Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.4 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
BÔNG VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ BẢO NGỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Quá Trình
Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Bông Việt
Nam” do Nguyễn Thị Bảo Ngọc, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành Kế toán, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

Trần Văn Mùa
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________
Ngày
tháng
năm

____________________________
Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin cảm ơn sâu sắc nhất đến bố mẹ, bố mẹ đã sinh ra con, nuôi
nấng, chăm sóc con, cho con ăn học đến ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm đã dạy
dỗ tận tình, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học
tập tại trường. Và đặc biệt là thầy Trần Văn Mùa đã chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành
luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị trong Công Ty
Cổ Phần Bông Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại
Công ty, đặc biệt là các cô và chị trong phòng Kế toán đã giúp em tiếp cận công tác kế
toán của công ty và học hỏi kinh nghiệm thực tế.
Cuối cùng, cảm ơn tất cả bạn bè tôi, đã luôn bên tôi, chia sẻ những vui buồn
cùng tôi trong suốt những năm tháng sinh viên.


TP.HCM, ngày…… tháng……năm…….
Sinh viên
Nguyễn Thị Bảo Ngọc


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ BẢO NGỌC. Tháng 07 năm 2009. “Kế toán quá trình tiêu
thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty Cổ Phần Bông Việt Nam”.
NGUYEN THI BAO NGOC. July 2009. “Products consuming accounting
and consuming result accounting at Viet Nam Cotton Joint Stock Company”.
Nội dung của đề tài là mô tả công tác kế toán quá trình tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả kinh doanh năm 2008 tại Công Ty Cổ Phần Bông Việt Nam dựa trên
nguồn số liệu thu thập được từ các phòng ban của công ty đặc biệt là phòng kế toán.
Từ việc tìm hiểu thực tế, đưa ra những kết luận, đánh giá ưu, khuyết điểm và đề
xuất các kiến nghị giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

