Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

GIẢI PHÁP MARKETING HƯỚNG TỚI MỐI QUAN HỆ TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PHÚC TÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.09 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

GIẢI PHÁP MARKETING HƯỚNG TỚI MỐI QUAN HỆ TRONG
KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PHÚC TÂM

MAI THỊ KIM PHƯỢNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Giải pháp marketing
hướng tới mối quan hệ trong kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Và Dịch Vụ Phúc Tâm” do Mai Thị Kim
Phượng, sinh viên khóa 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh thương mại, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày………………………

Mai Hoàng Giang
Người hướng dẫn,

Ngày.......... tháng ------ năm 2009

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên

Ký tên

Ngày...tháng ......... năm 2008

ngày ......... tháng..... năm 2008

ii


LỜI CẢM TẠ
Để trưởng thành và học thành tài như ngày hôm nay, trước hết con xin cảm ơn
đến sự nuôi dưỡng của Ba Mẹ và sự đùm bọc của anh chị em trong gia đình.
Và tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Quí thầy cô khoa Kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt
là Quí Thầy Cô trong bộ môn Quản trị kinh doanh đã tận tình truyền đạt những kiến
thức tạo nền tảng cho chúng em bước vào nghề, vào đời đầy tự tin.
Xin chân thành cám ơn đến Ban Giám Đốc công ty Ty Cổ Phần Vận Tải Và
Dịch Vụ Phúc Tâm, đặc biệt là anh Tấn Anh, anh Minh Anh, anh Đề, anh Long và chị
Oanh… ở phòng Sales Marketing, phòng nhân sự, phòng Operation đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Hơn thế nữa, cho tôi kính gửi lời cám ơn đến thầy Mai Hoàng Giang đã tận tình
chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn.
Sau cùng cám ơn tất cả bạn bè đã chia sẻ trao đổi và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập trên giảng đường Đại học và gửi đến tất cả mọi người lời chúc sức khỏe.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2009

Sinh viên thực hiện
MAI THỊ KIM PHƯỢNG


NỘI DUNG TÓM TẮT
MAI THỊ KIM PHƯỢNG. Tháng 7 năm 2009. “Giải Pháp Marketing Hướng
Tới Mối Quan Hệ Trong Kinh Doanh Dịch Vụ Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Tại
Công Ty Cổ Phần Vận tải Và Dịch Vụ Phúc Tâm”.
MAI THI KIM PHUONG July 2009. “Marketing solutions to move towards
the relationship in forwarding service business at PT TRANS SERVICES JSC”.
Khóa luận tìm hiểu về tầm quan trọng và vai trò của vấn đề Marketing hướng tới
mối quan hệ trong kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty
Cổ Phần Giao Nhận Và Dịch Vụ Phúc Tâm, dựa trên cơ sở mô tả, phân tích và đánh giá
marketing quan hệ của công ty về những mặt đã được và những mặt chưa được để từ đó
đưa ra những giải pháp chung cùng với những giải pháp công cụ marketing – mix
hướng tới mục tiêu xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa công ty với các đối tác.
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích số liệu thu thập từ các phòng ban
của công ty Phúc Tâm và từ kết quả điều tra nghiên cứu thực tế tại công ty. Nội dung cụ
thể bao gồm các vấn đề sau:
+ Thực trạng hoạt động marketing theo mục tiêu xây dựng, duy trì và củng cố
các mối quan hệ của công ty.
+ Các giải pháp marketing quan hệ trong kinh doanh dịch vụ giao nhận của công
ty.


MỤC LỤC
Trang
vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

U

1.1.Đặt vấn đề:

1

1.2.Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu:

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận:

2

1.3.1. Phạm vi về nội dung:

2

1.3.2. Phạm vi về không gian:

2

1.3.3. Phạm vi về thời gian:

2

1.4.Cấu trúc của khóa luận:

3

CHƯƠNG 2

4

TỔNG QUAN

4

2.1. Sơ lược về công ty:


4

2.2. Sự hình thành và phát triển của công ty:

4

2.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty:

5

2.3.1.Chức năng:

5

2.3.2.Nhiệm vụ:

5

2.3.3.Quyền hạn:

6

2.4.Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban trong công ty

7

2.5. Tình hình hình lao động:

10


2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây:

11

2.6.1. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu:

11

2.6.2. Phân tích khối lượng hàng hóa vận chuyển:

13

2.7.Những thuận lợi và khó khăn của công ty:
2.7.1.Thuận lợi:

14
14

v


2.7.2.Khó khăn:

14

CHƯƠNG 3

16

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

U

3.1. Nội dung nghiên cứu:

16
16

3.1.1. Khái niệm chung về dịch vụ:

16

3.1.2. Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

18

3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu:

