Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

NGHIÊN CỨU CÁCH ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN VŨNG TÀU ĐỐI VỚI VIỆC XỬ LÝ CHẤT THẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CÁCH ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN VEN BIỂN
VŨNG TÀU ĐỐI VỚI VIỆC XỬ LÝ CHẤT THẢI

PHAN THỊ HỒNG TIẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu cách ứng
xử của người dân ven biển Vũng Tàu đối với việc xử lý chất thải” do Phan Thị
Hồng Tiến, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

TS. Nguyễn Văn Ngãi
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gửi tới Cha Mẹ và những người thân trong gia đình lời cảm
ơn chân thành nhất, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện cho
con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Kinh Tế những người đã nhiệt
tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá tình học tập ở trường.
Gửi đến thầy TS. Nguyễn Văn Ngãi lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy
đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Chi Cục Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết trong
thời gian tôi tới thực tập ở Chi Cục.
Và cuối cùng, tôi xin gửi những tình cảm chân thành nhất đến các bạn lớp Kinh

Tế Tài Nguyên Môi Trường 31, cùng tất cả bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về
mặt tinh thần cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM. Ngày 20 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
Phan Thị Hồng Tiến


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THỊ HỒNG TIẾN. Tháng 06 năm 2009. “Nghiên Cứu Cách Ứng Xử
Của Người Dân Ven Biển Vũng Tàu Đối Với Việc Xử Lý Chất Thải”.

PHAN THI HONG TIEN. June 2009. “The behavior of the people Living
Around Vung Tau coastline of the waste treatment”.

Khóa luận nghiên cứu cách ứng xử của người dân ven biển Vũng Tàu đối với
việc xử lý chất thải. Với quan điểm tìm hiểu đánh giá ý thức của người dân về các vấn
đề môi trường, về cách quản lý môi trường của chính quyền địa phương để từ đó có
những chính sách và biện pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của cộng
đồng trong công tác bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở điều tra, khảo sát lấy ý kiến cộng đồng ở khu vực Bến Đình nhằm
xác định, nhận dạng các vấn đề môi trường cần quan tâm trong quá trình phát triển
kinh tế - du lịch – dịch vụ ở khu vực. Với nguồn số liệu điều tra được trong quá trình
phỏng vấn ngẫu nhiên 50 hộ dân sinh sống trong khu vực, đề tài sẽ xác định được các
cách thức mà người dân sử dụng để xử lý chất thải. Qua đó sẽ đề xuất các chính sách
nhằm quản lý tốt hơn về vấn đề xã thải của người dân trong khu vực.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung


2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi thời gian

2

1.3.2. Phạm vi không gian

2

1.3.3. Về nội dung

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4


2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan về thành phố Vũng Tàu

5

2.2.1. Lịch sử hình thành

5

2.2.2. Điều kiện tự nhiên

6

2.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội

9

2.2.4. Hạ tầng kỹ thuật

12

2.2.5. Khái quát tình hình phát triển kinh tế TP. VT

16

2.3. Tổng quan chung về khu Sao Mai – Bến Đình
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận

17
18
18

3.1.1. Một số khái niệm về môi trường, chức năng của môi trường và khái niệm
về ô nhiễm nguồn nước

18

3.1.2. Khái niệm về chất thải

19
v


3.1.3. Các nguồn phát sinh chất thải

20

3.1.4. Tác động của chất thải

23

3.1.5. Lý luận về cách ứng xử đối với việc gây ô nhiễm

24

3.1.6.Các nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu ý thức của người dân tại khu vực

nghiên cứu

26

3.2. Phương pháp nghiên cứu

28

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

28

3.2.2. Phương pháp mô tả

28

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

31

4.1. Mô tả mẫu điều tra

31

4.2. Tình hình chung về việc xã thải trong khu vực nghiên cứu

32

4.2.1. Đối với rác thải


32

4.2.1. Đối với nước thải

35

4.3. Đánh giá về chất lượng môi trường nước mặt ở khu vực nghiên cứu

36

4.4. Thực trạng môi trường ở ven biển khu vực Bến Đình qua khảo sát của người
dân.

38

4.5. Công tác quản lý môi trường của chính quyền địa phương

42

4.6. Đánh giá nhận thức của người dân về môi trường

45

4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm ý thức

50

4.8. Nhận xét về kết quả hồi quy của mô hình

53


4.9. Đề suất chính sách

54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58

5.1. Kết luận

58

5.2. Kiến nghị

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP

Thành Phố


TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

VT

Vũng Tàu

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

HĐND

Hội Đồng Nhân Dân

CHXHCN

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa

DS

Dân Số

SM-BĐ

Sao Mai - Bến Đình

ĐTV


Đơn vị tính

N

Nitơ

P

Phốt Pho

BVMT

Bảo Vệ Môi Trường

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạng

MT

Môi Trường

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Gia Tăng Tỷ Lệ Dân Số Thành Phố Vũng Tàu và Tình Hình Di Dân (Số Di

Dân, Nhập Cư)

10

Bảng 3.1. Thành Phần Rác Thải Sinh Hoạt

21

Bảng 3.2. Thành Phần Một Số Chất Thải Rắn ở Một Số Đô Thị ở Việt Nam Năm 2008
22
Bảng 3.3. Kỳ Vọng Dấu Cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng

29

Bảng 4.1. Mô tả Mẫu Điều Tra

31

Bảng 4.2. Sự Phân Bố Lao Động Trong Các Ngành Nghề Qua Điều Tra

32

Bảng 4.3. Khảo Sát Mức Độ Ô Nhiễm Của Môi Trường Xung Quanh

38

Bảng 4.4. Khảo Sát Nguyên Nhân Gây Ô Nhiểm Nước Ven Biển

39


Bảng 4.5. Các Vấn Đề Môi Trường Người Dân Phản Ánh

41

Bảng 4.6. Khảo Sát Mức Quan Tâm Của Chính Quyền Địa Phương Tới Vấn Đề Môi
Trường Người Dân Phản Ánh

42

Bảng 4.7. Khảo Sát Mức Độ Quan Tâm Của Người Dân Đối Với Môi Trường

45

Bảng 4.8. Mức Độ Tìm Hiểu Các Thông Tin Liên Quan Đến Môi Trường

46

Bảng 4.9. Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Môi Trường Đối Với Du Lịch Của Địa Phương49
Bảng 4.10. Khảo Sát Ý Kiến Của Người Dân Về Việc Ưu Tiên Giữa BVMT và Phát
Triển Du Lịch

50

Bảng 4.11. Các Thông Số Ước Lượng Của Hàm Ý Thức

51

Bảng 4.12. Kiểm Tra Lại Các Dấu Trong Thông Số Ước Lượng Mô hình

51


Bảng 4.13. R2aux của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

viii

533


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Bà Rịa – Vũng Tàu

7

Hình 2.2. Bãi Dứa

12

Hình 4.1. Hiện Trạng Xả Rác ở Các Hộ Kinh Doanh Hải Sản

33

Hình 4.2. Kết Quả Điều Tra Về Sự Hợp Tác Thu Gom Rác

34

Hình 4.3. Tình Trạng Xã Rác Bừa Bãi ở Bến Đình

37


Hình 4.4. Khảo Sát Mức Độ Tham Gia Công Tác Bảo Vệ Môi Trường Của Người Dân
Trong Khu Vực

40

Hình 4.5. Khảo Sát Mức Độ Phản Ánh Của Người Dân Với Chính Quyền Địa Phương

41

Hình 4.6. Khảo Sát Hình Thức Thông Tin Của Chính Quyền Địa Phương

43

Hình 4.7. Khảo Sát Các Lĩnh Vực Cần Tăng Cường Trong Công Tác Bảo Vệ Tài Nguyên
Môi Trường

44

Hình 4.8. Khảo Sát Trách Nhiệm Của Các Cá Nhân, Tổ Chức Trong Công Tác Bảo Vệ Môi
Trường

45

Hình 4.9. Hình Thức Tìm Hiểu Các Thông Tin Liên Quan Đến Môi Trường Của Người
Dân

47

Hình 4.10. Sự Ảnh Hưởng Của Môi Trường Đối Với Sức Khỏe Người Dân


47

Hình 4.11. Mức Độ Ảnh Hưởng Của Du Lịch Đối Với Môi Trường

48

Hình 4.12. Khảo Sát Ý Kiến Của Người Dân Về Việc Tiến Hành Công Tác Bảo Vệ Môi
Trường

49

Hình 4.13. Xác Định Mức Thuế Tối Ưu

566

ix


DANH MỤC PHỤ MỤC
Phụ lục 1: Kết quả ước lượng mô hình ý thức dạng tuyến tính
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn người dân

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Thành phố Vũng Tàu không chỉ nổi tiếng là một trung tâm dầu khí lớn nhất cả

nước mà nó còn là một địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Vũng Tàu là một khu
nghỉ mát lý tưởng thu hút được một lượng lớn du khách đến tham quan mang lại
nguồn lợi nhuận đáng kể cho người dân ở Vũng Tàu và có đóng góp không nhỏ vào sự
phát triển chung của đất nước.
Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây, khi nền kinh tế ở đây đang ngày càng
phát triển, số lượng du khách đến tham quan du lịch gia tăng thì lượng chất thải đổ ra
ngoài môi trường đặc biệt là ở vùng ven biển và mặt biển ngày càng nhiều hơn đây là
một vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm.
Nắm bắt được lợi thế về tiềm năng thu hút khách du lịch ở Vũng Tàu nhiều cơ
sở kinh doanh, nhà hàng - khách sạn đã được xây dựng nhằm đám ứng tốt hơn nhu cầu
của du khách. Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên Cứu phát triển và an toàn dầu khí
(thuộc petro Việt Nam) ở Bến Đình, mỗi ngày có hàng chục chất thải như: cặn dầu, rác
và nước thải sinh hoạt, xác tôm cá từ súc rửa tàu thuyền đánh bắt hải sản… được
“tống” xuống biển. Cùng với sự nhộn nhịp của các tàu thuyền ra vào trên kênh là hoạt
động tiếp tế lương thực, thực phẩm, trao đổi mua bán nhớt tàu đã qua sử dụng…của
lực lượng đò chèo. Mặt khác, do sự phát triển mạnh mẽ của một bộ phận dân cư ven
kênh không theo quy hoạch cũng đang làm ô nhiễm môi trường trầm trọng, chất thải từ
những làng nổi Lò Than, Co Mát, Vũng Sình,.v.v. khu nhà trọ, khu giải trí phục vụ
ngư dân và các khu vực kinh doanh, buôn bán,v.v. đều được đổ xuống kênh, làm cho
con kênh ngày càng ô nhiễm hơn, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của khách du lịch và
những người dân ở khu vực này. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cho chính quyền và các
cơ quan chức năng cần có các giải pháp tốt hơn trong công cuộc quản lý của mình để
hạn chế tối đa lượng chất thải đổ ra dòng kênh. Trong quá trình nguyên cứu để tìm ra


các giải pháp nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Làm sao để cho người dân thấy được tầm
quan trọng của việc giữ gìn nguồn sạch sẽ? Họ sẽ bị thiệt hại như thế nào nếu cứ tiếp
tục phác thải trực tiếp lượng chất thải đó ra biển? Hay việc phác thải đó sẽ ảnh hưởng
như thế nào đến việc phát triển du lịch của thành phố biển Vũng Tàu?
Trước tình hình trên, được sự hướng dẫn và chấp nhận của thầy TS. Nguyễn

