Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT KHẨU VIỆT PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.53 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN
XUẤT KHẨU VIỆT PHÚ

NGUYỄN THỊ HỒNG THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Một Số Nhận Định Về
Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công ty Chế Biến Thủy Hải Sản Xuất
Khẩu Việt Phú” do Nguyễn Thị Hồng Thảo, sinh viên khóa 31, chuyên ngành kinh tế
nông lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Th.s NGUYỄN DUYÊN LINH
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gởi đến ba má với lòng biết ơn sâu sắc nhất, người đã sinh
thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ con nên người để con có được như ngày hôm nay. Cảm ơn
chị Hiếu, người chị luôn hết lòng chăm lo cho em, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể
hoàn thành khóa học.
Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm
Tp Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quí báu để em làm hành
trang vững bước vào đời.
Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Nguyễn Duyên Linh, giảng viên khoa Kinh Tế đã tận
tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các cô chú, anh chị ở các phòng ban, đặc

biệt là các anh chị ở phòng kinh doanh của Công Ty Chế Biến Thủy Hải Sản Xuất Khẩu
Việt Phú đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian thực tập tại công ty.
Cuối cùng tôi muốn gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã luôn ở bên
tôi, động viên, chia sẻ cùng tôi những khó khăn cũng như những buồn vui trong cuộc
sống sinh viên.
TP Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2009
Nguyễn Thị Hồng Thảo

ii


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ HỒNG THẢO. Tháng 06 năm 2009. “Một Số Nhận Định Về
Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công ty Chế Biến Thủy Hải Sản
Xuất Khẩu Việt Phú”
NGUYỄN THỊ HỒNG THẢO. June 2009. “Verdicts about The Posture of
Business Production in Viet Phu Seaproducts Processing and Import-Export
Company”.
Công Ty Chế Biến Thủy Hải Sản Xuất Khẩu Việt Phú là công ty chuyên về chế
biến và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thủy sản nói riêng đều gặp phải rất
nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tăng doanh thu, tăng khả năng
cạnh tranh với các công ty khác công ty cần phải hoàn thiện tất cả các khâu từ thu mua
sản phẩm thô đến chế biến, đóng gói, phân phối và đến tay người tiêu dùng trong đó cần
phải có một chiến lược marketing sản phẩm thật hiệu quả.
Luận văn tập trung tìm hiểu, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
trong 2 năm 2007 - 2008, tìm hiểu tình hình thị trường, phân tích các yếu tố của môi
trường ảnh hưởng đến hoạt động của công ty bao gồm: môi trường vĩ mô và vi mô của
công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh như: giải
pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các giải pháp Marketing-Mix.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. viiii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ixx
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................................x
CHƯƠNG 1..........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận ............................................................................2
1.3.1. Phạm vi thời gian ................................................................................................2
1.3.2. Phạm vi không gian.............................................................................................3
1.4. Cấu trúc của khóa luận...............................................................................................3
CHƯƠNG 2..........................................................................................................................4
TỔNG QUAN.......................................................................................................................4
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty..........................................................4
2.1.1. Vài nét sơ lược về công ty...................................................................................4
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ....................................................4
2.2. Quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của công ty .......................................................5
2.2.1. Quyền hạn ...........................................................................................................5
2.2.2. Chức năng ...........................................................................................................6
2.2.3. Nhiệm vụ.............................................................................................................6
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty...........................................................................7
2.3.1. Bộ máy tổ chức của công ty................................................................................7
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban..........................................................8
v