ix


Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam


3

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty

3

2.1.2. Giới thiệu về công ty

4

2.1.3. Ngành, nghề kinh doanh của Công ty

5

2.1.4. Cơ cấu tổ chức, quản lý và kiểm soát

6

2.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty

7

2.2.1. Hình thức tổ chức

7

2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

8


2.2.3. Nội dung của tổ chức công tác kế toán tại Công ty

9

2.3. Những thuận lợi, khó khăn và định hướng chung trong năm 2009

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

14
14

3.1.1. Kế toán quá trình tiêu thụ thành phẩm

14

3.1.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

34

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

34


3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

34

3.2.3. Phương pháp mô tả

34

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
v

35


4.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

35

4.1.1.Hình thức bán hàng

35

4.1.2. Thủ tục chứng từ và luân chuyển chứng từ

36

4.2. Kế toán giá vốn hàng bán

45


4.2.1.Giá khoán

45

4.2.2. Phương pháp tính giá vốn

46

4.2.3. Tài khoản sử dụng

47

4.3. Kế toán các khoản giảm trừ vào doanh thu

49

4.3.1. Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán

49

4.3.2. Chiết khấu thương mại

49

4.4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

49

4.4.1. Tài khoản sử dụng


49

4.4.2. Một số nghiệp vụ minh họa

49

4.5. Kế toán chi phí tài chính

50

4.5.1. Tài khoản sử dụng

50

4.5.2. Một số nghiệp vụ minh họa

51

4.6. Kế toán chi phí bán hàng

51

4.6.1. Tài khoản sử dụng

51

4.6.2. Một số nghiệp vụ minh họa

52


4.7. Kế toán chi phí quản lý DN

53

4.7.1. Tài khoản sử dụng

53

4.7.2. Một số nghiệp vụ minh họa

54

4.8. Kế toán các hoạt động khác

59

4.8.1. Kế toán thu nhập khác

59

4.8.2. Kế toán chi phí khác

60

4.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

62

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


66

5.1. Kết luận

66

5.2. Kiến nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

PHỤ LỤC
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CCDC


Công cụ dụng cụ

CP

Chi phí

Cty

Công ty

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu



Hóa đơn

HH

Hàng hóa

KH

Khách hàng


KQKD

Kết quả kinh doanh

PHU

Phiếu hoàn ứng

PNK

Phiếu nhập kho

TGNH

Tiền gửi ngân hàng

Thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng

Thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp

TK

Tài khoản

TP


Thành phẩm

TSCĐ

Tài sản cố định

VP

Văn phòng

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các Chi Nhánh của Công Ty

4

Bảng 4.1. Sổ Tổng Hợp TK Doanh Thu Bán HH Năm 2008

41

Bảng 4.2. Sổ Tổng Hợp TK Doanh Thu Bán Các TP Năm 2008

42

Bảng 4.3. Sổ Tổng Hợp TK Doanh Thu CCDV Năm 2008

44


Bảng 4.4. Sổ Tổng Hợp TK Doanh Thu Bán TP (BX…Nội Bộ) Năm 2008

44

Bảng 4.5. Sổ Tổng Hợp TK Doanh Thu CCDV (Nội Bộ) Năm 2008

45

Bảng 4.6. Bảng Tổng Hợp Doanh Thu BH & CCDV Toàn Cty Năm 2008

45

Bảng 4.7. Sổ Tổng Hợp TK Giá Vốn Hàng Bán Năm 2008

48

Bảng 4.8. Bảng Tổng Hợp Giá Vốn Hàng Bán Toàn Cty Năm 2008

48

Bảng 4.9. Sổ Tổng Hợp TK Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính Năm 2008

52

Bảng 4.10. Bảng Tổng Hợp Doanh Thu Hoạt Động TC Toàn Cty Năm 2008

50

Bảng 4.11. Sổ Tổng Hợp TK Chi Phí Tài Chính Năm 2008


54

Bảng 4.12. Bảng Tổng Hợp Chi Phí TC Toàn Cty Năm 2008

51

Bảng 4.13. Sổ Tổng Hợp TK Chi Phí Vận Chuyển TP Năm 2008

60

Bảng 4.14. Bảng Tổng Hợp Chi Phí Bán Hàng Toàn Cty Năm 2008

53

Bảng 4.15. Sổ Tổng Hợp TK Chi Phí Đồ Dùng VP, Tài Liệu Năm 2008

55

Bảng 4.16. Sổ Tổng Hợp TK Chi Phí Quảng Cáo Năm 2008

56

Bảng 4.17. Sổ Tổng Hợp TK Điện Năm 2008

57

Bảng 4.18. Sổ Tổng Hợp TK Chi Phí Tiếp Khách, Hội Nghị Năm 2008

58


Bảng 4.19. Sổ Tổng Hợp TK Chi Phí Khác Năm 2008

59

Bảng 4.20. Bảng Tổng Hợp Chi Phí Quản Lý DN Toàn Cty Năm 2008

59

Bảng 4.21. Bảng Tổng Hợp Thu Nhập Khác Toàn Cty Năm 2008

60

Bảng 4.22. Sổ Tổng Hợp TK Chi Phí Khác Năm 2008

62

Bảng 4.23. Bảng Tổng Hợp Chi Phí Khác Toàn Cty Năm 2008

62

Bảng 4.24. Bảng Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2008

64

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
 


 Trang

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý

6

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán tại Công Ty

8

Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán tại Công Ty

11

Hình 2.4. Sơ Đồ Kế Toán Vận Dụng trên Máy

1212

Hình 4.1. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ

3737

Hình 4.2. Quy trình khách hàng thanh toán

39

ix



DANH M C PH  L C 
Phụ lục 1. Giấy Đề Nghị Xuất Bông Xơ
Phụ lục 2. Bảng Kê Xuất Sản Phẩm
Phụ lục 3. Sổ Nhật Ký Chung
Phụ lục 4. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
Phụ lục 5. Bản Thuyết Minh BCTC
Phụ lục 6. Danh Mục Tài Khoản Kế Toán
Phụ lục 7. Danh Mục Chứng Từ

