Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT QUI TRÌNH SẢN XUẤT BỘT TỪ NGUYÊN LIỆU GIẤY THU HỒI TẠI CÔNG TY TNHH MTV GIẤY SÀI GÒN – MỸ XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.66 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUI TRÌNH SẢN XUẤT BỘT TỪ NGYUÊN LIỆU
GIẤY THU HỒI TẠI CÔNGTY TNHH MTV
GIẤY SÀI GÒN – MỸ XUÂN

Họ tên sinh viên: ĐẶNG THÀNH HIỆU
Ngành: CÔNG NGHỆ GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 07/2009


KHẢO SÁT QUI TRÌNH SẢN XUẤT BỘT TỪ NGYUÊN LIỆU GIẤY
THU HỒI TẠI CÔNG TY TNHH MTV GIẤY SÀI GÒN – MỸ XUÂN

Tác giả

ĐẶNG THÀNH HIỆU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy.

Giáo viên hướng dẫn:
Kĩ sư. Hoàng Văn Hòa

Tháng 07/2009



i


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi vô cùng biết ơn sâu sắc đến gia đình tôi, đã tạo cho tôi những điều
kiện tốt nhất.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm – những người đã
trang bị cho tôi một nền tảng kiến thức khá vững chắc để tôi có thể hoàn thành bài luận
văn này cũng như áp dụng vào thực tế.
Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này, tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình
của thầy Hoàng Văn Hòa trong thời gian qua. Cảm ơn tất cả cán bộ - công nhân viên
trong công ty đã giúp trong thời gian tôi thực tập tại công ty giấy Sài Gòn - Mỹ Xuân.
Cảm ơn các bạn giúp đỡ và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành bài luận văn tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát qui trình sản xuất bột từ nguyên liệu giấy thu hồi tại công ty
TNHH MTV Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân” được tiến hành từ ngày 24/2/2009 đến ngày
17/6/2009 tại công ty TNHH MTV Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân.
Đề tài được thực hiện qua quá trình tìm hiểu về nguồn nguyên liệu: phân loại, chỉ
tiêu chất lượng về nguyên liệu, tỷ lệ phối trộn nguyên liệu để sản xuất các loại giấy
carton khác nhau…và khảo sát quá trình sản xuất bột tại công ty: quan sát công nghệ
sản xuất, ghi chép số liệu, tìm hiểu từng thiết bị dùng trong qui trình công nghệ…
Tìm ra những sự cố, nguyên nhân, biện pháp khắc phục của các thiết bị có trong
qui trình sản xuất.


iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.......................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. vi
Danh sách các hình ....................................................................................................... vii
Danh sách các bảng .............................................................................................................. viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
U

1.1.Tính cấp thiết của đề tài: ...........................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài:..................................................................................................2
1.3. Mục tiêu của đề tài: ..................................................................................................2
1.4. Giới hạn của đề tài:...................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................3
2.1. Tổng quan về ngành giấy: ........................................................................................3
2.1.1.Khái quát lịch sử của ngành công nghiệp giấy và bột giấy....................................3
2.1.2. Tầm quan trọng của giấy trong sự phát triển kinh tế quốc gia:.............................4
2.1.3. Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp giấy Việt Nam trong những năm
gần đây và dự báo sau này:..............................................................................................5
2.1.4. Thuận lợi, khó khăn của ngành giấy Việt Nam trong quá trình hội nhập .............6
2.2. Tổng quan về công ty giấy Sài Gòn .........................................................................9
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. ...........................................................................9
2.2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty.......................................................................10

2.2.3. Khái quát phương pháp sản xuất bột ở công ty. ..................................................11
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................15
U

3.1. Nội dung: ................................................................................................................15
3.1.1. Khảo sát nguồn nguyên liệu: ...............................................................................15
3.1.2. Khảo sát quy trình sản xuất bột: ..........................................................................15
3.1.3. Tính tiêu hao nguyên liệu cho 210kg sản phẩm bột lớp mặt...............................15
3.1.4. Khảo sát máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất bột......................................15
iv


3.2. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................................15
Chưong 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................19
4.1. Nguyên liệu: ...........................................................................................................19
4.2. Quy trình sản xuất bột. ...........................................................................................20
4.2.1. Sơ đồ lưu trình công nghệ. ..................................................................................20
4.2.2. Thuyết minh lưu trình công nghệ: .......................................................................22
4.2.2.1. Công đoạn xử lý nguyên liệu............................................................................22
4.2.2.2. Công đoạn sàng chọn, tách loại tạp chất và phân cấp xơ sợi. ..........................25
4.2.2.3. Công đoạn tuyến bột xớ ngắn...........................................................................29
4.2.2.4. Công đoạn tuyến bột xớ dài..............................................................................31
4.3.Tính tiêu hao nguyên liệu cho 210kg sản phẩm bột lớp mặt...................................35
4.4. Các thiết bị chính dùng trong lưu trình công nghệ. ...............................................43
4.4.1. Băng tải: ..............................................................................................................43
4.4.2. Máy nghiền tang trống: .......................................................................................43
4.4.3. Lọc nồng độ cao: .................................................................................................45
4.4.4. Lọc nồng độ trung: ..............................................................................................46
4.4.5. Máy tách xơ sợi: ................................................................................................48
4.4.6. Sàng phân cấp xơ sợi:..........................................................................................48

