Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂY XANH TRONG KHUÔN VIÊN TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI BIGC ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.57 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂY XANH TRONG KHUÔN VIÊN
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI BIGC ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: LÊ VĂN HÂN
Ngành: Lâm nghiệp
Niên khoá:2005 - 2009

Tháng 7/2009


THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂY XANH TRONG KHUÔN VIÊN TRUNG
TÂM THƯƠNG MẠI BIG C ĐỒNG NAI

Tác giả

LÊ VĂN HÂN

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s Trương Mai Hồng

Tháng 7 năm 2009
i




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động
viên của thầy, cô, gia đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Em xin
chân thành cảm ơn:
Ths.Trương Mai Hồng giảng viên chính bộ môn Lâm nghiệp đô thị.
Các thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp DH05LN.
Các bạn lớp DH05LN.
Các thành viên trên diễn đàn sketchup Việt Nam SUVN.NET.
Em xin chân thành cảm ơn cha, mẹ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/07/2009
Lê Văn Hân

ii


TÓM TẮT
Đề tài “thiết kế hệ thống cây xanh trong khuôn viên trung tâm thương mại Big
C Đồng Nai” được tiến hành tại trung tâm thương mại Big C Đồng Nai khu phố 1
phường Long Bình Tân thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai từ tháng 1/2009 đến tháng
7/2009.
Mục đích chính của đề tài nhằm thiết kế mảng xanh cho khuôn viên trung tâm
thương mại Big C Đồng Nai. Xây dựng mô hình thiết kế 2D và 3D, chọn loài cây
trồng phù hợp tạo ra một không gian xanh, sạch, đẹp cho cho hoạt động vui chơi, mua
sắm của người dân.
Kết quả thu được:
- Điều tra được hiện trạng tại trung tâm thương mại Big C Đồng Nai bao gồm:

hiện trạng xây dựng, hiện trạng cảnh quan môi trường và hiện trạng mảng xanh. Sau
khi phân tích hiện trạng, để thuận tiện cho việc thiết kế đã chia trung tâm thương mại
Big C thành 3 khu vực kí hiệu KV I, KV II và KV III. Trong khu vực KV II và KV III
tiếp tục được chia thành 3 khu nhỏ kí hiệu theo các chữ cái A, B và C.
- Khảo sát được 85 loài cây xanh, hoa kiểng đang trồng trong các công viên,
khuôn viên tại thành phố Biên Hòa với mục đích nhằm chọn những loài cây phù hợp
và được người dân tại đây chấp nhận để đưa vào thiết kế cho trung tâm thương mại
Big C.
- Chọn được 23 loài cây xanh, hoa kiểng phù hợp để đưa vào mô hình thiết kế. Trong
đó có 7 loài cây bóng mát (Bàng, Bàng đài loan, Bằng lăng nước, Bò cạp nước, hoa
Sữa, Lim xẹt, Ngọc lan trắng) và 16 loài cây bụi, hoa kiểng (Ác ó, Cau vua, Cau sâm
banh, Chuối rẻ quạt, Cọ dầu, Cỏ lá gừng, Dừa, Dừa cạn, Đại trắng, Hoa hồng, Hồng
môn, Lan ý, Lộc vừng, Trang vàng, Trang đỏ, Trắc Bách diệp).
- Mô hình thiết kế bao gồm sơ đồ mặt bằng 2D cho 3 khu vực gồm: khu vực I,
khu vực II, khu vực III và phối cảnh 3D cho từng khu nhỏ IIA, IIB, IIC, IIIA, IIIB,
IIIC. Cuối cùng là sơ đồ mặt bằng 2D và phối cảnh 3D tổng thể cho toàn bộ trung tâm
thương mại Big C Đồng Nai.
- Dự toán giá thành các loại cây xanh, hoa kiểng. Tổng kinh phí dự toán mua
cây xanh, hoa kiểng là 178.023.000 đồng.
iii


SUMMARY
Dissertation: “Design trees system in precinct of commercial center BigC Dong
Nai” at Long Binh Tan, Bien Hoa city, Dong Nai province from 1/2009 to 7/2009.
The purpose is to design green – spaces for precinct of commercial center BigC
in Dong Nai, to build 2D and 3D model, to choose suitable trees and plants for this
place tobe clearer and more beautiful.
The result:
-


To carried out a survey of its present state, include: state of building, state of

landscape, state of environment and state of green – spaces. Then, to devide this place
into 3 areas (KV I, KV II, KV III). Area II and area III were devided again into 3 small
areas (A, B, C).
-

To carried out a survey the trees and plants, result: there are 85 species of

trees and plants, which had been growing in Bien Hoa city. According to that result,
there has achoice of suitable trees and plants that had accepted by cityzen.
- Had chosen 23 species of trees and plants to build model, include 7 species
of trees and 16 species of plants.
-

