Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH 134, 135 ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN Ở XÃ TÂN TIẾN HUYỆN BÙ ĐỐP TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.37 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH 134, 135
ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
Ở XÃ TÂN TIẾN - HUYỆN BÙ ĐỐP
TỈNH BÌNH PHƯỚC

NGUYỄN HẢI SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN & KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 04/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm Hiểu Tác Động
của Chính Sách 134, 135 Đến Sản Xuất và Đời Sống Người Dân ở Xã Tân Tiến,
Huyện Bù Đốp, Tỉnh Bình Phước” do Nguyễn Hải Sơn, sinh viên hệ vừa làm vừa
học, khóa 2005 - 2009, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

Người hướng dẫn,
Nguyễn Văn Năm

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này đúng thời gian quy định, đầu tiên con xin chân thành
cảm ơn ba mẹ, anh chị em trong gia đình đã nuôi dạy, động viên em trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy Cô khoa Kinh Tế,
bộ môn Phát Triển Nông Thôn -Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã tận tình chỉ
dạy, truyền thụ những kiến thức cần thiết và tạo điều kiện học tập cho em trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Năm đã tận tình hướng dẫn, theo
dõi và động viên em thực hiện đề tài trong suốt thời gian thực hiện để hoàn thành đề
tài đúng thời gian quy định.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Uỷ Ban Nhân Dân Xã Tân Tiến,

Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Bù Đốp – Tỉnh Bình Phước đã
tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình thực tập
Ngoài ra em xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả đã soạn thảo những tài liệu hữu
ích.
Đồng thời xin cảm ơn tất cả các anh, chị em đồng nghiệp ở cơ quan phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Đốp và các bạn học trong lớp, trong
khoa đã động viên, góp ý để tôi hoàn thành được đề tài này.


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN HẢI SƠN. Tháng 4 năm 2009. “Tìm Hiểu Tác Động của Chính Sách
134, 135 Đến Sản Xuất và Đời Sống Người Dân ở Xã Tân Tiến, Huyện Bù Đốp,
Tỉnh Bình Phước”.

NGUYEN HAI SON. April 2009. “Finding out about The Impacts of Policies 134
and 135 to Production and living of Local People at Tan Tien Village, Bu Dop
District, Binh Phuoc Province”.
Khóa luận “ Tìm hiểu tác động của chính Sách 134, 135 đến sản xuất và đời
sống người dân ở xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước” đã tiến hành thu thập
số liệu thứ cấp từ xã Tân Tiến và huyện Bù Đốp về hoạt động triển khai chương trình
của Chính phủ trên địa bàn. Đồng thời, điều tra thực tế 45 hộ nông dân ở xã Tân Tiến
nhằm thu thập các thông tin đánh giá về tác động của chính sách 135, 134 đến sản xuất
và đời sống của người dân trong xã.
Kết quả mang lại từ khóa luận đã phản ánh những tác động tích cực của chính
sách 135, 134 đến sự phát triển của địa phương thông qua hỗ trợ của Chính phủ ở các
hạng mục đầu tư hạ tầng cơ sở cho địa phương về đường giao thông, hệ thống điện,
xây dựng trường học và nhà văn hóa cộng đồng. Mặt khác, chính sách hỗ trợ trực tiếp
cho đồng bào dân tộc nghèo ở các nội dung cấp đất sản xuất, cấp đất ở, nhà ở và nước
sinh hoạt. Chương trình đã góp phần làm thay đổi diện mạo của địa phương và tăng
mức hưởng thụ cho người dân trên địa bàn, cụ thể ý kiến đánh giá của người dân về

tác động của chương trình khá thuyết phục. Song bên cạnh đó, chương trình vẫn còn
tồn tại một số hạn chế nhất định do chưa có các giải pháp chiều sâu trong hỗ trợ nông
dân để nâng cao hiệu quả của các chính sách.
Từ nghiên cứu này, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về xây dựng
mô hình sản xuất phù hợp trên cơ sở khai thác nguồn lực có sẵn của nông hộ và điều
kiện tự nhiên nhằm hoàn thiện các quá trình sản xuất kinh doanh của nông hộ từ đầu
vào đến đầu ra.


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt

vii

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu.

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu

4


2.2.1 Điều kiện tự nhiên

4

2.2.2. Điều kiện văn hóa xã hội

10

2.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã Tân Tiến

11

2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn

14

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

16
16

3.1.1. Một số vấn đề về chính sách
3.1.2. Nội dung chính sách 134 của Chính Phủ

16
197

3.1.3 Vai trò kinh tế hộ


18

3.1.4. Kinh tế hộ trong sự phát triển

24

3.1.5. Một số khái niệm khác
3.2. Phương pháp nghiên cứu

19
21

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

23

3.2.3. Một số chỉ tiêu sử dụng trong phân tích

24

v


CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

26


4.1. Đặc điểm chung về các hộ sản xuất của dân tộc Châu Mạ
4.1.1. Khái quát về quá trình triển khai chính sách

