà báo chí được quyền tự do trong khuôn khổ mà Hiến pháp và pháp luật
Việt Nam cho phép. Sắc lệnh về chế độ báo chí của Người một mặt khẳng định
đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của Nhà nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà, mặt khác, quy định báo chí phải tuân thủ pháp luật để đảm bảo quyền
tự do ngôn luận được sử dụng một cách đúng đắn. Nhà nước đã thừa nhận các
quyền tự do dân chủ cho mọi công dân trong Hiến pháp nhưng không cho phép
lợi dụng các quyền đó để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Hồ Chí
Minh chỉ rõ mối quan hệ của tự do gắn với phạm vi pháp luật, với trách nhiệm
và nghĩa vụ của các công dân trong xã hội. Người nói: “Tự do tư tưởng - Chế độ
ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do”.
II. Tự do báo chí ở các nước tư bản

II.1. CNTB, tự do báo chí phục vụ cho những ông chủ
Trong một xã hội phân định rõ ràng giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, hay
nói cách khác đó là quan hệ ông chủ và người làm thuê thì tự do báo chí sẽ
không có chỗ đứng. Việc các nước tư bản luôn rêu rao là ở họ tự do báo chí
được xem trọng và là tuyệt đối, còn những nước theo con đường xã hội chủ
nghĩa thì ở đó không có dân chủ, nhân quyền cũng như tự do báo chí.
Đi ngược lại vấn đề về giai cấp, ở các nước tư bản chủ nghĩa họ cho rằng ở
họ có tự do báo chí. Vậy đó là tự do như thế nào?. Nhìn một cách ấu trĩ, phiến
diện bề ngoài thì ta cứ tưởng ở những nước như Mỹ, Anh, Pháp…có tự do báo
chí rất cao, mọi việc đều được thông tin trên các phương tiện truyền thông đại
chúng như từ việc nhỏ nhặt của một người thợ cho đến việc của một vị Tổng
thống. Tuy nhiên, chúng ta không biết được rằng đó chỉ là một cách nhìn ấu trĩ,
không hiểu biết. Chúng ta biết rằng, khẩu hiệu “tự do báo chí” xuất hiện từ thời
trung cổ, do giai cấp tư sản nêu ra, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của đông đảo các
tầng lớp trong xã hội chống lại giai cấp phong kiến và giới tăng lữ. Khi đã giành
được chính quyền và áp đặt bộ máy cai trị, khẩu hiệu đó dần bị những kẻ đề
xướng làm hoen ố, thậm chí vứt bỏ. Về điều này, V.I. Lê-nin đã chỉ rõ: trong xã
8


hội tư sản, tự do báo chí là tự do "mua cơ quan báo chí", tự do "mua nhà báo", tự
do "mua và chế tạo ra các dư luận" làm lợi cho giai cấp tư sản. Cần nhắc lại
rằng, báo chí là lĩnh vực thuộc hình thái ý thức xã hội; do vậy, trong xã hội còn
phân chia thành các giai cấp có quyền lợi khác nhau, thậm chí đối kháng nhau
(về chính trị, kinh tế, văn hoá...), thì báo chí khó thoát ly tính giai cấp, khó có tự
do thuần túy hay tự do tuyệt đối. Nói một cách cụ thể hơn, nếu có tự do báo chí
cho giai cấp này, thì tất yếu, phải hạn chế tự do báo chí đối với các giai cấp
khác. Tự do báo chí là một phạm trù lịch sử, là mục tiêu phấn đấu của con
người, nhằm có được quyền thông tin, trao đổi, thể hiện quan điểm, ý chí, tình
cảm của mình, của giai cấp mình trước các vấn đề, sự kiện diễn ra trong đời

