Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI DÂN CHO VIỆC XÂY DỰNG TRẠM CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẠI KHU PHỐ 5, PHƯỜNG HIỆP BÌNH PHƯỚC, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.2 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI DÂN
CHO VIỆC XÂY DỰNG TRẠM CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẠI
KHU PHỐ 5, PHƯỜNG HIỆP BÌNH PHƯỚC, QUẬN THỦ
ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HƯƠNG THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH MỨC SẴN
LÒNG ĐÓNG GÓP CỦA NGƯỜI DÂN CHO VIỆC XÂY DỰNG TRẠM CẤP
NƯỚC SINH HOẠT TẠI KHU PHỐ 5, PHƯỜNG HIỆP BÌNH PHƯỚC, QUẬN
THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do NGUYỄN HƯƠNG THẢO, sinh viên
khóa 2005-2009, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Cha Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PHAN THỊ GIÁC TÂM, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tại UBND Phường Hiệp Bình Phước và

Khu phố 5 đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
tập tại địa phương.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
NGUYỄN HƯƠNG THẢO


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN HƯƠNG THẢO. Tháng 06 năm 2009. “Xác Định Mức Sẵn Lòng
Đóng Góp của Người Dân cho Việc Xây Dựng Trạm Cấp Nước Sinh Hoạt tại Khu
Phố 5, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh ”.
NGUYEN HUONG THAO. June 2009. “Valuating Willingness-ToPay for Building a Small Scale Water Plant in Quarter 5, Hiep Binh Phuoc
Ward, Thu Duc District, Ho Chi Minh City”.
Với mục tiêu chính là xác định tổng mức sẵn lòng đóng góp trung bình của
người dân KP5, p. Hiệp Bình Phước cho việc xây dựng trạm cấp nước sinh họat, đề tài
sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để hỏi mức sẵn lòng đóng góp của người
dân, cùng với việc đánh giá nhận thức của người dân đối với vấn đề nước sạch, đánh
giá mức độ ô nhiễm, tìm hiểu nhu cầu và lượng nước sử dụng dự kiến. Với số phiếu
phỏng vấn là 100, kết quả thu được tổng mức sẵn lòng đóng góp trung bình của người
dân KP5 là 811.626.425 đồng. Con số này sẽ giúp cho chính quyền địa phương có
những hướng giải quyết thích hợp khi dự án được thức hiện.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

1
1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

4

1.4. Bố cục luận văn

4


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

6

2.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan:

6

2.1.1 Tài liệu trong nước:

6

2.1.2 Tài liệu nước ngoài:

10

2.2 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu _Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
(Contingent Valuation Method_ CVM)

10

2.2.1 Giới thiệu phương pháp CVM

10

2.2.2.Ưu và nhược điểm của phương pháp CVM

11


2.2.3.Các vấn đề then chốt trong thiết kế bảng câu hỏi cho CVM

12

2.3.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

14

2.3.1.Tổng quan quận Thủ Đức

14

2.3.2. Tổng quan về phường Hiệp Bình Phước

14

2.4. Tổng quan về tình hình cung cấp nước

15

2.4.1 Tình hình cung cấp nước sinh hoạt tại Thành phố Hồ Chí Minh

15

2.4.2 Phân phối trạm cấp nước trên địa bàn quận Thủ Đức:

18

2.4.3. Tình hình cung cấp cấp nước ở phường Hiệp Bình Phước


18

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

3.1 Cơ sở lý luận

20

3.1.1 Các khái niệm cơ bản về nước:

20
iv


3.1.2.Tầm quan trọng của nước đối với sự sống

21

3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá về chất lượng môi trường nước tại Việt Nam

21

3.1.4. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước

23

3.1.5.Tác động của ô nhiễm nước đến sức khoẻ của người dân


23

3.1.6.Trạm cấp nước tập trung

24

3.1.7. Mô hình thỏa dụng logit

28

3.1.8 Khái niệm về mức sẵn lòng trả(WTP)

29

3.2. Phương pháp nghiên cứu

29

3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu

29

3.2.2.Phương pháp xử lý số liệu

29

3.3.Nội dung nghiên cứu

29


3.3.1 Đánh giá nhận thức của người dân về nguồn nước đang sử dụng

29

3.3.2 Ước lượng mức sẵn lòng đóng góp trung bình của người dân để xây dựng
trạm cấp nước tại địa phương

30

3.3.3 Tiến trình thực hiện nội dung nghiên cứu

31

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

36

4.1 Thông tin về hình hình sử dụng nước của những hộ được phỏng vấn

36

4.1.1 Nguồn nước sử dụng hiện tại

36

4.1.2 Lượng nước và số tiền chi cho việc sử dụng nước hằng tháng

37

4.2 Nhận thức của người dân về nguồn nước đang sử dụng


38

4.2.1 Mức độ quan tâm của người dân đối với chất lượng nước sinh hoạt hiện

38

4.2.2 Đặc điểm của nguồn nước ngầm đang sử dụng

39

4.2.3 Nhận thức của người dân đối với việc khai thác nước ngầm trong thời gian
dài

39

4.2.4 Những ảnh hưởng khi khai thác nước ngầm quá mức

40

4.2.5 Định nghĩa của người dân về nước sạch

41

4.3.Đánh giá của người dân với nước máy hiện nay

41

4.3.1. Đánh giá của người dân đối với mức độ an toàn của nước máy hiện nay 41
4.3.2Đánh giá của người dân đối chất lượng nước máy hiện nay