4.4.7. Sàng áp lực ngoại lưu: Sàng lỗ, sàng khe (hai sàng khe này sử dụng trong tuyến
bột xớ dài):.....................................................................................................................49
4.4.8. Máy cô đặc dạng mâm.........................................................................................51
4.4.9. Vít nghiêng: .........................................................................................................52
4.4.10. Vít ép ngang.......................................................................................................53
4.4.11. Máy phân tán nhiệt: ..........................................................................................54
4.4.12. Thiết bị nghiền...................................................................................................55
4.4.13. Sàng rung:..........................................................................................................57
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................59
5.1. Kết luận...................................................................................................................59
5.2. Kiến nghị. ...............................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................60
PHỤ LỤC ......................................................................................................................61
v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PLC:

Programable logic Controller

OCC:

Old Corrugated Container

ONP:

Old Newspaper

OMG:


Old Magazine

TNHH MTV:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

DIP:

Deinked Pulp Container

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1:Cơ cấu quản lý công ty...................................................................................10
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty. .................................................................................10
Hình 2.3: Sơ đồ lưu trình công nghệ sản xuất bột DIP .................................................12
Hình 2.4: Sơ đồ lưu trình công nghệ sản xuất bột OCC................................................14
Hình 4.1.Công đoạn xử lý nguyên liệu..........................................................................22
Hình 4.2. Công đoạn sàng chọn, tách loại tạp chất và phân cấp xơ sợi. .......................25
Hình 4.3. Công đoạn tuyến bột xớ ngắn........................................................................29
Hình 4.4. Công đoạn tuyến bột xớ dài...........................................................................31
Hình 4.5: Máy nghiền tang trống ..................................................................................44
Hình 4.6: Thiết bị lọc nồng độ cao ................................................................................45
Hình 4.7. Lọc nồng độ trung .........................................................................................47
Hình 4.8. Sơ đồ lọc cát 3 cấp.........................................................................................48
Hình 4.9. Máy phân tách sơ xợi ....................................................................................48
Hình 4.10. Sàng áp lực ..................................................................................................49
Hình 4.11. Máy cô đặc dạng mâm.................................................................................51

Hình 4.12 Máy phân tán nhiệt .......................................................................................55
Hình 4.13 Máy nghiền côn ............................................................................................56
Hình 4.14. Máy nghiêng đĩa. .........................................................................................57

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người/năm. ................................................... 4
Bảng 2.2: Tiêu tốn năng lượng và nồng độ bột trong một số xử lí ................................. 12
Bảng 4.1: Tỷ lệ pha phối nguyên liệu.............................................................................. 20
Bảng 4.2. Kết quả so sánh nồng độ bột tại bể 1204. ....................................................... 23
Bảng 4.3. Kết quả so sánh về nồng độ (%) tại bể 1215 và bể 1219. ............................... 27
Bảng 4.4. Kết quả so sánh về nồng độ tại bể 1228 và bể 1243. ...................................... 34
Bảng 4.5: Kết quả tổng hợp tính toán tiêu hao nguyên liệu cho 210 kg bột lớp mặt...... 42
Bảng 4.6: Tổng kết tiêu hao nguyên liệu cho 210 kg ..................................................... 42
Bảng 4.7: Một số sự cố – Nguyên nhân – Cách khắc phục của lọc nồng độ cao............ 46
Bảng 4.8: Một vài thông số công nghệ của sàng áp lực .................................................. 50
Bảng 4.9: Một số sự cố thường gặp – Nguyên nhân – Cách khắc phục của sàng áp lực
ngoại lưu. ......................................................................................................................... 50
Bảng 4.10. Một vài thông số kĩ thuật về máy cô đặc dạng mâm .................................... 51
Bảng 4.11. Một vài sự cố thường gặp – Nguyên nhân – Cách khắc phục của máy cô
đặc dạng mâm.................................................................................................................. 52
Bảng 4.12. Một số sự cố – Nguyên nhân – Cách khắc phục của vít nghiên. .................. 53
Bảng 4.13. Một số sự cố thường gặp – Nguyên nhân – Cách khắc phục của vít
ép ngang........................................................................................................................... 54
Bảng 4.14. Một vài thông số kĩ thuật về sàng rung......................................................... 57
Bảng 4.15. Một vài sự cố thường gặp – Nguyên nhân – Cách khắc phục của sàng rung.58