24

3.1.4. Marketing quan hệ, một phần tất yếu trong kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu.

30

3.2. Phương pháp nghiên cứu:

42

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu


42

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

42

CHƯƠNG 4

43

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

43

4.1. Thực trạng hoạt động marketing theo mục tiêu xây dựng, duy trì và củng cố các
mối quan hệ của công ty.

43

4.1.1. Các hoạt động nền tảng

43

4.1.2. Các biến số Marketing:

53

4.2. Các giải pháp Marketing quan hệ trong kinh doanh dịch vụ của công ty.


75

4.2.1. Giải pháp chung.

75

4.2.2. Giải pháp Marketing :

83

CHƯƠNG 5

89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

89

5.1. Kết luận

89

5.2. Kiến nghị

90

5.2.1. Kiến nghị với bộ phận Marketing của công ty

90


5.2.2. Kiến nghị với nhà nước

90

TÀI LIỆU THAM KHẢO

93

PHỤ LỤC

94

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KH:
XNK:
NK:
XK:
CT:
TTTH:

Khách hàng
Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Công ty
Thông tin tổng hợp


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tỷ Trọng Lao Động Của Công Ty Phúc Tâm Năm 2008

Trang
10

ĐVT: Nhân viên

10

Bảng 2.2. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Qua Các Năm

11

Bảng 2.3. Cơ Cấu Kinh Doanh Các Ngành Dịch Vụ Của Công Ty Qua Các Năm

12

Bảng 2.4. Khối Lượng Hàng Hóa Vận Chuyển Qua Các Năm ( Hàng Xuất)

13

Bảng 2.5: Khối Lượng Hàng Nhập Vận Chuyển Qua Các Năm 2005 – 2008

13


Bảng 4.1.Đánh Giá Hoạt Động Nghiên Cứu marketing Của Công Ty

44

Bảng 4.2. Kênh Thông Tin Khách Hàng

44

Bảng 4.3. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài (EFE)

46

Bảng 4.4. Thăm Dò Hoạt Động Phân Tích Hành Vi Khách Hàng Của Công Ty

47

Bảng 4.5. Thị Phần Của Một Số Công Ty Dịch Vụ Giao Nhận Trên Thị Trường

49

Bảng 4.6. Bảng Đánh Giá Mối Quan Hệ Nội Bộ Công Ty

50

Bảng 4.7. Hệ Thống Mạng Lưới Khách Hàng Năm 2008

51

Bảng 4.8.Thăm Dò Thái Độ Trung Thành Của KH Đối Với CT Khi Giá Cả Biến Động

51
Bảng 4.9. Cơ Cấu Thị Trường Dịch Vụ Nhập/Xuất Tại Công Ty

52

Bảng 4.10. Bảng Đánh Giá Về Việc Đáp ứng Nhu Cầu Của Khách Hàng

56

Bảng 4.11. Bảng Ví dụ Về Cách Thức Tính Định Giá Của Công Ty

59

Bảng 4.12 . Vấn Đề Khách Hàng Quan Tâm Khi Đến Giao Dịch Với Công Ty

60

Bảng 4.13 . Đánh Giá Của Khách Hàng Về Giá Cả Dịch Vụ Của Công Ty

61

Bảng 4.14.Đánh Giá Mức Năng Lực Phục Vụ Của Nhân Viên Công Ty

69

Bảng 4.15. Đánh Giá Khả Năng Giao Tiếp Của Nhân Viên Công Ty

70

Bảng 4.16. Đánh Giá Ý Kiến Của KH Về Điều Kiện Cung Cấp Dịch Vụ Của CT


73

Bảng 4.17. Đánh Giá Mức Độ Hài Lòng Của KH Đối Với Dịch Vụ Của CT

75

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty Phúc Tâm

Trang
8

Hình 4.1. Biểu Đồ Phân Phối Mạng Lưới Khách Hàng Năm 2008

51

Hình 4.2 . Biểu Đồ Thể Hiện Yếu tố Khách Hàng Quan Tâm Khi Đến Giao Dịch Với
Công Ty

61

Hình 4.3. Biểu Đồ Đánh Giá Của Khách Hàng Về Giá Cả Dịch Vụ

62

Hình 4.4 : Sơ Đồ Quá Trình Cung ứng Dịch Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập

Khẩu

72

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Phiếu Thăm Khách Hàng và Nhân Viên

x

94


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề:
Kể từ sau đại hội Đảng VI, 1986 nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý
của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Sự mở cửa nền kinh tế đã
thổi một luồng sinh khí mới làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của nước ta đang bế tắc,
trì truệ, kém phát triển. thực tế là sau đổi mới mọi mặt của đời sông kinh tế xã hội đã
thay đổi và khởi sắc, nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng và liên tục đặc biệt là
hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay nước ta có hơn
7000 doanh nghiệp được xuất nhập khẩu trực tiếp. Một trong những khâu quan trọng
của hoạt động xuất nhập khẩu là vận tải và giao nhận.
Ngành giao nhận Việt Nam mới ra đời và vẫn còn non trẻ nhưng hứa hẹn một
tương lai phát triển mạnh mẽ. Trong kinh doanh dịch vụ giao nhận, việc xây dựng và