26
267

4.1.2. Khối lượng các hạng mục của chính sách 134 ở Tân Tiến
4.2. Tình hình sản xuất và đời sống người dân xã Tân Tiến qua điều tra

28
29

4.2.1. Đặc điểm của hộ điều tra ở xã Tân Tiến

29

4.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của hộ điều tra

30

4.3. Tác động chính sách 135, 134 đến sản xuất và đời sống người dân

31

4.3.1. Tình hình thực hiện chính sách 134, 135

31

4.3.2. Đánh giá của hộ nông dân về chính sách qua điều tra


34

4.3.3. Tác động của chính sách đến sản xuất và đời sống

41

4.4. Thực trạng chi tiêu của nông hộ trong năm 2008

44

4.5. Đề xuất của nông hộ về nhu cầu đối với chính sách

45

4.6. Các giải pháp nhằm phát huy tác động của chính sách 134, 135

47

4.6.1. Quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp hỗ trợ sản xuất cho người
dân xã Tân Tiến

47

4.6.2. Mục tiêu của giải pháp hỗ trợ cho nông dân xã Tân Tiến

49

4.6.3. Đề xuất mô hình sản xuất nông nghiệp có triển vọng


50

4.6.4. Đánh giá nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của mô hình

50

4.6.5. Dự kiến kết quả và hiệu quả từ mô hình sản xuất đề nghị

52

CH Ư ƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

55

5.1. Kết luận

55

5.2. Đề nghị

56

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

56

5.2.2 Đối với người dân địa phương

57


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

58

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PTCĐ

Phát triển cộng đồng

LHQ

Liên hiệp quốc

KT-XH

Kinh tế - xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

P.CT

Phó. Chủ tịch

TTTH


Tính toán tổng hợp

ĐVT

Đơn vị tính

NN-PTNT

Nông nghiệp- Phát triển nông thôn

CSXH

Chính sách xã hội

CPSX

Chi phí sản xuất

DT

Doanh thu

GTSL

Giá trị sản lượng

KT – XH

Kinh tế - Xã hội


LN

Lợi nhuận

PRA

Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
(Participatory Rural Appraisal)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân Loại Đất Và Đơn Vị Đất Của Xã Tân Tiến

7

Bảng 2.2. Tình Hình Sử Dụng Đất Của Xã Tân Tiến

8

Bảng 2.3. Diện Tích Của Một Số Cây Trồng Chính ở Xã Tân Tiến

12

Bảng 2.4. Tình Hình Chăn Nuôi Của Xã Tân Tiến Qua 3 Năm

13


Bảng 4.1 Hạng Mục Chính Sách 134 ở Xã Tân Tiến

28

Bảng 4.2. Diện Tích Đất Sản Xuất Và Đất ở Cần Cấp Cho Người Dân Hưởng Chính
Sách ở Xã Tân Tiến Năm 2005

28

Bảng 4.3. Một Số Đặc Điểm Của Hộ Điều Tra

29

Bảng 4.4. Tình Hình Tiếp Cận Các Dịch Vụ Của Người Dân Qua Điều Tra

29

Bảng 4.5. Qui Mô Đất ở Và Đất Sản Xuất Bình Quân Của Nông Hộ

30

Bảng 4.6. Kinh Phí Đầu Tư Các Công Trình Thực Hiện Chính Sách 134, 135

31

Bảng 4.7. Khối Lượng Các Hạng Mục Đầu Tư Từ Chương Trính 134, 135 ở Xã Tân
Tiến

32


Bảng.4.8. Kinh Phí Thực Hiện Chương Trình 134 ở Tân Tiến

33

Bảng 4.9. Khối Lượng Các Hạng Mục Hỗ Trợ Từ Chương Trình 134, 135 ở Xã Tân
Tiến

34

Bảng 4.10. Đánh Giá Chung Của Người Dân Địa Phương Về Tác Động Của Chính
Sách 134, 134

35

Bảng 4.11. Lượng Vối Vay Và Lãi Suất Vay Từ Ngân Hàng

36

Bảng 4.12. Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay Của Nông Hộ Qua Điều Tra

37

Bảng 4.13. Kết Quả Và Hiệu Quả Sản Xuất Cây Lúa Trong 1 Vụ Trên 1 Ha

38

Bảng 4.14. Kết Quả Và Hiệu Quả Sản Xuất Cây Điều Bình Quân Trên 1 Ha

39


Bảng 4.15. Kết Quả Và Hiệu Quả Bình Quân 1 Chu Kỳ Nuôi 2 Con Heo

40

Bảng 4.16. Tác Động Của Chính Sách 134, 135 Đến Sản Xuất Và Đời Sống Người
Dân Xã Tân Tiến

41

Bảng 4.17. Nguồn Thu Của Nông Hộ Qua Điều Tra Năm 2008

43

Bảng 4.18. Tình Hình Chi Tiêu Bình Quân Của Nông Hộ Qua Điều Tra Năm 2008 44
Bảng 4.19. Đề Xuất Của Nông Hộ Đối Với Chính Sách 134, 135
viii