2.4. Ngành nghề kinh doanh ...........................................................................................10
2.4.1. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty.................................................10
2.4.2. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty ở nước ngoài ...................................11
2.5. Quy trình chế biến: ..................................................................................................11
2.5.1. Sơ đồ qui trình Chế Biến Tôm, Cá, Mực ..........................................................11
2.5.2. Quy trình công nghệ chế biến mực nướng........................................................14
2.6. Nguồn vốn và nguồn nhân lực:................................................................................16
2.6.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty:.........................................................16
2.6.2. Nguồn nhân lực: ................................................................................................17
2.7. Tình hình trang thiết bị: ...........................................................................................18
2.8. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua ...............................................19
2.9. Xu hướng phát triển của công ty..............................................................................21
CHƯƠNG 3........................................................................................................................24
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................24
3.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................24
3.1.1 Tổng quan về xuất khẩu .....................................................................................24
3.1.2. Phân loại xuất khẩu ...........................................................................................24
3.1.3. Vai trò xuất khẩu...............................................................................................25
3.1.4. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu .................................................................26
3.1.5. Các công cụ thúc đẩy xuất khẩu........................................................................28
3.1.6. Các phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước ..........29
3.1.7. Tìm hiểu về thị trường ......................................................................................30
3.1.8. Thị trường người tiêu dùng ...............................................................................31
3.1.9. Lý thuyết về ma trận SWOT .............................................................................32
3.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................33
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................33
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................................34
CHƯƠNG 4........................................................................................................................34

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................................34
vi


4.1. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Chế Biến Thủy Hải Sản
Xuất Khẩu Việt Phú qua 2 năm 2007 - 2008..................................................................34
4.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty .............................................................37
4.2.1 Tình hình kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty .............................................37
4.2.2. Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu thị trường ....................................................39
4.2.3. Kim ngạch xuất khẩu của công ty theo cơ cấu hàng hóa ..................................41
4.3. Tình hình thực ký kết và thực hiện hợp đồng của công ty ......................................43
4.4. Phương Thức Thanh Toán Của Công Ty ................................................................43
4.4.1. Phương thức TTR (Chuyển tiền bằng điện)......................................................43
4.4.2. Phương thức L/C (Tín dụng chứng từ_ Letter Of Credit).................................44
4.5. Phân tích môi trường vĩ mô .....................................................................................45
4.5.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản thế giới...............................................................45
4.5.2. Tình hình chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam .................................51
4.6. Phân tích môi trường vi mô đối với công ty ............................................................55
4.6.1. Phân tích khách hàng (đối tác kinh doanh) .......................................................55
4.6.2. Kỹ thuật bán hàng .............................................................................................56
4.6.3. Hoạt động thu mua và quản lý nguyên liệu ......................................................56
4.7. Phân tích tình hình cạnh tranh của công ty..............................................................59
4.8. Đánh giá chung về hoạt động của công ty ...............................................................61
4.9. Định hướng hoàn thiện chiến lược (ma trận SWOT) ..............................................62
4.10. Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing – mix .....................................64
CHƯƠNG 5........................................................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................68
5.1. Kết luận....................................................................................................................68
5.2. Kiến nghị..................................................................................................................69
5.2.1. Đối với công ty..................................................................................................69

5.2.2. Đối với nhà nước...............................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................71

