Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ MỨC ĐỘ BỊ HẠI TRÊN RỪNG TRỒNG KEO LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ MỨC ĐỘ BỊ HẠI TRÊN RỪNG
TRỒNG KEO LAI (Acacia hybrid), BỜI LỜI (Litsea glutianosa)
LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
DỊCH HẠI VÀ PHỤC HỒI RỪNG TẠI MỘT SỐ
KHU VỰC VEN TP. PLEIKU - GIA LAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN DƯƠNG VINH
Ngành:
LÂM NGHIỆP
Niên khóa:
2005-2009

Tháng 06/2009


ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN VÀ MỨC ĐỘ BỊ HẠI TRÊN RỪNG
TRỒNG KEO LAI (Acacia hybrid), BỜI LỜI (Litsea glutianosa)
LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
DỊCH HẠI VÀ PHỤC HỒI RỪNG TẠI MỘT SỐ
KHU VỰC VEN TP. PLEIKU - GIA LAI

Tác giả

NGUYỄN DƯƠNG VINH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng Kỹ sư ngành
Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Bình

Tháng 06 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính ghi nhớ ơn cha mẹ và những người thân đã nuôi dưỡng cho
con đến ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn các Thầy cô Khoa Lâm nghiệp – trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức và tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình. Người đã hết lòng giảng
dạy và tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực
tập để hoàn tất khóa luận này.
Bên cạnh đó, tôi cũng gởi lời cảm ơn đến tất cả các cán bộ ở Trung tâm Lâm
Nghiệp Nhiệt Đới Gia Lai.
Cuối cùng, chân thành cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài Khoa đã tận tình
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!

Gia lai, tháng 6 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Dương Vinh

ii



MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG...................................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................................vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ...........................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................ix
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................. 3
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội................................................................................ 3
2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình ................................................................................. 3
2.1.2 Khí tượng thuỷ văn......................................................................................................... 3
2.1.3 Đất đai .............................................................................................................................. 4
2.1.4 Tình hình dân sinh kinh tế ............................................................................................. 4
2.2 Giới thiệu vài nét sơ lược về khu vực nghiên cứu ......................................................... 5
2.3 Giới thiệu vài nét về cây keo lai và bời lời..................................................................... 5
2.3.1 Đặc điểm sinh học và sinh thái học của cây keo lai ................................................... 5
2.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của keo lai ............................................................ 6
2.3.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái học của bời lời .......................................................... 8
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 9
3.1. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................................... 9
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................................... 9
3.2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 9
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................................... 9
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 9
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 10

3.4.1. Điều tra thành phần bệnh hại chính trên keo lai và bời lời trong giai đoạn rừng
trồng ......................................................................................................................................... 10

iii


3.4.2. Phương pháp điều tra, đánh giá mức độ bị hại và biến động của một số bệnh hại
chính......................................................................................................................................... 11
3.4.3 Phương pháp điều tra đánh giá sơ bộ tình hình sinh trưởng của rừng keo lai và
bời lời năm 2009 tại khu vực nghiên cứu ........................................................................... 14
3.4.4 Phương pháp thu thập nuôi cấy, phân lập và định danh vật gây bệnh trong phòng
thí nghiệm ............................................................................................................................... 14
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 19
4.1. Tình hình thời tiết từ tháng 1 đến tháng 4/2009 tại khu vực nghiên cứu ................ 19
4.2 Khái quát tình hình sinh trưởng của rừng trồng keo lai và bời lời tại khu vực
nghiên cứu ............................................................................................................................... 20
4.2.1 Rừng keo lai trồng năm 2005 tại một số khu vực ven Tp. Pleiku .......................... 20
4.2.2 Rừng bời lời trồng 2002 .............................................................................................. 23
4.3 Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh trên rừng trồng keo lai và bời lời tại khu
vực nghiên cứu ....................................................................................................................... 24
4.3.1 Bệnh trên cây keo lai (Acacia hybrid)...................................................................... 26
4.3.1.1 Cháy đầu lá (Colletotrichum sp và Gloeosporium sp) ......................................... 26
4.3.1.2 Cháy quăn lá (Alternaria sp, Phomopsis sp) ......................................................... 27
4.1.2.3 Bệnh bồ hóng (Capnodium sp) ................................................................................ 29
4.1.2.4 Bệnh vàng lá – thối rễ ............................................................................................... 31
4.3.2 Bệnh trên cây bời lời .................................................................................................... 32
4.3.2.1 Bệnh thán thư (Colletotrichum sp và gloeosposioides ) ..................................... 32
4.3.2.2 Bệnh đốm nâu đen (Gloeosporium sp ) ................................................................. 34
4.3.2.3 Bệnh đốm vàng lá ..................................................................................................... 35
4.4. Đánh giá mức độ bị hại và tình hình diễn biến của một số loại bệnh hại chính trên

rừng trồng keo lai và bời lời tại khu vực nghiên cứu qua các tháng điều tra. ................ 37
4.4.1 Trên rừng trồng keo lai ................................................................................................ 37
4.4.1.1 Bệnh vàng lá – thối rễ ............................................................................................... 37
4.4.1.2 Bệnh cháy đầu lá (Collectotrichum sp và Gloeosporium sp) trên cây keo lai .. 38
4.4.1.3 Bệnh cháy quăn lá (Aternaria sp, Phomopsis sp) ................................................. 39
4.4.2 Rừng trồng bời lời ........................................................................................................ 41
iv