46


Bảng 4.20. Hiệu Quả Kinh Tế Cây Ca Cao Trồng Xen Trong Vườn Điều ở 1 Ha

53

Bảng 4.21. Hiệu Quả Kinh Tế Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn Theo Công Thức Luân
Canh

54


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
9

Hình 2.1. Bản Đồ Tổng Thể Xã Tân Tiến
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Ban Quản Lý Dự Án Chương Trình 134

x

27


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ Lục 2. Bảng Câu Hỏi Nông Hộ
Phụ lục 3. Các Chỉ Tiêu Kinh Tế - Kỹ Thuật Của Mô Hình Cao Cao Xen Điều
Phụ lục 4. Các Chỉ Tiêu Kinh Tế _ Kỹ Thuật Của Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn
Phụ Lục 5. Hiệu Quả Kinh Tế Của Mô Hình Nuôi Gà Thả Vườn
Phụ lục 6. Hiệu Quả Kinh Tế Của Mô Hình Ca Cao Xen Điều

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Trong xu hướng chung của xã hội loài người, con người luôn vươn lên để phát
triển về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần. Tuy nhiên, do hoàn cảnh và điều kiện mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau nên
mức độ thỏa mãn nhu cầu của người dân mỗi vùng cũng khác nhau và đáng lo ngại
hơn là có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng trong một quốc gia. Để khắc phục những
bất cập về những hạn chế do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nhiều quốc gia đã
hình thành các chính sách nhằm hỗ trợ người dân có cơ hội tốt để phát triển sản xuất,
kinh doanh góp phần nâng cao đời sống. Chẳng hạn ở châu Phi rất nhiều chương trình
hỗ trợ cho nông dân trong canh tác nông nghiệp áp dụng kỹ thuật mới (cây bắp). Ở
Châu Á, rất nhiều quốc gia nhận nguồn tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ (NGO)
trong các dự án hỗ trợ cho nông dân nghèo phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành
nghề nhằm tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Các chương trình, dự án
hay các nguồn tài trợ của quốc tế hay quốc gia cho hộ nghèo được nhiều nước quan
tâm.
Đường lối của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện dân chủ chú trọng phát triển
đồng đều giữa các vùng trong cả nước thông qua các chính sách như chương trình
134, 135 của chính Chính phủ tập trung hỗ trợ các nguồn lực về hệ thống giao thông,
điện, hệ thống thủy lợi và hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt nhằm gia
tăng nguồn lực cho người dân trong sản xuất và đời sống, từ đó cải thiện thu nhập và
nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế nói chung và sản xuất
nông nghiệp nước ta nói riêng phải đối mặt với những thuận lợi và thách thức mới.


Một mặt, tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu mở ra nhiều triển vọng trong khai thác
các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế và phát triển nông nghiệp,
bao gồm thị trường rộng mở cho đầu ra sản phẩm, đa dạng sản phẩm đầu vào. Đây là
cơ hội tốt để giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm hướng đến tăng
nguồn thu. Mặt khác, áp lực cạnh tranh càng mở rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu và

đòi hỏi sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn quốc tế mới được chấp nhận của thị trường nước
ngoài. Trước bối cảnh đó, các chủ thể kinh tế của nước ta cần chủ động hoàn thiện
năng lực của mình về mọi mặt từ trình độ quản lý, đổi mới công nghệ và có chiến lược
kinh doanh hoàn hảo mới đảm bảo hội nhập kinh tế thế giới tạo ra nhiều lợi ích. Hơn
thế nữa, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho các chủ thể kinh tế, người sản
xuất có điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh nhưng không vi phạm lau65t
chơi của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đặc biệt, quan tâm đến các vùng khó
khăn trong nước trên cơ sở xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ hữu hiệu về
những mặt cơ bản trong sản xuất và đời sống cho người dân nhằm đạt được mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trên thực tế, tỉnh Bình Phước nói chung và xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp nói
riêng thuộc diện khó khăn, do đó địa phương này được hưởng các chính sách 134, 135
của Chính phủ từ năm 2004 đến nay. Thông qua chính sách này, các điều kiện cho sản
xuất và đời sống của người dân được cải thiện đáng kể, từ đó góp phần mang lại sự đổi
mới của cộng đồng và nâng cao mức sống cho người dân trên địa bàn xã Tân Tiến. Để
làm rõ tác động của chính sách 134, 135 của Chính phủ đến sản xuất và đời sống
người dân ở xã Tân Tiến, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Tìm Hiểu Tác Động của
Chính Sách 134, 135 Đến Sản Xuất và Đời Sống Người Dân ở Xã Tân Tiến,
Huyện Bù Đốp, Tỉnh Bình Phước”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận dạng điều kiện tự nhiên của xã Tân Tiến huyện Bù Đốp và đánh giá thực
trạng sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn nghiên cứu.
- Tìm hiểu các chính sách 134, 135 đã được triển khai thực hiện ở xã Tân Tiến
qua các năm từ 2005 – 2008, qua đó nhận dạng những thuận lợi và khó khăn trong
thực hiện chính sách ở địa phương.