42

4.4 Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của người được phỏng vấn

43

4.5 Phản hồi của người dân đối với dự án

45
v


4.5.1.Mức độ cần thiết của dự án đối với người dân

45

4.5.2.Phản ứng của người dân với mức giá đề nghị

46

4.5.3.Lý do người dân đóng góp

46

4.5.4.Lý do người dân không đóng góp

47

4.5.5.Mô tả khả năng đóng góp cho dự án xây trạm cấp nước tập trung


48

4.5.6 Hoạt động của trạm cấp nước sau khi xây dựng

48

4.6.Kết quả ước lượng mô hình hồi quy

50

4.7.Ước tính mức sẵn lòng đóng góp trung bình và tổng mức đóng góp của người dân
Khu phố 5

52

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

54

5.1 Kết luận

54

5.2 Kiến nghị

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO


56

vi


DANH MỤC CÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

P. Hiệp Bình Phước

phường Hiệp Bình Phước

Q.Thủ Đức

quận Thủ Đức

CVM

Phương pháp Định giá ngẫu nhiên

WTP

Mức sẵn lòng trả

WTA

Mức sẵn lòng chấp nhận


UBND

Ủy ban nhân dân

WWF

Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc

Cs

Cộng sự

SAWACO

Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn

TN-MT

Tài nguyên-Môi trường

KP

Khu phố

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1Các Mức WTP Trung Bình và Trung Vị Được Ước Lượng

8

Bảng2.2 Các Tham Số Được Ước Lượng của Mô Hình Logit

9

Bảng 2.3 Thống Kê Nhân Khẩu Phường Hiệp Bình Phước

15

Bảng2.4 Các Nhà Máy Cấp Nước Thuộc Sự Quản Lý của SAWACO

16

Bảng 2.5 Các Nhà Máy Hoạt Động Độc Lập

17

Bảng 2.6 Số Liệu các Trạm Cấp Nước Tập Trung tại Q.Thủ Đức Tháng 2/ 2009

19

Bảng 3.1Các Loại Bệnh Nhiễm Trùng Đường Ruột và Thời Gian Tồn Tại của Các 24
Vi Khuẩn trong Nước
Bảng 4.1 Nguồn Nước Được Sử Dụng Hiện Tại


36

Bảng 4.2 Lượng Nước và Số Tiền Mua Nước Mỗi Tháng

37

Bảng 4.3 Đặc Điểm Nguồn Nước Ngầm

39

Bảng 4.4 Nhận Thức của Người Dân về Việc Khai Thác Nước Ngầm trong Thời Gian
Dài

39

Bảng 4.5 Những Ảnh Hưởng khi Khai Thác Nước Ngầm trong Thời Gian Dài

40

Bảng 4.6 Định Nghĩa của Người Dân về Nước Sạch

41

Bảng 4.7 Đánh Giá của Người Dân Đối Với Mức Độ An Toàn của Nước Máy

42

Bảng 4.8 Đánh Giá của Người Dân về Chất Lượng Nước Máy Hiện Nay


42

Bảng 4.9 Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn

44

Bảng 4.10 Phản Ứng của Người Dân với Mức Giá Đề Nghi

46

Bảng 4.11 Lý Do Sẵn Lòng Đóng Góp

46

Bảng 4.12 Lýdo Không Sẵn Lòng Đóng Góp

47

Bảng 4.13 Mô Tả Khả Năng Đóng Góp của Người Dân

48

Bảng 4.14 Thống Kê Số Hộ sẽ Sử Dụng Trạm Cấp Nước

48

Bảng 4.15 Lượng Nước và Mức Giá Dự Kiến do Người Dân Đề Xuất

49


Bảng 4.16 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

50

Bảng 4.17 Kết Quả Dự Đoán của Mô Hình

51

Bảng 4.18 Giá Trị Trung Bình Các Biến của Mô Hình
viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Mục Đích Sử Dụng Nước Giếng Khoan

37

Hình 4.2 Mức Độ Quan Tâm của Người Dân đối với Chất Lượng Nước Máy

38

Hình 4.3 Mức Độ Cần Thiết của Dự Án đối với Người Dân

45

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Các hình ảnh về tình hình nước sinh hoạt
Phụ lục 2: Bảng phỏng vấn
Phụ lục 3: Ước tính chi phí xây dựng trạm cấp nước tập trung
Phụ lục 4: Kết quả ước lượng mô hình
Phụ lục 5: Kiểm định tính phù hợp của mô hình
Phụ lục 6: Các trị số trung bình trong mô hình