Văn Ngãi, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu cách ứng xử của người
dân ven biển Vũng Tàu đối với việc xử lý chất thải”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu cách thức mà người dân sử dụng để xử lý chất thải ở khu vực ven biển
Bến Đình – TP. Vũng Tàu và tìm ra biện pháp thích hợp giúp người dân và chính
quyền xử lý chất thải tốt hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích được tình hình ô nhiễm ở khu vực Bến Đình – TP. Vũng Tàu.
- Tìm hiểu được cách thức mà người dân sử dụng để xử lý chất thải (chất thải ở
đây bao gồm: nước thải và rác thải).
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức.
- Tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân
và cộng đồng, làm giảm thiểu tối đa lượng chất thải chưa qua xử lý thải trực tiếp ra
môi trường biển.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 2/2009 đến 6/2009
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành khảo sát khu vực dân cư sinh sống và kinh doanh, buôn
bán, ở khu vực Bến Đình, thành phố Vũng Tàu.
Khu vực Bến Đình được chọn làm khu vực tập trung nghiên cứu của đề tài bởi
vì: ở Bến Đình lượng dân cư tập trung sinh sống và kinh doanh, buôn bán nhiều, trong
khi đó hệ thống xử lý nước thải của TP. Vũng Tàu chưa hoàn chỉnh nên Bến Đình là
nơi gánh chịu hậu quả của ô nhiễm môi trường của một lưu vực rộng khoảng 230ha
bao gồm nước thải của khu dân cư tại đây và của khu vực lân cận.
2


1.3.3. Về nội dung

Có nhiều nguyên nhân làm cho khu vực nước ở Bến Đình có nguy cơ ô nhiễm
như: kinh doanh buôn bán hải sản, nước thải từ khu vực vựa cá, mùi hôi thối từ lượng
rác thải vứt bừa bãi ở ven biển,… Trong đó lượng chất thải từ khu vực dân cư sống và
kinh doanh, buôn bán ở ven kênh có ảnh hưởng không nhỏ, làm ảnh hưởng tới cảnh
quan, sức khỏe của người dân, việc khai thác và nuôi trồng thủy sản,…Trong phạm vi
nghiên cứu, đề tài chủ yếu tập trung chú trọng cách thức mà người dân sống ven kênh
sử dụng để xử lý lượng rác thải, nước thải ra và ảnh hưởng của cách thức xử lý đó tới
môi trường như thế nào.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm có 5 chương.
Chương 1: Là chương mở đầu, gồm có bốn phần chính: đặt vấn đề, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về tài liệu nghiên cứu, tổng quan về các điều kiện tự
nhiên - kinh tế - xã hội của thành phố Vũng Tàu, cơ sở kỉ thuật và tổng quan chung về
khu vực Sao Mai - Bến Đình.
Chương 3: Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu: khái niệm, nội dung có
liên quan đến chất thải, lý luận về cách ứng xử đối với việc gây ô nhiễm và các
phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Chương 4: Chương kết quả nghiên cứu và thảo luận, trình bày chi tiết về kết quả đạt
được trong bài nghiên cứu và đề xuất chính sách nhằm làm giảm bớt lượng rác thải ra
ngoài môi trường.
Chương 5: Nêu lại các kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu một cách ngắn
gọn, ý nghĩa. Đồng thời đưa ra các kiến nghị giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
của người dân và cộng đồng.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về cách ứng xử của người dân ven biển đối với việc xử lý chất thải
hiện nay là một hướng đề tài mới, các nghiên cứu ở nước ta về vấn đề này hiện nay rất
ít. Trong khi đó các tài liệu tham khảo ở nước ngoài thu thập được cũng không nhiều,
nên các tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Trong quá trình
làm đề tài tôi đã tiến hành điều tra thực tế từ khu vực nghiên cứu, xin số liệu từ Chi
cục Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, internet, tạp chí. Và đề tài
cũng đã sử dụng một số nghiên cứu của anh (chị) khóa trước, tuy nhiên mỗi đề tài
nghiên cứu có cách tiếp cận không hoàn toàn giống nhau.
Tác giả Nguyễn Ánh Hòa, 2002. Hồ Ngọc Dung, 2004. Trần Thị Thanh Trúc,
2008. Cùng nghiên cứu về thực trạng và giải pháp về vấn đề rác thải tại các địa điểm
khác nhau sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá hiện trạng và đề xuất các
giải pháp cho tình hình trên.
Phạm Hoàng Thủy Nguyên, 2006. Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý môi
trường dựa vào cộng đồng tại bán đảo Bình Quới – Thanh Đa. Đề tài đã cho thấy được
tầm quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.
Đỗ Ngọc Khoa, 2008. Đánh giá nhận thức của người dân về thực trạng môi
trường khu du lịch Ghềnh Ráng thành phố Quy Nhơn. Đề tài này cũng sử dụng
phương pháp thống kê mô tả, kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp cho chính quyền
địa phương thấy được rõ hơn vai trò của nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường và
thể hiện vai trò chủ trì của chính quyền trong công tác bảo vệ môi trường.
Tóm lại, các nghiên cứu trên là những tư liệu hữu ích giúp tôi thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, tôi cũng đã sử dụng một số bài giảng và tư liệu của thầy cô trong khoa
Kinh Tế nhằm thực hiện tốt hơn đề tài nghiên cứu. Trong phạm vi của đề tài nghiên


cứu, những đặc điểm của khu vực nghiên cứu được đi từ khái quát đến cụ thể và được
trình bày như sau:
2.2. Tổng quan về thành phố Vũng Tàu