2


- Đánh giá các tác động của chính sách 134, 135 đến sản xuất và đời sống của

người dân trên địa bàn nghiên cứu.
- Đưa ra một số đề xuất nhằm gia tăng hiệu quả của các chính sách đến sản xuất
và đời sống của người dân ở xã Tân Tiến.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi không gian: Xã Tân Tiến- huyện Bù Đốp- tỉnh Bình Phước
- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/2008 đến ngày
4/2009. Số liệu sử dụng từ điều tra hộ năm 2008 & nguồn tin thống kê của địa phương.
1.4. Cấu trúc của khóa luận. Gồm 5 chương
- Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề (sự cần thiết, lí do chọn đề tài, mục đích…)
- Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu một cách khái quát về địa bàn nghiên cứu, từ đó xác định những
thuận lợi và khó khăn của vùng làm cơ sở đề xuất hoặc khuyến cáo những nội dung từ
nghiên cứu.
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Từ thực tế hoàn cảnh địa phương cũng như những thuận lợi và khó khăn mà
địa phương đang gặp phải để xây dựng nội dung nghiên cứu phù hợp với hoàn cảnh
thực tế và mục đích đặt ra. Vì vậy phương pháp được sử dụng mang tính tổng hợp
nhằm thu thập thông tin sơ cấp, thứ cấp phục vụ cho nhận xét, đánh giá và kết luận của
đề tài.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
Từ những thông tin thu thập được là cơ sở để chứng minh những mục đích
nghiên cứu mà đề tài cần đạt được.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị:
Là bằng chứng rõ ràng có tính thuyết phục để lý giải mục tiêu nghiên cứu đã đề
ra, thêm vào đó cũng là cơ sở đưa ra những kiến nghị hợp lí đúng với nhu cầu, nguyện
vọng của người dân.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Lĩnh vực nghiên cứu về đánh giá tác động của chính sách 134, 135 ở xã Tân
Tiến đã được địa phương trình bày trong báo cáo của xã tháng 2/2009. Tuy nhiên, báo
cáo này chỉ dừng lại ở mức độ thông tin các công việc đã triển khai thực hiện từ năm
2004- 2008. Vì vậy, chưa phản ánh hết các tác động của chính sách và chưa phản ánh
về nhu cầu, nguyện vọng của người dân về chính. Vấn đề đặt ra là cần hiểu đúng các
tác động của chính sách đến sản xuất và đời sống của người dân ở xã Tân Tiến nhằm
hoàn thiện các giải pháp trong triển khai chính sách, góp phần gia tăng hiệu quả chính
sách đối với cộng đồng dân cư trên địa bàn. Các mục tiêu nghiên cứu được xác định
trong đề tài này là cơ sở cho phép tiếp cận và nhận dạng đầy đủ các tác động của chính
sách 134, 135 đến sản xuất và đời sống của người dân xã Tân Tiến. Quá trình nghiên
cứu này có phân tích các tài liệu từ quyết định 134, 135 của Thủ tướng Chính phủ ( nội
dung chính sách 134, 135), các báo cáo của huyện Bù Đốp về tình hình thực hiện
chính sách 134, 135 trên địa bàn huyện và các số liệu thống kê có liên quan.
2.2 Đặc điểm tổng quát của địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Trước 1/1/2005, diện tích tự nhiên của xã Tân Tiến theo bản đồ địa giới hành
chính 364 là 4.044,61 ha. Đến năm 2005, theo số liệu thống kê đất đai được đo trên
bản đồ thì diện tích tự nhiên củ của xã là 4.277,2541 ha, tăng 232,6441 ha so với trước
đó. Tuy nhiên, theo báo cáo của xã năm 2009, diện tích tự nhiên toàn xã là 4.277 ha.
Xã Tân Tiến là một xã biên giới của huyện Bù Đốp, có đường biên giới giáp
Cmpuchia dài 4,5 km. Đây là một xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.

4



Xã Tân Tiến nằm ở vị trí địa lý: 106043’27’’

