Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY ICD TÂN CẢNG – SÓNG THẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.21 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY ICD
TÂN CẢNG – SÓNG THẦN

NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “MỘT SỐ GIẢI PHÁP
KÍCH THÍCH ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY ICD TÂN
CẢNG – SÓNG THẦN” do Nguyễn Thị Bích Hằng, sinh viên khóa 31, ngành QUẢN
TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN VIẾT SẢN
Người hướng dẫn,
( Chữ ký )

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
( Chữ ký )



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
( Chữ ký )

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Con người không tự sinh ra và lớn lên, cũng như không tự phát triển và tồn tại
theo lẽ tự nhiên của sự sống. Mỗi chúng ta đều được thai nghén và nuôi dưỡng qua
một quá trình gian nan, được chăm sóc dưới sự yêu thương của các bậc sinh thành.
Thế nên, có được ngày hôm nay, tôi kính gửi lời cám ơn sâu sắc đến ba mẹ tôi. Dẫu
vấp ngã trên đường đời, dẫu thời gian có giúp tôi chính chắn hơn, nhưng ba mẹ vẫn là
hậu phương vững chắc để nâng đỡ, chấp cánh cho tôi bước vào đời.
Con đường đời vốn muôn vàn chông gai và phức tạp. Để tự tin đối mặt với nó,
chúng ta phải trang bị vốn kiến thức cho bản thân. Từ ngàn xưa cho đến tận bây giờ,

vai trò của người thầy luôn giữ vị trí quan trọng: “không thầy đố mày làm nên”. Đối
với tôi, người thầy không chỉ là người soi đường dẫn lối, mà còn như người cha thứ
hai của tôi. Đặc biệt tôi xin cám ơn thầy Nguyễn Viết Sản, người đã tận tâm truyền đạt
kiến thức cho tôi trong quá trình làm đề tài.
Ngoài ra, tôi cũng chân thành cảm ơn anh Toàn, phụ trách bộ phận Tổ chức lao
động-tiền lương công ty ICD Tân cảng Sóng Thần. Anh đã nhiệt tình cung cấp số liệu
và chỉ dẫn tôi những kinh nghiệm thực tế, giúp tôi hiểu thêm về quản lý nhân sự.
Cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn sát cánh, chia sẻ niềm vui nỗi buồn
cùng tôi trong quãng đời sinh viên.
Đồng thời, tôi xin gửi lời tri ân đến Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân
viên công ty ICD Tân cảng Sóng Thần, nhất là các anh chị phòng nhân sự đã tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tp. HCM, ngày 06 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Hằng


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG. THÁNG 7 NĂM 2009. “Một Số Giải Pháp Kích

Thích Động Cơ Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty ICD Tân Cảng - Sóng
Thần”.
NGUYEN THI BICH HANG. July 2009. “Some Solutions To Stimulate
Work Motivation Of Employees At Song Than New Port ICD Company”.

Con người được xem là nguồn lực cơ bản và có tính quyết định đối với mỗi
doanh nghiệp. Do đó, đề tài “Một Số Giải Pháp Kích Thích Động Cơ Làm Việc Của
Nhân Viên Tại Công Ty ICD Tân Cảng- Sóng Thần” sẽ phần nào giúp ban lãnh đạo
trong việc quản lý nhân tố quan trọng này.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng công tác khuyến khích nhân viên thông qua

yếu tố tài chính và phi tài chính. Đồng thời, với những kiến thức được đào tạo ở
trường, sưu tầm trên internet…cũng như trong quá trình thực tập, đề tài đã đánh giá sơ
bộ mức độ hài lòng của nhân viên, và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn
công tác này của công ty.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
U

1.1 Đặt vấn đề


1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1 Địa điểm nghiên cứu

2

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

2

1.4 Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về công ty

3

2.1.1 Giới thiệu chung


3

2.1.2 Nguồn vốn

4

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

4

2.2 Chức năng và nhiệm vụ

5

2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ chung của công ty ICD Tân Cảng – Sóng Thần

6

2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ban chính trị

6

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch – Marketing

7

2.2.4 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tài chính

8


2.2.5 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Hành chính - Hậu cần - Quân sự

9

2.2.6 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm điều hành sản xuất

9

2.2.7 Chức năng và nhiệm vụ của Bộ phận Tổ chức Lao động–Tiền lương

v

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U

3.1 Cơ sở lý luận

11

3.1.1 Khái niệm động cơ làm việc

11

3.1.2 Lý do phải quan tâm đến động cơ làm việc của nhân viên

12


3.1.3 Tầm quan trọng của việc tìm hiểu động cơ làm việc

15

3.1.4 Những yếu tố tác động tích cực đến động cơ làm việc

16

3.1.5 Những nhân tố làm triệt tiêu động cơ làm việc của nhân viên

16

3.1.6 Các mô hình khuyến khích động cơ làm việc

17

3.2 Phương pháp nghiên cứu

24

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

24

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

25

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả SXKD của công ty trong hai năm 2007 – 2008