2.2.1. Lịch sử hình thành
Vũng Tàu từng có tên là Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba làng đầu
tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam. Chữ tam Thắng là biến âm của Tam
Thoàn (tức Tam Thuyền).
Đây là ba chiếc thuyền do ba viên đội chỉ huy bảo vệ bà con đường thủy vào
Gia Định chống lại bọn cướp biển. Vào năm 1822 vua Minh mạng ban thưởng phẩm
hàm và cấp đất cho họ khai khẩn lập làng làm ăn sinh sống. Đội thuyền thứ nhất do
ông Phạm Đăng Dinh chỉ huy lập nên làng Thắng Nhất, đội thuyền thứ hai do ông Lê
Văn Lộc chỉ huy lập nên làng Thắng Nhì, đội thuyền thứ ba do ông Ngô Văn Huyền
chỉ huy lập nên làng Thắng Tam. Để nhớ ơn ông Phạm Văn Dinh là người đã lập ra
khu đất này, người ta đã lấy tên ông đặt cho con sông duy nhất ở Vũng Tàu: sông Dinh
và tên một dãy núi: núi Dinh.
Phía Bắc mũi đất ôm giếng Ngọc, phía Nam nối tiếp tới Ghềnh Rái và che chở
cho biển Cần Giờ một vịnh lớn được hình thành bởi các dòng sông, chảy ra biển, là
chố yên ổn cho tàu thuyền trú ngụ,v.v.". Hẳn do địa hình như vậy nên Vũng Tàu còn
có một cái tên khác là Thuyền áo (áo của Thuyền ). Trong bản đồ dinh Trấn Biên của
các chúa Nguyễn (Thế kỷ XVII ) của cuốn Biên Hoà Lược sử toàn biên, Vũng Tàu
ngày nay được ghi là thuyền áo.
Đầu thế kỷ XVI trên bản đồ thế giới, Vũng Tàu có tên là : Cinco Chagas
Veirdareiras (Năm vết thương của chúa cứu thế ), sở dĩ họ gọi như vậy vì nơi đây có
năm ngọn núi, người đi biển dễ nhận thấy từ ngoài xa, biểu tượng của niềm vui, của sự
cứu giúp đối với họ. Trong thời Pháp thuộc Vũng Tàu còn có một tên gọi khác là Ô
Cấp hoặc Cấp. Khi nói đến Vũng Tàu hay Ô Cấp, nếu để ý đến ngữ nghĩa của các từ sẽ
thấy Vũng Tàu không giống như Ô Cấp, bởi Vũng Tàu là vùng nước sâu để cho
thuyền đậu, còn Ô Cấp là mũi đất chạy ra biển. Nhưng chúng đều được dùng chung để
chỉ một vùng đất vùng biển. Ở đây khác nhau chỉ là cách đặt tên thao mũi đất chỗ lồi
hướng ra biển, người phương Đông đặt tên theo vũng chỗ lõm (hướng vào đất liền),
thể hiện một tâm lý nào đó về cách nhìn ra thế giới bên ngoài.
5



2.2.2. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thành phố Vũng Tàu nằm ở phía Nam của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách thành
phố Hồ Chí Minh 125km về hướng Đông Nam, từ VT ta có thể đi tới TP. HCM dọc
theo quốc lộ 51 khoảng 120 phút bằng xe hơi hoặc cũng có thể đi tàu khoảng 90 phút.
VT tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, với
tỉnh Bình Thuận ở phía Đông, còn phía Nam giáp Biển Đông.
Vũng Tàu là đô thị loại II và là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Địa hình
Vũng Tàu bao gồm một bán đảo được chia thành 12 phường và một xã đảo Long Sơn
cách trung tâm thành phố Vũng Tàu khoảng 10 km theo đường chim bay. Vũng Tàu có
ba mặt giáp biển với chiều dài bán đảo 20km, còn lại phía Bắc giáp thị xã Bà Rịa.
Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từ
Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất liền như
một dải đất có chiều dài khoảng 14km và chiều rộng khoảng 6km. Đây là nơi người ta
có thể ngắm nhìn biển Đông cả khi mặt trời mọc lẫn lúc hoàng hôn.
Diện tích: 149,29km2 .
Dân số tính đến cuối năm 2006 đạt khoảng 397.691 người.
Mật độ dân số trung bình là 1,884 người/km2. Với mật độ này thì thành phố Vũng Tàu
có dân số tập trung đông nhất toàn Tỉnh.
Với vị trí là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng ra biển Đông,
Vũng Tàu có tiềm năng lớn trong việc lưu thông hàng hoá bằng các tuyến đường bộ và
đường thuỷ, đặc biệt là có tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh
tế biển như: công nghiệp khai thác dầu khí, cảng biển và vận tải biển, khai thác chế
biến hải sản, du lịch,.v.v..