4.4.2.1 Biến động của bệnh thán thư trên cây bời lời ở giai đoạn rừng trồng tại khu
vực nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009 ............................................................. 41
4.4.2.2 Bệnh đốm nâu đen (Gloeosporium sp ) .................................................................. 42
4.5 Khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ bệnh hại chính trên cây bời lời bằng một số loại
thuốc hoá học .......................................................................................................................... 44
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 48
5.1 Kết luận ............................................................................................................................. 48
5.2 Đề nghị .............................................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 50
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 51

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.Phân loại thực vật của keo lai..........................................................................6
Bảng 2.2 Phân loại thực vật của bời lời ..........................................................................8
Bảng 4.1: Các yếu tố khí tượng thuỷ văn tại khu vực Tp.Pleiku..................................19
Bảng 4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng của keo lai trồng năm 2005 tại điểm 1...................21
Bảng 4.3 Các chỉ tiêu sinh trưởng của keo lai trồng năm 2005 tại điểm 2...................21

Bảng 4.4 Các chỉ tiêu sinh trưởng của keo lai trồng năm 2005 tại điểm 3...................22
Bảng 4.5 Các chỉ tiêu sinh trưởng của bời lời trồng năm 2002 tại khu vực nghiên cứu
.......................................................................................................................................23
Bảng 4.6 Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại trên hai loài cây keo lai và bơi lời
tại khu vực nghiên cứu ..................................................................................................25
Bảng 4.7 Biến động về tỉ lệ bệnh P% và chỉ số bệnh R% của bệnh vàng lá – thối rễ
trên cây keo lai tuổi 4 qua các tháng điều tra ................................................................37
Bảng 4.8 Biến động về tỉ lệ bệnh P% và chỉ số bệnh R% của bệnh cháy đầu lá trên cây
keo lai qua các tháng điều tra ........................................................................................38
Bảng 4.9 Biến động về tỉ lệ bệnh P% và chỉ số bệnh R% của bệnh cháy quăn lá trên
cây keo lai qua 4 các tháng điều tra...............................................................................39
Bảng 4.10 Biến động về tỉ lệ bệnh P% và chỉ số bệnh R% của bệnh thán thư trên cây
bời lời trồng năm 2002 qua các tháng điều tra ..............................................................41
Bảng 4.11 Mức độ bị hại và biến động của bệnh đốm nâu đen trên lá bời lời qua các
tháng điều tra. ................................................................................................................43
Bảng 4.12 Hiệu lực của các loại thuốc hoá học đối với tỉ lệ bệnh P% ở bệnh thán thư
trên cây bời lời tháng 4/2009........................................................................................45
Bảng 4.13 Hiệu lực của các loại thuốc hoá học đối với tỉ lệ bệnh R% ở bệnh thán thư
trên cây bời lời tháng 4/2009........................................................................................46
Bảng 4.14 Hiệu quả kỹ thuật của thí nghiệm phòng trừ bệnh thán thư trên cây bời lời
bằng một số thuốc hoá học ............................................................................................47

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Rừng keo lai tại khu vực nghiên cứu..............................................................7
Hình 2.2: Rừng bời lời tại khu vực nghiên cứu..............................................................8
Hình 3.1 Sơ đồ mô tả phương pháp 5 điểm chọn cây tiêu chuẩn .................................12

Hình 4.1 Rừng keo lai bị bệnh tại khu vực nghiên cứu ................................................20
Hình 4.2 Rừng bời lời trồng năm 2002 khu vực nghiên cứu........................................24
Hình 4.3 Triệu chứng cháy đầu lá keo lai trồng năm 2005 tại khu vực .......................26
Hình 4.4 Triệu chứng bệnh cháy quăn lá keo lai tại khu vực nghiên cứu ....................28
Hình 4.5 Triệu chứng bệnh bồ hóng trên cây keo lai trồng 2005 tại Pleiku.................29
Hình 4.6 Bào tử nấm Cladosporium sp. gây ra bệnh bồ hóng trên cây keo lai ............30
Hình 4.7 Triệu chứng bệnh vàng lá – thối rễ trên cây keo lai tại khu vực ...................31
Hình 4.8 Triệu chứng bệnh thán thư trên cây bời lời tại khu vực nghiên cứu.............33
Hình 4.9 Bào tử nấm gây nên bệnh thán thư trên cây bời lời......................................34
Hình 4.10 Triệu chứng bệnh đốm nâu đen trên lá bời lời tại khu vực nghiên cứu.......35
Hình 4.11 Triệu chứng bệnh đốm vàng trên cây bời lời tại khu vực nghiên cứu.........36