củng cố các mối quan hệ vừa là mục tiêu vừa là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp
tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị
trường khắc nghiệt này không còn cách nào khác là phải thiết lập được một hệ thống
các mối quan hệ với tất cả các lực lượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của
công ty.
Với hệ thống các mối quan hệ đó, công ty mới có được một nền tảng, một chỗ
dựa vững chắc để chống trải được với cạnh tranh, để thỏa mãn tốt nhu cầu và ước
muốn của khách hàng. Hơn bao giờ hết, giờ đây quan hệ đã trở thành mục tiêu cao nhất
của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Từ những lý do trên, với những kiến thức được học tại trường ĐH Nông Lâm TPHCM
và thời gian tôi thực tế tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Và Dịch Vụ Phúc Tâm, tôi đã
quyết định nghiên cứu đề tài về “ Giải pháp Marketing hướng tới mối quan hệ


trong kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công Ty Cổ
Phần Vận Tải Và Dịch Vụ Phúc Tâm”.
1.2.Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu:
- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Nghiên cứu vai trò quan trọng của vấn đề quan hệ trong kinh doanh dịch vụ
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công Ty Cổ Phần vận Tải Và Dịch Vụ Phúc
Tâm nhằm đánh giá đúng vai trò của nó, nhận thức và đưa ra những giải pháp
Marketing quan hệ góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty trong giai đoạn mà
ngành giao nhận Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả mối quan hệ vốn có trong hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa xuất nhập khẩu mà Công Ty Cổ Phần Giao Nhận Và Dịch Vụ Phúc Tâm thiết lập
với các lực lượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty từ khách hàng,
nhà cung ứng, nhà phân phối, tới quan hệ nội bộ bên trong công ty. Tuy nhiên, những
quan hệ này sẽ được xem dưới góc độ marketing và bằng những biện pháp marketing

để thiết lập, duy trì và củng cố những mối quan hệ đó.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
1.3.1. Phạm vi về nội dung:
Đề tài giới hạn từ tình hình kinh doanh, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, và
cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của công ty qua các năm 2006 – 2008 để từ đó có thể
đánh giá được tình hình khách hàng và mối quan hệ giữa công ty với khách hàng như
thế nào? Nhằm đưa ra những giải pháp hướng tới mối quan hệ tốt hơn trong kinh doanh
dịch vụ của công ty Phúc Tâm.
1.3.2. Phạm vi về không gian:
Tại phòng Sales marketing công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Phúc Tâm. Đồng
thời thực hiện cuộc khảo sát tại phòng giao dịch của công ty.
Tại các cảng Phước Long ICD (Q9, TPHCM), cảng VICT (Q4,TPHCM).
1.3.3. Phạm vi về thời gian:
Phân tích số liệu của các năm 2006; 2007; 2008.
Thời gian thực tập từ tháng 02/2009 đến 05/2009

2


1.4.Cấu trúc của khóa luận:
Luận văn gồm năm chương với mục đích và nội dung của từng chương như sau:
Chương I: Đặt vấn đề
Nêu lên lý do, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương II: Tổng quan về công ty
Chương này giới thiệu khái quát về công ty, sơ lược về quá trình hình thành và
phát triển, và quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đề cập đến những khái niệm, những cơ sở mang tính lý thuyết và những phương
pháp nghiên cứu được áp dụng vào trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

Giải quyết những yêu cầu, nội dung đã được đề ra ở những chương trước đồng
thời đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm duy trì và phát
triển những mối quan hệ trong kinh doanh của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Tóm lược lại toàn bộ nội dung của đề tài nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị
cụ thể cho hoạt động của công ty trong thời gian tới.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về công ty:
- Tên doanh nghiệp trong nước : Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Phúc Tâm.
- Tên doanh nghiệp quốc tế: PT Trans Services JSC - international Freight
Forwarder Shipping Agency Logistics.
- Tên giao dịch : PT Trans Services JSC.
- Trụ sở : 53 Hồ Văn Huê – Quận Phú Nhuận – TP HCM
- ℡ Điện thoại :(08) 9974003- (08)9974004 – (08)9974005
-

Fax: (08)8423511

- Email:
- Vốn điều lệ:1 tỷ đồng
- Có tài khoản tại ngân hàng: VietCombank- TP HCM.
2.2. Sự hình thành và phát triển của công ty:
Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Phúc Tâm thành lập vào ngày 14/10/2002,
giấy phép kinh doanh số :4103001867 do sở kế hoạch đầu tư TP HCM cấp, có tư cách

pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định
của pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và chuyên hoạt động trong
lĩnh vực vận chuyển, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Ra đời trong bối cảnh có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty làm dịch vụ
giao nhận và vận chuyển trong nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần vận tải và dịch
vụ Phúc Tâm gặp nhiều khó khăn bởi sức ép khá lớn của các doanh nghiệp trong nước
và nước ngoài có tiềm lực kinh tế lớn mạnh. Nhưng với sự cố gắng, đoàn kết của đội gũ
nhân viên cìng với sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo, công ty đã từng bước vượt
qua khó khăn để đứng vững và đã tạo được niềm tin với khách hàng, không ngừng phát
triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường.


