Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ TRONG CÔNG TÁC KÊ KHAI, NỘP THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN TAM LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.76 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ
TRONG CÔNG TÁC KÊ KHAI, NỘP THUẾ GTGT
VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH
TIẾP VẬN TAM LONG

PHẠM THỊ THANH HƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá về tình hình
thực hiện luật thuế trong công tác kê khai, nộp thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty
TNHH Tiếp Vận Tam Long do Phạm Thị Thanh Hương, sinh viên khóa 31,ngành kinh
tế nông lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày __________________ .

Trần Văn Mùa
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

________________________
Ngày


tháng
năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)

(Chữ ký
Họ tên)

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ THANH HƯƠNG. Tháng 6 năm 2009. “Đánh giá về tình hình
thực hiện luật thuế trong công tác kê khai, nộp thuế GTGT và thuế TNDN tại
công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long”

PHAM THI THANH HUONG. JUNE 2009. “Appreciating the state of taxes
rules excution in declaration, pay taxes value added tax and enterprise income of
Tam Long Logiistics Co.LTD”
Đề tài đánh giá về tình hình thực hiện luật thuế trong công tác kê khai, nộp thuế
GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long qua hai năm 2007-2008.
Qua đây tìm hiểu công việc kê khai thuế được áp dụng tại doanh nghiệp trên cơ sở đó
đánh giá về tình hình thực hiện luật thuế tại công ty như thế nào? Có đúng như quy
định của nhà nước không? Từ đây tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác
kê khai. Đồng thời đưa ra những kiến nghị nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện đúng
luật thuế trong nền kinh tế hiện nay.
Số liệu thứ cấp ở phòng kế toán của công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả tình hình kê khai nộp thuế GTGT
qua các tháng của năm 2008, thuế TNDN cuả từng quý và tình hình thực hiện luật thuế
GTGT, thuế TNDN của năm 2008. Qua đây so sánh kết quả sản xuất kinh doanh và
nghĩa vụ nộp thuế tại công ty qua hai năm 2007-2008. Từ đó khẳng định được vị trí
của công ty trên nền kinh tế thị trường hiện nay.
Kết quả cho thấy là công ty đã thực hiện đúng luật thuế theo quy định của nhà
nước. công ty ngày càng phát triển mạnh về lĩnh vực dịch vụ đó là lợi thế của công ty.
Tuy nhiên tình trạng nộp trễ thuế đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty Tiếp
Vận Tam Long nói riêng đã phản ánh thực tế hiện nay về công tác quản lý thuế của
nhà nước đối với doanh nghiệp còn ưu ái. Để khắc phục hạn chế trên các doanh
nghiệp phải phát huy hết năng lực của mình và nhà nước có những chính sách khuyến
khích và ưu đãi đối với doanh nghiệp.


LỜI CẢM TẠ
Con xin ghi nhớ công ơn cha mẹ, người đã dày công sinh thành, nuôi dưỡng,
dạy dỗ con nên người và có được kết quả như ngày hôm nay.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn:
Thầy Trần Văn Mùa, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong

suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Toàn thể quý thầy cô trường ĐH Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng
toàn thể thầy cô Khoa Kinh Tế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian em học tập tại trường.
Toàn thể các anh chị trong công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long đã tận tình giúp
đỡ, cung cấp tài liệu và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong thời gian em thực
tập tại công ty, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn tập thể lớp Kinh Tế 31 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy
cô và các bạn sinh viên để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Xin nhận nơi đây lòng tri ân sâu sắc!

Chân thành cảm ơn
Sinh viên
Phạm Thị Thanh Hương


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix


Danh mục các hình

x

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1. Lịch sử hình thành của công ty


4

2.1.1. Quá trình hình thành

4

2.1.2. Quá trình phát triển

4

2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

5

2.2.1. Chức năng

5

2.2.2. Nhiệm vụ

6

2.2.3. Quyền hạn:

6

2.3. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh tại công ty

6


2.3.1 Cơ cấu tổ chức

6

2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận

7

2.3.3. Chức năng các phòng ban

8

2.4. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của công ty

10

2.4.1. Tình hình hoạt động giao nhận của công ty

10

2.4.2. Tình hình tài chính

10

2.5. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển của công ty

14

2.5.1 Thuận lợi


14

2.5.2. Khó khăn

14

2.5.3. Phương hướng phát triển của công ty

14

2.6. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty

15

2.6.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

v

15


2.6.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

15

2.6.3. Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán

17

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận

18
18

3.1.1. Sự cần thiết của việc thu ngân sách, thuế

18

3.1.2. Bản chất thuế

19

3.1.3. Vai trò của Thuế

21

3.1.4. Một số nội dung cơ bản về thuế GTGT, thuế TNDN

24

3.2. Phương pháp nghiên cứu

34

3.2.1. Phương pháp thống kê

34

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu


34

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.Thuế Giá trị Gia tăng

35
35

4.1.1. Phân tích, đánh giá bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra
tháng 4/2008 (mẫu số 01-1/GTGT)

36

4.1.2. Phân tích, đánh giá bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào
tháng 4/2008 (mẫu số 01-2/GTGT).

35

4.1.3. Phân tích, đánh giá bảng phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ
mua vào được khấu trừ trong kỳ tháng 4/2008 (Mẫu số: 01-4A/GTGT)

