Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN
VÀ TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI
VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT

NGUYỄN THỊ HẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích các hoạt động
sinh kế của người dân và công tác bảo vệ rừng tại VQG Lò Gò Xa Mát” do Nguyễn
Thị Hằng, sinh viên khóa 31, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày ________________________________ .

TRẦN ĐỨC LUÂN
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm 2009

tháng

năm 2009

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Với tất cả lòng kính trọng, con xin gửi lòng biết ơn đến Ba Mẹ và những người
thân trong gia đình đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con khôn lớn và học thành tài như ngày
hôm nay.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm cùng tất cả các thầy cô trong khoa Kinh Tế đã hết lòng truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Đức Luân, người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cám ơn Ban Quản Lý Vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát, Ủy ban
Nhân dân xã Tân Lập, cơ quan kiểm lâm, đặc biệt là tiểu khu bảo vệ rừng 23 đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi
trong những năm ngồi trên ghế giảng đường.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2009.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hằng


NỘI DUNG TÓM TẮT
Nguyễn Thị Hằng. Tháng 7 năm 2009. “Phân Tích Các Hoạt Động Sinh Kế
Của Người Dân Và Công Tác Quản Lí Và Bảo Vệ Rừng Tại Vườn Quốc Gia Lò
Gò – Xa Mát Tây Ninh”.
Nguyen Thi Hang. July 2008. “Analysis on the Livelihood Activities of
People in the Buffer Zone and Forest Protection and Management at Lo Go Xa
Mat National Park, Tay Ninh Province”.
Đề tài tập trung tìm hiểu những hoạt động quản lý bảo vệ rừng ở Vườn Quốc
Gia Lò Gò Xa Mát và sinh kế của người dân tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây
Ninh. Đặc biệt là tìm hiểu những hoạt động sinh kế liên quan đến rừng, cũng như
những tác động của người dân vùng đệm vào rừng và ảnh hưởng của những tác động
này đến công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn nghiên cứu, dựa trên cơ sở phân
tích số liệu điều tra 60 hộ gia đình ở vùng đệm.
Kết quả cho thấy thu nhập người dân nơi đây còn thấp và tỷ lệ thuận với trình
độ học vấn, đa số người dân nơi đây làm thuê, diện tích ruộng đất thấp, đời sống còn
nhiều khó khăn đặc biệt là các hộ dân tộc, vùng xâu vùng xa. Do đó, mặc dù công tác
quản lý rừng khá nghiêm ngặt nhưng người dân trên địa bàn vẫn tiếp tục vào rừng khai
thác lâm sản vì đói nghèo, vì cải thiện thu nhập và xác suất bị bắt thấp để họ lỗ rất cao
nhưng thực tế thì thấp do lực lượng kiểm lâm và bảo vệ rừng còn khá mỏng. Vì vậy,
công tác bảo vệ rừng nơi đây thật sự là một vấn đề khó khăn do sự nghèo đói, khó
khăn của người dân vùng đệm.
Qua đó, đề tài đề ra những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo và góp phần cải

thiện thu nhập cho người dân. Thấy được những nguyện vọng của người dân vùng
đệm và ý kiến của họ trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại vườn Quốc Gia Lò
Gò- Xa Mát Tây Ninh.

v79


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1.Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3


CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về VQG Lò Gò- Xa Mát.