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nước sạch là nguồn tài nguyên khan hiếm và nước là nguồn tài nguyên bị đe
dọa cạn kiệt. Nhu cầu về nước sạch đang tăng cao cùng với sự gia tăng dân số, mức
thu nhập tăng cao, các dịch vụ tiện nghi phát triển được cung cấp bởi các dòng sông,
suối, hồ và nguồn nước ngầm
Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) vừa đưa ra một báo cáo nghiên cứu về
tình hình cung cấp nước ở 200 quốc gia và cảnh báo là 50 quốc gia đang phải chịu tình
trạng thiếu nước từ mức trung bình đến mức trầm trọng trong suốt một năm. Ngân
hàng Thế giới (WB) ước tính nhu cầu về nước trên thế giới vào năm 2030 sẽ tăng 50%
so với hiện nay, chủ yếu do tăng dân số và tăng nhu cầu đa dạng về thực phẩm. Trong
khi đó, biến đổi khí hậu lại đang gây ra việc giảm lượng mưa và hạn hán ở một số nơi
và khiến một số vùng trở thành “hoang mạc kinh tế” khiến con người và các hoạt động
nông nghiệp không thể tồn tại được.
Tình trạng thiếu nước là khi nguồn cung cấp nước tái sinh được thấp hơn 1.000
m3/người/năm (Liên Hiệp Quốc, 1998). Nếu theo định nghĩa này, một nửa dân số thế
giới đang sống ở những quốc gia thiếu nước. Tình trạng thiếu nước sạch để uống và vệ
sinh là một trong những nguyên nhân chính gây nên cái chết của 11 triệu trẻ em dưới 5
tuổi trên thế giới mỗi năm do bệnh tật và suy dinh dưỡng, gây nên tình trạng thiếu đói
thường xuyên cho 1 tỷ người và khiến 2 tỷ người lâm vào tình trạng thiếu an ninh

lương thực. Những người này do đó lại bị lọt vào cái vòng luẩn quẩn của thiếu nước và
nghèo đói: 2/3 số người bị thiếu nước cho những nhu cầu cơ bản nhất thì cũng đang
sống với mức thu thấp dưới 2 USD/ngày. (Kim Thái, 2008)
Ở nước ta tính đến thời điểm hiện nay mới có 60% người dân ở thành thị được
sử dụng nước sạch, với tiêu chuẩn 60- 80 lít /ngày; ở nông thôn con số này là 58% với


mức 50 lít/ngày (Quang Khải). Tại Thành phố Hồ Chí Minh do tốc độ công nghiệp
hóa, đô thị hóa tăng nhanh dẫn đến hàng loạt các loại chất thải rắn và lỏng từ các hoạt
động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện không qua xử lý, được thải trực
tiếp vào môi trường nên đã xâm nhập làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Trong khi năng
lực cũng như điều kiện xử lý nước của chúng ta chưa cao, chưa có khả năng loại bỏ
được các hóa chất độc hại ra khỏi nước trong quá trình xử lý. Đây là mối nguy cơ lớn
đối với sức khỏe của mọi người dân. Việc giám sát chất lượng nước hàng tháng cũng
không được thực hiện , mà chỉ được thực hiện 3- 6 tháng, thậm chí 1 năm 1 lần, bởi
các cơ sở cấp nước không có kinh phí dành cho hoạt động này. Việc giám sát chất
lượng nước do các cơ sở cấp nước tư nhân cung cấp hoặc chất lượng nước của các
giếng khoan hộ gia đình thì hoàn toàn thả nổi. Việc tiến hành các test định tính ngay
tại chỗ bằng các bộ công cụ xét nghiệm nước đối với một số chỉ tiêu cơ bản và chỉ tiêu
vi sinh cũng khó thực hiện bởi các hộ kinh doanh không biết đến, hoặc có biết cũng
không biết mua bộ công cụ này ở đâu. Trong khi đó thí các hộ kinh doanh nước quy
mô nhỏ còn không áp dụng bất kỳ hình thức xử lý nước nào. Họ chỉ đơn giản bơm hút
nước lên các bể chứa rồi phân phối lên các hộ gia đình thông qua mạng lưới đường
ống. Việc khai thác nước ngầm bừa bãi của các hộ kinh doanh nước quy mô nhỏ còn
làm cạn kiệt tài nguyên nước và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổng công ty cấp nước Sài Gòn chịu
trách nhiệm cung cấp nước cho Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên mạng lưới đường
ống của Sawaco (Tổng công ty cấp nước Sài Gòn) chưa đến được hết tất cả các nơi tại
TP.HCM nên tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt tại nhiều nơi ở TP.HCM như Q.7,
Q.8, Thủ Đức, Nhà Bè... . Một số nơi tư thương lợi dụng đẩy giá nước lên cao gấp 10

lần giá bình thường. Tại P.Hiệp Bình Phước (Q.Thủ Đức), hiện mạng lưới đường ống
của Sawaco (Tổng công ty cấp nước Sài Gòn) chưa đến, dân đang dùng nước của
Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn nhưng không đủ đáp ứng.
Hằng ngày, hàng ngàn hộ dân tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức,
TP.HCM vẫn xếp hàng để mua nước sạch. Nhưng lắm khi họ đành đổi nước với giá
cao ngất ngưởng và chưa rõ khi nào cảnh này chấm dứt. Hầu như năm nào phường
Hiệp Bình Phước cũng xảy ra tình trạng căng thẳng nước sạch, nhất là vào đầu mùa
khô, giáp tết. Tại những điểm đặt bồn, giá nước qui định là 5.000đ/m3 nhưng người
2