26

4.2. Tình hình lao động của công ty

29

4.3. Thực trạng công tác kích thích động cơ làm việc của nhân viên thông qua yếu tố
tài chính

32

4.3.1 Tiền lương

33

4.3.2. Tiền thưởng

44

4.3.3. Phụ cấp-phúc lợi

46

4.3.4. Khuyến khích khác

49


4.4 Tình hình công tác khuyến khích động cơ làm việc của nhân viên thông qua yếu
tố phi tài chính

50

4.4.1. Môi trường làm việc

50

4.4.2. Khen thưởng, khích lệ

54

4.4.3. Cơ hội phát triển chuyên môn

56

4.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kích thích động cơ làm việc của công
ty

62

vi


CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận

65


5.2 Kiến nghị

65

5.2.1 Đối với Nhà nước

65

5.2.2 Đối với công ty

66

5.2.3 Đối với lãnh đạo:

68

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ

Ban giám đốc

BHXH

Bảo hiểm Xã hội

BHYT


Bảo hiểm ytế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DN

Doanh nghiệp



Giám đốc

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất


KH

Kế hoạch

LĐ-ĐM

Lao động-định mức

LĐ-TL

Lao động-tiền lương

NXB

Nhà xuất bản

NSLĐ

Năng suất lao động

QS-QP

Quân sự-quốc phòng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCSG


Tân cảng Sài Gòn

TC-ST

Tân cảng-Sóng Thần

TGĐ

Tổng giám đốc

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XNK

Xuất nhập khẩu

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Thuyết 2 Nhóm Yếu Tố của Herzberg

14

Bảng 4.1. Biểu Đồ Tăng Trưởng của ICD

28

Bảng 4.2. Kết Cấu Lao Động của Công Ty

29

Bảng 4.3. Kết Cấu LĐ Theo Trình Độ, Thâm Niên, Lứa Tuổi và Giới Tính

30

Bảng 4.4. Hệ Số Tiền Lương Theo Phân Tầng Chức Danh Công Việc

36

Bảng 4.5. Mức Lương Theo Định Mức Cố Định

38

Bảng 4.6. Thống Kê Quỹ Lương và Năng Suất Lao Động Trong Năm 2007-2008

38


Bảng 4.7. Đánh Giá của Nhân Viên Về Chế Độ Lương Hiện Nay Tại Công Ty

41

Bảng 4.8. Đánh Giá của Nhân Viên Về Thời Gian Làm Việc, Nghỉ Ngơi

43

Bảng 4.9. Đánh Giá của Nhân Viên Về Mức Thưởng Của Công Ty

45

Bảng 4.10. Đánh Giá của Nhân Viên Về Chế Độ Phụ Cấp-Phúc Lợi

46

Bảng 4.11. Mức Phụ Cấp Kiêm Nhiệm Cho CB Các Tổ Chức Quần Chúng

48

Bảng 4.12. Đánh Giá của Nhân Viên Về Cơ Sở Vật Chất của ICD TC-ST

50

Bảng 4.13. Thiết Bị Vật Tư Trang Bị Cho Nhu Cầu Giải Trí CBCNV

51

Bảng 4.14. Đánh Giá của Nhân Viên Về Mối Quan Hệ Trong Công Ty


52

Bảng 4.15. Một Số Tuyến Tham Quan Mà Công Ty Đã Áp Dụng

54

Bảng 4.16. Đánh Giá của Nhân Viên Về Hình Thức Khen Thưởng-Khích Lệ

55

Bảng 4.17. Đánh Giá của Nhân Viên Về Công Tác Huấn Luyện-Đào Tạo

62

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Sơ Đồ Các Công Ty Thành Viên

4

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty.

5

Hình 3.1. Sơ Đồ Quá Trình Nảy Sinh Động Cơ


11

Hình 3.2. Tháp Nhu Cầu Maslow

12

Hình 3.3. Ý Nghĩa của Tháp Maslow Trong Thực Tế:

13

Hình 3.4. Mô Hình Khuyến Khích Động Cơ Làm Việc.

17

Hình 4.1. Kết Cấu Lao Động của Công Ty

29

Hình 4.2. Kết Cấu Lao Động của Công Ty Theo Trình Độ

31

Hình 4.3. Kết Cấu Lao Động của Công Ty Theo Thâm Niên Công Tác

31

Hình 4.4. Kết Cấu Lao Động của Công Ty Theo Lứa Tuổi

32


Hình 4.5. Đánh Giá của Nhân Viên Về Chế Độ Lương Hiện Nay Tại Công Ty

42

Hình 4.6. Đánh Giá của Nhân Viên Về Thời Gian Làm Việc, Nghỉ Ngơi

43

Hình 4.7. Đánh Giá của Nhân Viên Về Mức Thưởng của Công Ty

46

Hình 4.8. Đánh Giá của Nhân Viên Về Chế Độ Phụ Cấp-Phúc Lợi

48

Hình 4.9. Đánh Giá của Nhân Viên Về Cơ Sở Vật Chất của ICD TC-ST

50

Hình 4.10. Đánh Giá của Nhân Viên Về Mối Quan Hệ Trong Công Ty

53

Hình 4.11. Đánh Giá của Nhân Viên Về Hình Thức Khen Thưởng-Khích Lệ

56

Hình 4.12. Đánh Giá của Nhân Viên Về Công Tác Huấn Luyện-Đào Tạo


62

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát các biện pháp khuyến khích nhân viên tại công ty ICD Tân
Cảng – Sóng Thần