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và tỉ lệ bệnh, chỉ số bệnh của..........................37
bệnh vàng lá - thối rễ trên cây keo lai ...........................................................................37
Biểu đồ 4.2 Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và tỉ lệ bệnh, chỉ số bệnh ................................38
của bệnh cháy đầu lá trên cây keo lai ............................................................................38
Biểu đồ 4.3 Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và tỉ lệ bệnh, chỉ số bệnh ................................39
của bệnh cháy quăn lá trên cây keo lai ..........................................................................39
Biểu đồ 4.4 Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và tỉ lệ bệnh, chỉ số bệnh ................................42
của bệnh thán thư trên cây bời lời .................................................................................42
Biểu đồ 4.5 Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và tỉ lệ bệnh, chỉ số bệnh ................................43
của bệnh đốm nâu đen trên cây bời lời tại khu vực nghiên cứu....................................43

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IPM (Intergrated Pest Management) : Quản lý dịch hại tổng hợp
PGA

: Potatose –Glucose –Agar

BVTV

: Bảo vệ thực vật

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

D1,3

: Đường kính cây tại vị trí 1,3 m từ gốc lên

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là “vệ sĩ của giới tự nhiên” và trụ cột đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
Rừng cân bằng lượng oxi và cacbonic trong không khí, giảm nhẹ các chất thải, khí
độc, làm sạch môi trường.
Dưới áp lực gia tăng dân số, nạn chặt phá rừng bừa bãi và điều kiện khí hậu
ngày càng khắc nghiệt đã làm cho diện tích rừng của nước ta hiện nay giảm mạnh so
với những năm trước đây, mật độ che phủ thấp. Bên cạnh đó, nhu cầu của con người

về các sản phẩm từ gỗ ngày càng gia tăng như: các mặt hàng trang trí nội thất, xây
dựng bằng gỗ, đặc biệt là nhu cầu nguyên liệu giấy. Trong khi đó rừng là tài nguyên có
hạn nên việc khai thác và sử dụng cần đi đôi với tái tạo lại rừng. Chính vì vậy để tăng
diện tích rừng đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội chính phủ cùng các ban ngành
có liên quan đã nhanh chóng thúc đẩy công tác tái tạo rừng, phủ xanh đất trống đồi núi
trọc. Gia Lai là một trong các tỉnh đang tiến hành thực hiện công tác này một cách tích
cực.
Hiện nay tại một số khu vực ven thành phố Pleiku có diện tích rừng trồng cây
keo lai và bời lời khá lớn, trong đó keo lai được coi là cây tiên phong trong công tác
phủ xanh đất trống đồi núi trọc, còn bời lời là cây bản địa rất thân thuộc với người dân
nơi đây. Tuy nhiên, hai loài cây này trong giai đoạn rừng trồng đều bị sâu bệnh phá
hoại rất mạnh, đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta cộng với sự biến
động khá mạnh của thời tiết trong những năm gần đây là điều kiện thuận lợi cho sâu
bệnh hại phát triển và lây lan một cách nhanh chóng. Việc điều tra thành phần bệnh
hại, xác định chính xác các tác nhân gây bệnh làm cơ sở cho việc đề xuất các biện
pháp phòng chống nhằm khôi phục nhanh chóng các diện tích rừng bị bệnh. Đồng thời
qua đó có cơ sở lựa chọn loài cây trồng phù hợp tốt với điều kiện khí hậu, đất đai ở
Gia Lai.

1


Vì vậy đề tài “Điều tra thành phần bệnh hại chính trên rừng

trồng

keo

lai


(Acacia hybrid) và bời lời (Litsea glutianosa) trong tại khu vực ven thành phố Pleiku
tỉnh Gia Lai” đã được thực hiện.
* Ý nghĩa và mục tiêu của đề tài
¾ Ý nghĩa của đề tài
Về lý luận, đề tài góp phần thêm một số tư liệu để biết rõ hơn thành phần bệnh
hại chính, xác định chính xác tác nhân gây hại chủ yếu và một số nhân tố sinh thái ảnh
hưởng đến sự phát triển của bệnh hại tại khu vực nghiên cứu.
Về thực tiễn, bước đầu đề tài cung cấp những thông tin cơ bản, làm cơ sở cho
việc đề xuất các biện pháp quản lý dịch hại để phục hồi rừng. Góp phần phát triển,
kinh doanh hai loại rừng trồng keo lai và bời lời tại khu vực, thực hiện tốt khả năng
phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo đất và tăng hiệu quả kinh tế cho người dân địa
phương trong vùng và các vùng lân cận.
¾ Mục tiêu của đề tài
Làm rõ đặc điểm xâm nhiễm và mức độ bị hại của cây cũng như tình hình diễn
biến của một số bệnh hại chính do nấm gây ra trên hai loài cây keo lai và bời lời trong
giai đoạn rừng trồng, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh và chọn
loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái tại khu vực này ngày càng có hiệu quả
hơn.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội
2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
Tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích 1549571 ha, trong đó
đất lâm nghiệp: 826867 ha chiếm 53,4% diện tích đất tự nhiên; đất có rừng là:
742672 ha, độ che phủ 47,9%. Gia Lai nằm trong toạ độ địa lý:
+ Điểm cực bắc: 14037’B (xã Sơn-Iakbang)