dân mua lẻ với giá cao hơn nhiều lần. Chưa kể một số thương lái chạy xe ba gác qua
phường Hiệp Bình Chánh mua nước đưa về bán lại với giá 60.000-70.000đ/m3, có lúc
đẩy lên 100.000đ/m3. Ông Huỳnh Nhật Tâm, chủ tịch UBND phường Hiệp Bình
Phước, cho biết toàn phường có 5.162 hộ dân nhưng chỉ khoảng 20% được sử dụng
nước sạch (kể cả 470 hộ dùng nước của Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi
trường nông thôn). Tuy nhiên, để mua được nước sạch người dân phải chầu chực rất
khổ sở. Số hộ dân còn lại phải xài nước giếng kém chất lượng. (Quang Khải, 2008)
Tình trạng thiếu nuớc sinh hoạt trầm trọng như vậy cùng với việc sử dụng
nguồn nước ngầm kém chất luợng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe
của người dân. Khát khao có được nguồn nước sạch là niềm mong mỏi lớn nhất của
nguời nhân thiếu nước ở thành phố nói chung và của người nhân phường Hiệp Bình
Phước nói riêng. Trong tình hình hiện nay tổng công ty cấp nước Sài Gòn không thể
cung cấp đủ nước để phục vụ tất cả mọi người thì mô hình trạm cấp nước tập trung đã
ra đời để phục vụ cho nhu cầu nước sạch của người dân. Mô hình này đã được thực
hiện và đạt được kết quả khá tốt ở một số nơi như : quận 6, huyện Nhà Bè, Bình
Chánh.... Những trạm cấp nước tập trung này lấy nước từ nguồn nước ngầm nhưng đã
được qua xử lý và đạt tiêu chuẩn nước sạch cho sinh hoạt của Bộ y tế (TCVN 5520 –
2003), có đội ngũ chuyên môn vận hành và quản lý trạm.
Trước nỗi bức xức của người dân Khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước về vấn

đề nước sạch, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xác Định Mức Sẵn Lòng Đóng Góp của
Người Dân cho Việc Xây Dựng Trạm Cấp Nước Sinh Hoạt tại Khu Phố 5,
Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh ” để giải
quyết được phần nào vấn đề thiếu nước sạch nơi đây.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1Mục tiêu chung:
Ước lượng mức sẵn lòng đóng góp trung bình của người dân phường Hiệp Bình
Phước, Quận Thủ Đức cho vấn đề nước sạch trong sinh họat bằng cách thực hiện
phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
-Đánh giá nhận thức của người dân về nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng.

3


-Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc hộ có sẵn lòng đóng góp cho dự án
cung cấp nước sinh hoạt
-Ước lượng mức sẵn lòng đóng góp trung bình của những hộ trong KP5, p.Hiệp
Bình Phước cho dự án cung cấp nước sinh hoạt.
-Xác định tổng mức đóng góp của người dân p.Hiệp Bình Phước cho dự án
cung cấp nước sinh hoạt.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
1.3.1.Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng: từ ngày 10/3/2009 đến ngày
10/6/2009.
1.3.2.Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn KP5, p.Hiệp Bình Phước, q.Thủ Đức, thành
phố Hồ Chí Minh.
1.3.3.Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu các nội dung chính là tìm hiểu nhận thức và nhu cầu của

người dân trong phạm vi nghiên cứu về vấn đề nước sạch ở địa phương, đề xuất thêm
các phương án cho dự án cung cấp dịch vụ nước sạch , tính được WTP trung bình của
người dân trên địa bàn nghiên cứu cho dự án cung cấp dịch vụ nước sạch, tính được
tổng mức sẵn lòng trả của người dân nơi đây từ đó có thể xây dựng trạm cấp nước cho
người dân địa phương.
1.3.4.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những người dân sống trên địa bàn KP5, p.Hiệp Bình
Phước, q.Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương. Chương 1: trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn. Chương 2: giới
thiệu về các tài liệu, thông tin, các ứng dụng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tổng
quan địa bàn nghiên cứu. Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, trình
bày các khái niệm định nghĩa và phương pháp được sử dụng trong đề tài. Chương 4:
trình bày các kết quả đạt được của đề tài. Chương 5: dựa vào kết quả và thảo luận của

4


chương 4, chương này sẽ kết luận và đưa ra một số kiến nghị cho việc xây dựng và
quản lý trạm cấp nước tập trung ở Khu phố 5, phường Hiệp Bình Phước.

5


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan:
2.1.1 Tài liệu trong nước:

a)Nhu cầu hộ gia đình cho các dịch vụ nước được cải thiện tại thành phố
Hồ Chí Minh: Sự so sánh giữa hai ước lượng Định giá Ngẫu nhiên và Mô hình
Lựa chọn (Phan Khánh Nam và cs, 2004)
Bài báo cáo này đánh giá mức sẵn lòng trả của người dân thành phố Hồ Chí
Minh cho các cải thiện trong hệ thống cung cấp nước của họ. Nó cũng điều tra những
khía cạnh của cung nước, như là chất lượng nước và áp suất nước, là quan trọng nhất.
Nghiên cứu thực hiện để phản ánh số lượng các vấn đề về cung cấp nước đang gia tăng
trong thành phố. Nó cũng nêu bật được sự cần thiết của “cầu tiêu dùng” được đưa ra
để thực thi các kế hoạch về cung cấp nước.
Nhiều hộ được khảo sát đã phải làm nhiều hoặc trả nhiều tiền để đối mặt với
việc cung cấp nước công cộng với chất lượng tệ và không đáng tin cậy mà họ hiện
đang sử dụng. Báo cáo này cũng tìm ra được người ta sẵn lòng trả ở mức từ 148.000
đồng tới 175.000 đồng cho các cải thiện trong việc cung cấp nước của họ; với những
hộ không có nước máy thì sẵn lòng trả cao hơn cho các dịch vụ được cải thiện này hơn
những người đã xài một lượng cung cố định; và những hộ không có nước máy đặt vấn
đề chất lượng nước quan trọng hơn áp suất nước.
Những câu hỏi lựa chọn lưỡng phân ranh giới đơn hỏi cho 2 nhóm để lấy được
mức sẵn lòng trả của hộ cho sự cải thiện dịch vụ nước, mà nó bao gồm chất lượng
nước cao hơn, và độ tin cậy cao hơn trong việc cung cấp nước. Trong đó, khảo sát CV
thực hiện với 1.473 phiếu, với 641 phiếu là những hộ có hệ thống nước máy và 832
phiếu là những hộ chưa có hệ thống nước máy. Vì đặc tính khác nhau ở chỗ là có và
không có hệ thống nước máy nên bảng câu hỏi dành cho những hộ không có nước máy


sẽ được giới thiệu về mức phí đấu nối và hóa đơn tiền nước hàng tháng. Và riêng với 2
yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến mức sẵn lòng trả cho sự cải thiện này. Và khi
mức giá này gia tăng thì sẽ bị 90 - 95% hộ từ chối. Và với phương thức chi trả là hóa
đơn nước hàng tháng gia tăng do có cộng thêm mức sẵn lòng trả cho sự cải thiện này
được lựa chọn.
Để đo lường phúc lợi, nghiên cứu này đã sử dụng mô hình thỏa dụng logit. Vì

mô hình thỏa dụng logit cho phép thỏa dụng biên của thu nhập biến đổi khi trường hợp
thỏa dụng của thu nhập bằng tiền thay đổi.
Xác suất của việc trả lời “có” cho viễn cảnh được đưa ra được cho bên dưới:

P ⎡⎣Yes j ⎤⎦ = P ⎡⎣(α1 z j + β ln( M j − t j ) + ε1 j ) ≥ (α 0 z j + β ln M j + ε 0 j ) ⎤⎦ (2.1)

⎛ M j −tj ⎞
⎟ + ε j ≥ 0⎥

⎥⎦
⎝ Mj ⎠



Hoặc P[Yes j ] = P ⎢(αz j + β ln⎜⎜
⎢⎣

(2.2)

Giả định biến ngẫu nhiên εj là phân phối thông thường với điểm trung bình 0 và
mức dao động là σ2, chúng tôi có xác suất chuẩn thông thường của câu trả lời “có” là:

[

P Yes

j ]=

⎡⎛
Φ ⎢⎜α z

⎢ ⎜⎝


j

⎛ M j − t
+ β ln ⎜

M j


j

⎞⎞
⎟⎟
⎟⎟
⎠⎠



σ ⎥

(2.3)




Trong đó:
⎛ M −t
ln ⎜ j j

⎜ M
j



⎟⎟ là tổng thu nhập.


{α/σ,β/σ} có thể được ước lượng bằng việc cho chạy probit trên ma trận dữ liệu
⎧⎪
⎛M j −tj
⎨ z j , ln⎜⎜
⎪⎩
⎝ Mj

⎞ ⎫⎪
⎟⎬ .
⎟⎪
⎠⎭

Và cho phép tính toán


⎛ α
1 σ 2 ⎞⎟⎤

E
WTP
M
z

1
exp
=


+

j
j
WTP trung bình: ε
⎜ β j 2 β 2 ⎟⎥
⎢⎣
⎠⎥⎦


[

]


⎛ α ⎞⎤
WTP ở giữa: MDε [WTPj ] = M j ⎢1 − exp⎜⎜ − β z j ⎟⎟⎥
⎣⎢



⎠⎦⎥

(2.4)


(2.5)

Nhóm tác giả đã sử dụng phép ước lượng Turbull để ước lượng WTP của
những hộ không có nước máy cho các dịch vụ nước được cải thiện tại mỗi mức phí

7


đấu nối. Các kết quả WTP theo Turnbull cung cấp sự hiểu rõ hơn sở thích của hộ thay
đổi ra sao khi thay đổi mức phí đấu nối.
Mức sẵn lòng trả của hộ cho một sự cải thiện trong các dịch vụ nước sẽ là một
hàm cho những thay đổi được đưa ra trong các thuộc tính của các dịch vụ, và tất cả
những nhân tố khác mà ảnh hưởng tới việc định giá các thay đổi khác của hộ. Nhóm
tác giả giả định xác suất để trả lời “có” cho viễn cảnh cải thiện được đề nghị cho dịch
vụ nước là hàm của 3 nhóm biến:
(1) Các đặc tính của hộ và người được hỏi
(2) Nhận thức các vấn đề về nước
(3) Các hoạt động đối phó
Bằng cách sử dụng ước lượng Turbull, tác giả đã tính toán được kết quả
dưới với mức độ tin cậy 95%.
Bảng 2.1. Các Mức WTP Trung Bình và Trung vị Được Ước Lượng

ĐVT: ngàn đồng
Các hộ có nước máy
WTP trung bình
WTP trung vị

Các hộ không có nước máy

108


94

[26 – 191]

[11 – 176]

148

154

[74 – 221]

[91 – 218]

Mô hình thỏa dụng logit với giả định là hệ số sai số là phân phối thông thường,
được sử dụng để ước lượng tham số được chỉ ra trong bảng 2.2.