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài:
Từ rất xa xưa con người đã biết làm ra giấy để phục vụ cho các mục đích như
viết, vẽ,…
Trong cuộc sống hiện nay, sản phẩm giấy đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó có
mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người như: văn hoá, giáo dục, y tế, truyền
thông, xây dựng, điện, điện tử,…
Bên cạnh chức năng chính là cung cấp các phương tiện để ghi chép, in ấn, lưu trữ
thông tin, …Ngày nay sản phẩm giấy còn được sử dụng rộng rãi trong việc bao gói,
làm vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện, …
Ngoài những ứng dụng truyền thống, việc sử dụng và ứng dụng giấy và các sản
phẩm từ giấy hầu như không có giới hạn. Các sản phẩm mới vẫn đang và tiếp tục được
nghiên cứu phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực điện, điện tử, công nghiệp vũ trụ (giấy có
khả năng chống cháy).
Có thể nói giấy và các sản phẩm giấy là một phần thiết yếu của cuộc sống, đặc
biệt trong xã hội văn minh của loài người.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của ngành công nghiệp sản xuất giấy là sự phản
ánh chính xác, đầy đủ nền văn minh của loài người, sự tiến bộ của xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề trên nên tôi thực hiện đề tài “khảo sát quy trình sản
xuất bột từ nguyên liệu giấy thu hồi để sản xuất giấy carton tại Công ty TNHH MTV
giấy SÀI GÒN – MỸ XUÂN” nhằm tìm hiểu quy trình sản xuất bột tại công ty và tìm
ra những giải pháp để giúp cho quá trình sản xuất được tốt hơn để góp phần đáp ứng
nhu cầu của xã hội.

1



1.2. Mục đích của đề tài:
Thông qua việc khảo sát công nghệ sản xuất bột tại công ty, tìm hiểu nguồn
nguyên liệu, máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất. Từ đó phân tích, nhận
xét khách quan để đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu và máy móc
thiết bị trong quá trình sản xuất.
1.3. Mục tiêu của đề tài:
Để đạt được mục đích đề ra, trong quá trình khảo sát đề tài tập trung vào các mục
tiêu sau:
- Khảo sát nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất của công ty.
- Khảo sát qui trình sản xuất bột tại công ty.
- Tính tiêu hao nguyên liệu cho 210kg sản phẩm bột lớp mặt
- Khảo sát máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất của công ty.
1.4. Giới hạn của đề tài:
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đề tài tập trung khảo sát:
Nguyên liệu: chỉ khảo sát nguyên liệu giấy bao bì và hộp carton cũ.
Công nghệ: chỉ khảo sát công nghệ sản xuất bột tại công ty TNHH MTV GIẤY
SÀI GÒN – MỸ XUÂN.
Khảo sát các thông số kĩ thuật của thiết bị và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
sản xuất bột tại Công ty TNHH MTV GIẤY SÀI GÒN – MỸ XUÂN.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về ngành giấy:
2.1.1.Khái quát lịch sử của ngành công nghiệp giấy và bột giấy.
Giấy được ra đời từ rất sớm. Ngay từ rất xa xưa, người Ai Cập cổ đại đã biết làm
ra những tờ giấy đầu tiên bằng việc đan những lớp mỏng của thân cây lại với nhau.
Tuy nhiên bản chất thật sự của việc làm giấy, đó là việc tách những xơ sợi và đan dệt

xơ sợi để tạo thành tờ giấy thì chưa có.
Khoảng 100 năm sau Công nguyên, nghệ thuật làm giấy thực sự đầu tiên được
xuất hiện ở Trung Quốc. Thời kỳ đó người ta đã biết sử dụng huyền phù của xơ sợi tre
nứa hoặc cây dâu tằm, cho lên những tấm phên bằng tre nứa để thoát nước và hình
thành tờ giấy ướt, sau đó được phơi nắng để có tờ giấy hoàn thiện.
Vài thế kỷ sau, nghệ thuật làm giấy đã phát triển đến vùng Đông Á (Nhật (610),
Việt Nam (thế kỷ VII)) và sau đó đến châu Âu. Nguyên liệu sử dụng chính là sợi bông
và giẻ rách. Thế kỷ thứ X, một số nhà máy giấy đã tồn tại ở Tây Ban Nha, Đức, Ý,
Pháp…
Những phát minh lớn vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã đánh dấu sự xuất
hiện và cung cấp cơ sở cho nền công nghiệp giấy hiện đại. Và thế kỷ XX được xem
như là giai đoạn phát triển nhất của ngành công nghiệp giấy với kỹ thuật mới, hiện đại,
công nghệ tiên tiến, nhiều giai đoạn sản xuất liên tục, tự động hóa và cơ giới hóa hầu
như hoàn toàn, tráng keo trên máy giấy, làm giấy với xơ sợi tổng hợp,… Ngày nay
phương pháp sản xuất giấy đã không ngừng phát triển, ngày càng hiện đại với những
máy xeo giấy tốc độ cao đi qua hệ thống ép, dàn sấy, qua dàn cán láng, có bộ điều
khiển công nghệ bằng hệ thống tự động, giấy được cuộn lại thành những cuộn đầu
máy và cắt thành những cuộn nhỏ có khổ thích hợp cho mục đích sử dụng. Những máy
xeo hiện đại có tốc độ đạt tới 1000 ÷ 2000 m/phút, sản xuất ra nhiều mặt hàng phong

3


phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người (hiện tại trên thế giới có hơn 1.000
loại giấy và carton).
2.1.2. Tầm quan trọng của giấy trong sự phát triển kinh tế quốc gia:
Không thể tách rời một nền văn minh, sự tiến bộ và phát triển của mỗi quốc gia
với mức tiêu thụ giấy cũng như những ứng dụng không hạn chế của giấy.
Ngày nay, hoàn toàn có thể dùng năng suất giấy, mức tiêu thụ giấy bình quân
theo đầu người để đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia hay của toàn xã hội.