5

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

5

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

5

2.1.3. Đất đai

7

2.1.4. Khí hậu

8

2.1.5. Chế độ thủy văn

8

2.1.6. Giới thiệu về rừng và VQG


9

2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội các xã vùng đệm

14

2.2.1. Diện tích và dân số

14

2.2.2. Tình hình sản xuất và đời sống

14

2.2.3. Tình hình văn hóa, giáo dục, xã hội

16

2.3.Tình hình giao thông

16

2.4. Nhận định về tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội

16

2.5. Tổng Quan Tài liệu nghiên cứu

17


v


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

19
19

3.1.1. Cơ sở thực tiễn

19

3.1.2. Các khái niệm

19

3.2. Thu thập số liệu

21

3.2.1. Số liệu sơ cấp

21

3.2.2. Số liệu thứ cấp:

22


3.3. Phương pháp mô tả và phân tích

22

3.4. Phương pháp xử lý số liệu

22

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát

23
23

4.1.1. Tài nguyên

23

4.1.2. Quản lý và bảo vệ rừng

24

4.2. Đặc điểm hộ điều tra

30

4.2.1. Độ tuổi chủ hộ

30


4.2.2. Năm định cư của hộ gia đình

31

4.2.3. Giới tính

31

4.2.4. Nhân khẩu

32

4.2.5. Nghề nghiệp

32

4.2.6. Hiện trạng nhà ở của người dân qua điều tra

33

4.2.7. Trình độ học vấn của hộ điều tra

34

4.3. Tình hình thu nhập của hộ điều tra

35

4.4. Sự tham gia trồng rừng của người dân


37

4.4.1. Diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp của hộ điều tra

38

4.4.2. Hoạt động trồng rừng từ năm (2002 – 2008) của VQG

38

4.4.3. Đánh giá của hộ về hoạt động tham gia trồng rừng

40

4.5. Nhận thức của người dân xã Tân Lập trong quản lí và bảo vệ rừng

45

4.4. Tác động của người dân vào rừng Xã Tân Lập.

45

4.5. Phân tích những tác động của người dân vào rừng

48

4.6. Đề xuất những giải pháp giảm thiểu tác động của người dân vào rừng và xóa
đói giảm nghèo cho người dân vùng đệm
vi


52


4.6.1. Các giải pháp kinh tế kiểm soát vi phạm

52

4.6.2. Các giải pháp xóa đói giảm nghèo

52

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

54

5.1. Kết luận

54

5.2. Kiến nghị

55

5.2.1. Đối với Vườn Quốc Gia và Chính Quyền

55

5.2.2. Đối với người dân

55


TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VQG

Vườn quốc gia

TVBVR

Trồng và bảo vệ rừng

DA

Dự án

TĐHV

Trình độ học vấn

OC

Chi phí cơ hội


MB

Lợi ích biên

UBND

Ủy ban nhân dân

BQLVQG

Ban quản lí Vườn Quốc Gia

P. HC-TH

Phòng hành chính – tổng hợp

CCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

Dân K

Dân CamPuChia

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1. Diện Tích và Dân Số Các Xã Vùng Đệm Vườn Quốc Gia

14

Bảng 2.2. Cơ Cấu Dân Tộc

14

Bảng 2.3. Năng Suất Bình Quân Sản Xuất Nông Nghiệp

15

Bảng 2.4. Hệ Thống Đường Giao Thông Xã Tân Lập

16

Bảng 4.1.Thu Nhập Trung Bình của Mẫu Điều Tra.

36

Bảng 4.2. Diện Tích Đất Trồng Rừng và Nông Nghiệp

38


Bảng 4.3. Diện Tích Trồng Mới Rừng Qua Các Năm

37

Bảng 4.4.Tổng Hợp Vốn Đầu Tư Chăm Sóc Trồng Rừng

43

Bảng 4.5.Ý Kiến Người Dân về Các Nguy Cơ Ảnh Hưởng Đến Rừng.

45

Bảng 4.6. Mô Tả Tóm Tắt Hoạt Động Khai Thuốc Nam Trái Phép

49

Bảng 4.7. Mô Tả Tóm Tắt Hoạt Động Đánh Bắt Cá Trái Phép

49

Bảng 4.8. Lợi Nhuận của Hoạt Động Hái Thuốc Nam Trái Phép

50

Bảng 4.9. Lợi Nhuận của Hoạt Động Đánh Bắt Cá Trái Phép

51

Bảng 4.10. Lợi Nhuận của Hoạt Động Hái Thuốc Nam Trái Phép Khi Mức Phạt Là 50
Ngàn Đồng


52

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1. Sơ Đồ Vị Trí VQG Lò Gò - Xa Mát

6

Hình 2.2. Cơ Cấu Đất của Vườn Quốc Gia

9

Hình 2.3. Giới Thiệu Về Bộ Máy Tổ Chức của Vườn Quốc Gia

10

Hình 2.4. Hình Ảnh Thực Vật Của Vườn Quốc Gia

12

Hình 2.5. Hình Động Vật Của Vườn Quốc Gia

13


Hình 3.1. Khung Sinh Kế Bền Vững

21

Hình 4.1. Sinh Cảnh Tại Vườn Quốc Gia

24

Hình 4.2. Công Tác Truyên Tuyền, Vận Động của Vườn Quốc Gia

25

Hình 4.3. Các Hình Thức Vi Phạm của Người Dân.