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của tổ chức thương mại thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã thực sự trở thành
nền kinh tế thị trường, có những bước tiến mạnh mẽ và đang hòa mình vào dòng phát
triển của kinh tế thế giới. Đứng trước xu thế này, doanh nghiệp nào cũng muốn tồn tại
và phát triển lâu dài, mục đích cuối cùng của họ là lợi nhuận, làm thế nào để đạt lợi
nhuận một cách cao nhất mà chi phí bỏ ra là thấp nhất. Để làm được điều đó họ cần
xem xét các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ, quản lý được chi
phí, dự đoán xu hướng phát triển và nhu cầu xã hội.
Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam là một trong những doanh nghiệp đã có
những đổi mới trong kinh doanh để tồn tại và phát triển theo xu thế trên. Một trong
những nội dung mà công ty đã và đang chú trọng trong việc tổ chức quản lý và đổi
mới đó là: “Quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh”.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích tình hình thực tế tại Công ty Cổ Phần
Bông Việt Nam. Em xin chọn đề tài “Kế Toán Qúa Trình Tiêu Thụ Và Xác Định Kết

Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Bông Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của
mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả cách hạch toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Bông
Việt Nam, từ đó đưa ra những ưu và nhược điểm của hệ thống kế toán hiện hành, đề
xuất những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở Cty.
Với mục đích học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các anh chị làm công tác kế
toán tại Cty, đồng thời vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để tìm hiểu sâu hơn về
công tác Kế toán nói chung cũng như Kế toán xác định KQKD nói riêng.


Mong muốn được tiếp xúc trực tiếp với những loại chứng từ, quy trình luân
chuyển chứng từ, tài khoản sử dụng, cách thức hạch toán, phương pháp ghi sổ các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Khóa luận nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi như sau:
Nội dung nghiên cứu: Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam.
Về không gian: Khóa luận được nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Bông Việt
Nam.
Về thời gian: Từ 02/03/2009 đến 30/05/2009
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1. Đặt vấn đề: Nêu tóm tắt sự cần thiết của đề tài, mục tiêu và phạm vi
nghiên cứu, sơ lược cấu trúc của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan: Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Cổ Phần Bông Việt Nam, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của Cty
cũng như những vấn đề khác liên quan đến Cty.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày những khái niệm,
TK áp dụng và phương pháp hạch toán kế toán. Đồng thời, nêu rõ những phương pháp

nghiên cứu được dùng để thực hiện khóa luận.
Chương 4. Kết quả và thảo luận: Mô tả công tác công tác kế toán tiêu thụ TP,
CP bán hàng và CP quản lý DN, kế toán hoạt động tài chính, kế toán hoạt động khác,
CP thuế TNDN và xác định KQKD tại Công ty, nêu ý kiến nhận xét.
Chương 5. Kết luận và đề nghị: Đưa ra một số nhận định và trên cơ sở đó đưa
ra một số kiến nghị về công tác kế toán xác định KQKD tại công ty.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Trước đây, sản xuất bông ở Việt Nam do các Nông Trường Quốc Doanh hay
Hợp Tác Xã đảm nhận.
Sau ngày miền Nam giải phóng, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do hậu
quả chiến tranh để lại. Ngành Dệt_May cũng không tránh khỏi những khó khăn chung
lúc bấy giờ: máy móc công nghệ lạc hậu, cán bộ quản lý giỏi và chuyên viên kỹ thuật
thiếu, công nhân kỹ thuật có tay nghề thấp, nguyên liệu trong nước khan hiếm phải
nhập hoàn toàn từ nước ngoài.
Với mục tiêu phát triển sản xuất bông trong nước, tạo thế chủ động nguồn cung
ứng nguyên liệu cho ngành dệt, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước, đồng thời tạo công ăn
việc làm cho nông dân, tăng thu nhập. Ngày 07/12/1978, Bộ Nông Nghiệp và Công
nghiệp Thực Phẩm (nay là Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn) đã quyết định
thành lập Công ty Bông Trung Ương.
Từ ngày mới thành lập, Cty đã được giao nhiệm vụ nghiên cứu tổ chức lại
ngành sản xuất bông vải trong nước. Sau nhiều năm hoạt động, Cty đã đạt được một số
thành tựu nhưng chưa đáng kể, do chưa xác định được vùng đất thích hợp, chưa tìm ra