+ Điểm cực nam: 13001’B (xã Krông Năng-Krôngpa)
+ Điểm cực tây: 107027’Đ (xã IaDom-Đức Cơ)
+ Điểm cực đông: 108055’Đ (Iarsai-Krôngpa)
Gia Lai là tỉnh cao nguyên miền núi, có độ cao trung bình từ 800 – 900 m. Đỉnh
cao nhất là đỉnh núi Konkakinh (1748 m), nơi thấp nhất là hạ lưu sông Ba (100 m) địa
hình có xu hướng tấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng từ Đông sang Tây, được chia
thành ba dạng địa hình chính: đồi núi, cao nguyên và thung lũng.
2.1.2 Khí tượng thuỷ văn
Gia Lai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, phân làm hai mùa rõ
rệt: mùa khô và mùa mưa.
- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân chiếm
80 – 90% tổng lượng mưa cả năm.
- Mùa khô: bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa này hầu như
không có mưa hoặc rất ít mưa. Do đặc điểm địa hình cao nên tỉnh Gia Lại có mùa khô
kéo dài.
¾ Nhiệt độ: tỉnh có độ cao địa hình đa dạng nên nhiệt độ cũng giảm dần theo độ
cao. Tổng lượng tích ôn 8000 – 90000C, nhiệt độ trung bình từ 21 – 230C, nhiệt độ tối
cao 40,80C, nhiệt độ tối thấp 5,60C, biên độ nhiệt giữa hai mùa: 5 – 60C, giữa ngày và
đêm: 13 – 150C.

3


¾ Lượng mưa: tổng lượng mưa trung bình năm đạt 2100 – 2200 mm, nơi có
lượng mưa cao nhất là Pleiku (2917 mm đo vào năm 1996), thấp nhất là Ayunpa
(<1327 mm). Tháng có mưa tập trung là tháng 7, 8, 9 số ngày mưa trên
100 ngày (Pleiku 156 ngày mưa).
¾ Chế độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình năm là 80 – 94%, tối cao 92%
(tháng 7 - tháng 8), tối thấp 62% (tháng1 - tháng 2).
¾ Ánh sáng: tổng số giờ nắng 2000giờ (trong 6 tháng mùa khô), số giờ nắng

đạt: 200giờ/tháng, tháng nắng nhiều nhất đạt: 250 giờ/tháng (tháng 3 - tháng 4).
¾ Gió: hướng gió thịnh hành là Đông Bắc (vào mùa khô), Tây Nam (vào mùa
mưa), vận tốc trung bình là 3 - 3,5 m/s, đạt cực đại có thể là 20 m/s.
2.1.3 Đất đai
- Tài nguyên đất: trên địa bàn tỉnh gồm 7 nhóm đất với 25 loại đất khác nhau,
trong đó:
+ Đất phù sa: 46430 ha chiếm 3% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất xám: 364806 ha chiếm 23,55% diện tích đất tự nhiên.
+ Nhóm đất đen trên sản phẩm của đá bazan: 27870 ha chiếm 1,8% diện
tích đất tự nhiên.
+ Đất đỏ vàng: 781765 ha chiếm 50,44% diện tích đất tự nhiên.
+ Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi: 175582 ha chiếm 11,3% diện tích đất
tự nhiên.
+ Đất thung lũng dốc tụ: 14140 ha chiếm 0,91% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất xói mòn trơ sỏi đá: 113423 ha chiếm 7,32% diện tích đất tự nhiên.
2.1.4 Tình hình dân sinh kinh tế
Trên địa bàn tỉnh có 35 dân tộc sinh sống, dân tộc kinh chiếm 51,64%, dân tộc
ít người chiếm 48,36% số đông là dân tộc Giarai, Bana, theo thống kê của dự án
“Qui hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Gia Lai”.

4


2.2 Giới thiệu vài nét sơ lược về khu vực nghiên cứu
Thành phố Pleiku là đô thị phía Bắc tây Nguyên, có diện tích tự nhiên
26166,36 ha nằm trên độ cao trung bình từ 300 m – 500 m là ngã ba quốc lộ 14 và
quốc lộ 19. Pleiku là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của tỉnh Gia Lai.
Dân số 236982 người (tháng 5/2008) bao gồm 28 dân tộc đang sinh sống, trong
đó người Kinh chiếm đa số (87,5%) còn lại là các dân tộc khác, chủ yếu là dân tộc
Ba na và Gia rai (12,5%). Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh, đến năm 2004 đạt