28

Hình 4.4. Trình Độ Học Vấn của Hộ Điều Tra

34

Hình 4.5. Thu Nhập Bình Quân Đầu Người Theo Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ

37

Hình 4.6.a. Ý Kiến Của Các Hộ Gia Đình Về Công Tác Trồng và Bảo Vệ Rừng

42

Hình 4.6.b. Ý Kiến Của Các Hộ Gia Đình Về Công Tác Trồng và Bảo Vệ Rừng


43

Hình 4.7. Các Hình Thức Tác Động của Người Dân.

47

Hình 4.8. Các Giá Trị về Du Lịch

53

Hình 4.9. Các Bộ Phận Sử Dụng Làm Thuốc của Cây Thuốc Nam Ở VQG

55

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rừng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và tự nhiên.
Trước hết rừng cung cấp nguyên liệu (gỗ, củi, động thực vật) cho nền kinh tế phục vụ

nhu cầu phong phú của con người. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những giá trị sử dụng
trực tiếp, còn giá trị gián tiếp lại lớn hơn nhiều. Rừng phòng hộ đầu nguồn, giữ đất,
giữ nước, điều hòa dòng chảy, điều hòa khí hậu toàn cầu, chống xói mòn rửa trôi thoái
hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, hấp thụ
Cacbonic, bảo tồn đa dạng sinh học…
Vai trò của rừng to lớn như vậy, tuy nhiên việc tàn phá rừng diễn ra năm này
sang năm khác nên ta không có cảm giác cấp bách, ví dụ trong 10 năm (1990-2000),
mỗi năm thế giới mất đi 9,391 triệu ha rừng. Những nước mất rừng nhiều nhất là:
Brazil 2.309 triệu ha, Mexico 0,631 triệu ha, Indonesia 1.312 triệu ha, Sudan 0,959
triệu ha… Số quốc gia tăng diện tích rừng hàng năm thì rất ít như Trung Quốc 1.806
triệu ha, Kazakhstan 0,239 triệu ha, Mỹ 0,388 triệu ha, Nga 0,135 triệu ha… (Theo
FAO, 4/2008).
Việt Nam với 3/4 diện tích là đồi núi và cao nguyên chiếm hơn 24 triệu hecta
tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước, (Bộ Nông Nghiệp và PTNT, 2004). Hầu hết
các cánh rừng Việt Nam điều nằm trong số đó. Vì vậy, Việt Nam rất giàu tài nguyên
rừng, đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên (Nguyễn Văn Phúc, 2002). Tuy
nhiên, thật đáng tiếc rừng Việt Nam đã bị thu hẹp một cách nhanh chóng. Từ năm
1943, diện tích rừng là 14 triệu ha, trong đó rừng che phủ chiếm 43%. Đến năm 1995,
diện tích rừng chỉ còn 9,3 triệu ha với 1,1 triệu ha rừng được trồng mới, rừng che phủ
chỉ còn 18 – 30%. Chức năng phòng hộ của rừng giảm đáng kể. Tốc độ mất rừng đã


lên đến mức Chính phủ Việt Nam phải quyết định đóng cửa rừng tự nhiên (Chỉ thị
90/CT; 1992) và phủ xanh đất trống đồi trọc (Quyết định 327/CT). Nối tiếp các dự án
của chương trình 327, là một chương trình quốc gia về 5 triệu ha rừng (Quyết định
661) đang được thực thi. Cùng với các chương trình đó, Chính phủ và ngành lâm
nghiệp, chính quyền các địa phương đã nổ lực đáng kể trong việc bảo tồn và phát triển
rừng. Ngành lâm nghiệp cũng đã và đang thực hiện một tiến trình chia sẻ trách nhiệm
quản lý rừng cho các tổ chức và cá nhân đang sinh sống trong vùng có rừng thông qua
việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng, trồng mới chăm sóc và bảo vệ rừng. Nhưng, làm