giống bông thích hợp, hoạt động sản xuất phân tán gây nhiều khó khăn trong công tác
quản lý và xây dựng định hướng chung. Vì thế, đầu năm 1997, Bộ Nông Nghiệp và
phát triển Nông Thôn đã quyết định xác nhập toàn bộ các Nông Trường xí nghiệp sản
xuất bông trên cả nước với Công Ty Bông Trung Ương thành Công Ty Bông Việt
Nam (trực thuộc tổng Công ty Dệt_May Việt Nam), là một DN nhà nước có vốn hoạt
động là vốn do ngân sách cấp, vốn vay và vốn được tài trợ từ nước ngoài.


Ngày 13/12/2006, theo quyết định của Bộ Công Nghiệp chuyển Công ty Nhà
nước thành Công Ty Cổ Phần số 3587/QĐ-BCN. Công ty Bông Việt Nam đã chuyển
thành Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam.
2.1.2. Giới thiệu về công ty
- Giấy chứng nhận ĐKKD số: 4103007036 do sở kế hoạch và đầu tư Tp.HCM
cấp ngày 18/06/2007.
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG VIỆT NAM.
- Tên công ty viết bằng tiếng Anh: VIET NAM COTTON JOINT STOCK
COMPANY.
- Tên công ty viết tắt: V.C.C JSC.
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô I 15-16-17, Đường D2, Phường 25, Quận Bình
Thạnh, Tp.HCM.
- Điện thoại: (08)38992667 _ 38992668
- Fax: (08)38992861
- Email:
- Website: www.bongvietnam.com.vn
- Vốn điều lệ: 50.000.000.000 VND
(trong đó vốn đầu tư của Nhà Nước: 27.500.000.000 VND_chiếm 55%)
- Mệnh giá mỗi cổ phần: 10.000 đ
- Công ty có các đơn vị trực thuộc
Bảng 2.1. Các Chi Nhánh của Công Ty
Tên

1.Chi nhánh công ty tại Bình
Dương
2.Chi nhánh công ty tại Phan
Thiết
3.Chi nhánh công ty tại Nha
Trang
4.Chi nhánh công ty tại Gia Lai
5.Xí nghiệp DVTM ngành bông

Mã số
0301225328_005

Địa chỉ
X.Thới Hòa, Huyện Bến
Cát, Tỉnh Bình Dương
0301225328_009 Lô I5, KCN Phan Thiết,
Tp.Phan Thiết, Tỉnh Bình
Thuận
0301225328_008 68A, Đường 2 tháng 4,
P.Vĩnh Hải,Tp.Nha Trang,
Tỉnh Khánh Hòa
0301225328_012 Thôn 7X.La Blang, Huyện
Chư Sê, Tỉnh Gia Lai
0301225328_010 I15-16-17, Đường D2, P.25,
Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
Nguồn: Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam
4


2.1.3. Ngành, nghề kinh doanh của Công ty

- Sản xuất, mua bán: Bông xơ, sợi bông, vật tư nông nghiệp (trừ thuốc bảo vệ
thực vật), thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến bông, sản phẩm bông sau thu hoạch, sản
phẩm dệt may, sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, giống bông, cây trồng
nông nghiệp (không sản xuất tại trụ sở).
- Trồng bông vải.
- Dịch vụ: Cung cấp giống cây trồng, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, dịch vụ hỗ
trợ trồng trọt khác.
- Ép dầu, chưng cất dầu, sản xuất dầu thực vật.
- Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm.
- Dệt bao bì nhựa PP.
- Sản xuất sản phẩm từ dây kim loại.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô.
- Dịch vụ nghiên cứu và phát triển ngành khoa học tự nhiên, công nghệ (công
nghệ sinh học, công nghệ gen, nghiên cứu khoa học cơ bản).
- Dịch vụ nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học nông nghiệp, khoa học
công nghệ vào cuộc sống.
- Cho thuê: Kho, bãi, máy móc thiết bị ngành nông nghiệp.
- Mua bán: Vật liệu, phụ gia ngành xây dựng.