6


H.2.1. Bản Đồ Bà Rịa – Vũng Tàu


Nguồn: www.cpv.org.vn
b) Khí hậu và thời tiết
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 độ C, tháng
cao nhất khoảng 28,6 độ C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400
giờ. Lượng mưa trung bình 1500 ẩm. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu theo
hai mùa: mưa và khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có gió mùa Tây Nam, còn
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa Đông Bắc.
c) Thủy văn
Nước biển: Nhiệt độ trung bình từ 25 – 290C; thường xuyên có độ mặn 32-35%.
Thuỷ triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đều có hai lần thuỷ triều lên xuống.
Biên độ triều lớn nhất là từ 4-5m.
d) Hệ thống sông rạch
Sông lớn nhất của thành phố là sông Dinh, dài 11 cây số, nằm về phía Tây Bắc.
Phía Đông Bắc có rạch Cây Khế dài sáu cây số. Rạch Bà nằm chính giữa thành phố,
làm ranh giới của hai khu phố Thắng Nhứt và Phước Thắng, dài gần 8 cây số. Tại khu
phố Thắng Nhì, phía Nam cù lao Bến Đình có rạch Bến Đình. Về phía Đông khu phố
Phước Thắng, nơi Cửa Lấp, có ba con rạch dẫn nước vào thành phố là rạch Suối Nước,
rạch Sông Cái và rạch Ông Năm.

7


Thành phố có nhiều bưng sen khá lớn (bưng là vùng đầm lầy nước đọng, đất ít
cát hoặc không có cát), rộng 406 mẫu, chạy dài từ chân núi Tao Phùng thuộc khu phố
Thắng Tam đến trung tâm khu phố Thắng Nhứt và kể từ đó, các bưng sen này được
nối tiếp bởi rừng Bần chạy đến rạch Cây Khế.
e) Bãi biển
Vũng Tàu có bờ biển trải dài 20km, hầu hết là ghềnh đá nhấp nhô từ chân Núi

Lớn và Núi Nhỏ chạy ra biển. Từ rặng Bồng Đào đến Mũi Nghinh Phong, bờ biển
được tạo bởi những vách đá dựng đứng, có một cửa sông và bờ vịnh kín gió thuận lợi
cho tàu bè thả neo. Thành Phố Vũng Tàu có nhiều bãi biển như Bãi Sau (Thùy Vân),
Bãi Trước (Tầm Dương), Bãi Dâu (Phương Thảo), Bãi Dứa (Hương Phong), Bãi Vọng
Nguyệt (Bãi Ô Quắn ở mũi Nghinh Phong) và Bãi Lăng Du. Từ Bãi Vọng Nguyệt nhìn
ra bờ biển có Hòn Bồng Đảo (Hòn Bà).
f) Núi non
Vũng Tàu có hai ngọn núi nằm ở phía Tây Nam thành phố. Núi Lớn (còn gọi là
Tương Kỳ) diện tích khoảng 400ha, gồm các đỉnh Núi Lớn (245m), Vũng Mây
(220m), Hòn Sụp (215m). Núi Nhỏ (còn gọi là Tao Phùng) cao 1m, diện tích khoảng
180ha.
g) Đất và đồi cát
Vũng Tàu có dãy đồi cát nằm song song với bãi biển chạy từ chân Núi Nhỏ đến
Cửa Lấp dài khoảng 10km, cao từ 4m đến 12m. dãy đồi cát này ngăn cản các luồng
gió mạnh từ biển thổi vào theo hướng Đông Nam giúp bảo vệ hoa màu và cây cối.
Đất Vũng Tàu nhiều cát, ít phù sa, nên không thích hợp cho việc trồng lúa. Các
hoa màu khác gồm có rau, cá, khoai mì,.v.v. nhưng cũng chỉ cung ứng cho toàn thành
phố. Xóm Rẫy ở Thắng Tam chuyên sản xuất rau cải. Đất cát Vũng Tàu rất thích hợp
cho các loại cây ăn trái như mãng cầu, nhãn, vú sữa, xoài, mận, ổi,.v.v. Dân chúng ở
Thắng Nhứt và Phước Thắng trồng khá nhiều mãng cầu.
h) Các mũi đá
Nơi đây có nhiều mũi đá cheo leo như mũi Đá trước tòa Bạch Dinh, mũi đá Cao
Trang ở đầu đường vòng Núi Lớn, mũi Nghinh Phong, đây là một nơi thu hút một
lượng lớn khách du lịch với sóng gió dồn dập, ba bề vách đá cheo leo vô cùng hùng
vỹ, quanh mũi có nhiều tảng đá lớn hình thù kì dị vô cùng lạ mắt.
8


Trên đường vòng quanh Núi Nhỏ sau khi qua khỏi bãi Vọng Nguyệt, có một
hòn đảo nhỏ như một trái núi nhô lên mặt nước. Khi thủy triều rút xuống người ta có