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chi phí

CB THS XK

Chế Biến thủy hải sản xuất khẩu

Công Ty Việt Phú Công Ty Chế Biến Thủy Hải Sản Xuất Khẩu Việt Phú
DT

Doanh thu

ĐT

Đầu Tư

EU

Liên Minh Châu Âu

HĐKD


Hoạt động kinh doanh

HĐTC

Hoạt động tài chính

LN

Lợi nhuận

KN

Kim ngạch

KH và KD

Kế hoạch và kinh doanh

MKT

Marketing

SWOT

Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Đe dọa

TS

Tài sản


Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TC – HC

Tổ chức – Hành chánh

TTTH

Thông tin tổng hợp

USD

United state Dollar

UBND

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam Đồng

VASEP

Hiệp Hội Chế Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam

XK


Xuất khẩu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Tài Sản Và Nguồn Vốn Tại Công Ty Việt Phú ....................................16
Bảng 2.2. Nguồn Nhân Lực Của Công Ty Việt Phú ..........................................................17
Bảng 2.3. Thiết Bị Chính Đang Sử Dụng Của Công Ty ....................................................18
Bảng 2.4. Kết Quả Doanh Thu Của Công Ty Qua 2 Năm .................................................19
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Qua 2 Năm 2007-2008 ..........34
Bảng 4.2. Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty................................36
Qua 2 Năm 2007 - 2008 .....................................................................................................36
Bảng 4.3. Tình Hình Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Của Công Ty.....................................37
Bảng 4.4. Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Công Ty Theo Cơ Cấu Thị Trường.....................39
Bảng 4.5. Kim Ngạch Xuất Khẩu Công Ty Theo Hàng Hóa.............................................41
Bảng 4.6.Tình Hình Thực Hiện Hợp Đồng Và Ký Kết Hợp Đồng Của Công Ty .............43
Qua 2 Năm 2007-2008 .......................................................................................................43
Bảng 4.7. Phương Thức Thanh Toán Của Công Ty...........................................................44
Bảng 4.8. Nhập Khẩu Tôm Vào Thị Trường Nhật Bản 2007 và 2008 .............................46
Bảng 4.9. Thị trường xuất khẩu thủy sản vào USA ...........................................................48
Bảng 4.10. Nhập Khẩu Tôm Của Mỹ 2007 - 2008. ...........................................................49
Bảng 4.11. Tình Hình Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Qua Các Năm..............................52
Bảng 4.12. Thị Trường Xuất Khẩu Thủy Sản Của Việt Nam Năm 2008 ..........................54
Bảng 4.13. Nguồn Cung Ứng Nguyên Liệu Của Công Ty ................................................58
Bảng 4.14. Mức Giá Nguyên Liệu Bình Quân Trên Thị Trường Nội Địa (Loại I) ...........59
ĐVT:1000đ/kg....................................................................................................................59
Bảng 4.15. Doanh Thu Xuất Khẩu Của Một Số Công Ty Cùng Ngành Hàng Tại Tp. Hồ
Chí Minh.............................................................................................................................60

Bảng 4.16. Ma Trận SWOT ...............................................................................................63

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của Công Ty CB THS XK Việt Phú ...........................7
Hình 2.2. Sơ Đồ Qui Trình Chế Biến Tôm, Cá, Mực Của Công Ty Việt Phú...................11
Hình 2.3. Biểu Đồ Doanh Thu Của Công Ty Qua 2 Năm .................................................21
Hình 4.1. Biểu Đồ Các Hình Thức Xuất Khẩu Của Công Ty ............................................38
Hình 4.2. Biểu Đồ Các Thị Trường Chính Của Công Ty ..................................................40
Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Sản Phẩm Xuất Khẩu Của Công Ty Năm 2008 .....................42
Hình 4.4. Cơ Cấu Phương Thức Thanh Toán Chủ Yếu Của Công Ty...............................44
Hình 4.5. Biểu Đồ Nhập Khẩu Tôm Của Nhật 2008 .........................................................47
Hình 4.6. Biểu Đồ Nhập Khẩu Tôm Của Mỹ Năm 2008...................................................50
Hình 4.7. Biểu Đồ Giá Trị Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam .............................................53
Qua Một Số Năm Gần Đây ................................................................................................53
Hình 4.8. Biểu Đồ Các Nước Nhập Khẩu Thủy Sản Việt Nam Năm 2008 .......................55

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước đang phát triển, có truyền thống nông nghiệp lúa nước lâu
đời, lấy nông nghiệp là gốc, đại đa số người dân sống nhờ vào các hoạt động nông - lâm ngư nghiệp. Trong đó ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chiếm một tỷ lệ không nhỏ,
với lợi thế có bờ biển trải dài hơn 1 triệu Km2 và hệ thống sống sông ngòi dày đặc đã tạo