sống thường nhật qua phương tiện thông tin đại chúng. Thời của C.Mác, cái nhà
nước từng tuyên bố “tự do báo chí”, đã nhiều lần gây khó dễ, thậm chí đóng cửa
các tờ báo của Ông và Ph.Ăng-ghen như tờ Neue Rheinische Zeitung, tờ
Sozialdemokrat. Sau này, tại nước Nga, tờ Tia lửa của V.I.Lê-nin cũng rơi vào
hoàn cảnh tương tự.
Về cái gọi là “tự do tuyệt đối” mà giai cấp tư sản thường rêu rao, V.I. Lênin đã nói rõ: đó "chỉ là một thứ giả dối"; bởi trong một xã hội xây dựng trên
quyền lực của đồng tiền, quần chúng lao động phải ăn xin và một nhóm ít người
giàu có thì ăn bám, quyết không thể có “tự do” thực sự và chân chính. Cách đây
mấy năm, tổ chức Văn bút quốc tế và tổ chức Phóng viên không biên giới - hai
“chiếc loa rè” về cái gọi là “tự do báo chí” - đã bị tố cáo ăn tiền của CIA. Không
chỉ dùng tiền để mua cơ quan báo chí và nhà báo, chi các khoản tài chính đen
cho một số cơ quan báo chí và nhà báo “chém mướn, đâm thuê”, giai cấp tư sản
còn dùng nhiều luật lệ, thủ đoạn xảo quyệt, đê hèn để kiểm soát và đàn áp báo
chí. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận xét về báo chí của thực dân Pháp tại các
nước thuộc địa: “Chính phủ Đông Dương tổ chức phá hoại tờ Le Paria; Chính
phủ Tây Phi thuộc Pháp cấm nhập các báo của người da đen châu Mỹ; Chính
phủ Tuynidi trục xuất chủ nhiệm tờ L’Avenir Social; ông Lyotây đuổi chủ nhiệm
tờ La Guêpe Marocaine ra khỏi Ma rốc (người ta chỉ cho nhà báo 1 giờ để thu
9


xếp hành lý)”. Cũng từ quan điểm về “tự do báo chí”, tự do "mua nhà báo” như
V.I Lê-nin đã nói, mà phóng viên người Mỹ Jayson Blair đã viết hàng chục bài
báo bịa đặt đăng trên các tờ Thời báo Niu Oóc, Macon Telegraph, Chicago
Tribune... Năm 2003, nhiều tờ báo, đài phát thanh, truyền hình ở Mỹ đã phát
băng hình, phóng sự, phỏng vấn về việc lính đặc nhiệm Mỹ giải cứu thành công
binh nhì Jessica Lynch tại một bệnh viện dã chiến ở Bátđa trong vòng vây của
những tay súng I-rắc. Nhưng, liền sau đó, khi về tới Mỹ, “người hùng” Jessica
Lynch đã thật thà kể lại câu chuyện của mình làm hàng chục triệu người Mỹ bị
sốc, bởi sự thật không như báo chí đã tuyên truyền. Còn Peter Arnett, người mà

ngay trong tháng 4 vừa qua, đã cho ra mắt độc giả Việt Nam cuốn sách “Từ
chiến trường khốc liệt” (bản tiếng Việt, NXB Thông tấn), là phóng viên “ruột”
của hãng truyền hình CNN, đang nổi như cồn vì hàng loạt phóng sự, bình luận
trực tiếp về cuộc chiến của Mỹ tại I-rắc, bỗng dưng bị sa thải vì đưa thông tin
không phù hợp với quan điểm của Nhà Trắng và Lầu Năm góc. R.Mc Arthur Tổng Biêp tập Tạp chí Harper chua chát nhận ra rằng: Các hãng tin Mỹ như
FOX, CNN, ABC, CBS, NBC ít khi đưa được tin chính xác về diễn biến thực tế
các trận đánh, vì hầu hết các bài và hình ảnh đều được biên soạn tại các căn cứ
quân sự của Mỹ ở Ca-ta và Cô-oet. Các phóng viên hầu hết đều ở phía sau chiến
tuyến, viết bài, đưa tin dựa vào các tin và tài liệu do quân đội Mỹ cung cấp.
Chính trong những ngày đó, xe tăng Mỹ đã nã đạn vào một khách sạn ở thủ đô
Bát-đa, nơi có trên 100 nhà báo đang trú ngụ, làm 11 người chết, hàng chục
người khác bị thương...
Tính giai cấp nó được thể hiện rõ trong việc các tập đoàn báo chí chỉ phục
vụ lợi ích cho một số cá nhân hay một nhóm người có lợi ích trực tiếp (cái mà ta
gọi là những ông chủ, hay giai cấp quyền lực của CNTB). Những tập đoàn báo
chí ở Mỹ là một ví dụ, họ có thể mua hàng loạt các tờ báo bằng chính đồng tiền
của cá nhân và để đưa về tờ báo đó phục vụ cho mục đích kiếm tiền của họ. Vậy
những tờ báo này có phục vụ cho lợi ích của bộ phận người dân lao động
không?. Điều này hoàn toàn không và hoàn toàn chỉ vì lợi ích kinh tế. Tập đoàn
10


báo chí News Corporation (tên rút gọn là News Corp.) là tập đoàn truyền thông
lớn thứ ba trên thế giới (sau Công ty Walt Disney và Time Warner) vào năm
2008, và đồng thời là tập đoàn giải trí lớn thứ ba thế giới vào năm 2009.Chủ tịch
và Tổng Giám đốc Điều hành (CEO) hiện tại là Rupert Murdoch. News
Corporation là công ty đại chúng nằm trong danh sách của NASDAQ, đứng thứ
hai trong danh sách của Australian Securities Exchange. Trước đây công ty được
sáp nhập tại Nam Úc, nhưng sau này nó đã được sáp nhập lại dưới Bộ luật về
Tập đoàn tại Delaware sau khi nhận được phần lớn những sự đồng ý từ các cổ