Dẫn chứng: (Số liệu năm 2005)
Bảng 2.1. Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người/năm.
Số thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Nơi tiêu thụ
Bắc Mỹ
Nhật
Các nước Tây Âu
Đài Loan
Hàn Quốc
Các nước Mỹ La Tinh
Braxin
Trung Quốc
Thái Lan
Inđônêxia
Việt Nam
Châu Phi

Bình quân thế giới

Bình quân (kg/người/năm)
356
273
254
200
147
34.5
46.5
29.2
40
34
14.9
4.7
56.6

Các nước Bắc Mỹ, Canađa, các nước Tây Âu, Nhật Bản đang đứng đầu thế giới
về sản lượng giấy và bột giấy.
Cụ thể : (sản lượng ước tính năm 2005)
- Mỹ

: 92 triệu tấn giấy và 60 triệu tấn bột giấy.

- Canada: 22 triệu tấn giấy và 27,5 triệu tấn bột giấy
- Các nước Tây Âu: 100 triệu tấn giấy và 39,5 triệu tấn bột giấy
- Nhật Bản: 35 triệu tấn giấy và 12,6 triệu tấn bột giấy
- Việt Nam: Gần 1 triệu tấn (gồm cả giấy và bột giấy).

4



2.1.3. Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp giấy Việt Nam trong những
năm gần đây và dự báo sau này:
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, ngành công nghiệp
giấy Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò chiến lược quan trọng:
- Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội,
- Nâng cao trình độ dân trí, văn minh xã hội
- Đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân
- Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho lao động
- Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, góp phần xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc
vùng sâu, vùng xa của đất nước.
Hiện nay, ngành công nghiệp giấy đã trở thành một trong mười ngành trọng yếu
của đất nước.
- Ngay từ năm 1995, trong thông báo số 121/TB ngày 29/08/1995, Thủ tướng
Chính phủ đã khẳng định: “Ngành công nghiệp bột giấy và giấy là một trong những
ngành chiến lược quan trọng, phục vụ trực tiếp sự nghiệp văn hóa, giáo dục, xã hội và
phát triển kinh tế của đất nước”.
- Công nghiệp giấy phát triển tạo nên một sự tác động cộng hưởng đối với các
ngành công nghiệp khác như: Lâm nghiệp, hoá chất, khai thác than, điện năng.
- Tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp giấy đối với nền kinh tế quốc dân
+ Tỷ lệ đóng góp giá trị sản xuất công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp giấy có tốc độ tăng trưởng
bình quân tương đối đều trong khoảng 11-12%/năm giai đoạn từ 1999 - 2005 và đạt
tổng giá trị sản xuất công nghiệp là 36.930 tỷ đồng, chiếm gần 0,74% giá trị sản xuất
công nghiệp toàn quốc.
+ Tỷ lệ sử dụng vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư toàn ngành công nghiệp giấy Việt Nam giai đoạn 1999 - 2005
là 10.094 tỷ đồng, đạt tỷ lệ gần 0,95% tổng vốn đầu tư của toàn quốc.
+ Tỷ lệ thu hút lao động vào ngành:

Theo niên giám thống kê 2004, ước tính tổng số lao động trong ngành công
nghiệp giấy Việt Nam khoảng 38.600 người (vào năm 2005)(không kể lao động trồng

5


cây nguyên liệu giấy tại các lâm trường và các hộ tư nhân), chiếm khoảng gần 0,09%
lực lượng lao động toàn quốc.
Đa số lao động có kỹ thuật và số cán bộ có trình độ chuyên môn cao tập trung tại
Tổng Công ty giấy Việt Nam.
Lực lượng cán bộ và công nhân lao động tại các doanh nghiệp tư nhân chưa đáp
ứng được yêu cầu trong thời kỳ đổi mới (ở khu vực kinh tế này, lực lượng lao động
phổ thông là chủ yếu, lao động kỹ thuật chuyên ngành công nghệ giấy đào tạo không
cơ bản).
Từ năm 1999 đến 2005, tổng số lao động của ngành công nghiệp giấy tăng đều và
khá ổn định, chất lượng công nhân kỹ thuật được tăng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, do ngành công nghiệp giấy Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng nhanh
trong vòng 10 năm gần đây, việc đào tạo cán bộ quản lý cũng như lực lượng công
nhân kỹ thuật tại trường đào tạo công nhân nghề giấy (Bãi Bằng – Phú Thọ) chưa kịp
đáp ứng cho các dự án đầu tư xây mới, quy mô lớn và hiện đại
- Dự báo phát triển của ngành công nghiệp giấy Việt Nam:
Trong giai đoạn 2006-2010, dự báo sự phát triển của nhu cầu tiêu dùng giấy ở
Việt Nam sẽ tăng bình quân 10%-11%/năm (tức là đến năm 2010 sẽ đạt gần 22-23
kg/người/năm, và lượng tiêu thụ giấy trong nước sẽ ở mức gần 1,98 triệu tấn/năm).
Dự báo đến năm 2020 mức tiêu dùng giấy bình quân đầu người sẽ đạt mức 5051kg/người/năm và lượng giấy tiêu dùng trong nước ở mức gần 5,1 triệu tấn/năm.
2.1.4. Thuận lợi, khó khăn của ngành giấy Việt Nam trong quá trình hội nhập
™ Thuận lợi:
- Trong những năm qua, bắt đầu từ năm 1996, ngành công nghiệp giấy Việt Nam
đã đầu tư phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là Tổng Công ty giấy Việt Nam. Hàng loạt các
dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng được triển khai trong giai đoạn này ở Tổng Công ty