-

106047’37’’ Kinh độ Đông và

11052’34’’ - 11058’57’’ Vĩ độ Bắc. Ranh giới hành chính của xã với các hướng tiếp giáp
- Phía Bắc giáp xã Thanh Hòa
- Phía Đông giáp sông Bé, xã Đa Kia huyện Phước Long
- Phía Nam giáp xã Tân Thành
- Phía Tây giáp xã sông Măng Campuchia
b) Địa hình
Xã Tân Tiến nằm trên bề mặt bóc mòn nên có địa hình khá bằng phẳng. Độ cao
bình quân trong xã là 95m so với mực nước biển ( thể hiện trên bản đồ địa hình VN
2000), trong đó độ cao cao nhất từ 110 – 120m và độ cao thấp nhất từ 70 – 80m. Tuy
là xã miền núi nhưng địa hình của xã tương đối bằng và phân bố diên tích đất theo độ
dốc cấp I (0 – 30) và độ dốc cấp II (3 – 80) chiếm tổng diên tích 3.464,78 ha tương
đương 87,5 tổng diên tích tự nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi để bố trí sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là cây trồng.
c) Khí hậu thời tiết
Huyện Bù Đốp nói chung và xã Tân Tiến nói riêng nằm trong khu vực nhiệt đới
có gió mùa cận xích đạo nên nền nhiệt cao đều cả năm và không có mùa đông
lạnh.Nhiệt độ trung bình cả là 25,90C. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ
tháng 3 – 4 với nhiệt độ 39,50C và các thánh có nhiệt độ trung bình thấp nhất từ tháng
12 - 1 năm sau với nhiệt độ 190C.
Số giờ nắng trung bình cả năm là 2.405 giờ và lượng bốc hơi trung bình cả năm
là 1.152 mm/năm.
Lượng mưa trung bình cả năm khá cao (2.194mm/năm và phân bố không đều
đã hình thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài khoảng 5

tháng, bắt đầu từ tháng 12 – cuối tháng 4 và mùa mưa kéo dài 7 tháng, bắt đầu từ
tháng 5 đến cuối tháng 11. Trong đó, tổng lượng mưa trung bình các tháng ở mùa khô
là 188mm chiếm 8,6% tổng lượng mưa cả năm, trong khi đó ở mùa mưa có tổng lượng
mưa ở các tháng là 2.006mm, chiếm 91,6% tổng lượng mưa cả năm. Chính vì vậy, đã
chi phối hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương và chủ yếu tập trung mùa vụ
ở mùa mưa để có nước tưới. Bên cạnh đó, ẩm độ trung bình cả năm ở mức 81%, trong
đó ẩm độ thấp nhất vào mùa khô là 16% và cao nhất ở mùa mưa là 100%.
5


d) Về thủy văn
Trên địa bàn xã có nhiều sông suối chảy qua bao gồm:
- Sông Bé có chiều dài chảy qua địa bàn xã là 5.890m, chảy theo hướng Đông
Bắc – Tây Nam. Sông có bề mặt 80 – 100m, có nơi rộng đến 130m, sông có nước
thường xuyên.
- Sông Măng nằm giữa ranh giới Việt Nam – Campuchia, có chiều dài chảy qua
địa bàn xã là 2.725m. Sông này chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và có nước
thường xuyên.
- Suối K2 dài 3.270m, chảy theo hướng Đông bắc – Tây Nam và có nước liên
tục
- Suối đá dài 1.550m, chảy theo hướng Bắc – Nam, đổ vào suối K2 và có nước
thường xuyên.
- Đầu nguồn K2 ( nhà ông Thêm) có chiều dài 2.110m, chảy theo hướng Đông
Bắc – Tây Nam và có nước theo mùa.
- Suối Chằn Riu có chiều dài 2.910m, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam
và có nước liên tục.
- Suối Cây Da có chiều dài 600m, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và có
nước theo mùa.
- Suối Ông Ba Nghé có chiều dài 1.270m, chảy theo hướng tiệm cận gần Đông
bắc – Tây Nam và có nước theo mùa.

Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một số hồ, bàu lớn có khả năng sử dụng vào
việc tưới và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
e) Tài nguyên đất
Theo bản đồ 1/25.000 về tài nguyên đất của huyện Bù Đốp, trong xã Tân Tiến
có 2 nhóm đất và 3 đơn vị đất. Tài nguyên đất của xã được phản ánh qua bảng 2.1

6


Bảng 2.1. Phân Loại Đất và Đơn Vị Đất Của Xã Tân Tiến
Loại đất

Diện tích (ha)

Tổng diện tích

Cơ cấu (%)

4.227,25

100,0

3.147,44

73,59

128,39

3,00


2. Đất nâu vàng trên đá Bazan

2.724,35

63,69

3. Đất nâu vàng trên phù sa cổ

294,71

6,89

II. Nhó, đất dốc tụ

694,25

16,23

1. Đất dốc tụ

694,25

16,23

III. Đất mặt nước

435,56

10,18


I Nhóm đất đỏ vàng
1. Đất nâu đỏ trên đá Bazan

Nguồn tin:Theo bản đồ đánh giá tài nguyên huyện Bù Đốp
Nhìn chung diện tích đất của xã Tân Tiến thuộc phần lớn là nhóm nâu vàng nên
rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có giá kinh tế cao như cao su, cà phê, điều,
tiêu và cây ăn quả. Đặc biệt, cây cao su phát triển khá mạnh và là cây công nghiệp
xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho đất nước nói cung và địa phương nói riêng. Ngoài ra,
đất dốc tụ thích nghi cho cây lúa lại là nguồn lực quan trọng giúp địa phương chủ động
thực hiện chính sách an toàn lương thực. Bên cạnh đó, diện tích đất mặt nước chiếm tỷ
lệ trên 10% cũng là nhóm đất có cơ hội phát triển thủy sản và cung cấp nước tưới góp
phần tăng nguồn thu, đa dạng hóa sản phẩm cho địa phương, đồng thời tạo ra sự cân
bằng cho môi trường.
Trên thực tế, tài nguyên đất đai của xã Tân Tiến được sử dụng chủ yếu cho sản
xuất nông nghiệp, tập trung canh tác cây dài ngày, ngắn gày, phát triển chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản. Tình hình sử dụng đất của xã đước phản ánh qua bảng 2.2