Model include: 2D and 3D model for each private area and for general area

at commercial center BigC Dong Nai.
-

Had given an estimate price sheet of trees and plants, the total of price are

178.023.000 VND.

iv


MỤC LỤC
Trang

i

Trang tựa
Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Summary

iv

Mục lục

v

Danh sách các bảng

viii

Danh sách các hình

ix

CHƯƠNG 1.ĐẶT VẤN ĐỀ

1


1.1 Lý do nghiên cứu

1

1.2 Mục đích ý nghĩa của đề tài

2

1.3 Mục tiêu

2

1.4 Giới hạn của đề tài

2

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

2.1 Điều kiện tự nhiên

3

2.1.1 Vị trí địa lý

3

2.1.2 Thổ nhưỡng


4

2.1.3 Khí hậu

5

2.1.4 Dân số

5

2.1.5 Tài nguyên

6

2.1.5.1 Tài nguyên nước

6

2.1.5.2 Tài nguyên du lịch

6

2.1.5.3 Tài nguyên rừng

7

2.1.6 Giao thông

7


2.2 Giới thiệu về khu thiết kế

8

2.3 Vai trò của cây xanh

9

2.3.1 Cây xanh có tác dụng cải thiện môi trường đô thị

9

2.3.2 Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho khu vực

9

2.3.3 Cây xanh có tác dụng phòng hộ cho đô thị

9

v


2.3.4 Cây xanh làm đẹp cho kiến trúc cảnh quan và các công dụng khác cho đô thị

10

2.4 Một số nguyên tắc chọn loài cây


10

2.5 Các nguyên tắc bố cục cảnh quan

11

2.6 Một số dạng phối kết cây, cỏ, hoa

12

2.6.1 Cây độc lập

12

2.6.2 Khóm cây

13

2.6.3 Hàng cây

14

2.6.4 Rừng nhỏ

14

2.6.5 Cây leo

14


2.6.6 Cỏ

15

2.6.7 Hoa

15

2.6.8 Bồn hoa

16

2.6.9 Chậu hoa

16

CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

17

3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

17

3.2 Đối tượng nghiên cứu

17

3.3 Nội dung


17

3.4 Quan điểm thiết kế

17

3.5 Phương pháp nghiên cứu

18

3.5.1 Ngoại nghiệp

18

3.5.2 Nội nghiệp

19

3.5.3 Phương tiện xử lý

19

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

4.1 Hiện trạng trung tâm thương mại Big C Đồng Nai

21


4.1.1 Hiện trạng xây dựng

21

4.1.2 Hiện trạng cảnh quan, môi trường

21

4.1.3 Hiện trạng cây xanh

22

4.1.3.1 Khu vực I

23

4.1.3.2 Khu vực II

24

4.1.3.3 Khu vực III

25

vi


4.2 Kết quả khảo sát một số loài cây đang được trồng trong công viên, khuôn viên tại
thành phố Biên Hòa


25

4.3 Chọn loài cây trồng cho khu vực thiết kế

26

4.4 Thuyết minh thiết kế

27

4.4.1 Khu vực I

27

4.4.2 Khu vực II

30

4.4.2.1 Khu vực IIA

31

4.4.2.2 Khu vực IIB

32

4.4.2.3 Khu vực IIC

34


4.4.3 Khu vực III

35

4.4.3.1 Khu vực IIIA

36

4.4.3.2 Khu vực IIIB

37

4.4.3.3 Khu vực IIIC

37

4.4.4 Tổng thể

39

4.5 Dự toán giá thành các loại cây xanh, hoa kiểng

41

CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

43

5.1 Kết luận


43

5.2 Đề nghị

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1 Thống kê các loài cây xanh và chỉ tiêu chiều cao trong TTTM Big C

23

Bảng 4.2 Các cây được trồng trong trung tâm thương mại theo thiết kế

26

Bảng 4.3 Bảng dự toán giá trị cây xanh, hoa kiểng

41

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢN VẼ
Hình

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí trung tâm thương mại Big C Đồng Nai