điều kiện cho ngành thủy sản phát triển đa dạng và phong phú. Theo số liệu thống kê,
tổng giá trị xuất khẩu thủy sản trong năm 2008 là 4,562 tỷ USD, Việt Nam là một trong
số 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ
yếu của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật và Hàn Quốc, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất
khẩu.
Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại thế giới đã mang lại cho các công ty
trong nước cơ hội mở rộng thị trường, thu hút vốn của các nhà đầu tư và rất nhiều thuận
lợi khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó những thách thức mà nó đem lại cũng không nhỏ, làm
sao để có thể đứng vững trên thị trường, mở rộng sản xuất và phát triển luôn là vấn đề mà
các công ty phải đối mặt. Đặc biệt trong tình hình khủng hoảng kinh tế đã lan rộng toàn
cầu, người tiêu dùng trên toàn thế giới cắt giảm chi tiêu tất cả các mặt trong đời sống
khiến cho các công ty lâm vào tình cảnh khó khăn hơn, và Công Ty Chế Biến Thủy Hải
Sản Xuất Khẩu Việt Phú cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì vậy công ty cần phải có
chiến lược phát triển riêng của mình và tầm nhìn rộng mang tính tổng thể từ trong ra
ngoài để nhận diện và đánh giá đúng tình hình hiện tại và xu hướng tương lai. Có như vậy
công ty mới có thể thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường và đối thủ


cạnh tranh từ đó đưa ra những giải pháp đúng đắn để đứng vững trên thị trường và nâng
cao sức cạnh tranh.
Được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh và Công Ty Chế Biến Thủy Hải Sản Xuất Khẩu Việt Phú, dưới sự
hướng dẫn của thầy Nguyễn Duyên Linh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một Số Nhận
Định Về Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công ty Chế Biến Thủy
Hải Sản Xuất Khẩu Việt Phú”. Đề tài tìm hiểu phân tích tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty nhằm tìm ra một số giải pháp để tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng
sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Với hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích
của công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm thủy hải sản tại Công Ty Biến Thủy Hải
Sản Xuất Khẩu Việt Phú .
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thủy sản của công ty.
Tìm hiểu tình hình thị trường của sản phẩm thủy sản.
Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
Phân tích ma trận SWOT.
Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi thời gian
Bắt đầu nghiên cứu và thu thập số liệu từ ngày 01/03/2009 đến ngày 15/06/2009.

2


1.3.2. Phạm vi không gian
Tại Công Ty Chế Biến Thủy Hải Sản Xuất Khẩu Việt Phú – Quận 5 – Tp. Hồ Chí
Minh
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận bao gồm 5 chương
Chương 1. Đặt vấn đề
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, và cấu trúc của
khóa luận: “Một Số Nhận Định Về Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công
ty Chế Biến Thủy Hải Sản Xuất Khẩu Việt Phú”.
Chương 2. Tổng Quan
Tổng quan về lịch sử hình thành, nguồn vốn, trang thiết bị, lao động, tổ chức của
công ty, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, kết quả hoạt động kinh doanh qua 2

năm 2007 đến 2008.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nêu khái quát chung về xuất khẩu, các hình thức xuất khẩu chủ yếu được áp dụng
hiện nay, nêu các khái niệm về thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh xuất khẩu. Nêu các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong khóa luận.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tiến hành phân tích: tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tìm hiểu tình
hình thị trường của sản phẩm thủy sản, môi trường hoạt động kinh doanh và ma trận
SWOT.
Đề xuất các giải pháp marketing để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Nêu kết luận chung cho toàn bộ đề tài nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1. Vài nét sơ lược về công ty
Tên thương mại: Công Ty Chế Biến Thủy Hải Sản Xuất Khẩu Việt Phú.
Tên giao dịch: VIET PHU SEAPRODUCTS PROCESSING AND IMPORT –
EXPORT COMPANY (VIPHIMEX).
Trụ sở chính: 57 – 59 Nguyễn Thi, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện Thoại: 8554014-8551790.
Fax: (848)8558533.
Vốn ngân sách cấp: 3,145,038,316 VND.
Trong đó:

+ Vốn cố định: 1,368,583,794 VND.
+ Vốn lưu động: 1,776,454,572 VND.
Bên cạnh đó công ty còn một số tài khoản tại các ngân hàng Thành phố, Đông Á,
và Eximbank.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công Ty Chế Biến Thủy Hải Sản Xuất Khẩu Việt Phú được thành lập vào ngày
04/09/1995 theo quyết định số 6485/QDUB-CNVX của UBND Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đây là một doanh nghiệp quốc doanh ra đời trên cơ sở sự hợp nhất của hai đơn vị trực
thuộc Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn TP là xí nghiệp đông lạnh Việt Phú và


xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Chợ Lớn. Hiện nay, Công Ty Việt Phú trực thuộc
Công ty Nông Nghiệp Thành Phố.
Trên danh nghĩa công ty chỉ mới thành lập từ năm 1995 nhưng thực tế công ty đã
có mặt trên thương trường từ lâu, tiền thân của công ty được thành lập từ hai xí nghiệp có
quá trình hoạt động lâu dài và tiếp tục hoạt động cho đến khi sáp nhập. Nhiệm vụ chính
của hai xí nghiệp trước đây là khai thác và chế biến các mặt hàng nông lâm thủy hải sản
sản xuất xuất khẩu, các mặt hàng này được xuất khẩu ra nước ngoài đem lại một số ngoại
tệ phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra công ty cũng ra sức phục vụ khách hàng
trong nước góp phần làm dồi dào thêm sản phẩm, hàng hóa trên thị trường nội địa. Công
ty đã cố gắng mở rộng thêm phân xưởng sản xuất, xí nghiệp để tạo công ăn việc làm cho
người lao động. Qua hoạt động kinh tế đối ngoại công ty đã tranh thủ nguồn vốn đầu tư
nước ngoài để cải tiến, mở rộng và nâng cao chất lượng cũng như số lượng sản phẩm xuất
khẩu.
Trong thời gian qua, mặc dù công ty đã gặp không ít những khó khăn do những
nguyên nhân khách quan và chủ quan đem lại nhưng công ty vẫn cố gắng duy trì sự tồn
tại và phát triển không ngừng, luôn thực hiện đúng chức năng được giao và hoạt động
theo đúng khuôn khổ pháp luật Việt Nam quy định. Công ty luôn hoàn thành các chỉ tiêu
được giao, đảm bảo có lãi nộp ngân sách nhà nước hàng năm theo đúng kế hoạch được
phân bổ.

2.2. Quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.2.1. Quyền hạn
Công ty Việt Phú là một doanh nghiệp Nhà Nước có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng và mở tài khoản tại ngân hàng, hoạt động theo quy định của nhà nước. Tài sản của
công ty thuộc sở hữu toàn dân và được nhà nước giao. Đứng đầu công ty là giám đốc trực
tiếp quản lý tình hình tài chính của công ty, bảo vệ tài sản nhà nước và là người chịu trách
nhiệm cùng tập thể lao động. Do đó:
Công ty có quyền bán hoặc cho thuê tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết
công suất nhưng phải được sự chấp nhận của cấp trên.
5


Công ty được hoàn thiện cơ cấu tài sản cố định, đổi mới công nghệ, phát triển sản
xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và phải báo cáo với cấp trên theo quy
định.
2.2.2. Chức năng
Huy động mọi tiềm năng sản xuất tại địa bàn thành phố (vốn, tay nghề, cơ sở vật
chất, kỹ thuật…) để sản xuất, chế biến ra hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu.
Đầu tư, mở rộng sản xuất, liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế quốc
doanh để huy động hàng xuất khẩu và hàng xuất khẩu ủy thác.
Nhập khẩu và nhập khẩu ủy thác các mặt hàng máy móc, thiết bị nguyên nhiên vật
liệu, hàng tiêu dùng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Gia công các mặt hàng khác trên cơ sở hoạt động với nước ngoài theo quy định
của nhà nước, sản xuất, chế biến trao đổi hàng hóa và các cơ sở trên địa bàn thành phố và
những địa phương khác mà nhà nước cho phép.
2.2.3. Nhiệm vụ
Về sản xuất kinh doanh
Nghiên cứu và tổ chức thực hiện các loại hình kinh doanh phù hợp với pháp luật
Việt Nam và quốc tế. Nghiên cứu các biện pháp khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm
nâng cao chất lượng và số lượng, chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong

và ngoài nước, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh.
Mở rộng liên kết với các thành phần kinh tế, với nước ngoài góp phần tích cực vào
việc tổ chức, cải tạo sản xuất và tăng thu ngoại tệ.
Về đời sống
Thực hiện phân phối lao động theo công bằng xã hội, tổ chức đời sống tinh thần và
vật chất, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của công ty.