8


Bảng 2.2. Các Tham Số Được Ước Lượng của Mô Hình Thỏa Dụng Logit

Có nước máy

Không có nước máy

Tổng thu nhập

7,21 (0,000)


5,45 (0,000)

Hằng số

-0,17 (0,491)

-0,76 (0,704)

Các đặc tính của hộ và người được hỏi

EDU

0,96E-03 (0,947)

0,32E-03 (0,979)

GENDER 0,23 (0,045)

0,15 (0,106)

HHSIZE

0,07 (0,000)

0,02 (0,185)

NCHILD

-0,18 (0,000)


0,05 (0,277)

HOUSE

0,23 (0,109)

0,04 (0,880)

FRIDGE

-

0,30 (0,002)

LOCA

-

0,13 (0,199)

Nhận thức về vấn đề nước

HEALTH 0,05 (0,626)

-0,15 (0,195)

AVAIL

0,16 (0,202)


-0,27 (0,023)

PRESS

-0,41 (0,000)

-

Các hoạt động đối đầu

FILTER

0,03 (0,846)

-

TANK

0,28 (0,016)

-

BOTTLE

-

0,35 (0,002)

SANIT


-

-0,09 (0,481)

Log-likelihood

-371

-516

Chi-squared

131

111

Số quan sát

641

832

b) Nghiên cứu nhu cầu nước sinh hoạt địa bàn khu vực Đất Đỏ, huyện Đất
Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Mai Thế Dinh, 2005)

Nghiên cứu này cho thấy cầu nước sinh hoạt phụ thuộc vào 4 yếu tố: giá nước
sinh hoạt, số người trong hộ, thu nhập của hộ và nguồn nước đang sử dụng.

9



2.1.2 Tài liệu nước ngoài:
Phân tích kinh tế về nhu cầu của chất lượng nước : trường hợp ở thành
phố Kolkata (Calcutta), Ấn Độ (Roy Joyshree et al, 2003)

Nghiên cứu về WTP cho nước sạch để uống đã được thực hiện ở nhiều nơi trên
thế giới. Roy et al.(2003) đã tiến hành cuộc khảo sát WTP tại 1 phường ở Calcutta, Ấn
Độ về vấn đề nước sạch để uống. Cuộc khảo sát được tiến hành với 240 hộ gia đình
được chọn lựa gồm cả những khu dân cư và khu ổ chuột. Họ bắt đầu với giả thiết rằng
giống như bất cứ hàng hoá thị trường khác (như quần áo, thực phẩm…) sự biến thiên
của WTP cho sạch để uống ở các hộ an toàn có thể giải thích bằng thu nhập của hộ gia
đình. Quyết định của hộ gia đình đối với việc chấp nhận phương pháp lọc nước được
cho rằng phụ thuộc chủ yếu vào khả năng chi tiêu. Thái độ không chấp nhận cũng
được cho rằng biến thiên theo nhận thức của hộ gia đình về những lợi ích sinh ra từ hệ
thống mới. Những nhà nghiên cứu cho rằng người có trình độ học vấn cao nhất trong
gia đình như là người dẫn dắt để tiếp cận những thông tin liên quan. Trình độ học vấn
cũng bị nghi ngờ là có hiện tượng tương quan với những tác động mà gia đình có ở địa
phương trong trường hợp chấp nhận chương trình mới.
Roy et al. cũng chú ý đến số thành viên trong gia đình. Mô hình hồi quy đa
cộng tuyến cũng được sử dụng để ước lượng sự đóng góp của những yếu tố xác định
cho WTP. Biến giải thích là chi tiêu của gia đình hàng tháng bằng đồng Rupees của
Ấn Độ (INR) được điều chỉnh theo số thành viên trong gia đình và trình độ học vấn
(số năm đi học). Biến phụ thuộc là chi tiêu ngăn ngừa do những hộ gia đình gánh chịu
(INR/lít). Họ báo cáo rằng WTP của những hộ gia đình biến thiên trong phạm vi rộng
từ 0.0023INR/lít đến 1.06INR/lít ($0.023 US). Không giống như thức ăn, nước theo xu
hướng của mặt hàng xa xỉ. Khả năng chi tiêu của gia đình và trình độ học vấn là yếu tố
xác định quan trọng của WTP.
2.2 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu _Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
(Contingent Valuation Method_ CVM)