thế nào để huy động người dân có cuộc sống phụ thuộc vào rừng tham gia tích cực và
có hiệu quả vào công cuộc bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng? Sự tham gia trong
quản lý rừng không phải là một điều tất nhiên, nó đòi hỏi những động lực thúc đẩy,
năng lực, các mối quan hệ và trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền lợi, tập quán văn hóa và
hệ thống giá trị của cộng đồng dân cư.
Cộng đồng dân cư vùng đệm và vùng lõi của vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát,
sống chủ yếu dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ rừng. Sau khi việc quản lý
bảo vệ rừng được tiến hành chặt chẽ, người dân đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc
sống. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và các điều kiện sinh hoạt, sản xuất ở đây gặp nhiều
khó khăn. Do đó, việc người dân lén lúc vào rừng kiếm sống vẫn còn xảy ra và việc
này đã làm khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ.
Bài nghiên cứu này nêu lên tình hình quản lý hiện nay của Ban quản lý rừng Lò
Gò Xa Mát, đồng thời cũng đề cập đến những đặc điểm về đời sống, điều kiện kinh tế,
xã hội, những hoạt động sinh kế đặc biệt là các hoạt động có liên quan đến rừng của
người dân sống ở vùng đệm, những thuận lợi và thách thức mà người dân gặp phải khi
họ tham gia công tác trồng, bảo vệ và quản lý rừng.
Từ thực tế trên, vấn đề đặt ra là phải giải quyết tốt giữa việc đảm bảo sinh kế
của người dân vùng đệm và phát triển bền vững tài nguyên rừng. Để làm được điều
này, cần phải có sự quan tâm, bảo vệ rừng của người dân vùng đệm nơi đây. Từ đó,
tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích các hoạt động sinh kế của người dân và tìm
hiểu công tác quản lý bảo vệ rừng tại Vườn Quốc Gia Lò Gò -Xa Mát”.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nhận dạng, phân tích các hoạt động sinh kế của người dân tại vùng đệm và tìm
hiểu công tác quản lý bảo vệ rừng tại vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Mô tả thực trạng tài nguyên rừng và công tác quản lý bảo vệ rừng của vườn
quốc gia Lò Gò-Xa Mát
Tìm hiểu các hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt các hoạt động liên quan
đến rừng.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quản lý và bảo vệ rừng của Vườn
Quốc Gia Lò Gò-Xa Mát
Đề xuất những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao cuộc
sống của người dân ở trong rừng đồng thời định hướng bảo tồn và phát triển rừng bền
vững.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ dân sống vùng đệm xã Tân Lập. Tìm hiểu về
sinh kế của họ và các tác động của người dân vào rừng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tại xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Phạm vi thời gian: từ ngày 5/3 – 30/6
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương:
Chương I: Trình bày lý do thực hiện, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề
tài.
Chương II: Mô tả tổng quan về địa bàn nghiên cứu gồm: điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội, tình hình cơ sở hạ tầng của xã. Giới thiệu sơ nét về chức năng, nhiệm
vụ của Vườn Quốc Gia, về công tác quản lý và bảo vệ rừng tại Vườn Quốc Gia.
Chương III: Trình bày một số khái niệm, khung phân tích dữ liệu và các
phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.

3


Chương IV: Mô tả các thông tin đã thu thập được và phân tích các vấn đề như:

tìm hiểu những tác động của người dân vào rừng, ý thức người dân trong công tác
trồng và bảo vệ rừng tại VQG
Chương V: Dựa trên các kết quả đạt được, rút ra các kết luận đồng thời đưa ra
các kiến nghị cho người dân, địa phương, ban quản lý VQG nhằm cải thiện sinh kế
người dân và tổ chức quản lý tốt hơn tài nguyên rừng.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về VQG Lò Gò- Xa Mát.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 12 tháng 7 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
91/2002/QĐ-TTg chính thức chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Lò Gò - Xa Mát
thành vườn quốc gia Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tổng diện tích vườn
quốc gia này là 18.806 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.594 ha, phân khu
phục hồi sinh thái 10.084 ha, phân khu hành chính, dịch vụ 125 ha. Trách nhiệm quản
lý vườn quốc gia được chuyển giao từ Sở NN&PTNT sang UBND tỉnh Tây Ninh.
Hiện tại Ban Quản lý vườn quốc gia có 22 cán bộ biên chế, 53 cán bộ hợp đồng và 13
trạm bảo vệ rừng.
Lò Gò - Xa Mát có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm
2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 18.765 ha (Cục
Kiểm lâm, 2003).
2.1.2. Điều kiện tự nhiên:
a) Vị trí địa lí
Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát nằm ở địa bàn bốn xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa
Hiệp và Thạnh Tây của huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh 30 km về phía Tây Bắc.
- Phia bắc và tây giáp Campuchia