6


2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
2.3.1. Bộ máy tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Việt Phú có cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý theo chức năng. Theo cơ cấu này thì nhiệm vụ quản lý được phân công cho các
đơn vị riêng biệt theo từng chức năng quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả đạt
được trong đơn vị thuộc phạm vi của mình.
Ưu điểm: Thu hút được các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao thuộc các lĩnh
vực nhất định, tham gia lãnh đạo, giải quyết các vấn đề, làm gọn nhẹ và đơn giản hóa
công việc người lãnh đạo.
Nhược điểm: Vi phạm chế độ thủ trưởng, mâu thuẫn và xung đột có thể xảy ra
giữa các đơn vị quản lý chức năng.
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của Công Ty CB THS XK Việt Phú

Ban Giám Đốc

Chuyên Viên Trợ lý

Phòng kinh


Phòng kế toán

doanh xuất nhập

tài vụ

XN1

XN2

Phòng tổ
chức hành
chính

Xưởng nước
đá

XN3

Trạm xăng
dầu

Nguồn tin: Phòng TC - HC

7


2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Ban giám đốc: gồm có 2 người
- Giám đốc :

Do Tổng Công ty Nông Nghiệp Thành Phố bổ nhiệm. Giám đốc là người đại diện
pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về điều hành mọi hoạt động của
công ty. Giám đốc có quyền điều phối các hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá kết
quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc:
Phụ trách tổ chức cán bộ công tác hành chánh quản trị… phụ trách ban thu hồi
công nợ, trực tiếp chỉ đạo, giải quyết các vấn đề có liên quan đến người lao động, giúp
cho ban giám đốc còn có chuyên viên trợ lý và các trưởng phòng chức năng.
- Phòng tổ chức hành chánh:
Quản lý nhân sự trong công ty, tổ chức sắp xếp cán bộ công nhân viên trong các bộ
phận của công ty, thu nhận người, đề xuất với giám đốc giải quyết các chính sách chế dộ
cho cán bộ, công nhân viên trong các chế độ như tiền lương, phúc lợi, khen thưởng, kỷ
luật, biên chế… giúp giám đốc sắp xếp bộ máy nhân sự gọn nhẹ làm việc có năng suất và
hiệu quả cao
Tổ chức lưu giữ văn thư, quản lý dấu mộc, hồ sơ, và cung cấp văn phòng phẩm cho
xí nghiệp hoạt động.
Hoàn tất các thủ tục giấy tờ, đảm bảo hoạt động của xí nghiệp được thường xuyên,
liên tục và hợp pháp.
Quản lý cơ sở vật chất tài sản của Xí nghiệp.
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
Gồm có một trưởng phòng và một phó phòng chuyên quản lý công việc kinh doanh
xuất nhập khẩu của công ty. Phòng này thực hiện chức năng đàm phán, ký kết và thực
hiện hợp đồng kinh doanh, quản lý điều hành mọi vấn đề có liên quan đến xuất nhập khẩu
của công ty như: mở L/C, tổ chức vận chuyển giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, kho
bãi…
8


Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu còn có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về