5


2.1.4. Cơ cấu tổ chức, quản lý và kiểm soát
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

Chi
nhánh

trực
thuộc

Văn
phòng
công
ty

Phòng
tổ chức
hành
chính

Phòng
tài chính
kế toán

Phòng
kế hoạchkinh
doanh

Nguồn: Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam
Chức năng và mối liên hệ giữa các phòng ban
ƒ Ban giám đốc
Gồm 1 tổng và 2 phó tổng giám đốc (1 Phó TGĐ trực, 1 Phó TGĐ trực tiếp làm
GĐ Xí nghiệp dịch vụ) có chức năng và nhiệm vụ cao nhất tại Cty. Là người đề ra mọi
kế hoạch và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, phương
hướng phát triển của Cty, các lĩnh vực công tác kế hoạch tài chính, đầu tư phát triển
sản xuất, tổ chức lao động và bảo vệ nội bộ. Quyết các phương án cải tiến và đổi mới
công nghệ mua sắm vật tư thiết bị, xem xét chất lượng sản phẩm, công tác chiến lược

thị trường. Giám đốc có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các trưởng phòng, phó phòng và
có quyền khen thưởng, kỷ luật công nhân viên.
6


ƒ Phòng tổ chức hành chính
Quản lý nhân sự trong toàn Cty về mặt tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý, đồng thời
quản lý các mặt hoạt động khác của văn phòng Cty.
ƒ Phòng tài chính kế toán
Theo dõi tình hình thu chi, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào
sổ sách theo đúng chế độ kế toán.
Tổ chức thực hiện các chế độ kế toán tài chính hiện hành, báo cáo thuế đúng
theo pháp lệnh kế toán nhà nước và các văn bản hướng dẫn khác của các cơ quan có
thẩm quyền.
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ Cty trong việc thực hiện đầy đủ chế độ kế
toán, quyết toán năm theo đúng quy định của pháp luật.
Phân tích tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn và tham mưu cho giám đốc về
công tác tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty.
ƒ Phòng kế hoạch- kinh doanh
Tham mưu về mặt kế hoạch sản xuất cũng như các biện pháp đầu tư trong sản
xuất, đề ra các kế hoạch phát triển ngắn và dài hạn. Đồng thời có chức năng giám sát
các hoạt động đầu tư về Xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị…..Tính toán hiệu quả
kinh tế trong đầu tư để tạo cho cây bông có chỗ đứng vững chắc so với các cây trồng
khác.
2.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.2.1. Hình thức tổ chức
Cty đã lựa chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán.
Bộ máy tổ chức theo hình thức này gồm phòng kế toán trung tâm_phòng kế
toán tại văn phòng Cty và các bộ phận kế toán và nhân viên kế toán ở các chi nhánh.
Phòng kế toán tại văn phòng Cty thực hiện kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên

quan toàn Cty, đồng thời thực hiện tổng hợp các tài liệu kế toán từ các chi nhánh gửi
lên, lập báo cáo chung toàn đơn vị, hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, kiểm
tra kế toán toàn đơn vị.
Các bộ phận kế toán ở các chi nhánh thực hiện công tác kế toán tương đối hoàn
chỉnh các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại các chi nhánh theo sự phân công của phòng
kế toán trung tâm. Các nhân viên kế toán ở các chi nhánh có nhiệm vụ thu thập chứng
7


từ, kiểm tra và có thể xử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ gửi chứng từ kế toán về phòng kế
toán trung tâm.
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán tại Công Ty