37

4.1.4. Phân tích, đánh giá bảng kê khai thuế GTGT tháng 4/ 2008

38

4.1.5. Phân tích quá trình lập tờ khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ở các
trường hợp sau:


38

4.2.Thuế Thu nhập Doanh Nghiệp

44

4.2.1. Phân tích kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính trong kỳ tính thuế
(mẫu 01A/TNDN) : Quý 1 năm 2008

43

4.2.2 Phân tích quá trình kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính trong kỳ
tính thuế : Quý 2 năm 2008

46

4.2.3 Phân tích quá trình kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính trong kỳ
tính thuế : Quý 3 năm 2008

47

4.2.4. Phân tích quá trình kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính trong kỳ
tính thuế : Quý 4 năm 2008

51

vi



4.2.5. Phân tích bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008

52

4.2.6. Phân tích quá trình kê khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm
2008

Error! Bookmark not defined.

4.2.7. Phân tích, đánh giá các khoản doanh thu trong quá trình sản xuất kinh
doanh qua 2 năm 2007 - 2008

54

4.2.8. Phân tích các khoản chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp qua 2 năm 2007 - 2008

55

4.2.9. Phân tích lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm
56
4.2.10. Phân tích, đánh giá khoản thu nhập trước thuế của doanh nghiệp trong kỳ
tính thuế.

58

4.3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của công ty với nhà nước

59


4.3.1.Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế GTGT của công ty đối với
nhà nước của năm 2008

59

4.3.2. Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN từng quý của năm
2008

56

4.3.3. Bảng kê khai tổng hợp nghĩa vụ nộp ngân sách năm 2008

62

4.3.4. Phân tích nghĩa vụ nộp ngân sách với nhà nước qua 2 năm 2007-2008 59
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận

64
64

5.1.1. Thuế GTGT

64

5.1.2. Thuế TNDN

64

5.2 Kiến nghị


67

5.2.1. Đối với nhà nước

67

5.2.2. Đối với công ty :

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTGT

Giá trị gia tăng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

XNK

Xuất nhập khẩu


TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

SXKD

Sản xuất kinh doanh

KHBS


Kê khai bổ sung

DN

Doanh nghiệp

HHDV

Hàng hóa dịch vụ

QH

Quốc hội

HTKK

Hỗ trợ kê khai



Hóa đơn

MST

Mã số thuế

CP

Chính phủ


TT-BTC

Thông tư bộ tài chính

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kế Hoạch về Tổng Hợp Doanh Thu của Công Ty

11

Bảng 2.2. Tóm Tắt Các Số Liệu về Tài Chính Trong 2 Năm (2007-2008)

13

Bảng 4.1. Tổng Doanh Thu Phát Sinh trong Quý 1 Năm 2008

46

Bảng 4.2 . Tổng Hợp Chi Phí Phát Sinh trong Quý 1 Năm 2008

44

Bảng 4.3. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh (từ Tháng 1/2008 đến Tháng 3/2008)

45


Bảng 4.4. Tổng Hợp Doanh Thu Phát Sinh trong Quý 2 Năm 2008

46

Bảng 4.5. Tổng Hợp Chi Phí Phát Sinh trong Quý 2 Năm 2008

46

Bảng 4.6. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh (từ Tháng 4/2008 đến Tháng 6/2008)

47

Bảng 4.7. Tổng Hợp Doanh Thu Phát Sinh trong Quý 3 Năm 2008

48

Bảng 4.8. Tổng Hợp Chi Phí Phát Sinh trong Quý 3 Năm 2008

48

Bảng 4.9. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh (từ Tháng 7/2008 đến Tháng 9/2008)

49

Bảng 4.10. Tổng Hợp Doanh Thu Phát Sinh trong Quý 4 Năm 2008

50

Bảng 4.11. Tổng Hợp Chi Phí Phát Sinh trong Quý 4 Năm 2008


50

Bảng 4.12. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh (từ Tháng 10/2008 đến Tháng 12/2008) 51
Bảng 4.13. Tổng Hợp Doanh Thu Phát Sinh Năm 2008

52

Bảng 4.14. Tổng Hợp Chí Phí Phát Sinh Năm 2008

52

Bảng 4.15. Tổng Hợp Doanh Thu Phát Sinh trong Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh
của Năm 2007 – 2008

54

Bảng 4.16. Tổng Hợp Chi Phí Phát Sinh trong Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của
Năm 2007 - 2008

55

Bảng 4.17. So Sánh Lợi Nhuận Thuần từ Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của 2 Năm
2007 – 2008

56

Bảng 4.18. So Sánh Thuế TNDN Phải Nộp giữa 2 Năm 2007 – 2008

58


Bảng 4.19. Liệt Kê Nộp Thuế GTGT Từng Tháng Năm 2008

59

Bảng 4. 20. Liệt Kê Nộp Thuế TNDN Từng Quý Năm 2008

61

Bảng 4.21. So Sánh Các Khoản Thuế mà Doanh Nghiệp Đã Nộp trong 2 Năm 2007 2008

63

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ về Bộ Máy Quản Lý của Công Ty.