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Năm 2007 là năm đánh dấu cột mốc quan trọng của Việt Nam, đó là sự kiện
“đại gia đình” WTO đón nhận thêm thành viên thứ 150 của mình. Việc có mặt trong tổ
chức thương mại Thế Giới mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển, song song
đó là những thách thức mà chúng ta còn phải đương đầu. Để đáp ứng yêu cầu của thời
đại mới, mỗi doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh để tiếp tục sóng bước
trên thương trường quốc tế.
Trong muôn vàn những vấn đề mà các nhà quản lý phải đối mặt để duy trì và
phát triển doanh nghiệp, không thể không nhắc đến quản lý nhân sự. Bởi lẽ, đấy là một
trong những vấn đề mấu chốt quyết định sự thành công của bất kỳ một doanh nghiệp
nào. Vì thế, việc nắm bắt kiến thức và kỹ năng quản trị nguồn nhân lực luôn là nội
dung quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay.
Nhiều giám đốc công ty thừa nhận rằng quản lý nhân sự là một vấn đề khó khăn
và nhiều khi nằm ngoài dự đoán của họ. Bởi vì, mỗi nhân viên trong một bộ máy, dù

lớn hay nhỏ, dù ở vị trí nào đều là những cá nhân hoàn toàn khác nhau. Mỗi người đều
có ưu điểm, nhược điểm riêng, nên không thể có một nguyên tắc cũng như một phép
tính chung cho tất cả. Nhà quản lý nhân sự giỏi là người biết đánh giá đúng năng lực,
biết khơi gợi tiềm năng, và bổ sung kiến thức cho nhân viên. Ngoài ra, nhà lãnh đạo
còn phải nắm rõ động cơ làm việc của mỗi cá nhân, tạo cơ sở cho việc khuyến khích
thái độ nỗ lực, tinh thần cống hiến của nhân viên mình. Do đó, chuyên đề động viên khuyến khích nhân viên đã, đang và sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý từ các nhà quản lý
trong và ngoài nước. Xuất phát từ quan điểm đó, cũng như nhận thức được tầm quan
trọng của công tác này, tôi quyết định chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP KÍCH
THÍCH ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY ICD TÂN


CẢNG – SÓNG THẦN” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Đồng thời, qua
các kết quả thu nhận được, quý công ty sẽ có cái nhìn tổng quát hơn để hoàn thiện, cải
tiến công tác quản lý nhân sự trong tương lai.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng công tác khuyến khích nhân viên qua việc nắm bắt động cơ
làm việc của mỗi cá nhân trong hai năm 2007 và 2008. Từ đó, tiến hành phân tích, đưa
ra kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả động viên và phát
triển nhân lực của công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Địa điểm nghiên cứu
Công ty ICD Tân Cảng – Sóng Thần, đường 743, xã Bình Hòa, huyện Thuận
An, tỉnh Bình Dương.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Từ 10/03/2009 đến 01/06/2009 để thu thập số liệu trong hai năm 2007 và 2008.
1.4 Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Mở Đầu
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu,
và cuối cùng là phần cấu trúc khóa luận.

Chương 2 : Tổng Quan
Giới thiệu khái quát về Công ty: quá trình hình thành và phát triển, nguồn vốn
và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty.
Chương 3: Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Nêu lên những cơ sở lý luận về công tác khuyến khích động cơ làm việc, và các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng.
Chương 4 : Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận
Thông qua kết quả SXKD 2007-2008 làm rõ những vấn đề đã nêu ở phần mục
tiêu nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này.
Chương 5 : Kết Luận Và Kiến Nghị
Chương này sẽ tổng hợp, rút ra những nhận xét chung nhất và nêu lên một số
kiến nghị dành cho thời gian tới.
2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về công ty
2.1.1 Giới thiệu chung
- Tên công ty: Công ty TNHH ICD Tân Cảng-Sóng Thần.
- Địa chỉ: đường 743, KCN Sóng Thần 2, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh
Bình Dương.
- Nằm giữa hơn 10 KCN, KCX thuộc Tp. HCM, Bình Dương và Đồng Nai, là
điểm thông quan nội địa-hậu phương của Cảng Tân Cảng-Cát Lái, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Tổng diện tích: 500.000 m2, trong đó: 135.918 m2 kho, gồm 18 kho với diện
tích tùy theo từng loại kho. Trên 300.000 m2 bãi chứa container.
- Là một trong những ICD có cơ sở hạ tầng hòan chỉnh: bãi container với đầy
đủ trang thiết bị xếp dỡ hiện đại (02 xe nâng container, 02 xe nâng rỗng, 13 xe nâng

hàng trong kho và 14 xe đầu kéo), hệ thống kho nội địa, kho CFS, kho ngoại quan đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, ICD Sóng Thần đang thu hút được những khách hàng lớn:
EXEL, SAGAWA EXPRESS…
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Dịch vụ kho bãi, cảng biển, kho ngoại quan, CFS;
+ Xếp dỡ, vận tải, bảo quản container;
+ Phân loại và đóng gói hàng hóa;
+ Dịch vụ vệ sinh và sửa chữa container;
+ Dịch vụ vận tải và phân phối hàng hóa nội địa;
+ Dịch vụ đại lý Hải quan và giao nhận hàng hóa XNK.
- Điện thoại: 0650 730887.
- Fax: 0650 731355.