7


Bảng 2.2. Tình Hình Sử Dụng Đất Của Xã Tân Tiến
Stt

Chỉ tiêu

Diện tích (Ha)

Cơ cấu (%)

1


Tổng diện tích

4.277,25

100,00

2.

Đất sản xuất nông nghiệp

4.007,56

93,69

-

Cây công nghiệp dài ngày

1.557

36,40

-

Cây công nghiệp ngắn ngày

150

3,51


-

Cây ăn quả

112

2,62

-

Cây ngắn ngày

1.753

40,98

-

Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản

435,56

10,18

3

Đất sử dụng mục đích khác

269,69


6,31

Nguồn tin:Niện giám thống kê huyện Bù Đốp 2007 và Báo cáo xã Tân Tiến 2008
Qua bảng 2.2 phản ánh, trên địa bàn xã Tân Tiến có tổng diện tích đất nông
nghiệp chiếm trên 93% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích cây hàng
năm là 1.753 ha, chiếm khá cao gần 41% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua đó cho thấy,
tiềm lực nông nghiệp gắn với cây hàng năm, trong khi cây công nghiệp dài ngày chỉ
đứng hàng thứ hai với 1.557 ha, chiếm trên 36%. Ngoài ra đất nuôi trồng thủy sản
cũng khá nhiều so với địa bàn vùng Trung du, cụ thể diện tích nuôi trồng thủy sản có
435,56 ha, chiếm trên 10% tổng diện tích tự nhiên. Như vậy với thực trạng tài nguyên
đất đai của xã cho thấy tính đa dạng trong sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng
lâu năm, hàng năm và nuôi trồng thủy sản.

8


Hình 2.1. Bản Đồ Tổng Thể Xã Tân Tiến

Nguồn tin: Ban địa chính xã Tân Tiến

9


2.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội
a) Dân số - lao động và việc làm
Dân số: Theo báo cáo của xã Tân Tiến tháng 2/2009, toàn xã có 1.831 hộ dân
cư với 8.048 nhân khẩu ( bình quân mỗi hộ có từ 4 – 5 người). Trên địa bàn xã có 9
dân tộc anh em cùng chung sống ( Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Khơ Me, S tiêng, Mường,
Thái và Dao). Trong đó, có 690 hộ đồng bào dân tộc, chiếm 37,68% tổng số hộ trên

địa bàn và số nhân khẩu của đồng bào dân tốc thiểu số là 3.187 người, chiếm 39,60%
tổng nhân khẩu toàn xã.
Dân cư sống phân bố rải đều trên toàn xã được phân thành 6 thôn bao gồm: Tân
Bình, Tân Hòa, Tân An, Tân thuận, Tân phước và Sóc Nê. Tuy nhiên, những năm
trước đây do tình hình dân di cư tự do từ các nơi khác đến lập nghiệp quá đông, trong
khi trình độ dân trí còn thấp và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý còn thấp,
đồng thời các cơ chế, chính sách ưu đãi của cấp trên còn hạn chế nên xã gặp rất nhiều
khó khăn trong phát triển kinh tế,văn hóa xã hội địa phương.
Lao động: Theo niên giám thống kê năm 2007 huyện Bù Đốp, toàn xã Tân
Tiến có 4.307 lao động, chiếm tỷ lệ 53,52% trên tổng số dân của xã, trong đó lao động
ngành nông nghiệp là 3.884 người, chiếm 90,18%. Đây là tỷ lệ rất cao, phản a1nhsa3n
xuất nông nghiệp là ngành nghề chính ở địa phương xã Tân Tiến.
b) Văn hóa xã hội
- Về giáo dục: Toàn xã có 1.328 học sinh, 88 giáo viên. Hàng năm tỷ lệ lên lớp
đạt trên 90% và 100% trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường. Cơ sở vật chất trường
học được xây dựng khang trang, đảm bảo cho công tác dạy và học. Tuy nhiên, vẫn còn
rất nhiều phòng học chưa xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục qui
định. Trên địa bàn xã chưa có trường Trung học phổ thông ( Cấp III), do đó rất khó
khăn cho các em học cấp. Sở dĩ là do xã thiếu quỹ đất để xây dựng trường trung học
phổ thông.
- Về công tác phổ cập giáo dục: Xã Tân Tiến đạt danh hiệu chuẩn quốc gia về
phổ cập trung học, trung học cơ sở. Ngoài ra, trung tâm học tập cộng đồng tại địa
phương cũng được phát huy đã đào tạo rộng rãi, đa dạng cho cán bộ và nhân dân thông
qua nhiều hình thức kết hợp đào tạo như đào tạo cán bộ, bổ túc văn hóa, tập huấn công
tác khuyến nông và tập huấn khoa học kỹ thuật...
10