hoạt động kinh doanh và đề ra phương án kinh doanh, quan hệ tìm kiếm thị trường tiêu
thụ và nguồn hàng theo yêu cầu kế hoạch của công ty.
- Phòng kế toán tài vụ:
Chỉ đạo và kiểm tra công tác nghiệp vụ kế toán trong toàn công ty, kiểm tra kiểm
soát việc ký kết thực hiện hợp đồng kinh tế với tư cách là người kiểm soát viên kinh tế tài
chính của nhà nước.
Chịu trách nhiệm quyết toán từng thương vụ và tính toán toàn bộ những yếu tố liên
quan đến tài chính của công ty. Làm báo cáo quyết toán định kỳ, quyết toán theo chế độ,
đúng mục đích, làm nhiệm vụ thanh toán với ngân hàng, tổ chức quản lý hạch toán lời, lỗ
cho công ty.
Mối quan hệ giữa các phòng ban
Các phòng ban của công ty có mối quan hệ mật thiết với nhau, công việc của
phòng này sẽ hỗ trợ cho phòng kia và ngược lại. Các phòng ban có tương tác qua lại với
nhau như:
Quan hệ giữa phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kế toán tài vụ: khi có
một hợp đồng được ký kết thì phòng kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ có trách nhiệm chuyển
chứng từ cho phòng kế toán tài vụ để họ tổng kết các khoản thu, chi trong thời gian thực
hiện hợp đồng.
Mối quan hệ giữa phòng tổ chức hành chính và chuyên viên trợ lý: khi có một kế
hoạch được đưa ra từ chuyên viên trợ lý và được giám đốc phê duyệt. Trước khi triển khai
kế hoạch phải có giấy phép hoạt động, do đó công việc sẽ được thực hiện bởi phòng tổ
chức hành chính xem kế hoạch có thể xin được giấy phép hay không thì kế hoạch đó mới
được triển khai và thực hiện.
Các đơn vị trực thuộc
Xí nghiệp chế biến thủy sản và thực phẩm đông lạnh (gọi tắt là Xí nghiệp 1):
Địa chỉ: 125/34 Hùng Vương, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh
Diện tích: 453 m2
Năng lực sản xuất: 500-800 tấn/năm.
9



Xí nghiệp nông lâm thủy sản xuất khẩu (gọi tắt là xí nghiệp 2):
Địa chỉ: 289 Hương Lộ 1, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
Diện tích: 319 m2
Năng lực sản xuất: 300-400 tấn/năm.
Xí nghiệp chế biến thủy hải sản khô xuất khẩu (gọi tắt là xí nghiệp 3):
Địa chỉ: 13 Trần Văn Kiểu, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh
Diện tích: 442 m2
Năng lực sản xuất: 300-400 tấn/năm.
Cửa hàng xăng dầu:
Địa chỉ: 1343 Phạm Thế Hiển, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh
Diện tích: 1290 m2
2.4. Ngành nghề kinh doanh
2.4.1. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty
a) Hàng xuất khẩu
- Thủy hải sản và các sản phẩm chế biến từ hải sản: Tôm, cá, mực đông lạnh, cá
đông lạnh, cá khô, tôm guốc khô, bạch tuộc, mực nướng, khô mực…
- Nông sản và các sản phẩm chế biến từ nông sản: gạo sấy, bắp, đậu phộng, hạt
điều, tiêu, ớt, gừng, cà phê…
- Hàng công nghiệp: chủ yếu là bao bì PP.
b) Hàng nhập khẩu
- Nhập khẩu các mặt hàng máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, gaz làm lạnh…
- Các mặt hàng phụ tùng, linh kiện thay thế, mortor, máy nén, máy phát điện…
- Nguyên liệu phụ vụ cho sản xuất: Lưới PE, dây thừng…
Mặc dù các sản phẩm của công ty rất đa dạng và đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng ở những quốc gia trên thế giới, nhưng sản phẩm chủ yếu của công ty đạt doanh số
xuất khẩu cao là khô mực nướng các loại vì giá trị của mặt hàng này rất cao.

10



2.4.2. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty ở nước ngoài
- Japan: Morishita Co.Ltd_ 88.Shakasho Nake Homake Gunokayam, Japan.
- Taiwan: Taiping Co.Ltd_5F No.89, Cheng_yen Rd Kaohsiung City, Taiwan.
- Korea: Sea Industrial Co.Ltd.
- Singapore: Kee Gaa Pte.Ltd.
- Thailand: Thai Marsol Co.Ltd.
- Malaysia: Nambeong Trading_ 8865 Japan Semabex 75056, Malaysia.
- Indonesia: Exim Karsa Agurg Ray Bekasi Timur 136, Jakarta.
- America: Pacific Tradeway Co.Ltd.
2.5. Quy trình chế biến:
2.5.1. Sơ đồ qui trình Chế Biến Tôm, Cá, Mực
Hình 2.2. Sơ Đồ Qui Trình Chế Biến Tôm, Cá, Mực Của Công Ty Việt Phú