đông vào ngày 12 tháng 11 năm 2004. Tuy nhiên, Tập đoàn này đã có những vụ
bê bối thời gian gần đây về việc một số tờ báo lá cải của Tập đoàn đã có việc
nghe lén. Vậy để tiếp cận thông tin thì việc nghe lén là việc làm bất hợp pháp.
Chính vì thế tờ báo lá cải của tập đoàn này phải đóng cửa vĩnh viễn và chính
thức ông Chủ tịch tập đoàn phải xin lỗi. Bản chất vấn đề ở đây được hiểu như
thế nào?. Việc tự do báo chí ở tư bản là như thế hay sao? Các tờ báo tự do đến
mức nghe lén để có thông tin...
Những việc làm đó thực chất không ngoài mục đích tiền bạc. Khi đã có
những thông tin có được không bằng những đường hướng chính thống mà chỉ
dùng những trò “bẩn thỉu” để xâm hại đến lợi ích cá nhân người khác thì đó là
việc làm phi pháp nhằm kiếm tiền. Tự do báo chí của các nước tư bản xét ở khía
cạnh này đã bộc lộ rõ bản chất là chỉ có tiền bạc, bất chấp mọi thứ, nó chỉ phục
vụ cho lợi ích của ông chủ chứ không phục vụ lợi ích cho cộng đồng.
II.2. Không có tự do báo chí một cách tuyệt đối
Ngày 15 tháng 2 năm 2011, trong bài thuyết giảng tại trường đại học George
Washington, đề cập vấn đề “tự do báo chí”, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ
H.Clinton đã lên tiếng chỉ trích một số quốc gia “vi phạm tự do Internet”, trong đó
có Việt Nam. Điều này không có gì mới, cũng không có gì khác biệt, nếu so với
luận điệu của một số cá nhân và tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn đưa ra
trong những năm hiện nay. Phản ứng trước các luận điệu này, chúng ta cần làm rõ
các vấn đề “tự do báo chí” trên cơ sở của lý luận báo chí cách mạng.
11


Về cái gọi là “tự do tuyệt đối” mà giai cấp tư sản thường rêu rao lừa bịp dư
luận, V.I.Lênin đã chỉ rõ bản chất: “Thưa các ngài cá nhân chủ nghĩa tư sản
chúng tôi phải nói cho các ngài biết rằng, những lời nói của các ngài về tự do
tuyệt đối chẳng qua chỉ là một thứ giả dối mà thôi. Trong xã hội xây dựng trên
quyền lực của đồng tiền, trong xã hội mà quần chúng lao động phải ăn xin vào
một nhúm ít người giàu có thì ăn bám, quyết không thể có "tự do" thật sự và

chân chính”.
Tháng 9-2005, cũng từ quan niệm "tự do báo chí tuyệt đối" tờ Jyllands
Posten của Đan Mạch đăng 12 bức tranh vẽ nhà tiên tri Môhamét và lập tức
nhận phải phản ứng gay gắt từ các tín đồ đạo Hồi. Đến đầu năm 2006, tờ báo
trên cùng một số báo khác ở Đan Mạnh và châu Âu đăng lại các bức tranh, lập
tức dấy lên ở nhiều nơi một làn sóng công phẫn rộng lớn, mạnh mẽ, xảy ra các
cuộc biểu tình, thậm chí xung đột giữa người Hồi giáo và người Thiên Chúa
giáo. Gần đây, lợi dụng khó khăn kinh tế - xã hội của một số nước ở Trung
Đông, Bắc Phi, không ai khác, những người thường rêu rao vu cáo nước này,
nước kia "vi phạm tự do báo chí", "ngăn chặn, kiểm duyệt internet”... đã sử dụng
hết công suất hệ thống báo chí hùng hậu của họ cùng các mạng xã hội như
Facebook, các mạng Twitter, các mạng Wikileaks, YouTube... để “vẽ lối, bày
đường" cho công chúng, nhất là giới trẻ, bộ phận quá khích, gây bạo loạn, lật đổ
chính quyền.
Ở Ai Cập và cả khối MENA, những ngày qua, người ta đang rất quan tâm
tới một nhân vật mang mật danh ElShaheed, tiếng A rập có nghĩa là “tử vì đạo”,
người đóng vai trò chính trong việc kích động giới trẻ Ai Cập thông qua mạng
Facebook. Nhiều người đã nhắc đến các mạng xã hội như Twitter, Facebook,
WikiLeaks, YouTube và vai trò của báo chí, truyền thông…như là những tội đồ.
Cần chỉ rõ rằng, những kẻ làm đất, đổ ải, gieo hạt để có “vụ gặt” bội thu vừa qua,
công đầu là Mỹ, nhiều nước phương Tây, các thế lực đầu cơ chính trị bản địa. Các
mạng xã hội, phương tiện truyền thông, báo chí… thuần túy chỉ là công cụ những công cụ đắc lực, sắc lẻm, lạnh lùng trong tay kẻ chủ mưu, kẻ sử dụng.
12