2.2.1 Giới thiệu phương pháp CVM

Phương pháp Contingent Valuation Method - CVM dùng các kỹ thuật phỏng
vấn cá nhân để định giá lọai hàng hóa hay dịch vụ môi trường vốn không có giá thị
trường bằng cách áp dụng các phương pháp thay thế khác dựa vào việc xây dựng một
10


thị trường giả định. Thông qua thị trường giả định đó các nhà nghiên cứu có thể thăm
dò mức sẵn lòng trả (WTP) hay sẵn lòng nhận đền bù (WTA) của các cá nhân cho một
sự thay đổi trong chất lượng môi trường.
CVM được gọi là “ngẫu nhiên” vì các kết quả sẽ phụ thuộc hoặc thay đổi theo
các điều kiện khác nhau được đưa ra trong thị trường giả định.
CVM làm cho người ta tiết lộ dễ dàng nhất và trung thực những sản phẩm mang
tính chất giả thiết và chưa có trên thị trường.
CVM thường được áp dụng trong các trường hợp sau:
_Chất lượng không khí và chất lượng nước
_Các họat động vui chơi, giải trí (câu cá, săn bắn, sân thể thao)
_Bảo tồn các tài sản mang tính chất tự nhiên vô giá như: rừng, các khu vực
hoang dã.
_Các giá trị chọn lựa và giá trị tồn tại của đa dạng sinh học.
_Những rủi ro đối với cuộc sống và sức khỏe
_Cải thiện phương tiện vận chuyển.
_Nước, hệ thống vệ sinh và hệ thống thóat nước
2.2.2. Ưu và nhược điểm của phương pháp CVM

a) Ưu điểm:
_Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên được ưa chuộng vì nó có thể được sử dụng
để ước tính hầu hết các giá trị kinh tế của một hàng hóa môi trường hay một loại tài
nguyên. Bên cạnh việc ước lượng được các giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp nó có thể

đánh giá được giá trị không sử dụng mà cụ thể là giá trị tồn tại hay giá trị lưu truyền.
_CVM là một phương pháp quan trọng để ước lượng các sản phẩm, dịch vụ của
tài nguyên môi trường khi không có thị trường tồn tại cho chúng. Đây là một ưu điểm
nổi trội của phương pháp CVM.
b) Nhược điểm:

_ Các kết quả nghiên cứu khi sử dụng phương pháp CVM bị phụ thuộc vào các
điều kiện của thị trường giả định, cách lấy mẫu, cách thức điều tra phỏng vấn…nên đã
x ảy ra một số sai lệch thường gặp trong việc ứng dụng phương pháp CVM.
_ Sai lệch do chiến thuật (Strategic Bias): phát sinh khi người được điều tra cho
rằng các giá trị mà họ đưa ra có thể có ảnh hưởng nào đó đến một chính sách sẽ đề ra
11


và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì họ có thể đưa ra các giá trị quá cao hay
quá thấp so với giá trị thực của họ.
_ Sai lệch xuất phát từ các giả định chúng ta sử dụng khi xây dựng các tình
huống ban đầu.
_ Sai lệch tổng thể và bộ phận: người được phỏng vấn cũng có thể hiểu nhầm
vấn đề được hỏi trong quá trình điều tra phỏng vấn và có thể đưa ra các giá trị đánh giá
một bộ phận của vấn đề ta quan tâm thành giá trị tổng thể và ngược lại. Ví dụ: Thay vì
trả lời mức sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng môi trường nước của một đoạn
sông, người được điều tra có thể đưa ra giá trị sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất
lượng môi trường nước của cả dòng sông đó
_ Sai lệch giữa mức sẵn lòng trả và sẵn lòng nhận đền bù.
_ Sai lệch do điểm khởi đầu (Starting point bias) khi xây dựng các bảng điều tra
mức sẵn lòng trả.
_ Bên cạnh đó, để thực hiện một nghiên cứu CVM đúng quy cách có thể rất tốn
kém về tiền bạc và thời gian.
2.2.3. Các vấn đề then chốt trong thiết kế bảng câu hỏi cho CVM

a) Lựa chọn giữa hỏi mức sẵn lòng trả hay mức sẵn lòng nhận đền bù (WTA hay
WTP )

WTP thường được dùng trong các trường hợp môi trường được cải thiện và
người dân sẽ bỏ bao nhiêu tiền để giúp chính phủ trong việc cải thiện môi trường đó.
WTA thường được hỏi khi có một dự án mà có thể gây ô nhiễm một vùng nào
đó, và người ta muốn biết người dân sẽ nhận một mức đền bù là bao nhiêu để chấp
nhận sống chung với ô nhiễm.
Về mặt lí thuyết, mức sẵn lòng trả và nhận đền bù có giá trị tương đương nhưng
thực tế khác nhau hoàn toàn. Khi hỏi về mức sẵn lòng trả người được hỏi thường trả
lời mức sẵn lòng trả tối thiểu nhưng khi khi hỏi về mức sẵn lòng nhận đền bù họ sẽ trả
lời mức nhận đền bù tối đa vì mức sẵn lòng trả chịu ảnh hưởng bởi giới hạn thu nhập
của người được phỏng vấn còn mức sẵn lòng nhận đền bù thì không bị ảnh hưởng.
b) Xây dựng tình huống giả định

Việc xây dựng tình huống giả định là điều then chốt đối với bảng câu hỏi CV.
Tình huống giả định càng cụ thể, càng thực tế sẽ giúp cho việc phỏng vấn trở nên dễ
12


dàng hơn và các câu trả lời có độ tin cậy cao hơn. Các nghiên cứu CV có kết quả cao
thường là nhưng nghiên cứu xây dựng được tình huống giả định phù hợp và thực tế.
c)Các cách hỏi WTP/WTA : có 4 cách
i)Open - ended question (câu hỏi mở)

Người trả lời được hỏi về WTP tối đa của họ cho một vấn đề nào đó mà phỏng
vấn viên không đưa ra trước một mức giá nào cả.
Nhược điểm:

Khó trả lời về WTP do phỏng vấn viên không đưa ra mức giá cụ thể nào cả.