thể đi bộ qua đây qua một một bãi đá lởm chởm, đó là Hòn Bà.
2.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Tình hình kinh tế
Vũng Tàu có hai thế mạnh về phát triển dầu khí và du lịch.
Đối với dầu khí, trữ lượng dầu khí lớn ngoài khơi cùng với những điều kiện sẵn
có về kinh tế - xã hội là cơ sở để Vũng Tàu trở thành trung tâm dầu khí lớn nhất cả
nước. Hiện nay, phần lớn năng lực sản xuất của ngành dầu khí Việt Nam
(Petrovietnam) nằm ở thành phố Vũng Tàu và tuyệt đại đa số sản phẩm dầu mỏ và khí
đốt của Petrovietnam cũng được khai thác tại vùng biển Vũng Tàu.
Liên doanh dầu khí Vietsovpetro là biểu tượng cho sự thịnh vượng của ngành
dầu khí Việt Nam đồng thời cũng là biểu tượng cho tình hữu nghị Việt – Nga tại Vũng
Tàu. Với một dàn công nghệ trung tâm và 18 giàn khai thác khác, bộ máy thăm dò,
khai thác dầu khí khổng lồ của Vietsovpetro đang được vận hành bởi đội ngũ 6.000 kỹ
sư, công nhân Việt Nam và Nga. Trên địa bàn thành phố, các cơ sở hạ tầng phục vụ
cho dầu khí như điện – nước, nhà ở,.v.v. đã được xây dựng khá hoàn chỉnh. Khu nhà ở
năm tầng dành cho cán bộ, công nhân Việt Nam và Nga trong liên doanh Vietsovpetro
được đặt tên là khu nhà Hữu Nghị mà một phần trong đó được người dân thành phố
Vũng Tàu gọi thân mật là “Làng Nga”.
Bên cạnh dầu khí, khu công nghiệp tập trung Đông Xuyên, nằm không xa trung
tâm thành phố, rộng 160ha đã được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ
chủ yếu các dự án dịch vụ dầu khí, dịch vụ hàng hải, sử chữa tàu biển và các ngành
công nghiệp không độc hại. Ngoài ra ngành đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản cũng là
một thế mạnh, với khoảng 1.400 phương tiện, tổng công suất gần 10.000 CV, hằng
năm sản lượng đánh bắt đạt khoảng 42 – 45 ngàn tấn/năm. Sản lượng chế biến hải sản
nhiều nhất là hải sản đông lạnh phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Vũng Tàu cũng là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Doanh thu thương
mại và dịch vụ du lịch trên địa bàn đạt khoảng 2.300 tỷ/năm. Vũng Tàu hiện có
khoảng 4.500 nhà hàng – khách sạn, trong đó có 18 khách sạn đã được xếp hạng từ 1
đến 3 sao, với gần 1.300 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế.
9



b) Tình hình xã hội
Tình hình dân cư
Dân số khu vực thành phố Vũng Tàu tính đến cuối năm 2006 đạt khoảng
397.691 người, tỷ lệ gia tăng dân số chiếm khoảng 2,69 % trong đó tỷ lệ gia tăng cơ
học chiếm 1,34%.
Bảng 2.1. Gia Tăng Tỷ Lệ Dân Số Thành Phố Vũng Tàu và Tình Hình Di Dân (Số
Di Dân, Nhập Cư)
Chỉ Tiêu

ĐVT

Năm 2004

Dân số trung bình tăng do di dân Người 17.716

Năm 2005

Năm 2006

19.588

20.609

1,25

1,34

đô thị (chuyển đến trừ chuyển đi)

Gia tăng tỷ lệ cơ học

%

Dân số trung bình

Người 267.89

387.267

397.691

Gia tăng tỷ lệ DS

%

5,27

2,69

1,07

3,14

Nguồn tin: Công ty cổ phần đầu tư SM - BĐ
Đa số đồng bào sinh sống tại Vũng Tàu là người Kinh, chỉ có một số ít là người
Việt gốc Chàm. Các tôn giáo chính là Đạo Phật, Thiên Chúa, Cao Đài, thờ cúng Tổ
Tiên, Ông Bà.
Giáo dục
Hệ thống trường học được xây dựng đúng qui cách, phân bố đều ở các phường

trong thành phố. Tại Vũng Tàu, Trường Cao Đẳng Cộng Đồng do Hà Lan tài trợ đã
chính thức hoạt động. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có phân hiệu của một số
trường đại học như Đại học Mỏ Địa Chất, Đại Học Thủy Sản Nha Trang, Đại Học
Ngoại Ngữ Hà Nội, Đại Học Sư Phạm TP.HCM, Đại Học Hàng Hải, Đại Học Tài
Chính - Kế Toán, Đại Học Công nghệ TP.HCM... Các phân hiệu này đã đào tạo hàng
ngàn sinh viên trong nhiều ngành học khác nhau. Trường đại học Kỹ Thuật Swinbume
Vabis đang được triển khai tại Vũng Tàu.
Y tế
Bệnh viện Lê Lợi trực thuộc TP Vũng Tàu với 250 giường bệnh đă được nâng
cấp và đạt tiêu chuẩn ISO 9002. Đến nay, 100% phường, xã đã có trạm y tế.

10


Thể thao – Giải trí
Một số giải thi đấu lớn của khu vực và quốc tế đã diễn ra ở Vũng Tàu như giải
Cờ Vua Châu Á, giải cờ tướng các đội mạnh toàn quốc, giải quần vợt, bóng chuyền bãi
biển,.v.v. Đặc biệt, thành phố có nhà thi đấu đa năng 300 chỗ ngồi vừa khánh thành.
Du lịch
Với khí hậu mát mẻ, bãi biển quanh năm có ánh mặt trời, nhiệt độ trung bình
khoảng 270C; Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lý tưởng. Bờ biển (bao gồm nhiều đảo) dài
156km trong đó có 72km là những bãi biển cát trắng dành cho du lịch : Nhiều núi, đồi
và đụn cát, rừng thông và rừng nguyên sinh nằm dọc theo bờ biền duyên hải (khoảng
17000ha).
Những bãi cát dài, phẳng mịn, độ dốc thoai thoải, những con đường viền quanh
chân Núi Lớn và Núi Nhỏ, nối liền các di tích và danh thắng nổi tiếng như ngọn Hải
Đăng, Tượng Chúa Giang Tay, Niết Bàn Tịnh Xá, Bạch Dinh, Thích Ca Phật Đài,.v.v.
là những yếu tố thuận lợi tạo ra lợi thế thu hút khách du lịch. Mỗi năm thành phố này
đón bình quân ba triệu lượt du khách. Sự kết hợp hài hòa giữa quần thể thiên nhiên
biển, núi cùng kiến trúc đô thị và các công trình văn hóa như tượng đài, chùa chiền,