7

Hình 2.2. Biểu Đồ Doanh Thu qua Các Năm trong Quá Trình Đưa Ra Kế Hoạch và
Việc Thực Hiện Kế Hoạch.

11

Hình 2.3. Biểu Đồ Lợi Nhuận của Công Ty qua Các Năm

12


Hình 2.4. Sơ Đồ về Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán

16

Hình 2.5. Sơ Đồ về Hình Thức Kế Toán Áp Dụng tại Công Ty

17

x


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế thị trường phát triển hiện nay, các quốc gia trên thế giới cùng
mở cửa hội nhập đã làm cho nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ. Việt Nam không
nằm ngoài xu thế đó với bước ngoặc gia nhập WTO nền kinh tế nước ta sẽ ngày càng
phát triển vững mạnh hơn để sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới. Cùng
với sự phát triển và ra đời của nhà nước đó là thuế. Các hình thức về thuế ngày càng
phong phú. Công tác quản lý thuế ngày càng hoàn thiện hơn và đã trở thành công cụ
quan trọng có hiệu quả của nhà nước để tác động đến đời sống kinh tế xã hội của đất
nước. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của thuế. Vì thuế là nguồn thu rất quan trọng
cho ngân sách nhà nước. Nó chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng thu ngân sách nhà nước
(70-80%) hiện nay của nước ta. Nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nước chỉ có thể
tăng nhiều và nhiều trên cơ sở doanh nghiệp phát triển và đạt hiệu quả cao. Việc thu
thuế không những tăng nguồn ngân sách mà còn góp phần kích thích sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy thực hành tiết kiệm về mọi mặt trong sản
xuất và tiêu dùng một cách hợp lý để tạo lợi nhuận cao để đưa nguồn ngân sách cho
nhà nước ngày càng lớn hơn.

Hiện nay nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang rơi vào
tình trạng khủng hoảng kinh tế điều này làm nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng
phá sản. Vậy nhà nước có những chính sách gì để giải quyết vấn đề trên cũng như việc
thu thuế của các doanh nghiệp sao cho phù hợp để kích thích doanh nghiệp đầu tư phát
triển. Từ đầu năm 2008 đến năm 2009 các thông tư, nghị định về thuế của nhà nước
có nhiều thay đổi để kích thích đầu tư của các doanh nghiệp phát triển với tốc độ cao.
Các doanh nghiệp này đã tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và tạo ra nhiều việc
làm cho người dân. Điều này đã khẳng định chỗ đứng của các doanh nghiệp trong nền


kinh tế thị trường. Bên cạnh đó công tác quản lý thuế còn nhiều điều tỏ ra không phù
hợp. Điển hình đối với thuế GTGT, thuế TNDN là hai nguồn thu chủ yếu trong tổng
nguồn thu từ thuế nhưng cũng bộc lộ nhiều vướng mắc và bất cập nhất. Lợi dụng điều
này doanh nghiệp trốn thuế đã ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Trước những khó khăn bất cập như vậy doanh nghiệp đã có những biện pháp
cũng như cách làm như thế nào để thực hiện luật thuế GTGT cũng như thuế TNDN
theo đúng như quy định của nhà nước hay không? Và cách làm đó của doanh nghiệp
có thật sự đúng luật hay không? Đó cũng là lý do dẫn đến tôi chọn đề tài “ ĐÁNH
GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ TRONG CÔNG TÁC KÊ KHAI,
NỘP THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN TAM
LONG”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Để có thêm hiểu biết về công việc kê khai về nộp thuế, hệ thống thuế được áp
dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh.
Đánh giá tình hình thực hiện luật thuế trong công tác kê khai và nộp thuế.
Tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện luật thuế qua công tác
kê khai và nộp thuế.
Đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao công tác kê khai và nộp thuế tại
công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu

Sau khi xác định đề tài, cân nhắc thời gian và trình độ cho phép tôi giới hạn
phạm vi như sau:
Về không gian : Tại công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long
Địa chỉ : 19 Bùi Đình Tuý phường 26 Quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh
Về Thời gian: từ ngày 2/3/2009 đến ngày 16/5/2009
Về nội dung : Đánh giá tình hình thực hiện luật thuế trong công tác kê khai, nộp
thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long