Một đài phát thanh có tiếng ở châu Âu, trong bài viết gần đây tựa đề “Cách
mạng: Iran - Thiên An Môn - Ai Cập”, nêu ra những “kinh nghiệm” để làm
“cách mạng”: kích động quần chúng gây rối, bạo loạn; triệt để lợi dụng các sự
cố, tai nạn, những cái chết để tạo cớ; sử dụng mạng xã hội, báo chí, truyền thông
để kích động, liên kết trong ngoài…

Chúng tôi muốn nói đến một số trang mạng xã hội, với tư cách là công cụ
hết sức lợi hại cho các cuộc “cách mạng hoa nhài” và bạo động chính trị đã và
đang diễn ra ở Bắc Phi, Trung Đông (tư liệu lấy chủ yếu từ báo chí nước ngoài).
Ngày 22 tháng 1 năm 2011, The New York Time ()
đăng bài viết có đoạn: “Hầu hết các quốc gia trong thế giới Ả Rập, Facebook
hiện nay là một trong số 10 trang Web được truy cập nhiều nhất, và tại Ai Cập,
nó đứng thứ ba, sau Google và Yahoo. Cứ 9 người Ai Cập thì có 1 người đã truy
cập Internet, và khoảng 9% của nhóm này hiện tại đang online trên Facebook trong tổng số gần 800.000 thành viên… Một trong số các cuộc tranh luận năng
động nhất là của Phong trào Thanh niên Ngày 6 tháng tư - một nhóm 70.000
người Ai Cập chủ yếu là trẻ và có giáo dục , đa số họ chưa bao giờ được tham
gia chính trị trước khi gia nhập nhóm.
Thông tin về cuộc chiến trên mạng cũng đã được báo chí nước ngoài cập
nhật nóng hổi giống như thông tin trên chính trường đang ngày càng khốc liệt:
Ngày 26/1, Global Post có bài viết “Ai Cập chặn Facebook và Twitter”
() và một loạt các bài viết khác có liên quan như:
“Mạng



hội

đang

đi

theo

xu

hướng


xấu

tại

Ai

Cập”

() “Ai Cập phản đối các trang mạng xã hội và báo chí
tham gia tạo nên nguy cơ vô hình” () “Ai Cập trải qua ngày
thứ 3 cắt đứt thông tin trên mạng”. () “Trung Quốc sẽ đóng cửa
các trang mạng đưa thông tin về biểu tình tại Ai Cập trên mạng
Twitter”() ... Facebook, cùng Twitter, YouTube, Google và
một số trang mạng xã hội khác, hay nói đúng hơn, một số người điều hành chúng,
đã và đang giữ vai trò quan trọng, tham gia rất tinh vi vào việc không chỉ kết nối,
13


truyền tải thông tin giữa các thành viên trong xã hội, mà cao hơn, đổ thêm dầu
vào lửa, tạo ra, đẩy lên nhiều đợt sóng phẫn nộ, những cuộc “cách mạng”, những
cuộc lật đổ chưa từng có trong lịch sử các nước MENA và thế giới.
Nhận rõ sự nguy hại của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khi
được sử dụng vào những âm mưu nguy hiểm, ngày 22/2/2011, sau sự kiện một
số nhà hoạt động dân chủ ở Trung Quốc kêu gọi “cách mạng hoa nhài”, lãnh đạo
nước này chủ trương thắt chặt quản lý thông tin Internet, đặc biệt là các mạng xã
hội như Facebook, Twiter. Các cơ quan chức năng của Trung Quốc chặn các truy
cập có từ khóa “hoa nhài” và các từ được coi là nhạy cảm như “taytang” (Tây
Tạng), “vuongphutinh” (Vương Phủ Tỉnh), “nhân quyền”. Nếu không tìm cách
vượt qua được “tường lửa” thì người sử dụng internet tại Trung Quốc, với số