Để vượt qua thời gian đó, đòi hỏi công ty phải có sự am hiểu về thị trường, có
chiến lược kinh doanh đúng đắn, điều phối giải quyết các khó khăn và ách tắc trong
kinh doanh, tạo niềm tin với khách hàng. Và đến hôm nay công ty cũng đã hoạt động ổn
định và hòa mình vào thị trường giao nhận vận tải quốc tế, từng bước khẳng định tên
tuổi và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh
2.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
2.3.1.Chức năng:
Công ty Phúc Tâm là công ty giao nhận và vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu
có chức năng khai thác hàng hoá, khai thác phương tiện trong và ngoài nước để thực
hiện các dịch vụ vận tải hàng hoá nội địa xuất nhập khẩu có hiệu quả như:
- Tổ chức và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu;
- Cung cấp các dịch vụ gom hàng lẻ từ TP HCM đi hơn 2000 địa điểm trên thế
giới và ngược lại;
- Nhận vận chuyển hàng container từ Việt Nam đi các nước trên thế giới và
ngược lại, nhưng đối với dịch vụ này công ty thường đặt chỗ với hãng tàu rồi bán lại
chứ không làm trực tiếp;
- Giao hàng đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng;
- Giao nhận vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển, đường hàng không;

- Dịch vụ chuyển phát nhanh.
2.3.2.Nhiệm vụ:
Công ty sẽ cung cấp các dịch vụ thuộc lĩnh vực giao nhận và vận chuyển theo
yêu cầu của người gửi hàng và người nhận hàng như:
Đối với người gửi hàng: Công ty sẽ thay mặt người gửi hàng nhận hàng hoá, lưu
kho hàng hóa, gom hàng, cân đo, đóng gói hàng hoá và vận chuyển hàng từ nơi khách
yêu cầu(kho, nhà riêng, cửa hàng) đến cảng để kiểm hàng hoá, khai báo thủ tục hải
quan đồng thời làm và cung cấp những chứng từ thích hợp liên quan đến lô hàng để
thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hoá như:
+ Xin giấy chứng nhận xuất xứ C/O (Certificate of Origin).
+ Xin giấy chứng nhận hun trùng (Certificate of Fumigation).
+ Xin giấy chứng nhận kiểm dịch (Certificate of Phytosanitary).

5


Bên cạnh đó, công ty còn nhận mua bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho hàng hoá,
lưu khoang với hãng tàu, thanh toán cứơc lệ phí và những chi phí phát sinh khác
Ngoài những nhiệm vụ chính trên, công ty còn có nhiệm vụ thường xuyên giám
sát theo dõi việc vận chuyển hàng hoá và giúp người gửi hàng tiến hành khiếu nại với
người vận chuyển nếu tổn thất xảy ra.
Đối với người nhận hàng: Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là nhận và kiểm tra
mọi chứng từ liên quan đến việc nhận hàng hoá, nhận hàng và kiểm tra hàng từ người
vận tải, đồng thời sẽ làm thủ tục hải quan và trả lệ phí, thuế, những chi phí phát sinh
khác.Sau đó công ty sẽ giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận và có thể vận
chuyển, lưu kho hàng hoá tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
2.3.3.Quyền hạn:
Công ty được quyền kí kết các hợp đồng kinh tế và giải quyết các thương vụ
trong phạm vi dược phép, có quyền giao dịch với các cơ quan trong nước ngoài nước
các ngành hữu quan ở địa phương để khai thác hàng hoá, phương tiện và các công việc

có liên quan đến sản xuất- kinh doanh, chủ động trong công tác kinh doanh dịch vụ,
dược quyền tạo nguồn vốn tự có để phát triển hoạt động kinh doanh trên cơ sở pháp luật
cho phép và đựơc mở tài khoản tại ngân hàng địa phương, được khen thưởng bằng vật
chất những tập thể, cá nhân đã hoàn thành tốt công tác và tạo hiệu quả cao cho công ty
theo quy chế của nhà nước. Đồng thời công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
hiện hành về toàn bộ tài sản, nguồn vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật đang quản lý những
hoạt động có liên quan đến sản xuất – kinh doanh và quản lý nội bộ, số liệu sổ sách kế
toán, báo cáo thống kê và tính pháp lý của chứng từ.
Dưới đây là một số hệ thống đại lý của công ty:
- Đại lý ở Singapore:
ALTRON SHIPPING PTE LTD
15 MCCALLUM STREET #04-02 NAVEST CENTRE SINGAPORE
069045
- Đại lý ở Malaysia:
OCEN LINK FREIGHT SERVICES SDN BHD

6


BUSINESS SUITE 13-06 13TH FLOOR, CYSTAL CROWN HOTEL
HARBOUR VIEW, NO 217, PERSIARAN RAJA MUDA MUSA, 42000
PORT KLANG, MALAYSIA.
- Đại lý ở Indiana:
BARWIL
P.O BOX 8612, DUBAI-U.A.E
- Đại lý ở Taiwan:
LEGEND CLOBAL LOGISTICS CORPORATION
14FL, NO 10 KEELUNG ROAD, SEÙE, TAIPEI R.O.C,
TAIPEI TAIWAN
- Đại lý ở Indonesia