2.1.2 Nguồn vốn
Tính đến hết tháng 08/2008 tổng nguồn vốn của công ty ICD Tân Cảng – Sóng
Thần là 140.364.248.764 đồng. Trong đó:
- Vốn được giao: 85.495.259.563 đồng theo quyết định số: 637/QĐ-TC-TCH
của Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Tân Cảng – Sài Gòn ký ngày 04/04/2007, gồm
toàn bộ giá trị tài sản cố định, cơ sở vật chất phục vụ SXKD.
- Số vốn còn lại: 54.868.989.201 đồng là doanh thu thu được từ hoạt động
SXKD kể từ khi ICD TC-ST chính thức hoạt động hoạch toán kinh doanh độc lập
(01/01/2007).
2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển
Hình 2.1. Sơ Đồ Các Công Ty Thành Viên
Công ty TNHH một thành
viên ICD TCST

Tham gia đầu tư góp vốn


Tham gia đầu tư góp vốn

Trực tiếp thành lập
Công ty cổ phần
UNIT HAI (ICD
đầu tư 20% vốn)

Công ty cố phần tiếp vận
Tân Cảng-Bình Dương
(ICD chiếm 51% vốn)

Công ty cổ phần
Tân cảng-VF( ICD
đầu tư 33% vốn)

Nguồn Tin: Phòng Tổ Chức Lao động-Tiền lương

ICD Sóng thần được thành lập vào ngày 21/12/2000 theo quyết định số
5967/HQ-QĐ của Bộ Tư lệnh Hải quân, và được chính thức đưa vào hoạt động tháng
02/2001. Đến cuối 2002, về cơ bản đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng tương đối hoàn
chỉnh gồm 5 kho hàng với tổng diện tích 38.000 m2, bãi bê tông 35.900 m2, 25.091m2
đường giao thông nội bộ, 800m2 xưởng sửa chữa và các công trình phụ trợ khác: nhà
làm việc, nhà Hải quan, nhà nghỉ cho CB CNV, hệ thống điện nước.
Từ năm 2005 đến cuối năm 2006 xây dựng thêm 6 kho, nâng diện tích kho lên
96.000 m2, mua mới các trang thiết bị hiện đại như 2 xe nâng hàng, 1 xe nâng rỗng, 48
ổ cắm container lạnh và các xe đầu kéo nhằm phục vụ tốt nhất cho quá trình sản xuất.

4



ICD ngày càng cải tiến việc phục vụ khách hàng thông qua việc quy hoạch lại
bến bãi, hệ thống điều hành và đầu tư trang bị mới các thiết bị bốc xếp, tiếp tục triển
khai xây dựng các kho hàng (7 kho) để nâng cao khả năng phục vụ của Cảng.
Ngày 02/02/2007 Công ty TNHH một thành viên ICD TC-ST được thành lập
theo quyết định số 22/2007/QĐ-BQP của Bộ Quốc Phòng trên cơ sở chuyển từ Xí
nghiệp ICD TC-ST, là công ty con của công ty TCSG, hoạt động theo mô hình công ty
mẹ-công ty con , là DN vốn 100% do công ty TCSG đầu tư, thực hiện hoạch toán kinh
doanh độc lập theo luật DN và điều lệ hoạt động của công ty TNHH một thành viên.
Với phương châm đồng hành cùng khách hàng trong quá trình hoạt động, đội
ngũ công nhân viên công ty đã xây dựng thương hiệu ICD TC-ST: an ninh; an toàn
hàng hóa, phục vụ trọn khâu, nhanh chóng, thuận lợi; hỗ trợ, đồng hành cùng khách
hàng; kho bãi tiêu chuẩn quốc tế và được khách hàng đánh giá rất cao về chất lượng
phục vụ, tạo được thế đứng vững mạnh, cạnh tranh có hiệu quả trong khu vực.
Là một doanh nghiệp quân đội, nên ngoài việc tổ chức SXKD có hiệu quả, ICD
còn có nhiệm vụ giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn, phối hợp với chính quyền
địa phương làm tốt công tác bảo vệ an ninh vòng ngoài, nâng cao khả năng sẵn sàng
chiến đấu của đơn vị, phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.
2.2 Chức năng và nhiệm vụ
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty.
BAN GIÁM ĐỐC
BAN
CHÍNH
TRỊ