- Về Văn hóa thông tin: Hiện nay toàn xã có 6 nhà văn hóa khu dân cư phân bố
ở 6 ấp ( mỗi ấp một nhà văn hoa cộng đồng), do đó rất thuận lợi cho người dân tổ chức

hội, họp và lễ hội ở nhà văn hóa của khu dân cư. Tuy nhiên, do quỹ đất khu dân cư còn
quá ít, chưa có kinh phí đền bù nên khuôn viên 6 nhà văn hóa ở 6 ấp còn rất hẹp, vì
vậy mỹ quan nhà văn hóa chưa thật sự đẹp, khang trang và chưa đáp ứng hết nhu cầu
sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở địa phương. Mặt khác, trung tâm văn hóa xã cũng chưa
được xây dựng do không có quỹ đất và kinh phí nên môi trường sinh hoạt văn hóa của
địa phương gặp nhiều khó khăn.
- Về Thông tin liên lạc: Trên địa bàn xã hiện có 7 cụm loa, điểm tập trung tại
các khu dân cư và trung tâm xã, chưa có hệ thống thông tin liên hoàn khắp các thôn
nên công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước và qui định xủa địa phương chưa thật sự mang lại hiệu quả. Cụ thể, một số ít
người dân thiếu thông tin đã dẫn đến những sai phạm pháp luật về an toàn giao thông,
phòng chống lụt bão, bảo vệ rừng và các vấn đề xã hội khác.
- Về Thể dục thể thao: Các hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn xã Tân Tiến
còn rất hạn chế do thiếu quỹ đất để xây dựng các sân bóng đa, bóng chuyền và các
hoạt động thể thảo khác. Chính vì vậy, các phong trào thể dục của xã tham gia cấp
huyện chưa mang lại thành tích cao.
- Về Chính sách y tế: Trạm y tế xã đã được xây dựng, cơ sở vật chất và trang
thiết bị khá tiện nghi, do đó kịp thời khám chữa bệnh cho nhân dân, đảm bảo là nơi sơ
cấp cứu ban đầu hữu hiệu trước khi chuyển lên tuyến y tế huyện và tỉnh. Ngoài ra, mỗi
thôn đều có một cộng tác viên y tế thôn bản được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ y tế
nên hoạt động của mạng lưới này đã đáp ứng kịp thời công tác chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân và phổ biến, tuyên truyền các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế cộng
đồng đến mọi người dân.
2.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã Tân Tiến
a) Sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt
Ngành trồng trọt là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Tân
Tiến. Lĩnh vực trồng trọt tập trung vào một số cây trồng chiếm diện tích lớn như ca6y

11



điều, hồ tiêu, cao su, cà phê, cây có củ, lúa và một số cây ăn quả. Tình hình sản xuất
nông nghiệp của xã được phản ánh qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Diện Tích Của Một Số Cây Trồng Chính Trên Địa Bàn Xã qua 3 Năm
Stt

Cây trồng

Năm 2005

Năm 2007

(Ha)

(Ha)

So sánh 2007/2005
Tăng, giảm

(%)

tuyệt đối
1.

Cây điều

408

1.032


624

152,94

2

Cây cao su

63

154

90

142,85

3

Cây cà phê

61

63

2

3,28

4


Cây tiêu

337

308

-29

-8,61

5

Cây lúa

235

350

115

48,94

6

Cây có củ

656

706


50

7,62

7

Cây ăn quả

94

112

18

19,15

Tổng cộng

1.854

2.725

871

46,98

Nguồn tin:Niên giám thống kê huyện Bù Đốp 2007 và tính toán tổng hợp
Từ bảng 2.3 cho thấy, cây điều là cây trồng chính của xã do chiếm diện tích lớn
nhất và có diện tích tăng qua 3 năm với lượng tăng 624 ha giữa năm 2007 so với 2005,

nghĩa là đạt tỷ lệ tăng xấp xỉ 153%. Nhìn chung, các cây trồng chính của xã có xu
hướng tăng qua các năm, đạt tỷ lệ tăng bình quân giữa năm 2007 so với 2005 là 47%,
trong đó chỉ có diện tích tiêu giảm vì nhiều bệnh và giá cả không ổn định. Trong khi
đó, diện tích điều tăng cao nhất trên 153% vì ở những năm đó điều được giá (trên
10.000 đồng/kg). Đặc biệt, cây cao su tăng khá mạnh do điều kiện canh tác thuận lợi
và giá cả khá hấp dẫn nên người dân chủ động chuyển đổi các cây trồng khác và khai
thác đất trống để phát triển cao su.
Chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi ở xã Tân Tiến chưa phát triển mạnh vì thiếu
sự đầu tư của người dân do không đủ vốn để mở rộng qui mô sản xuất. Thực tế chăn
nuôi ở địa phương tập trung vào một số vật nuôi cơ bản là bò, trâu, heo và gia cầm.
Thực trạng chăn nuôi của xã được phản ánh qua bảng 2.4.