PT JH LOGISTICS INDONESIA
PULOMAS SATU BUIDING GD 1,LT 3/2 JL JEND AHMAD YANI NO.
2 JAKIATA TIMUR, INDONESIA
- Đại lý ở HongKong
N-TAC AIR FREIGHT LOGISTICS LTD
9/F, UNIT ONE, BLOCK A, HOPLITE IND CENTRE, NO 3-5
WANGTAI ROAD KEWLONG BAG KOWLOON, HONG KONG
- Đại lý ở Thailand
P.T AIR CARGO CO., LTD
201/685 MOO 3, VIPAVADEE – RANGSIT ROAD, TALAD BANG
KHEN, LAKSI, BANG KOK 10210 THAILAND
Và còn một số hệ thống đại lý trên khắp thế giới. Với hệ thống đại lý trên sẽ phục
vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho khách hàng của công ty trên khắp thế giới.
2.4.Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban trong công ty
- Cơ cấu tổ chức:
Công ty Phúc Tâm gồm có 34 thành viên (tính đến năm 2009) được chia thành 5
phòng ban, bộ phận với chức năng khác nhau. Tuy thành lập chưa lâu nhưng công ty có
cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và có hoạt động phù hợp với ngành nghề kinh doanh của
công ty

7


Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty Phúc Tâm

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC


PHÒNG
Sales
Marketing

PHÒNG
KẾ TOÁN

PHÒNG
CHỨNG
TỪ

BỘ PHẬN
OPERATION

BỘ PHẬN
KHO

Nguồn: phòng nhân sự

- Chức năng và nhiệm vụ của Giám Đốc và các phòng ban:
+ Hội đồng quản trị:

Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của
công ty giữa hai kì đại hội.Hội đồng quản trị có trách nhiệm với nhà nước với cổ đông
.+ Giám đốc :
Giám đốc do hội đồng quản trị bầu ra và là người đại diện cho công ty trước pháp
luật, có trách nhiệm quản lý,sắp xếp bộ máy cho phù hợp, trực tiếp điều hành toàn bộ
hoạt động kinh doanh, bảo tồn và phát triển nguồn vốn của công ty theo đúng pháp luật
Việt Nam.
Giám đốc có toàn quyền quyết định mọi phương án kinh doanh, đứng ra kí kết

hợp đồng vớí đối tác, lập phương án kinh doanh sao cho công ty hoạt động có hiệu quả
nhất.

8


+ Phòng Salses – Marketing:
Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh là tìm kiếm khách hàng và giới thiệu về
lĩnh vực hoạt động cũng như quyền lợi mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng những
dịch vụ của công ty.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như điện thoại, Internet, báo
chí,…và thông qua các mối quan hệ, phòng Sales- marketing sẽ chủ động tìm kiếm
thông tin về các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang có nhu cầu sử dụng các dịch
vụ giao nhận hàng hoá và bằng mọi cách thuyết phục họ mua dịch vụ của công ty (có
thể thuyết phục bằng cách đưa ra giá cước tốt, cho phép trả cước sau, thời hạn thanh
toán phí dịch vụ lâu…).
Bên cạnh việc quảng bá hình ảnh của công ty, một nhiệm vụ quan trọng của
phòng Sales-Marketing là phải thường xuyên quan tâm chăm sóc những khách hàng đã
có để họ sẽ luôn là khách hàng trung thành của công ty.
+ Phòng kế toán:
Phòng có trách nhiệm giúp giám đốc về mặt quản lý hạch toán, sử dụng đồng vốn
có hiệu quả nhất, thực hiện chế độ kế toán, thống kê báo cáo định kì, thực hiện các công
tác quản lý, lưu trữ dữ liệu chứng từ, công tác thanh toán thu chi theo đúng chế độ kế
toán, theo dõi công nợ và có biện pháp để thu hồi công nợ…tham gia với giám đốc về
kế hoạch cân đối thanh toán, phân tích hiệu quả vòng quay vốn, giúp kiểm tra hạch toán
trong thu chi. Đồng thời phòng kế toán còn có nhiệm vụ thực hiện các chế độ chính
sách cho người lao động.
+ Phòng chứng từ :
Phòng chứng từ có nhiệm vụ lập các chứng từ cần thiết liên quan đến từng lô
hàng và các chứng từ khác theo yêu cầu của khách hàng để xuất nhập khẩu hàng hoá,

lập hồ sơ lưu trữ chứng từ và liên lac thường xuyên với hãng tàu qua Email để nắm
được tình hình vận chuyển các lô hàng và thông báo cho người gửi hàng.
+ Phòng Operation:
Phòng Operation sẽ chịu trách nhiệm giao hàng từ kho chủ hàng ra cảng đối với
hàng xuất và nhận hàng từ cảng về kho chủ hàng, đối với hàng nhập. Phòng đảm nhận
việc làm thủ tục hải quan cho mỗi lô hàng xuất nhập khẩu và quản lý việc đóng hàng
vào Container tại CY (Container yard) hay CFS (Container freight Station), sau đó vận
9


chuyển container ra cảng hoặc ICD rồi giao container cho hãng tàu và lấy những chứng
từ cần thiết.
+ Bộ phận kho :
Bộ phận kho sẽ quản lý số lượng, chất lượng hàng hoá của từng chủ hàng và bảo
quản, sắp xếp, đóng gói hàng sao cho phù hợp kịp thời để đáp ứng cho việc vận chuyển
hàng hoá ra cảng cũng như giao cho người nhận.
2.5. Tình hình hình lao động:
Bảng 2.1. Tỷ Trọng Lao Động Của Công Ty Phúc Tâm Năm 2008
ĐVT: Nhân viên
Nhân sự các phòng và