1,14% kết quả này đã góp phần tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết
việc làm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 14,65% (giai đoạn
1999 - 2004), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành
công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng trong cơ cấu chung của GDP. Thu nhập bình
quân đầu người đạt 662 USD/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 550 hộ chiếm
1,45% (cuối năm 2003 là 1,78%), theo qui định của Bộ lao động thương binh và xã hội
với tiêu chí đạt được như trên thì địa bàn thành phố cơ bản thoát nghèo.
Pleiku có ưu thế về thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi cho việc phát triển các loài
cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cà phê, các loài cây lâm sản đa dạng khác. Đây là
nơi có tiềm năng du lịch từ các công trình thuỷ điện, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch
sử.
Ưu thế về đất đai rộng, chưa được khai thác nhiều có khả năng thu hút đầu tư
nhanh khi có chính sách phù hợp.
2.3 Giới thiệu vài nét về cây keo lai và bời lời
2.3.1 Đặc điểm sinh học và sinh thái học của cây keo lai
Trên thế giới keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng
(Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia auriculiformis) được Messrs Herburn và
Shim phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 ở Sook Telupid thuộc bang Sabad của
Malaysia. Cùng nhận định này, Tham cũng coi đó là giống lai (1976).
Đến tháng 7 năm 1978, sau khi xem xét các mẫu tại phòng thí nghiệm ở
Queensland – Úc được gửi đến từ tháng 1 năm 1988 Pedglay đã xác nhận đó là giống
lai tự nhiên giữa keo lá tràm và keo tai tượng, ngoài ra keo lai còn được tìm thấy ở
vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull 1986, Gun et al 198,
5


Griffin 1988), ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds 1987) và Ulu Kukut (Darus và
rasip 989) của Malaysia. Ở Thái Lan (Kijkar 1992), từ năm 1992 ở Indonesia đã bắt
đầu có thí nghiệm trồng cây keo lai từ nuôi cấy mô. Song keo lai tự nhiên còn được

tìm thấy trong vườn ươm keo tai tượng (lấy giống từ Malaysia) của trạm nghiên cứu
Jonpu của viện nghiên cứu Lâm Nghiệp Đài Loan và khu trồng keo tai tượng Quảng
Châu.
Ở Việt Nam, keo lai được Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa
Học Lâm Nghiệp Việt Nam) phát hiện tại các vùng như: Ba Vì (Hà Tây), vùng Đông
Nam Bộ, Tân Tạo (Tp. HCM) và rải rác ở một số nơi khác như: Trảng Bom, Sông
Mây, Trị An, Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng. Tây Nguyên: Pleiku, Gia Lai, Hoà Bình, Phú Thọ,
Tuyên Quang… ở Việt Nam cũng có những bước đầu nghiên cứu về keo lai của Lê
Đình Khả, Nguyễn Đình Khải, Phạm Văn Tuân (1993), Lê Quang Phúc (1995)…
2.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của keo lai
a. Đặc điểm sinh học
Bảng 2.1.Phân loại thực vật của keo lai
Tên gọi

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Loài

Keo lai

Acacia hybrid

Chi

Keo lá tràm

Acacia


Họ phụ

Họ Trinh nữ

Mimosoideae

Bộ

Đậu

Fabales

Phân lớp

Hoa hồng

Rosideae

Lớp

Ngọc lan

Magnoliopsida

b. Phân bố
Keo lai do lai tạo từ keo lá tràm (Acacia auriculifomis) và keo tai tượng
(Acacia mangium), nên được thừa hưởng những tính tốt của bố mẹ, có phạm vi phân
bố rộng, ưa sáng, mọc nhanh, chịu được điều kiện khắc nghiệt, đặc biệt có thể làm cây
tiên phong dùng trồng ở đồi núi trọc. Vùng sinh thái thích hợp cho sự phát triển của

keo lai là ở độ cao bình quân là 600 m, với cấp đất trung bình, nhiệt độ bình quân:
26 – 320c.
6


Ở vùng sinh thái trên nói chung là ẩm, đây cũng là nơi tồn tại và phát triển tốt
của hai loài keo lá tràm và keo tai tượng. Ở Indonexia, Australia có trồng nhiều keo
lai, ở Việt Nam keo lai thích hợp cho cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.
c. Hình thái
Keo lai được xếp vào loài cây mọc nhanh (tăng trưởng 1 m về chiều cao và 1
cm về đường kính/năm), là loài cây ưa sáng. Dưới đây là một số hình thái của keo lai:
- Thân cây: Thẳng, phân cành cao, tỉa cành tự nhiên tốt, vỏ thân màu xám xanh.
Tuy nhiên ở keo lai, thân cành chịu lực kém, giòn dễ gãy ngang thân khi gặp gió
mạnh, nhất là trong giai đoạn 2- 3 tuổi.
- Vỏ: Tương đối mỏng, màu xám xanh, nứt nhẹ hơi giống với keo lá tràm.
- Lá: Có hình dáng và kích thước trung gian giữa hai loài bố và mẹ, lá lớn hơn
keo lá tràm và nhỏ hơn keo tai tượng.
- Hoa: Keo lai có màu trắng bạc.
- Quả: Keo lai có hình bầu dục, quả già có màu nâu nhạt.
Những nghiên cứu gần đây tại Trung Tâm Nghiên Cứu Giống Cây Rừng (Viện nghiên
cứu Lâm nghiệp Việt Nam, 1999) cho thấy keo lai có số lượng nốt sần nhiều gấp 2 – 4
lần so với hai loài bố và mẹ, điều này cho thấy tác dụng của keo lai trong giai đoạn
hiện nay là rất tốt.