- Phía tây giới hạn bằng sông Vàm Cỏ Đông.
- Phía đông giáp vùng nông nghiệp thuộc Tân Lập-Tân Bình.
- Phía Nam giáp vùng nông nghiệp Hòa Hiệp.
Tọa độ địa lý của VQGLGXM được xác định như sau:
11o30’ 4.97

- 11o40’ 38.96 vĩ độ Bắc

105o48’ 2.27 - 105o58’ 20.47 kinh độ đông


Hình 2.1. Sơ Đồ Vị Trí VQG Lò Gò - Xa Mát

Nguồn: Phòng kỹ thuật, VQG
b) Địa hình – thổ nhưỡng
™ Địa hình:
Tây Ninh thuộc khu vực chuyển tiếp địa hình giữa đồng bằng bậc thềm cao
Đông Nam bộ và đồng bằng thấp trũng Đồng Bằng Sông Cửu Long, và địa hình cao
hơn nữa là vùng bán bình nguyên đất đỏ bazan. Với đặc điểm địa hình đồng bằng cao
không bị ngập nước mùa mưa như ĐBSCL hoặc chỉ có ngập cục bộ theo vi địa hình và
ngập ven bải bồi sông ở các đoạn thuộc hạ lưu thuộc sông Vàm Cỏ Đông. Vì địa hình
thay đổi ở phạm vi nhỏ do quá trình san bằng tích tụ bề mặt tạo trũng cục bộ trên bề
mặt thềm phù sa cổ. Địa hình dốc từ phía Bắc xuống phía Nam và Đông Nam hướng
về sông Vàm Cỏ Đông. Trên phạm vi rộng hơn thì hướng dốc địa hình hướng từ
Campuchia dốc dần về sông Vàm Cỏ Đông.
Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng, thay đổi trong
khoảng 5 – 20m rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25m so với mực
nước biển. Cả vùng có độ dốc trung bình 1o - 5 o. Do vậy VQG có địa hình gần như
bằng phẳng như là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông. Có thể phân chia địa hình
6



cho khu vực LGXM thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng, trũng và gò hình
thành các trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa.
Nhìn chung VQG LGXM nằm trên thềm sông cổ, có hoạt động nội sinh ổn định
nên địa hình địa mạo cũng đơn giản không có nhiều thay đổi phức tạp.
™ Thổ nhưỡng
Trên cơ sở nền địa chất trầm tích dày, phong hóa mạnh tạo thành các khối
laterit vững chắc, với các loại đất phù sa cổ phát triển cùng với các quá trình địa mạo
san bằng và bào mòn tạo nên các lớp đất cát trên bề mặt thấy xuất hiện rải rác trong
VQG và đặc biệt là phần phía Bắc có địa hình thấp trũng lôi kéo cát trong thềm cổ.
Việc xuất hiện các khối laterit lớn, mà nhiều nơi lộ ra trên bề mặt do kết quả tích tụ
oxyt sắt-nhôm. Phân bố của các khối laterit này thấy xuất hiện tại các trảng, bàu có địa
hình bằng phẳng tạo điều kiện nước không thấm xuống dưới được gây ngập một
khoảng thời gian trong mùa mưa.
2.1.3. Đất đai
Đất phù sa cổ (đất xám điển hình): Phát triển trên thềm phù sa cổ, chiếm phần
lớn diện tích VQG. Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, phân tích thành
phần cơ giới cho thấy cấp hạt cát chiếm gần 50% cho cả các tầng từ bề mặt cho đến độ
sâu 60cm. Khả năng giữ nước kém.Tầng đất dày (>100cm), đất chua và có hàm lượng
mùn thấp. Phân bố trên dạng địa hình khá cao, phần lớn diện tích trên loại đất này còn
rừng che phủ nên khả năng thoái hoá chưa trầm trọng.
Đất phù sa sông suối (đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng): chiếm khoảng 20 %
diện tích. Đất phát triển trên phù sa cổ, vùng địa hình trung bình, trên các dạng đồi
thấp, bát úp. Phân bố dọc các suối Đa Ha, Mẹt Nu, Sa Nghe...Đất có thành phần cơ
giới cát pha thịt nhẹ.
Đất phù sa có tầng laterit: đất hình thành do mực nước ngầm dao động lớn giữa
hai mùa khô và mưa tạo điều kiện kết von và những khu vực có độ che phủ thấp hoặc
không có thực vật che phủ, các khối laterit kết cứng lộ ra trên bề mặt.
Đất xám đọng mùn tầng mặt (chiếm diện tích ít nhất trong các loại đất), chủ yếu