Số

Tỷ trọng

bộ phận

lượng

(%)


Trình độ
Đại học

Trung

Cao đẳng

cấp

Hội đồng quản trị

4

11.76

4

Phòng sales Marketing

9

26.47

6

Phòng kế toán

3


8.82

3

Phòng làm chứng từ

7

20.59

4

3

Bộ phận Operatinon

8

23.52

5

3

Bộ phận kho

3

8.82


34

100

Tổng cộng

22

3

1

2

10

2

Nguồn: Bảng cơ cấu nguồn nhân sự của công ty Phúc Tâm

Tính đến cuối năm 2008, tổng số nhân viên trong công ty là 34 người trong đó có
18 nữ và 16 nam. Tuy không nhiều nhưng nhìn chung đội ngũ nhân viên công ty Phúc
Tâm khá trẻ, năng động, nhạy bén và có vốn kiến thức khá đồng đều. Hiện tại, bên cạnh
hội đồng quản trị thì số nhân viên có hợp đồng lao động thường xuyên là 15 người,
nhân viên có hợp đồng lao động từ 1 đến 3 năm là 8 người và hợp đồng trong ngắn hạn
là 3 người. do đó, trong quá trình hoạt động công ty luôn đảm bảo số lượng nhân viên
thực hiện mọi công việc trách nhiệm tại các phòng ban. Từ đó tạo nên thế và lực giúp
công ty năng khả năng cạnh tranh.

10



2.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây:
2.6.1. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu:
- Phân tích chung:
Bảng 2.2. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Qua Các Năm
ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2006

2007

2008

Năm 2007 so 2006

±∆

%

Năm 2008 so 2007


±∆

%

Doanh thu

9.633 15.314

19.908

5.681

58,97

4.594

29,99

Chi phí

8.649 14.183

18.438

5.534

63,98

4.225


29,7

1.131

1.470

147

15

339

29,9

708,48 814,32

1.102,5

105,84

14,94

288,18

35,38

LN trướcthuế
LN sau thuế

984


Nguồn: Bảng báo cáo tài chính, phòng kế toán, công ty Phúc Tâm

Qua bảng 2.2 ta thấy tuy chi phí vẫn tăng đều nhưng không tăng nhanh bằng tốc
độ doanh thu nên mỗi năm công ty vẫn thu về một nguồn lợi nhuận đáng kể, cụ thể:
+ Năm 2007: So với năm 2006, mặc dù chi phí bỏ ra khá cao (14.183 triệu) tăng
5.534 triệu tương ứng tăng 63,98 % nhưng doanh thu vẫn tăng lên 58,97 % đạt 5.681
triệu, vì thế lợi nhuận sau khi nộp thuế cũng tăng 105,84 triệu (14,94 %). Ở đây mặc dù
lợi nhuận có tăng nhưng tỷ lệ tăng chi phí lại lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu, điều đó sẽ là
nguy cơ bất lợi cho công ty nếu không tìm ra cách điều chỉnh chi phí cho phù hợp.
+ Năm 2008: So với 2007, tốc độ tăng doanh thu giảm xuống chỉ còn 29,99 %
tương ứng 4.594 triệu nhưng năm nay công ty đã kiểm soát được mức chi phí trong
toàn doanh nghiệp nên ty lệ tăng chi phí cũng chỉ còn 29,7 % tương ứng 4.255 triệu, và
năm nay mức thuế suất giảm xuống chỉ còn 25 % do đó lợi nhuận sau thuế vẫn tăng
35,38 %.

11


- Doanh thu các loại hàng kinh doanh:
Bảng 2.3. Cơ Cấu Kinh Doanh Các Ngành Dịch Vụ Của Công Ty Qua Các Năm

Loại hàng

Hàng Consol
Hàng nhập
FCL,LCL,AIR
Hàng
FCL(xuất)
Dịch vụ giao

nhận
Hàng xuất bằng
hàng không
Chuyển phát
nhanh

Năm 2006
Giá trị
Tỷ
(triệu
trọng
đồng)
(%)

Tỷ
trọng
(%)

Năm 2008
Giá trị
Tuyệt
(triệu
đối
đồng)
(triệu
đồng)

Tỷ
trọng
(%)