8

Hình 4.1 Hiện trạng xây dựng mặt trước

21

Hình 4.2 Hiện trạng xây dựng mặt bên

21

Hình 4.3 Huyền diệp

24

Hình 4.4 Cọ dầu trước cửa nhà hàng Legend

24

Hình 4.5 Hiện trạng khu vực II

24


Hình 4.6 Hiện trạng khu vực III

25

Bản vẽ
Bản vẽ 3.1 Sơ đồ phân chia khu vực thiết kế

20

Bản vẽ 4.1 Mặt bằng hiện trạng cây xanh tại TTTM Big C Đồng Nai

22

Bản vẽ 4.2 Mặt bằng thiết kế khu vực I

27

Bản vẽ 4.3 Phối cảnh đài phun nước

28

Bản vẽ 4.4 Phối cảnh tổng thể khu vực I

29

Bản vẽ 4.5 Mặt bằng thiết kế khu vực II

30


Bản vẽ 4.6 Phối cảnh khu vực IIA

32

Bản vẽ 4.7 Phối cảnh khu vực IIB

33

Bản vẽ 4.8 Phối cảnh khu vực IIC

34

Bản vẽ 4.9 Mặt bằng thiết kế khu vực III

35

Bản vẽ 4.10 Phối cảnh khu vực IIIA

36

Bản vẽ 4.11 Phối cảnh khu vực IIIB

37

Bản vẽ 4.12 Phối cảnh khu vực IIIC

38

Bản vẽ 4.13 Mặt bằng tổng thể khu trung tâm thương mại Big C Đồng Nai


39

Bản vẽ 4.14 Phối cảnh tổng thể TTTM Big C Đồng Nai

40

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do nghiên cứu
Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, cuộc sống con người
ngày càng nâng cao hơn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, các đô thị và
khu công nghiệp mọc lên như nấm và ngày càng phát triển. Đi đôi với sự phát triển đó
là khói bụi, ô nhiễm, những lo toan cuộc sống, những căng thẳng về tinh thần gây nên
nhiều căn bệnh nguy hiểm. Từ đó, đã đặt ra nhiều câu hỏi cho con người: làm sao để
giảm khói bụi? Làm sao để nâng cao chất lượng cuộc sống mà không làm giảm chất
lượng môi trường? Làm sao để co thể tạo ra một đô thị đẹp? Làm sao đáp ứng được
nhu cầu giải trí nghỉ ngơi của con người? Muốn vậy, một đô thị đẹp và phát triển trước
hết phải là một đô thị xanh.
Cây xanh là một yếu tố tạo nên diện mạo và đời sống đô thị. Ngoài các giá trị
đã được biết đến như cung cấp ô xy, ngăn và lọc bụi, giảm tiếng ồn, tạo ra vi khí hậu,
còn rất nhiều giá trị khác mà người ta không thể ngờ tới. Chẳng hạn, công viên cây
xanh làm cho quan hệ cộng đồng gắn bó, thân thiết hơn…
Cây xanh làm giảm đi đáng kể các loại bệnh tật, đặc biệt là đối với các bệnh tật
do sức ép căng thẳng của đời sống xã hội công nghiệp mang lại. Trong xã hội đô thị,
con người luôn sống thường trực trong tình trạng bị căng thẳng, mệt mỏi, vì thế cần
phải tìm ra cách thức để giải tỏa. Một trong những cách thức đó là công viên, cây
xanh, không gian công cộng. Một khu dân cư không thể được coi là “sống được” nếu

không có cây xanh.
Trung tâm thương mại (TTTM) Big C Đồng Nai nằm ở ngã ba Vũng Tàu, giáp
với hai con đường lớn đó là: xa lộ Hà Nội và quốc lộ 51. Ở gần khu vực này tập trung
rất nhiều khu công nghiệp (KCN) của thành phố Biên Hòa (KCN Biên Hoà I, II, III,
KCN Amata...). Do vậy, hàng ngày nó phải hứng chịu một lượng khí thải và bụi bặm
rất lớn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Hơn thế nữa do bầu không khí ồn
1


ào, ô nhiễm và bụi bặm sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của TTTM Big C
Đồng Nai.
Ngoài ra do thiếu không gian công cộng nên Big C Đồng Nai không chỉ là nơi
vui chơi mua sắm của người dân mà còn là nơi để họ tập thể dục, gặp gỡ, trò chuyện,
chia sẻ…
Việc thiết kế một mảng xanh nhằm giảm thiểu khí thải, tiếng ồn, bụi bặm và
làm đẹp cho cảnh quan là một nhu cầu cần thiết trong thời điểm này.
Với những lý do trên em đã chọn và thực hiện đề tài cho khóa luận tốt nghiệp:
“Thiết kế hệ thống mảng xanh trong khuôn viên trung tâm thương mại Big C Đồng
Nai”.
Đề tài đã được hướng dẫn bởi cô Trương Mai Hồng, giảng viên chính bộ môn
Lâm nghiệp đô thị, khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh.
1.2 Mục đích ý nghĩa của đề tài
Cung cấp thêm thông tin cho thiết kế mảng xanh ở TTTM Big C Đồng Nai,
đồng thời tăng thêm diện tích mảng xanh cho khu vực và cho tỉnh Đồng Nai, góp phần
cải tạo môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thành phố Biên
Hòa và các khu vực xung quanh.
1.3 Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng mảng xanh tại TTTM Big C Đồng Nai.
- Chọn loại cây trồng phù hợp cho khu vực.

- Xây dựng sơ đồ thiết kế mảng xanh 2D và 3D.
- Dự toán giá thành cây xanh, hoa kiểng.
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ tập trung vào thiết kế mảng xanh, một số yếu tố khác như tính các chỉ
tiêu cụ thể về môi trường, phân tích mẫu đất và tính toán kinh phí cho việc đào hố,
trồng cây, chăm sóc…vẫn chưa thực hiên được do:
- Thời gian thực hiên ngắn.
- Tài liệu về khu vực thiết kế còn hạn chế.
- Khả năng ngành học không chuyên về thiết kế các công trình xây dựng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Nai
Các thông tin về điều kiện tự nhiên được lấy từ website của ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Nai ().
2.1.1 Vị trí địa lý
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, có diện tích 5.903.940 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và
chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu
thống kê năm 2007 là 2.281.705 người, mật độ dân số: 386,511 người/km². Tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2007 là 1,162% (theo số liệu của Cục Thống kê
Đồng Nai). Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa, là
trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long
Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định
Quán; Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai

tiếp giáp với các vùng sau:
 Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
 Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
 Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
 Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
 Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết
mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho

3


hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò
gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
2.1.2 Thổ nhưỡng
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính. Tuy
nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:
* Các loại đất hình thành trên đá bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ
phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía Bắc và
Đông Bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài
ngày như: cao su, cà phê, tiêu…
* Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như: đất xám, nâu
xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía Nam,
Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn
Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn
ngày như đậu, đỗ… một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều…
* Các loại đất hình thành trên phù sa mới như: đất phù sa, đất cát. Phân bố chủ
yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều
loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả …
- Tổng diện tích toàn tỉnh có: 589.473 ha. Bao gồm:

+ Diện tích đất nông nghiệp: 302.845 ha.
+ Diện tích đất lâm nghiệp: 179.807 ha.
+ Diện tích đất chuyên dùng: 68.018 ha.
+ Diện tích đất ở: 10.546 ha.
+ Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 28.255 ha.
- Đất của tỉnh Đồng Nai có 10 nhóm đất chính như:
+ Đất xám chiếm 40,05% diện tích tự nhiên (DTTN), thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp và cho xây dựng.
+ Đất đen chiếm 22,44% DTTN, thích hợp trồng các loại cây hằng năm.
+ Đất đỏ chiếm 19,27% DTTN, rất thích hợp trồng các cây công nghiệp dài
ngày.
- Ngoài ra là các nhóm đất như đất phù sa (4,76%) có thể dùng cho trồng lúa,
hoa màu và các loại khác.
4


- Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng
đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ.
2.1.3 Khí hậu
- Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn
hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai
mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
- Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt
đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
- Nhiệt độ bình quân năm 2007 là: 27,40oC.
- Số giờ nắng trung bình trong năm 2007 là: 2.183 giờ.
- Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn
khoảng 2.516.8 mm phân bố theo vùng và theo vụ.
- Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp
ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng, ...cùng với nhiều cảnh quan thiên

nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
- Độ ẩm trung bình năm 2007 là 81%.
- Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2007 là: 109,57 m.
- Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2007: 113,52 m.
2.1.4 Dân số
- Tổng dân số tỉnh Đồng Nai năm 2007 là: 2.281.705 người.
- Mật độ dân số của Tỉnh năm 2007: 386,511 người/Km2.
- Trong đó:
+ Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị: 716.954 người; Nông
thôn: 1.564.751 người.
+ Phân theo giới tính: Nam: 1.131.372 người; Nữ: 1.150.333 người.
- Tỷ lệ sinh của tỉnh trong năm 2007 là: 1,594%
- Tỷ lệ chết của tỉnh trong năm 2007 là: 0,432%.
- Tỷ lệ tăng tự nhiên trong năm 2007 là: 1,162%.
Với dân số của tỉnh Đồng Nai khá đông việc phát triển các trung tâm mua sắm
là chủ trương phát triển của tỉnh. Mảng xanh ở các khu này sẽ góp phần thu hút người
dân đến mua sắm làm tăng hiệu quả kinh doanh của các trung tâm.
5


2.1.5 Tài nguyên
- Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên
khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm, nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông, tài
nguyên rừng và nguồn nước...
- Ngoài ra Đồng Nai còn phát triển thuỷ sản dựa vào hệ thống hồ đập và sông
ngòi. Trong đó, hồ Trị An diện tích 323 km2 và trên 60 sông, kênh rạch, rất thuận lợi
cho việc phát triển một số thủy sản như: cá nuôi bè, tôm nuôi....
2.1.5.1 Tài nguyên nước
- Nước mặt: Tỉnh Đồng Nai có mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, song phân
phối không đều. Phần lớn sông suối tập trung ở phía Bắc và dọc theo sông Đồng Nai

về hướng Tây Nam. Tổng lượng nước dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa
chiếm 80%, mùa khô 20%.
- Nước ngầm:
+ Trữ lượng nước tĩnh của toàn tỉnh Đồng Nai là 793.379 m3/ngày. Trong đó
trữ lượng dung tích (trữ lượng tĩnh trọng lực) là 789.689 m3/ngày và trữ lượng đàn hồi
là 3691 m3/ngày.
+ Trữ lượng động khoảng 4.714.847 m3/ngày là toàn bộ dòng mặt vào mùa khô
và là giới hạn dưới của trữ lượng nước dưới đất.
+ Như vậy tổng trữ lượng nước dưới đất của tỉnh Đồng Nai là khoảng
5.505.226 m3/ngày.
+ Tuy trữ lượng nước dưới đất tỉnh Đồng Nai phong phú, nhưng phân bố không
đều, các tháng mùa khô không có mưa, nhu cầu khai thác lại lớn, vì vậy khai thác nước
dưới đất phải theo qui hoạch khai thác hợp lý.
Nước ngầm có vai trò rất quan trọng đối với cây xanh đô thị vì hệ thống cây
xanh ở đây không được tưới thường xuyên.
2.1.5.2 Tài nguyên du lịch
Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng:
Khu Văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du
lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, Thác Mai
- hồ nước nóng, Đảo Ó...

6


Đến Đồng Nai du khách sẽ có dịp tham gia những chuyến du lịch sinh thái
trong các khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, du
lịch leo núi, dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long ẩn, khu văn hoá Suối Tre…
Tham quan các di tích lịch sử, văn hóa: chiến khu Đ, Văn miếu Trấn Biên,
nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa..
2.1.5.3 Tài nguyên rừng

Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động
thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 1976, tỷ
lệ che phủ của rừng còn 47,8% DTTN, năm 1981 còn 21,5%.
Đến nay độ che phủ rừng đạt khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo
tồn thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.
Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo
tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45 – 50 % trong
thời kỳ đến năm 2010.
2.1.6 Giao thông
Đồng Nai đã có bước tiến nhanh trong đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông,
nhất là giao thông đường bộ. Hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 244,5 km đã và đang
được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đường cấp I, II đồng bằng (QL1, QL51), cấp
III đồng bằng như QL 20 (tuyến đi Đà Lạt, trên địa bàn tỉnh dài 75 km đã được trải
thảm lại mặt đường). Xây dựng mới và nâng cấp 3.112 km đường nhựa và bê tông
nhựa. Hệ thống đường bộ trong tỉnh có chiều dài 3.339 km, trong đó gần 700 km
đường nhựa. Ngoài ra, hệ thống đường phường xã quản lý, đường các nông lâm
trường, KCN tạo nên 1 mạng lưới liên hoàn đến cơ sở, 100% xã phường đã có đường
ô-tô đến trung tâm.
Theo quy hoạch trong tương lai gần, hệ thống đường cao tốc đi Biên Hòa - Bà
Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, hệ
thống đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, hệ thống cảng nước sâu Vũng Tàu - Thị Vải Gò Dầu, sân bay quốc tế Long Thành, hệ thống đường dẫn khí từ Vũng Tàu đi qua tỉnh
Đồng Nai về TP. Hồ Chí Minh.