Hình 2.1: Rừng keo lai tại khu vực nghiên cứu
7


2.3.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái học của bời lời
Cây trung bình hoặc lớn,vỏ màu tro xám chứa nhiều dịch nhầy, nhớt có mùi

thơm hăng như mùi lá trầu không.
Lá hình trái xoan hay hình trứng, dài từ 8 – 12 cm, rộng từ 4 – 6 cm, vò lá có
mùi dầu hôi. Hoa tự tán hay tán kép
Quả hình cầu, đường kính cỡ 0,5 – 0,7 cm có đế bao hoa hình chén tồn tại ở
quả. Phân bố rộng gặp ven các rừng thứ sinh ở nước ta.
Gỗ màu vàng, lõi hơi vàng xanh cứng dai. Dùng để đóng đồ dùng hay làm nhà.
Vỏ làm bột để sản xuất nhang.
Bảng 2.2 Phân loại thực vật của bời lời
Tên gọi

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Loài

Bời lời nhớt

Glutianosa C.B. Roxb

Chi

Bời lời

Litsea

Họ

Re


Lauraceae

Bộ

Re

Laurales

Phân lớp

Ngọc lan

Magnoliidae

Lớp

Ngọc lan

Mgnoliopsida

Hình 2.2: Rừng bời lời tại khu vực nghiên cứu
8


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm dùng để nuôi cấy, phân lập như: đĩa petri,
buồng cấy, kính hiển vi, nồi hấp môi trường, tủ sấy dụng cụ và các loại hoá chất khác
để tạo ra môi trường nuôi cấy.

Các dụng cụ ngoài thực địa như: Bút, kéo, bịch nylon, thước dây, túi nhựa, dao
để thu thập mẫu bệnh, phiếu điều tra theo dõi bệnh.
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm và đối tượng nghiên cứu
* Địa điểm: Đề tài đã được thực hiện tại một số diện tích rừng trồng keo lai và
bời lời cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 10 km.
* Đối tượng nghiên cứu: Một số loại nấm gây bệnh trên cây keo lai và bời lời
trong giai đoạn rừng trồng tại khu vực nghiên cứu.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài đã được thực hiện từ đầu tháng 1/2009 và kết thúc vào cuối
tháng 4/2009.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết một số nội dung
chính sau:
1. Khái quát tình hình sinh trưởng của rừng trồng keo lai và bời lời tại khu vực
nghiên cứu, thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng như: D1,3, Hbq, Hvn, chất lượng
rừng…
2. Điều tra thành phần và mức độ phổ biến của bệnh trên hai loại rừng trồng
keo lai và bời lời.
3. Đánh giá mức độ bị hai và biến động của một số bệnh hại chính trên rừng
trồng keo lai và rừng trồng bời lời từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009.
9


4. Đề xuất một số biện pháp kiểm soát, quản lý dịch hại và phục hồi rừng trồng
tại khu vực nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Mỗi một dạng rừng lấy 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích 500 m2 (20 x 25). Ô
tiêu chuẩn đảm bảo đại diện cho khu vực điều tra bệnh hại như địa hình, độ cao và các
đặc điểm của lâm phần như loài cây, tuổi cây, mật độ cây trồng, độ tàn che…

Quan sát chung tổng diện tích các ô tiêu chuẩn thường biến động từ 0,2 – 1%
tổng diện tích điều tra. Ô tiêu chuẩn được bố trí dựa vào cấp tuổi, địa hình (chân, sườn,
đỉnh, hướng phơi) và các đặc điểm khác. Chỉ tiêu quan trọng nhất dùng để chọn lựa vị
trí ô tiêu chuẩn là tuổi cây sau đó đến vị trí địa hình (chân, sườn, đỉnh) được xác định
theo độ cao tương đối.
Các phương pháp điều tra bệnh trong ô tiêu chuẩn đều dự trên nguyên tắc rút
mẫu điều tra để ước lượng giá trị trung bình của tổng thể tại khu vực điều tra. Các mẫu
điều tra thường được gọi là cây tiêu chuẩn, cành tiêu chuẩn, lá tiêu chuẩn.
Số lượng mẫu điều tra thường phụ thuộc vào sự biến động của giá trị trung bình
cần ước lượng, đảm bảo độ tin cậy cần thống kê để giảm chi phí cho công tác thu thập
số liệu .
Các nội dung điều tra trong ô tiêu chuẩn bao gồm:
- Điều tra thành phần bệnh hại chính và mức độ phổ biến của bệnh.
- Điều tra đánh giá mức độ bị hại và tình hình diễn biến của một số bệnh hại
chính.
- Khái quát tình hình sinh trưởng của rừng dưới ảnh hưởng của bệnh hại.
3.4.1. Điều tra thành phần bệnh hại chính trên keo lai và bời lời trong giai đoạn
rừng trồng
Theo phương pháp của TS. Đặng Thị Vũ Thanh và GS.TS. Hà Minh Trung ở
Viện BVTV ( 1997). Đến điểm điều tra chúng tôi đi xuyên qua lô theo hai đường chéo,
lấy 5 điểm (bốn điểm ở 4 góc của lô, điểm thứ 5 là giao điểm 2 đường chéo) quan sát
chung toàn bộ cây để phát hiện, mô tả triệu chứng bệnh và đánh giá mức độ phổ biến
bệnh bằng cách tính tỷ lệ cây bệnh và lấy mẫu.