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
(kiêm kế toán tổng hợp toàn ngành)

KT
tổng hợp
VP

KT
nguồn vốn

KT
tổng hợp vật


KT

thanh toán

KT
tài sản cố
định, dự án

KT
ngân hàng

KT
thuế
_
Thủ quỹ

Nguồn: Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ
ƒ Kế toán trưởng:
- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán.
- Việc tuyển dụng, thuyên chuyển, nâng cấp hoặc thi hành kỷ luật của nhân viên
kế toán…đều phải thông qua ý kiến của kế toán trưởng.
- Có nhiệm vụ tham gia ký hợp đồng kinh tế.
- Lập báo cáo kế toán.
- Phân tích hoạt động kinh tế.
- Lập các kế hoạch tài chính.
ƒ Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp toàn ngành:
Có nhiệm vụ thực hiện kế toán giá thành, kiểm kê công tác kế toán tại đơn vị
trực thuộc. Kiểm tra báo cáo quyết toán của các đơn vị gửi lên để tổng hợp lập báo cáo
tài chính của toàn Cty cũng như việc thực hiện phân tích kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh theo yêu cầu của ban giám đốc Cty và cơ quan chức năng khác.
8



ƒ Kế toán tổng hợp vật tư kiêm Kế toán thanh toán:
Thực hiện kế toán tiền mặt, các khoản tạm ứng, xuất nhập vật tư, sản phẩm
hàng hóa, qua đó theo dõi các khoản công nợ đối với khách hàng.
ƒ Kế toán TSCĐ,dự án kiêm Kế toán ngân hàng:
- Có nhiệm vụ thực hiện việc ghi chép, phản ánh và tổng hợp số liệu về số
lượng, hiện trạng, ghi chép tài sản của công ty, theo dõi chi phí các công trình XDCB.
- Theo dõi TGNH các khoản nguồn vốn vay ngân hàng (ngắn hạn, dài hạn),
theo dõi đầu tư ứng trước nông dân sau thu hồi nợ bằng sản phẩm của đơn vị cơ sở.
ƒ Kế toán tổng hợp văn phòng kiêm Kế toán nguồn vốn( không gồm vốn vay
NH):
- Theo dõi tình hình hoạt động tại văn phòng công ty, đồng thời theo dõi các
khoản công nợ với các chi nhánh.
- Thanh toán với kho bạc về các khoản vốn công ty cấp cho cơ sở.
- Thanh toán với kho bạc về các khoản kinh phí nhà nước cấp như kinh phí
khuyến nông, kinh phí xóa đói giảm nghèo….
ƒ Kế toán thuế kiêm Thủ quỹ:
- Có nhiệm vụ thực hiện tổng hợp tình hình nộp thuế cho nhà nước của toàn
công ty. Lập báo cáo thuế hàng tháng, năm của văn phòng công ty.
- Bảo quản tiền mặt, thực hiện việc thu chi do kế toán thanh toán lập.
2.2.3. Nội dung của tổ chức công tác kế toán tại Công ty
ƒ Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
- Kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01, kết thúc vào ngày 31 tháng 12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VND
ƒ Chuẩn mực và Chế độ kế toán áp dụng:
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Việt Nam theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán: Thực hiện
theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam quy định.

- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
- Hệ thống tài khoản công ty đang sử dụng: Xem phần phụ lục.

9


- Hệ thống sổ kế toán: Công ty trong quá trình hoạt động đã sử dụng một số loại
sổ như sau:
Sổ chi tiết từng tài khoản
Sổ tổng hợp từng tài khoản
Sổ nhật ký chung
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ công nợ
Sổ kế toán tổng hợp
- Xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp “Bình quân gia
quyền.”
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp “Kê khai thường xuyên”.
- Tính thuế GTGT theo phương pháp “Khấu trừ”.
- Và được xử lý số liệu bằng máy vi tính, sử dụng phần mềm KT.SYS theo hình
thức ghi sổ Nhật ký chung.
‚ Hình thức kế toán Nhật ký chung khi vận dụng bằng tay
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi
trên nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản phù hợp. Đồng thời với việc
ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ chi tiết liên quan.
Cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra
đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các
sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng lập các BCTC.