phân bố ở các trảng ngập nước mùa mưa như trảng Tân Thanh, Tân Nam, Bà Điếc.....
Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng. Đất chua,
nghèo dinh dưỡng. Lượng mùn trên bề mặt tăng cao so với các loại đất trên.
7


2.1.4. Khí hậu
Tây Ninh hay cả Nam bộ nói chung có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt.
Lượng mưa dao động từ khoảng 1.300mm/ năm đến khoảng 1.900mm/ năm, có những
năm lượng mưa đạt trên 2.000mm (có thể tới 2300mm), phân bố không đều giữa các
tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa mưa có thể kéo dài trung bình 6
tháng, có thể kéo dài đến 8 tháng (các tháng có lượng mưa trên 100mm).
Nền nhiệt độ trong khu vực ổn định trong khoảng 25-27 oC, nhiệt độ trung bình
năm xấp xỉ 27 oC và biên độ nhiệt giữa các tháng không cao. Giữa hai tháng liền nhau
thì chênh lệch dưới 1oC (các tháng mùa mưa) đến khoảng 1,5 oC (các tháng mùa khô).
Lượng bốc hơi nước trung bình xấp xỉ bằng hoặc thấp hơn tổng lượng mưa năm, tuy
nhiên lượng bốc hơi thay đổi rõ rệt theo mùa. Trong mùa mưa lượng bốc hơi thường
thấp hơn lượng mưa, nhưng trong các tháng mùa khô thì lượng bốc hơi tăng cao hơn
lượng mưa. Số tháng có lượng bốc hơi nước trên 100mm kéo dài 5-6 tháng (tháng 12,
1, 2, 3 và 4).
Các đặc trưng khí hậu:
- Lượng mưa trung bình/ năm: 1800mm
- Nhiệt độ trung bình/ năm: 26.9
- Bốc hơi nước trung bình/ năm: 1100-1200mm
2.1.5. Chế độ thủy văn
Nước bề mặt - Sông suối:
Hệ thống thủy văn không phong phú lắm tại khu vực VQG nên mức độ chia cắt
địa hình không cao
Hệ thống sông suối có các sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha và các suối khác chỉ
có nước vào mùa mưa

Sông Vàm Cỏ Đông : xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Tây khu
rừng và là ranh giới quốc gia Việt Nam- Campuchia. Đoạn chảy qua khu rừng dài
khoảng 20 km, lòng sông rộng 10-20m, có nơi mở rộng đến 50m, chảy uốn lượn và cắt
vào thềm phù sa cổ. Sông có nước ngọt quanh năm nhưng không thuận tiện cho giao
thông.
Suối Đa Ha- Xa Mát : cũng xuất phát nguồn từ Kampuchia chảy qua phía
Đông Bắc-Tây Nam chảy vào khu trung tâm khu vực VQG rồi hợp với các suối Mẹt
8


Nu, Sa Nghe, Tà Nốt thành suối Sa Mát chảy ra sông Vàm Cỏ Đông. Suối có nước
quanh năm, lòng suối nhỏ, chảy ngoằn ngoèo nên các phương tiện giao thông đường
thủy không đi lại được.
Ngoài ra còn có một số suối nhỏ nằm trong khu rừng như: suối Mẹc Nu (xuất
phát từ trảng Tân Thanh, trảng Minh Thui chảy vào suối Đa Ha, suối chỉ có nước vào
mùa mưa), suối Sa Nghe (xuất phát từ bàu Quang, chảy về suối Đa Ha), Suối Tà Nốt,
suối Thị Hằng (các suối đều cạn nước vào mùa khô).
Nước ngầm
Nước ngầm trong khu vực khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4 - 5 m ở
các khu vực gần sông suối có thể cung cấp nước sinh hoạt, và ở độ sâu > 20 m cho
nước phục vụ sản xuất ( 140 - 240 m3/ ngày). Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa
mới có chất lượng không ổn định và bị chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích.
2.1.6. Giới thiệu về rừng và VQG
a) Hiện trạng sử dụng đất rừng
Theo kết quả kiểm kê rừng 2005 và điều tra bổ sung năm 2007 của Ban quản
Lý rừng đặc dụng Lò Gò - Xa Mát. Hiện trạng sử dụng đất trong rừng như sau:
Hình 2.2. Cơ Cấu Đất của Vườn Quốc Gia