3.352,19

34,8

5.382,79 2.030,60

35,15

6.450,16 1.067,37

32,4

3.096,92

32,15

4.999,95 1.903,03

32,65

7.923,35 2.923,40

39,8

1.295,60

13,45

2.029,07


733,47

13,25

2.279,45

250,38

11,45

1.113,54

11,56

1.630,92

517,38

10,65

2.160,00

529,08

10,85

659,84

6,85


1.090,34

430,5

7,12

647,00

-443,34

3,25

114,63

1,19

180,7

66,07

1,18

447,93

267,23

2,25

9.632,72


Tổng

Năm 2007
Giá trị
Tuyệt
(triệu
đối
đồng)
(triệu
đồng)

100 15.313,77 5.681,05
100 19907.89 4.594,12
100
Nguồn: Bảng tổng kết tình hình doanh thu các loại hình của công ty

Nhận xét:
Qua bảng 2.3 cho thấy dịch vụ hàng consol là ngành đóng vai trò chủ đạo trong
hoạt động của công ty chiếm tỷ trọng 34,8 % doanh thu năm 2006, 35,15 % doanh thu
năm 2007. Hàng nhập khẩu xếp vị trí thứ hai, hàng FCL đúng thứ ba, dịch vụ giao nhận
cũng mang lại doanh thu tương đối ổn định nên đứng thứ tư, và cuối cùng là hàng Air
và dịch vụ chuyển phát nhanh, trong đó hàng chuyển phát nhanh là chiếm tỷ trọng nhỏ
nhất (2,25 %). Nhưng sang nưm 2008, cơ cấu này đã có sự thay đổi khá rõ rệt giữa hàng
consol và hàng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu đã chiếm 39,8 % trong tổng doanh thu vượt
qua tỷ trọng của hàng consol (32,4%). Phân tích tình hình biến động doanh thu qua các
năm theo ngành dịch vụ:
Năm 2007 so với 2006: công ty giữ được mức doanh thu tăng nhanh hơn 2006,
tăng đến 58,97 % tương ứng 5.681 triệu. Sự tăng này là do sự phát triển đồng bộ của tất
cả các ngành dịch vụ, điển hình là hàng nhập khẩu tăng 61,44 % (1.903 triệu), còn hàng

consol tăng ít hơn với 60,59 % nhưng đã đóng góp vào doanh thu với mức tăng 2.031
triệu, hàng FCL tăng 56,56 % ứng với 733 triệu. Đặc biệt, đối với hàng Air, năm 2007
là năm phát triển nhất của công ty trong ngành dịch vụ này, so với 2006 nó tăng một

12


cách đáng kể tới 65,24 % tuy nó chỉ đóng góp vào mức doanh thu chỉ 430 triệu. Dịch
vụ giao nhận vẫn tăng bình thường 46,46 % ( tăng 517 triệu).
Năm 2008 so với 2007: Do ảnh hưởng không tốt từ môi trường bên ngoài nên
mức tăng năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn mức tăng năm 2007 so với năm 2006
nhưng vẫn ở mức tương đối cao, tăng 29,99 % tương ứng 4.592 triệu. Trong đó chủ yếu
là do sự đóng góp của hàng nhập khẩu, tăng 58,46 % đạt 2.923 triệu, hàng consol tăng
1.067 triệu tương ứng 19,82%, dịch vụ giao nhận 529 triệu ứng với 32,43 %. Còn các
dịch vụ khác ta thấy có sự biến động lớn. Hàng FCL năm 2007 tăng lên 56,56 %, giờ
chỉ còn 12,32% (250 triệu). Đặc biệt hàng Air có dấu hiệu giảm rõ rệt, tới 40,64 %
tương ứng giảm 443 triệu và hàng chuyển phát nhanh tăng đáng kể, tới 147,88 % ( 267
triệu). Tuy biến động nhiều nhưng chúng chiếm tỷ trọng không cao nên không tác động
nhiều đến việc tăng giảm doanh thu.
2.6.2. Phân tích khối lượng hàng hóa vận chuyển:
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm:
+ Khối lượng hàng xuất vận chuyển:
Bảng 2.4. Khối Lượng Hàng Hóa Vận Chuyển Qua Các Năm ( Hàng Xuất)
Loại hàng
LCL (Cbm)
FCL (Teu)
Air (kgs)
Courier (lot)

2005

10.500
432
25.608
384

2006
13.980
576
26.940
288

2007
15.816
684
28.248
264

2008
21.351
752
31.355
292

Tổng
61.647
2.444
112.151
1.228

Nguồn: Bảng khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm của công ty


+ Khối lượng hàng nhập vận chuyển:
Bảng 2.5: Khối Lượng Hàng Nhập Vận Chuyển Qua Các Năm 2005 – 2008
Loại hàng
LCL (Cbm)
FCL (Teu)

2005
8.580
420

2006
10.740
408.00

2007
13.500
384

2008
15.525
398

Tổng
48.345
1.202

Air (kgs)
22.500
41.940

50.820
55.139
170.399
Nguồn: Bảng khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm của công ty
Nhận xét: Hai bảng 2.4 và bảng 2.5 cho ta thấy hàng vận chuyển chủ yếu ở công
ty là hàng xuất. giữa tổng khối lượng hàng xuất và hàng nhập vận chuyển đã có sự
chênh lệch đáng kể ở tất cả các mặt hàng. Hàng LCL xuất qua 4 năm lên tới 61.647
Cbm trong khi đó nhập chỉ có 48.345 Cbm; hàng FCL xuất 2.444 Teu, nhập về 1.202
13