Sự sai lệch về chiến thuật (Strategic bias) mà người ta cố ý: có thể họ trả lời
WTP thực của họ phản ánh đúng giá trị thực của tài nguyên đó. Đây là điều mà nhà
nghiên cứu mong muốn hoặc họ có thể trả WTP thấp hơn giá trị thực của tài nguyên
đó đem lại cho họ (Marwell và Amé, 1981; Brubaker, 1982) do nhiều nguyên nhân
khác nhau.
ii) Bidding game (Thách giá)

Phỏng vấn viên đưa ra mức giá đầu tiên và yêu cầu người được phỏng vấn trả
lời. Nếu được trả lời “Có”, phỏng vấn viên sẽ đưa giá ngày càng cao cho đến khi
người được phỏng vấn trả lời “Không” và ngược lại. Đây chính là mức sẵn lòng trả tối
đa của người trả lời. Với cách hỏi này, thông thường trong các nghiên cứu, người tổ
chức thường chia số mẫu phỏng vấn thành nhiều nhóm và mỗi nhóm sẽ có một mức
giá khởi đầu khác nhau.
iii) Payment Card (Phiếu chọn giá)

Người phỏng vấn viên đưa ra một lọat các mức giá để người trả lời chọn một
mức giá. Nhưng thông thường dùng phương pháp đem lại mức sẵn lòng trả thấp vì ở
hàng lọat các mức giá thì ở mức giá thấp được người trả lời chú ý nhất.
Dichotomous Choice hay Close- Ended Question (Câu hỏi đóng)

Có 2 cách sau đây:
Single – bounded dichotomous choice: Một mức giá được đưa ra và người

được phỏng vấn được yêu cầu trả lời “Đồng ý” hay “Không đồng ý” với mức giá này.
Ưu điểm: giúp người trả lời dễ quyết định
Nhược điểm: phải đảm bảo mức độ tin cậy trong việc lấy mẫu ngẫu nhiên.

13



Double – bounded dichotomous choice: Người nào trả lời “không đồng ý” với

giá được đưa ra đầu tiên thì sẽ được cho giá mới thấp hơn, còn người nào trả lời “đồng
ý” với giá được đưa ra đầu tiên sẽ được cho giá mới cao hơn.
2.3.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.3.1.Tổng quan quận Thủ Đức
a)Vị trí địa lý

Quận Thủ Đức có vị trí từ 100 41’66’’- 10046’97’’ vĩ Bắc và 106049’20’’106053’81’’ Kinh Dông, là một quận mới của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở cửa ngõ
phía Bắc- Đông Bắc của Thành phố. Quận Thủ Đức có diện tích 4.776 ha.
Quận Thủ Đức nằm trên trục lộ giao thông quan trọng nối liền Thành phố với
khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc, được bao bọc bởi sông Sài Gòn và
Xa lộ Sài Gòn- Biên Hoà (Quốc lộ 52).
b) Các đặc trưng về thủy văn của q. Thủ Đức

Từ những tài liệu đo lưu lượng của trạm thuỷ văn cho thấy dòng chảy của các
con sông trong vùng hạ lưu có các đặc điểm sau:
o

Địa hình q.Thủ Đức có độ dốc chủ yếu từ phía Đông Bắc xuống phía

Nam, do đó hướng thoát nước củ yếu từ các kênh rạch nhỏ chảy ra sông Vĩnh Phú,
sông Sài Gòn.
o

Dòng chảy biến đổi không đều trong năm phụ thuộc vào mưa, các tháng

mùa khô mưa ít nên lưu lượng giảm, đặc biệt là các tháng cuối mùa khô (tháng 4) lưu
lượng đạt đến trị số nhỏ nhất, ngược lại các tháng mùa mưa lưu lượng tăng cao, và cực
đại vào các tháng gần cuối mùa mưa (tháng 9 và 10).

o

Lưu lượng dòng chảy theo thời gian không chỉ phụ thuộc vào mùa mưa

mà còn phụ thuộc vào khả năng điều tiết nước của các công trình hồ chứa thượng lưu,
số hồ chứa trên các bậc thang xây dựng càng nhiều càng làm thay đổi lưu lượng giữa
mùa khô và mùa mưa.
2.3.2. Tổng quan về phường Hiệp Bình Phước
a) Vị trí địa lý

Phường Hiệp Bình Phước có diện tích 766 ha nằm ở cửa ngõ Đông Bắc
TP.HCM. Phường nằm trên trục quốc lộ chính là quốc lộ 13 và quốc lộ 1A. Ranh giới
địa lý của phường giáp với
14


×