giấy Việt Nam như: nâng cấp Công ty giấy Bãi Bằng giai đoạn I, nâng cấp Công ty
giấy Tân Mai, giấy Đồng Nai, mở rộng Công ty giấy Việt Trì, giấy Vạn Điểm, giấy
Hoàng Văn Thụ, giấy Bình An, đầu tư mới dây chuyền sản xuất giấy tissue tại Nhà
máy gỗ Cầu Đuống.
-100% các đơn vị thuộc Tổng Công ty giấy Việt Nam đều có quy mô thiết bị sản
xuất giấy trên 10.000 tấn/năm, có khả năng sản xuất được những mặt hàng giấy yêu
6


cầu chất lượng cao như giấy in báo định lượng 45g/m2, giấy in, giấy viết, giấy
photocopy có độ trắng cao, giấy tissue, giấy bao bì có tráng phủ, …
- Năm 2005, sản lượng sản xuất giấy của toàn ngành khoảng 850.000 tấn, đáp
ứng được 70% nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa. Chất lượng những sản phẩm
chính của Tổng Công ty giấy Việt Nam đã đạt mức A TCVN (giấy in, giấy viết), hầu
hết các sản phẩm mới sản xuất đã được khách hàng chấp nhận, một số mặt hàng giấy
in báo, giấy in, giấy viết độ trắng cao, đã có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại
của khu vực về mặt chất lượng.
- Ngoài ra, ngành công nghiệp giấy Việt Nam còn có những lợi thế khác như:
Nhu cầu tiêu dùng trong nước đang gia tăng mạnh về số lượng và chủng loại giấy
(mức tiêu dùng giấy từ năm 1996 đến 2005 đã tăng gấp 3,76 lần: Năm 1996 mới đạt
3,8 kg/người/năm; đến 2005 đạt 14,82 kg/người/năm)
Tiềm năng nguyên liệu dồi dào, là một nền tảng cho phát triển ngành công nghiệp
giấy Việt Nam.
Việt Nam là một nước nhiệt đới, có điều kiện cho loài cây nguyên liệu giấy phát
triển: bạch đàn, keo, mỡ, bồ đề
Nguồn tre nứa cũng là một tiềm năng, mọc nhiều và phát triển tốt ở khu vực
trung tâm Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Đông Nam bộ.
Một số loài cây thân thảo (non-wood) làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp
giấy Việt Nam khá tốt như rơm rạ, bã mía, cỏ bàng, đay, với sản lượng rất lớn, nhưng
sử dụng làm nguyên liệu giấy thì mới ở dạng nghiên cứu.

Lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp:
Chi phí giờ công lao động của Việt Nam hiện nay gần 0,25 đôla/giờ/người là rất
thấp, trong khi ở các nước phát triển là 12 – 16 đôla/giờ/người; ở các nước đang phát
triển bình quân gần 3 – 8 đôla/giờ/người.
Công nghệ và kỹ thuật “có đất” để phát triển:
- Ngành công nghiệp giấy nói chung có công nghệ và kỹ thuật còn lạc hậu. Đây
là một trong những yếu tố cơ bản,, là mảnh đất màu mỡ để các nhà đầu tư phát triển
công nghệ và kỹ thuật của mình.
- Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đang có một khoảng trống rất lớn về chất
lượng sản phẩm, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giá thành, khả năng cạnh tranh
7


của sản phẩm so với khu vực và thế giới. Vì vậy, đầu tư khoa học công nghệ và kỹ
thuật phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đang thu hút được sự quan tâm của
các nhà đầu tư nước ngoài.
- Những thành tựu về công nghệ của khu vực và thế giới là có khả năng kế thừa
và phát triển tại Việt Nam.
™ Khó khăn:
Trước 1995: Ngành công nghiệp giấy Việt Nam có những khó khăn sau:
- Quy mô sản xuất không lớn, tản mạn
- Mức huy động năng lực thiết bị chỉ khoảng 60-70%, sản lượng sản xuất và tiêu
thụ ở mức thấp nhất so với khu vực và thế giới, mức tiêu thụ bình quân chỉ đạt gần 2-3
kg/người/năm (Châu Á đạt gần 25 kg/người/năm).
- Trình độ công nghệ thấp và chậm phát triển so với khu vực và thế giới, máy
móc và thiết bị lạc hậu, chủ yếu là công nghệ của thập niên 1950-1960, năng suất thấp,
chất lượng sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu thị trường.
- Rừng nguyên liệu giấy tuy có quy hoạch nhưng vẫn bị phân tán nhiều, việc ứng
dụng các kỹ thuật tiến bộ trong trồng rừng nguyên liệu giấy còn chậm, do đó năng suất
trồng rừng thấp.

- Khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu chưa hiệu quả, gây lãng phí và ô
nhiễm.
Sau 1995 đến nay: Là giai đoạn mà ngành công nghiệp giấy Việt Nam có các
chương trình phát triển đầu tư vượt bậc. Tuy nhiên, khó khăn vẫn tiếp tục tồn tại trong
thời điểm hiện tại, đó là:
- Sự mất cân đối giữa khâu sản xuất bột giấy với khâu sản xuất giấy (hiện năng
lực sản xuất bột giấy của toàn ngành gần 312.830 tấn/năm, trong khi đó năng lực sản
xuất giấy là 1.116.500 tấn/năm). Tức là ngành công nghiệp giấy Việt Nam hàng năm
phải nhập khẩu một lượng bột giấy rất lớn, vì vậy luôn phải phụ thuộc vào giá cả lên
xuống của thị trường bột giấy thế giới thường rất không ổn định. Đó là nguyên nhân
làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước.
- Tiến độ các dự án đầu tư nhìn chung đều chậm so với kế hoạch đề ra do khả
năng huy động vốn yếu, nguồn vốn vay cũng rất khó khăn và lãi suất vay cao.

8


- Hội nhập là một thách thức lớn cho ngành công nghiệp giấy Việt Nam khi các
mặt hàng sản phẩm giấy của Việt Nam có sức cạnh tranh thấp do giá thành còn cao.
2.2. Tổng quan về công ty giấy Sài Gòn
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Thành lập vào năm 1997, Công ty cổ phần giấy Sài Gòn trước đây Công ty
TNHH Giấy Sài Gòn, phát triển từ một cơ sở sản xuất giấy carton phục vụ cho ngành
bao bì hoạt động từ những năm 90. Sau đây là một số cột mốc quan trọng:
• Năm 1997, cơ sở sản xuất giấy Sài Gòn được thành lập
• Tháng 12 năm 1998, chuyển đổi thành Công ty TNHH Giấy Sài Gòn với giấy
phép thành lập số 2461GP/TLDN do UBND TP.HCM cấp ngày 24/11/1998. Đăng kí
kinh doanh số 070165 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 01/12/1998
• Tháng 6 năm 2003, chuyển đổi từ Công ty TNHH thành Công ty cổ phần Giấy
Sài Gòn với mức vốn điều lệ là 18 tỷ đồng, giấy đăng kí kinh doanh số 41030016 do

Sở kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 25/06/2003.
• Tháng 4 năm 2004, xây dựng nhà máy Giấy Mỹ Xuân tại khu công nghiệp Mỹ
Xuân A, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với diện tích 4,5 ha, tổng số vốn đầu tư là 392 tỷ
đồng, công xuất 90.000 tấn/năm.
• Tháng 10 năm 2005, khởi công xây dựng khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên
nhà máy giấy Mỹ Xuân giai đoạn 1 là 300 hộ.
• Tháng 6 năm 2006, xây dựng tổng kho quận 12 tại phường An Phú Đông, Quận
12, TP.HCM trên diện tích 7.000m2 chuyên về thu mua giấy vụn phế liệu và chứa
hàng thành phẩm.
• Tháng 9 năm 2005, xây dựng nhà máy giấy Miền Trung tại khu công nghiệp
Điện Nam, huyện Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam, vốn góp chiếm 70% vốn điều lệ.
• Tháng 10 năm 2007 chuyển từ Công ty Cổ Phần sang Công ty TNHH MTV
Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân.

9


2.2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty.
Cơ cấu quản lý công ty

Hình 2.1:Cơ cấu quản lý công ty
Cơ cấu tổ chức công ty.

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty.
10


2.2.3. Khái quát phương pháp sản xuất bột ở công ty.
Công ty TNHH MTV giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân chỉ sản xuất bột tái sinh .
2.2.3.1. Định nghĩa:

Bột tái sinh là loại bột thu được từ giấy thu hồi, nghĩa là loại bột đã trải qua quá
trình xeo giấy ít nhất là một lần và sau đó lại được sử dụng lại để sản xuất giấy (ở đây
không nói đến việc xử lý giấy đứt trong quá trình xeo giấy).
2.2.3.2. Nguồn nguyên liệu
Để thuận tiện cho quá trình sử dụng, người ta thường phân loại giấy thu hồi thành
các chủng loại sau đây:
- Giấy bao bì và hộp carton cũ (Old Corrugated Container – OCC).
- Giấy báo cũ (Old Newspaper - ONP) và giấy tạp chí cũ (Old Magazine - OMG):
hai loại giấy này có thể gom chung với nhau vì thành phần bột giấy của chúng có điểm
giống nhau là có chứa hàm lượng bột gỗ cao (trong đó tỷ lệ bột cơ có thể chiếm tới ≥
70%)
- Giấy văn phòng hay các loại giấy trắng thu hồi (White waste paper): bao gồm
các loại giấy thu hồi như giấy viết, giấy photocopy, giấy trắng in cao cấp,...
2.2.3.3. Quy trình sản xuất bột tái sinh.
Một quy trình xử lý giấy thu hồi bao gồm những công đoạn sau:
1. Nghiền thủy lực, tạo huyền phù bột giấy trong nước từ các lọai giấy và carton
thu hồi.
2. Đánh tơi sợi.
3. Sàng sợi hay phân lọai sợi.
4. Tinh chế bột bằng cyclon thủy lực.
5. Khử mực bằng tuyển nổi.
6. Làm đặc bột.
7. Rửa-Loại mực và một số tạp chất.
8. Phân tán và xé tơi bột.
9. Tẩy trắng bột khử mực.
10. Nghiền bột.
11. Phối trộn và tồn trữ.

11



Bảng 2.2: Tiêu tốn năng lượng và nồng độ bột trong một số xử lí
Năng lượng tiêu tốn

Nồng độ bột

(kwh/tấn)

(%)

Đánh tơi sợi

20-60

3-6

Phân tán sợi bằng nghiền thủy lực

15-40

3-20

Sàng

1,5-20

0,5-4

Rửa


10-20

0,7-1,5→5-12

Quá trình

Tuyển nổi có bọt khí

<0,3-0,01

Lọc ly tâm

4-8

<0,5-4,5

Làm đặc bột

1-10

0,5-5

- Nồng độ thấp

3-25

3-5,5

- Nồng độ cao


10-60

30

Tồn trữ

0,02-0,1

3-5,5

Phối trộn

0,2-0,5

3,5-4,5

Nghiền (thủy và chổi hóa):

Phương pháp sản xuất bột DIP

Nguyên liệu

Nghiền

Nghiền thủy
lực

Rửa

Hệ thống làm

sạch thô

Tháp tẩy

Tuyển nổi

Hệ thống
nhiệt phân
tán

Bể bột cấp
cho xeo

Hình 2.3: Sơ đồ lưu trình công nghệ sản xuất bột DIP

12

Hệ thống làm
sạch tinh

Rửa


Phương pháp sản xuất bột tái chế OCC
Khi sử dụng giấy OCC hoặc giấy thu hồi hỗn hợp để sản xuất giấy carton làn
sóng thì không cần áp dụng công đọan khử mực in, tẩy trắng, hoặc chỉ áp dụng công
đọan khử mực in cho dòng bột dùng để sản xuất giấy lớp mặt, vì sản phẩm của giấy
carton làm sóng không cần có độ trắng cao. Thành phần bột tái sinh từ các giấy thu hồi
này gồm cả bột gỗ (bột gỗ mài và bột gỗ nghiền), bột bán hóa và bột hóa, nghĩa là nó
chứa cả bột thớ dài (bột hóa từ gỗ mềm) và bột thớ ngắn (các loại bột còn lại). Bột thớ

dài thì thì thích hợp cho sản xuất lớp mặt của carton làn sóng vì nó làm tăng tính cơ lý
và tính mỹ quan của sản phẩm. Do đó nếu trong điều kiện có thể trang bị được thiết bị
phân tách riêng sợ thớ ngắn và sợ thớ dài thì nên áp dụng qui trình này nhằm mục đích
thu hồi sợi thớ dài cho sản xuất lớp mặt của giấy carton làn sóng, giảm được lượng bột
hóa cần sử dụng trong sản xuất giấy này, giảm được giá thành sản phẩm.
Sau đây là 2 quy trình xử lý giấy OCC hoặc giấy thu hồi hỗn hợp để sản xuất giấy
carton làn sóng:
Quy trình không có thiết bị tách riêng sơ sợi thớ ngắn và thớ dài:
Nguyên
liệu