2


1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Đặt vấn đề : Trong chương này nêu lên lí do, ý nghĩa của việc chọn
đề tài. Ngoài ra còn nêu lên những mục tiêu, phạm vi, và nội dung nghiên cứu của đề
tài.
Chương 2 : Tổng quan : Nói về lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ của
công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long và những định hướng phát triển của công ty , tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chương 3 : Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu : Nội dung chính trong
chương này là nói về những vấn đề lí luận liên quan đến thuế, như khái niệm, vai trò
của thuế, bản chất của thuế GTGT và thuế TNDN. Các nguyên tắc sử dụng thuế
GTGT và thuế TNDN. những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình
thực hiện đề tài.
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận : Trong chương này, thể hiện kết
quả của việc phân tích quá trình kê khai và nộp thuế tại công ty TNHH Tiếp Vận Tam
Long. Từ đó có những nhận xét đối với việc kê khai và nộp thuế của công ty. Tình
hình thực hiện luật thuế tại công ty như thế nào?.
Chương 5 : Kết luận và Kiến nghị : Trình bày một cách ngắn gọn những kết quả chính
đã đạt được trong quá trình thực hiện đề tài. Kết quả này là nội dung đã được phân tích
từ chương 4. Từ đây nêu lên những nhận xét, đề ra những biện pháp nhằm thay đổi

trong công tác kê khai và nộp thuế tại công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành của công ty
2.1.1. Quá trình hình thành
Trong thời kì kinh tế thị trường mở cửa cùng với ngành ngoại thương ngày
càng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, quá trình giao dịch thương mại phải được nâng
cao. Nắm bắt được tình hình này, các công ty dịch vụ lần lượt được hình thành nhằm
đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu và để nâng cao hơn nữa quá trình xuất nhập hàng hóa
trong và thế giới. Đồng thời cũng nhằm nâng cao quá trình phát triển kinh tế, công ty
TNHH Tiếp Vận Tam Long cũng được ra đời trong bối cảnh đó.
Công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long là một công ty tư nhân có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng, được vay vốn và mở tài khoản tại ngân hàng.
Tên gọi: Công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long
Tên giao dịch: Tam Long Logiistics Co.LTD
Trụ sở: 19 Bùi Đình Túy, phường 26, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Số điện thoại: 08.35110894- 08.35513025.
Fax: 08.35510891.
Số tài khoản ngân hàng VCB.
+VND:007.100.0576888.
+USD: 007.137.0576898 USD.
2.1.2. Quá trình phát triển
Công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long được hình thành và hoạt động theo giấy
phép kinh doanh số SP 614102002119 do trụ sở Kế Hoạch Đầu Tư và Phát Triển tại

TP.HCM cấp ngày 05 tháng 09 năm 2000. Hoạt động chính của công ty là giao nhận,
vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa. Công ty hoạt động tổng số vốn ban đầu là
600.000.000 đồng.


Ngày 19 tháng 05 năm 2004 Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM quyết định cho
công ty tổ chức thêm việc mua bán cây giống, lúc này vốn điều lệ tăng lên
1.200.000.000 đồng.
Công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long có địa bàn không chỉ hoạt động ở
TP.HCM mà hiện nay còn có thêm văn phòng ở Sóng Thần.
Công ty đã hoạt động được trong 9 năm. Trong suốt thời gian hoạt động công ty
không những không hoạt động tốt chức năng và nhiệm vụ mà còn tạo ra được nhiều uy
tín với khách hàng trong nước cũng như ngoài nước và có sức mạnh cạnh tranh lớn
trong thị trường.
Ngay từ khi thành lập, với số vốn ít ỏi ban đầu Tam Long đã gặp rất nhiều khó
khăn cùng với nhiều sức ép lớn của các doanh nghiệp trong nước và đặt biệt là các
doanh nghiệp nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực kinh tế khá mạnh. Do đó,
để công ty có thể tồn tại và phát triển một cách vững mạnh thì đòi hỏi các nhân viên
trong công ty phải thật cố gắng, liên kết và hợp tác chặt chẽ với nhau thì mới có thể trụ
vững trên thị trường đầy cạnh tranh khắc nghiệt này. Ngoài ra, để có được sự phát
triển ấy thì mỗi nhân viên phải có sự đầu tư, am hiểu thị trường, nghiên cứu các chiến
lược kinh doanh tiềm năng…Đây là các yếu tố quan trọng giúp công ty có thể thu hút
thêm nhiều khách hàng trong tương lai. Từ những hoạch định và bước đi chính xác,
Tam Long đã đáp ứng được khá nhiều dịch vụ như : dịch vụ vận tải, đại lý hãng tàu,
làm thủ tục Hải Quan…
Tính đến thời điểm này, công ty có trụ sở chính đặt tại 19 Bùi Đình TúyPhường 26- Quận Bình Thạnh- TP.Hồ Chí Minh và chi nhánh ở Bình Dương. Chi
nhánh ở Bình Dương gần với khu công nghiệp Sóng Thần, Khu công nghiệp Linh
Trung, khu chế xuất Linh Xuân và khu công nghệ cao sẽ tạo nên có nhiều tiềm năng
mở rộng, phát triển giúp cho Tam Long ngày càng lớn mạnh hơn. Tương lai công ty sẽ
mở rộng hơn nữa các chi nhánh khác trên khắp các tỉnh trong nước.