12


Bảng 2.4: Tình Hình Chăn Nuôi Của Xã Tân Tiến Qua 3 Năm từ 2005 – 2007
Đơn vị tính: Con
Stt

Vật nuôi

Năm 2005

Năm 2007

So sánh 2007/2005
Tăng, giảm

(%)


tuyệt đối
1

Trâu

453

517

64

14,13

2



580

990

410

70,69

3

Heo

1.545


1.337

-208

-13,46

4

Gia cầm

7.661

19.746

12.103

157,98

Nguồn tin:Niên giám thống kê huyện Bù Đốp 2007 và tính toán tổng hợp
Qua số liệu bảng 2.4, phản ánh về cơ bản hoạt động chăn nuôi của người dân
trên địa bàn có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, chăn nuôi heo có xu hướng giảm biến
động giá heo hơi giảm trong khi giá thức ăn có xu hướng tăng, vì vậy nuôi heo không
tạo ra thu nhập cải thiện cho hộ dân nên người dân không dám đầu tư phát triển. Trong
khi đó đàn gia cầm tăng mạnh trên 157% qua 3 năm, sở dĩ ở địa phương phần lớn nuôi
gà thả vườn ít đầu tư và địa phương làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh, đồng thời
giá cả thịt gà ta cao và ổn định đã kích thích người dân mở rộng chăn nuôi gà. Bên
cạnh đó, điều kiện của địa phương có diện tích rộng nên khá thuận lợi phát triển nuôi
trâu, bò, đồng thời giá cả của nó khá ổn định đã tạo tâm lý an tâm cho người dân mạnh
dạn sản xuất.

b) Tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ
Hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã chưa
phát triển. Chủ yếu có một số hộ kinh doanh các ngành nghề đơn giản qui mô nhỏ như
xay xát, rèn, hàn, mộc, bánh mì, đậu hũ...chưa có xưởng chế biến công nghiệp với máy
móc hiện đại đóng trên địa bàn xã.
Ngoài ra, trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn xã cũng còn đơn điệu và nhỏ lẽ.
Hiện tại, ở xã có một chợ ở ấp Tân Hòa và một số hộ kinh doanh buôn bán nhỏ về vật
tư nông nghiệp, tạp hóa, thức ăn gia súc với qui mô nhỏ, ít vốn đầu tư (có 46 hộ
thương nghiệp dịch vụ sử dụng 99 lao động)
c) Tình hình sử dụng điện

13


Đến năm 2008, toàn xã có 1.432 hộ được sử dụng điện, chiếm tỷ lệ 78,21%
trong tổng số hộ toàn xã. Hiện tại chương trình 135, 134 của Chính phủ đang tập trung
giải quyết nhu cầu điện của hộ dân sống trên địa bàn xã chưa được sử dụng điện.
d) Giao thông nông thôn
Toàn xã có 27 tuyến đường giao thông nông thôn nối liền từ trung tâm xã đến
các cụm dân cư trên địa bàn với tổng chiều dài 71,69 km, trong đó có 4,46 km đường
nhựa, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong xã lưu thông, trao đổi hàng
hóa ở nội bộ và bên ngoài xã.
e) Về nước sinh hoạt và thủy lợi
Trước đây, nhân dân trên địa bàn chủ yếu sử dụng nguồn nước sông, suối, bàu
và giếng, ao tự đào để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Từ khi có chính sách 168 của
Chính phủ, các công trình thủy lợi ở địa phương được xây dựng đã df9a1p ứng nhu
cầu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất cho người dân địa phương.
2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi
- Tài nguyên đất đai và khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là

các cây công nghiệp dài ngày co giá trị xuất khẩu cao như cao su, điều, cà phê và tiêu.
- Được hưởng các chính sách của Đảng và Nhà nước ưu tiên cho vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên có nguồn lực Trung ương và địa phương
phối hợp hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho địa phương như giao thông, thủy
lợi, hệ thống điện, trường học và trạm y tế. Từ đó giúp người dân có nhiều cơ hội phát
triển sản xuất, kinh doanh nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần.
- Có nguồn lực lao động khá dồi dào và sự chịu khó, chịu khổ của người dân,
biết vươn lên chính mình, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước là vốn quý về nguồn
nhân lực cho phép khai thác trên cơ sở đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề nhằm tạo ra
nguồn thu nhập cao cho địa phương nói chung và từng hộ gia đình nói riêng.
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương cấp xã trong điều hành hoạt động
kinh tế - xã hội ở địa phương, khuyến khích người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi đúng hướng nhằm khai thác lợi thế sẵn có của địa bàn cho phát triển sản
xuất nông nghiệp và các ngành nghề là thuận lợi cơ bản giúp cho người dân có nhiều

14


×