10



Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán tại Công Ty
Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký chung

Bảng


Sổ, thẻ kế toán chi
tiết

Sổ cái

Bảng cân
đối số phát
sinh

Bảng tổng hợp
chi tiết

Báo cáo tài chính

Nguồn tin: Phòng Kế toán Cty CP Bông Việt Nam
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
‚ Hình thức Nhật ký chung trên máy vi tính

Khi đã vận dụng máy vi tính vào trong công tác kế toán mà công ty đang áp
dụng thì khối lượng công việc đối với nhân viên kế toán đã giảm đi rất nhiều so với
khối lượng công việc làm bằng tay. Cụ thể là hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc
(sau khi đã xử lý về mặt nghiệp vụ). Kế toán nhập dữ liệu vào máy, tất cả các dữ liệu
của KT.SYS, các dữ liệu này sau khi đã xử lý sẽ tự động cập nhật các danh mục có
liên quan như: Công nợ, vật tư hàng hóa, giá thành, thuế…Việc điều chỉnh sẽ được
11


thực hiện vào cuối kỳ nhằm hoàn tất dữ liệu của kỳ kế toán, việc tiếp theo là chuyển số
dư hiện hành vào số dư kỳ mới.Như vậy toàn bộ việc xử lý tính toán tổng hợp dữ liệu
đều do KT.SYS, ta chỉ nhập đầy đủ chính xác dữ liệu vào máy.
Tuy áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán tại công ty, nghĩa là toàn
bộ sổ sách theo hình thức này đều có thể được theo dõi trên máy. Tuy nhiên, có một số
sổ sách quan trọng mà công ty phải theo dõi bằng việc ghi chép bằng tay: Sổ TSCĐ, sổ
công nợ, sổ tiền vay, sổ tiền gửi, sổ XDCB.
Hình 2.4. Sơ Đồ Kế Toán Vận Dụng trên Máy

Chứng từ kế toán bảng kê

Nhập dữ liệu

Sổ nhật ký chung

Sổ chi tiết

Sổ cái
Bảng cân đối kế toán báo
cáo tài chính khác


Bảng kê số dư tổng hợp

Nguồn: Công ty Cổ Phần Bông Việt Nam
2.3. Những thuận lợi, khó khăn và định hướng chung trong năm 2009
ƒ Thuận lợi
So với nhiều cây trồng khác, chính sách cho sản xuất bông vẫn có những ưu thế
nhất định đối với nông dân.
Công ty đã có những thành công nhất định trong kinh doanh dịch vụ thương
mại, như kinh doanh xuất nhập khẩu bông xơ, bentonite, nguyên liệu làm thức ăn chăn
nuôi,…từng bước tạo ra chỗ dựa vững chắc hơn trong hoạt động kinh tế.
Hiện nay giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường đang ở mức thấp, lãi suất ngân
hàng thấp, Nhà nước đưa ra một số chính sách kích cầu đây là cơ hội để Cty đầu tư
vào các dự án mới.
12


ƒ Khó khăn
Năm 2009, dự báo vẫn còn ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, do
đó tình hình kinh doanh của Cty không khỏi gặp khó khăn.
Sản xuất bông xơ gặp nhiều khó khăn (do giá bông xơ, cạnh tranh của thị
trường…).
Tình hình kinh doanh năm 2008 Cty thua lỗ gây khó khăn cho việc vay vốn
ngân hàng, không có bông, không có nguồn thu để chi trả cho quỹ AFD và các quỹ
khác khi hợp đồng vay đáo hạn.
Về nguồn lực, Cty thiếu người trẻ có năng lực, cán bộ chủ yếu là lực lượng
khuyến nông nên khi thay đổi phương hướng kinh doanh họ thường không bắt nhịp
kịp.
ƒ Định hướng chung trong năm 2009
Năm 2009 vẫn tiếp tục chuyển đổi kinh doanh đa nghề, mạnh dạn đầu tư vào
những mặt hàng có tính khả thi để ổn định tài chính, tạo công ăn việc làm cho người