7


2.2 Giới thiệu về khu thiết kế
Trung tâm thương mại Big C Đồng Nai nằm ở khu phố 1 phường Long Bình
Tân thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. Hướng tây bắc giáp với xa lộ Hà Nội, hướng
tây nam giáp với quốc lộ 51, các mặt còn lại đều là các khu dân cư (xem hình 2.1).

Theo website Việt báo (), TTTM Big C Đồng Nai khai trương
vào năm 1998 với diện tích 6.000 m2 và hành lang thương mại rộng 3.000 m2.
Đây là cửa hàng đầu tiên trong hệ thống các đại siêu thị Big C, đồng thời cũng
là đại siêu thị hiện đại đầu tiên của Việt Nam. Từ một khu đất trống tại ngã ba Vũng
Tàu, Big C Đồng Nai đã được khai trương vào năm 1998 với điện tích bán lẻ 6.000 m2
và một hành lang thương mại rộng 3.000 m2. Năm 2008 với vốn đầu tư thêm 5 triệu đô
la Mỹ, trung tâm mua sắm mới được xây dựng trên diện tích 9.000 m2, phía trước siêu
thị Big C Đồng Nai (diện tích 8.000 m2). Big C Đồng Nai cũng đã dành toàn bộ khu
vực tầng 1 và tầng 2 của trung tâm mua sắm để làm bãi đỗ xe hai bánh và bốn bánh
cho khách hàng với hệ thống thang cuốn nối với trung tâm thương mại.

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí trung tâm thương mại Big C Đồng Nai
(nguồn: />8


2.3 Vai trò của cây xanh
Theo Trương Mai Hồng (2007), cây xanh giữ vai trò rất quan trọng trong đời
sống của người dân đô thị, đặc biệt là những đô thị lớn có nhiều khu công nghiệp, nhà
máy sản xuất và vai trò của cây xanh được biểu hiện như sau:
2.3.1 Cây xanh có tác dụng cải thiện môi trường đô thị
- Cây xanh làm giảm nhiễm bẩn môi trường không khí: cây xanh với quá trình
quang hợp của mình đã hấp thu một lượng lớn khí CO2, giúp giảm thiểu đáng kể lượng
thán khí, đồng thời không ngừng làm tăng lượng khí ô xy cho khí quyển.
- Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí: trong quá trình quang hợp,
lá cây đã hấp thụ nhiệt năng của không khí, do đó làm cho nhiệt độ không khí giảm
xuống. Khối lượng lá xanh càng nhiều, làm giảm nhiệt độ càng hiệu quả. Trong rừng
cây nhiệt độ không khí thường thấp hơn bên ngoài 30C. Đồng thời quá trình thoát hơi
nước qua khí khổng của lá cũng làm giảm nhiệt độ không khí xung quanh.
- Cây xanh cản bớt tiếng ồn: bất kì loại tiếng ồn nào cũng có thể gây hại tới sức
khỏe con người. Các nhà nghiên cứu cho thấy, những người làm việc lâu trong điều

kiện ồn ào thường lười suy nghĩ, dễ nôn nóng, chóng mệt mỏi. Cây xanh có khả năng
hấp thu và làm khúc xạ tiềng ồn, giảm bớt tác hại của nó. Nhiều nghiên cứu cho thấy
vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác dụng như vật liệu xốp, lá cây và thân cây chia cắt
nhỏ sóng âm thanh từ đó làm giảm được khoảng 30% tiếng ồn. Đường phố có cây sẽ
làm giảm tiếng ồn 5 - 6 lần so với đường không có cây.
2.3.2 Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho khu vực
Các khu công viên, vườn hoa, thảo cầm viên… không chỉ tạo nên bầu không
khí mát mẻ trong lành cho mọi người nghỉ ngơi mà ở đó còn là nơi để thưởng thức,
nghiên cứu các bộ sưu tập nhiều loại cây phong phú thừ mọi miền đất nước và của thế
giới.
2.3.3 Cây xanh có tác dụng phòng hộ cho đô thị
Cây xanh cản bớt tốc độ gió bão: những hàng cây, rặng cây góp phần quan
trọng trong việc cản trở tốc độ gió bão, hạn chế sự thiệt hại do gió bão gây nên.
Cây xanh ngăn đỡ hạt mưa, bảo vệ mặt đường, chống xói mòn đất và các công
trình kiến trúc khác. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, nắng to, mưa nhiều lại tập
trung vào một số tháng trong năm. Có những trận mưa lớn làm hư hỏng đường xá gây
9


xói mòn, sụt lở đường đi, ảnh hưởng xấu đến các công trình xây dựng. Việc trồng cây
phân tán và tập trung sẽ có tác dụng chế ngự dòng chảy.
2.3.4 Cây xanh làm đẹp cho kiến trúc cảnh quan và các công dụng khác cho đô
thị
Cây xanh với hình dáng, màu sắc, mùi hương… làm cho kiến trúc cảnh quan
trở nên đẹp và tràn đầy sức sống và biểu hiện cho một đô thị văn minh, gần gũi với
thiên nhiên.
Ngoài ra, cây xanh còn đem lại đời sống tinh thần phong phú cho người dân độ
thị. Cây xanh cũng góp phần đem lại nhiều nguồn lợi kinh tế trực tiếp và gián tiếp
thông qua các hoạt động chăm sóc, bảo dưỡng, trồng cây, du lịch…
Cây xanh còn góp phần vào vấn đề an ninh quốc phòng.