lượng đông nhất thế giới - 457 triệu người, không thể vào được Facebook,
Twitter, Dailymotion, YouTube.…Tại Bêlarut, cơ quan cảnh sát mật K.G.B cũng
tăng cường kiểm soát thông tin trên các trang mạng xã hội. Các quốc gia khác
như: Pakixtan, Iran, Syri, Triều Tiên, Banglađet, Các tiểu vương Quốc Ả Rập
thống nhất, Myanma… đã chặn các mạng xã hội nước ngoài Facebook, Flickr,
Twitter…đề ra chính sách và giải pháp tăng cường kiểm soát thông tin trên
mạng xã hội.
Chúng ta cũng không bất ngờ trước sự việc: ngày 15 tháng 2 năm 2011,
phát biểu tại trường đại học G. Oasinhton, Ngoại trương Mỹ, bà H. Clinton lại
lên tiếng chỉ trích, xuyên tạc Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Iran, Myanma,
Syri…“vi phạm tự do Internet”; thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ tiếp tục tung ra
các trang mạng xã hội Twitter bằng các thứ tiếng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ (sau
khi đã thực hiện rất hiệu quả các trang mạng xã hội này bằng tiếng A-rập, Farsi).
Năm 2011, Mỹ sẽ chi ít nhất từ 25 đến 30 triệu USD để “bảo vệ” các bloger
đang bị ngăn cản, “cải thiện môi trường pháp lý” cho hoạt động truyền thông.
III. Thực tiễn tự do báo chí nước ta
Khác với nền tự do báo chí của giai cấp tư sản, nền tự do báo chí mà giai
cấp vô sản xây dựng, vun đắp trong đấu tranh gian khổ hàng trăm năm qua, là
14


nền báo chí đề cao tính trung thực, tiến bộ, cách mạng, nhân văn, phục vụ lợi ích
của giai cấp vô sản và đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động. Về vấn đề này,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân
dân lao động, phục vụ CNXH, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước
nhà, cho hoà bình thế giới”. Trong điều kiện xã hội có giai cấp, bất luận ở thời
đại nào, báo chí cũng đều có tính Đảng. Tính Đảng của báo chí cách mạng được
thể hiện ở chỗ, nó phải đi tiên phong trong việc thực hiện mục tiêu, lý tưởng và
nhiệm vụ của Đảng trong từng thời kỳ cụ thể; nói tiếng nói trung thành của
Đảng và của quần chúng đi theo Đảng đối với sự nghiệp cách mạng. Báo chí

cách mạng không chỉ là công cụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng,
mà còn phải bảo vệ hệ tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng; đấu tranh không khoan
nhượng chống cái ác, cái xấu, bảo vệ, phát huy cái thiện, cái tốt. Báo chí, xuất
bản phải đứng về phía người lao động, ủng hộ người lao động, định hướng cho
hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội.
Ở Việt Nam, nền báo chí cách mạng được hình thành từ khi Lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc sáng lập Báo Thanh niên vào năm 1925. Sau khi Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng, báo chí cách mạng đã phát triển
trong khói lửa đấu tranh, trong lao tù, xiềng xích, trong các cuộc kháng chiến
thần thánh của dân tộc vì lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Hiến
pháp năm 1992 của ta khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, có quyền được thông tin”. Luật Báo chí của ta ghi rõ: “Bảo đảm quyền
tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí. Nhà nước tạo điều kiện thuận
lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo
chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình”. Luật Báo chí đã dành cả
Chương II để nói về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của
công dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự minh định
trong Hiến pháp và pháp luật về tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí,
những năm gần đây, báo chí nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ, sôi động;
hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích; thực sự là tiếng nói của Đảng, của Nhà
15


nước, của các tổ chức chính trị, xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Tính đến
tháng 5 - 2009, cả nước có trên 720 cơ quan báo chí, hơn 800 báo, tạp chí in,
báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình. Hơn 15.000 nhà báo chuyên nghiệp,
hàng ngàn cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí
và hàng chục ngàn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia
các công đoạn in ấn, tiếp thị, quảng cáo, phát hành, sống chủ yếu bằng dịch vụ
nghề báo. So với năm 1986 (thời điểm đất nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc

đổi mới) thì số lượng các cơ quan báo chí, số lượng báo, đài, tạp chí và đội ngũ
những người làm báo hiện nay tăng từ 3 đến 4 lần. Năm 1969, mạng thông tin
toàn cầu (Internet) ra đời và gần 30 năm sau mới có mặt ở Việt Nam, nhưng đến
thời điểm này, số người sử dụng Internet của Việt Nam chiếm 25% dân số, một
mức khá cao ở khu vực Đông Nam Á và châu Á. Có thể nói, báo chí ở nước ta
đã và đang đáp ứng quyền được thông tin của nhân dân; tích cực động viên mọi
tầng lớp nhân dân hăng say lao động, sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố
quốc phòng- an ninh của đất nước; đấu tranh bác bỏ các luận điệu sai trái, thù
địch chống phá sự nghiệp đổi mới; chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; tham
gia xây dựng đời sống mới, phê phán các hủ tục, tệ nạn xã hội; cổ vũ mạnh mẽ
những nhân tố mới, “gương người tốt, việc tốt” trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Trách nhiệm xã hội là một yêu cầu cơ bản, hàng đầu của báo chí. Ở nước
ta, Đảng Cộng sản là đại diện duy nhất hợp pháp cho quyền lợi của nhân dân; do
vậy, việc báo chí được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phục vụ cho đường lối
đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng, đồng thời cũng đồng nghĩa với việc thể
hiện cao nhất, đầy đủ nhất trách nhiệm xã hội của báo chí. Sự xa rời hoặc đi
ngược lại xu hướng đó dù với danh nghĩa gì, cũng làm cản trở tới sự phát triển,
tiến bộ của đất nước, tổn hại tới lợi ích của nhân dân. Trong điều kiện hiện nay,
khi mà toàn cầu hoá kinh tế với cả hai mặt tích cực và tiêu cực đang tác động
mạnh mẽ; mặt trái cơ chế thị trường đang tạo ra sự phân hoá mạnh mẽ các nhóm
lợi ích trong xã hội... thì hoạt động báo chí càng phải đương đầu với nhiều khó
16


khăn, thách thức. Những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí phải thường
xuyên ý thức về tính Đảng của báo chí cách mạng, giữ gìn phẩm chất nghề
nghiệp và nhân cách trong sáng của người cầm bút - người chiến sĩ trên mặt trận
tư tưởng. Biểu hiện cao nhất, bản chất nhất tính Đảng của báo chí là tính chiến
đấu. Điều đó thể hiện trước hết ở đường lối chính trị của tờ báo. Hoạt động báo

chí thực chất là hoạt động chính trị, nội dung quan trọng nhất trên báo chí là nội
dung chính trị. Báo chí phải biểu thị rõ ràng sự nhiệt tình ủng hộ hay phản đối
một quan điểm, một vấn đề, một sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội nào đó khi
trong xã hội còn đấu tranh giai cấp. Báo chí cách mạng phải đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng, phục vụ cho lợi ích của cách mạng. Đây là nguyên tắc cơ bản
đảm bảo tính Đảng trong hoạt động của báo chí. Nếu trong xã hội tư bản, báo
chí tư sản phải bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, thì ở nước ta, báo chí phải đấu
tranh kiên quyết với các tư tưởng thù địch, phản động, đi ngược lại lợi ích của
giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Tính Đảng trong báo chí ở nước ta được
thể hiện trong mối quan hệ giữa báo chí với chính trị. Đó là sự gắn bó của báo
chí với đường lối chính trị và tổ chức của Đảng. Báo chí phải trung thành và thể
hiện đường lối, quan điểm của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi
mới, phát triển đất nước theo hướng: “Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”... Như vậy, báo chí nước ta đang đi đúng hướng, đang thực
hiện đúng chức năng của mình, chứ đâu có bị “hạn chế’ hay bị “đàn áp”, như
một số người thiếu thiện chí cố tình xuyên tạc.
Tại điều 69 chương 5 Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam 1992 (văn bản đang có hiệu lực áp dụng) ghi rõ: Điều 69 Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội
họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. - Tại Công ước Quốc tế về
các quyền dân sự và chính trị, Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam
tham gia năm 1982 ghi rõ: Điều 19.2: "Mọi người có quyền tự do ngôn luận.
Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý
kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng
17


hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng
nào khác theo sự lựa chọn của mình".
Thực tế quản lý hoạt động báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam đã thể hiện tự

do báo chí của Việt Nam. Trong một xã hội dân chủ, tự do của người này không
thể làm mất tự do của người khác. Những hành động liên kết với nhau để vụ lợi,
trái với quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí, đều bị xử lý, dù người đó đang
giữ trọng trách cao trong cơ quan của Đảng, Nhà nước. Những tờ báo hoạt động
xâm hại tôn chỉ, mục đích, gây tác động xấu đối với xã hội đều bị xử phạt theo
các quy định của pháp luật.
Để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí của các nhà báo, Nhà nước Việt
Nam đã lập ra các trường đại học báo chí, đào tạo nhà báo với trình độ đại học
và cao học. Hàng năm có hàng trăm nhà báo ra trường, có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cao, có năng lực và ý thức trách nhiệm xã hội. Các trường đào tạo nhà
báo ở Việt Nam đã có sự hợp tác, liên kết với các trường đại học báo chí của
Pháp và một số nước phương Tây để bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm làm báo.
Việt Nam đã cử hàng trăm nhà báo đi bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại các
trường đại học ở Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nga,... Báo chí Việt Nam không
đóng cửa, biệt lập với thế giới, mà luôn luôn mở rộng quan hệ với các đồng
nghiệp ở nhiều nước.
Để bảo vệ quyền lợi của các nhà báo, giúp nhau bồi dưỡng nghiệp vụ báo
chí, Việt Nam đã có Hội Nhà báo toàn quốc và các hội địa phương, thu hút hơn
12.000 nhà báo là hội viên. Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên của Hội Nhà
báo quốc tế (OIJ) và Liên đoàn Báo chí ASEAN (CAJ) trong nhiều năm qua,
tham gia tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của báo chí khu vực
và thế giới, vì mục tiêu hòa bình, ổn định, tiến bộ và thịnh vượng.
Vậy là, sự quản lý báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam không phải là sự cản
trở quyền tự do báo chí của người dân cũng như những hoạt động báo chí của
các nhà báo. Việt Nam đã mở cửa trong hoạt động báo chí với bên ngoài để góp
phần nâng cao trình độ báo chí của mình, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh
18


công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hóa với

bầu bạn bốn phương.
Có ý kiến cho rằng, có báo tư nhân mới là biểu hiện cụ thể của tự do báo
chí. Phải khẳng định rằng không có báo chí tư nhân thì không thể quy chụp là
không có “tự do báo chí”. Những người làm báo Việt Nam đã và đang phấn đấu
vì sự nghiệp độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Những tờ báo
hiện nay của các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, tổ chức
nghề nghiệp đã phản ánh đầy đủ những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của các
tầng lớp nhân dân. Vì vậy, vấn đề ra báo tư nhân hiện nay là không cần thiết.
Những kiến nghị của họ đã được công luận phản ánh đầy đủ và được Đảng, Nhà
nước tiếp thu, trả lời qua báo, đài. Đó là sự thể hiện quyền được thông tin cũng
như quyền ngôn luận của nhân dân. Mặt khác, thực tiễn việc ra đời báo tư nhân
ở nhiều nước gây nhiễu thông tin, thậm chí làm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của
chính quyền, dẫn đến sự rối loạn chính trị-xã hội ở nhiều nước vốn quảng cáo
rầm rộ cho cái gọi là “tự do báo chí” đã là bài học thấm thía cho nhân dân ta. Có
lẽ nào, chúng ta lại trượt theo vết xe đổ ấy?
Sở dĩ có đòi hỏi vô lý trên, có nguyên nhân từ nhận thức mơ hồ về quyền tự
do báo chí và nhiệm vụ của báo chí Việt Nam. Do hiểu phiến diện hoặc cố tình
hiểu sai về tự do báo chí, họ đã ra công cổ súy, đấu tranh đòi “tự do báo chí”
theo kiểu phương Tây, coi đó là biểu hiện của "tinh thần dân chủ”, tự phong cho
mình là “người hăng hái đấu tranh cho dân chủ”. Song, họ không hiểu rằng dân
chủ là một thể chế, trong đó quyền tự do báo chí của người này không được làm
tổn hại đến quyền tự do của người khác, đến lợi ích của toàn dân tộc. Sự sụp đổ
mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu có sự góp phần của
những tờ báo theo khuynh hướng "tự do báo chí” kiểu phương Tây đó.
Mặt khác, trong một số ít người, tư tưởng nêu trên xuất phát từ những toan tính
liên quan đến lợi ích, quyền lực, động cơ cá nhân; từ sự bất mãn của họ với Đảng và
Nhà nước. Họ luôn luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của đất nước; chính vì
thế, họ có những ý kiến lạc lõng, cực đoan, phản lại quyền lợi của dân tộc.
19