Đất có rừng


6%

Đất tự nhiên

4% 2%

14%
4%
0%

Rừng trồng
70%

Đất không có rừng

Nguồn: Phòng kỹ thuật, 2009

9


Hình 2.3. Giới Thiệu Về Bộ Máy Tổ Chức của Vườn Quốc Gia

TỔ CHỨC
BQLV

PHÓ

GIÁM

PHÓ


GIÁM

ĐỐC

GIÁM
ĐỐC

ĐỐC

Hạt

Các Đội

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

Kiểm Lâm

QLBVR

HC-TH

Tài Chính


Kỹ Thuật

DLST
(chưa thành
lập)

Nguồn: Vườn Quốc Gia, 2009
b) Mục tiêu của vườn quốc gia
Š Bảo tồn và phát triển các giá trị về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên,
các hệ sinh thái rừng hệ sinh thái đất ngập nước của vùng chuyển tiếp giữa Tây
Nguyên, Miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Š Bảo tồn các loài động, thực vật quí hiếm và đặc hữu để phục vụ công tác bảo
tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học tuyên truyền giáo dục và du lịch sinh thái.
Š Làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động bảo tồn thiên nhiên xuyên biên
giới Việt và Campuchia, các hoạt động về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học giữa
các nước Đông Nam Á.
10


c) Các giá trị đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên
Hệ thực vật rừng:
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là khu vực có rừng che phủ lớn nhất tại tỉnh
Tây Ninh, chiếm 26% tổng diện tích che phủ rừng tự nhiên của tỉnh. Thảm thực vật
rừng khu vực có dạng khảm giữa rừng bán rụng lá, rừng rụng lá trên đất thấp (do đất
nghèo và chế độ thủy văn kìm hãm nên không có vòm lá dày dặc) và các dải hẹp rừng
thường xanh ven sông suối và rừng tràm gần biên giới với Campuchia là các dải rộng
đồng cỏ đất lầy với các thảm cói lác.
Các loài cây phổ biến tại vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát có vên vên, dầu nước,
dầu cát. dầu chai, dầu song nàng, sao đen, sến mủ, gõ cà te, gõ mật, loài cây trong họ
dầu, như Dipterocarpus costatus và D. intricatus. Rừng tại vườn quốc gia này có một

loạt các loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, như gõ cà te, giáng hương.
Hình 2.4. Hình Ảnh Thực Vật Của Vườn Quốc Gia

Hình ảnh vườn tràm ở VQG

Hình ảnh cây dầu lâu năm ở VQG

Nguồn: Vườn Quốc Gia, 2009
Hệ động vật
Quần thể động vật của vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát vẫn chưa được nghiên
cứu kỹ, mặc dù nhóm của Lê Trọng Trải và Trần Hiếu Minh, (2000) nhận được một số
báo cáo về sự tồn tại của một số loài đáng quan tâm về mặt bảo tồn, như vooc chân
đen), vooc Bạc Đông Dương, khỉ mặt đỏ, gấu đỏ, sói đỏ và sói vàng. Một số đợt khảo
11


sát nhanh đã được tiến hành và ghi nhận một số loài có tầm quan trọng bảo tồn. Kết
quả điều tra cho thấy trong khu vực tồn tại các loài có giá trị bảo tồn như cu li nhỏ, khỉ
đuôi lợn, khỉ đuôi dài, sếu đầu đỏ…
Hình 2.5. Hình Động Vật Của Vườn Quốc Gia