2.4 Một số nguyên tắc chọn loài cây
Trên cơ sở các nguyên lý chung về thiết kế trồng trong các công viên, khuôn
viên, việc chọn loài giống cây cần xem xét các yếu tố sinh lý, sinh thái cây trồng. Theo
website công viên cây xanh (), một số tiêu chí để chọn
loài cây trồng trong các công viên khuôn viên như sau:
- Cây có tán lá đẹp, hoa, lá, trái có màu sắc xinh tươi.
- Dây leo có tán lá đẹp, hoa có màu sắc tươi xinh.
- Hoa, lá, trái, mùi, nhựa không gây độc hại.
- Không có hệ thống rễ ăn ngang, lồi lõm làm hư hại mặt bằng nhà cửa, công
trình, dễ đổ ngã.
- Thân cành nhánh không thuộc loại dễ dòn gãy, trái không to, dễ gây nguy
hiểm cho người đi đường, không thu hút ruồi muỗi.
- Lá thường xanh, không thuộc chủng loại rụng lá toàn phần, kích thước không
nên quá nhỏ (sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh đô thị).
- Cây (hoặc dây leo) có thể thích nghi và phát triển tốt trong môi trường bị ô
nhiễm, đất đai nghèo chất dinh dưỡng, chu trình nước bị rối loạn ở đô thị.
- Tăng trưởng không quá nhanh cũng không quá chậm.
Trên thực tế rất ít có chủng loại nào thỏa mãn được tất cả các yếu tố trên do đó
việc chọn chủng loại cây trồng đường phố chỉ có tính tương đối.

10


Đối với khu chung cư, khu phố, khuôn viên công sở thì tùy theo hiện trạng có
thể sử dụng các loài cây bóng mát, kiểng, hoa, dây leo…tùy theo yêu cầu.
Một số loài được chọn trồng trên đường phố và công viên: Dầu con rái
(Dipterocarpus alatus), Mạc nưa (Diospyros mollis), Sao đen (Hopea odorata), Bằng
lăng (Lagerstroemia speciosa), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa)…
Một số cây tiềm năng đang thực nghiệm có khả năng trồng trên đường phố và
công viên: Vấp (Mesua ferrea), Râm (Anogeissus acuminata), Long não

(Cinnamomum camphora) …
Các loại hoa dùng trang trí trên vỉa hè trong dịp Lễ, Tết: Cúc chuồn (Cosmos
sulphureus), Hoa plốc (Phlox drummondii), Cúc ngũ sắc (Cosmos bipinnatus), Mười
giờ (Portulaca pilosa)…
Các loại dây leo được trồng trên đường phố, công viên, khuôn viên cơ quan,
trường học, bệnh viện: Hoa giấy (Bougainvillea brasiliensis), Thiên lý (Telosma
cordata), Huỳnh anh (Allamanda cathartica), My ê (Strophanhus gratus)…
Các loại tre, trúc, cau, Dừa trồng trong công viên, khuôn viên, tiểu đảo, cơ
quan, trường học, bệnh viện: Tre vàng sọc (Bambusa vulgaris), Cautrắng (Veitchia
merrillii)…
2.5 Các nguyên tắc bố cục cảnh quan
Theo Hàn Tất Ngạn (1999), trong thiết kế cảnh quan đô thị, thiết kế hoa viên
các nguyên tắc bố cục cảnh quan chủ yếu như sau:
- Bố cục cân xứng: là tổ chức không gian hình học, các yếu tố hình khối đối
xứng qua hệ thống trục bố cục. Quy luật này thường áp dụng trên địa hình bằng phẳng,
các yếu tố tạo cảnh thường có hình khối hình học, cây xanh có hình cân xứng trong
quá trình sinh trưởng hoặc được cắt xén tạo hình.
- Bố cục tự do: đó là một tổ chức không gian tự do, các yếu tố hình khối không
đối xứng nhưng cân bằng qua trục bố cục. Bố cục tự do có hệ thống đường, mặt nước,
rừng thưa dường như được mô phỏng từ cảnh quan thiên nhiên.
- Trục và trung tâm bố cục chính phụ: trong một tác phẩm kiến trúc cảnh quan
các trung tâm và yếu tố hình khối tạo cảnh có mối quan hệ lẫn nhau qua hệ thống trục,
bố cục.
- Tỷ lệ: là sự cân đối hài hoà của các yếu tố hình khối tạo không gian.
11


- Tương phản: là sự đối lập của các yếu tố hình khối và hiện tượng. Sự tương
phản của bóng râm với khoảng sáng rực rỡ của không gian trống, màu xanh lá với hoa
đỏ…