ĐỘI
thương
vụ-thu
ngân

ĐỘI

Điều
độ

TT ĐIỀU
HÀNH
SX

ĐỘI

giớiXếp
dỡ

PHÒNG
TÀI
CHÍNH

ĐỘI
Kho
CFS

TỔ
Hành
chínhHậu
cần

PHÒNG
HÀNH
CHÍNHQUÂN SỰ

TỔ

doanh
trạiđiện
nước

PHÒNG
KHMARKE
TING

ĐỘI
bảo vệ

BỘ
PHẬN
Tổ chức
LĐ-TL

Nguồn Tin: Phòng Hành chính – Bộ phận Tổ Chức Lao động-Tiền lương
5


2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ chung của công ty ICD Tân Cảng – Sóng Thần
Chức năng
Tham mưu cho Đảng Ủy, HĐQT, Ban TGĐ công ty mẹ (công ty TCSG) trong
việc thực hiện nhiệm vụ Quân sự-quốc phòng và kinh doanh có hiệu quả.
Nhiệm vụ
Triển khai hiệu quả nhiệm vụ quân sự trên giao bảo đảm bí mật và an toàn.
Tổ chức khai thác hiệu quả kho, bãi, xếp dỡ, giao nhận, quản lý hàng hóa đúng
nguyên tắc của địa điểm thông quan nội địa ICD.
Bảo đảm an toàn lao động và Phòng chống cháy nổ.
Quan hệ, phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan trong và ngoài quân đội liên

quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ICD và nhiệm vụ trên giao.
Khai thác, quản lý, sử dụng và bảo quản tốt các trang thiết bị, cơ sở vật chất do
công ty mẹ giao hoặc được bổ sung từ nguồn vốn tự có.
Quản lý ICD theo quy chế cảng quân sự, thực hiện tốt công tác Đảng, công tác
chính trị, xây dựng địa bàn an toàn và đơn vị an toàn, đơn vị vững mạnh toàn diện.
Chấp hành nghiêm Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế tài chính của công ty
mẹ-công ty con và các quy định của Pháp luật liên quan.
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ban chính trị
Chức năng
Tham mưu cho Chi bộ, BGĐ về công tác Đảng, công tác chính trị của công ty.
Nhiệm vụ
Giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, hiến pháp-pháp luật của Nhà nước; truyền thống của
Đảng, dân tộc, Quân đội, Quân chủng, Quân cảng Sài Gòn để mọi cán bộ công nhân
viên, chiến sĩ luôn luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và CNXH, có tinh thần cảnh giác Cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật tự giác,
nghiêm minh, phẩm chất đạo đức, lối sống trung thực, lành mạnh.
Giáo dục, động viên cán bộ công nhân viên, chiến sĩ ra sức học tập, nắm vững
khoa học kỹ thuật quân sự, sử dụng và quản lý tốt các phương tiện, trang thiết bị, cơ sở
vật chất kỹ thuật, không ngừng nâng cao năng lực tổ chức hành động, sẵn sàng nhận
và hoàn thành mọi nhiệm vụ quân sự-quốc phòng, SXKD, dịch vụ.
6


Tổ chức, triển khai xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, chấp hành nghiêm
nguyên tắc tập trung dân chủ; giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, bảo đảm
sự lãnh đạo “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng đối với đơn vị.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng cao, số lượng và cơ cấu phù hợp, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của đơn vị.
Chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng, Ban chủ động và kiên quyết đấu tranh với các

thế lực thù địch, bảo đảm cho đơn vị luôn trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức; góp phần cùng các lực lượng trong Quân cảng Sài Gòn-Quân chủng Hải
quan làm nòng cốt cùng với toàn dân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn Xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân
tộc Việt Nam.
Phối hợp với cấp Ủy, chính quyền và các đoàn thể ở địa phương tuyên truyền,
vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền Quốc phòng toàn
dân, xây dựng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, hậu
phương chiến lược, thực hiện chính sách hậu phương quân đội; giáo dục, động viên
CB CNV, chiến sĩ tham gia thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, Văn hóa- Xã
hội, xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh.
Chỉ đạo và tham gia nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác Đảng, công
tác chính trị trong công ty ICD TC-ST. Tham mưu đề xuất với cấp trên và trực tiếp
thực hiện công tác chính sách hậu phương quân đội, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các
chế độ, chính sách thuộc diện cán bộ quản lý.
Trực tiếp quản lý, sử dụng tốt kinh phí, vật tư, phương tiện công tác Đảng, công
tác chính trị và vật tư văn phòng phẩm.
Xây dựng các tổ chức quần chúng và Hội đồng quân nhân vững mạnh, hoạt
động hiệu quả, đúng chức năng, nhiệm vụ; thực hiện quy chế dân chủ, chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần của CB CNV, chiến sĩ.
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch – Marketing
Chức năng
Tham mưu cho BGĐ về kế hoạch đầu tư phát triển kinh doanh, khai thác cảng,
hợp đồng thương vụ, pháp chế, tổ chức thực hiện hoạt động Marketing - đối ngoại.
7