Trong số những người cơ hội chính trị, có người đã thực sự đối lập với lợi
ích Tổ quốc, liên kết những phần tử bất mãn ở bên trong cùng với thế lực xấu ở
bên ngoài để dùng báo chí chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của
nhân dân ta. Họ quay lưng lại với quá khứ vẻ vang, hào hùng của toàn dân tộc,
trong đó có sự đóng góp nào đó của gia đình và bản thân họ.
Những bài báo, những hồi ký của họ đầy rẫy sự xuyên tạc, vu cáo hèn hạ,
bêu riếu những người dân nước Việt đang ngày đêm cần cù lao động sáng tạo,
chắt chiu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tất cả vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Thật trớ trêu khi họ cho rằng, nếu chúng
ta không có tự do báo chí như họ mong muốn, thì "đất nước này vẫn không thể
cất đầu lên được", vẫn "sống trong vòng lạc hậu tối tăm" (!). Những người nuôi
dã tâm xấu xa đó không có quyền nói đến “tự do báo chí”, theo nghĩa chân chính
nhất của từ này.
Tự do báo chí cho ai, vì ai? Câu hỏi lớn đó đã được thực tiễn đổi mới đất
nước nói chung và thực tiễn đổi mới báo chí nói riêng trong gần 20 năm qua
cùng thực tiễn trên thế giới ngày nay cho ta câu trả lời rành rọt. Thực tiễn luôn
luôn là tiêu chuẩn của chân lý. Nhận thức đúng xu thế tiến lên của dân tộc, trong
đó có hoạt động rất sôi động và hiệu quả của báo chí cách mạng Việt Nam,
chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn về Việt Nam trong tiến trình đổi mới,

20


KẾT LUẬN
Ngày nay, báo chí có ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực của xã hội và bất cứ
giai cấp nào cũng muốn sử dụng báo chí như một công cụ để duy trì, bảo vệ lợi
ích giai cấp. Thực tế tho thấy, giai cấp tư sản đã dùng báo chí làm công cụ chống
lại tư tưởng Mácxít. Khi tư tưởng ấy trở thành hiện thực sinh động, lôi cuốn trái
tim và khối óc của phần lớn nhân loại, thì cuộc tiến công vào các nguyên lý của

chủ nghĩa Mác-Lênin bằng công cụ báo chí và các phương tiện truyền thông
càng diễn ra quyết liệt với mức độ tinh vi và cường độ ngày càng lớn. Thực tế
đó nhắc nhở chúng ta không được phép huyễn hoặc về cái gọi là “tự do báo chí”
theo quan niệm của chủ nghĩa tư bản, không được quên bài học hôm qua và
những điều còn nóng hổi hôm nay.

21


Tài liệu tham khảo
1. V.I Lênin nói về sách báo, Nxb SGKML, Hà Nội 1984.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
3. V.I Lênin: Về vấn đề báo chí, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970.
4. Các Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995, tập IV.
5. Các Mác, Ph.Ăngghen: Về công tác báo chí, Thông tấn xã Việt Nam, Hà
Nội, 1982.
6. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1975, tr. 250
7. Hội đồng lý luận Trung ương: Lẽ phải của chúng ta, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2004.
8. X.A Mikhailop - Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc và nghịch
lý; Nxb Thông tấn, HN 2004.
9. Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn – Khoa Báo chí Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, tập 1, HN 2000.
10. PGS,TS. Nguyễn Văn Dững – Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn
lâm đến đời thường), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, HN 2011.

22



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................3
I. QUAN ĐIỂM VỀ TỰ DO BÁO CHÍ.............................................................3
I.1. C.Mác bàn về tự do báo chí.........................................................................3
I.2. Quan điểm tự do báo chí của Phan Đăng Lưu...........................................5
I.3. Lãnh tụ Hồ Chí Minh về tự do báo chí.......................................................6
II. Tự do báo chí ở các nước tư bản...................................................................8
II.1. CNTB, tự do báo chí phục vụ cho những ông chủ...................................8
II.2. Không có tự do báo chí một cách tuyệt đối.............................................11
III. Thực tiễn tự do báo chí nước ta.................................................................14
KẾT LUẬN........................................................................................................21
Tài liệu tham khảo.............................................................................................22

23



×