nhà thờ v.v. tạo cho Vũng Tàu có ưu thế của thành phố du lịch biển tuyệt đẹp, đầy
quyến rũ. Vũng Tàu không có mùa đông, do vậy các khu nghỉ mát có thể hoạt động
quanh năm. Với đặc điểm khí hậu, thời tiết và thiên nhiên ưu đãi, Vũng Tàu đã và sẽ
luôn là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước.
Đế giữ chân du khách, thành phố đã có nhiều dự án cải tạo, nâng cấp các bãi
biển cho sạch hơn như xây dựng Bãi Sau, cải tạo Bãi Trước, đầu tư xây đựng các khu
vui chơi giải trí, các khu mua sắm,.v.v. Hiện nay các dự án cáp treo Núi Lớn – Núi
Nhỏ, tháp truyền hình kết hợp các nhà hàng ngắm cảnh trên Núi Lớn, đã được hình
thành và đang tìm nguồn vốn đầu tư.

11


Hình 2.2. Bãi Dứa

Nguồn :www.baria-vungtau.gov.vn
2.2.4. Hạ tầng kỹ thuật
Các điều kiện hạ tầng kỷ thuật TP. Vũng Tàu được tổng hợp và trích dẫn từ
“Nghiên cứu bổ sung Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. VT đến năm 2020”.
a) Giao thông
Vũng Tàu có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, có một hệ thống giao thông
tốt như đường quốc lộ 51, 55, 56 nằm trên trục đường Xuyên Á. Từ Vũng Tàu, bạn có
thể tiến đến sân bay quốc tế Long Thành nằm dọc theo tuyến đường Xuyên Á hay lộ
cao tốc (đã được khoanh vùng), Tỉnh DN và các tỉnh Cao Nguyên dọc theo quốc lộ 56,
nhiều cảng biển nối liền với các điểm đến trong nước và quốc tế.
Đặc biệt đường quốc lộ 51 vừa được nâng cấp từ hai làn xe lên bốn làn xe đi lại
rất thuận tiện, nhanh chóng. Từ Vũng Tàu đi TP.HCM chỉ mất khoảng 2 - 2,5 giờ xe
ôtô chạy. Đường biển có thể đi đến khắp các nơi trong nước và quốc tế trong đó có hai
tuyến chở khách quan trọng là tuyến Vũng Tàu đi TP.HCM bằng tàu Cánh Ngầm và
tuyến Vũng Tàu đi Côn Đảo. Về đường sông có các tuyến từ Vũng Tàu đi các Tỉnh

Miền Tây Nam Bộ và Vũng Tàu đi Long Sơn. Có thể nói giao thông đường thủy của
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hết sức thuận lợi, có tiềm năng lớn để phát triển. Về đường
hàng không, hiện Vũng Tàu có hai sân bay dùng cho máy bay trực thăng lên xuống
phục vụ cho việc thăm dò, khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từ Vũng Tàu đi
12


Côn Đảo, TP.HCM hoặc Singapore, sân bay có đường băng dài 1.800m. Tóm lại TP
Vũng Tàu là nơi có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới đường sông thuận lợi
cho việc giao thương, buôn bán các tỉnh lân cận và quốc tế.
b) Đường thủy
TP. VT có vị trí và điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho việc phát triển hệ thống
cảng sông và cảng biển. Hiện tại TP.VT có một số cảng như sau:
Cảng Dầu Khí (Vietsopetro) nằm trên sông Dinh cầu cảng dài 1278, có mớm
nước 8-12m cho tàu 10.000 DWT cập bến. Cảng dịch vụ dầu khí (PTSC) nằm trên
sông Dinh cầu cảng dài 450 +120m cho tàu 10.000 DWT cập bến cung ứng dầu, hàng
hóa, thiết bị cho ngành dầu khí. Cảng do Công ty dịch vụ khai thác dầu khí quản lý.
Cảng xuất nhập khẩu Cát Lở là cảng địa phương, cầu cảng có chiều dài 250m, có khả
năng cho tàu 5.000 DWT cập bến, hiện nay cảng đang ngừng hoạt động. Cảng dầu K2
trên sông Dinh, cầu cảng dài 330m, phần cầu chính dài 100m cho tàu 5000 DWT cập
bến, đây là cảng chuyên dụng do Công ty xăng dầu quản lý. Cảng cá Bến Đình dài
230m và cảng cá Bến Đá tại đảo Long Sơn dài 70m. Bến tàu cá khu vực Bãi Trước:
hiện nay đang làm ô nhiễm khu vực này.
Ngoài ra còn có: Một số cầu cảng Hải Quân do quân đội quản lý nằm trên sông
Dinh. Bến tàu khách đi Côn Đảo và các tỉnh miền Tây: Hiện nay chưa có bến cố định,
vẫn đi tạm ở các cầu tàu Hải Quân, điều này gây nhiều trở ngại cho việc đi lại của
hành khách. Bến tàu khách cánh ngầm đi TP.HCM hiện nay đang đón và trả khách tại
chân núi Nhỏ, phía trước khách sạn Hải Âu, song hiện nay chưa có cầu cảng và nhà ga
hoàn chỉnh để phục vụ khách.
c) Hàng không

Vũng Tàu hiện có một sân bay cấp 2 nằm ngay trong thành phố, diện tích
125ha, đường băng 90 x 1800m, sân bay hiện nay chủ yếu có máy bay trực thăng phục
vụ cho công tác thăm dò, khoan, khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu nạn và các dịch vụ
khác. Sân bay này không có khả năng mở rộng, hơn nữa với sự phát triển không ngừng
của một thành phố du lịch, việc tồn tại một sân bay trong lòng thành phố gây ảnh
hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sự phát triển đô thị.