2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
2.2.1. Chức năng
Kinh doanh các mặt hàng máy móc nhập khẩu, được xuất khẩu trực tiếp, đại lý
tàu biển, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, thuê hộ kho bãi.
Hoạt động của đơn vị nhằm đẩy mạnh các dịch vụ giao nhận, tiêu thụ máy nhập
khẩu tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định đời sống của cán bộ
nhân viên đơn vị.

5


Công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long là công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch
vụ. Chính vì thế, công ty có nhiều chức năng. Các chức năng này bao gồm:
 Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
 Dịch vụ vận tải
 Dịch vụ vận chuyển hàng dự án cho các công trình
 Dịch vụ thực hiện mọi thủ tục xin giấy phép, quota, ưa đãi thuế nhập khẩu và
hoàn thuế
 Đại lý tàu biển
 Nhập khẩu và mua bán máy móc xây dựng, kim khí điện máy, hàng bách hóa,
phụ tùng, máy công nghiệp...
 Hoạt động trung tâm phân phối kho vận, đóng gói hàng hóa xuất nhập khẩu
 Đại lý kí gởi hàng hóa xuất nhập khẩu trực tiếp
2.2.2. Nhiệm vụ
Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký và đúng mục đích thành lập của công ty.
Thực hiện các hoạt động dịch vụ, thương mại trên cơ sở quy định pháp luật Việt Nam.
thủ nghiêm túc các chính sách, chế độ về quản lý kế toán, hạch toán kinh tế.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế theo qui định. Có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp
lao động hợp lý, tạo điều kiện để đảm bảo cho người lao động thực hiện đúng thời gian
làm việc, nghỉ ngơi và an toàn lao động.

Cũng như những công ty tư nhân khác, nguồn vốn hoạt động đầu tư chủ yếu là
các cổ đông tự góp nên công ty còn có hiệu quả hơn khi công ty không ngừng hiệu quả
sử dụng đồng vốn, bảo toàn và tăng nguồn vốn tạo hiệu quả kinh tế cho công ty và
hiệu quả kinh tế xã hội.
2.2.3. Quyền hạn:
Được quyền tự chủ giao dịch, đàm phán kí kết và thực hiện các hợp đồng mua
bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế cũng như hợp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp các
mặt hàng theo qui định trong chức năng kinh doanh của công ty.
Quyền tự chủ về mặt tài chính, tự chủ trong việc bố trí bộ máy quản lý và trong
việc sử dụng lao động.
Có quyền được huy động vốn từ các cổ đông, lựa chọn kế hoạch trao đổi buôn
bán các mặt hàng cần thiết cho việc đẩy mạnh kinh doanh, có quyền giao dịch với
ngân hàng mà công ty mở tài khoản.
2.3. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh tại công ty
2.3.1 Cơ cấu tổ chức

6


Công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long là một đơn vị hoạt động chủ yếu là dịch vụ
giao nhận, vận tải, thương mại, đại lý tàu biển. Do vậy, cơ cấu tổ chức tương đối gọn
nhẹ. Đứng đầu trợ giúp Giám Đốc có hai Phó Giám Đốc.
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý của Công Ty.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC ĐIỀU
HÀNH


VĂN
PHÒNG
SÓNG
THẦN

BỘ
PHẬN
KẾ
TOÁN

PHÓ
GIÁM
ĐỐC TÀI
CHÍNH

BỘ
PHẬN
MARKE
TING

BỘ PHẬN
XUẤT
NHẬP
KHẨU

BỘ
PHẬN
ĐẠI LÝ
TÀU


Nguồn tin : Phòng kế toán
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận
Ban giám đốc
Công ty do một giám đốc và hai phó giám đốc điều hành, tổ chức hoạt động
công ty, làm việc theo chế độ thủ trưởng, có phân công phụ trách và bàn bạc dân chủ.
Giám đốc là nguời chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan nhà nước về mọi
hoạt động kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện và hoàn thành
những yêu cầu theo đúng chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước. Xây dựng
mối quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Ngoài việc
chịu trách nhiệm chung, Giám đốc còn điều hành một số công tác then chốt, quan
trọng và những vấn đề trọng tâm phát sinh đột xuất. Giám đốc theo dõi, giúp đỡ tạo

7


điều kiện cho toàn thể cán bộ công nhân viên tham gia quản lý và hoạt động tốt, mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị.
Phó giám đốc gồm hai người, có nhiệm vụ điều hành hoạt động kinh doanh của
công ty theo sự phân công và ủy thác của giám đốc. Những vấn đề mà phó giám đốc
được phân công phải đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ, đồng thời chịu trách nhiệm
trước giám đốc và pháp luật đối với những công việc được phân công. Phó giám đốc
phải thường xuyên báo cáo kết quả công việc cho giám đốc, đề xuất và xin ý kiến
những vấn đề vượt quá quyền hạn của mình để giám đốc quyết định.
2.3.3. Chức năng các phòng ban
a) Bộ phận kế toán
Bộ phận kế toán có chức năng phản ánh, theo dõi và kiểm tra toàn bộ hoạt động
kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Vì thế bộ phận kế toán của công ty cần phải hoàn
thành tốt một số công việc sau:
Thu nhập và xử lý thông tin số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung của kế
toán, kiểm tra giám soát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp và thanh