Gà tiền mặt đỏ tại VQG

Già đẫy JaVa tại VQG
Nguồn:Vườn Quốc Gia, 2008

Các giá trị khác
Trong chiến tranh chống Mỹ, Lò Gò - Xa Mát là cơ sở của Đài phát thanh Giải
phóng miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng là căn cứ cách mạng của quân giải phóng.
Bởi vậy, khu vực này còn có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử. Ngoài ra, rừng trong

vườn quốc gia có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu sông Vàm Cỏ. Nhiều hộ
dân cư sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thuỷ sản của con sông này. Ngoài ra rừng
còn có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn.
d) Các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học:
Š Trong số các sinh cảnh hiện có của Lò Gò – Xa Mát, đất ngập nước có vai trò
quan trọng đối với việc bảo tồn chim do đây là nơi thích nghi cho nhiều loài sinh sống
nhưng nó cũng là kiểu sinh cảnh mong manh nhất do chúng dễ bị xâm nhập và dễ
chuyển đổi do thay đổi thủy chế, các hoạt động trồng rừng và cải tạo đất nông nghiệp.
Š Việc chăn thả gia súc trong các trảng cỏ trong rừng hiện đang còn xảy ra khá
phổ biến nhất là đối với người dân Campuchia.
Š Việc săn bắt chim, thú làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của nhiều loài, bên
cạnh đó việc tận diệt cá và thủy sinh vật khác bằng xung điện cũng làm ảnh hưởng đến
các loài vẫn còn xảy ra.
12


2.2 Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội các xã vùng đệm
2.2.1. Diện tích và dân số
VQG LGXM có tổng diện tích 18806 Ha và 4 xã vùng đệm: Tân Bình, Hòa
Hiệp, Tân Lập và Thạnh Tây.
Dân số vùng đệm là: 27,675 người
Bảng 2.1. Diện Tích và Dân Số Các Xã Vùng Đệm Vườn Quốc Gia
Thông tin cơ bản

Diện tích và dân số các Xã vùng đệm VQG
Tân Bình

Hòa Hiệp

Tân Lập


Thạnh Tây

Tổng

Diện tích (ha)

17.301

9.244

16.896

Diện tích thuộc VQG (ha)

15.221

1.891

1.670,3

Diện tích vùng đệm (ha)

2.080

7.353

5.253

3.914


18.600

Dân số (người)

4.700

6.448

7.357

9.170

7.675

Tỷ lệ tăng dân số nhiên %

1,20

1,14

1,13

1,03

1,12

Tỷ lệ tăng dân số cơ học %

0,43


0,39

1,34

1,63

0,95

Số hộ nghèo

111

36

49

32

228

Thu nhập bình quân (triệu)

3,5

4,5

5,3

18.806


Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội các xã vùng đệm
2.2.2. Tình hình sản xuất và đời sống
a) Tập quán canh tác, sản xuất
Phương thức canh tác đã có bước phát triển nhưng chưa đồng đều, còn lạc hậu.
Sản phẩm thô, giá cả nông sản còn bấp bênh thiếu ổn định.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được định hướng nhưng chưa có kế hoạch
cụ thể về đầu tư và các chính sách thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
theo quy hoạch.

13


Bảng 2.2. Cơ Cấu Dân Tộc
Dân tộc

Dân số

Kinh

94,6%

Địa điểm

Tập quán canh tác

Các trung tâm

Có đất, vốn:canh tác nông


thị tứ, trục lộ

nghiệp(lúa, mía, mì, màu,

giao thông

cây lâu năm, kinh tế vườn
hộ,…)
- Không có đất, vốn: làm
thuê, vào rừng

Khơmer

Hoa, Mường

5,3%

Không
đáng kể

Tập trung ở các

- Canh tác lúa nước

sóc nằm sát

- Chăn nuôi

biên Giới


- Vào rừng

Tập trung ở các

Như người Kinh

trục lộ và đất
nông nghiệp
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội các xã vùng đệm

b) Đời sống, thu nhập đầu người
Bảng 2.3. Năng Suất Bình Quân Sản Xuất Nông Nghiệp
Loại cây trồng

Năng suất tạ/ha/năm

Lúa

32,49



230,30

Mía

559,36

Đậu Phọng


29,02

Đậu các loại

3,95
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội các xã vùng đệm

Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, bên cạnh đó còn một số
bộ phận sống phụ thuộc vào rừng. Bình quân thu nhập đầu người 328 kg
thóc/người/năm; giá trị thu nhập trung bình 4,85 triệu đồng/người/năm. Mức sống của
người dân còn thấp do thu nhập cũng như năng suất cây trồng và diện tích đất sở hữu
thấp, đặc biệt là đồng bào Khơmer ở các sóc Chà Rục, Sóc Thiết.

14


×