Nhiệm vụ
Tham mưu cho Đảng Ủy, BGĐ về quản lý khai thác cảng, đầu tư sửa chữa xây

dựng công trình, tiếp thị khách hàng.
Xây dựng các kế hoạch SXKD định kỳ năm; lập các kế hoạch phát triển quản lý
khai thác Cảng trung và dài hạn; lập kế hoạch đầu tư và xây dựng công trình, mua sắm
thiết bị, các hợp đồng dịch vụ.
Phân tích hiệu quả kinh tế-Xã hội trong tất cả các khâu, các lĩnh vực; cung cấp
số liệu phục vụ việc tổng hợp báo cáo của các cơ quan khác.
Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động
SXKD định kỳ và việc thực hiện các kế hoạch, đề án đã được cấp trên phê chuẩn.
Thực hiện công tác khai thác, pháp chế, thương vụ. Phối hợp với Trung tâm
điều hành sản xuất và các cơ quan hữu quan giải quyết các sự cố, hiện trường phát sinh
trong sản xuất, các yêu cầu và phản hồi của khách hàng.
Phối hợp tham gia kiểm kê, thanh lý hàng tồn đọng tại kho bãi của công ty. Lập
kế hoạch và tiến hành các hoạt động Marketing-đối ngoại, quảng cáo, phát triển
thương hiệu công ty; tham mưu giúp BGĐ xây dựng chính sách giá, hoa hồng cho
khách hàng.
2.2.4 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Tài chính
Chức năng
Tham mưu và giúp cấp Ủy, Chủ tịch, Ban giám đốc về công tác tài chính của
công ty, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan cấp trên.
Nhiệm vụ
Lập kế hoạch thu chi tài chính trong năm.
Chấp hành các chế độ thuế với Nhà nước.
Kế toán và quyết toán tài chính theo quy định.
Tổ chức quản lý vốn và tài sản, quản lý chi phí và thực hiện nghiệp vụ ngân
hàng có liên quan.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với hoạt động tài chính của các
Phòng, Ban và các tổ chức kinh tế trong công ty.
Lập báo cáo tài chính, báo cáo kết quả SXKD theo quy định.

8



2.2.5 Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Hành chính - Hậu cần - Quân sự
Chức năng
Tham mưu và chịu trách nhiệm trước cấp Ủy, BGĐ về công tác Hành chínhHậu cần-Quân sự của công ty.
Nhiệm vụ
Bảo đảm mọi mặt công tác hành chính, hậu cần, quân sự của đơn vị.
Quản lý bộ phận tổ chức Lao động-tiền lương.
Tổ chức bảo vệ, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện ra vào, lưu trú trong đơn
vị, đảm bảo an toàn cho đơn vị, hàng hóa, và kho tàng.
Tổ chức huấn luyện bộ đội sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống phòng
chống cháy nổ; chủ động phối hợp tốt với các Phòng, Ban trong công ty và các cơ
quan hữu quan, các đơn vị đóng quân trong địa bàn giải quyết các vấn đề phát sinh liên
quan đến an ninh trật tự, xây dựng địa bàn đóng quân an toàn.
Tham mưu trong quản lý, bố trí doanh trại, điện nước hợp lý, duy tu sửa chữa
thường xuyên; đề xuất lập kế hoạch mua sắm và quản lý trang thiết bị, doanh cụ,
doanh trại, văn phòng phẩm, phục vụ hành chính-hậu cần-quân y.
Kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm quân y, đời sống, bếp ăn, vệ sinh, cảnh
quan, môi trường xanh sạch trong doanh trại; có biện pháp phòng chống dịch bệnh,
bảo đảm quân số khỏe công tác và học tập.
Quản lý xăng xe theo đúng chế độ quy định; tổ chức quản lý, trông, giữ xe nội
bộ. Quản lý tài sản chung của đơn vị, các trang thiết bị, tài sản thuộc Ban mình quản
lý, sử dụng. Chủ trì trong kiểm kê định kỳ hàng năm.
Tham mưu đề xuất với Ban giám đốc những biện pháp quản lý sử dụng căn tin
và trực tiếp quản lý giám sát hoạt động của căn tin, nhằm phát huy hiệu quả và phục
vụ tốt đơn vị, khách hàng.
2.2.6 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm điều hành sản xuất
Chức năng
Quản lý, điều hành sản xuất; trực tiếp chỉ huy, phối hợp, điều hành mọi hoạt
động trong dây chuyền sản xuất; triển khai các phương án xếp dỡ, giao nhận, quản lý

hàng hóa; cải tiến quy trình, thủ tục giao nhận góp phần khai thác tối đa năng lực của
ICD, đảm bảo an toàn sản xuất, kho tàng, hàng hóa, phương tiện, con người.
9