Bột dùng để sản
xuất lớp giữa

Nghiền thủy
lực

Thiết bị
phán tán
hạt tạp chất

Hệ thống lọc
thô nồng độ
cao

Cô đặc
bột

13


Sàng thô
dạng lỗ

Thiết bị lọc
tạp chất
nặng

Sàng tinh
dạng khe

Thiết bị lọc
tạp chất nhẹ


Quy trình có thiết bị tách riêng bột thớ dài và thớ ngắn :
Nguyên liệu

Thiết bị phân tán
tạp chất

Nghiền thủy
lực

Cô đặc bột

Hệ thống lọc
thô nồng độ cao

Thiết bị lọc
tạp chất nhẹ


Sàng thô
dạng lỗ

Thiết bị lọc
tuyển nổi

Sàng tinh
dạng khe

Sợi dài

Thiết bị
phân tách
sợi

Sợi ngắn
Bột dùng cho sản
xuất lớp mặt của
carton

Bột dùng cho sản
xuất lớp giữa của
carton

Cô đặc bột

Thiết bị lọc
tạp chất nhẹ


Thiết bị lọc
tạp chất
nặng

Hình 2.4: Sơ đồ lưu trình công nghệ sản xuất bột OCC
Tóm lại: Giấy thu hồi do vậy giữ một vai trò quan trọng, nó như là một nguồn
nguyên liệu thay thế cho ngành giấy, nhất là đối với một số nước có diện tích rừng hạn
chế như: Nhật Bản, Đài Loan, Mehico.Tuy nhiên, công nghệ sử dụng giấy thu hồi lại
đặt ra vấn đề về chất bột thải (từ quá trình khử mực), tỉ lệ này thay đổi từ 5-40 %
(trung bình là 15%) tùy vào lọai giấy thu gom và lọai sản phẩm cần có. Các chất thải
rắn hữu cơ này có thể được đốt, vấn đề là quản lí việc tận dụng nhiệt lựơng và kiểm tra
các khí thải sinh ra. Hoặc có thể được sử dụng trong công nghệ sản xuất ximăng, gạch.

14


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung:
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong đề tài này tôi sẽ thực hiện các nội dung
sau:
3.1.1. Khảo sát nguồn nguyên liệu:
Nguyên liệu để sản xuất bìa carton tại nhà máy giấy Mỹ Xuân gồm rất nhiều
chủng loại như giấy hồ sơ, giấy vụn, giấy báo, giấy tập, bìa carton, hộp giấy phế liệu,
- phân loại nguyên liệu
- Yêu cầu chất lượng đối với nguyên liệu.
- Tiêu chuẩn phối trộn thành phần nguyên liệu.
3.1.2. Khảo sát quy trình sản xuất bột:
- Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất bột.
- Thuyết minh dây chuyền sản xuất.

- Quy trình vận hành từng công đoạn trong quá trình sản xuất.
3.1.3. Tính tiêu hao nguyên liệu cho 210kg sản phẩm bột lớp mặt
3.1.4. Khảo sát máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất bột.
- Nhiệm vụ của thiết bị.
- Những thông số kĩ thuật của các thiết bị.
- Một số sự cố thường gặp, nguyên nhân, cách khắc phục của thiết bị.
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
Trước hết tôi khảo sát quy trình sản xuất bột tại công ty để có một cái nhìn tổng
quan về tác dụng của từng công đoạn trong dây chuyền.
- Phương pháp khảo sát nguyên liệu để sản xuất bột tại công ty tôi tiến hành như
sau: Quan sát quá trình công nhân cân nguyên liệu để đưa lên băng tải, thu thập số liệu
từ công ty tỷ lệ phối trộn nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất.

15


- Phương pháp khảo sát quy trình sản xuất bột: Khảo sát hệ thống ống dẫn để lập
sơ đồ khối dây chuyền sản xuất bột tại công ty, kiểm tra nồng độ và độ nghiền của bột
trong quá trình sản xuất.
+ Phương pháp xác định nồng độ bột.
Mẫu được lấy trong những ngày khác nhau để đo nồng độ và được tiến hành theo các
bước sau:
Bước 1: Mở nguồn cân điện tử.
Bước 2: Đặt lọ thử nghiệm lên cân và nhấn nút SET cho về ‘0”.
Bước 3: khuấy bột đều lên cho bột vào trong lọ sao cho đủ mdd = 100(g)
Bước 4: Sau đó, đổ bột ra một khay nhôm nhỏ.
Bước 5: Để vào trong tủ sấy KETONG sấy
Bước 6: Nhấn nút SET cho về “0”
Bước 7: Sau khi sấy xong sẽ cân trọng lượng m1 (g) mẫu vừa sấy.
Bước 8: Sau khi cân xong, để vào lò sấy vi sóng (EM – S2086W) sấy tiếp mẫu

bột đó.
Bước 9: Sau khi sấy xong, lấy mẫu ra cân lại trọng lượng m2 (g) mẫu đó.
Ghi chú: Nếu m1 = m2 thì đó chính là nồng độ bột. Còn nếu m1 # m2 thì tiếp tục
bỏ mẫu đó vào lò sấy vi sóng (EM – S2086W ) sấy tiếp cho đến khi trọng lượng bột
giấy không đổi (mn -1 = mn = mn +1)
Công thức tính nồng độ: C% =

m1
x100
mdd

+ Phương pháp xác định độ nghiền của bột.
Mẫu được lấy trong các ngày khác nhau để đo độ nghiền và được tiến hành theo
các bước sau:
Bước 1: Phải xác nhận nồng độ % bột trước khi kiểm tra độ nghiền (bằng phương
pháp vắt tay hoặc sấy)
Bước 2: Kiểm tra khối lượng bột cần đo chính xác 2g bột (bột khô tuyệt đối)
Bước 3: Vệ sinh khung lưới thật sạch đặt khung lưới lên thiết bị
Bước 4: Đổ nước và bột vào ống đong sao cho lượng hỗn hợp (nước và bột) trong
ống đong là 1000ml quậy đều lên.

16


×