10


- Định kỳ điều tra: 2 lần/ tháng.
+ Chỉ tiêu theo dõi: để tính tỉ lệ bị bệnh ta tiến hành xác định cây bị bệnh
hay không bị bệnh để tính tỉ lệ bị bệnh (P%) theo công thức:

p,% =

n
× 100
N

Trong đó:
n

là cây bị bệnh

N

là tổng số cây điều tra

- Đánh giá mức độ phổ biến bệnh hại như sau:
(-)

: Không xuất hiện cây bệnh trên lô điều tra.

(+)

: Ít phổ biến: xuất hiện cây bệnh <10% cây điều tra.

(++)

: Trung bình: xuất hiện cây bệnh 10-15% cây điều tra.

(+++)


: Phổ biến: xuất hiện cây bệnh 25-50% cây điều tra.

(++++)

: Rất phổ biến: >50% cây điều tra.

Thu thập đầy đủ mẫu bệnh xuất hiện trên cây bệnh, sau đó đem về nuôi cấy
giám định mẫu theo các tài liệu phân loại nấm bệnh của một số tác giả.
3.4.2. Phương pháp điều tra, đánh giá mức độ bị hại và biến động của một số
bệnh hại chính
Phương pháp 5 điểm: Đầu tiên chọn một vị trí trung tâm của ô tiêu chuẩn rồi
đánh dấu 2 – 6 cây gần đó. Từ điểm này chọn 4 điểm khác cách điểm trung tâm
10 – 20 m về các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Tại mỗi điểm này tiếp tục chọn
2 – 6 cây. Như vậy sẽ có 10 – 30 cây tiêu chuẩn trong ô tiêu chuẩn.

11


10 – 20 m
10 – 20 m

10 – 20 m
10 – 20 m
Ghi chú

: Cây tiêu chuẩn

Hình 3.1 Sơ đồ mô tả phương pháp 5 điểm chọn cây tiêu chuẩn
Trên 30 cây tiêu chuẩn tiến hành đo đếm trực tiếp trên cả cây tiêu chuẩn, điều
tra phân cấp từ 5 – 6 lá trên mỗi cành. Trên mỗi cành điều tra lấy 2 lá ở gốc cành, 2 lá

ở giữa cành, 1 hoặc 2 lá ở ngọn cành để điều tra. Để ước lượng mức độ bị hại của
những lá điều tra dùng giấy kẻ ly để đo các vết lá bị hại, vết bệnh của từng loại bệnh
và tổng diện tích của từng lá. Sau đó căn cứ vào tỉ lệ diện tích lá bị hại so với tổng diện
tích lá rồi phân cấp hại cho các lá theo thang phân loại 5 cấp bệnh của Cục BVTV
(1986)
Cấp 0

: Không bị bệnh

Cấp 1

: Từ 1 – 25% diện tích lá bị bệnh

Cấp 2

: Từ 26 – 50% diện tích lá bị bệnh

Cấp 3

: Từ 50 – 75% diện tích lá bị bệnh

Cấp 4

: >75% diện tích lá bị bệnh
12


Mức độ bị hại được đánh giá dựa theo chỉ số bệnh R% theo công thức sau:
R% =
cụ thể là: R% =


∑ nv x100 ,
NV

∑ [(n v ) + (n v
1 1

2 2

) + ..... + (nn v n )]

NV

x100

trong đó:
R%

là chỉ số bệnh

n1, n2,…nn

là số lá bị bệnh ở mỗi cấp 1, 2, …n

v1, v2,…vn

là số cấp bệnh ở mỗi cấp 1, 2,….n

V


là cấp bệnh cao nhất.

N

là tổng số lá điều tra.

Sau đó tính chỉ số bệnh trung bình cho từng loại bệnh cho toàn ô tiêu chuẩn hay
cho toàn lâm phần theo phương pháp bình quân cộng.
- Điều tra bệnh hại thân, cành cũng được tiến hành trên các cây và cành dùng để
điều tra bệnh hại lá.
Trước hết trên những cành của cây điều tra dựa vào các dấu vết hoặc triệu
chứng để tính tổng số cành, tổng số ngọn bị hại so với tổng số cành trên cây điều tra và
tổng số ngọn trên cành điều tra. Đối với bệnh hại thân thì tính tổng số cây bị hại so với
tổng số cây điều tra. Tính tỉ lệ % thân, cành, ngọn bị hại so với tổng số cây, cành, ngọn
điều tra. Ngoài ra còn có thể tính được tỉ lệ có bệnh của từng loại bệnh hại trong ô tiêu
chuẩn.
Để đánh giá mức độ hai dựa vào chỉ số bệnh R%
Nếu:
R từ 0 – 10%

: Cây khoẻ

R từ 11 – 20%

: Cây bệnh nhẹ

R từ 21 – 30%

: Cây bị bệnh vừa


R từ 31 – 50%

:Cây bị bệnh nặng

R >50%

: Cây bị bệnh rất nặng

13


3.4.3 Phương pháp điều tra đánh giá sơ bộ tình hình sinh trưởng của rừng keo lai và bời
lời năm 2009 tại khu vực nghiên cứu