13


Đánh giá chung
TP. Vũng Tàu có vị trí thuận lợi, có sẳn tiềm năng rất lớn về vận tải biển, gần
đường hàng hải quốc tế, là đầu mối giao thông quốc tế bằng đường biển rất thuận lợi
của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Song hiện nay đường biển đảm nhận 30% về
hàng hóa và chỉ 3% về hành khách. Tương lai cần xây dựng hệ thống cảng biển hiện
đại để phát huy thế mạnh này tạo điều kiện cho vận tải đường thủy ở Vũng Tàu thu hút
được nhiều hàng hóa và cả hành khách. Ngoài ra, cần thiết phải nạo vét khơi thông
dòng chảy một số con sông lớn tạo điều kiện cho vận tải đường thủy nội địa phục vụ
các khu công nghiệp ở khu vực bờ sông Dinh.
d) Thoát nước
Hệ thống thoát nước là hệ thống cống chung thu nước mưa và nước bẩn. Hầu
hết các hộ dân có thiết bị vệ sinh và có bể tự hoại nhưng do hệ thống cống đô thị
không đồng bộ, chắp vá do nhiều cơ quan thiết kế và thi công nên việc thoát nước qua
bể tự hoại chủ yếu là qua giếng thấm. Kết cấu gồm hai loại chủ yếu là cống tròn và
nương nắp đan.
Hướng thoát nước: Nước xã tự nhiên không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường,
hiện nay đã xây dựng hệ thống cống bao nước bẩn tại Bãi Trước. Tuy vậy vẫn không
triệt để, nước bẩn vẫn xã ra rất mất vệ sinh. Hồ Bầu Sen hiện nay vẫn làm chức năng
điều hòa, nước bị ô nhiễm nặng không đảm bảo yêu cầu vệ sinh của một công viên
thành phố. Một số tuyến cống xây dựng mới trên đường Lê Hồng Phong, Trương

Công Định, Nguyễn Du đã giải quyết thoát nước cho một số khu vực nhưng vẫn còn
một vài điểm bị ngập úng khi mưa to do kích thước cống nhỏ, giếng thu nước thiếu
không đáp ứng được lưu lượng thoát nước như khu Lam Sơn, khu chợ Cũ, Lê Lợi,.v.v.
Hệ thống mương dẫn từ hồ Bầu Sen, Bầu Trũng, cống điều tiết Rạch Bà, cống
điều tiết Hải Đăng và qua khu vực phường 10 có tiết diện mương hình thang B = 1m1,5m; m = 1-1,5. Cống điều tiết Rạch Bà và cống điều tiết Hải Đăng có bốn cửa có van
đóng mở bằng cơ học, hiện nay hai cống này hoạt động tốt phục vụ đắc lực cho nông
nghiệp

14


e) Cấp nước
Hiện nay thành phố Vũng Tàu sử dụng nước của nhà máy nước Sông Dinh, có
công suất 30.000m3/ngày, dây chuyền xử lý nước như sau: Nhà máy nước Sông Dinh
đặt tại thị xã Bà Rịa, dẫn nước từ Vũng Tàu bằng tuyến ống 760mm, chiều dài 23km
về trạm bơm tăng áp tại thành phố Vũng Tàu.
Trạm bơm tăng áp đặt 4 bơm Liên Xô có Hb = 45m, CS = 75w. Bể chứa nước
tại khu tăng áp có W = 6.800m3. Một đài nước đặt trên núi Lớn w = 3.400m3, cốt đáy
H = 42m, có hai đường ống 600mm, một ống cấp nước lên đài và một ống dẫn nước từ
đài xuống.
Hiện nay tiêu chuẩn cấp nước ở Vũng Tàu đạt 120 l/người/ngày, đạt 70% dân
số được cấp nước. Tỷ lệ thất thoát là 22%. Mạng lưới đường ống hiện còn tốt, áp lực
nước điểm cuối mạng lưới đủ cấp cho nhà hai tầng. Tổng chiều dài mạng lưới là 86km
gồm: ống gang và nhựa PVC.
f) Cấp điện
Thành phố Vũng Tàu được cấp điện từ hệ thống điện miền Nam 110 KV mà
trực tiếp là nhà máy điện Bà Rịa. Sân phân phối điện của nhà máy điện Bà Rịa có ba
cấp điện áp: Điện áp máy phát: 11,5KW, điện áp tăng áp: 110KV và 220KV. Ngoài ra,
tại cảng dầu khí của liên doanh dầu khí Vietsopetro có một trạm phát điện diezel.
Nhận xét hiện trạng: Tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Vũng Tàu

cao, nguồn và lưới điện (kể cả cao, trung và hạ thế) đã đáp ứng được yêu cầu gia tăng
của phụ tải.
g) Hệ thống thoát nước bẩn
Hệ thống thoát nước bẩn của thành phố Vũng Tàu hiện tại là hệ thống chung
cho cả nước bẩn và nước mưa. Mật độ cống phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở
khu vực trung tâm thành phố. Kết cấu các tuyến cống chủ yếu là cống ngầm bằng bê
tông cốt thép, có kích thước D600 – D1500mm. Hướng thoát nước là ra các hồ Á
Châu, Bàu Sen, Rạch Bà và ra sông Dinh.
Tại khu vực Bãi Trước đã xây dựng tuyến cống bao D500mm và trạm bơm
nước bẩn công suất 2.250m3/ngđ. Trạm bơm này thu nước bẩn dồn về hồ Bàu Sen

15


×