Nguyên
liệu thô

1

2

Sơ chế

Phân cỡ

3

Kiểm

4

Cấp đông

7

Xếp
khuôn

9

Bao gói

6

Cân ghi
Size

5

Bảo quản

11

Nhúng

8
Ra đông

10

Xuất

xưởng

Nguồn: Phòng KH và KD
11


Giải thích sơ đồ
Trong quá trình sản xuất chế biến các sản phẩm của mình. Công ty phải tiến hành
qua nhiều công đoạn khác nhau và phải sắp xếp theo một lịch trình chặt chẽ và khoa học
nhất là khi có nhiều công việc chồng chéo lên nhau trong những thời kỳ cao điểm. Công
ty phải tiến hành đánh giá mức độ hợp lý của công việc bố trí sắp xếp nó để giảm bớt thời
gian sản xuất chế biến và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Để đạt Chất lượng sản phẩm tốt nhất, Công ty đã cho nghiên cứu và tìm ra một quy
trình chế biến Tôm, Cá, Mực được cho là hiệu quả và tốt nhất cho việc chế biến và sản
xuất, chế biến hàng hải sản cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Rửa nguyên liệu
(1) Nguyên liệu thô

Sơ chế
Đá + 50ppm chlorine

Đá bào + đá cục
(2) Sơ chế

Phân cỡ
+20 ppm chlorine
Đá bào

(3) Phân cỡ


Kiểm
Đá bào

(4) Kiểm

Nhúng
Đá cục

(5) Nhúng

Cân, ghi size
+ 20 ppm Chlorine
Cân theo cỡ và loại riêng

(6) Cân, ghi size

xếp khuôn

12


Nước châm khuôn đá
(7) Xếp khuôn

Cấp đông
5ppm chlorine
Nhiệt độ

(8) Cấp đông


Ra đông

-200C
Mạ băng

(9) Ra đông

Bao gói
5ppm chlorine + đá
Thao tác nhanh

(10) Bao gói

Bảo quản
Gọn và đẹp
Nhiệt độ

(11) Bảo quản

0

Xuất xưởng

-18 C

13


2.5.2. Quy trình công nghệ chế biến mực nướng
a) Quy trình chế biến mực nướng còn da (Skin-on Atarime, Sakiika)


Nguyên liệu

Phân cỡ, loại

Cỡ

S: 15-17 cm, 2S: 12-15 cm, 3S: 10-12 cm, 4S: 7-10 cm

Loại

A: Trắng → vàng sáng
B: Vàng sáng → vàng cam
C: vàng sẩm

Sơ chế

Nướng

Máy xé 10mm

-

Loại bỏ đầu, vè, xương, nội tạng

-

Chà sạch bằng khăn

-


Thời gian

: 2’50’’

-

Nhiệt độ

: 100-1100C

-

Máy sản xuất tại Nhật

Máy sản xuất tại Nhật

Khử trùng
Qua tia cực tím
Kiểm tra kim loại

Đóng gói bao bì

Bảo quản

Nhiệt độ: -180C

14



b) Quy trình chế biến mực nướng lột da (Skinless Atarime, Sakiika,
New Atarime)

Nguyên liệu

Phân cỡ, loại

Cỡ

S: 15-17 cm, 2S: 12-15 cm, 3S: 10-12 cm, 4S: 7-10 cm

Loại

A: Trắng → vàng sáng
B: Vàng sáng → vàng cam
C: vàng sẩm

Sơ chế

Nướng

Máy cán

-

Loại bỏ đầu, vè, xương, nội tạng

-

Chà sạch bằng khăn


-

Thời gian

: 2’50’’

-

Nhiệt độ

: 100-1100C

-

Máy sản xuất tại Nhật

1-Skinless atarime 10 mm
2-Skinless atarime 5mm
3-New atarime

Khử trùng
Qua tia cực tím
Kiểm tra kim loại

Đóng gói bao bì

Bảo quản

Nhiệt độ: -180C


15


×