toán nợ.
Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và
sửa, ngăn ngừa các hành vi, vi phạm của pháp luật và tài chính kế toán, thực hiện các
công việc lập chứng từ, để lập báo cáo doanh thu của doanh nghiệp.
Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh các số liệu tài sản tiền vốn của công ty
kịp thời, chính xác.
Thực hiện cân đối thu - chi, thu cước vận chuyển hàng hóa, phí vệ sinh, phí
phát hàng, lệnh giao hàng xuất nhập khẩu của dịch vụ đại lý...
Thực hiện việc thanh khoản các khoản tạm ứng, chi phí phát sinh trong quá
trình giao dịch.
Quản lý chứng từ, hồ sơ về nhân viên, hồ sơ lưu về khách hàng , đối tác.
Thực hiện việc chấm công, thanh toán tiền lương hàng tháng cho nhân viên
trong công ty và quản lý các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của từng nhân viên
trong công ty.
Lập báo cáo kế toán theo quyết định hiện hành của nhà nước và yêu cầu của
ban Gíam đốc.

8


b) Bộ phận Marketing
Khách hàng của công ty tập trung ở khu công nghiệp Việt Nam Singapore Bình
Dương nên khách hàng chủ yếu là người Hoa. Điều thuận lợi cho công việc kinh
doanh là nhân viên ở bộ phận Marketing phần lớn là người Hoa.
Thực hiện hầu hết các công việc hoạt động của công ty từ khâu tiếp thị, tìm
kiếm khách hàng, mở rộng mối quan hệ trong và ngoài nước.
Soạn thảo các hợp đồng mua bán, làm dịch vụ của công ty.
Liên doanh, liên kết với các đơn vị trong, ngoài nước nhằm ổn định nguồn
hàng, đồng thời mở rộng thị trường mua bán hàng hóa, lôi kéo và giữ vững khách
hàng...

Thực hiện các chiến lược khuyến mãi, quãng cáo, giới thiệu dịch vụ của công ty
nhằm phát triển hơn nữa các dịch vụ này của công ty, tăng nhiều khách hàng mới trên
thị trường mới.
c) Bộ phận xuất nhập khẩu:
Công ty có tất cả 80 người, trong đó bộ phận xuất nhập khẩu có 29 người chiếm
36,25%. Vì thế bộ phận xuất nhập khẩu là bộ phận rất quan trọng của công ty.
Là bộ phận chủ lực trong hoạt động dịch vụ giao nhận, tổ chức thực hiện việc
lên bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa và các thủ tục nhận hàng tuân thủ các qui
định trong công tác xuất nhập khẩu hàng hóa.
Phòng xuất nhập khẩu có các chức năng, nhiệm vụ sau:
Tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở tất cả các mặt hàng,
phục vụ, đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng.
Giải quyết mọi vướng mắc với khách hàng, đảm bảo nguyên tắc nhanh gọn, dứt
điểm cho từng lô hàng.
Tiết kiệm chi phí giao tế ở mức thấp nhất, tạo uy tín để giữ khách hàng quen,
tìm kiếm khách hàng mục tiêu. Đồng thời nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận cho
công ty.
Thường xuyên báo cáo tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu và những vướng
mắc gặp phải trong quá trình khai báo hải quan, làm hàng...cho Ban Giám Đốc để có
hướng giải quyết kịp thời, đạt hiệu quả cao nhất, rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Thường xuyên cập nhật những thông tư, chỉ thị của Chính Phủ, của các Bộ, các
Ngành về nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ giao nhận xuất nhập khẩu để phổ biến
cho nhân viên, nhẳm nâng cao kinh nghiệm, kiến thức làm nghề cho nhân viên.

9


d) Bộ phận đại lý
Tổ chức kinh doanh mua bán cước tàu, cước máy bay, các hoạt động dịch vụ
đại lý tàu biển và hàng không nhằm tăng lợi nhuận cho công ty.

Tổ chức thực hiện việc soạn thảo lịch trình, lên lịch các chuyến tàu vận chuyển
cho phù hợp. Đảm bảo hàng hóa của khách hàng được giao nhận kịp thời, an toàn, đầy
đủ.
Thực hiện việc phát hành các vận đơn , Delivery Order (D/O), lập giấy báo
hàng đến cho khách hàng.
2.4. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của công ty
2.4.1. Tình hình hoạt động giao nhận của công ty
Trong thực tại nền kinh tế ngày càng phát triển như ngày nay, cùng với sự cạnh
tranh gay gắt của các đối thủ trong ngành. Là công ty dịch vụ mới thành lập trong thời
gian ngắn, cùng với số vốn ban đầu ít ỏi. Tuy nhiên công ty với sự cố gắng nỗ lực
không ngừng của mình, thể hiện thông qua tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình của
mọi thành viên đã đưa công ty lên một tầm cao mới. Phát triển nhanh chóng, bền vững,
gia tăng nguồn vốn ổn định. Ngày càng có thêm nhiều dịch vụ mới ra đời, mục đích
nâng cao lợi nhuận cho công ty.
2.4.2. Tình hình tài chính
Mức doanh thu đó thể hiện qua sự thống kê một cách cụ thể, chi tiết của phòng
kế toán. Để biết thêm về mức doanh thu này trong những năm gần đây cùng với xu
hướng phát triển của công ty trong những năm tới, trước hết ta cần tìm hiểu tình hình
tài chính của công ty trong thời gian qua như thế nào? Mức lợi nhuận có khả quan
không? Điều đó thể hiện thông qua bảng số liệu và biểu đồ dưới đây của công ty:

10


Bảng 2.1. Kế Hoạch về Tổng Hợp Doanh Thu của Công Ty
Đơn vị tính : 100.0000 đ

Năm

Tổng


Hàng nguyên

doanh

cont

thu

Dthu

Hàng lẻ

%∑Dthu

Dthu

Đại lý hãng tàu

%∑Dthu

Dthu

%∑Dthu

2006

9168

6935


75,64

1463,7 15,97

769,3

8,39

2007

9785

7403,8

75,66

1526,7 15,61

854,5

8,73

2008

10460

7920,6

75,72


1616,8 15,46

922,6

8,82

Nguồn tin : Phòng kế toán
Nhìn vào bảng ta nhận thấy công ty có kế hoạch đầu tư và những phương
hướng phát triển dự kiến tổng doanh thu qua các năm đều tăng và có xu hướng phát
triển bền vững để từ đó đưa nhân viên công ty cùng nhau phấn đấu. Và chú trọng đến
sự phát triển của hàng nguyên cont.
Hình 2.2. Biểu Đồ Doanh Thu qua Các Năm trong Quá Trình Đưa Ra Kế Hoạch
và Việc Thực Hiện Kế Hoạch.

Biểu đồ doanh thu
12000
10000

9000
8000

9168

9500

9785

7992


8000
thực hiện

6000

kế hoạch

4000
2000
0
1
2006

2
2007

3
2008

Nguồn tin : Phòng kế toán
Qua biểu đồ ta nhận thấy những kế hoạch của công ty đưa ra và công ty thực
hiện qua các năm là khá tốt. Có những năm vượt mức so với kế hoạch chẳng hạn như
năm 2006 kế hoạch đưa ra là 7992 triệu và công ty đã thực hiện nhân viên công ty đã
cố gắng thực hiện vượt mức là 8000 triệu. Đã nói lên được tiêu chí của công ty thực
hiện khá tốt.

11


Hình 2.3. Biểu Đồ Lợi Nhuận của Công Ty qua Các Năm


Biểu đồ lợi nhuận
600
483

464

500
396
400
300

347,76

334,08

Lợi nhuận sau thuế

285,12

Lợi nhuận trước thuế

200
100
0
1
2006

2
2007


3
2008

Nguồn tin : Phòng kế toán
Nhìn vào biểu đồ doanh thu và lợi nhuận ta thấy được rõ nét tình hình hoạt
động kinh doanh ba năm gần đây. Với số tuyệt đối liên tục tăng qua các năm thể hiện
một điều rằng hiệu quả kinh doanh của công ty có xu hướng ổn định, phát triển bền
vững trong tương lai
Kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh của công ty
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng hàng năm, công tác tổ chức lao động
tiền lương ngày càng được củng cố, đời sống nhân viên ngày càng được ổn định và
được nâng cao.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các khoản nộp Ngân sách Nhà nước.
Ban giám đốc của công ty luôn nỗ lực phấn đấu để điều hành hoạt động kinh
doanh của công ty ngày càng tốt hơn, tìm kiếm các phương pháp cải tiến chất lượng
dịch vụ khách hàng, tạo uy tín đối với khách hàng.
Có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá cao và giàu kinh
nghiệm, có tác phong làm việc nhanh nhẹn, niềm nở…đó là ưu điểm của công ty và nó
đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong những ngành dịch vụ luôn tiếp xúc với khách
hàng.

12


Công ty có mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng Nhà nước như: Cục Hải
Quan, Ngân hàng, kho bạc Nhà nước… tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao
nhận của công ty.
Bảng 2.2. Tóm tắt Các Số Liệu về Tài Chính trong 2 Năm (2007-2008)