lao động, tạo cơ hội để phục hồi sản xuất cây bông.
- Định hướng sản phẩm bốn nhóm
 Sản phẩm chiến lược bông vải và các sản phẩm từ bông vải.
 Sản phẩm chiến lược hỗ trợ sản phẩm chính là kinh doanh các mặt hàng
nông sản.
 Kinh doanh dịch vụ thương mại, kinh doanh vật tư.
 Kinh doanh tài chính.
- Định hướng sản phẩm cho các chi nhánh
 Phan Thiết: Bông vải và thăng long.
 Nha Trang: Trồng bông vụ khô ở Đông Trường Sơn, Phú Yên, Khánh Hòa.
 Gia Lai: Bông vải và kinh doanh nông sản.
 Bình Dương: Sản xuất công nghiệp như: bao bì, vật tư, ép dầu hạt bông,…
Xí nghiệp dịch vụ: Kinh doanh thương mại dịch vụ.
 Văn phòng công ty: Tiêu thụ bông do Cty sản xuất, thu mua bông, xuất nhập
khẩu…

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Kế toán quá trình tiêu thụ thành phẩm
Quá trình tiêu thụ sản phẩm là quá trình mà doanh nghiệp chuyển giao sản
phẩm, dịch vụ do mình sản xuất ra cho khách hàng (người mua) và thu được tiền bán
hàng. Quá trình tiêu thụ liên quan đến nhiều nội dung cần được theo dõi, ghi chép và
kiểm tra như doanh thu bán hàng, các khoản làm giảm doanh thu, thuế phải nộp, giá
vốn của các loại sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ.
3.1.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế

toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Tài khoản sử dụng:
ƒ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
- Kết cấu của TK 511 như sau:
‚ Bên nợ
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu và thuế GTGT tính theo phương
pháp trực tiếp phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong
kỳ.
- Khoản giảm giá hàng bán
- Trị giá hàng bị trả lại
Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần sang TK 911 để xác định kết quả kinh
doanh.
‚ Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp lao vụ, dịch vụ của
doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán.
‚ TK 511 không có số dư cuối kỳ.


ƒ TK 512 “Doanh thu nội bộ”
- Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ, lao vụ tiêu thụ trong nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty,
tổng công ty… hạch toán toàn ngành.
- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 512 cũng tương tự như TK 511.
Phương pháp hạch toán
ƒ Phương thức bán hàng trực tiếp cho khách hàng
a) Trường hợp giao hàng tại kho của DN hoặc tại các phân xưởng sản xuất
không qua kho
(1) Căn cứ vào hóa đơn GTGT phản ánh doanh thu bán hàng phát sinh
Nợ TK 111, 112, 113, 131
Có TK 511

Có TK 33311
Trường hợp đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc các đơn vị
kinh doanh sản phẩm hàng hóa không thuộc diện chịu thuế GTGT thì phản ánh:
Nợ TK 111, 112, 113, 131
Có TK 511
(2) Phản ánh trị giá vốn TP xuất bán đã xác định tiêu thụ:
Nợ TK 632
Có TK 155
Hoặc

Có TK 154

b) Trường hợp giao hàng tại kho của bên mua hoặc tại một địa điểm đã được
thỏa thuận trong hợp đồng: Sản phẩm khi xuất kho chuyển đi vẫn còn thuộc quyền sở
hữu của DN. Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng đã
chuyển giao thì số hàng đó mới được xác định tiêu thụ.
(1) Phản ánh giá thực tế SP xuất gởi bán theo hợp đồng:
Nợ TK 157
Có TK 155
Hoặc

Có TK 154

(2) Khi xác định SP gửi bán đã tiêu thụ
Phản ánh doanh thu theo giá bán:
15


×