Trong ô tiêu chuẩn cố định tiến hành đo đếm một số chỉ tiêu sinh trưởng cơ
bản của rừng như : D1,3, Hvn, chất lượng rừng…
- Đo D1,3 bằng thước dây với độ chính xác 0,5 cm.
- Đo Hvn bằng sào có chiều dài 3 m, trên sào có vạch chia từng m, sau đó ước
lượng phần còn lại sao cho sai số cho phép < 0,5 m.
- Chất lượng rừng được chia theo 3 cấp: Tốt, trung bình, xấu.
+ A cây tốt: Là cây khoẻ mạnh, thân thẳng, tán tròn đều.
+ B cây trung bình: Là cây sinh trưởng bình thường, không sâu bệnh nhưng
xấu hơn cây tốt về sinh trưởng và phát triển.
+ C cây xấu: Là những cây sâu bệnh, không phát triển, còi cọc, cong queo.
* Một số công thức tính toán các chỉ tiêu cơ bản
- Tính trữ lượng trong ô tiêu chuẩn:

M = ∑ (G × H × F )

G=


- Tính tiết diện ngang:

π

∑ (di
4

2

× 10 −4

)

Trong đó:
G

là tiết diện ngang thân cây

Di

là đường kính d1,3 trong từng ô tiêu chuẩn

F

là hình số ngang ngực (f = 0,53).

3.4.4 Phương pháp thu thập nuôi cấy, phân lập và định danh vật gây bệnh trong
phòng thí nghiệm
* Phương pháp thu thập mẫu bệnh

- Nguồn bệnh: Mẫu bệnh được lấy từ các ô điều tra sau đó tiến hành nuôi cấy
phân lập và định danh tác nhân gây bệnh.
- Cách lấy mẫu: Lấy mẫu từ các cây điều tra, tiến hành chọn những mẫu bệnh
có triệu chứng từ khi mới xuất hiện cho đến khi bệnh có triệu chứng điển hình nhưng
không quá già để tránh những nấm cộng sinh hay hoại sinh, khó cho việc xác định tác
nhân gây bệnh chính. Lấy những mẫu bệnh có những triệu chứng khác nhau, bộ phận
trực tiếp lấy là lá cây. Đầu tiên dùng kéo cắt những lá có triệu chứng bệnh. Sau đó, gói
vào giấy báo cho vào bịch nylon, để nơi thoáng mát. Trong túi đựng mẫu có ghi đầy
14


đủ tên người lấy mẫu, ngày lấy mẫu, địa điểm lấy mẫu và tên loài cây lấy mẫu. Đánh
số thứ tự của hàng, ô điều tra trong lô, nơi lấy mẫu, mô tả đặc điểm của triệu chứng
bệnh, các triệu chứng khác nhau được bỏ vào túi riêng biệt.
* Nuôi cấy và phân lập mẫu bệnh
Nấm được nuôi cấy trong môi trường PGA, tách đơn bào tử và được định danh
theo Buriess LW ( 1994).
Mẫu thu thập về để nơi thoáng mát và nuôi cấy ngay. Nếu không kịp nuôi cấy
thì phải được bảo quản trong tủ lạnh nhưng không quá 48 giờ. Quá trình nuôi cấy
trong phòng thí nghiệm gồm các bước sau:
- Chuẩn bị môi trường nuôi cấy
Có nhiều môi trường khác nhau để nuôi cấy phân lập, ở đây chúng tôi chọn môi
trường PGA.
Môi trường PGA gồm (Potatose – Glucose – Agar) theo tỉ lệ sau:
Khoai tây :

200gr

Glucose


:

20gr

Agar

:

15gr

Nước cất :

1lít

Đây môi trường giàu tinh bột rất thích hợp cho sự hình thành và phát triển của
nhiều loại bào tử nấm khác nhau.
- Cách nấu môi trường PGA
Đầu tiên, đem đĩa petri, giấy thấm được sấy khử trùng ở nhiệt độ to=180oC
trong 20 phút, phạm vi làm việc tẩy trùng bằng cồn 90oC.
Lấy 200 gr khoai tây gọt vỏ và rửa sạch, sau đo cắt thành từng lát mỏng khoảng
5 mm2 cho vào nồi nấu chứa 1 lít nước cất đun sôi cho đến khi nát ta nhắc xuống và
tiến hành lọc bằng giấy thấm, cho glucose 20 gr vào dung dịch khoai tây sau khi lọc
rồi đun nhẹ dùng đũa khuấy cho glucose tan hết, dung dịch khoai tây sau khi lọc không
đủ 1 lít, do đó ta nên hoà tan agar vào nước cất trước sao cho dung dịch agar đổ vào
dung dịch khoai tây đủ 1 lít môi trường PGA và cho sôi trở lại khoảng vài phút, nhắc
xuống, đổ môi trường ra bình tam giác đem hấp khử trùng ở to=121oC dưới áp suất
P=1.5 atm trong 20 phút. Môi trường sau khi hấp xong lắc đều đổ ra đĩa petri, lắc cho
môi trường phân tán đều, sau đó, để yên trên mặt phẳng.
15



×