Nhiệm vụ
Lập kế hoạch xếp dỡ-giao nhận, bảo quản hàng hóa tại kho, bãi; tổ chức thực
hiện các hợp đồng kinh tế, dây chuyền sản xuất; điều hành hoạt động xếp dỡ, đảm bảo
an toàn sản xuất, hàng hóa, phương tiện, con người khoa học, hợp lý, tiết kiệm.
Quy hoạch các khu hàng, thực hiện chất xếp, quản lý và giao nhận hàng hóa
đúng quy trình. Điều hành, sử dụng hợp lý các phương tiện, lực lượng lao động, tăng
năng suất xếp dỡ. Trực tiếp điều hành lực lượng bốc xếp có hiệu quả, đảm bảo hoạt
động sản xuất thông suốt.
Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong tất cả các khâu; tích cực, chủ
động đề xuất đầu tư phát triển các phương án sản xuất có hiệu quả cao. Quản lý, điều
hành và thực hiện công tác thương vụ-thu ngân, kế hoạch điều hành, kho-bãi.
Tham mưu cho BGĐ chính sách giá. Phối hợp tốt với hãng tàu, khách hàng,
Tân cảng Cát Lái và các cơ quan hữu quan giải quyết các sự cố hiện trường phát sinh
trong sản xuất. Trực tiếp giải quyết các tranh chấp về thương vụ với khách hàng, hãng
tàu và các đội xếp dỡ trong phạm vi được phân công.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về quản lý sản lượng, chi phí trong sản xuất,
an toàn hàng hóa, an toàn lao động và quản lý trang thiết bị.
2.2.7 Chức năng và nhiệm vụ của Bộ phận Tổ chức Lao động–Tiền lương
Chức năng
Tham mưu cho BGĐ về công tác tổ chức lao động-chính sách-tiền lương-an
toàn lao động, huấn luyện đào tạo, công nghệ thông tin của Công ty.
Nhiệm vụ
Đề xuất với cấp Ủy, BGĐ công ty về công tác nhân sự, công tác tổ chức lao
động khoa học, công tác quân lực, chính sách, tiền lương trong công ty.
Theo dõi, tổ chức thực hiện chấm công hàng tháng, phân loại LĐ để tính lương;

đề xuất các phương án chia lương thưởng tháng, quý, 6 tháng đầu năm và cả năm.
Quản lý, theo dõi các hợp đồng lao động, tuyển dụng nhân sự theo quy chế
trong Đại hội công nhân viên chức và sự chỉ đạo của giám đốc công ty.
Theo dõi, triển khai và thực hiện việc nâng, chỉnh hệ số lương theo quy định.
Theo dõi tình hình biến động quân số tháng, quý, năm và định mức lao động
theo quy định.
10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm động cơ làm việc
Động cơ chỉ sức mạnh tác động lên một người, hoặc sức mạnh nảy sinh ngay
trong lòng người đó, thúc đẩy họ hành động hướng tới một mục tiêu nhất định. Một
nhân viên có động cơ làm việc cao là một người năng động, chịu đầu tư sức lực, tinh
thần để hoàn thành công việc của mình và đạt được chỉ tiêu đề ra.
Hình 3.1. Sơ Đồ Quá Trình Nảy Sinh Động Cơ
Nhu cầu (chưa thỏa mãn)

Tìm cách thức để thỏa mãn nhu cầu

Hành động nhắm tới một mục đích nào đó

Kết quả thể hiện của hành động

Được khen thưởng / bị phạt

Đánh giá lại mức độ thỏa mãn của bản thân…

Nguồn Tin: Thông Tin Tổng Hợp


3.1.2 Lý do phải quan tâm đến động cơ làm việc của nhân viên
a) Thuyết nhu cầu của Maslow
Một người hoạt động thường có động cơ là nhằm thỏa mãn những nhu cầu còn
chưa được bù đắp. Khi một nhu cầu đã được thỏa mãn thì động cơ làm việc cũng biến
mất. Nhu cầu và động cơ lúc nào cũng song hành với nhau. Maslow đã xây dựng một
kim tự tháp về thuyết nhu cầu, với 5 loại và sắp xếp thứ tự từ thấp đến cao theo
nguyên tắc: khi nào những nhu cầu ở phía dưới còn chưa được thỏa mãn, thì khó mà
tiếp tục lên các nhu cầu ở cấp cao hơn.
Hình 3.2. Tháp Nhu Cầu Maslow
5

NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH

4

NHU CẦU ĐƯỢC TÔN TRỌNG

3

NHU CẦU XÃ HỘI

2

NHU CẦU AN TOÀN

1


NHU CẦU SINH HỌC
Nguồn tin: Tạo động lực làm việc, NXB Trẻ, 2005, trang 19

- Nhu cầu sinh học (Physiological Needs): là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu
để tồn tại, thường không kích thích nhân viên đạt hiệu quả tốt hơn trong công việc.
- Nhu cầu an toàn (Safety Needs): trong công việc, tiết kiệm, đóng bảo
hiểm…đó là sự đảm bảo, sự ổn định, hòa bình theo cảm nhận của người lao động.
- Nhu cầu xã hội (Social Needs): thể hiện nhu cầu được chấp nhận, được yêu
thương, được giao tiếp với người khác và gặt hái những lợi ích từ các mối quan hệ với
bên ngoài xã hội.
- Nhu cầu được tôn trọng (Esteem Needs): bộc lộ mong muốn được người khác
tôn trọng và đánh giá cao. Điều này thể hiện qua việc cấp trên công nhận thành quả mà
người LĐ đã cống hiến, với họ, đây được xem là nguồn động viên rất lớn.
- Nhu cầu tự khẳng định (Self-actualization Needs): thúc đẩy con người phải
thực hiện được những điều họ mong muốn: đạt được mục tiêu đề ra, phát triển tiềm
12


năng cá nhân trong lĩnh vực đã chọn…Người LĐ phải tự cải tiến vì sự phát triển của
bản thân để tự khẳng định mình.
Hình 3.3. Ý Nghĩa của Tháp Maslow Trong Thực Tế:
Hội nhập và cạnh
tranh gây gắt