Số
TT

Năm

Chỉ tiêu

2007

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2

Các khoản giảm trừ doanh thu

3
4
5
6
7

44.255.226.125

2008
52.384.696.208
150.554.762

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp


44.255.226.125

52.234.141.446

38.022.190.906

43.882.648.401

6.233.035.219

8.351.493.045

Doanh thu từ hoạt động tài chính

33.729.809

12.601.347

Chi phí tài chính

1.096.539.696

1.162.406.076

Trong đó: chi phí lãi vay

458.641.101

792.821.201


dịch vụ
Gía vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ

8

Chi phí bán hàng

9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

5.040.753.060

6.819.299.389

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

129.472.272

382.388.927

11

Thu nhập khác


178.837.904

18.646.696

12

Chi phí khác

43.001.185

12.050

13

Lợi nhuận khác

135.836.719

18.634.646

14

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

265.308.991

401.023.573

15


Chi phí thuế TNDN hiện hành

74.286.517

99.685.856

16

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

17

Lơi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 191.022.474

301.337.717

Nguồn tin : phòng kế toán
Nhận xét
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 tăng so với năm 2007 là:
8.129.470.080 đồng cho thấy mức tiêu thụ sản phẩm tăng lên.
Nhìn vào bảng chỉ tiêu thì ta thấy công ty càng ngày càng phát triển, doanh thu
thuần tăng lên.

13


Tuy nhiên doanh thu từ hoạt động tài chính đã giảm so với năm 2007 là:
21.128.462 đồng.
2.5. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển của công ty
2.5.1 Thuận lợi

Những thuận lợi cơ bản đó là sự ổn định chính trị trong nước, các chính sách
khuyến khích, thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tạo cơ sở cho công ty chủ
động kinh doanh.
Sự hòa nhập kinh tế của Việt Nam trên thương trường quốc tế thúc đẩy kinh tế
phát triển tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể, đó là việc Việt Nam
đã trở thành viên chính thức của các tổ chức như: ASEAN, APEC…, và đặt biệt gần
đây nhất là WTO.
Các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng được cải tiến, đơn giản hóa và
nhanh chóng.
2.5.2. Khó khăn
Cơ chế chính sách của nhà nước đang trong thời kỳ đổi mới nên thường thay
đổi, chưa ổn định. Do đó việc nắm bắt được những chủ trương, chính sách của nhà
nước gặp nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.
Chưa có sự thống nhất, đồng bộ và kịp thời giữa các qui định, các văn bản của
chính phủ. Thực tế cho thấy văn bản của Bộ Tài Chính và Tổng Cục Hải Quan hay có
nhiều mâu thuẩn với nhau. Trong một thời gian ngắn một qui định có thể thay đổi
nhiều lần, thậm chí văn bản sau trái ngược văn bản trước. Cứ mỗi lần có sự thay đổi
Nghị Định của chính phủ thì kéo theo hàng loạt những thay đổi của thông tư hoặc các
văn bản hướng dẫn khác.
Sự tăng giá của đồng USD so với VNĐ, với tỷ giá thay đổi từng ngày là một
khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và của
doanh nghiệp nói riêng.
2.5.3. Phương hướng phát triển của công ty
Nâng cao chất lượng dịch vụ xuất nhập khẩu để tăng sức cạnh tranh cho công ty.
Tiếp tục công tác cũng cố, chấn chỉnh và bố trí sắp xếp lại đội ngũ nhân viên
giao nhận có phù hợp với hướng phát triển của công ty trong những năm sắp tới.
Tích cực tuyển dụng nhân tài để bổ sung và hoàn thiện hơn nữa đội ngũ nhân
viên công ty.
Tăng cường công tác bồi dưỡng và đào tạo cán bộ hiện có để nâng cao trình độ
nghiệp vụ.


14


2.6. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.6.1 Tổ chức công tác kế toán tại công ty
a) Hình thức tổ chức của bộ máy kế toán
Công tác kế toán có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nguồn vốn điều
hành các hoạt động kinh doanh, là nguồn thông tin, tin cậy cho các quyết định kinh tế.
Do vậy, tổ chức bộ máy kế toán hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đối với hầu hết các
doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Tiếp Vận Tam Long nói riêng.
Do đó công ty tổ chức sắp xếp bộ máy kế toán rất gọn nhẹ, theo kiểu tập trung,
toàn bộ công tác kế toán đều giải quyết ở phòng kế toán, nên thống nhất các thông tin
kế toán.
b) Niên độ kế toán
Bắt đầu tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12.
c) Phương pháp kế toán tài sản cố định
Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Giá thực tế.
Phương pháp khấu hao TSCĐ áp dụng theo đường thẳng.
d) Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Nguyên tắc đánh giá: Giá thực tế.
Phương pháp theo dõi hàng tồn kho : kê khai thường xuyên.
Để giảm nhẹ công việc ghi chép kế toán nhưng đảm bảo tính chính xác, đầy đủ
thông tin kế toán. Vì vậy công ty đã chọn nhật ký chung để phản ánh các nghiệp vụ
phát sinh trong công ty. Sổ nhật ký chung làm sổ kế toán căn bản dùng ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng tài khoản các
nghiệp vụ đó, làm căn cứ để ghi sổ cái. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi
nghiệp vụ phát sinh vào nhật ký chung theo trình tự thời gian.
2.6.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán gồm năm kế toán và một thủ quỹ. Đứng đầu là kế toán trưởng,

kế toán tổng hợp và các kế toán chi tiết phục vụ cho các hoạt động của bộ máy kế toán.

15


×