- Tương tự: là sự xắp xếp các yếu tố hình khối gần giống nhau được lặp đi lặp
lại trong một bố cục chung hay trong những bức tranh phong cảnh khác nhau.
- Đồng nhất: là bố cục được lặp đi lặp lại cùng một yếu tố hình khối, không
gian tạo nên sự nhất quán cùng một nhịp điệu của phong cảnh hay cảnh quan
- Sáng tối: có ý nghĩa rất lớn trong việc gây cảm giác về độ nông sâu của không
gian và đặc điểm hình khối của các yếu tố tạo hình, trang trí trong kiến trúc cảnh quan.
- Màu sắc: có được sự hài hoà về màu sắc phải cân bằng độ sáng và diện tích
chiếm của các mảng màu trong bố cục. Nếu hai tông màu tương phản có diện tích bề
mặt chiếm như nhau trong cùng một mảng đồng nhất thì phá mất độ cân bằng về độ
sáng của màu và gây cảm giác chối. Bởi vậy, nguyên tắc cơ bản để đem lại sự hài hoà
màu sắc trong kiến trúc cảnh quan là phải cân bằng được độ sáng của màu.
2.6 Một số dạng phối kết cây, cỏ, hoa
Để có được bản vẽ thiết kế như mong muốn, trong từng trường hợp cụ thể cần
phải tìm tòi hình khối dáng dấp và màu sắc cây có tính truyền cảm nghệ thuật đáp ứng
cao nhất cho ý đồ của tác phẩm. Có cây chỉ đẹp, chỉ nổi bật về hình khối dáng dấp và
màu sắc trong trường hợp đứng độc lập ở một không gian nhất định nào đó. Nhưng
cũng có cây chỉ nổi bật khi được tổ hợp thành một khóm, mảng hay các yếu tố tạo
cảnh khác.
Theo Hàn Tất Ngạn (1999), trong thiết kế cảnh quan đô thị, thiết kế hoa viên có
một số dạng phối kết cây, cỏ, hoa như: cây độc lập, khóm cây, hàng cây, rừng nhỏ, cây
leo, cỏ hoa.
2.6.1 Cây độc lập
Cây có hình khối dáng dấp và màu sắc đẹp, độc lập, có kích thước tỉ lệ hài hòa
với không gian trong quần thể kiến trúc, thường được bố trí độc lập. Khi bố trí cần chú
ý đến yếu tố đặc trưng về hình khối dáng dấp và màu sắc sao cho có thể thụ cảm được
trọn vẹn các yếu tố ấy và đồng thời góp phần thể hiện tính chất bố cục chung.
Cây độc lập được bố trí trong không gian trống của vườn, công viên, trên các
quảng trường. Trong trường hợp này, cây độc lập làm nhiệm vụ bố cục trung tâm
12



phong cảnh cho khoảng trống gần điểm nhìn, hoặc làm phong phú cho mảng bao
quanh không gian trống. Ở đây, để thụ cảm được trọn vẹn giá trị trang trí của cây độc
lập, cây phải có hình thức tán độc đáo (rủ, tháp, cầu,...) màu sắc lá rực rỡ tương phản
với màu mảng cây xung quanh.
Cây độc lập được bố trí cạnh các công trình xây dựng: ở đây, cây có vai trò chủ
đạo trong không gian trống trước nhà, trong sân trong và có ý nghĩa trang trí mặt nhà
rất lớn. Trong trường hợp này, việc chọn hình khối, dáng dấp và màu sắc cây phụ
thuộc vào giải pháp kiến trúc của công trình xây dựng. Nếu nhà dài, dùng cây cao, tán
hình tháp sẽ gây hiệu quả cảm giác nhà ngắn lại. Ngược lại, những tòa nhà cao thì
dung cây thấp, tán tròn lại gây hiệu quả gần gũi.
Đặc biệt cây bụi có ý nghĩa trang trí rất lớn ở lối vào nhà, trước cửa, làm mềm
mại kiến trúc khô cứng của nhà và làm phong phú hình thức mặt nhà.
Đối với các công trình vui chơi, văn hóa, nhất là các công trình dành cho thiếu
nhi, ngoài cây để sinh trưởng và phát triển tự nhiên ra, cây cắt xén cũng cần có hình
thức vui nhộn, tự nhiên như hình các con vật, chim muông, thú,...
Cây độc lập được bố trí bên lối đi, chỗ rẽ của con đường: trong trường hợp này,
do tầm nhìn rất gần nên thường cây bụi được bố trí là những cây có hoa đẹp hay cây
thân gỗ, có kích thước vừa phải mới mang lại hiệu quả thụ cảm trọn vẹn và tỷ mỉ, cây
có thể ở dạng cắt xén hay phát triển tự nhiên.
2.6.2 Khóm cây
Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng rẽ.
Thành phần của khóm cây có thể là cây thân gỗ, cây bụi hay hỗn hợp cây thân gỗ và
cây bụi. Cây trong nhóm có thể khác nhau về độ lớn (nhỏ, trung bình, lớn), bố trí dày
hay thưa, độ thưa thoáng của tán. Do đó việc bố cục tạo hình và khóm cây rất phong
phú và đa dạng.
Những khóm cây bụi được bố cục tốt sẽ tạo ra những mảng màu trong phong
cảnh và dễ gần gũi, bởi vì cây bụi thường thấp, độ phân cành có thể ở sát tận gốc, tạo
tán cây ở dạng mảng trên mặt đất. Do đó màu sắc đẹp của lá hoa sẽ được biểu hiện rõ
nét trên nền cỏ, đất và tường nhà.