Teu. Còn hàng courrier (chuyển phát nhanh) chỉ có xuất 1.228 lot chứ không có nhập.
Chỉ hàng Ải là có sự khác biệt, xuất đi 112.151 kgs nhưng nhập lên tới 170.399 kgs.
Tuy có sự chênh lệch giữa nhập và xuất nhưng nhìn chung, khối lượng hàng xuất nhập
vận chuyển ở tất cả các mặt hàng đều tăng dần qua các năm. Điều đó cho ta thấy công
ty có sự phát triển qua các năm.
2.7.Những thuận lợi và khó khăn của công ty:
2.7.1.Thuận lợi:
Tại Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp thường xuyên tiến hành xuất nhập khẩu
hàng hoá. Trong khi đó, vốn lưu động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không
cao. Do đó, các doanh nghiệp có xu hướng tiến hành xuất nhập khẩu hàng hoá thông
qua các công ty giao nhận để có thể được nợ tiền cước, trả dần các chi phí liên quan đến
việc vận chuyển hàng hoá trong một thời gian nhất định.
Việt Nam đang tiến hành gia nhập WTO, mức thuế xuất nhập khẩu các nước
dành cho Việt Nam sẽ rất ưu đãi, điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong
nước gia tăng lượng hàng xuất nhập khẩu.
Việt Nam đang tiến hành gia nhập WTO, mức thuế xuất nhập khẩu các nước
dành cho Việt Nam sẽ rất ưu đãi, điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong
nước gia tăng lượng hàng xuất nhập khẩu.
Với mối quan hệ rộng rãi trong những năm hoạt động, công ty luôn biết tìm cách

nắm bắt và hướng dẫn một cách nhanh nhất về những thông tin thay đổi có liên quan
đến quá trình xuất nhập khẩu cho khách hàng.
Thủ tục có nhiều thay đổi đáng kể:
+ Hàng loạt các chính sách giảm thuế ra đời, một số mặt hàng có thuế suất 0%,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng khả năng quay vòng vốn nhanh.
+ Các chi phí cho doanh nghiệp khi đăng ký tờ khai được giảm bớt.
2.7.2.Khó khăn:
Nhìn chung bên cạnh những thuận lợi, những thành quả khả quan đã đạt được thì
công ty vẫn phải gặp những khó khăn nhất định như:
Khó khăn chủ quan:
+ Mỗi năm công ty phải mất một khoảng thời gian và chi phí cho việc đòa tạo
nhân viên mới. Các chế độ ưu đãi cán bộ nhân viên chưa thật sự hấp dẫn để có thể kích
14


thích sự sáng tạo trong công tác.Vì vậy tình trạng “chảy máu chất xám” trong công ty
còn khá phổ biến.
+ Do công ty thành lập chưa lâu nên số lượng khách hàng chỉ tương đối vừa,
không được nhiều.
+ Quy mô nhỏ, vấn đề tài chính còn hạn chế khó khăn có thể thực hiện được các
đơn hàng có giá trị lớn.
+ Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải trong nước ngày càng được mở rộng,
chính vì vậy những khó khăn từ phái đối thủ cạnh tranh mang lại là không nhỏ.
+ Cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu xót, làm trở ngại cho doanh nghiệp trong khâu
vận tải nội địa.
Khó khăn khách quan:
+ Nhìn chung, cơ chế quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của nhà nước trong
những năm qua đã có nhiều cải tiến, thúc đẩy cho hoạt động Ngoại thương phát triển.
Tuy nhiên, rào cản lớn nhất mà doanh nghiệp mắc phải là thủ tục hành chính còn quá
rườm rà, Các thủ tục giấy tờ khai báo hải quan còn nhiều phức tạp nên gây khó khăn,

phiền hà, mất nhiều thời gian để hoàn tất thủ tục cho mỗi lô hàng xuất nhập khẩu;
+ Đội ngũ cán bộ công chức có năng lực và đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ hầu
như không nhiều. Điều đó hình thành nên tâm lý: “người cần ta chứ ta không cần
người” tồn tại trong nhiều cán bộ công chức. Do đó, dịch vụ giao nhận vận tải của công
ty cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, dẫn đến chất lượng dịch vụ không cao;
+ Thói quen đòi tiền bồi dưỡng đã đi sâu vào tư tưởng cán bộ công chức Hải
quan. Dẫn đến một điều khó tránh khỏi là hàng năm, công ty bắt buộc phải mất đi một
khoản chi tiêu khá lớn;
+ Việc vận chuyển hàng hoá trong thành phố còn gặp nhiều khó khăn vì tình hình
giao thông còn trở ngại trong giờ cao điểm.
+ Công ty chưa trở thành thành viên của VIFFAS (Hiệp hội giao nhận kho vận
Việt Nam)

15


×