Khuynh hướng chọn nơi làm việc thỏa
mãn bản thân cao nhất

Khi kinh tế khá giả

Đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu về tinh thần


Khi kinh tế còn khó
khăn

Tiền lương và vật chất quyết định việc
đi hay ở lại
Nguồn tin:

Tuy nhiên, các nhu cầu xuất hiện không theo thứ bậc như Maslow đã đề nghị.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhu cầu con người còn tùy vào quy mô tổ chức, vị trí
địa lý và giai đoạn nghề nghiệp.
b/ Thuyết ERG của Clayton Alderfer
- Nhu cầu tồn tại (Existence needs): gồm nhu cầu để tồn tại và nhu cầu được an
toàn. Đó là ước vọng được khỏe mạnh về thân xác và tinh thần.
- Nhu cầu giao tiếp (Relatedness needs): gồm nhu cầu xã hội và nhu cầu được
tôn trọng. Đó là ước vọng thỏa mãn trong quan hệ với mọi người.
- Nhu cầu tăng trưởng (Growth needs): là những đòi hỏi bên trong mỗi người
cho sự phát triển bản thân. Đó là ước vọng được tăng trưởng và phát triển cá nhân.
Tác giả cho rằng: tại cùng một thời điểm có thể có nhiều nhu cầu ảnh hưởng
đến sự động viên. Khi một nhu cầu cao hơn không thể được thỏa mãn (frustration) thì
một nhu cầu ở bậc thấp hơn sẵn sàng để phục hồi (regression).
c/ Thuyết AAP của David I. Mc Clelland
Theo David I. Mc Clelland, con người có 3 nhu cầu quan trọng:
- A (achievement): Nhu cầu thành đạt được hiểu là nhu cầu vươn tới các thành
tựu và thắng lợi. Nhu cầu này sẽ thúc đẩy con người làm vỉệc tốt hơn, với chi phí ít
13


hơn hoặc là thời gian ngắn hơn. Người có nhu cầu thành đạt sẽ hướng tới những mục
tiêu cao hơn và các kết quả cụ thể hơn.

- A (affliation): Nhu cầu liên kết là nhu cầu được mọi người yêu mến, khuyến
khích con người làm việc sao cho mọi người cảm thấy thoải mái và yêu quý mình.
- P (power): Những người có nhu cầu quyền lực sẽ có xu hướng tác động tới
người khác, trở nên trội hơn họ, tác động, kiểm soát và chi phối hoàn cảnh.
Lý thuyết ERG giải thích được tại sao các nhân viên lại tìm kiếm mức lương
cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn ngay cả khi những điều kiện này là phù hợp với
các tiêu chuẩn của thị trường lao động. Bởi vì lúc này họ không cảm thấy thỏa mãn với
nhu cầu giao tiếp và nhu cầu tăng trưởng.
d/ Thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg
- Những yếu tố tạo động lực làm việc: có khả năng mang lại sự thỏa mãn trong
công việc, nhưng khi không được thỏa mãn thì động cơ làm việc cũng không giảm.
- Những yếu tố duy trì: làm bất mãn nhưng không làm tăng động lực làm việc.
Bảng 3.1. Thuyết 2 Nhóm Yếu Tố của Herzberg
Các yếu tố duy trì (yếu tố môi trường)

Các yếu tố tạo động lực làm việc

Điều kiện làm việc

Thành đạt

Chính sách và quy định của công ty

Sự công nhận

Quan hệ qua lại giữa các cá nhân

Bản thân công việc

Địa vị


Trách nhiiệm

Công việc ổn định

Cơ hội phát triển

Thu nhập
Nguồn tin : Tạo động lực làm việc, NXB Trẻ, 2005

Những yếu tố về môi trường là rất nhiều, nhưng khó thay đổi (một cá nhân hầu
như không làm được gì để thay đổi chính sách DN, điều kiện làm việc, tiền lương...).
Khi tác động đến những yếu tố này, trước hết là nhằm mục đích giảm thiểu các bất
bình, gia tăng sự thỏa thuận, chuẩn bị cho việc xuất hiện các yếu tố động viên.
Những yếu tố động viên góp phần tạo nên động lực làm việc: cá nhân có thể
điều chỉnh sáng kiến của bản thân, tự mình xác định những mục tiêu cao và khó. Kết
quả của việc thực hiện hoàn toàn tùy thuộc vào chính người thực hiện, và tự bản thân
họ có thể đo lường được kết quả của việc mình làm.
14


×