13


Để có được hình khối dáng dấp cây theo ý muốn hoặc một chủ đề nào đó, có
thể cắt xén khóm cây. Trong trường hợp này có thể tăng cảm giác khối cho công trình
xây dựng trong cùng một tổ hợp.
Khóm cây được bố trí bên công trình xây dựng: trường hợp này khóm cây có
tác dụng chi phối bố cục chung của quần thể kiến trúc do khóm cây là một thành phần
bố cục có quy mô, hình khối đáng kể so với quy mô của công trình xây dựng. Do đó
tương quan hình khối, dáng dấp và màu sắc của khóm cây với công trình cần được cân
nhắc kĩ lưỡng.
Có thể bố trí khóm cây bên cạnh cửa để nhấn mạnh lối ra vào chính, hướng
dòng người tập trung vào phía đó. Hoặc khóm cây là yếu tố trung gian chuyển tiếp
hình khối kiến trúc với phong cảnh xung quanh.
2.6.3 Hàng cây
Hàng cây là dạng rất quen thuộc với bất kì ai đi trên đường phố. Theo đúng như
tên gọi của nó, hàng cây là cây trồng theo những đường nhất định, có thể thẳng, hay
tròn hoặc cong. Hàng cây ngoài vị trí trên đường phố ra còn có trong vườn, công viên,
trên sân, quảng trường trước nhà.
Mục đích của việc trồng cây theo hàng là nhằm phân đoạn không gian. Ví dụ:
Hàng cây hai bên đường sẽ tạo nên không gian hẹp, kéo dài, biểu hiện y nghĩa và chức
năng của không gian (thể hiện tuyến đi bộ trong bóng râm mát, tạo ánh sáng lấp lánh
trên nền hè đường do tia nắng xuyên qua tán lá…)
Cây trồng theo hàng có hai dạng cơ bản: dạng trồng thưa và dạng trồng dày.
Khái niệm trồng thưa ở đây là khoảng cách giữa hai tán cây cùng lắm chỉ được chạm
nhau đối với cây thân gỗ và không được chạm nhau đối với cây bụi. Trồng dày phải là
những cây có tán lá giao nhau và gây cảm giác hàng cây như một mảng liên tục.
2.6.4 Rừng nhỏ
Rừng nhỏ là thành phần bố cục chủ yếu của cảnh quan công viên, chiếm diện

tích lớn. Đó là thành phần hình khối chủ yếu tạo không gian trống trong công viên.
Cây trong rừng nhỏ có thể một loài hay nhiều loài.
2.6.5 Cây leo
Cây leo là những loài chỉ đứng được khi dựa vào các yếu tố tạo cảnh khác như
dàn, mặt nhà, tường chắn… Do đó dây leo có tác dụng trang trí trực tiếp trên bề mặt
14


kiến trúc. Cũng do dây leo sinh trưởng và phát triển nhanh, diện tích đất trồng lại
chiếm ít nên chóng mang lại hiệu quả trang trí và cải thiện môi trường.
2.6.6 Cỏ
Cỏ là yếu tố không thể thiếu được trong bố cục cảnh quan đô thị. Cỏ được sử
dụng làm nền cho các khóm cây, cây độc lập, bồn hoa và các kiến trúc nhỏ. Ở đây cỏ
làm nhiệm vụ hoàn chỉnh bố cục và tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố tạo cảnh khác
nhau:
- Cỏ tăng sự thoáng đãng cho một diện tích, giúp phát triển chiều sâu của tầm
nhìn.
- Cỏ góp phần vào sự pha trộn màu sắc với một vài phần tử trong hoa viên khi
tương phản với những phần tử khác.
- Cỏ cung cấp bề mặt cho tất cả các trò chơi ngoài trời.
- Cỏ có tuổi thọ lâu dài trong các loài che phủ sống.
- Cỏ cung cấp một bề mặt mát, tiện cho việc đi dạo trên cỏ hay ngồi trên thảm
cỏ.
- Cỏ là nền cho cây xanh và hoa phản chiếu.
Trong phần lớn các hoa viên, sự mở rộng thảm cỏ cung cấp một cảm giác mở
rộng không gian, về bề rộng lẫn chiều sâu của tầm nhìn. Thảm cỏ giúp cung cấp một
cảm giác hài hòa của một hoa viên khi chúng ta đi bộ trong không gian của nó.
Kết cấu của một thảm cỏ thô hơn khi nhìn gần, mịn hơn khi nhìn xa, bổ sung sự
đa dạng cho tầm nhìn. Trong hoa viên, vai trò thẩm mỹ của một nền cỏ dù là do tự
nhiên hay nhân tạo, màu xanh của thảm cỏ hài hòa tốt với các màu khác trong hoa

viên, bổ sung sự sinh động. Một bề mặt cỏ thấp phẳng, hướng tầm mắt dễ dàng hơn
các phần tử khác của hoa viên, cải thiện các cây trồng khác thay vì làm phai mờ đi như
các cây che phủ khác
2.6.7 Hoa
Cây hoa được sử dụng để trang trí vì màu sắc của chúng gây ấn tượng đến nỗi
chúng phải được sử dụng thận trọng trong hoa viên. Có đặc trưng gây ấn tượng cũng
như có tính thời vụ do đó không được xem hoa là vật cố định trong hoa viên. Các viền
được thiết kế trồng bằng hoa thì rất tốt và rất đẹp. Hoa thực sự là thành phần quan
trọng bổ sung sự quyến rũ cho hoa viên, nhưng hoa cũng thường bị lạm dụng khi đặt
15


×